Thông tư 29/2019/TT-BLĐTBXH Hướng dẫn tổ chức diễn đàn trẻ em
26-12-2019
20-02-2020
Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Số: 29/2019/TT-BLĐTBXH |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 26 tháng 12 năm 2019 |
Thông tư
HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC DIỄN ĐÀN TRẺ EM
Căn cứ Luật trẻ em ngày 05 tháng 4 năm 2016;
Căn cứ Nghị định số 14/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Nghị định số 56/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật trẻ em;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Trẻ em,
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư hướng dẫn tổ chức diễn đàn trẻ em.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Thông tư này hướng dẫn tổ chức diễn đàn trẻ em.
2. Thông tư này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền, trách nhiệm tổ chức, tham dự diễn đàn trẻ em và trẻ em tham gia diễn đàn trẻ em.
Trong Thông tư này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Diễn đàn trẻ em là hoạt động để đại diện của trẻ em bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của trẻ em hoặc để cơ quan, tổ chức lấy ý kiến của trẻ em về những vấn đề về trẻ em hoặc liên quan đến trẻ em.
2. Phiên thảo luận là hoạt động để trẻ em trao đổi, thảo luận thống nhất nội dung ý kiến, nguyện vọng, kiến nghị, thông điệp của diễn đàn trẻ em.
3. Phiên gặp mặt, đối thoại là hoạt động để trẻ em gặp mặt, trao đổi, bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của mình và nghe ý kiến phản hồi từ đại diện cơ quan, tổ chức có liên quan đến nội dung diễn đàn trẻ em.
4. Người phụ trách trẻ em là người được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giao trách nhiệm chăm sóc, bảo vệ, hướng dẫn trẻ em tham gia diễn đàn trẻ em.
5. Tình nguyện viên là người được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền mời tham gia hỗ trợ diễn đàn trẻ em.
1. Vì lợi ích tốt nhất cho trẻ em.
2. Trẻ em tự nguyện tham gia.
3. Cung cấp đầy đủ thông tin cho trẻ em với nội dung, hình thức, biện pháp phù hợp.
4. Tạo môi trường an toàn, thân thiện, bình đẳng, không phân biệt đối xử, không trù dập, kỳ thị khi trẻ em bày tỏ hoặc không bày tỏ ý kiến.
5. Bảo đảm bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em tham gia diễn đàn trẻ em.
6. Trẻ em tham gia diễn đàn trẻ em phải bảo đảm cơ cấu đại diện cho vùng, miền, dân tộc, độ tuổi, giới tính, tôn giáo, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
7. Các hoạt động của diễn đàn trẻ em phải phù hợp với độ tuổi, giới tính, dân tộc, hoàn cảnh, mức độ trưởng thành và sự phát triển của trẻ em.
8. Thông điệp, ý kiến, kiến nghị, nguyện vọng, câu hỏi của trẻ em phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng, lắng nghe, tiếp thu, phản hồi đầy đủ, kịp thời, khách quan, trung thực và sử dụng đúng mục đích.
Căn cứ vào tình hình thực tiễn, những vấn đề mà trẻ em và cộng đồng xã hội quan tâm hoặc luật pháp, chính sách liên quan đến trẻ em để xác định nội dung diễn đàn trẻ em cho phù hợp.
1. Thời gian
a) Diễn đàn trẻ em quốc gia tổ chức ít nhất một lần trong thời gian thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm;
b) Diễn đàn trẻ em cấp tỉnh, huyện, xã tổ chức định kỳ hằng năm hoặc 2 năm một lần;
c) Diễn đàn trẻ em khác được tổ chức khi cơ quan, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, cơ sở giáo dục, cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em lấy ý kiến trẻ em về những vấn đề về trẻ em hoặc liên quan đến trẻ em.
2. Thời lượng tổ chức diễn đàn trẻ em phải phù hợp với nội dung, hoạt động diễn đàn; phải bảo đảm để trẻ em thảo luận và gặp mặt đối thoại với đại diện các cơ quan, tổ chức, đồng thời không ảnh hưởng đến sức khỏe, học tập và cuộc sống của trẻ em tham gia diễn đàn.
a) Diễn đàn trẻ em quốc gia tổ chức tối thiểu trong 02 ngày;
b) Diễn đàn trẻ em cấp tỉnh, huyện, xã tổ chức trong 01 ngày;
c) Diễn đàn trẻ em khác căn cứ vào nội dung và điều kiện cụ thể để xác định thời lượng tổ chức phù hợp.
Cơ sở vật chất tổ chức diễn đàn trẻ em phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
1. Địa điểm, các thiết bị, cơ sở vật chất phải bảo đảm an toàn, thân thiện, bình đẳng với trẻ em.
2. Bàn ghế được sắp xếp linh hoạt để trẻ em tham gia các hoạt động thảo luận nhóm, trò chơi, văn nghệ, đối thoại.
3. Có đủ thiết bị âm thanh, ánh sáng, văn phòng phẩm.
4. Có các sản phẩm truyền thông phù hợp với nội dung của diễn đàn trẻ em.
5. Bảo đảm điều kiện ăn, nghỉ, vệ sinh, sơ cứu, vận chuyển cấp cứu, phòng, chống tai nạn, thương tích, phòng, chống cháy nổ và dịch bệnh.
1. Trẻ em
Trẻ em tham gia diễn đàn trẻ em các cấp phải bảo đảm số lượng như sau:
a) Diễn đàn trẻ em quốc gia tối thiểu 100 trẻ em;
b) Diễn đàn trẻ em cấp tỉnh tối thiểu 50 trẻ em;
c) Diễn đàn trẻ em cấp huyện tối thiểu 40 trẻ em;
d) Diễn đàn trẻ em cấp xã tối thiểu 30 trẻ em;
đ) Diễn đàn trẻ em khác tối thiểu 50 trẻ em.
2. Người phụ trách trẻ em
Mỗi người phụ trách trẻ em chịu trách nhiệm chăm sóc, hỗ trợ không quá 05 trẻ em.
3. Tình nguyện viên
Số lượng tình nguyện viên không vượt quá một phần mười số lượng trẻ em tham gia diễn đàn.
4. Khách mời tham dự diễn đàn
Tổng số đại diện lãnh đạo cơ quan, tổ chức có liên quan hoặc người được ủy quyền tham gia đối thoại và các khách mời tham dự diễn đàn trẻ em không vượt quá một phần ba số lượng trẻ em tham gia diễn đàn.
5. Phóng viên hoặc đại diện cơ quan truyền thông, báo chí
Căn cứ số lượng trẻ em, người phụ trách trẻ em, tình nguyện viên, khách mời tham dự và nội dung, hoạt động của diễn đàn trẻ em, Ban tổ chức diễn đàn trẻ em quyết định mời số lượng phóng viên hoặc đại diện cơ quan truyền thông, báo chí cho phù hợp.
1. Đối với trẻ em
a) Trẻ em tự nguyện tham gia và được cha, mẹ hoặc người đại diện hợp pháp đồng ý bằng văn bản theo mẫu tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bảo đảm đủ sức khỏe tham gia diễn đàn;
c) Có hiểu biết về quyền và bổn phận của trẻ em, đặc biệt là quyền tham gia của trẻ em và một số kỹ năng: làm việc nhóm, thuyết trình, đặt câu hỏi, quan sát, lắng nghe, phản hồi, giao tiếp;
d) Được lựa chọn từ cộng đồng, tập thể lớp, trường, cơ sở giáo dục; cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em, cơ sở trợ giúp xã hội; câu lạc bộ, đội, nhóm; diễn đàn trẻ em các cấp trên cơ sở các tiêu chí và hình thức bầu chọn thông qua đề cử, biểu quyết hoặc bỏ phiếu.
2. Đối với người phụ trách trẻ em
a) Có phẩm chất đạo đức tốt;
b) Hiểu biết về quyền trẻ em;
c) Có một số kỹ năng: quan sát, lắng nghe, phản hồi, giao tiếp, bảo vệ trẻ em;
d) Có cam kết bảo vệ trẻ em.
3. Đối với tình nguyện viên
a) Tự nguyện tham gia;
b) Có một số kỹ năng: quan sát, lắng nghe, phản hồi, giao tiếp, bảo vệ trẻ em;
c) Có cam kết bảo vệ trẻ em.
1. Xây dựng kế hoạch tổ chức diễn đàn trẻ em bao gồm: mục đích, yêu cầu; thời gian, địa điểm; thành phần tham gia; nội dung, chương trình; tổ chức thực hiện; kinh phí.
2. Đánh giá kết quả thực hiện kiến nghị của trẻ em tại diễn đàn trẻ em lần trước (nếu có).
3. Trang bị kiến thức, kỹ năng về quyền trẻ em, quyền tham gia của trẻ em vào các vấn đề về trẻ em, nội dung diễn đàn cho trẻ em, người phụ trách trẻ em, tình nguyện viên và các thành viên có liên quan tham gia diễn đàn trẻ em.
4. Ban hành văn bản hướng dẫn; đề nghị cơ quan, tổ chức đồng chủ trì hoặc phối hợp tổ chức diễn đàn trẻ em.
5. Sản xuất các sản phẩm truyền thông; tổ chức truyền thông về diễn đàn trẻ em qua kênh truyền thông đại chúng, truyền thông xã hội và các hình thức truyền thông khác.
6. Chuẩn bị cơ sở vật chất tổ chức diễn đàn trẻ em theo quy định tại Điều 6 Thông tư này.
1. Phiên thảo luận
a) Ban tổ chức, người phụ trách trẻ em, tình nguyện viên cung cấp thông tin, hướng dẫn, giải thích cho trẻ em về những văn bản, tài liệu liên quan đến nội dung diễn đàn trẻ em với ngôn ngữ thân thiện, dễ hiểu; phát hiện, hỗ trợ, giải quyết kịp thời các trở ngại, khó khăn của trẻ em khi tham gia phiên thảo luận;
b) Chia nhóm trẻ em thảo luận theo các vấn đề, nội dung của diễn đàn;
c) Trẻ em tham gia thảo luận, thống nhất thông điệp, ý kiến, kiến nghị, nguyện vọng, câu hỏi và các vấn đề cần trao đổi trong phiên gặp mặt, đối thoại; hình thức trình bày kết quả thảo luận nhóm;
d) Chọn, cử trẻ em đại diện trình bày kết quả thảo luận, trao thông điệp, kiến nghị cho cơ quan, tổ chức có liên quan;
đ) Thảo luận và bầu chọn trẻ em tham gia diễn đàn trẻ em cấp trên (nếu có) theo tiêu chí quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư này.
2. Phiên gặp mặt, đối thoại
a) Chia sẻ kết quả thực hiện kiến nghị của trẻ em tại diễn đàn trẻ em lần trước (nếu có);
b) Đại diện trẻ em trình bày kết quả thảo luận; đặt câu hỏi và trao đổi với đại diện cơ quan, tổ chức có liên quan;
c) Đại diện cơ quan, tổ chức có liên quan trả lời câu hỏi, giải thích những ý kiến, kiến nghị của trẻ em nêu ra thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan, tổ chức mình;
d) Đại diện trẻ em trao thông điệp, kiến nghị của diễn đàn trẻ em cho đại diện cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
3. Các hoạt động khác
Căn cứ thời gian, thời lượng và kinh phí tổ chức diễn đàn trẻ em, có thể tổ chức các hoạt động: truyền thông, tham quan, văn nghệ, thể dục, thể thao và các hoạt động phù hợp khác.
1. Cơ quan tổ chức diễn đàn trẻ em gửi thông điệp, ý kiến, kiến nghị, nguyện vọng, câu hỏi của trẻ em đến Tổ chức đại diện tiếng nói, nguyện vọng của trẻ em và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
2. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm tiếp nhận, xem xét, thông tin, phản hồi và trả lời các ý kiến, kiến nghị, nguyện vọng, câu hỏi của trẻ em.
3. Tổ chức đại diện tiếng nói, nguyện vọng của trẻ em tiếp nhận, tổng hợp, theo dõi việc giải quyết và phản hồi thông điệp, ý kiến, kiến nghị, nguyện vọng, câu hỏi của trẻ em tại các diễn đàn trẻ em.
1. Hướng dẫn, phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan tổ chức diễn đàn trẻ em quốc gia.
2. Tổng hợp và chuyển các thông điệp, ý kiến, kiến nghị, nguyện vọng, câu hỏi của trẻ em tại diễn đàn trẻ em quốc gia đến Tổ chức đại diện tiếng nói, nguyện vọng của trẻ em và các bộ, ngành, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
3. Hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra việc tổ chức các diễn đàn trẻ em; đình chỉ, chấm dứt hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền đình chỉ, chấm dứt tổ chức diễn đàn trẻ em nếu vi phạm pháp luật hoặc không vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.
1. Cơ quan, tổ chức liên quan căn cứ khả năng, điều kiện thực tế để tổ chức diễn đàn trẻ em theo quy định tại Thông tư này.
2. Chậm nhất sau 15 ngày kể từ ngày kết thúc diễn đàn trẻ em, cơ quan, tổ chức liên quan cấp Trung ương gửi báo cáo kết quả tổ chức diễn đàn trẻ em đến Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; cơ quan, tổ chức liên quan ở địa phương gửi báo cáo kết quả tổ chức diễn đàn trẻ em đến Ủy ban nhân dân cùng cấp.
1. Chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan tổ chức diễn đàn trẻ em các cấp.
2. Bố trí, vận động kinh phí để tổ chức diễn đàn trẻ em cùng cấp và kinh phí để trẻ em, người phụ trách trẻ em tham gia diễn đàn trẻ em cấp trên.
3. Theo dõi, báo cáo tình hình tiếp nhận, trả lời, giải quyết các ý kiến, kiến nghị, nguyện vọng, câu hỏi của trẻ em tại diễn đàn.
4. Ủy ban nhân dân cấp xã tổng hợp, gửi báo cáo đến Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp huyện tổng hợp, gửi báo cáo đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về kết quả tổ chức diễn đàn trẻ em chậm nhất sau 15 ngày kể từ ngày kết thúc diễn đàn trẻ em.
5. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổng hợp, gửi báo cáo kết quả tổ chức diễn đàn trẻ em đến Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chậm nhất sau 15 ngày kể từ ngày kết thúc diễn đàn trẻ em cấp tỉnh.
Kinh phí tổ chức diễn đàn trẻ em được bố trí trong dự toán thường xuyên của các cơ quan, đơn vị theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành; hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước; các nguồn thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 02 năm 2020.
2. Thông tư số 33/2014/TT-BLĐTBXH ngày 24 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn tổ chức diễn đàn trẻ em các cấp hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.
3. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, tổ chức gửi ý kiến về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để xem xét, giải quyết./.