Thông tư 21/2019/TT-BTTTT Quy định về thuyết minh doanh thu dịch vụ viễn thông
31-12-2019
01-04-2020
Bộ Thông tin và Truyền thông Số: 21/2019/TT-BTTTT |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2019 |
Thông tư
QUY ĐỊNH VỀ THUYẾT MINH
DOANH THU DỊCH VỤ VIỄN THÔNG
Căn cứ Luật Viễn thông ngày 23 tháng 11 năm 2009;
Căn cứ Luật Kế toán ngày 20 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 17/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017
của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ
Thông tin và Truyền thông;
Căn cứ Nghị định số 25/2011/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2011
của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Viễn
thông; Nghị định số 81/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ sửa
đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 25/2011/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2011
của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số
điều
của Luật Viễn thông và Nghị định số 49/2017/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2017 của
Chính phủ sửa đổi, bổ sung Điều 15 của Nghị định số 25/2011/NĐ-CP ngày 06 tháng
4 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của
Luật Viễn thông và Điều 30 của Nghị định số 174/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm
2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính,
viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Viễn thông,
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Thông tư quy định về thuyết minh doanh thu dịch vụ viễn thông.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Thông tư này quy định về thuyết minh doanh thu dịch vụ viễn thông, bao gồm các loại dịch vụ viễn thông phải thuyết minh doanh thu và chế độ báo cáo nghiệp vụ thuyết minh doanh thu phục vụ cho các hoạt động sau:
a) Quản lý nghiệp vụ viễn thông;
b) Xác định thị phần của doanh nghiệp viễn thông;
c) Thu, nộp phí quyền hoạt động viễn thông;
d) Tính khoản đóng góp của doanh nghiệp viễn thông vào Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam.
2. Việc ghi nhận doanh thu dịch vụ viễn thông của các doanh nghiệp viễn thông được thực hiện theo quy định của pháp luật kế toán.
Thông tư này áp dụng đối với:
1. Cơ quan quản lý nhà nước sử dụng số liệu doanh thu dịch vụ viễn thông trong hoạt động quản lý.
2. Doanh nghiệp viễn thông (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp).
1. Doanh nghiệp viễn thông có trách nhiệm thuyết minh doanh thu dịch vụ viễn thông theo quy định của pháp luật kế toán đối với các loại doanh thu sau:
a) Doanh thu từ việc cung cấp dịch vụ viễn thông cho người sử dụng dịch vụ viễn thông (sau đây gọi là doanh thu khách hàng) (không bao gồm doanh thu quy định tại các điểm b, c và d khoản này);
b) Doanh thu từ việc cung cấp dịch vụ viễn thông cho các doanh nghiệp viễn thông trong nước (sau đây gọi là doanh thu trong nước);
c) Doanh thu từ việc cung cấp dịch vụ viễn thông cho các đối tác nước ngoài hoạt động ngoài lãnh thổ Việt Nam (sau đây gọi là doanh thu quốc tế);
d) Doanh thu từ việc cung cấp dịch vụ viễn thông công ích cho người sử dụng dịch vụ viễn thông là đối tượng thụ hưởng dịch vụ viễn thông công ích (sau đây gọi là doanh thu công ích).
2. Không thuyết minh các loại doanh thu sau đây vào doanh thu dịch vụ viễn thông:
a) Doanh thu từ việc cung cấp dịch vụ không phải dịch vụ viễn thông, được doanh nghiệp cung cấp thông qua việc cung cấp dịch vụ viễn thông của mình;
b) Doanh thu từ việc hợp tác cung cấp dịch vụ không phải dịch vụ viễn thông, được doanh nghiệp hợp tác với các tổ chức, doanh nghiệp khác để cung cấp thông qua việc cung cấp dịch vụ viễn thông của mình;
c) Tiền ủng hộ theo quy định tại Thông tư số 09/2015/TT-BTTTT ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về quản lý, tổ chức hoạt động ủng hộ qua Cổng thông tin điện tử nhân đạo quốc gia;
d) Doanh thu từ việc bán, cho thuê các loại hàng hóa, thiết bị, bao gồm cả thiết bị viễn thông, dược doanh nghiệp bán, cho thuê thông qua việc cung cấp dịch vụ viễn thông của mình.
1. Thuyết minh doanh thu khách hàng (bao gồm khách hàng trả trước và trả sau) là thuyết minh các loại doanh thu sau đây:
a) Doanh thu hòa mạng (bao gồm doanh thu hòa mạng dịch vụ thông tin di động, doanh thu chuyển mạng viễn thông di động giữ nguyên số, doanh thu từ khách hàng khi thay đổi thông tin thuê bao), doanh thu lắp đặt (bao gồm doanh thu lắp đặt, doanh thu thu từ khách hàng khi thay đổi thông tin thuê bao) để sử dụng dịch vụ;
b) Doanh thu thuê bao;
c) Doanh thu thông tin.
2. Doanh thu hoà mạng, doanh thu lắp đặt (nếu có) là doanh thu phát sinh từ việc doanh nghiệp viễn thông cung cấp cho người sử dụng dịch vụ quyền kết nối vào mạng viễn thông công cộng.
3. Doanh thu thuê bao (nếu có) là doanh thu phát sinh từ việc doanh nghiệp viễn thông cung cấp cho người sử dụng dịch vụ khả năng duy trì quyền kết nối vào mạng viễn thông công cộng trong một khoảng thời gian nhất định.
4. Doanh thu thông tin (nếu có) là doanh thu phát sinh từ việc doanh nghiệp viễn thông cung cấp cho người sử dụng dịch vụ khả năng gửi, nhận thông tin qua mạng viễn thông công cộng tính theo thời gian liên lạc (năm, tháng, tuần, ngày, giờ, phút, giây), theo dung lượng (byte), theo số lượng gói thông tin (cuộc gọi, bản tin nhắn).
5. Doanh thu khách hàng quy định tại Điều này được sử dụng để xác định nghĩa vụ nộp phí quyền hoạt động viễn thông và khoản đóng góp của doanh nghiệp vào Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam.
6. Doanh nghiệp viễn thông lập báo cáo nghiệp vụ thuyết minh doanh thu khách hàng theo quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.
1. Thuyết minh doanh thu trong nước là thuyết minh các loại doanh thu sau đây:
a) Doanh thu từ việc cung cấp dịch vụ viễn thông cho doanh nghiệp viễn thông trong nước;
b) Doanh thu từ việc cho phép doanh nghiệp trong nước kết nối vào mạng viễn thông công cộng, dịch vụ viễn thông của mình.
2. Chênh lệch thanh toán trong nước của một doanh nghiệp viễn thông là khoản chênh lệch giữa doanh thu trong nước quy định tại khoản 1 Điều này với chi phí doanh nghiệp phải trả cho doanh nghiệp viễn thông trong nước khi:
a) Sử dụng dịch vụ viễn thông của doanh nghiệp viễn thông trong nước;
b) Kết nối với mạng viễn thông công cộng, dịch vụ viễn thông của doanh nghiệp viễn thông trong nước.
3. Chênh lệch thanh toán trong nước quy định tại khoản 2 Điều này được sử dụng để xác định nghĩa vụ nộp phí quyền hoạt động viễn thông và đóng góp của doanh nghiệp vào Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam. Trường hợp tổng chênh lệch thanh toán trong nước là giá trị âm thì khi xác định nghĩa vụ nộp phí quyền hoạt động viễn thông và đóng góp của doanh nghiệp vào Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam, giá trị này sẽ được xác định là giá trị âm.
4. Doanh nghiệp viễn thông lập báo cáo nghiệp vụ thuyết minh doanh thu trong nước và chênh lệch thanh toán trong nước theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.
1. Thuyết minh doanh thu quốc tế là thuyết minh các loại doanh thu sau đây:
a) Doanh thu từ việc cung cấp dịch vụ viễn thông cho các đối tác nước ngoài hoạt động ngoài lãnh thổ Việt Nam;
b) Doanh thu từ việc cho phép các đối tác nước ngoài hoạt động ngoài lãnh thổ Việt Nam kết nối với mạng viễn thông công cộng, dịch vụ viễn thông của mình.
2. Chênh lệch thanh toán quốc tế của một doanh nghiệp viễn thông là khoản chênh lệch giữa doanh thu quốc tế theo quy định tại khoản 1 Điều này với chi phí doanh nghiệp phải trả cho đối tác nước ngoài khi:
a) Sử dụng dịch vụ viễn thông của các đối tác nước ngoài hoạt động ngoài lãnh thổ Việt Nam;
b) Kết nối với mạng viễn thông, dịch vụ viễn thông của các đối tác nước ngoài hoạt động ngoài lãnh thổ Việt Nam.
3. Chênh lệch thanh toán quốc tế quy định tại khoản 2 Điều này được sử dụng để xác định nghĩa vụ nộp phí quyền hoạt động viễn thông và đóng góp của doanh nghiệp vào Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam. Trường hợp tổng chênh lệch thanh toán quốc tế là giá trị âm thì khi xác định nghĩa vụ nộp phí quyền hoạt động viễn thông và đóng góp của doanh nghiệp vào Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam, giá trị này sẽ được xác định là giá trị âm.
4. Doanh nghiệp viễn thông lập báo cáo nghiệp vụ thuyết minh doanh thu quốc tế và chênh lệch thanh toán quốc tế theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này.
1. Thuyết minh doanh thu công ích là thuyết minh các loại doanh thu sau đây:
a) Doanh thu từ việc cung cấp dịch vụ viễn thông công ích cho các đối tượng thụ hưởng dịch vụ viễn thông công ích đối với phần dịch vụ được áp dụng giá cước dịch vụ viễn thông công ích;
b) Doanh thu đã nhận được từ nguồn kinh phí hỗ trợ của Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam để cung cấp dịch vụ viễn thông công ích cho các đối tượng thụ hưởng dịch vụ viễn thông công ích.
2. Doanh nghiệp viễn thông lập báo cáo nghiệp vụ thuyết minh doanh thu công ích theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Không sử dụng doanh thu công ích để xác định nghĩa vụ nộp phí quyền hoạt động viễn thông và đóng góp của doanh nghiệp vào Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam.
1. Doanh nghiệp viễn thông có trách nhiệm lập báo cáo nghiệp vụ thuyết minh doanh thu dịch vụ viễn thông theo mẫu quy định tại các Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này và gửi về Cục Viễn thông theo thời hạn như sau:
a) Báo cáo nghiệp vụ thuyết minh doanh thu dịch vụ viễn thông quý chậm nhất là 45 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán quý;
b) Báo cáo nghiệp vụ thuyết minh doanh thu dịch vụ viễn thông năm kèm theo phần thuyết minh doanh thu dịch vụ viễn thông trong báo cáo tài chính năm đã được kiểm toán của doanh nghiệp (nếu có) chậm nhất là 105 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm.
2. Quy định về kỳ lập báo cáo nghiệp vụ thuyết minh doanh thu dịch vụ viễn thông của doanh nghiệp theo quy định kỳ lập báo cáo tài chính của pháp luật kế toán.
3. Doanh nghiệp nộp báo cáo nghiệp vụ thuyết minh doanh thu cung cấp dịch vụ viễn thông theo một trong các hình thức sau:
a) Nộp qua đường bưu chính, chuyển phát đến Cục Viễn thông;
b) Nộp trực tiếp tại trụ sở Cục Viễn thông;
c) Nộp thông qua thư điện tử chính thức của doanh nghiệp bản báo cáo có chữ ký số hoặc bản scan báo cáo có chữ ký và đóng dấu của doanh nghiệp đến địa chỉ thư điện tử được Cục viễn thông công bố;
d) Sử dụng hệ thống báo cáo trực tuyến do Cục Viễn thông cung cấp.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 4 năm 2020.
2. Kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, các văn bản sau đây bị bãi bỏ:
a) Thông tư số 21/2013/TT-BTTTT ngày 18 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định doanh thu dịch vụ viễn thông;
b) Thông tư số 01/2016/TT-BTTTT ngày 25 tháng 01 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 21/2013/TT-BTTTT ngày 18 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định doanh thu dịch vụ viễn thông.
3. Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật được viện dẫn ở Thông tư này được sửa đổi, bổ sung, thay thế bằng các văn bản quy phạm pháp luật khác thì áp dụng văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế đó.
4. Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục Viễn thông, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, Tổng giám đốc, Giám đốc các doanh nghiệp viễn thông, các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
5. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Viễn thông) để xem xét, giải quyết.