Thông tư 43/2017/TT-BTNMT Quy định kỹ thuật kiểm tra trạm khí tượng trên cao và ra đa thời tiết
23-10-2017
08-12-2017
Bộ Tài nguyên và Môi trường Số: 43/2017/TT-BTNMT |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 23 tháng 10 năm 2017 |
Thông tư
QUY ĐỊNH KỸ THUẬT KIỂM TRA TRẠM KHÍ TƯỢNG TRÊN CAO VÀ RA ĐA THỜI TIẾT
Căn cứ Luật khí tượng
thủy văn ngày 23 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ
Nghị định số 38/2016/NĐ-CP ngày 15tháng 5năm 2016của Chính phủ
quy định chi tiết một số điều của Luật Khí tượng thủy văn;
Căn cứ Nghị định số 36/2017/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ
quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và
Môi trường;
Theo đề nghị của Tổng
cục trưởng Tổng cục Khí tượng Thủy văn, Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ và
Vụ trưởng Vụ Pháp chế;
Bộ trưởng Bộ Tài
nguyên và Môi trường ban hành Thông tư quy định kỹ thuật kiểm
tra trạm khí tượng trên cao và ra đa thời tiết.
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định kỹ thuật về kiểm tra trạm khí tượng trên cao và ra đa thời tiết.
Thông tư này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động quan trắc khí tượng trên cao và ra đa thời tiết.
Trong Thông tư này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Kiểm tra kỹ thuật là việc xem xét, đánh giá tình trạng hoạt động của máy móc, trang thiết bị, phương tiện đo, công trình trạm và việc chấp hành các quy định kỹ thuật về quan trắc khí tượng trên cao và ra đa thời tiết.
2. Kiểm tra định kỳ là hoạt động kiểm tra kỹ thuật theo kế hoạch được thực hiện hàng năm.
3. Kiểm tra đột xuất là hoạt động kiểm tra kỹ thuật không theo kế hoạch mà theo yêu cầu quản lý chuyên môn kỹ thuật.
QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
Điều 4. Chế độ, thời điểm và thời hạn kiểm tra
1. Chế độ kiểm tra
a) Kiểm tra định kỳ các trạm khí tượng trên cao và ra đa thời tiết tối thiểu một năm một lần;
b) Kiểm tra đột xuất được thực hiện khi xảy ra các trường hợp: nghi vấn về việc không quan trắc, bịa số liệu, không phát báo hoặc phát báo sai; máy móc, trang thiết bị có sự cố hoặc lắp đặt, sử dụng và sửa chữa sai quy cách; thực hiện các yêu cầu của cấp có thẩm quyền.
2. Thời điểm kiểm tra định kỳ thực hiện trước mùa mưa bão.
3. Thời hạn kiểm tra định kỳ 1 trạm ít nhất 03 ngày làm việc.
Đoàn kiểm tra tiến hành theo trình tự sau:
1. Đối với kiểm tra định kỳ:
a) Công bố quyết định kiểm tra và thông qua chương trình kiểm tra với lãnh đạo đơn vị quản lý cấp trên trực tiếp của các trạm khí tượng trên cao và ra đa thời tiết;
b) Lãnh đạo đơn vị quản lý trực tiếp trạm khí tượng trên cao và ra đa thời tiết báo cáo tình hình hoạt động của trạm và cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan đến nội dung kiểm tra;
c) Thực hiện kiểm tra, xác minh theo nội dung quy định tại Điều 6 Thông tư này;
d) Lập biên bản kiểm tra kỹ thuật.
2. Kiểm tra đột xuất:
a) Công bố quyết định kiểm tra và thông qua chương trình kiểm tra với lãnh đạo đơn vị quản lý cấp trên trực tiếp của các trạm khí tượng trên cao và ra đa thời tiết;
b) Lãnh đạo đơn vị quản lý trực tiếp trạm khí tượng trên cao và ra đa thời tiết báo cáo tình hình hoạt động của trạm và cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan đến nội dung kiểm tra;
c) Thực hiện kiểm tra nội dung quy định tại điểm b khoản 1 Điều 4 Thông tư này;
d) Lập biên bản kiểm tra kỹ thuật.
1. Kiểm tra kỹ thuật trạm khí tượng trên cao
a) Kiểm tra công trình trạm, bao gồm: hành lang kỹ thuật công trình trạm, các vật chuẩn xung quanh trạm; công trình đặt các loại máy móc, trang thiết bị, phương tiện đo; kho vật tư; vườn quan trắc và lều khí tượng; hệ thống điện, ăng ten, hệ thống chống sét.
b) Kiểm tra máy móc, trang thiết bị, phương tiện đo, bao gồm: hệ thống thiết bị quan trắc gồm thiết bị thu, phát và xử lý số liệu, hệ thống điện, máy vi tính, máy in; hệ thống thiết bị phụ trợ; các loại tài liệu kỹ thuật và sổ sách.
c) Kiểm tra công tác tổ chức về chuyên môn nghiệp vụ.
d) Kiểm tra công tác bảo đảm an toàn trạm và an toàn lao động, bao gồm: việc niêm yết và chấp hành nội quy, quy định, các biển báo; việc học tập nội quy theo quy định; khu vực chứa nhiên liệu; kiểm tra số lượng, chất lượng, chủng loại bình chữa cháy; kiểm tra phương án phòng cháy, chữa cháy.
e) Kiểm tra việc kiểm định, hiệu chuẩn và sử dụng vật tư kỹ thuật, bao gồm: việc chấp hành chế độ kiểm định, kiểm chuẩn, hiệu chuẩn và kiểm tra định kỳ máy, thiết bị; việc sử dụng và bảo quản vật tư kỹ thuật.
g) Kiểm tra công tác điều chế khí hy-đrô và bơm bóng.
h) Kiểm tra việc thực hiện ca quan trắc của quan trắc viên, bao gồm: các công việc chuẩn bị quan trắc; các công việc từ lúc bắt đầu đến kết thúc quan trắc; phát báo kết quả quan trắc; kiểm soát số liệu và lập các báo cáo, báo biểu; đánh giá, nhận xét.
i) Kiểm tra việc thực hiện các kết luận của đoàn kiểm tra kỳ trước và các hướng dẫn, chỉ đạo về chuyên môn kỹ thuật.
2. Nội dung kiểm tra kỹ thuật trạm ra đa thời tiết
a) Kiểm tra công trình trạm: được thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
b) Kiểm tra máy, thiết bị, bao gồm: kiểm tra trang thiết bị; kiểm tra các thông số kỹ thuật của ra đa và thiết bị phụ trợ; kiểm tra việc thực hiện công tác bảo quản, bảo dưỡng định kỳ máy, thiết bị và công tác kiểm chuẩn; kiểm tra sự ổn định của hệ thống ăng ten, hệ thống thu - phát và hệ thống hiển thị.
c) Kiểm tra công tác tổ chức về chuyên môn nghiệp vụ.
d) Kiểm tra công tác bảo đảm an toàn trạm, an toàn lao động: được thực hiện theo điểm d khoản 1 Điều này.
e) Kiểm tra công tác quan trắc đối với quan trắc viên, bao gồm: công tác chuẩn bị quan trắc; công tác quan trắc và phát báo thông tin; công tác phân tích thông tin và cảnh báo thời tiết.
g) Kiểm tra công tác chuẩn bị quan trắc phòng chống thiên tai, cụ thể: phương án, kế hoạch; vật tư, thiết bị dự phòng.
h) Kiểm tra việc thực hiện các kết luận của đoàn kiểm tra kỳ trước và các hướng dẫn, chỉ đạo về chuyên môn kỹ thuật.
1. Căn cứ kết quả kiểm tra, Đoàn kiểm tra lập biên bản ngay sau khi kết thúc kiểm tra tại Trạm.
2. Biên bản kiểm tra phải bảo đảm các yêu cầu sau:
a) Ghi đầy đủ, chính xác, trung thực kết quả các nội dung kiểm tra;
b) Ý kiến của Trưởng trạm hoặc người đại diện cho trạm bị kiểm tra.
c) Phải có chữ ký của các bên liên quan đến việc kiểm tra.
3. Biên bản kiểm tra tại trạm được lập chi tiết theo Mẫu số 01 hoặc Mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư này.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra, đoàn kiểm tra báo cáo Thủ trưởng cơ quan kiểm tra kết quả kiểm tra theo Mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư này.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 9. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 08 tháng 12 năm 2017.
1. Chánh Văn phòng Bộ, Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng Thủy văn, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
2. Tổng cục Khí tượng Thủy văn có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Tài nguyên và Môi trường để xem xét, giải quyết.