QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ YÊU CẦU ĐỐI
VỚI VẬT THỂ THUỘC DIỆN KIỂM DỊCH THỰC VẬT NHẬP KHẨU
National technical regulation on phytosanitary requirements for imported regulated articles
1. QUY ĐỊNH CHUNG
1.1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chuẩn này quy định về yêu cầu kiểm dịch thực vật
nhập khẩu đối với vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật nhập khẩu vào Việt Nam.
1.2. Đối tượng áp dụng
Quy chuẩn này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân
trong nước và nước ngoài có hoạt động liên quan đến nhập khẩu vật thể thuộc
diện kiểm dịch thực vật vào lãnh thổ Việt Nam.
1.3. Tài liệu viện dẫn
Thông tư số 35/2014/TT-BNNPTNT ngày 31/10/2014 của Bộ
trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ban hành Danh mục đối tượng kiểm dịch
thực vật của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
QCVN 01-2:2009/BNNPTNT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
về xử lý vật liệu đóng gói bằng gỗ trong thương mại quốc tế.
QCVN 01-141:2013/BNNPTNT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
về phương pháp lấy mẫu kiểm dịch thực vật.
QCVN 01-175:2014/BNNPTNT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
về quy trình lưu giữ, bảo quản và vận chuyển mẫu trong kiểm dịch thực vật.
TCVN 3937:2007 Kiểm dịch thực vật - Thuật ngữ và định
nghĩa
Bộ TCVN 12709 Quy trình giám định côn trùng và nhện
nhỏ hại thực vật.
Bộ TCVN 12195 Quy trình giám định nấm gây bệnh thực
vật.
Bộ TCVN 12371 Quy trình giám định vi khuẩn, virus, phytoplasma gây bệnh thực vật.
Bộ TCVN 12194 Quy trình giám định tuyến trùng gây bệnh
thực vật.
Bộ TCVN 12372 Quy trình giám định cỏ dại gây hại thực
vật.
1.4. Giải thích từ ngữ
Trong Quy chuẩn kỹ thuật này áp dụng các thuật ngữ định
nghĩa nêu trong TCVN 3937:2007 và các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1.4.1. Đối tượng kiểm dịch thực vật là sinh vật gây hại có nguy cơ gây thiệt hại
nghiêm trọng đối với thực vật, chưa có hoặc có nhưng phân bố hẹp ở Việt Nam và
phải được kiểm soát nghiêm ngặt.
1.4.2. Đối tượng phải kiểm soát là sinh vật gây hại không phải là đối
tượng kiểm dịch thực vật nhưng sự có mặt của chúng trên vật liệu dùng để làm
giống có nguy cơ gây thiệt hại lớn về kinh tế, phải được kiểm soát ở Việt Nam.
1.4.3. Sinh vật gây hại lạ là sinh vật gây hại chưa xác định được tên
khoa học và chưa từng được phát hiện ở Việt Nam.
1.4.4. Kiểm dịch thực vật là hoạt động ngăn chặn, phát hiện, kiểm
soát đối tượng kiểm dịch thực vật, đối tượng phải kiểm soát và sinh vật gây hại
lạ.
1.4.5. Kiểm tra vật thể thuộc diện kiểm
dịch thực vật là việc quan sát, lấy mẫu, giám định vật thể thuộc
diện kiểm dịch thực vật để xác định tình trạng nhiễm sinh vật gây hại hoặc sự
tuân thủ quy định về kiểm dịch thực vật.
1.4.6. Vật thể thuộc diện kiểm dịch thực
vật là
thực vật1, phương tiện sản xuất, bảo quản, vận chuyển hoặc các vật
thể khác có khả năng mang theo đối tượng kiểm dịch thực vật.
CHÚ THÍCH:1: Quy định tại Mục 11 Phụ lục 1
ban hành kèm theo Thông tư số 15/2018/TT-BNNPTNT ngày 29 tháng 10 năm 2018 của
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành bảng mã số HS đối với
Danh mục hàng hóa thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn.
1.4.7. Vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân
tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu vào Việt Nam gồm:
a) Cây và các bộ phận còn sống của cây.
b) Củ, quả tươi.
c) Cỏ và hạt cỏ.
d) Sinh vật có ích sử dụng trong lĩnh vực
bảo vệ thực vật.
e)Thực vật nhập khẩu phát hiện đối tượng
kiểm dịch thực vật của Việt Nam.
f) Các vật thể thuộc diện kiểm dịch thực
vật khác có nguy cơ cao mang theo đối tượng kiểm dịch thực vật do Cục Bảo vệ
thực vật xác định và báo cáo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
quyết định.
1.4.8. Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập
khẩu là
giấy do Cục Bảo vệ thực vật cấp cho các tổ chức, cá nhân nhập khẩu vật thể
thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập
khẩu vào Việt Nam.
2. QUY ĐỊNH VỀ YÊU CẦU KỸ THUẬT
2.1. Yêu cầu về kiểm tra
Việc kiểm tra lô vật thể thuộc diện kiểm dịch vật nhập
khẩu thực hiện như sau:
2.1.1. Kiểm tra sơ bộ
Kiểm tra chính thức bằng cảm quan bên ngoài lô vật
thể, bao bì đóng gói, phương tiện chuyên chở; khe, kẽ và những nơi sinh vật gây
hại có thể ẩn nấp; thu thập côn trùng bay, bò hoặc bám bên ngoài lô vật thể.
2.1.2. Kiểm tra chi tiết
Kiểm tra bên trong và lấy mẫu lô hàng theo quy định
tại QCVN 01-141:2013/BNNPTNT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương pháp lấy mẫu
kiểm dịch thực vật; thu thập các vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật mang
triệu chứng bị hại và sinh vật gây hại; phân tích giám định mẫu vật thể thuộc
diện kiểm dịch thực vật, sinh vật gây hại đã thu thập được.
2.2. Yêu cầu về phân tích giám định
Mẫu vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật và mẫu sinh
vật gây hại thu thập được phân tích giám định theo các phương pháp (Bảng 1),
như sau:
Bảng 1. Phương pháp phân tích giám định
TT | Nội dung | Phương pháp phân tích giám định |
1 | Phân
tích giám định côn trùng và nhện | Bộ
TCVN 12709 Quy trình giám định côn trùng và nhện nhỏ hại thực vật |
2 | Phân
tích giám định nấm | Bộ
TCVN 12195 Quy trình giám định nấm gây bệnh thực vật |
3 | Phân
tích giám định vi khuẩn, virus,
phytoplasma | Bộ
TCVN 12371 Quy trình giám định vi khuẩn, virus,
phytoplasma gây
bệnh thực vật |
4 | Phân
tích giám định tuyến trùng | Bộ
TCVN 12194 Quy trình giám định tuyến trùng gây bệnh thực vật |
5 | Phân
tích giám định cỏ dại | Bộ
TCVN 12372 Quy trình giám định cỏ dại gây hại thực vật |
2.3. Yêu cầu về nhiễm sinh vật gây hại
Căn cứ vào kết quả kiểm tra và phân tích giám định,
yêu cầu về nhiễm sinh vật gây hại trên lô vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật
nhập khẩu như sau:
2.3.1. Không có sinh vật gây hại trong
Danh mục đối tượng kiểm dịch thực vật của Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn ban hành qua từng thời kỳ (Bảng 2);
CHÚ THÍCH: Đối tượng kiểm dịch thực vật áp dụng theo
quy định tại Điều 25 của Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật được Bộ trưởng Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành tại Thông tư số 35/2014/TT-BNNPTNT
ngày 31 tháng 10 năm 2014.
Bảng 2: Mức giới hạn tối đa cho phép đối với đối
tượng kiểm dịch thực vật của Việt Nam trên lô vật thể thuộc diện kiểm dịch thực
vật nhập khẩu
STT | Tên Việt Nam | Tên khoa học | Giới hạn |
A. Côn trùng | |
1 | Sâu
thép | Agriotes lineatus(Linnaeus) | 0 |
2 | Ruồi
đục quả Nam Mỹ | Anastrepha fraterculus(Wiedemann) | 0 |
3 | Ruồi
đục quả Mê-hi-cô | Anastrepha ludens(Loew) | 0 |
4 | Ruồi
đục quả Tây Ấn | Anastrepha obliqua(Macquart) | 0 |
5 | Ruồi
đục quả hồng xiêm | Anastrepha serpentina(Wiedemann) | 0 |
6 | Ruồi
đục quả ổi | Anastrepha striata(Schiner) | 0 |
7 | Bọ
đầu dài hại bông | Anthonomus grandis(Boheman) | 0 |
8 | Ruồi
đục quả sọc trắng | Bactrocera albistrigata(de
Meijere) | 0 |
9 | Ruồi
đục quả bầu bí | Bactrocera depressa(Shiraki) | 0 |
10 | Ruồi
đục quả Queensland | Bactrocera tryoni(Froggatt) | 0 |
11 | Ruồi
đục quả Nhật Bản | Bactrocera tsuneonis(Miyake) | 0 |
12 | Bọ
trĩ hại đậu | Caliothrips fasciatus(Pergande) | 0 |
13 | Ngài
đục quả đào | Carposina sasakii(Matsumura) | 0 |
14 | Mọt
lạc serratus | Caryedon serratus(Olivier) | 0 |
15 | Mọt
to vòi | Caulophilus oryzae(Gyllenhal) | 0 |
16 | Ruồi
đục quả Địa Trung Hải | Ceratitis capitata(Wiedemann) | 0 |
17 | Ruồi
đục quả xoài | Ceratitis cosy ra(Karsch) | 0 |
18 | Ruồi
đục quả Rhodesia | Ceratitis quinaria(Bezzi) | 0 |
19 | Ruồi
đục quả Natal | Ceratitis rosa(Karsch) | 0 |
20 | Vòi
voi đục quả mận | Conotrachelus nenuphar(Herbst) | 0 |
21 | Ngài
hại sồi dẻ | Cydia latiferreana(Walsingham) | 0 |
22 | Ngài
đục quả óc chó | Cydia pomonella(Linnaeus) | 0 |
23 | Rệp
sáp vảy San Jose’ | Diaspidiotus perniciosus(Comstock)
Danzig | 0 |
24 | Bọ
cánh cứng hại rễ bầu bí | Diabrotica speciosa(Germar) | 0 |
25 | Ruồi
giấm cánh đốm | Drosophila suzukii(Matsumura) | 0 |
26 | Ngài
táo | Epiphyas postvittana(Walker) | 0 |
27 | Ruồi
hại củ hành | Eumerus strigatus(Fallen) | 0 |
28 | Bọ
đầu dài viền trắng | Graphognathus leucoloma(Boheman) | 0 |
29 | Ngài
đục quả mận | Grapholita funebrana(Treitschke) | 0 |
30 | Ngài
hại quả phương Đông | Grapholita molesta(Busck) | 0 |
31 | Ngài
hại quả anh đào | Grapholita packardi(Zeller) | 0 |
32 | Ngài
hại mận | Grapholita prunivora(Walsh) | 0 |
33 | Bọ
hung đen Châu Phi | Heteronychusarator (Fabricius) | 0 |
34 | Ngài
trắng Mỹ | Hyphantria cunea(Drury) | 0 |
35 | Bọ Colorado hại khoai tây | Leptinotarsa decemlineata(Say) | 0 |
36 | Rệp
sáp vảy đen Ross | Lindingaspis rossi(Maskell) | 0 |
37 | Sâu
róm rừng | Malacosoma parallela(Staudinger) | 0 |
38 | Ngài
cải bắp | Mamestra brassicae(Linnaeus) | 0 |
39 | Ruồi
phorid hại nấm | Megaselia halterata(Wood) | 0 |
40 | Bọ
hung viền trắng | Melolontha melolontha(Linnaeus) | 0 |
41 | Bọ
đầu dài hại mía Tây Ấn | Metamasius hemipterus(Linnaeus) | 0 |
42 | Muỗi
năn hại nấm | Mycophila speyeri(Barnes) | 0 |
43 | Mọt
lạc pallidus | Pachymerus pallidus(Olivier) | 0 |
44 | Vòi
voi hại nho | Phlyctinus callosus(Schoenherr) | 0 |
45 | Ngài
củ khoai tây | Phthorimaea operculella(Zeller) | 0 |
46 | Sâu
cuốn lá ăn tạp | Platynota stultana(Walsingham) | 0 |
47 | Bọ
hung Nhật Bản | Popillia japonica(Newman) | 0 |
48 | Mọt
đục hạt lớn | Prostephanus truncatus(Horn) | 0 |
49 | Ruồi
đục quả táo | Phagoletis pomonella(Walsh) | 0 |
50 | Vòi
voi hại đào | Phynchites heros(Roelofs) | 0 |
51 | Bọ
trĩ cam Nam Phi | Scirtothrips aurantii(Fauré) | 0 |
52 | Rệp
sáp vảy đỏ Tây Ấn | Selenaspidus articulatus(Morgan) | 0 |
53 | Sâu
đục thân mía cretica | Sesamia cretica(Lederve) | 0 |
54 | Mọt
thóc | Sitophilus granarius(Linnaeus) | 0 |
55 | Vòi
voi đục hạt xoài | Sternochetus mangiferae(Fabricius) | 0 |
56 | Sâu
đục thân cà chua | Symmetrischema tangolias(Gyen) | 0 |
57 | Ngài
hại quả | Thaumatotibia leucotreta(Meyrick) | 0 |
58 | Mọt
cứng đốt | Trogoderma granarium(Everts) | 0 |
59 | Mọt
da vệt thận | Trogoderma inclusum(LeConte) | 0 |
60 | Mọt
da ăn tạp | Trogoderma variabile(Ballion) | 0 |
61 | Mọt
đậu Mê-hi-cô | Zabrotes subfasciatus(Boheman) | 0 |
B. NHỆN | | |
62 | Nhện
đỏ Chi-lê | Brevipalpus chilensis(Baker) | 0 |
63 | Nhện
xanh hại sắn | Mononychellus tanajoa(Bondar) | 0 |
64 | Nhện
nhỏ Thái Bình Dương | Tetranychus pacificus(McGregor) | 0 |
C. NẤM | |
65 | Bệnh
cây hương lúa | Balansia oryzae - sativaeHashioka | 0 |
66 | Bệnh
thối khô củ khoai tây | Boeremia foveata(Foister) Aveskamp, Gruyter & Verkley | 0 |
67 | Bệnh
nấm cựa gà cao lương | Claviceps africanaFrederickson, Mantle & De Milliano | 0 |
68 | Bệnh
thối trắng hoa trà | Ciborinia camelliaeKohn | 0 |
69 | Bệnh
thối loét cây dẻ | Cryphonectria
parasitica(Murrill) Barr | 0 |
70 | Bệnh
thối đen quả nho | Guignardia bidwellii(Ellis) Viala & Ravaz | 0 |
71 | Bệnh
cháy lá cao su Nam Mỹ | Microcyclus ulei(Henn.) Arx | 0 |
72 | Bệnh
đốm lá cà phê Châu Mỹ | Mycena citricolor(Berk. & Curtis) Sacc. | 0 |
73 | Bệnh
khô cành cam quýt | Phoma tracheiphila(Petri) Kantachveli & Gikachvili | 0 |
74 | Bệnh
thối rễ bông | Phymatotrichopsis
omnivora(Duggar) Hennebert | 0 |
75 | Bệnh
thối quả bông | Phytophthora
boehmeriaeSawada | 0 |
76 | Bệnh
đốm củ khoai tây | Polyscytalum
pustulans(M.N. Owen & Makef) M.B. Ellis | 0 |
77 | Bệnh
rỉ sắt bạch đàn | Puccinia psidiiG. Winter | 0 |
78 | Bệnh
ung thư khoai tây | Synchytrium
endobioticum(Schilb.) Percival | 0 |
79 | Bệnh
than đen lúa mì | Tilletia indicaMitra | 0 |
80 | Bệnh
chết héo bông | Verticillium
albo-atrumReinke & Berthold | 0 |
D. VI KHUẨN | |
81 | Bệnh
vi khuẩn thối loét quả cà chua | Clavibacter
michiganensissubsp. michiganensis
(Smith) Davis | 0 |
82 | Bệnh
vi khuẩn héo rũ ngô | Pantoea stewartii(Smith) Mergaert | 0 |
83 | Bệnh
vi khuẩn đốm lá cà phê | Pseudomonas syringaepv. garcae Young et al. | 0 |
84 | Bệnh
vi khuẩn rụng lá nho | Xylella fastidiosaWells et al. | 0 |
E. VIRUS, VIROID | |
85 | Bệnh
virus khảm lá cỏ linh lăng | Alfalfa mosaic virus | 0 |
86 | Bệnh
virus đốm hình nhẫn cà phê | Coffee ringspot virus | 0 |
87 | Bệnh
virus sọc lá lạc | Peanut stripe virus | 0 |
88 | Bệnh
virus đốm tròn quả mận | Plum pox virus | 0 |
89 | Bệnh
viroid củ khoai tây hình thoi | Potato spindle tuber
viroid | 0 |
F. TUYẾN TRÙNG | |
90 | Tuyên
trùng hại hoa cúc | Aphelenchoides
ritzemabosi(Schwartz) Steiner & Buhrer | 0 |
91 | Tuyến
trùng gây héo thông | Bursaphelenchus
xylophilus(Steiner & Buhrer) Nickle | 0 |
92 | Tuyến
trùng tiêm đọt sần lúa | Ditylenchus angustus(Butler) Filipjev | 0 |
93 | Tuyến
trùng gây thối củ | Ditylenchus
destructorThorne | 0 |
94 | Tuyến
trùng thân | Ditylenchus dipsaci(Kuhn) Filipjev | 0 |
95 | Tuyến
trùng bào nang khoai tây | Globodera pallida(Stone) Behrens | 0 |
96 | Tuyến
trùng bào nang ánh vàng khoai tây | Globodera
rostochiensis(Wollenweber) Behrens | 0 |
97 | Tuyến
trùng nốt sần rễ chitwoodi | Meloidogyne chitwoodiGolden, O'Ban non, Santo & Finley | 0 |
98 | Tuyến
trùng nốt sần rễ ethiopica | Meloidogyne ethiopicaWhitehead | 0 |
99 | Tuyến
trùng nốt sần rễ fallax | Meloidogyne fallaxKarssen | 0 |
100 | Tuyến
trùng nốt sần rễ hapla | Meloidogyne haplaChitwood | 0 |
101 | Tuyến
trùng giả nốt sần | Nacobbus aberrans(Thorne)
Thorne &
Allen | 0 |
102 | Tuyến
trùng đục thân, củ | Radopholus similis(Cobb)
Thorne | 0 |
103 | Tuyến
trùng thối thân, rễ cọ dầu, dừa | Rhadinaphelenchus cocophilus(Cobb) Goodey | 0 |
G. CỎ DẠI | |
104 | Cây
kế đồng | Cirsium arvense(L.) Scop. | 0 |
105 | Tơ
hồng Nam | Cuscuta australisR. Br. | 0 |
106 | Tơ
hồng Trung Quốc | Cuscuta chinensisLam. | 0 |
107 | Cỏ
chổi Ai Cập | Orobanche aegyptiacaPers. | 0 |
108 | Cỏ
chổi hoa rủ | Orobanche cernuaLoefl. | 0 |
109 | Cỏ
chổi hoa sò | Orobanche crenataForssk. | 0 |
110 | Cỏ
chổi ramosa | Orobanche ramosaL. | 0 |
111 | Cỏ
ma kí sinh angustifolia | striga angustifolia(D. Don) C. J. Saldanha | 0 |
112 | Cỏ
ma ký sinh asiatica | striga asiatica(L.) Kuntze | 0 |
113 | Cỏ
ma kí sinh densiflora | striga densiflora(Benth.) Benth. | 0 |
114 | Cỏ
ma kí sinh hermonthica | striga hermonthica(Del.) Benth. | 0 |
CHÚ THÍCH: Giới hạn “0”: Không phát hiện
đối tượng kiểm dịch thực vật trên mẫu thu thập và lấy từ lô vật thể thuộc diện
kiểm dịch thực vật nhập khẩu.
2.3.2.Không có sinh vật gây hại trong Danh mục đối tượng
phải kiểm soát do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành theo từng
thời kỳ;
CHÚ THÍCH: Đối tượng phải kiểm soát áp dụng theo quy
định tại Điều 25 của Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật kể từ khi được Bộ trưởng
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.
2.3.3.Không có sinh vật gây hại lạ.
2.4. Yêu Cầu về bao bì đóng gói
Bao bì, vật liệu bằng gỗ sử dụng để đóng gói vật thể
thuộc diện kiểm dịch thực vật nhập khẩu phải được xử lý theo quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia QCVN 01-2:2009/BNNPTNT Quy chuẩn Kỹ thuật quốc gia về xử lý vật liệu
đóng gói bằng gỗ trong thương mại quốc tế.
2.5. Lưu giữ, bảo quản và vận chuyển mẫu
Việc lưu giữ, bảo quản và vận chuyển mẫu
thực hiện theo QCVN 01-175:2014/BNNPTNT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy
trình lưu giữ, bảo quản và vận chuyển mẫu trong kiểm dịch thực vật.
3. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ
3.1.Vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật nhập khẩu phải
thực hiện kiểm dịch thực vật theo quy định tại Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực
vật và các văn bản hướng dẫn Luật.
3.2. Yêu cầu về hồ sơ
3.2.1. Có Giấy chứng nhận kiểm dịch thực
vật do cơ quan có thẩm quyền về kiểm dịch thực vật của nước xuất khẩu cấp;
3.2.2. Có Giấy phép kiểm dịch thực vật
nhập khẩu do cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật ở trung ương của
Việt Nam cấp (đối với vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy
cơ dịch hại trước khi nhập khẩu vào Việt Nam).
CHÚ THÍCH: Mẫu Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu
quy định tại Thông tư số 43/2018/TT-BNNPTNT ngày 28 tháng 12 năm 2018 của Bộ
trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
3.3.Việc phân tích giám định sinh vật gây hại trên vật
thể thuộc diện kiểm dịch thực vật được thực hiện tại các tổ chức đánh giá sự
phù hợp về kiểm dịch thực vật đã được đăng ký lĩnh vực hoạt động theo quy định
tại Nghị định 107/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về điều kiện
kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp và Nghị định 154/2018/NĐ-CP ngày
09/11/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện
đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và công nghệ
và một số quy định về kiểm tra chuyên ngành và được Cục Bảo vệ thực vật công
nhận được thực hiện phân tích giám định đối tượng kiểm dịch thực vật, đối tượng
phải kiểm soát và sinh vật gây hại lạ hoặc do cơ quan kiểm dịch thực vật thực
hiện.
3.4.Vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật nhập khẩu bị
nhiễm sinh vật gây hại quy định tại Mục 2.3 của Quy chuẩn này thì sẽ phải xử lý
theo quy định của Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật. Lệnh giữ lại và xử lý vật
thể thuộc diện kiểm dịch thực vật theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm
theo Quy chuẩn này.
3.5. Cơ quan kiểm dịch thực vật cấp Giấy chứng nhận kiểm
dịch thực vật nhập khẩu đối với vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật đáp ứng
yêu cầu của quy chuẩn này.
CHÚ THÍCH: Mẫu Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu quy định tại
Thông tư số 33/2014/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn.
4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
4.1.Cục Bảo vệ thực vật chủ trì, phối hợp với các cơ quan
chức năng có liên quan tổ chức thực hiện, phổ biến, hướng dẫn, thanh tra, kiểm
tra việc thực hiện Quy chuẩn này theo quy định pháp luật; trình Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn điều chỉnh, bổ sung các nội dung tại Quy chuẩn này khi
cần thiết; công nhận, chỉ định các tổ chức đánh giá sự phù hợp về kiểm dịch
thực vật thực hiện phân tích giám định đối tượng kiểm dịch thực vật, đối tượng
phải kiểm soát và sinh vật gây hại lạ.
4.2.Các cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động liên quan đến
việc nhập khẩu vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật vào lãnh thổ Việt Nam có
trách nhiệm thực hiện và tuân thủ quy định tại Quy chuẩn này.
4.3.Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật, tiêu
chuẩn, quy chuẩn, tài liệu viện dẫn hoặc hướng dẫn quy định tại Quy chuẩn kỹ
thuật này có sự thay đổi, bổ sung hoặc được thay thế thì thực hiện theo văn bản
mới./.
Lệnh giữ lại và xử lý vật thể thuộc diện kiểm
dịch thực vật
Unloaded ceasing and treating
order of the regulated article
Kính gửi:
..........................
To:
Căn cứ vào Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật của nước
Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và tình trạng nhiễm sinh vật gây hại của vật
thể dưới đây:
According
to the Law on Plant Protection and Quarantine of the Socialist Republic of
Vietnam and the pest - infested state of the under discribed regulated article:
- Tên vật thể bị nhiễm sinh vật gây hại
(hàng hoá, kho hoặc phương tiện chuyên chở) (1)
Name
of regulated article (commodity, store or means of conveyance) (1)
- Số lượng:.......................................... Khối lượng:.......................................................
Quantity:............................................ Weight:..............................................................
- Tên và địa chỉ chủ hàng:............................................................................................
(Người xuất khẩu, thủ kho hoặc chủ phương tiện chuyên
chở) (2)
Name and adress of
Owners of regulated article:...................................................
(Exporter, store-keeper or owner of means of conveyance) (2): .........................
- Tên và địa chỉ người nhận:
Name
and address of consignee:
- Phương tiện chuyên chở................................................ Quốc
tịch:.........................
Means of conveyance Nationality
- Bị nhiễm sinh vật gây hại thuộc đối tượng kiểm dịch
thực vật của nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đối tượng phải kiểm soát
hoặc sinh vật gây hại lạ, cụ thể là:
Infested
by regulated pests of the Socialist Republic of Vietnam and other dangerous
pests, concretely as follow(s)
- Nay quyết định biện pháp xử lý lô vật thể đó như sau:............................................
Treatment
measures must be applied to the regulated article as follow:
□Xông hơi khử trùng (Fumigation)
Thuốc khử trùng và nồng độ (Fumigantand
concentration):
Địa điểm khử trùng (Place of fumigation):
Thời gian:
Quy định sau khử trùng (Regulations after fumigation):
Duration
of exposure
□Tái xuất (Re-export):………………… Thời gian: …………………
□
Tiêu hủy (Destroy):…………………….. Thời gian: …………………….
□ Biện pháp khác (Other):
…………….. Thời
gian: …………………….
Nơi
nhận: ……. To:......... …….. ………………….. ………………….. (1), (2) Chữ nào
không dùng thì xoá đi | Ngày …/…/…. Date: Thủ trưởng cơ quan kiểm dịch thực vật Chief of Plant Quarantine
Service (Ký
tên, đóng dấu) (Name,
signature, stamp) |