Thông tư 08/2011/TT-BNV Hướng dẫn một số điều của Nghị định số 06/2010/NĐ-CP ngày 25 tháng 01 năm 2010 của Chính phủ quy định những người là công chức
08/2011/TT-BNV
Thông tư
Còn hiệu lực
02-06-2011
19-06-2011
20-07-2011
Bộ Nội vụ
Số: 08/2011/TT-BNV
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 02 tháng 06 năm 2011
Thông tư
HƯỚNG DẪN MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 06/2010/NĐ-CP NGÀY 25 THÁNG 01 NĂM 2010 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH NHỮNG NGƯỜI LÀ CÔNG CHỨC
Căn cứ Luật Cán bộ, công chức ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 06/2010/NĐ-CP ngày 25 tháng 01 năm 2010 của Chính phủ quy định những người là công chức;
Căn cứ Nghị định số 48/2008/NĐ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ;
Sau khi thống nhất với Ban Tổ chức Trung ương Đảng, Bộ Nội vụ hướng dẫn một số điều của Nghị định số 06/2010/NĐ-CP ngày 25 tháng 01 năm 2010 của Chính phủ quy định những người là công chức (sau đây gọi chung là Nghị định số 06/2010/NĐ-CP) như sau:
Điều 1. Hướng dẫn về việc xác định công chức
1. Việc xác định công chức phải căn cứ theo quy định tại Điều 2 Nghị định số 06/2010/NĐ-CP.
2. Những trường hợp đủ các căn cứ xác định là công chức quy định tại Điều 2 Nghị định số 06/2010/NĐ-CP mà kiêm một số chức danh, chức vụ được bầu cử (không chuyên trách) theo quy định của pháp luật hoặc theo điều lệ của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thì được xác định là công chức.
3. Những người đang làm việc chuyên trách công tác Đảng, Công đoàn, Đoàn thanh niên tại các cơ quan nhà nước, ở trong biên chế công chức, hưởng lương từ Ngân sách nhà nước, được bổ nhiệm vào một ngạch thì được xác định là công chức.
4. Những người là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong quân đội nhân dân Việt Nam và sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong Công an nhân dân Việt Nam được biệt phái sang làm việc chuyên trách tại các cơ quan của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và các cơ quan nhà nước thì không phải là công chức.
5. Những người đang làm việc ở các vị trí được pháp luật quy định là công chức trong đơn vị sự nghiệp công lập mà chưa được tuyển dụng (đang thực hiện chế độ hợp đồng lao động) thì không xác định là công chức.
1. Các tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập nhằm chỉ đạo hoặc phối hợp liên ngành ở Trung ương và địa phương, được giao biên chế công chức, được cấp kinh phí hoạt động từ ngân sách nhà nước, có con dấu, có tài khoản riêng thì công chức gồm người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu và người làm việc trong các tổ chức, đơn vị cấu thành (mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập) của tổ chức này. Ví dụ như Văn phòng Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng ở Trung ương, ở cấp tỉnh.
2. Trường hợp các tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập hoạt động chuyên trách mà trong bộ máy các tổ chức cấu thành có đơn vị sự nghiệp công lập được ngân sách nhà nước cấp kinh phí hoạt động, ví dụ như Trung tâm thông tin, Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng, Tạp chí … của Ủy ban giám sát tài chính, Văn phòng Ban Chỉ đạo về phòng, chống tham nhũng … thì người đứng đầu ở đơn vị sự nghiệp công lập này được xác định là công chức.
3. Trường hợp tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà các thành viên tham gia hoạt động kiêm nhiệm, không chuyên trách. Ví dụ như Ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ phụ nữ, Ủy ban quốc gia về thanh niên, Ủy ban sông Mê Kông, Ủy ban an toàn giao thông quốc gia … thì công chức được xác định như sau:
a) Nếu các tổ chức này có bộ máy giúp việc (không bao gồm đơn vị sự nghiệp công lập) được cấp có thẩm quyền giao biên chế, được cấp kinh phí hoạt động, có con dấu, có tài khoản riêng thì công chức trong bộ máy giúp việc được xác định căn cứ theo quy định tại Điều 2 Nghị định số 06/2010/NĐ-CP.
b) Nếu các tổ chức này có đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc thì trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp trực thuộc không có công chức.
Tổ chức của đơn vị sự nghiệp công lập nêu tại khoản 2 Điều 11 Nghị định số 06/2010/NĐ-CP có công chức ở các vị trí cấp trưởng, cấp phó trong các tổ chức cấu thành thì các tổ chức cấu thành này phải được quy định trong văn bản của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của đơn vị sự nghiệp công lập. Các tổ chức khác do các đơn vị sự nghiệp công lập này tự thành lập theo các quy định của pháp luật thì không có công chức.
1. Đơn vị sự nghiệp công lập được ngân sách nhà nước cấp kinh phí hoạt động quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 11 Nghị định số 06/2010/NĐ-CP gồm:
a) Đơn vị sự nghiệp công lập được ngân sách nhà nước cấp toàn bộ kinh phí hoạt động.
b) Đơn vị sự nghiệp công lập được ngân sách nhà nước cấp một phần kinh phí hoạt động.
2. Đơn vị sự nghiệp công lập quy định tại khoản 4 Điều 11 Nghị định số 06/2010/NĐ-CP là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc các cơ quan, tổ chức sau:
a) Tổng cục, Cục và tương đương trực thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, các cơ quan Đảng ủy khối Trung ương;
b) Tỉnh ủy, thành ủy, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện, tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh;
c) Huyện ủy, quận ủy, thị ủy, thành ủy thuộc tỉnh ủy;
d) Cơ quan chuyên môn (Sở, Thanh tra, Văn phòng) thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; văn phòng và một số ban thuộc tỉnh ủy, thành ủy;
e) Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.
3. Trường hợp các đơn vị sự nghiệp công lập quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 11 Nghị định số 06/2010/NĐ-CP có tổ chức sự nghiệp trực thuộc thì các tổ chức sự nghiệp trực thuộc này không có công chức.
1. Đơn vị sự nghiệp công lập được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao thực hiện một hoặc một số nhiệm vụ quản lý nhà nước và được giao biên chế công chức hàng năm thì người được tuyển dụng theo biên chế công chức để bố trí vào vị trí việc làm, thực hiện các công việc thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước được xác định là công chức.
2. Việc giao thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước cho đơn vị sự nghiệp công lập phải được xác định bằng văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan có thẩm quyền.
1. Tổ chức chính trị - xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp quy định tại Điều 12 Nghị định số 06/2010/NĐ-CP bao gồm các hội có tính chất đặc thù quy định tại Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội và Quyết định số 68/2010/QĐ-TTg ngày 01 tháng 11 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định hội có tính chất đặc thù.
2. Các chức vụ chủ chốt tại tổ chức chính trị - xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp quy định tại Điều 12 Nghị định số 06/2010/NĐ-CP gồm Chủ tịch chuyên trách, Phó chủ tịch chuyên trách, Tổng thư ký của tổ chức chính trị - xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp ở Trung ương, cấp tỉnh.
3. Công chức được luân chuyển giữ các chức vụ chủ chốt tại tổ chức chính trị - xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp vẫn được xác định là công chức.
1. Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập chỉ có người đứng đầu được quy định là công chức thì những người được giao quyền trưởng đơn vị hoặc giao phụ trách đơn vị chưa được xác định là công chức, trừ trường hợp đang là công chức ở các cơ quan khác được điều động về.
2. Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập mà người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu, cấp trưởng, cấp phó tổ chức cấu thành đơn vị sự nghiệp công lập được quy định là công chức:
a) Trường hợp cấp phó của người đứng đầu, cấp trưởng, cấp phó tổ chức cấu thành hoặc công chức ở các cơ quan khác được điều động về và giao quyền trưởng đơn vị, giao phụ trách đơn vị hoặc tổ chức cấu thành thì được xác định là công chức.
b) Trường hợp viên chức tại đơn vị sự nghiệp công lập đó hoặc đơn vị sự nghiệp công lập khác được điều động về, giao quyền trưởng đơn vị, giao phụ trách đơn vị hoặc tổ chức cấu thành thì chưa được xác định là công chức.
Cơ quan có thẩm quyền của Đảng, tổ chức chính trị - xã hội, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, Kiểm toán nhà nước, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, các tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm khẩn trương chỉ đạo tổ chức rà soát, xác định những người là công chức trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý và lập thành danh sách (theo mẫu số 1 và mẫu số 2 ban hành kèm theo Thông tư này) gửi về Bộ Nội vụ trước ngày 30 tháng 10 năm 2011 để tổng hợp báo cáo Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.
1. Từ năm 2012 trở đi, cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức có trách nhiệm cập nhật số lượng công chức tăng, giảm và lập thành Báo cáo thống kê số lượng công chức tăng, giảm (theo mẫu số 3 và mẫu số 4 ban hành kèm theo Thông tư này) gửi về Bộ Nội vụ trước ngày 30 tháng 6 hàng năm.
2. Căn cứ vào Báo cáo của các cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức, Bộ Nội vụ có trách nhiệm tổng hợp báo cáo Ban Bí thư Trung ương Đảng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 7 năm 2011.
1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, người đứng đầu các tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, tổ chức, đơn vị hữu quan chịu trách nhiệm thực hiện Thông tư này.
2. Trong quá trình thực hiện nếu có gì vướng mắc, đề nghị gửi văn bản về Bộ Nội vụ để hướng dẫn, giải quyết.
Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng;
- Văn phòng Trung ương Đảng và các ban của Trung ương Đảng;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng;
- Cơ quan Trung ương các tổ chức chính trị-xã hội;
- Công báo;
- BNV: BT, các TT, các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ;
- Lưu VT.
BỘ TRƯỞNG
Trần Văn Tuấn