Thông tư 03/2020/TT-BKHĐT Quy định Quy trình kiểm tra và sử dụng số liệu và Thông tin thống kê nhà nước
03/2020/TT-BKHĐT
Thông tư
Còn hiệu lực
31-03-2020
01-06-2020
Bộ Kế hoạch và Đầu tư Số: 03/2020/TT-BKHĐT |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 31 tháng 03 năm 2020 |
Thông tư
QUY ĐỊNH QUY TRÌNH KIỂM TRA VIỆC SỬ DỤNG SỐ LIỆU, THÔNG TIN THỐNG KÊ NHÀ NƯỚC
Căn cứ Luật Thống kê ngày 23 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 94/2016/NĐ-CP ngày
01 tháng 7 năm 2016 của Chính
phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thống
kê;
Căn cứ Nghị định số 95/2016/NĐ-CP ngày
01 tháng 7 năm 2016 của Chính
phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê;
Căn cứ Nghị định số 86/2017/NĐ-CP ngày 25
tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ
cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê;
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành Thông tư quy định Quy trình kiểm tra việc sử dụng số liệu, thông tin thống kê nhà nước.
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục, hồ sơ, nội dung và phương pháp tiến hành kiểm tra việc sử dụng số liệu, thông tin thống kê nhà nước thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia, hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã đã được cấp có thẩm quyền công bố.
Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức và cá nhân có thẩm quyền kiểm tra việc sử dụng số liệu và thông tin thống kê nhà nước thuộc Tổng cục Thống kê, thuộc các Cục Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các tổ chức, cá nhân sử dụng số liệu, thông tin thống kê nhà nước thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia, hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã đã được cấp có thẩm quyền công bố.
1. Hệ thống chỉ tiêu thống kê là tập hợp những chỉ tiêu thống kê phản ánh các đặc điểm của hiện tượng kinh tế - xã hội. Hệ thống chỉ tiêu thống kê gồm danh mục và nội dung chỉ tiêu thống kê. Danh mục chỉ tiêu thống kê gồm mã số, nhóm, tên chỉ tiêu. Nội dung chỉ tiêu thống kê gồm khái niệm, phương pháp tính, phân tổ chủ yếu, kỳ công bố, nguồn số liệu của chỉ tiêu thống kê và cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp.
2. Số liệu thống kê ước tính là số liệu thống kê dự tính trước toàn bộ kết quả của hiện tượng kinh tế - xã hội còn đang tiếp diễn, được tổng hợp từ số liệu của kỳ đã diễn ra, cập nhật theo thực tế và số liệu của kỳ sẽ diễn ra, sử dụng phương pháp chuyên môn để dự tính.
3. Số liệu thống kê sơ bộ là số liệu thống kê phản ánh đầy đủ kết quả của hiện tượng kinh tế - xã hội đã diễn ra trong khoảng thời gian và không gian cụ thể nhưng chưa được khẳng định, còn phải được thẩm định, rà soát thêm.
4. Số liệu thống kê chính thức là số liệu thống kê phản ánh đầy đủ, chính xác kết quả của hiện tượng kinh tế - xã hội đã diễn ra trong khoảng thời gian và không gian cụ thể đã được xử lý, tổng hợp, thẩm định và khẳng định.
5. Thông tin thống kê là dữ liệu thống kê được xử lý, tổng hợp và phân tích theo phương pháp, quy trình, chuyên môn, nghiệp vụ thống kê để phản ánh đặc trưng, thuộc tính của hiện tượng nghiên cứu. Thông tin thống kê gồm số liệu thống kê và bản phân tích số liệu đó.
6. Thông tin thống kê nhà nước là thông tin thống kê do hoạt động thống kê nhà nước tạo ra, có giá trị pháp lý, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố.
Kiểm tra việc sử dụng số liệu, thông tin thống kê nhà nước phải bảo đảm các nguyên tắc sau:
1. Nguyên tắc tuân theo pháp luật trong hoạt động kiểm tra.
2. Nguyên tắc kịp thời, cụ thể, công khai, minh bạch và khách quan.
3. Nguyên tắc kiểm tra đúng, đủ nội dung kiểm tra, đúng thời hạn kiểm tra được phê duyệt.
4. Nguyên tắc không gây cản trở công việc thường xuyên của tổ chức, cá nhân là đối tượng kiểm tra.
1. Người đứng đầu cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ chủ trì tiến hành kiểm tra có trách nhiệm lựa chọn công chức có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu của cuộc kiểm tra để làm Trưởng đoàn kiểm tra.
2. Thành viên Đoàn kiểm tra là công chức, viên chức các đơn vị thuộc Tổng cục Thống kê; công chức các đơn vị thuộc Cục Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
3. Yêu cầu đối với Trưởng đoàn và thành viên Đoàn kiểm tra
a) Có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, công minh, khách quan.
b) Am hiểu về nghiệp vụ thống kê và nghiệp vụ kiểm tra; có khả năng phân tích, đánh giá, tổng hợp những vấn đề liên quan đến nội dung, lĩnh vực được kiểm tra.
c) Công chức được cử làm Trưởng đoàn phải có khả năng tổ chức, chỉ đạo các thành viên trong Đoàn thực hiện nhiệm vụ được giao; có trình độ từ chuyên viên chính hoặc tương đương trở lên của các đơn vị thuộc Tổng cục Thống kê hoặc từ Phó Trưởng phòng trở lên của các đơn vị thuộc Cục Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
TRÌNH TỰ, THỦ TỤC KIỂM TRA
XÂY DỰNG, PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH KIỂM TRA
Điều 6. Xây dựng, phê duyệt Kế hoạch kiểm tra việc sử dụng số liệu, thông tin thống kê nhà nước hàng năm
1. Căn cứ chương trình, kế hoạch công tác và yêu cầu quản lý, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê ra quyết định ban hành kế hoạch kiểm tra việc sử dụng số liệu, thông tin thống kê nhà nước hàng năm.
2. Quy trình xây dựng, phê duyệt kế hoạch kiểm tra việc sử dụng số liệu, thông tin thống kê nhà nước hàng năm
a) Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê ban hành định hướng kế hoạch kiểm tra việc sử dụng số liệu, thông tin thống kê nhà nước hàng năm gửi Cục Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các đơn vị thuộc Tổng cục Thống kê trước ngày 30 tháng 10 năm trước năm kế hoạch.
b) Cục Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các đơn vị thuộc Tổng cục Thống kê căn cứ chức năng, nhiệm vụ và yêu cầu công tác xây dựng kế hoạch kiểm tra việc sử dụng số liệu, thông tin thống kê nhà nước hàng năm trình Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê trước ngày 25 tháng 11 của năm trước năm kế hoạch.
c) Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê có trách nhiệm xem xét, phê duyệt kế hoạch kiểm tra chậm nhất vào ngày 15 tháng 12 của năm trước năm kế hoạch.
d) Trường hợp cần điều chỉnh kế hoạch kiểm tra, Cục Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các đơn vị thuộc Tổng cục gửi kế hoạch điều chỉnh trình Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê chậm nhất vào ngày 10 tháng 6 hàng năm để được xem xét, phê duyệt.
3. Kế hoạch kiểm tra hàng năm, kế hoạch điều chỉnh sau khi ban hành phải gửi cho các cá nhân, tổ chức, đơn vị có liên quan để biết và phối hợp công tác.
4. Đăng ký kế hoạch kiểm tra hàng năm, Đăng ký điều chỉnh kế hoạch kiểm tra thực hiện theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này.
Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê quyết định kiểm tra đột xuất việc sử dụng số liệu, thông tin thống kê nhà nước trong trường hợp phát hiện tổ chức, cá nhân sử dụng số liệu, thông tin thống kê thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia, hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã đã được cơ quan có thẩm quyền công bố có dấu hiệu vi phạm pháp luật về sử dụng số liệu, thông tin thống kê nhà nước hoặc theo đề nghị của các đơn vị thuộc Tổng cục Thống kê, của Cục Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
TIẾN HÀNH KIỂM TRA
Điều 8. Xây dựng, phê duyệt quyết định tiến hành kiểm tra
1. Căn cứ kế hoạch kiểm tra hàng năm đã được phê duyệt, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành quyết định tiến hành kiểm tra việc sử dụng số liệu, thông tin thống kê nhà nước theo thẩm quyền.
2. Thủ trưởng đơn vị được giao nhiệm vụ chủ trì kiểm tra xây dựng dự thảo quyết định tiến hành kiểm tra trình cấp có thẩm quyền ban hành quyết định tiến hành kiểm tra phê duyệt.
3. Quyết định tiến hành kiểm tra thực hiện theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư này.
1. Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày ban hành quyết định tiến hành kiểm tra, công chức được giao nhiệm vụ Trưởng đoàn kiểm tra có trách nhiệm xây dựng kế hoạch tiến hành kiểm tra trình cấp có thẩm quyền ra quyết định tiến hành kiểm tra phê duyệt. Trường hợp kiểm tra đột xuất thì thời hạn không quá 1 ngày làm việc.
2. Quyết định tiến hành kiểm tra, Kế hoạch tiến hành kiểm tra được phê duyệt phải gửi cho tổ chức, cá nhân là đối tượng kiểm tra, tổ chức, cá nhân có liên quan ít nhất 5 ngày làm việc trước khi tiến hành kiểm tra theo kế hoạch (trừ trường hợp kiểm tra đột xuất).
3. Kế hoạch tiến hành kiểm tra thực hiện theo Mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư này.
1. Đoàn kiểm tra tiến hành kiểm tra đối với tổ chức, cá nhân là đối tượng kiểm tra tại trụ sở làm việc của tổ chức, cá nhân hoặc nơi tiến hành kiểm tra, xác minh không quá 7 ngày làm việc; trường hợp phức tạp có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 10 ngày làm việc.
2. Việc gia hạn thời hạn kiểm tra phải được Trưởng đoàn kiểm tra trình cấp ra quyết định tiến hành kiểm tra bằng văn bản. Cấp ra quyết định tiến hành kiểm tra căn cứ đề xuất của Trưởng đoàn kiểm tra và ý kiến của đơn vị liên quan quyết định việc gia hạn thời hạn kiểm tra.
3. Quyết định gia hạn thời hạn kiểm tra thực hiện theo Mẫu số 08 ban hành kèm theo Thông tư này.
1. Trưởng đoàn kiểm tra xây dựng đề cương yêu cầu đối tượng kiểm tra báo cáo và gửi cùng Kế hoạch tiến hành kiểm tra.
2. Đề cương báo cáo gồm các nội dung:
a) Khái quát về đối tượng kiểm tra.
b) Báo cáo cụ thể tình hình kèm theo các tài liệu liên quan đến nội dung kiểm tra.
c) Nêu cụ thể kết quả thực hiện từng nội dung theo kế hoạch kiểm tra; có đánh giá kết quả thực hiện trên cơ sở có hồ sơ, tài liệu lưu trữ.
d) Các kiến nghị, đề xuất (nếu có).
1. Chậm nhất 10 ngày kể từ ngày ban hành quyết định tiến hành kiểm tra, Trưởng đoàn kiểm tra có trách nhiệm thông báo quyết định tiến hành kiểm tra, kế hoạch tiến hành kiểm tra với đối tượng kiểm tra.
2. Trưởng đoàn kiểm tra chủ trì thông báo quyết định tiến hành kiểm tra và kế hoạch tiến hành kiểm tra, nêu rõ nhiệm vụ, quyền hạn, phương pháp làm việc của Đoàn kiểm tra, các thành viên Đoàn kiểm tra, quyền và trách nhiệm của đối tượng kiểm tra, dự kiến chương trình làm việc của Đoàn kiểm tra với đối tượng kiểm tra và những nội dung khác liên quan đến nội dung, hoạt động kiểm tra.
3. Thủ trưởng tổ chức hoặc cá nhân là đối tượng kiểm tra hoặc người được ủy quyền báo cáo về những nội dung kiểm tra theo đề cương của Đoàn kiểm tra đã yêu cầu. Sau khi nghe báo cáo của đối tượng kiểm tra, Trưởng đoàn kiểm tra có thể yêu cầu đối tượng kiểm tra bổ sung, hoàn chỉnh báo cáo.
1. Đoàn kiểm tra có thẩm quyền kiểm tra việc sử dụng số liệu, thông tin thống kê nhà nước của chỉ tiêu thống kê quốc gia, chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, chỉ tiêu thống kê cấp huyện, chỉ tiêu thống kê cấp xã đã được cấp có thẩm quyền công bố.
2. Nội dung kiểm tra
a) Kiểm tra tính chính xác, phù hợp của số liệu, thông tin thống kê đã sử dụng so với số liệu, thông tin thống kê đã được cấp có thẩm quyền công bố.
b) Kiểm tra việc trích dẫn nguồn thông tin khi sử dụng số liệu, thông tin thống kê nhà nước đã được cấp có thẩm quyền công bố.
1. Trong quá trình kiểm tra, Trưởng đoàn kiểm tra, thành viên Đoàn kiểm tra có trách nhiệm yêu cầu đối tượng kiểm tra cung cấp các thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung kiểm tra. Việc quản lý, khai thác, sử dụng thông tin, tài liệu thu thập được trong quá trình kiểm tra phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
2. Việc giao nhận thông tin, tài liệu phải lập thành biên bản.
3. Biên bản giao nhận thông tin, tài liệu thực hiện theo Mẫu số 09 ban hành kèm theo Thông tư này.
1. Trưởng đoàn kiểm tra, thành viên Đoàn kiểm tra có trách nhiệm nghiên cứu các thông tin, tài liệu đã thu thập được để làm rõ nội dung kiểm tra; yêu cầu người có trách nhiệm, người có liên quan giải trình về những vấn đề chưa rõ; trường hợp cần phải tiến hành làm việc, kiểm tra, xác minh để việc đánh giá bảo đảm tính khách quan, chính xác thì thành viên Đoàn kiểm tra báo cáo Trưởng đoàn kiểm tra xem xét, quyết định.
2. Phương pháp kiểm tra, xác minh
Đoàn kiểm tra thực hiện kiểm tra các số liệu, thông tin theo nội dung kiểm tra được quy định trong quyết định tiến hành kiểm tra.
a) Đối với từng nội dung kiểm tra, Đoàn kiểm tra phải so sánh, đối chiếu giữa số liệu, thông tin của đối tượng kiểm tra sử dụng với số liệu, thông tin đã được cấp có thẩm quyền công bố.
Trường hợp đối tượng kiểm tra trích dẫn nguồn thông tin từ cơ quan không phải là cơ quan có thẩm quyền công bố số liệu, thông tin thống kê hoặc từ sản phẩm không phải là sản phẩm thống kê chính thức của cơ quan có thẩm quyền công bố số liệu, thông tin thống kê thì Đoàn kiểm tra cần xác định nguồn thông tin do đối tượng kiểm tra sử dụng.
Trường hợp đối tượng kiểm tra trích dẫn nguồn thông tin từ cơ quan thuộc hệ thống thống kê tập trung không phải là cơ quan có thẩm quyền công bố số liệu, thông tin thống kê đó hoặc từ sản phẩm thống kê chính thức của cơ quan trong hệ thống thống kê tập trung không có thẩm quyền công bố số liệu, thông tin thống kê đó nhưng không đúng với số liệu, thông tin do cấp có thẩm quyền công bố thì Đoàn kiểm tra báo cáo cấp ra quyết định tiến hành kiểm tra bằng văn bản để xử lý.
b) Xác định mức độ chênh lệch tuyệt đối, chênh lệch tương đối (nếu có) của từng số liệu, thông tin, chỉ tiêu.
c) Khi so sánh, đối chiếu cần xác định đúng từng loại số liệu, thông tin (sơ bộ, ước tính và chính thức) tại từng thời điểm công bố, thời điểm đối tượng kiểm tra sử dụng số liệu, thông tin.
Trường hợp số liệu thống kê sơ bộ đã được công bố thì từ thời điểm công bố, số liệu thống kê sơ bộ được thay thế cho số liệu thống kê ước tính, trừ trường hợp tài liệu của đối tượng kiểm tra ghi rõ “số liệu ước tính”. Trường hợp số liệu thống kê chính thức đã được công bố thì từ thời điểm công bố, số liệu chính thức được thay thế cho số liệu sơ bộ, số liệu ước tính, trừ trường hợp tài liệu của đối tượng kiểm tra ghi rõ “số liệu sơ bộ” hoặc “số liệu ước tính”.
d) Xác định đúng trích dẫn nguồn số liệu, thông tin thống kê đối tượng kiểm tra sử dụng: tên tài liệu, sản phẩm để có số liệu, thông tin làm cơ sở so sánh, đối chiếu.
đ) Đối với số liệu, thông tin thống kê được đối tượng kiểm tra sử dụng từ cơ quan nhà nước công bố, phổ biến không đúng thẩm quyền, Đoàn kiểm tra báo cáo cấp ra quyết định tiến hành kiểm tra bằng văn bản để xử lý.
3. Kết quả làm việc, kiểm tra, xác minh thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung kiểm tra phải được thể hiện bằng văn bản hoặc lập thành biên bản làm việc.
4. Biên bản làm việc thực hiện theo Mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư này.
1. Xử lý vi phạm hành chính trong việc sử dụng số liệu, thông tin thống kê nhà nước thực hiện theo quy định tại Nghị định số 95/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê.
2. Biên bản vi phạm hành chính thực hiện theo Mẫu số 05 ban hành kèm theo Thông tư này.
KẾT THÚC KIỂM TRA
Điều 17. Trách nhiệm báo cáo và thời hạn báo cáo
Chậm nhất sau 15 ngày kể từ ngày kết thúc kiểm tra, Trưởng đoàn kiểm tra phải có báo cáo kết quả kiểm tra bằng văn bản. Trường hợp cần tham vấn ý kiến chuyên môn của cơ quan, đơn vị có liên quan đến nội dung kiểm tra thì không quá 20 ngày kể từ ngày kết thúc kiểm tra.
Trưởng đoàn kiểm tra chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực, khách quan của nội dung báo cáo kết quả kiểm tra. Trường hợp có những vấn đề còn vướng mắc liên quan đến các nhiệm vụ khác, Trưởng đoàn kiểm tra chủ động trao đổi, tham khảo ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để đảm bảo báo cáo kết quả kiểm tra chính xác, khách quan.
1. Báo cáo kết quả kiểm tra phải thể hiện toàn bộ nội dung kiểm tra được quy định trong quyết định tiến hành kiểm tra, bao gồm các nội dung:
- Khái quát về đối tượng kiểm tra.
- Kết quả kiểm tra đối với từng nội dung kiểm tra: Báo cáo phải chỉ ra được ưu điểm, hạn chế, tồn tại, vi phạm (nếu có) đã phát hiện qua kiểm tra đối với từng nội dung kiểm tra; trong đó nêu rõ tên cá nhân/đơn vị (ai, ở đâu) có thiếu sót, tồn tại.
- Xác định rõ tính chất, mức độ của các thiếu sót, tồn tại, vi phạm; nguyên nhân, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan.
- Đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ, việc chấp hành các quy định của pháp luật về thống kê của đối tượng kiểm tra và các tổ chức, cá nhân có liên quan về các nội dung kiểm tra.
- Kiến nghị, đề xuất việc xử lý các vi phạm (nếu có) đối với tổ chức, cá nhân có liên quan.
- Kiến nghị, đề xuất với cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, hoàn thiện cơ chế, chính sách.
2. Nơi nhận báo cáo
Đoàn kiểm tra gửi cấp ban hành quyết định tiến hành kiểm tra Báo cáo kết quả kiểm tra để xin ý kiến chỉ đạo và biện pháp xử lý; đồng gửi đơn vị tham mưu cấp ra quyết định tiến hành kiểm tra về công tác kiểm tra, giám sát để theo dõi. Cụ thể như sau:
a) Trưởng đoàn kiểm tra do Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê quyết định thành lập báo cáo Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê; đồng thời gửi Vụ Pháp chế và Thanh tra Thống kê để theo dõi.
b) Trưởng đoàn kiểm tra do Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định thành lập báo cáo Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; đồng thời gửi Phòng được Cục trưởng giao tham mưu về công tác thanh tra, kiểm tra để theo dõi.
3. Báo cáo kết quả kiểm tra thực hiện theo Mẫu số 06 ban hành kèm theo Thông tư này.
Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét kết quả kiểm tra và đề xuất kiến nghị của Trưởng đoàn kiểm tra để xử lý hoặc tham mưu giải quyết theo thẩm quyền quy định.
1. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả kiểm tra, cấp ban hành quyết định tiến hành kiểm tra phải ra Thông báo kết quả kiểm tra.
2. Thông báo kết quả kiểm tra được gửi đến tổ chức, cá nhân là đối tượng kiểm tra, cơ quan cấp trên trực tiếp của tổ chức (trừ trường hợp đối tượng kiểm tra là bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan Trung ương của các đoàn thể), cơ quan quản lý cá nhân là đối tượng kiểm tra và cấp có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê đối với các vi phạm (nếu có) của đối tượng kiểm tra.
3. Thông báo kết quả kiểm tra thực hiện theo Mẫu số 07 ban hành kèm theo Thông tư này.
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được thông báo kết quả kiểm tra, các cá nhân, tổ chức là đối tượng kiểm tra có quyền khiếu nại, tố cáo kết quả kiểm tra theo quy định của pháp luật về khiếu nại và tố cáo.
1. Trước ngày 10 tháng 6 và ngày 25 tháng 11 hàng năm, Cục Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lập Báo cáo công tác kiểm tra 6 tháng và cả năm việc sử dụng số liệu, thông tin thống kê nhà nước gửi Vụ Pháp chế và Thanh tra Thống kê, Tổng cục Thống kê.
2. Vụ Pháp chế và Thanh tra Thống kê, Tổng cục Thống kê tổng hợp báo cáo kết quả kiểm tra việc sử dụng số liệu, thông tin thống kê nhà nước báo cáo Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 23. Hiệu lực thi hành và tổ chức thực hiện
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2020.
2. Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật dẫn chiếu để áp dụng tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản mới thì thực hiện theo quy định tại văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế.
3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị gửi ý kiến về Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) để kịp thời xem xét, chỉnh lý./.