Thông tư 27/2016/TT-BTNMT Quy định chi tiết bộ chỉ số và việc đánh giá kết quả hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo
29-09-2016
15-11-2016
Bộ Tài nguyên và Môi trường Số: 27/2016/TT-BTNMT |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 29 tháng 09 năm 2016 |
Thông tư
QUY ĐỊNH CHI TIẾT BỘ CHỈ SỐ VÀ VIỆC ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG BIỂN VÀ HẢI ĐẢO
Căn cứ Luật bảo vệ môi trường năm 2014;
Căn cứ Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 21/2013/NĐ-CP ngày 04
tháng 3 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu
tổ
chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục
Biển và Hải đảo Việt Nam và Vụ trưởng Vụ Pháp chế;
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban
hành Thông tư quy định chi tiết bộ chỉ số và việc đánh giá kết quả hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường biển
và hải đảo.
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định chi tiết bộ chỉ số và việc đánh giá kết quả hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo.
Thông tư này áp dụng đối với các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển trong việc đánh giá kết quả hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo.
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tiêu chí là tính chất, dấu hiệu làm căn cứ để đo lường, nhận biết, xếp loại mức độ yêu cầu cần đạt được của mỗi nội dung đánh giá kết quả hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo.
2. Tiêu chí thành phần là yêu cầu và điều kiện cần đạt được của mỗi tiêu chí.
3. Chỉ số đánh giá kết quả hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo là con số tỷ lệ giúp đo lường và chỉ ra mức độ chất lượng đạt được của hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo.
4. Bộ chỉ số đánh giá kết quả hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo là công cụ để đánh giá kết quả thực hiện kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo, phản ánh khách quan, toàn diện hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước trong việc thực hiện các nội dung kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo.
BỘ CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG BIỂN VÀ HẢI ĐẢO
Điều 4. Bộ chỉ số đánh giá kết quả hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo
1. Bộ chỉ số đánh giá kết quả hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo bao gồm chỉ số đánh giá kết quả thực hiện nội dung kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo và chỉ số đánh giá kết quả hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo.
2. Chỉ số đánh giá kết quả thực hiện nội dung kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo và chỉ số đánh giá kết quả hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo được tính thông qua thang điểm và điểm đánh giá kết quả hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo quy định tại Điều 6 Thông tư này.
3. Nội dung kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo thuộc phạm vi đánh giá bao gồm:
a) Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo;
b) Rà soát, hệ thống hóa; theo dõi, kiểm tra tình hình thi hành văn bản quy phạm pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo;
c) Điều tra, thống kê, phân loại, đánh giá các nguồn thải từ đất liền, từ các hoạt động trên biển và hải đảo; tình trạng ô nhiễm môi trường biển và hải đảo;
d) Định kỳ quan trắc và đánh giá hiện trạng chất lượng nước, trầm tích và đa dạng sinh học của các khu vực biển và hải đảo;
đ) Phòng ngừa, phát hiện, xử lý, khắc phục tình trạng ô nhiễm và suy thoái môi trường, các hệ sinh thái biển và hải đảo; cải thiện và phục hồi môi trường các hệ sinh thái biển và hải đảo bị ô nhiễm và suy thoái;
e) Ứng phó, khắc phục sự cố môi trường biển;
g) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nâng cao nhận thức pháp luật về bảo vệ môi trường biển và hải đảo;
h) Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo, giải quyết khiếu nại tố cáo.
4. Tiêu chí, tiêu chí thành phần đánh giá kết quả thực hiện nội dung kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo và đánh giá kết quả hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo được quy định cụ thể tại Điều 5 Thông tư này.
1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo
a) Tiêu chí 1.1: công tác ban hành văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo;
b) Tiêu chí 1.2: đánh giá kết quả lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo.
2. Rà soát, hệ thống hóa; theo dõi, kiểm tra tình hình thi hành văn bản quy phạm pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo
a) Tiêu chí 2.1: rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo;
b) Tiêu chí 2.2: xử lý kết quả rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo;
c) Tiêu chí 2.3: theo dõi, kiểm tra tình hình thi hành văn bản quy phạm pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo.
3. Điều tra, thống kê, phân loại, đánh giá các nguồn thải từ đất liền, từ các hoạt động trên biển và hải đảo; tình trạng ô nhiễm môi trường biển và hải đảo
a) Tiêu chí 3.1: điều tra, thống kê, phân loại, đánh giá các nguồn thải từ đất liền, từ các hoạt động trên biển và hải đảo;
b) Tiêu chí 3.2: đánh giá tình trạng ô nhiễm môi trường biển và hải đảo.
4. Định kỳ quan trắc và đánh giá hiện trạng chất lượng nước, trầm tích và đa dạng sinh học của các khu vực biển và hải đảo
a) Tiêu chí 4.1: xây dựng chương trình định kỳ quan trắc chất lượng nước, trầm tích và đa dạng sinh học của các khu vực biển và hải đảo;
b) Tiêu chí 4.2: tổ chức định kỳ quan trắc chất lượng nước của các khu vực biển và hải đảo;
c) Tiêu chí 4.3: tổ chức định kỳ đánh giá hiện trạng chất lượng nước của các khu vực biển và hải đảo;
d) Tiêu chí 4.4: tổ chức định kỳ quan trắc chất lượng trầm tích của các khu vực biển và hải đảo;
đ) Tiêu chí 4.5: tổ chức định kỳ đánh giá hiện trạng chất lượng trầm tích của các khu vực biển và hải đảo;
e) Tiêu chí 4.6: tổ chức định kỳ quan trắc đa dạng sinh học của các khu vực biển và hải đảo;
g) Tiêu chí 4.7: tổ chức định kỳ đánh giá hiện trạng đa dạng sinh học của các khu vực biển và hải đảo;
h) Tiêu chí 4.8: tổ chức kiểm tra, đánh giá hoạt động hệ thống quan trắc tự động việc xả thải trên biển và hải đảo của các đối tượng theo quy định của Luật bảo vệ môi trường năm 2014 và Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ quy định về quản lý chất thải và phế liệu.
5. Phòng ngừa, phát hiện, xử lý, khắc phục tình trạng ô nhiễm và suy thoái môi trường, các hệ sinh thái biển và hải đảo; cải thiện và phục hồi môi trường, các hệ sinh thái biển và hải đảo bị ô nhiễm và suy thoái
a) Tiêu chí 5.1: kế hoạch phòng ngừa ô nhiễm, suy thoái môi trường, các hệ sinh thái biển và hải đảo;
b) Tiêu chí 5.2: phát hiện, xử lý, khắc phục tình trạng ô nhiễm, suy thoái môi trường, các hệ sinh thái biển và hải đảo;
c) Tiêu chí 5.3: cải thiện và phục hồi môi trường, các hệ sinh thái biển và hải đảo bị ô nhiễm và suy thoái.
6. Ứng phó, khắc phục sự cố môi trường biển
a) Tiêu chí 6.1: chuẩn bị ứng phó sự cố môi trường biển;
b) Tiêu chí 6.2: phát hiện, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường biển;
c) Tiêu chí 6.3: kiểm tra, giám sát tổ chức thực hiện kế hoạch ứng phó sự cố môi trường biển.
7. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nâng cao nhận thức pháp luật về bảo vệ môi trường biển và hải đảo
a) Tiêu chí 7.1: kế hoạch tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nâng cao nhận thức pháp luật về bảo vệ môi trường biển và hải đảo;
b) Tiêu chí 7.2: kết quả thực hiện các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nâng cao nhận thức pháp luật về bảo vệ môi trường biển và hải đảo;
c) Tiêu chí 7.3: hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nâng cao nhận thức pháp luật về bảo vệ môi trường biển và hải đảo.
8. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo, giải quyết khiếu nại tố cáo
a) Tiêu chí 8.1: thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo;
b) Tiêu chí 8.2: giải quyết khiếu nại, tố cáo về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo.
9. Các tiêu chí thành phần của các tiêu chí theo quy định tại Khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 và Khoản 8 được quy định tại Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư này.
1. Thang điểm đánh giá kết quả hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo là 100 điểm.
2. Điểm đánh giá kết quả hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo được xác định căn cứ vào tính chất của từng nội dung kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo, ưu tiên cho công tác phòng ngừa, phát hiện, xử lý, khắc phục tình trạng ô nhiễm, sự cố môi trường biển, suy thoái môi trường biển, các hệ sinh thái biển, hải đảo; cải thiện và phục hồi môi trường, các hệ sinh thái biển, hải đảo bị ô nhiễm và suy thoái.
3. Điểm đánh giá các nội dung quy định tại Khoản 3 Điều 4 Thông tư này, cụ thể như sau:
a) Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo: điểm tối đa là 08 điểm;
b) Rà soát, hệ thống hóa; theo dõi, kiểm tra tình hình thi hành văn bản quy phạm pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo: điểm tối đa là 08 điểm;
c) Điều tra, thống kê, phân loại, đánh giá các nguồn thải từ đất liền, từ các hoạt động trên biển và hải đảo; tình trạng ô nhiễm môi trường biển và hải đảo: điểm tối đa là 12 điểm;
d) Định kỳ quan trắc và đánh giá hiện trạng chất lượng nước, trầm tích và đa dạng sinh học của các khu vực biển và hải đảo: điểm tối đa là 12 điểm;
đ) Phòng ngừa, phát hiện, xử lý, khắc phục tình trạng ô nhiễm và suy thoái môi trường, các hệ sinh thái biển và hải đảo; cải thiện và phục hồi môi trường các hệ sinh thái biển và hải đảo bị ô nhiễm và suy thoái: điểm tối đa là 30 điểm;
e) Ứng phó, khắc phục sự cố môi trường biển: điểm tối đa là 12 điểm;
g) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nâng cao nhận thức pháp luật về bảo vệ môi trường biển và hải đảo: điểm tối đa là 08 điểm;
h) Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo, giải quyết khiếu nại tố cáo: điểm tối đa là 10 điểm.
4. Điểm của nội dung, tiêu chí, tiêu chí thành phần đánh giá kết quả hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo được quy định cụ thể tại Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư này.
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG BIỂN VÀ HẢI ĐẢO
Điều 7. Yêu cầu đối với việc đánh giá kết quả hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo
1. Phải bảo đảm tính trung thực, khách quan, toàn diện, khoa học.
2. Phải căn cứ vào nội dung kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo thuộc phạm vi đánh giá, tiêu chí, tiêu chí thành phần của từng nội dung cần đánh giá.
3. Việc đánh giá kết quả hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo phải được thực hiện hằng năm, thời gian đánh giá tính từ 01 tháng 01 đến 31 tháng 12 của năm đánh giá.
1. Xác định chỉ số đánh giá kết quả hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo.
2. Xếp loại kết quả hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo.
3. Công bố kết quả đánh giá hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo.
1. Chỉ số đánh giá kết quả thực hiện nội dung kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo | = | Tổng điểm tự đánh giá của nội dung | x 100% |
Điểm tối đa của nội dung |
Trong đó:
Tổng điểm tự đánh giá của nội dung = Tổng điểm tự đánh giá các tiêu chí của nội dung đó;
Điểm tối đa của nội dung theo quy định tại Khoản 3 Điều 6 Thông tư này.
2. Chỉ số đánh giá kết quả hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo | = | Tổng điểm tự đánh giá của nội dung | x 100% |
Tổng điểm tối đa của các nội dung đánh giá |
Trong đó: Tổng điểm tự đánh giá = Tổng điểm tự đánh giá của các nội dung thuộc phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển.
Tổng điểm tối đa của các nội dung đánh giá = Tổng điểm tối đa của các nội dung thuộc phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển. Đối với các nội dung không thuộc phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển thì không tính điểm.
3. Điểm của các tiêu chí, tiêu chí thành phần được tính theo hướng dẫn tại Phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Đối với những hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo của các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển đã thực hiện góp phần kiểm soát tốt ô nhiễm môi trường biển và hải đảo nhưng không thuộc các nội dung, tiêu chí được quy định tại Khoản 3 Điều 4 và Điều 5 Thông tư này thì được cộng thêm không quá 05 điểm vào tổng số điểm tự đánh giá nhưng tổng số điểm không được vượt quá 100 điểm.
5. Các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển được xác định là có trách nhiệm trong việc để xảy ra ô nhiễm môi trường biển nghiêm trọng theo kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì việc tính điểm đối với nội dung phòng ngừa, phát hiện, xử lý, khắc phục tình trạng ô nhiễm và suy thoái môi trường, các hệ sinh thái biển và hải đảo quy định tại Điểm đ Khoản 3 Điều 6 Thông tư này là 0 điểm.
1. Kết quả hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo được xếp thành bốn loại: tốt, khá, trung bình và kém.
2. Căn cứ xếp loại kết quả hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo
a) Chỉ số đánh giá kết quả hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo từ 85% trở lên và không có chỉ số đánh giá kết quả thực hiện nội dung kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo nào được quy định tại Khoản 3 Điều 4 Thông tư này đạt dưới 70%: loại tốt;
b) Chỉ số đánh giá kết quả hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo từ 70% đến dưới 85% và không có chỉ số đánh giá kết quả thực hiện nội dung kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo nào được quy định tại Khoản 3 Điều 4 Thông tư này đạt dưới 60%: loại khá;
c) Chỉ số đánh giá kết quả hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo từ 50% đến dưới 70% và không có chỉ số đánh giá kết quả thực hiện nội dung kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo nào được quy định tại Khoản 3 Điều 4 Thông tư này đạt dưới 50%: loại trung bình;
d) Chỉ số đánh giá kết quả hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo dưới 50%: loại kém.
1. Việc đánh giá kết quả hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo phải được lập thành hồ sơ. Hồ sơ đánh giá kết quả hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo bao gồm:
a) Bảng tổng hợp kết quả tự chấm điểm các tiêu chí, tiêu chí thành phần, chỉ số đánh giá kết quả hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo theo mẫu tại Phụ lục 01 và Phụ lục 03 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Các tài liệu chứng minh kết quả đạt được đối với các nội dung kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo, tiêu chí, tiêu chí thành phần;
c) Báo cáo diễn giải đầy đủ, cụ thể cách đánh giá, tính điểm đối với các nội dung, tiêu chí, tiêu chí thành phần.
2. Hồ sơ đánh giá kết quả hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo được lưu tại cơ quan thực hiện việc đánh giá và gửi 01 bộ về Bộ Tài nguyên và Môi trường sau khi công bố kết quả.
1. Kết quả đánh giá hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo phải được Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển phê duyệt trước khi công bố.
2. Việc công bố kết quả đánh giá hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo của năm đánh giá phải được thực hiện trước ngày 15 tháng 3 của năm sau.
3. Nội dung công bố: bảng tổng hợp đánh giá kết quả hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo quy định tại Phụ lục 03 ban hành kèm theo Thông tư này.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 13. Tổ chức thực hiện
1. Các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức đánh giá kết quả hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo theo quy định của Thông tư này, công bố công khai kết quả đánh giá trên trang thông tin điện tử của cơ quan mình và gửi kết quả đánh giá kèm theo hồ sơ đánh giá kết quả hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo về Bộ Tài nguyên và Môi trường.
2. Tổng cục Biển và hải đảo Việt Nam chịu trách nhiệm hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 11 năm 2016.
2. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển kịp thời phản ánh về Bộ Tài nguyên và Môi trường để xem xét, giải quyết.