Thông tư 43/2018/TT-BGTVT Quy định về vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc của Việt Nam
43/2018/TT-BGTVT
Thông tư
Còn hiệu lực
01-08-2018
01-10-2018
Bộ Giao thông vận tải Số: 43/2018/TT-BGTVT |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 01 tháng 08 năm 2018 |
Thông tư
QUY ĐỊNH VỀ VÙNG HOA TIÊU HÀNG HẢI BẮT BUỘC CỦA VIỆT NAM
Căn
cứ Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 25 tháng 11 năm 2015;
Căn
cứ Nghị định số 12/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Căn
cứ Nghị định số 70/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ về điều
kiện cung cấp dịch vụ bảo đảm an toàn hàng hải;
Căn
cứ Nghị định số 58/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định
chi tiết một số điều của Bộ luật Hàng hải Việt Nam;
Theo
đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế và Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam;
Bộ
trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư quy định về vùng hoa tiêu hàng
hải bắt buộc của Việt Nam.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định về vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc của Việt Nam.
Thông tư này áp dụng đối với:
1. Chủ tàu hoặc người khai thác tàu, người quản lý, thuyền trưởng của tàu thuyền hoạt động trong vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc của Việt Nam.
2. Tổ chức hoa tiêu hàng hải và hoa tiêu hàng hải.
3. Cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc của Việt Nam.
1. Vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc được xây dựng trên cơ sở phạm vi hoạt động, năng lực hoạt động của tổ chức hoa tiêu hàng hải, đặc thù vùng nước cảng biển trong đó có vùng đón trả hoa tiêu, mật độ tàu thuyền, điều kiện khí tượng thủy văn trong vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc nhằm bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường.
2. Một vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc bao gồm một hoặc nhiều tuyến dẫn tàu.
3. Việc công bố tuyến dẫn tàu, tổ chức giao vùng hoạt động hoa tiêu hàng hải bắt buộc hoặc tuyến dẫn tàu cho tổ chức hoa tiêu hàng hải bảo đảm ổn định, an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường, không xáo trộn các tuyến dẫn tàu hiện có đã giao cho các tổ chức hoa tiêu hàng hải.
1. Vùng 1: Vùng hoa tiêu hoa hàng hải bắt buộc từ tỉnh Quảng Ninh đến tỉnh Nam Định:
Từ các vùng đón trả hoa tiêu đến cầu cảng, bến phao, bến cảng, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu tránh bão, nhà máy đóng - sửa chữa tàu biển trong vùng nước cảng biển thuộc địa phận các tỉnh Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Định và thành phố Hải Phòng.
2. Vùng 2: Vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc từ tỉnh Thanh Hóa đến tỉnh Quảng Trị:
Từ các vùng đón trả hoa tiêu đến cầu cảng, bến phao, bến cảng, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu tránh bão, nhà máy đóng - sửa chữa tàu biển trong vùng nước cảng biển thuộc địa phận các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình và Quảng Trị.
3. Vùng 3: Vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc từ tỉnh Thừa Thiên Huế đến tỉnh Quảng Ngãi:
Từ các vùng đón trả hoa tiêu đến cầu cảng, bến phao, bến cảng, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu tránh bão, nhà máy đóng - sửa chữa tàu biển trong vùng nước cảng biển thuộc địa phận thành phố Đà Nẵng, các tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Nam và Quảng Ngãi.
4. Vùng 4: Vùng hoa hàng hải tiêu bắt buộc từ tỉnh Bình Định đến tỉnh Phú Yên:
Từ các vùng đón trả hoa tiêu đến cầu cảng, bến phao, bến cảng, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu tránh bão, nhà máy đóng - sửa chữa tàu biển trong vùng nước cảng biển thuộc địa phận các tỉnh Bình Định và Phú Yên.
5. Vùng 5: Vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc từ tỉnh Khánh Hòa đến tỉnh Ninh Thuận:
Từ các vùng đón trả hoa tiêu đến cầu cảng, bến phao, bến cảng, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu tránh bão, nhà máy đóng - sửa chữa tàu biển trong vùng nước cảng biển thuộc địa phận các tỉnh Khánh Hòa và Ninh Thuận.
6. Vùng 6: Vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc thuộc địa phận các tỉnh Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Long An, thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh dọc theo sông Tiền:
Từ các vùng đón trả hoa tiêu đến cầu cảng, bến phao, bến cảng, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu tránh bão, nhà máy đóng - sửa chữa tàu biển trong vùng nước cảng biển thuộc địa phận các tỉnh Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Long An, thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh dọc theo sông Tiền.
7. Vùng 7. Vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc thuộc các tỉnh, thành phố dọc theo sông Hậu, các tỉnh Trà Vinh, Bạc Liêu, Kiên Giang và Cà Mau:
Từ các vùng đón trả hoa tiêu đến cầu cảng, bến phao, bến cảng, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu tránh bão, nhà máy đóng - sửa chữa tàu biển trong vùng nước cảng biển thuộc địa phận các tỉnh, thành phố dọc theo sông Hậu, các tỉnh Trà Vinh, Bạc Liêu, Kiên Giang và Cà Mau.
8. Vùng 8: Vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc tại các khu vực khai thác dầu khí ngoài khơi trong vùng biển Việt Nam:
Từ các vùng đón trả hoa tiêu đến vị trí tàu chứa dầu khí tại các cảng dầu khí ngoài khơi, các công trình dầu khí tại các mỏ khai thác dầu khí trong vùng biển Việt Nam.
1. Tổ chức hoa tiêu hàng hải hoạt động trong vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc có nghĩa vụ cung cấp dịch vụ hoa tiêu hàng hải trên tuyến dẫn tàu được giao, bảo đảm chất lượng dịch vụ, an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường theo quy định của pháp luật.
2. Trong một vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc có từ 02 (hai) tổ chức hoa tiêu hàng hải hoạt động trở lên, các tổ chức hoa tiêu hàng hải phải có Quy chế phối hợp hoạt động cung cấp dịch vụ hoa tiêu hàng hải. Cục Hàng hải Việt Nam chủ trì tổ chức xây dựng Quy chế phối hợp giữa các tổ chức hoa tiêu hàng hải để bảo đảm quản lý hoạt động cung cấp dịch vụ hoa tiêu hàng hải theo quy định pháp luật. Căn cứ vào đặc điểm cụ thể của từng vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc, Quy chế phối hợp hoạt động dịch vụ hoa tiêu hàng hải bao gồm các nội dung cơ bản sau đây:
a) Thông tin liên lạc của tổ chức hoa tiêu hàng hải phối hợp;
b) Kế hoạch dẫn tàu hàng ngày của tổ chức hoa tiêu hàng hải;
c) Việc phối hợp của các hoa tiêu hàng hải trong quá trình dẫn tàu, đặc biệt khi tàu hành trình qua luồng hẹp, khu quay trở, khu vực cấm tránh, vượt nhau, nơi có mật độ tàu thuyền hoạt động cao;
d) Thông báo về tình hình dẫn tàu trong các trường hợp cần thiết như tai nạn, sự cố hoặc phát hiện chướng ngại vật nguy hiểm đến hoạt động hàng hải;
đ) Hỗ trợ bố trí hoa tiêu hàng hải dẫn tàu nếu một tổ chức hoa tiêu hàng hải không đáp ứng được yêu cầu cung cấp dịch vụ hoa tiêu trong một thời điểm nhất định; hoa tiêu được bố trí dẫn tàu phải có đủ điều kiện đáp ứng các quy định có liên quan của pháp luật;
e) Phân công bố trí hoa tiêu hàng hải dẫn tàu từ cầu cảng, bến phao, bến cảng, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu tránh bão, nhà máy đóng - sửa chữa tàu biển đến cầu cảng, bến phao, bến cảng, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu tránh bão, nhà máy đóng - sửa chữa tàu biển khác trong vùng hoa tiêu bắt buộc;
g) Hỗ trợ cơ sở vật chất, phương tiện;
h) Các nội dung khác (nếu có).
3. Hoa tiêu hàng hải có giấy chứng nhận vùng hoạt động hoa tiêu hàng hải bắt buộc tại 02 (hai) vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc trở lên và đáp ứng các quy định có liên quan của pháp luật được dẫn tàu tại các vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc này khi được sự đồng ý của tổ chức hoa tiêu hàng hải quản lý hoa tiêu hàng hải và tổ chức hoa tiêu hàng hải được giao hoạt động tại vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc đó.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2018 và thay thế Thông tư số 58/2011/TT-BGTVT ngày 28 tháng 11 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc của Việt Nam.
Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Giám đốc Sở Giao thông vận tải, Tổng giám đốc Tổng Công ty Bảo đảm an toàn hàng hải Miền Bắc, Tổng giám đốc Tổng Công ty Bảo đảm an toàn hàng hải Miền Nam, các Giám đốc Cảng vụ hàng hải, các Giám đốc tổ chức hoa tiêu hàng hải và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.