Thông tư 103/2021/TT-BQP Kiểm định chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe máy chuyên dùng trong Bộ Quốc phòng
23-07-2021
05-09-2021
Bộ Quốc phòng Số: 103/2021/TT-BQP |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 23 tháng 07 năm 2021 |
Thông tư
QUY ĐỊNH VỀ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG AN TOÀN KỸ THUẬT VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG XE MÁY CHUYÊN DÙNG TRONG BỘ QUỐC PHÒNG
Căn cứ khoản 6 Điều 55 Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 164/2017/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng;
Theo đề nghị của Chủ nhiệm Tổng cục Kỹ thuật;
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư quy định về kiểm định chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe máy chuyên dùng trong Bộ Quốc phòng.
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định về kiểm định chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe máy chuyên dùng trong Bộ Quốc phòng có tham gia giao thông đường bộ (sau đây viết chung là kiểm định).
1. Thông tư này áp dụng đối với các trung tâm, trạm kiểm định an toàn kỹ thuật xe - máy quân sự (sau đây viết chung là cơ sở kiểm định); các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân trong Bộ Quốc phòng có liên quan đến việc kiểm định xe máy chuyên dùng.
2. Thông tư này không áp dụng đối với việc kiểm định xe máy chuyên dùng của các doanh nghiệp trong Bộ Quốc phòng đã cổ phần hóa mà Nhà nước nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ.
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Xe máy chuyên dùng gồm: Xe máy chuyên dùng quân sự; xe máy thi công; xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp được trang bị cho các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp quy định tại Phụ lục IV kèm theo Thông tư này.
2. Kiểm định xe máy chuyên dùng là việc tiến hành kiểm tra định kỳ, đánh giá tình trạng chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe máy chuyên dùng để chứng nhận xe máy chuyên dùng đó đủ điều kiện tham gia giao thông.
3. Chu kỳ kiểm định là khoảng thời gian tính bằng tháng, giữa hai lần kiểm định.
4. Phiếu kiểm định là bản tổng hợp ghi kết quả kiểm định chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe máy chuyên dùng khi kiểm định.
5. Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (sau đây viết chung là Giấy chứng nhận kiểm định) là chứng chỉ xác nhận xe máy chuyên dùng đó đã được kiểm tra đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định, đủ điều kiện tham gia giao thông.
6. Tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (sau đây viết chung là Tem kiểm định) là biểu trưng được cơ quan có thẩm quyền cấp, dán lên xe máy chuyên dùng sau kiểm định đạt tiêu chuẩn kỹ thuật, được phép tham gia giao thông theo thời hạn ghi trên Tem kiểm định.
7. Chỉ huy cơ sở kiểm định là cá nhân có chức trách, quyền hạn được phép ký tên, đóng dấu trên Phiếu kiểm định, Giấy chứng nhận kiểm định, Tem kiểm định.
1. Không kiểm định mà cấp Giấy chứng nhận kiểm định, dán Tem kiểm định.
2. Tự ý in phôi Giấy chứng nhận kiểm định, Tem kiểm định để sử dụng; bóc, dán Tem kiểm định; sửa đổi các nội dung thông tin in trên Giấy chứng nhận kiểm định và Tem kiểm định.
3. Bố trí người thực hiện công việc kiểm định không đúng quy định.
4. Đưa xe máy chuyên dùng không kiểm định hoặc đã hết thời hạn kiểm định, xe máy chuyên dùng không đảm bảo chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường tham gia giao thông.
Điều kiện hoạt động và tiêu chuẩn cán bộ, kiểm định viên, nhân viên thống kê kiểm định xe máy chuyên dùng thực hiện theo quy định tại Thông tư số 18/2013/TT-BQP ngày 07 tháng 02 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định về điều kiện hoạt động và tiêu chuẩn cán bộ, kiểm định viên, nhân viên thống kê các trung tâm, trạm kiểm định an toàn kỹ thuật xe - máy quân sự.
1. Khu vực Hà Nội: Trung tâm Kiểm định an toàn kỹ thuật số 01 Cục Xe - Máy/Tổng cục Kỹ thuật; Trạm Kiểm định an toàn kỹ thuật số 02 Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội.
2. Khu vực Việt Bắc: Trạm Kiểm định an toàn kỹ thuật số 05 Quân khu 1.
3. Khu vực Tây Bắc: Trạm Kiểm định an toàn kỹ thuật số 06 Quân khu 2.
4. Khu vực Đông Bắc - Duyên hải phía Bắc: Trạm Kiểm định an toàn kỹ thuật số 07 Quân khu 3.
5. Khu vực Nam Quân khu 3 - Bắc Quân khu 4: Trạm Kiểm định an toàn kỹ thuật số 09 Quân đoàn 1.
6. Khu vực Bắc Trung Bộ: Trạm Kiểm định an toàn kỹ thuật số 10 Quân khu 4.
7. Khu vực miền Trung - Tây Nguyên: Trạm Kiểm định an toàn kỹ thuật số 11 Cục Xe - Máy/Tổng cục Kỹ thuật; Trạm Kiểm định an toàn kỹ thuật số 12 Quân khu 5; Trạm Kiểm định an toàn kỹ thuật số 13 Quân đoàn 3; Trạm Kiểm định an toàn kỹ thuật số 14 Cục Xe - Máy/Tổng cục Kỹ thuật.
8. Khu vực miền Đông Nam Bộ: Trung tâm Kiểm định an toàn kỹ thuật số 17 Cục Xe - Máy/Tổng cục Kỹ thuật; Trạm Kiểm định an toàn kỹ thuật số 16 Quân khu 7.
9. Khu vực miền Tây Nam Bộ: Trạm Kiểm định an toàn kỹ thuật số 19 Quân khu 9.
10. Xe máy chuyên dùng của Binh chủng Công binh: Trạm Kiểm định an toàn kỹ thuật số 20 Binh chủng Công binh.
QUY ĐỊNH VỀ KIỂM ĐỊNH
Điều 7. Chu kỳ kiểm định
1. Xe máy chuyên dùng nhập khẩu hoặc sản xuất, lắp ráp trong nước chu kỳ kiểm định lần đầu 36 tháng, chu kỳ kiểm định định kỳ 24 tháng.
2. Xe máy chuyên dùng được cải hoán, cải tạo chu kỳ kiểm định lần đầu 24 tháng, chu kỳ kiểm định định kỳ 12 tháng.
3. Xe máy chuyên dùng có niên hạn sử dụng trên 10 năm tính từ năm sản xuất chu kỳ kiểm định định kỳ 12 tháng.
4. Các trường hợp xe máy chuyên dùng nhập khẩu; sản xuất, lắp ráp trong nước; sau cải tạo cần tham gia giao thông để di chuyển về địa điểm cần thiết, được kiểm định theo quy định tại Thông tư này. Nếu đạt yêu cầu, được cấp Giấy chứng nhận kiểm định, dán Tem kiểm định có thời hạn 30 ngày, kể từ ngày kiểm định.
1. Hồ sơ kiểm định lần đầu gồm:
a) Giấy giới thiệu hoặc công văn đề nghị kiểm định do chỉ huy đơn vị cấp Trung đoàn hoặc tương đương trở lên ký tên, đóng dấu;
b) Chứng nhận đăng ký (trường hợp xe máy chuyên dùng chưa đăng ký thì trong giấy giới thiệu hoặc công văn đề nghị phải ghi rõ nhãn hiệu xe, số khung, số máy);
c) Lý lịch xe máy chuyên dùng (chỉ áp dụng đối với xe máy chuyên dùng đã đăng ký);
d) Bản sao tài liệu kỹ thuật hoặc thông số kỹ thuật cơ bản của xe máy chuyên dùng. Đối với xe máy chuyên dùng cải tạo là bản sao bản vẽ tổng thể, thông số kỹ thuật cơ bản, giấy chứng nhận chất lượng và an toàn kỹ thuật xe máy chuyên dùng sau cải tạo hoặc biên bản nghiệm thu chất lượng xe máy chuyên dùng sau cải tạo của cấp có thẩm quyền.
2. Hồ sơ kiểm định định kỳ gồm: Các tài liệu quy định tại các điểm a, b, c khoản 1 Điều này.
1. Xe máy chuyên dùng được kiểm định tại cơ sở kiểm định hoặc cơ động kiểm định.
2. Kiểm định xe máy chuyên dùng phải thực hiện đầy đủ các nội dung theo quy định tại Phụ lục I kèm theo Thông tư này. Trường hợp cơ động kiểm định phải thực hiện thêm các nội dung theo quy định tại Phụ lục II kèm theo Thông tư này.
1. Kết quả kiểm định từng nội dung của xe máy chuyên dùng do các kiểm định viên đánh giá và ghi vào Phiếu kiểm định, báo cáo chỉ huy cơ sở kiểm định kết luận, ký tên, đóng dấu theo quy định.
2. Cấp Giấy chứng nhận kiểm định, dán Tem kiểm định
a) Xe máy chuyên dùng sau kiểm định đạt yêu cầu tất cả các nội dung theo quy định tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tư này thì được cấp Giấy chứng nhận kiểm định, dán Tem kiểm định;
b) Thời hạn có hiệu lực kiểm định của xe máy chuyên dùng được ghi trực tiếp trong nội dung Tem kiểm định.
1. Phiếu kiểm định được in đen trắng một mặt trên khổ giấy A4 theo quy định tại Mẫu số 01 Phụ lục III kèm theo Thông tư này.
2. Giấy chứng nhận kiểm định được in màu một mặt trên khổ giấy A4 theo quy định tại Mẫu số 02 Phụ lục III kèm theo Thông tư này.
3. Phiếu kiểm định, Giấy chứng nhận kiểm định chỉ có giá trị khi ghi đầy đủ nội dung và được Chỉ huy cơ sở kiểm định ký tên, đóng dấu theo quy định.
1. Tem kiểm định hình tròn, đường kính 95mm, chất liệu giấy và được dán màng nilon bảo vệ; in màu hai mặt theo quy định tại Mẫu 03 Phụ lục III kèm theo Thông tư này.
2. Tem kiểm định chỉ có giá trị khi ghi đầy đủ nội dung và được chỉ huy cơ sở kiểm định ký tên, đóng dấu theo quy định.
3. Các trường hợp Tem kiểm định hết hiệu lực
a) Sau ngày có hiệu lực được ghi trong nội dung Tem kiểm định;
b) Xe máy chuyên dùng bị hư hỏng đến mức không đảm bảo an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định;
c) Tem kiểm định bị hư hỏng do bong, tróc hoặc tẩy xóa. Trường hợp vì lý do khách quan Tem kiểm định bị hỏng, đơn vị phải có văn bản đề nghị cơ sở kiểm định (nêu rõ lý do) xin đổi Tem kiểm định khác.
4. Vị trí dán Tem kiểm định
a) Đối với xe máy chuyên dùng có kính chắn gió phía trước: dán bên trong phía trên bên phải kính chắn gió theo chiều tiến của xe;
b) Đối với các xe máy chuyên dùng không có kính chắn gió phía trước: dán bên trong buồng lái hoặc tại vị trí dễ quan sát, tránh tác động khách quan làm hỏng Tem kiểm định.
Hồ sơ kiểm định do cơ sở kiểm định lập, lưu giữ và hủy tại cơ sở kiểm định trong thời hạn 03 năm (36 tháng) kể từ ngày kiểm định, gồm:
1. Sổ theo dõi xe máy chuyên dùng vào kiểm định.
2. Phiếu kiểm định của từng xe máy chuyên dùng.
3. Kết quả đo, kiểm tra các thông số kỹ thuật theo từng nội dung kiểm tra (nếu có).
4. Dữ liệu kiểm định được lưu trong phần mềm quản lý thông tin hành chính và kết quả kiểm định.
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ
Điều 14. Trách nhiệm của Tổng cục Kỹ thuật
1. Chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và trước pháp luật về công tác quy hoạch, kế hoạch, tổ chức, hoạt động kiểm định xe máy chuyên dùng trong toàn quân.
2. Chỉ đạo Cục Xe - Máy:
a) Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra các cơ sở kiểm định; các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thực hiện đúng công tác kiểm định xe máy chuyên dùng theo quy định tại Thông tư này;
b) Xây dựng nội dung, chương trình tổ chức tập huấn cấp Giấy chứng nhận, Thẻ kiểm định viên cho các đối tượng theo quy định;
c) Xây dựng phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin trong chỉ đạo điều hành, quản lý công tác kiểm định xe máy chuyên dùng và hướng dẫn các cơ sở kiểm định, đơn vị khai thác sử dụng;
d) In, quản lý các loại phôi Giấy chứng nhận kiểm định, Tem kiểm định quy định tại khoản 2 Điều 11 và khoản 1 Điều 12 Thông tư này.
1. Chỉ đạo cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc quyền thực hiện công tác kiểm định xe máy chuyên dùng theo đúng quy định tại Thông tư này.
2. Chịu trách nhiệm duy trì tốt tình trạng kỹ thuật của xe máy chuyên dùng giữa hai kỳ kiểm định.
1. In Phiếu kiểm định xe máy chuyên dùng.
2. Thực hiện kiểm định xe máy chuyên dùng đúng các nội dung theo quy định tại Thông tư này.
3. Đánh giá, kết luận trung thực kết quả kiểm định các loại xe máy chuyên dùng.
4. Cấp giấy Chứng nhận kiểm định, Tem kiểm định cho xe máy chuyên dùng đủ điều kiện lưu hành.
5. Trực tiếp dán Tem kiểm định lên xe máy chuyên dùng.
6. Tham gia đánh giá, nghiệm thu chất lượng xe máy chuyên dùng cho các nhiệm vụ bảo đảm kỹ thuật: Sửa chữa, tăng hạn, đồng bộ trang bị xe máy chuyên dùng khi cấp trên giao.
7. Kiểm định xe máy chuyên dùng khi có yêu cầu đặc biệt.
8. Tổng hợp báo cáo kết quả kiểm định với cơ quan nghiệp vụ cấp trên và Cục Xe - Máy/Tổng cục Kỹ thuật theo quy định.
9. Lưu giữ hồ sơ, dữ liệu kiểm định và hủy theo quy định tại Điều 13 Thông tư này.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 17. Hiệu lực thi hành và điều khoản chuyển tiếp
1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 9 năm 2021.
2. Trường hợp văn bản viện dẫn trong Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng theo văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.
1. Chủ nhiệm Tổng cục Kỹ thuật, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc các cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên quan kịp thời phản ánh về Bộ Quốc phòng (qua Tổng cục Kỹ thuật) để nghiên cứu, giải quyết./.