Thông tư 38/2016/TT-BTNMT Quy định kỹ thuật đánh giá chất lượng tài liệu thủy văn
15-12-2016
Bộ Tài nguyên và Môi trường Số: 38/2016/TT-BTNMT |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 15 tháng 12 năm 2016 |
Thông tư
QUY ĐỊNH KỸ THUẬT ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG TÀI LIỆU THỦY VĂN
Căn
cứ Luật khí tượng thủy văn ngày 23 tháng 11 năm 2015;
Căn
cứ Nghị định số 38/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng
5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật khí tượng thủy văn;
Căn
cứ Nghị định số
21/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Theo
đề nghị của Tổng Giám đốc Trung tâm Khí tượng Thủy văn quốc gia,
Cục
trưởng Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu, Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Vụ trưởng
Vụ Pháp chế;
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư quy định kỹ thuật đánh giá chất lượng tài liệu thủy văn.
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định kỹ thuật đánh giá chất lượng tài liệu thủy văn.
Thông tư này áp dụng đối với Hệ thống khí tượng thủy văn quốc gia và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động đánh giá chất lượng tài liệu thủy văn.
Trong Thông tư này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tài liệu thủy văn là các tài liệu quan trắc, thu thập tại thực địa bằng phương pháp quan trắc thủ công hoặc bằng thiết bị tự động; tài liệu chỉnh biên (tài liệu tính toán, chỉnh lý từ tài liệu quan trắc) của một hoặc nhiều yếu tố quan trắc thủy văn.
2. Yếu tố quan trắc thủy văn là các yếu tố mực nước, lưu lượng nước, lưu lượng chất lơ lửng, nhiệt độ nước và lượng mưa.
3. Đánh giá chất lượng tài liệu thủy văn là hoạt động kiểm soát và xác định chất lượng.
4. Kiểm soát tài liệu là hoạt động kiểm tra, thẩm định kỹ thuật trong quan trắc, tính toán và chỉnh biên theo quy chuẩn, quy định kỹ thuật hiện hành.
5. Lỗi của tài liệu là những sai sót xảy ra trong quan trắc, tính toán và chỉnh biên.
1. Tuân thủ quy chuẩn, quy định kỹ thuật hiện hành.
2. Đảm bảo tính chính xác, khách quan, đầy đủ và toàn diện.
ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG TÀI LIỆU THỦY VĂN QUAN TRẮC THỦ CÔNG VÀ TÀI LIỆU CHỈNH BIÊN
Điều 5. Nội dung đánh giá
1. Tài liệu quan trắc thủ công:
a) Thể thức của tài liệu;
b) Tình trạng công trình, thiết bị;
c) Phương pháp quan trắc;
d) Chế độ quan trắc;
đ) Tính toán, xác định trị số đặc trưng và độ chính xác của tài liệu.
2. Tài liệu chỉnh biên:
a) Thể thức của tài liệu;
b) Số lượng tài liệu;
c) Phương pháp chỉnh biên;
d) Tính toán, xác định trị số đặc trưng và độ chính xác của tài liệu;
đ) Tính hợp lý của tài liệu.
Các nội dung đánh giá tài liệu quan trắc và tài liệu chỉnh biên được quy định chi tiết tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
1. Đánh giá chất lượng tài liệu thủy văn bằng phương pháp tính điểm dựa vào điểm đạt, điểm chuẩn và điểm trừ.
2. Điểm đạt của tài liệu:
a) Điểm đạt của tài liệu quan trắc hoặc tài liệu chỉnh biên đối với yếu tố mực nước, lưu lượng nước, lưu lượng chất lơ lửng, nhiệt độ nước và lượng mưa được tính bằng tỷ số % giữa hiệu số của điểm chuẩn và điểm trừ với điểm chuẩn của tài liệu, được tính theo công thức:
(1)
Trong đó:
- D là điểm đạt của tài liệu, có đơn vị %;
- DC là điểm chuẩn loại tài liệu;
- ∆D là điểm trừ của tài liệu.
b) Điểm đạt của một yếu tố thủy văn:
- Khi tài liệu của yếu tố thủy văn không có tài liệu chỉnh biên thì điểm đạt được tính bằng điểm đạt của tài liệu quan trắc;
- Khi tài liệu của yếu tố thủy văn có cả tài liệu quan trắc và tài liệu chỉnh biên thì điểm đạt được tính như sau:
D = 70% x DQT + 30% x DCB (2)
Trong đó:
+ D là điểm đạt của một yếu tố thủy văn, có đơn vị %;
+ DQT là điểm đạt của tài liệu quan trắc, có đơn vị %;
+ DCB là điểm đạt của tài liệu chỉnh biên, có đơn vị %.
c) Điểm đạt của nhiều yếu tố thủy văn:
Điểm đạt của nhiều yếu tố thủy văn được tính bằng trung bình cộng điểm đạt của các yếu tố.
3. Điểm chuẩn của tài liệu là số điểm tối đa được quy định cho mỗi loại tài liệu. Điểm chuẩn quy định là 100 điểm và được quy định cụ thể tại bảng 1 như sau:
Bảng 1: Nội dung đánh giá và phân phối điểm chuẩn
STT | Nội dung đánh giá
tài liệu | Điểm chuẩn |
I | Tài liệu quan trắc thủ công | 100 |
1 | Thể thức của
tài liệu | 5 |
2 | Tình trạng
công trình, thiết bị | 25 |
3 | Phương pháp
quan trắc | 25 |
4 | Chế độ quan
trắc | 20 |
5 | Tính toán,
xác định trị số đặc trưng và độ chính xác của tài liệu | 25 |
II | Tài liệu chỉnh biên | 100 |
1 | Thể thức của
tài liệu | 5 |
2 | Số lượng tài
liệu | 20 |
3 | Phương pháp
chỉnh biên | 30 |
4 | Tính toán,
xác định trịsố đặc trưng và độ chính xác của tài liệu | 20 |
5 | Tính hợp lý
của tài liệu | 25 |
4. Điểm trừ của tài liệu (∆D) là tổng số điểm trừ của các nội dung đánh giá tài liệu:
a) Điểm trừ đối với các nội dung đánh giá tài liệu quan trắc thủ công:
- Điểm trừ đối với các lỗi về thể thức tài liệu được quy định tại Bảng 2, cụ thể:
Bảng 2: Điểm trừ đối với các lỗi về thể thức tài liệu
- Điểm trừ đối với các lỗi về công trình, trang thiết bị được quy định tại Bảng 3, cụ thể:
Bảng 3: Điểm trừ đối với các lỗi về công trình, trang thiết bị
Trường hợp hành lang an toàn kỹ thuật công trình quan trắc bị vi phạm nghiêm trọng dẫn đến tài liệu không phản ánh đúng bản chất yếu tố quan trắc hoặc điểm trừ của nội dung đánh giá “Tình trạng công trình, trang thiết bị” bằng điểm chuẩn (25 điểm) thì xếp loại tài liệu chất lượng kém, không cần thực hiện các bước đánh giá tiếp theo.
- Điểm trừ đối với các lỗi về phương pháp quan trắc được quy định tại Bảng 4, cụ thể:
Bảng 4: Điểm trừ đối với các lỗi về phương pháp quan trắc
- Điểm trừ đối với các lỗi về chế độ quan trắc được quy định tại Bảng 5, cụ thể:
Bảng 5: Điểm trừ đối với các lỗi về chế độ quan trắc
- Điểm trừ đối với các lỗi về tính toán, xác định trị số đặc trưng và độ chính xác của tài liệu được quy định tại Bảng 6, cụ thể:
Bảng 6: Điểm trừ đối với các lỗi về tính toán, xác định trị số đặc trưng và độ chính xác của tài liệu
b) Điểm trừ đối với các nội dung đánh giá tài liệu chỉnh biên
- Điểm trừ đối với các lỗi về thể thức của tài liệu được quy định tại Bảng 7, cụ thể:
Bảng 7: Điểm trừ đối với các lỗi về thể thức của tài liệu
- Điểm trừ đối với các lỗi về số lượng tài liệu được quy định tại Bảng 8, cụ thể:
Bảng 8: Điểm trừ đối với các lỗi về số lượng tài liệu
- Điểm trừ đối với các lỗi về phương pháp chỉnh biên được quy định tại Bảng 9, cụ thể:
Bảng 9: Điểm trừ đối với các lỗi về phương pháp chỉnh biên
- Điểm trừ đối với các lỗi về tính toán, xác định trị số đặc trưng và độ chính xác của tài liệu được quy định tại Bảng 10, cụ thể:
Bảng 10: Điểm trừ đối với các lỗi về tính toán, xác định trị số đặc trưng và độ chính xác của tài liệu
- Điểm trừ đối với các lỗi về tính hợp lý của tài liệu được quy định tại Bảng 11, cụ thể:
Bảng 11: Điểm trừ đối với các lỗi về tính hợp lý của tài liệu
1. Kiểm soát:
a) Kiểm soát sơ bộ: Xác định, phân loại tài liệu, kiểm tra về hình thức và tính đầy đủ của tài liệu dựa trên quy chuẩn, quy định kỹ thuật hiện hành. Trường hợp tài liệu thủy văn không đạt yêu cầu thì không đánh giá chất lượng tài liệu.
b) Kiểm soát chi tiết: Các nội dung kiểm soát chi tiết được quy định tại Điều 5 Thông tư này.
2. Tính điểm đạt của tài liệu quy định tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư này.
3. Xếp loại chất lượng tài liệu:
Chất lượng tài liệu được xếp theo 4 loại: Tốt; Khá; Trung bình và Kém. Quy định cụ thể như sau:
a) Loại tốt: Điểm đạt của tài liệu nằm trong khoảng từ 85% đến 100%;
b) Loại khá: Điểm đạt của tài liệu nằm trong khoảng từ 70,0% đến 84,9%;
c) Loại trung bình: Điểm đạt của tài liệu nằm trong khoảng từ 50,0% đến 69,9%;
d) Loại kém thuộc một trong các trường hợp sau:
- Hành lang an toàn kỹ thuật công trình quan trắc bị vi phạm nghiêm trọng dẫn đến tài liệu không phản ánh đúng bản chất yếu tố quan trắc;
- Điểm trừ của nội dung đánh giá “Tình trạng công trình, trang thiết bị” bằng điểm chuẩn (25 điểm);
- Điểm đạt của tài liệu dưới 50%.
4. Tài liệu sau khi xếp loại sẽ được nhận xét, đánh giá chất lượng theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG TÀI LIỆU THỦY VĂN ĐO BẰNG THIẾT BỊ TỰ ĐỘNG
Điều 8. Nội dung đánh giá
1. Chất lượng tài liệu;
2. Tình trạng công trình, thiết bị;
3. Tần suất quan trắc;
4. Độ chính xác của tài liệu.
Chi tiết các nội dung đánh giá quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 10 Thông tư này.
1. Đánh giá chất lượng tài liệu thủy văn bằng phương pháp điểm dựa vào điểm đạt, điểm chuẩn và điểm trừ.
2. Điểm chuẩn của tài liệu là số điểm tối đa được quy định cho tài liệu của mỗi yếu tố đo. Điểm chuẩn quy định là 100 điểm và được quy định cụ thể tại Bảng số 12.
Bảng 12: Nội dung đánh giá và phân phối điểm chuẩn tài liệu
STT | Nội dung đánh giá | Điểm chuẩn |
1 | Chất lượng tài liệu | 10 |
2 | Tình trạng công trình, thiết bị | 35 |
3 | Tần suất quan trắc | 25 |
4 | Độ chính xác của tài liệu | 30 |
3. Điểm trừ của tài liệu (∆D) là tổng số điểm trừ của các nội dung đánh giá tài liệu. Điểm trừ các nội dung của tài liệu được quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 10 Thông tư này.
1. Kiểm soát:
a) Kiểm soát sơ bộ: Xem xét tình trạng vật lý của vật mang tài liệu (ẩm mốc, cong vênh, lỗi,...); kiểm tra sự hiển thị của tài liệu dựa trên quy chuẩn, quy định kỹ thuật hiện hành; thông tin và nhật ký của máy, thiết bị đo. Trường hợp tài liệu không đạt yêu cầu thì không đánh giá chất lượng.
b) Kiểm soát chi tiết:
Công tác kiểm soát chi tiết được thực hiện để tính điểm trừ đối với các nội dung đánh giá của tài liệu và được quy định chi tiết như sau:
- Nội dung kiểm soát và điểm trừ đối với các lỗi về chất lượng tài liệu được quy định tại Bảng 13:
Bảng 13: Nội dung kiểm soát và điểm trừ đối với các lỗi về chất lượng tài liệu
Nội dung
kiểm soát | Dễ chuyển
đổi định dạng, đáp ứng yêu cầu
đầu vào chương trình đánh giá | Khó chuyển
đổi định dạng, đáp ứng yêu cầu đầu vào chương trình
đánh giá | Không
đáp ứng yêu cầu đầu vào chương trình đánh giá |
Điểm trừ | 0 | 5 | 10 |
Trường hợp tài liệu không đáp ứng yêu cầu theo quy định thì không tiến hành các bước đánh giá tiếp theo.
- Nội dung kiểm soát và điểm trừ đối với các lỗi về tình trạng công trình, thiết bị đo được quy định tại Bảng 14:
Bảng 14: Nội dung kiểm soát và điểm trừ đối với tình trạng công trình, thiết bị đo
STT | Nội dung
kiểm soát | Nội dung
trừ điểm | Điểm trừ |
1 | Hành lang kỹ thuật công trình | Vi phạm hành lang kỹ thuật công
trình nhưng không nghiêm trọng | 3,00 |
Vi phạm hành lang kỹ thuật công
trình nghiêm trọng | 10,0 | ||
2 | Độ ổn định của mốc cao độ công
trình | Sai cao độ mốc | 8,00 |
3 | Tiêu chuẩn
kỹ thuật của máy, thiết bịđo | Sai thời gian của máy đo với thời
gian thực lớn hơn 1 phút | 4,00 |
Sai số của thiết bị lớn hơn mức
cho phép | 5,00 | ||
Dải đo không đảm bảo yêu cầu | 5,00 | ||
Không tuân thủ chu kỳ hiệu chuẩn,
kiểm định | 3,00 |
Trường hợp hành lang kỹ thuật công trình bị vi phạm nghiêm trọng hoặc vị trí đo, thiết bị đo không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật dẫn đến tài liệu không phản ánh đúng bản chất yếu tố đo thì chất lượng tài liệu xếp loại kém, không cần thực hiện các bước tiếp theo.
- Nội dung kiểm soát và điểm trừ đối với các lỗi về tần suất quan trắc được quy định tại Bảng 15, cụ thể:
Bảng 15: Nội dung kiểm soát và điểm trừ đối với tần suất quan trắc
Nội dung
kiểm soát | Nội dung
trừ điểm | Điểm trừ |
Tính liên tục của tài liệu | Thiếu dưới 5% tài liệu | 5,00 |
Thiếu từ 5,1đến 10% tài liệu | 10,0 | |
Thiếu từ 10,1 đến 15% tài liệu | 15,0 | |
Thiếu từ 15,1 đến 20% tài liệu | 25,0 |
Trường hợp thiếu trên 20% tài liệu, chất lượng tài liệu xếp loại kém.
- Nội dung kiểm soát và điểm trừ đối với các lỗi về độ chính xác của tài liệu được quy định tại Bảng 16, cụ thể:
Bảng 16: Nội dung kiểm soát và điểm trừ đối với độ chính xác của tài liệu
Nội dung
kiểm soát | Nội dung
trừ điểm | Điểm trừ |
Tính hợp lý của tài liệu theo không gian và thời gian | Dưới 5% tài liệu không hợp lý | 3,00 |
Từ 5,1% đến 10% tài liệu không hợp
lý | 10,0 | |
Từ 10,1% đến 15% tài liệu không hợp
lý | 20,0 | |
Từ 15,1% đến 20% tài liệu không hợp
lý | 25,0 |
Trường hợp trên 20% tài liệu không hợp lý, chất lượng tài liệu xếp loại kém.
2. Tính điểm đạt của tài liệu: quy định như Khoản 2 Điều 6 Thông tư này.
3. Xếp loại chất lượng
Chất lượng của tài liệu thủy văn được xếp theo 4 loại: Tốt; Khá; Trung bình và Kém. Quy định cụ thể như sau:
a) Loại tốt: Điểm đạt của tài liệu nằm trong khoảng từ 85,0% đến 100%;
b) Loại khá: Điểm đạt của tài liệu nằm trong khoảng từ 70,0% đến 84,9%;
c) Loại trung bình: Điểm đạt của tài liệu nằm trong khoảng từ 50,0% đến 69,9%;
d) Loại kém khi xảy ra các một trong các trường hợp sau:
- Hành lang an toàn kỹ thuật công trình bị vi phạm nghiêm trọng hoặc vị trí đo, thiết bị đo không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật dẫn đến tài liệu không phản ánh đúng bản chất yếu tố đo;
- Thiếu trên 20% tài liệu, hoặc trên 20% tài liệu không hợp lý;
- Điểm đạt của tài liệu dưới 50,0%.
4. Dữ liệu sau khi xếp loại sẽ được nhận xét, đánh giá chất lượng theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 11. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 09 tháng 02 năm 2017.
1. Tổng Giám đốc Trung tâm Khí tượng Thủy văn quốc gia có trách nhiệm hướng dẫn các đơn vị trực thuộc tổ chức thực hiện Thông tư này.
2. Cục trưởng Cục Khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu theo dõi, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này.
3. Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
4. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, cơ quan, tổ chức và cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Tài nguyên và Môi trường để nghiên cứu sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.