Thông tư 14/2015/TT-BVHTTDL Thông tư 14/2015/TT-BVHTTDL Quy định về điều kiện chuyên môn của cơ sở tổ chức hoạt động lặn biển thể thao giải trí
14/2015/TT-BVHTTDL
Thông tư
Còn hiệu lực
22-12-2015
20-02-2016
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Số: 14/2015/TT-BVHTTDL |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 22 tháng 12 năm 2015 |
Thông tư
QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU KIỆN CHUYÊN MÔN CỦA CƠ SỞ TỔ CHỨC HOẠT
ĐỘNGLẶN BIỂN THỂ THAO GIẢI TRÍ
Căn cứ Luật Thể dục, thểthao ngày 29 tháng 11 năm 2006;
Căn cứ Nghị định số112/2007/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điềucủa Luật Thể dục, thểthao;
Căn cứ Nghị định số
76/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hóa,
Thể thao và Du lịch;
Theo đề nghị của Tổng cục
trưởng Tổng cục Thể dục thể thao,
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Thông tư quy định về điều
kiện chuyên môn của cơ sở tổ chức hoạt động lặn biển thể
thao giải trí.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân viên chuyên môn của cơ sở tổ chức hoạt động lặn biển thể thao giải trí.
Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động lặn biển thể thao giải trí tại Việt Nam và tổ chức, cá nhân có liên quan.
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Lặn biển thể thao giải trí là hoạt động thể chất dưới biển, nhằm rèn luyện sức khỏe, thỏa mãn nhu cầu giải trí của con người.
2. Phương tiện thủy nội địa (sau đây gọi tắt là phương tiện thủy) gồm tàu, thuyền, các cấu trúc nổi khác có động cơ hoặc không có động cơ hoạt động trên đường thủy nội địa.
1. Cơ sở vật chất, khu vực tổ chức lặn biển của cơ sở thể thao tổ chức lặn biển:
a) Khu vực lặn biển phải có đầy đủ hệ thống phao tiêu, biển báo được định vị phù hợp với tọa đồ trên hải đồ đã được cho phép. Phao tiêu, biển báo phải có màu sắc tương phản với màu nước và cảnh quan môi trường để dễ quan sát;
b) Có khu vực tập kết phương tiện thủy và neo đậu phương tiện thủy;
c) Có phòng thay đồ, gửi đồ, nhà tắm, khu vực vệ sinh, để xe;
d) Có sổ theo dõi người tham gia lặn biển bao gồm những nội dung chủ yếu: họ và tên người lặn, số chứng minh nhân dân, tình trạng sức khỏe, địa chỉ và số điện thoại liên hệ khi cần thiết;
đ) Có bảng nội quy treo ở nơi dễ quan sát quy định giờ tập luyện, hướng dẫn đảm bảo an toàn cho người lặn, bảo vệ tài nguyên môi trường biển, các hành vi bị nghiêm cấm.
2. Phương tiện thủy phải đáp ứng đầy đủ các quy định pháp luật về giao thông đường thủy nội địa.
3. Thời gian tổ chức hoạt động phải phù hợp với thời tiết, khí hậu của từng vùng biển, vùng lãnh hải theo quy định của pháp luật.
4. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định cụ thể về khu vực và thời gian tổ chức hoạt động lặn biển thể thao giải trí trên địa bàn.
1. Có trang thiết bị, dụng cụ lặn biển bao gồm:
a) Trang bị bảo hộ cá nhân dành cho khách lặn: Máy nén khí, bình khí nén, đồng hồ định vị, đồng hồ đo áp lực, đồng hồ đo độ sâu, đồng hồ đo nhiệt độ, đồng hồ đo thời gian lặn, quần áo lặn, thắt lưng chì, chân vịt, kính lặn, ống thở, hệ thống van, đường ống dẫn khí đến miệng thở và một số trang thiết bị khác;
b) Hệ thống thông tin liên lạc, phao cứu sinh;
c) Dụng cụ và túi thuốc sơ cấp cứu ban đầu, bình ô xy.
2. Các trang thiết bị kỹ thuật lặn biển phải bảo đảm an toàn kỹ thuật theo quy định của pháp luật.
1. Có huấn luyện viên, hướng dẫn viên bảo đảm yêu cầu sau đây:
a) Huấn luyện viên:
- Có giấy chứng nhận chuyên môn lặn biển do Tổng cục Thể dục thể thao hoặc Hiệp hội thể thao dưới nước Việt Nam hoặc tổ chức lặn biển thể thao giải trí nước ngoài cấp và được Tổng cục Thể dục thể thao công nhận;
- Có 2 năm liên tục làm hướng dẫn viên lặn biển giải trí được cơ sở tổ chức lặn biển thể thao giải trí xác nhận.
b) Hướng dẫn viên có chuyên môn lặn biển thể thao được Tổng cục Thể dục thể thao hoặc Hiệp hội thể thao dưới nước Việt Nam chứng nhận.
2. Có nhân viên y tế trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên.
3. Có người điều khiển phương tiện thủy và vận hành máy thủy phục vụ lặn biển có bằng lái, chứng nhận chuyên môn theo quy định của pháp luật.
1. Có hệ thống thông tin liên lạc đảm bảo kết nối liên tục với Trung tâm tìm kiếm, cứu nạn của địa phương hoặc của quốc gia đến các khu vực hoạt động trong phạm vi quản lý của đơn vị.
2. Khi tổ chức hoạt động lặn biển, cơ sở thể thao có trách nhiệm:
a) Hướng dẫn người tham gia lặn biển sử dụng bình khí, các thiết bị lặn và phao cứu sinh trước khi cho khách tham gia hoạt động;
b) Mua bảo hiểm thân thể cho người tham gia hoạt động lặn biển;
c) Xem xét tình trạng sức khỏe của người tham gia lặn biển;
d) Bố trí mỗi huấn luyện viên hướng dẫn lặn không quá 02 người trong một lần lặn; mỗi hướng dẫn viên hướng dẫn lặn không quá 01 người trong một lần lặn;
đ) Khi có người lặn dưới biển, tàu phải treo cờ hiệu để báo hiệu đảm bảo an toàn cho người lặn. Cờ hiệu hình đuôi én, một nửa có màu trắng, một nửa có màu xanh;
e) Không để người bị bệnh về tim mạch, huyết áp, bệnh về đường hô hấp, những người uống rượu, bia hoặc dùng chất kích thích tham gia lặn biển.
3. Người tham gia hoạt động lặn biển có trách nhiệm khai báo tình trạng sức khỏe theo quy định của cơ sở và chịu trách nhiệm về khai báo của mình.
1. Tổng cục Thể dục thể thao có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này.
2. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Sở Văn hóa, Thể thao) các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm hướng dẫn, tổ chức thực hiện Thông tư này tại địa phương.
Cơ sở tổ chức hoạt động lặn biển thể thao giải trí đã thành lập nhưng chưa bảo đảm đủ điều kiện theo quy định tại Thông tư này phải bổ sung, hoàn thiện điều kiện trong thời gian 06 tháng kể từ ngày Thông tư có hiệu lực.
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 20 tháng 02 năm 2016.
Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh vướng mắc, đề nghị các cơ quan tổ chức, cá nhân kịp thời phản ánh về Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để nghiên cứu, kịp thời giải quyết./.