Thông tư 07/2015/TT-BGTVT Quy định về báo hiệu hàng hải và thông báo hàng hải
07-04-2015
03-05-2015
01-06-2015
Bộ Giao thông vận tải Số: 07/2015/TT-BGTVT |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 07 tháng 04 năm 2015 |
Thông tư
QUY ĐỊNH VỀ BÁO HIỆU HÀNG HẢI VÀ THÔNG BÁO HÀNG HẢI
Căn cứ Nghị định số 107/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Căn cứ Nghị định số 21/2012/NĐ-CP ngày 21 tháng 03 năm 2012 của Chính phủ về quản lý cảng biển và luồng hàng hải;
Căn cứ Nghị định số 146/2013/NĐ-CP ngày 30 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ về việc công bố tuyến hàng hải và phân luồng giao thông trong lãnh hải Việt Nam;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế và Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam,
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư quy định về báo hiệu hàng hải và thông báo hàng hải.
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định về đầu tư xây dựng, quản lý, vận hành báo hiệu hàng hải và thông báo hàng hải trong vùng nước cảng biển và vùng biển Việt Nam.
Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng, quản lý, vận hành báo hiệu hàng hải và thông báo hàng hải; tổ chức, cá nhân có liên quan, tàu thuyền hoạt động trong vùng nước cảng biển và vùng biển Việt Nam.
Trong Thông tư này, các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:
1. Tàu thuyền bao gồm tàu biển, tàu quân sự, tàu công vụ, tàu cá, phương tiện thủy nội địa, thủy phi cơ và các phương tiện thủy khác.
2. Báo hiệu hàng hải là thiết bị hoặc công trình, tàu thuyền được thiết lập và vận hành trên mặt nước hoặc trên đất liền để chỉ dẫn cho người đi biển và tổ chức, cá nhân liên quan định hướng, xác định vị trí của tàu thuyền.
3. Thông báo hàng hải là văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ban hành, công bố để cung cấp thông tin, chỉ dẫn cho người đi biển và tổ chức, cá nhân liên quan nhằm bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường.
4. Khu nước, vùng nước bao gồm vùng đón trả hoa tiêu, vùng kiểm dịch, vùng quay trở tàu, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu tránh bão trong vùng nước cảng biển.
5. Luồng hàng hải công cộng là luồng cảng biển được đầu tư xây dựng và quản lý, khai thác phục vụ hoạt động chung của cảng biển.
6. Luồng hàng hải chuyên dùng là luồng nhánh cảng biển và luồng hàng hải khác được đầu tư xây dựng và quản lý, khai thác phục vụ hoạt động của cảng chuyên dùng.
7. Khu chuyển tải chuyên dùng là khu nước được đầu tư xây dựng và quản lý, khai thác phục vụ hoạt động của cảng chuyên dùng.
BÁO HIỆU HÀNG HẢI
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG BÁO HIỆU HÀNG HẢI
Điều 4. Quy hoạch phát triển hệ thống báo hiệu hàng hải
1. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải phê duyệt quy hoạch phát triển hệ thống báo hiệu hàng hải.
2. Cục Hàng hải Việt Nam chủ trì, phối hợp với các đơn vị bảo đảm an toàn hàng hải và các tổ chức có liên quan xây dựng quy hoạch phát triển hệ thống báo hiệu hàng hải, trình Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải phê duyệt và tổ chức quản lý việc thực hiện theo quy hoạch sau khi được phê duyệt.
1. Việc đầu tư xây dựng báo hiệu hàng hải phải phù hợp với quy hoạch được phê duyệt, các quy định của Thông tư này, pháp luật về đầu tư, xây dựng. Các báo hiệu hàng hải phải được bố trí tại các vị trí cần thiết nhằm bảo đảm an toàn hàng hải.
2. Cục Hàng hải Việt Nam thực hiện quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng báo hiệu hàng hải theo quy hoạch được phê duyệt.
1. Căn cứ vào quy mô, tính chất và đặc điểm của dự án đầu tư báo hiệu hàng hải từ nguồn vốn nhà nước, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải xem xét, quyết định đầu tư hoặc phân cấp, ủy quyền cho Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam xem xét, quyết định đầu tư.
2. Các đơn vị bảo đảm an toàn hàng hải có trách nhiệm thiết lập kịp thời báo hiệu hàng hải phục vụ đột xuất bảo đảm an toàn hàng hải, đồng thời báo cáo ngay cho Cục Hàng hải Việt Nam và Cảng vụ hàng hải tại khu vực.
3. Các tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ thiết lập báo hiệu hàng hải khi quản lý khai thác luồng hàng hải chuyên dùng hoặc sử dụng các vùng nước sau đây:
a) Vùng khoan thăm dò địa chất, khai thác dầu mỏ, khí đốt;
b) Vùng đánh bắt, nuôi trồng hải sản;
c) Vùng công trình đang thi công, trục vớt cứu hộ;
d) Vùng đặt đường cáp hoặc đường ống ngầm, công trình ngầm, thiết bị ngầm có ảnh hưởng đến hoạt động hàng hải;
đ) Vùng diễn tập: quân sự, tìm kiếm cứu nạn, phòng chống cháy nổ, ứng cứu khắc phục sự cố tràn dầu;
e) Vùng đặt hệ thống thu thập dữ liệu hải dương;
g) Vùng giải trí, du lịch và thể thao.
4. Các tổ chức, cá nhân khi xây dựng các công trình vượt qua luồng hàng hải có nghĩa vụ thiết lập báo hiệu hàng hải bảo đảm an toàn hàng hải.
5. Các tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này trước khi tiến hành thiết lập báo hiệu hàng hải phải được sự chấp thuận của Cục Hàng hải Việt Nam về vị trí, quy mô, loại báo hiệu hàng hải theo quy định tại Điều 7 của Thông tư này.
6. Việc thiết lập báo hiệu hàng hải phải tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu hàng hải.
1. Tổ chức, cá nhân gửi 01 (một) bộ hồ sơ đề nghị chấp thuận thiết lập báo hiệu hàng hải trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc hình thức phù hợp khác tới Cục Hàng hải Việt Nam, hồ sơ bao gồm:
a) Đơn đề nghị của tổ chức, cá nhân theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 của Thông tư này;
b) Thiết kế kỹ thuật của báo hiệu hàng hải.
2. Trình tự tiếp nhận và xử lý hồ sơ như sau:
a) Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp, nếu hồ sơ đầy đủ thì cấp giấy biên nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả theo thời hạn quy định; nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định thì trả lại ngay và hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ;
b) Trường hợp nhận hồ sơ qua hệ thống bưu chính hoặc hình thức phù hợp khác, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, trong thời gian 02 (hai) ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ, Cục Hàng hải Việt Nam có văn bản yêu cầu tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ;
c) Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ theo quy định, Cục Hàng hải Việt Nam có văn bản chấp thuận thiết lập báo hiệu hàng hải. Trường hợp không chấp thuận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
QUẢN LÝ VẬN HÀNH BÁO HIỆU HÀNG HẢI
Điều 8. Trách nhiệm quản lý báo hiệu hàng hải
1. Cục Hàng hải Việt Nam thực hiện quản lý nhà nước về báo hiệu hàng hải trong phạm vi cả nước.
2. Cảng vụ hàng hải chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát hoạt động của hệ thống báo hiệu hàng hải trong vùng nước cảng biển và khu vực quản lý.
3. Các đơn vị bảo đảm an toàn hàng hải trực tiếp quản lý, vận hành và chịu trách nhiệm về hoạt động của báo hiệu hàng hải trong khu vực được giao.
4. Tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 6 của Thông tư này tổ chức quản lý, vận hành và chịu trách nhiệm về hoạt động của báo hiệu hàng hải do tổ chức, cá nhân đó đầu tư xây dựng.
1. Lập kế hoạch định kỳ sửa chữa, cải tạo, nâng cấp báo hiệu hàng hải trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Thường xuyên duy tu, bảo dưỡng báo hiệu hàng hải để các thông số kỹ thuật của báo hiệu luôn phù hợp với thông báo hàng hải đã công bố.
3. Khi báo hiệu hàng hải bị hư hỏng, mất hoặc sai lệch phải khẩn trương tiến hành sửa chữa, khắc phục kịp thời.
4. Kịp thời lập hồ sơ xác định mức độ hư hỏng, mất hoặc sai lệch của báo hiệu hàng hải gửi về cơ quan chức năng để điều tra, xử lý khi cần thiết hoặc theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
5. Hàng quý, báo cáo bằng văn bản tình trạng hoạt động của báo hiệu hàng hải về Cục Hàng hải Việt Nam theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 của Thông tư này.
6. Khi có thay đổi về đặc tính của báo hiệu hàng hải so với thông báo hàng hải đã công bố, phải thông báo về tổ chức có thẩm quyền để công bố thông báo hàng hải kịp thời.
1. Mọi tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ báo hiệu hàng hải.
2. Tổ chức, cá nhân có hành vi phá hoại, lấy cắp hoặc làm hư hỏng báo hiệu hàng hải bị xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Tổ chức, cá nhân có thành tích trong bảo vệ báo hiệu hàng hải được khen thưởng theo quy định.
THÔNG BÁO HÀNG HẢI
Điều 11. Nguyên tắc công bố thông báo hàng hải
1. Thông báo hàng hải phải được tổ chức có thẩm quyền công bố kịp thời tới các cơ quan, tổ chức liên quan.
2. Thông báo hàng hải đồng thời được truyền phát trên hệ thống đài thông tin duyên hải và trên phương tiện thông tin phù hợp khác.
Căn cứ vào mục đích sử dụng, thông báo hàng hải được phân loại như sau:
1. Thông báo hàng hải về hoạt động của báo hiệu hàng hải:
a) Thông báo hàng hải về thiết lập mới báo hiệu hàng hải: các báo hiệu hàng hải thị giác, vô tuyến điện, âm thanh sau khi được thiết lập phải được công bố thông báo hàng hải về vị trí, tác dụng, đặc tính hoạt động của báo hiệu đó theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 của Thông tư này;
b) Thông báo hàng hải về thay đổi đặc tính hoạt động của báo hiệu hàng hải: khi báo hiệu hàng hải được thay đổi đặc tính hoạt động so với đặc tính đã được thông báo thì phải công bố thông báo hàng hải về các thay đổi đó theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 của Thông tư này;
c) Thông báo hàng hải về tạm ngừng hoạt động của báo hiệu hàng hải: khi báo hiệu hàng hải không còn khả năng hoạt động theo đúng đặc tính đã được thông báo thì phải công bố thông báo hàng hải về việc tạm ngừng hoạt động của báo hiệu hàng hải đó theo mẫu quy định tại Phụ lục 5 của Thông tư này;
d) Thông báo hàng hải về phục hồi hoạt động của báo hiệu hàng hải: sau khi đã sửa chữa xong sự cố của báo hiệu hàng hải thì phải công bố thông báo hàng hải về việc phục hồi hoạt động của báo hiệu hàng hải đó theo mẫu quy định tại Phụ lục 6 của Thông tư này;
đ) Thông báo hàng hải về chấm dứt hoạt động của báo hiệu hàng hải: sau khi báo hiệu hàng hải không còn tác dụng, được thu hồi thì phải công bố thông báo hàng hải về việc chấm dứt hoạt động của báo hiệu hàng hải đó theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 của Thông tư này.
2. Thông báo hàng hải về các thông số kỹ thuật của luồng hàng hải, vùng nước trước cầu cảng và các khu nước, vùng nước:
a) Luồng hàng hải, vùng nước trước cầu cảng và các khu nước, vùng nước sau khi xây dựng, nạo vét duy tu, cải tạo, nâng cấp phải được khảo sát độ sâu để công bố thông báo hàng hải và được định kỳ khảo sát, công bố thông báo hàng hải; trường hợp xây dựng mới, cải tạo nâng cấp phải rà quét chướng ngại vật mặt đáy;
b) Ba (03) năm một lần, Bộ Giao thông vận tải công bố Danh mục định kỳ khảo sát các tuyến luồng hàng hải công cộng, khu nước, vùng nước (trừ khu chuyển tải chuyên dùng) theo đề nghị của Cục Hàng hải Việt Nam trên cơ sở đề xuất của các đơn vị bảo đảm an toàn hàng hải;
c) Ba (03) năm một lần, Cục Hàng hải Việt Nam công bố Danh mục định kỳ khảo sát các tuyến luồng hàng hải chuyên dùng, vùng nước trước cầu cảng, khu chuyển tải chuyên dùng theo đề nghị của Cảng vụ hàng hải tại khu vực;
d) Các đơn vị bảo đảm an toàn hàng hải có trách nhiệm khảo sát độ sâu luồng hàng hải công cộng, khu nước, vùng nước (trừ khu chuyển tải chuyên dùng) để công bố thông báo hàng hải;
đ) Việc khảo sát độ sâu và rà quét chướng ngại vật của luồng hàng hải chuyên dùng, vùng nước trước cầu cảng và khu chuyển tải chuyên dùng do tổ chức có chức năng đo đạc, khảo sát thực hiện. Tổ chức, cá nhân quản lý, khai thác luồng hàng hải chuyên dùng, vùng nước trước cầu cảng và khu chuyên tải chuyên dùng chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu đo đạc, khảo sát đã cung cấp để công bố thông báo hàng hải và phải chịu toàn bộ trách nhiệm về những thiệt hại xảy ra liên quan đến tính chính xác của số liệu đo đạc, khảo sát đó;
e) Việc khảo sát độ sâu và rà quét chướng ngại vật quy định tại điểm d và điểm đ khoản này phải thực hiện theo đúng phương pháp, quy trình kỹ thuật do Bộ Giao thông vận tải quy định;
g) Các thông báo hàng hải quy định tại khoản này theo mẫu quy định tại Phụ lục 8 và Phụ lục 9 của Thông tư này.
3. Thông báo hàng hải về chướng ngại vật nguy hiểm mới phát hiện: khi có tai nạn, sự cố hàng hải gây chìm đắm tàu hoặc khi phát hiện có chướng ngại vật gây mất an toàn hàng hải thì phải công bố thông báo hàng hải về các chướng ngại vật đó theo mẫu quy định tại Phụ lục 10 của Thông tư này.
4. Thông báo hàng hải về khu vực thi công công trình trên biển hoặc trên luồng hàng hải: khu vực thi công công trình, trên biển hoặc luồng hàng hải gây ảnh hưởng đến hoạt động hàng hải, phải công bố thông báo hàng hải về công trình đó theo mẫu quy định tại Phụ lục 11 của Thông tư này.
5. Thông báo hàng hải về công trình ngầm, công trình vượt qua luồng hàng hải:
a) Các công trình ngầm đi qua luồng hàng hải phải công bố thông báo hàng hải về vị trí, độ sâu công trình và các điều kiện an toàn khác;
b) Các công trình vượt qua luồng hàng hải phải công bố thông báo hàng hải về khoang thông thuyền, tĩnh không khoang thông thuyền và các điều kiện an toàn khác.
Thông báo hàng hải quy định tại khoản này theo mẫu quy định tại Phụ lục 12 của Thông tư này.
6. Thông báo hàng hải về phân luồng giao thông hàng hải hoặc hạn chế lưu thông, tạm ngừng hoạt động của luồng hàng hải: trong trường hợp đặc biệt cần yêu cầu tàu thuyền, phương tiện chuyển hướng khỏi tuyến hành trình, hạn chế lưu thông hoặc tạm ngừng hoạt động của luồng hàng hải phải công bố thông báo hàng hải về phân luồng giao thông hàng hải, hạn chế lưu thông hoặc tạm ngừng hoạt động của tuyến luồng hàng hải theo mẫu quy định tại Phụ lục 13 của Thông tư này.
7. Thông báo hàng hải về khu vực biển hạn chế hoặc cấm hoạt động hàng hải: trong trường hợp một khu vực biển được sử dụng cho hoạt động diễn tập quân sự, khu vực đổ chất thải, khu vực cấm neo đậu, diễn tập tìm kiếm cứu nạn, khu vực xảy ra sự cố tràn dầu hoặc chất độc hại, khu vực đổ đất, nghiên cứu khoa học, đánh bắt, nuôi trồng hải sản, giải trí, du lịch, thể thao, vùng đặt hệ thống thu thập dữ liệu hải dương hay các hoạt động dân sự khác, do tính chất công việc có thể gây nguy hiểm cho tàu thuyền qua lại trong khu vực biển đó phải công bố thông báo hàng hải về khu vực nêu trên theo mẫu quy định tại Phụ lục 14 của Thông tư này.
8. Thông báo hàng hải về các thông tin truyền phát lại, thông tin chỉ dẫn hàng hải liên quan đến hoạt động hàng hải: các thông tin về an ninh, điều kiện khí tượng, thủy văn, động đất, sóng thần, y tế, dịch bệnh, tìm kiếm, cứu nạn và các thông tin chuyên ngành khác có liên quan đến hoạt động của người và tàu thuyền trong vùng nước cảng biển và trên vùng biển Việt Nam phải được công bố thông báo hàng hải.
9. Thông báo hàng hải về công bố tuyến hàng hải và phân luồng giao thông trong lãnh hải Việt Nam: khi thực hiện công bố tuyến hàng hải và phân luồng giao thông trong lãnh hải Việt Nam phải công bố thông báo hàng hải theo mẫu quy định tại Phụ lục 15 của Thông tư này.
1. Nội dung của thông báo hàng hải phải rõ ràng, ngắn gọn, dễ hiểu và phản ánh một cách đầy đủ, chính xác các thông tin cần cung cấp.
2. Yêu cầu của thông báo hàng hải:
a) Vị trí trong thông báo hàng hải được lấy theo hệ tọa độ VN-2000 và hệ tọa độ WGS-84, độ chính xác đến 1/10 giây;
b) Độ sâu trong thông báo hàng hải là độ sâu của điểm cạn nhất trong khu vực cần được thông báo, tính bằng mét đến mực nước “số 0 hải đồ”, độ chính xác đến 1/10 mét;
c) Địa danh trong thông báo hàng hải được lấy theo địa danh đã được ghi trên hải đồ hoặc trong các tài liệu hàng hải khác đã xuất bản. Trường hợp địa danh chưa được ghi trong các tài liệu nói trên thì sử dụng tên thường dùng của địa phương;
d) Ngôn ngữ sử dụng trong thông báo hàng hải là tiếng Việt;
đ) Thời điểm có hiệu lực và hết hiệu lực của thông báo hàng hải (nếu có).
1. Các đơn vị bảo đảm an toàn hàng hải thực hiện công bố thông báo hàng hải quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 12 của Thông tư này.
2. Cảng vụ hàng hải thực hiện công bố thông báo hàng hải quy định tại các khoản 6, 7 và 8 Điều 12 của Thông tư này trong phạm vi vùng nước cảng biển và khu vực quản lý được giao.
3. Cục Hàng hải Việt Nam thực hiện công bố thông báo hàng hải quy định tại khoản 9 Điều 12 của Thông tư này.
1. Cục Hàng hải Việt Nam thực hiện việc quản lý nhà nước về công bố thông báo hàng hải.
2. Trách nhiệm của tổ chức có thẩm quyền công bố thông báo hàng hải:
a) Công bố đầy đủ, chính xác, kịp thời thông tin cần cung cấp;
b) Kịp thời hiệu chỉnh và công bố lại thông báo hàng hải khi phát hiện có sai sót hoặc thay đổi về nội dung trong thông báo hàng hải.
3. Tổ chức cung cấp số liệu, thông tin phục vụ việc công bố thông báo hàng hải chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự chính xác của số liệu, thông tin do mình cung cấp.
Thủ tục công bố thông báo hàng hải về thiết lập mới báo hiệu hàng hải thực hiện theo quy định tại Điều 28 Nghị định số 21/2012/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ về quản lý cảng biển và luồng hàng hải.
1. Đơn vị quản lý vận hành báo hiệu hàng hải gửi 01 (một) bộ hồ sơ đề nghị công bố thông báo hàng hải trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc hình thức phù hợp khác tới tổ chức có thẩm quyền công bố thông báo hàng hải theo quy định tại Điều 14 của Thông tư này, hồ sơ bao gồm:
a) Đơn đề nghị công bố thông báo hàng hải về hoạt động của báo hiệu hàng hải theo mẫu quy định tại Phụ lục 16 của Thông tư này;
b) Biên bản xác định tình trạng của báo hiệu hàng hải.
2. Trình tự tiếp nhận và xử lý hồ sơ như sau:
Chậm nhất 24 (hai mươi bốn) giờ, kể từ khi nhận được hồ sơ theo quy định tổ chức có thẩm quyền công bố thông báo hàng hải có trách nhiệm công bố thông báo hàng hải. Trường hợp chưa đủ điều kiện công bố, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
1. Đối với luồng hàng hải chuyên dùng, vùng nước trước cầu cảng và khu chuyển tải chuyên dùng được công bố định kỳ: chủ đầu tư hoặc người khai thác gửi 01 (một) bộ hồ sơ đề nghị công bố thông báo hàng hải trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc hình thức phù hợp khác tới tổ chức có thẩm quyền công bố thông báo hàng hải theo quy định tại Điều 14 của Thông tư này, hồ sơ bao gồm:
a) Đơn đề nghị của chủ đầu tư hoặc người khai thác theo mẫu quy định tại Phụ lục 16 của Thông tư này;
b) Biên bản nghiệm thu kết quả khảo sát;
c) Bình đồ khảo sát độ sâu, báo cáo khảo sát và các tài liệu liên quan thu thập tại hiện trường.
2. Trình tự tiếp nhận và xử lý hồ sơ như sau:
a) Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp, nếu hồ sơ đầy đủ thì cấp giấy biên nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả theo thời hạn quy định; nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định thì trả lại ngay và hướng dẫn chủ đầu tư hoặc người khai thác bổ sung, hoàn thiện hồ sơ;
b) Trường hợp nhận hồ sơ qua hệ thống bưu chính hoặc hình thức phù hợp khác, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, trong thời gian 02 (hai) ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ, tổ chức có thẩm quyền công bố thông báo hàng hải có văn bản yêu cầu chủ đầu tư hoặc người khai thác bổ sung, hoàn thiện hồ sơ;
c) Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này, tổ chức có thẩm quyền công bố thông báo hàng hải có trách nhiệm công bố thông báo hàng hải. Trường hợp chưa đủ điều kiện công bố, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Đối với thông báo hàng hải về thông số kỹ thuật của luồng hàng hải công cộng, khu nước, vùng nước (trừ khu chuyển tải chuyên dùng) được công bố định kỳ do tổ chức có thẩm quyền thông báo hàng hải thực hiện công bố thông báo hàng hải sau khi có biên bản nghiệm thu kết quả khảo sát, bình đồ khảo sát độ sâu, báo cáo khảo sát và các tài liệu liên quan thu thập tại hiện trường.
1. Chủ đầu tư hoặc người khai thác gửi 01 (một) bộ hồ sơ đề nghị công bố thông báo hàng hải trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc hình thức phù hợp khác tới tổ chức có thẩm quyền công bố thông báo hàng hải theo quy định tại Điều 14 của Thông tư này, hồ sơ bao gồm:
a) Đơn đề nghị của chủ đầu tư hoặc người khai thác theo mẫu quy định tại Phụ lục 16 của Thông tư này;
b) Bản sao văn bản trả lời của cấp có thẩm quyền về sự phù hợp với quy hoạch cảng biển;
c) Bản sao thiết kế kỹ thuật được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
d) Bản sao bản vẽ hoàn công;
đ) Biên bản nghiệm thu bàn giao công trình đưa vào sử dụng;
e) Biên bản nghiệm thu kết quả khảo sát và rà quét chướng ngại vật;
g) Bình đồ khảo sát độ sâu, báo cáo khảo sát và các tài liệu liên quan thu thập tại hiện trường;
h) Bình đồ tuyến rà quét chướng ngại vật.
2. Trình tự tiếp nhận và xử lý hồ sơ như sau:
a) Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp, nếu hồ sơ đầy đủ thì cấp giấy biên nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả theo thời hạn quy định; nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định thì trả lại ngay và hướng dẫn chủ đầu tư hoặc người khai thác hoàn thiện hồ sơ;
b) Trường hợp nhận hồ sơ qua hệ thống bưu chính hoặc hình thức phù hợp khác, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, trong thời gian 02 (hai) ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ, tổ chức có thẩm quyền công bố thông báo hàng hải có văn bản yêu cầu chủ đầu tư bổ sung, hoàn thiện hồ sơ;
c) Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này, tổ chức có thẩm quyền công bố thông báo hàng hải có trách nhiệm công bố thông báo hàng hải. Trường hợp chưa đủ điều kiện công bố, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
1. Chủ đầu tư hoặc người khai thác gửi 01 (một) bộ hồ sơ đề nghị công bố thông báo hàng hải trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc hình thức phù hợp khác tới tổ chức có thẩm quyền công bố thông báo hàng hải theo quy định tại Điều 14 của Thông tư này, hồ sơ bao gồm:
a) Đơn đề nghị của chủ đầu tư hoặc người khai thác theo mẫu quy định tại Phụ lục 16 của Thông tư này;
b) Bản sao thiết kế kỹ thuật được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
c) Bản sao văn bản chấp thuận cho phép hoạt động thi công của cấp có thẩm quyền;
d) Bản sao sơ đồ hoặc bản vẽ mặt bằng thi công;
đ) Bản sao phương án bảo đảm an toàn giao thông được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
e) Các thông số kỹ thuật chủ yếu của các phương tiện thi công.
2. Trình tự tiếp nhận và xử lý hồ sơ như sau:
a) Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp, nếu hồ sơ đầy đủ thì cấp giấy biên nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả theo thời hạn quy định; nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định thì trả lại ngay và hướng dẫn chủ đầu tư hoặc người khai thác hoàn thiện, bổ sung hồ sơ;
b) Trường hợp nhận hồ sơ qua hệ thống bưu chính hoặc hình thức phù hợp khác, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, trong thời gian 02 (hai) ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ, tổ chức có thẩm quyền công bố thông báo hàng hải có văn bản yêu cầu chủ đầu tư hoặc người khai thác bổ sung, hoàn thiện hồ sơ;
c) Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ quy định tại khoản này, tổ chức có thẩm quyền công bố thông báo hàng hải có trách nhiệm công bố thông báo hàng hải. Trường hợp chưa đủ điều kiện công bố, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
1. Chủ đầu tư hoặc người khai thác gửi 01 (một) bộ hồ sơ đề nghị công bố thông báo hàng hải trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc hình thức phù hợp khác tới tổ chức có thẩm quyền công bố thông báo hàng hải theo quy định tại Điều 14 của Thông tư này, hồ sơ bao gồm:
a) Đơn đề nghị của chủ đầu tư hoặc người khai thác theo mẫu quy định tại Phụ lục 16 của Thông tư này;
b) Bản sao thiết kế kỹ thuật được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
c) Bản sao bản vẽ hoàn công;
d) Biên bản nghiệm thu bàn giao công trình đưa vào sử dụng;
đ) Biên bản nghiệm thu kết quả rà quét chướng ngại vật;
e) Các thông số kỹ thuật chủ yếu của công trình.
2. Trình tự tiếp nhận và xử lý hồ sơ như sau:
a) Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp, nếu hồ sơ đầy đủ thì cấp giấy biên nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả theo thời hạn quy định; nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định thì trả lại ngay và hướng dẫn chủ đầu tư hoặc người khai thác bổ sung, hoàn thiện hồ sơ;
b) Trường hợp nhận hồ sơ qua hệ thống bưu chính hoặc hình thức phù hợp khác, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, trong thời gian 02 (hai) ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ, tổ chức có thẩm quyền công bố thông báo hàng hải có văn bản yêu cầu chủ đầu tư hoặc người khai thác bổ sung, hoàn thiện hồ sơ;
c) Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, tổ chức có thẩm quyền công bố thông báo hàng hải có trách nhiệm công bố thông báo hàng hải. Trường hợp chưa đủ điều kiện công bố, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
1. Chủ đầu tư hoặc người khai thác gửi 01 (một) bộ hồ sơ đề nghị công bố thông báo hàng hải trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc hình thức phù hợp khác tới tổ chức có thẩm quyền công bố thông báo hàng hải theo quy định tại Điều 14 của Thông tư này, hồ sơ bao gồm:
a) Đơn đề nghị của chủ đầu tư hoặc người khai thác theo mẫu quy định tại Phụ lục 16 của Thông tư này;
b) Bình đồ hoặc hải đồ thể hiện khu vực biển hạn chế hoặc cấm hoạt động hàng hải;
c) Bản sao văn bản chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật (nếu có);
d) Các tài liệu, thông tin cần thiết liên quan đến khu vực biển hạn chế hoặc cấm hoạt động hàng hải (nếu có).
2. Trình tự tiếp nhận và xử lý hồ sơ như sau:
a) Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp, nếu hồ sơ đầy đủ thì cấp giấy biên nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả theo thời hạn quy định; nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định thì trả lại ngay và hướng dẫn chủ đầu tư hoặc người khai thác bổ sung, hoàn thiện hồ sơ;
b) Trường hợp nhận hồ sơ qua hệ thống bưu chính hoặc hình thức phù hợp khác, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, trong thời gian 02 (hai) ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ, tổ chức có thẩm quyền công bố thông báo hàng hải có văn bản yêu cầu chủ đầu tư hoặc người khai thác bổ sung, hoàn thiện hồ sơ;
c) Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, tổ chức có thẩm quyền công bố thông báo hàng hải có trách nhiệm công bố thông báo hàng hải. Trường hợp chưa đủ điều kiện công bố, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Ngay sau khi nhận được thông tin có tai nạn, sự cố hàng hải gây chìm đắm tàu hoặc khi phát hiện có chướng ngại vật gây mất an toàn hàng hải, tổ chức có thẩm quyền công bố thông báo hàng hải có trách nhiệm kiểm tra, khảo sát và công bố thông báo hàng hải về chướng ngại vật nguy hiểm mới phát hiện.
Ngay sau khi nhận được Quyết định phân luồng giao thông hàng hải hoặc hạn chế lưu thông, tạm ngừng hoạt động của luồng hàng hải tại khu vực, tổ chức có thẩm quyền công bố thông báo hàng hải có trách nhiệm công bố thông báo hàng hải.
Ngay sau khi nhận được các thông tin về an ninh, điều kiện khí tượng, thủy văn, động đất, sóng thần, y tế, dịch bệnh, tìm kiếm, cứu nạn và các thông tin chuyên ngành khác có liên quan đến hoạt động của người và tàu thuyền trong vùng nước cảng biển và trên vùng biển Việt Nam, các Cảng vụ hàng hải có trách nhiệm công bố thông báo hàng hải về các thông tin nói trên.
Ngay khi quyết định hoặc nhận được Quyết định về việc công bố tuyến hàng hải và phân luồng giao thông trong lãnh hải Việt Nam, tổ chức có thẩm quyền công bố thông báo hàng hải có trách nhiệm công bố thông báo hàng hải.
1. Thông báo hàng hải sau khi được công bố phải gửi ngay tới Cục Hàng hải Việt Nam, Cảng vụ hàng hải có liên quan, tổ chức hoa tiêu hàng hải có liên quan, Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Thông tin điện tử hàng hải Việt Nam và các tổ chức, cá nhân liên quan bằng văn bản hoặc bằng phương thức điện tử phù hợp.
2. Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Thông tin điện tử hàng hải Việt Nam có trách nhiệm truyền phát trên hệ thống các đài Thông tin duyên hải Việt Nam các thông báo hàng hải bằng tiếng Việt và tiếng Anh theo các phương thức thông tin phù hợp. Việc truyền phát thông báo hàng hải theo mẫu quy định tại Phụ lục 17 của Thông tư này.
3. Số lần truyền phát thông báo hàng hải được thực hiện theo quy định như sau:
a) Thông báo hàng hải quy định tại các khoản 1, 2, 4, 5 và 9 Điều 12 của Thông tư này được phát tối thiểu 02 (hai) lần trong một ngày và phát trong 03 (ba) ngày liên tục;
b) Thông báo hàng hải quy định tại các khoản 3, 6, 7 và 8 Điều 12 của Thông tư này được phát liên tục 04 (bốn) lần trong một ngày cho đến khi có thông báo hàng hải mới thay thế thông báo hàng hải đó;
c) Căn cứ tình hình thực tế, Cục Hàng hải Việt Nam xem xét tăng, giảm tần suất hoặc ngừng truyền phát thông báo hàng hải quy định tại điểm b khoản này theo đề nghị của Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Thông tin điện tử hàng hải Việt Nam.
4. Tổ chức có thẩm quyền công bố thông báo hàng hải và Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Thông tin điện tử hàng hải Việt Nam có trách nhiệm đưa nguyên văn nội dung thông báo hàng hải trên trang thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị mình.
5. Kinh phí thực hiện công bố thông báo hàng hải và truyền phát thông báo hàng hải được sử dụng từ kinh phí hoạt động hàng năm của cơ quan, đơn vị.
1. Tổ chức, cá nhân quy định tại Điều 2 của Thông tư này được quyền yêu cầu cung cấp thông báo hàng hải.
2. Tổ chức, cá nhân hoạt động trong vùng nước cảng biển, luồng hàng hải và vùng biển của Việt Nam có nghĩa vụ cung cấp kịp thời, chính xác cho tổ chức có thẩm quyền công bố thông báo hàng hải các thông tin sau đây, nếu phát hiện được:
a) Sai lệch về vị trí hoặc đặc tính hoạt động của báo hiệu hàng hải so với nội dung của thông báo hàng hải đã công bố;
b) Các chướng ngại vật mới phát hiện chưa được công bố thông báo hàng hải hoặc chưa được đánh dấu trên hải đồ;
c) Các thông tin khác có liên quan đến an toàn hàng hải.
3. Các tổ chức có thẩm quyền công bố thông báo hàng hải có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra các số liệu, thông tin quy định tại khoản 2 Điều này để công bố thông báo hàng hải theo quy định.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 29. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2015 và bãi bỏ Thông tư số 54/2011/TT-BGTVT ngày 08 tháng 11 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về báo hiệu hàng hải và thông báo hàng hải.
2. Ban hành kèm theo Thông tư này 17 Phụ lục.
Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, Tổng giám đốc các Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải, Giám đốc các Cảng vụ hàng hải, Tổng giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Thông tin điện tử hàng hải Việt Nam, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.