TIÊU CHÍ ĐIỂM GIỚI THIỆU VÀ BÁN SẢN PHẨM THUỘC CHƯƠNG
TRÌNH MỖI XÃ MỘT SẢN PHẨM GIAI ĐOẠN 2019-2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 920/QĐ-BCT ngày 16
tháng 4 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)
I. PHẠM
VI, ĐỐI TƯỢNG VÀ MỤC ĐÍCH
1. Quyết
định này áp dụng cho các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP.
2. Các tổ
chức, cá nhân có liên quan thực hiện việc lựa chọn, xây dựng, vận hành và duy
trì điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP theo các tiêu chí tại Quyết định này.
3. Tiêu chí
này là cơ sở để lựa chọn, xây dựng các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP,
nhằm quảng bá, đẩy mạnh tiêu thụ, thúc đẩy sản xuất, phát triển làng nghề, đặc
sản vùng miền, sản phẩm OCOP, sản phẩm
có tiềm năng, lợi thế của địa phương.
II. TIÊU
CHÍ VỀ ĐIỂM GIỚI THIỆU VÀ BÁN SẢN PHẨM OCOP
1. Tiêu
chí về vị trí điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP
Điểm giới
thiệu và bán sản phẩm OCOP được đặt tại các vị trí có giao thông thuận lợi,
đông người qua lại, tập trung nhiều khách du lịch, khu dân cư đông đúc, đáp ứng
một trong các tiêu chí sau:
- Tại khu
vực các cửa hàng ở nhà ga, sân bay, bến xe, bến tàu;
- Tại các
trạm; điểm dừng, nghỉ trên cao tốc, quốc lộ;
- Tại các
trung tâm thương mại, siêu thị, chợ;
- Tại các
cửa hàng trong khu du lịch, nhà hàng, khách sạn;
- Tại các
khu vực làng nghề truyền thống;
- Tại các
khu trung tâm dịch vụ thương mại cấp huyện, cấp xã, các điểm công nghiệp;
- Tại các
trung tâm hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm.
2. Tiêu
chí về sản phẩm tại các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP
- Sản phẩm
đáp ứng nhu cầu của thị trường, phù hợp với thị hiếu của
…………………………………………………………… toàn đối với sức khỏe người tiêu dùng và môi trường,
đáp ứng một trong các tiêu chí sau:
+ Hạng 3
sao trở lên theo Bộ tiêu chí đánh giá, xếp hạng sản phẩm của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn;
+ Thuộc
Danh mục sản phẩm trong kế hoạch thực hiện Chương trình OCOP;
+ Trong
Danh mục sản phẩm chủ lực của tỉnh;
+ Sản phẩm
công nghiệp nông thôn, nông nghiệp tiêu biểu;
+ Sản phẩm
là đặc trưng, đặc sản, tiềm năng, lợi thế của địa phương, vùng, miền do Sở Công
Thương lựa chọn.
- Có tên,
bao bì và ghi nhãn hàng hóa và xuất xứ của sản phẩm theo quy định của pháp
luật.
- Có mã số,
mã vạch đối với những loại sản phẩm có thể đăng ký mã số, mã vạch để thuận tiện
cho công tác quản lý và giám sát của khách hàng.
- Đối với
sản phẩm là thực phẩm phải đáp ứng các quy định của pháp luật về an toàn thực
phẩm; ghi rõ ngày sản xuất, thời hạn sử dụng, thành phần, định lượng, cảnh báo,
hướng dẫn sử dụng, bảo quản theo quy định. Nếu là nông sản, thực phẩm ở dạng
tươi, sống hoặc sơ chế không có bao bì đóng gói sẵn thì phải qua chọn lọc, phân
loại, ghi rõ xuất xứ và thời hạn sử dụng.
- Sản phẩm
phải được niêm yết giá bán, thể hiện rõ ràng trên nhãn sản phẩm, bao bì sản
phẩm hoặc được niêm yết tại giá hàng, quầy hàng, điểm kinh doanh.
- Sản phẩm
có bảo hành phải ghi rõ thời hạn và điều kiện, địa điểm bảo hành.
- Nguồn sản
phẩm được cung ứng ổn định, thường xuyên hoặc theo mùa vụ thông qua đơn hàng
hoặc hợp đồng với nhà sản xuất kinh doanh.
- Hàng hóa,
dịch vụ kinh doanh tại điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP không thuộc danh
mục cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật. Đối với hàng hóa, dịch vụ hạn
chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện phải đáp ứng theo quy định của pháp
luật hiện hành.
3. Tiêu
chí về trưng bày, giới thiệu và bán sản phẩm OCOP
- Có bảng
hiệu, biểu tượng, biển hiệu nhận diện theo hướng dẫn của Bộ Công Thương.
- Có biển
hiệu thể hiện tên sản phẩm, địa chỉ và số điện thoại liên hệ với nơi sản xuất.
- Có bố trí
quầy (tủ, kệ...) hoặc khu vực phù hợp để trưng bầy, bán sản phẩm OCOP.
- Tổng diện
tích dành cho giới thiệu và bán sản phẩm OCOP phù hợp, tối thiểu là 03 (ba) m2.
- Đối với
điểm có bán sản phẩm là thực phẩm, phải đáp ứng các quy định về an toàn thực
phẩm.
- Việc lựa
chọn, thiết kế, xây dựng điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP phải bảo đảm các
yêu cầu phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường theo quy định.
- Có trang
thiết bị cần thiết (tủ đông, tủ mát, kệ, giá...) để bảo quản hàng hóa phù hợp
theo yêu cầu đặc thù của sản phẩm.
- Sắp xếp,
bố trí các sản phẩm một cách văn minh, khoa học, thuận tiện cho khách hàng lựa
chọn, mua sắm và thanh toán.
III.
KINH PHÍ THỰC HIỆN
1. Nguồn
kinh phí:
- Ngân sách
trung ương;
- Ngân sách
địa phương;
- Kinh phí
xã hội hóa;
- Các nguồn
hỗ trợ hợp pháp khác.
2.
Nguyên tắc quản lý kinh phí:
Việc quản
lý, sử dụng kinh phí sự nghiệp, kinh phí chi đầu tư phát, triển của ngân sách
nhà nước và kinh phí huy động hợp pháp khác được thực hiện theo quy định pháp
luật hiện hành.
IV. TỔ
CHỨC THỰC HIỆN
1. Bộ
Công Thương
- Thiết kế
mẫu bảng hiệu, biểu tượng, biển hiệu nhận diện cho điểm bán giới thiệu và bán
sản phẩm OCOP.
- Hướng dẫn các địa phương triển khai
xây dựng điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP.
- Xây dựng
và duy trì chuyên trang quảng bá điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP.
- Tổ chức
các hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư, du lịch, kết nối hàng hóa vào các
điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP.
- Kiểm tra
việc lựa chọn, xây dựng điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP ở địa phương.
2. Ủy
ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
- Giao Sở
Công Thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan triển khai
xây dựng điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP.
- Công bố
các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP trên trang thông tin điện tử (website)
của địa phương.
- Tuyên
truyền, quảng bá về điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP trên các phương tiện
truyền thông.
- Tổ chức
các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối sản phẩm OCOP tại các điểm giới
thiệu và bán sản phẩm OCOP địa phương.
- Bố trí
kinh phí duy trì và nhân rộng điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP.
- Bảo đảm
việc duy trì các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP (được hỗ trợ kinh phí xây
dựng) tối thiểu 02 (hai) năm kể từ sau khi hoàn thành việc xây dựng điểm giới
thiệu và bán sản phẩm OCOP.
- Kiểm tra,
giám sát việc vận hành và duy trì các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP sau
khi xây dựng./.