Quyết định 891/QĐ-BNN-KHCN Phê duyệt Kế hoạch thực hiện thỏa thuận Paris về Biến đổi khí hậu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giai đoạn 2021-2030
17-03-2020
17-03-2020
- Trang chủ
- Văn bản
- 891/QĐ-BNN-KHCN
- TẢI VỀ
- THUỘC TÍNH
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Số: 891/QĐ-BNN-KHCN |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 17 tháng 03 năm 2020 |
Quyết định
PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH THỰC HIỆN THỎA THUẬN PARIS VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIAI ĐOẠN 2021-2030
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày ,17/02/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Quyết định số 2053/QĐ-TTg ngày 28 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về Ban hành Kế hoạch thực hiện Thỏa thuận Paris về Biến đổi khí hậu;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường,
QUYẾT
ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch thực hiện thỏa thuận Paris về Biến đổi khí hậu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giai đoạn 2021-2030 với những nội dung chi tiết tại Phụ lục kèm theo.Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Thủ tướng Chính phủ (để b/c);
- Bộ trưởng (để b/c);
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ: TN&MT; TC; KH&ĐT;
- Website Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- Lưu: VT, KHCN(LHA-10b).
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Hoàng Hiệp
Phụ lục
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN THỎA THUẬN PARIS VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIAI ĐOẠN 2021-2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số 891/QĐ-BNN-KHCN, ngày 17 tháng 3 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
------------------
I. QUAN ĐIỂM
Kế hoạch thực hiện Thỏa thuận Paris của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải thể hiện tính nhất quán trong các quan điểm:
- Thực hiện đầy đủ các cam kết của Việt Nam đối với quốc tế về biến đổi khí hậu (BĐKH) trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT);bảo đảm sự thống nhất trong chỉ đạo, quản lý và điều hành của Nhà nước, huy động tối đa các nguồn lực xã hội, nhất là từ khối tư nhân và đẩy mạnh hợp tác khu vực và quốc tế trong ứng phó với BĐKH;
- Giữ vững tăng trưởng, nâng cao hiệu quả sản xuất, giá trị gia tăng trong nông nghiệp, góp phần xây dựng nông thôn mới; ưu tiên các giải pháp ứng phó, chủ động phòng chống tác động của BĐKH, các giải pháp “thuận thiên”, nâng cao năng lực phục hồi của hệ thống sản xuất, giảm nhẹ rủi ro, tối đa hóa các lợi ích xã hội, kinh tế và môi trường;
- Lồng ghép yếu tố BĐKH vào các chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển ngành nhằm ưng pho hiệu quả BĐKH, gắn với phát triển bền vững, tăng trưởng xanh, bảo đảm môi trường và xóa đói giảm nghèo; Phân công trách nhiệm thực hiện cụ thể cho các đơn vị trong Bộ, cùng với việc thực hiện các nhiệm vụ trong chiến lược, quy hoạch và kế hoạch của ngành;
- Đảm bảo phù hợp với năng lực, trình độ, sự kết hợp hiệu quả nguồn lực huy động được trong nước và nguồn hỗ trợ từ quốc tế của Bộ và các địa phương.
II. MỤC TIÊU
- Cụ thể hóa kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ giao cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Quyết định số 2053/QĐ-TTg ngày 28 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc Ban hành Kế hoạch thực hiện Thỏa thuận Paris về BĐKH;
- Làm căn cứ cho việc huy động nguồn lực trong nước và quốc tế để thực hiện ứng phó hiệu quả với BĐKH của ngành NN&PTNT.
III. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được giao chủ trì và tham gia thực hiện 41/68 nhiệm vụ theo 03 mức độ: bắt buộc, ưu tiên và khuyến khích, thuộc 05 nhóm mục tiêu: (i) Giảm nhẹ phát thải khí nhà kính (KNK);(ii) Thích ứng với BĐKH;(iii) Chuan bi nguồn lưc;(iv) Thiết lập hê thống công khai minh bạch và (v) Xây dựng, hoàn thiện chính sách, thể chế.
3.1. Nhóm nhiệm vụ bắt buộc
- Giảm nhẹ phát thải khí nhà kính ngành NN&PTNT nhằm thực hiện Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) phù hợp với điều kiện quốc gia trên cơ sở đánh giá nỗ lực toàn cầu định kỳ;
- Thiết lập Hệ thống đo đạc, báo cáo và thẩm định (MRV) cho các hoạt động giảm nhẹ phát thải KNK cấp Ngành trong lĩnh vực sử dụng đất, thay đổi sử dụng đất và lâm nghiệp (LULUCF);
- Thiết lập Hệ thống MRV cho các hoạt động giảm nhẹ phát thải KNK cấp Ngành trong lĩnh vực nông nghiệp.
3.2. Nhóm nhiệm vụ ưu tiên, khuyến khích
- Thực hiện giảm nhẹ phát thải KNK của ngành NN&PTNT nhằm thực hiện NDC;
- Thực hiện Chương trình mục tiêu phát triển kinh tế Thủy sản bền vững và Chương trình mục tiêu phát triển Lâm nghiệp bền vững;
- Thực hiện Chương trình mục tiêu tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phòng, chống, giảm nhẹ thiên tai, ổn định đời sống dân cư;
- Triển khai các phương án và giải pháp, công trình phòng chống thiên tai trọng điểm, cấp bách nhằm bảo vệ đời sống nhân dân, bảo đảm quốc phòng an ninh và tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn; di dời, sắp xếp lại các khu dân cư ở những vùng thường xuyên bị tác động của bão, nước dâng do bão, lũ lụt, xói lở bờ sông, bờ biển hoặc khu vực có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất;
- Quản lý rừng bền vững, ngăn chặn mất rừng và suy thoái rừng; trồng, bảo vệ, phục hồi rừng và chú trọng phát triển rừng trồng gỗ lớn, rừng ven biển;
- Đảm bảo an ninh lương thực thông qua bảo vệ, duy trì hợp lý và quản lý bền vững quỹ đất cho nông nghiệp; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; tạo giống mới thích ứng với BĐKH; hoàn thiện hệ thống kiểm soát, phòng chống dịch bệnh;
- Rà soát, điều chỉnh các quy hoạch, kế hoạch phát triển sinh kế vàquá trình sản xuất phù hợp với điều kiện BĐKH gắn với xóa đói giảm nghèo, công bằng xã hội;
- Củng cố, nâng cấp và hoàn thiện các tuyến đê biển, đê sông xung yếu; kiểm soát xâm nhập mặn các vùng bị ảnh hưởng nặng nề nhất.
3.3. Nhóm nhiệm vụ tham gia
Gồm các nhiệm vụ số 1, 4, 5, 10, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 25, 28, 30, 34, 35,39, 41, 42, 43, 44, 46, 48, 59, 62, 63, 64, 65, 66 và 67 tại Quyết định 2053/QĐ-TTg ngày 28 tháng 10 năm 2016.
(Chi tiết các nhiệm vụ nêu trên tại Phụ lục đính kèm)
IV. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
4.1. Tuyên truyền, đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao năng lực, nhận thức thực hiện Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu.
- Đổi mới hình thức, nội dung và phương thức đào tạo nguồn nhân lực, tuyên truyền để nâng cao nhận thức về ứng phó BĐKH trong ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Tập huấn, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật và phương pháp nghiên cứu; đào tạo hướng nghiệp về ứng phó với BĐKH;
- Đẩy mạnh chuyển giao công nghệ sản xuất nông nghệp các bon thấp, thích ứng thông minh với BĐKH cho địa phương;
- Xây dựng chương trình truyền thông và tổ chức tuyên truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng và mạng xã hội để phổ biến sâu rộng các kỹ thuật sản xuất nông nghiệp các bon thấp, giảm phát thải KNK và các thực hành nông nghiệp thông minh với BĐKH
- Xây dựng năng lực nghiên cứu, dự báo, cảnh báo sớm, chủ động phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu.
4.2. Rà soát, điều chỉnh các cơ chế, chính sách, quy hoạch ngành, lĩnh vực phù hợp với Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu
- Rà soát, bổ sung, lồng ghép các nội dung ứng phó BĐKH vào các chính sách phát triểnngành; hoàn thiện cơ chế chính sách hỗ trợ và thúc đẩy nhân rộng các công nghệ sản xuất nông nghiệp các bon thấp, giảm nhẹ phát thải KNK và thích ứng thông minh với BĐKH;
- Tăng cường các chính sách xúc tiến đầu tư, thương mại, giới thiệu sản phẩm nông nghiệp các bon thấp và nông nghiệp bền vững tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu;
- Thúc đẩy chính sách bảo hiểm rủi ro khí hậu và thiên tai, khuyến khích khối tư nhân trong và ngoài nước tham gia đầu tư phát triển và nhân rộng các hệ thống nông nghiệp thông minh với BĐKH đảm bảo tăng trưởng nhanh và bền vững;
- Củng cố, kiện toàn tổ chức, nhân lực đảm bảo thực hiện lồng ghép các giải pháp ứng phó chủ động và thông minh với BĐKH vào các kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và địa phương
4.3. Giải pháp khoa học và công nghệ
- Nghiên cứu và phát triển, ứng dụng các công nghệ sản xuất mới, các bon thấp và thích ứng thông minh với BĐKH trong nông nghiệp và phát triển nông thôn;
- Nghiên cứu, xây dựng, ứng dụng các công cụ để đánh giá hiệu quả và tính khả thi về kinh tế các giải pháp công nghệ sản xuấtnông nghiệp ứng phó thông minh với BĐKH;
- Nghiên cứu chuyển giao công nghệ và phát triển các mô hình thích ứng và giảm nhẹ BĐKH nhằm thúc đẩy tăng trưởng trong nông nghiệp và phát triển nông thôn;
- Nghiên cứu, ứng dụng và hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu và phương pháp đánh giá, kiểm định kết quả thực hiện các hoạt động thích ứng và giảm nhẹ BĐKH trong nông nghiệp và phát triển nông thôn;
- Tăng cường đào tạo, nâng cao năng lực cán bộ khoa học, quản lý thông qua đối thoại chính sách, truyền thông, trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm về các công nghệ thông minh với BĐKH lĩnh vực nông nghiệp, phát triển nông thôn trong nước và quốc tế.
4.4. Giải pháp hợp tác quốc tế
- Tăng cường hợp tác quốc tế với các đối tác theo hình thức đa phương, song phương, hợp tác đối tác nhằm trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm, chuyển giao khoa học công nghệ, quảng bá và vận động tài trợ; đào tạo và trao đổi chuyên gia về ứng phó với thiên tai và BĐKH trong nông nghiệp và phát triển nông thôn;
- Tích cực tham gia các diễn đàn, liên minh, mạng lưới khu vực và thế giới về các hoạt động ứng phó với thiên tai và BĐKH trong nông nghiệp và phát triển nông thôn của Việt Nam;
- Đổi mới cơ chế vận động, quản lý đối với các dự án hợp tác quốc tế, xác định các cam kết quốc gia có yêu cầu tài trợ quốc tế, thực hiện cơ chế minh bạchđể củng cố vị thế của Việt Nam trong cộng đồng quốc tế về các hoạt động ứng phó với BĐKH trong nông nghiệp và phát triển nông thôn.
4.5. Giải pháp huy động nguồn lực tài chính
- Đổi mới cơ chế huy động và phân bổ nguồn lực tài chính cho xây dựng và lồng ghép các hoạt động ứng phó với thiên tai và BĐKH trong các kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và địa phương;
- Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích các doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài nước tham gia đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) cho các hoạt động ứng phó với thiên tai và BĐKH, phát triển chuỗi giá trị các bon thấp, thích ứng thông minh với BĐKH trong NN&PTNT;
- Bố trí kinh phí chi thường xuyên cho các hoạt động thông tin, tuyên truyền, lồng ghép các hoạt động ứng phó vào trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm, trung hạn và dài hạn để nhân rộng các giải pháp ứng phó với thiên tai và BĐKH trong NN&PTNT.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
5.1. Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường
- Tổ chức theo dõi, đôn đốc, giám sát, đánh giá, tổng hợpbáo cáotình hình thực hiện Kế hoạch thực hiện Thỏa thuận Paris của Bộ NN&PTNT giai đoạn 2021-2030;
- Phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng hướng dẫn Đo đạc, Báo cáo và Thẩm định (MRV) cho các tiểu ngành, lĩnh vực;
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện các nhiệm vụ theo phân công.
5.2. Vụ Kế hoạch, Vụ Tài chính và Vụ Hợp tác Quốc tế
- Bố trí nguồn vốn đầu tư phát triển và nguồn chi ngân sách nhà nước để thực hiện nhiệm vụ, hướng dẫn lồng ghép Kế hoạch thực hiện Thỏa thuận Paris của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vào kế hoạch trung hạn và kế hoạch phát triển của ngành hàng năm;
- Chủ động tìm kiếm các nguồn lực tài chính hợp pháp để thực hiện các nhiệm vụ kịp thời, hiệu quả;
- Tăng cường hợp tác khu vực và quốc tế, huy động các nguồn lực hỗ trợ về công nghệ, kỹ thuật, tài chính và nâng cao năng lực trong thực hiện các nhiệm vụ.
5.3. Các Tổng cục, Cục
- Tổ chức tuyên truyền Kế hoạch thực hiện Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu của Bộ; chú trọng huy động sự tham gia của khối tư nhân và cộng đồng;
- Chủ trì triển khai và báo cáo kết quả thực hiện các nhiệm vụ được phân công, phối hợp, lồng ghép hoạt động của lĩnh vực và huy động thêm các nguồn lực hợp pháp để thực hiện nhiệm vụ;
- Giám sát, đánh giá việc triển khai ở các tiểu ngành, lĩnh vực trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao;
- Phối hợp với Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường và các đơn vị liên quan thực hiện công tác giám sát đánh giá quá trình thực hiện.
5.4. Các đơn vị liên quan khác
- Chủ động đề xuất với Bộ về các nội dung nghiên cứu, ứng dụng các giải pháp khoa học, công nghệ phục vụ thực hiện Kế hoạch thực hiện thỏa thuận Paris của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Nghiên cứu, chuyển giao các công nghệ thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu (công nghệ tăng trưởng xanh, phát thải thấp) trong nông nghiệp và phát triển nông thôn được Bộ đặt hàng;
- Nghiên cứu đề xuất, ứng dụng các cơ chế, chính sách nhân rộng các giải pháp ứng phó thông minh với BĐKH trong nông nghiệp và phát triển nông thôn; Cơ chế huy động nguồn lực, sự tham gia của khối tư nhân, cộng đồng và người dân nhằm đảm bảo thực hiện thành công Kế hoạch thực hiện Thỏa thuận Paris của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Chủ trì, tham gia phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện các nhiệm vụ được phân công.
VI. Danh mục các nhiệm vụ thực hiện Thỏa thuận Paris về Biến đổi khí hậu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giai đoạn 2021-2030.
TT | Tên và số thứ tự của nhiệm vụ trong quyết định 2053/QĐ-TTg | Hoạt động | Cơ quan chủ trì/Cơ quan phối hợp | Mục tiêu, kết quả chính cần đạt được | Thời gian |
I. NHIỆM VỤ BẮT BUỘC | |||||
I.1. Nhiệm vụ Giảm nhẹ phát thải khí nhà kính | |||||
1 | Nhiệm vụ số 15:Thực hiện giảm nhẹ phát thải KNK ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn nhằm thực hiện NDC phù hợp với điều kiện quốc gia trên cơ sở đánh giá nỗ lực toàn cầu định kỳ. | 15.1. Giảm phát thải KNK thông qua quản lý nước và kỹ thuật canh tác lúa nước. | Tổng cục Thủy lợi/Cục Trồng trọt, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam. | - Triển khai nhân rộng các mô hình sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả: (i) Chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang cây trồng cạn có hiệu quả kinh tế cao; (ii) Quản lý cây trồng tổng hợp trong canh tác lúa (ICM); (iii) Rút nước giữa vụ; (iv) Chuyển 2 vụ lúa sang 1 vụ lúa, 1 vụ tôm; (v) Tưới khô ẩm xen kẽ (AWD); (vi) Canh tác lúa cải tiến (SRI); (vii) 1 phải 5 giảm. | 2021-2030 |
15.2. Giảm phát thải KNK thông qua quản lý nước và kỹ thuật canh tác cây trồng cạn. | Tổng cục Thủy lợi/Cục Trồng trọt, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam. | - Nghiên cứu phát triển các kỹ thuật bảo vệ đất trồng trọt: (i) Cải tiến công nghệ tưới cho cây trồng khác ngoài lúa (tưới nhỏ giọt kết hợp bón phân); (ii) Các biện pháp kỹ thuật canh tác tổng hợp trên cây trồng cạn (ICM). | 2021- 2030 | ||
15.3. Giảm phát thải khí nhà kính thông qua quản lý chất thải chăn nuôi. | Cục chăn nuôi/ Viện nghiên cứu và đơn vị liên quan. | - Tăng cường ứng dụng công nghệ tiên tiến hướng đến chăn nuôi an toàn sinh học và bảo vệ môi trường: (i) biogas cho lợn quy mô nông hộ/trang trại; (ii) Ứng dụng công nghệ sinh học ủ phân bò/lợn quy mô nông hộ/trang trại; (iii) Cải tiến công nghệ để tái sử dụng phân gia súc cho sản xuất phân bón hữu cơ; (iv) Đệm lót sinh học cho gà (quy mô trang trại); (v) Nhân rộng công nghệ chăn nuôi lợn tiết kiệm nựớc kết hợp sản xuất phân bón hữu cơ; - Tăng cường công tác thu gom, xử lý chất thải chăn nuôi thành phân bón hữu cơ sử dụng trong sản xuất nông nghiệp. | 2021- 2030 | ||
|
| 15.4. Giảm phát thải khí nhà kính thông qua cân đối khẩu phần thức ăn chăn nuôi và kiểm soát lên men dạ cỏ cho gia súc nhai lại. | Cục chăn nuôi/ Viện nghiên cứu và đơn vị liên quan. | - Chuyển đổi phương thức chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi tập trung, chăn nuôi nông hộ chuyên nghiệp, hình thành vùng chăn nuôi trọng điểm gắn với bảo vệ môi trường, an toàn sinh học, công nghệ cao; - Áp dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất và phối trộn khẩu phần thức ăn cho gia súc nhai lại, đảm bảo chất dinh dưỡng và tăng hiệu suất tiêu hóa. | 2021- 2030 |
|
| 15.5. Giảm phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực LULUCF. | Tổng cục lâm nghiệp/ Viện KH Lâm nghiệp Việt Nam. | - Quản lý, bảo vệ và nâng cao tỷ lệ che phủ, sinh khối và chất lựợng rừng để tăng khả năng hấp thụ các bon tại các vùng sinh thái có rừng; - Mở rộng đối tượng chi trả dịch vụ môi trường rừng (PFES) và phát triển thị trường các bon từ rừng; - Mở rộng các mô hình nông lâm kết hợp nông-lâm-thủy sản để giảm phát thải khí nhà kính và tăng hấp thu các bon | 2021- 2030 |
15.6. Quản lý, tái chế, sử dụng phụ phẩm cây trồng để sản xuất phân bón hữu cơ và các sản phẩm hàng hóa có giá trị khác. | Cục Bảo vệ thực vật/Cục Trồng trọt,Vụ KHCN&MT và các đơn vị liên quan. | - Nghiên cứu phát triển các công nghệ tổng hợp (ủ compost bằng bã ngô, rỉ mật mía; sản xuất than sinh học; sản xuất phân bón hữu cơ; trồng nấm; sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ, v.v) để tái sử dụng phế phụ phẩm nông nghiệp; - Phát triển công nghệ phối trộn chất thải trồng trọt, sản xuất phân bón hữu cơ sinh học; than sinh học và vật liệu xây dựng; - Bổ sung tiêu chí xã Nông thôn mới nói không với đốt rơm rạ và phụ phẩm trồng trọt ngoài đồng ruộng - Phát triển các mô hình kinh tế tuần hoàn từ phụ phẩm trồng trọt, thủy sản cho sản xuất nhiêu liệu, năng lượng. | 2021- 2030 | ||
I.2. Nhiệm vụ thiết lập hệ thống công khai, minh bạch (MRV) | |||||
2 | Nhiệm vụ số 54: Thiết lập Hệ thống MRV cho các hoạt động giảm nhẹ phát thải KNK cấp ngành cho lĩnh vực sử dụng đất, thay đổi sử dụng đất và lâm nghiệp (LULUCF). | Xây dựng và thiết lập Hệ thống MRV cho các hoạt động giảm nhẹ phát thải KNK cấp ngành cho lĩnh vực sử dụng đất, thay đổi sử dụng đất và lâm nghiệp (LULUCF). | Vụ Kế hoạch, Tổng cục Lâm nghiệp/ Các Cục, Vụ, Viện liên quan. | - Hệ thống MRV được thiết lập và vận hành áp dụng cho theo dõi và báo cáo kết quả giảm phát thải, tăng hấp thụ ở quy mô dự án và toàn lĩnh vực LULUCF; - Báo cáo kết quả giảm phát thải KNK và tăng hấp thụ theo chu kỳ 2 năm; - Cung cấp số liệu về thay đổi rừng và sử dụng đất, phát thải và hấp thụ cho giám sát, đánh giá tăng trưởng xanh lĩnh vực LULUCF. | 2021- 2025 |
3 | Nhiệm vụ số 55: Thiết lập Hệ thống MRV cho các hoạt động giảm nhẹ phát thải KNK cấp ngành cho lĩnh vực nông nghiệp. | Xây dựng và thiết lập Hệ thống MRV cho các hoạt động giảm nhẹ phát thải KNK lĩnh vực Trồng trọt, Chăn nuôi. | Vụ Kế hoạch/Các Cục, Vụ, Viện và đơn vị liên quan. | - Thiết lập được hệ thống các tiêu chí giám sát đánh giá cho hoạt động giảm nhẹ phát thải KNK trong lĩnh vực Trồng trọt; - Thiết lập được hệ thống các tiêu chí giám sát đánh giá cho hoạt động giảm nhẹ phát thải KNK trong lĩnh vực Chăn nuôi. | 2021- 2025 |
II. NHIỆM VỤ ƯU TIÊN, KHUYẾN KHÍCH | |||||
II.1. Nhóm nhiệm vụ Giảm nhẹ | |||||
4 | Nhiệm vụ số 9: Thực hiện giảm nhẹ phát thải KNK của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn nhằm thực hiện NDC | Nội dung của nhiêm vụ chính là của nhiệm vụ số 15 ở phần I (Nhiệm vụ bắt buộc) được giao khuyến khích thực hiện trong gian đoạn 2016-2020, sang giai đoạn 2021-2030, nhiệm vụ số 9 này được thực hiện như phân, giao trong nhiệm vụ số 15 ở trên. |
| ||
II.2. Nhóm nhiệm vụ Thích ứng với BĐKH | |||||
5 | Nhiệm vụ số 22: Thực hiện Chương trình mục tiêu phát triển kinh tế Thủy sản bền vững. | Thực hiện các nhiệm vụ được phân giao trong Chương trình mục tiêu phát triển Kinh tế Thủy sản Bền vững tại Quyết định 1434 ngày 22 tháng 9 năm 2017. | Tổng cục Thủy sản /Các đơn vị liên quan. | - Phát triển đánh bắt, nuôi trồng và thương mại thủy sản ứng phó BĐKH; - Xây dựng đề án phát triển thủy sản bền vững vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL); - Điều tra, đánh giá ảnh hưởng của xâm nhập mặn đến nuôi trồng thủy sản vùng ĐBSCL; - Các hoạt động liên quan đến đánh bắt và nuôi trồng thủy sản bền vững khác. | 2021- 2025 |
6 | Nhiệm vụ số 23: Thực hiện Chương trình mục tiêu phát triển Lâm nghiệp bền vững. | Thực hiện Chương trình mục tiêu phát triển Lâm nghiệp bền vững. | Tổng cục Lâm nghiệp/Các đơn vị liên quan. | - Nâng cao năng suất, chất lượng và phát huy giá trị của từng loại rừng; góp phần đáp ứng các yêu cầu về giảm nhẹ thiên tai, bảo vệ môi trường sinh thái, ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng; - Bảo vệ và phát triển bền vững diện tích rừng hiện có; Phục hồi và phát triển rừng phòng hộ; - Quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng; - Tăng cường năng lực quản lý hệ thống rừng đặc dụng, phòng hộ. | 2021- 2025 |
7 | Nhiệm vụ số 24: Thực hiện Chương trình mục tiêu tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phòng, chống, giảm nhẹ thiên tai, ổn định đời sống dân cư. | 24.1. Xây dựng chương trình tổng thể phát triển nông thôn bền vững ĐBSCL thích ứng với BĐKH gắn liền với cơ cấu lại ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới để phát triển nông thôn vùng ĐBSCL theo hướng bền vững, hiện đại, hiệu quả cao, phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế, thích ứng với BĐKH. | Vụ Kế hoạch/các đơn vị liên quan. | - Kịch bản phát triển kinh tế - xã hội vùng ĐBSCL theo hướng bền vững, hiện đại, hiệu quả cao; - Danh mục các giải pháp nông nghiệp thông minh có thể áp dụng tại vùng ĐBSCL trong các lĩnh vực: Trồng trọt, Chăn nuôi, Thủy sản, Thủy lợi và Diêm nghiệp, Phòng chống thiên tai, Phát triển nông thôn. | 2021- 2030 |
24.2. Xây dựng các mô hình sản xuất muối thích ứng với BĐKH. | Cục Kinh tế hợp tác và PTNT/ Các địa phương có hoạt động sản xuất muối. | Thay đổi phương pháp sản xuất muối thích ứng với BĐKH và nước biển dâng. | 2021- 2030 | ||
|
| 24.3. Triển khai Chương trình Tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp, gắn với thị trường, đẩy mạnh triển khai các dự án hỗ trợ sản xuất, thích ứng với BĐKH, đa dạng hóa sinh kế cho hộ nghèo. | Vụ Kế hoạch/Các đơn vị liên quan. | - Thúc đẩy các mô hình sản xuất đa dạng hóa sinh kế theo hướng thích ứng với BĐKH. | 2021- 2030 |
8 | Nhiệm vụ số 29: Triển khai các phương án và giải pháp, công trình phòng chống thiên tai trọng điểm, cấp bách nhằm bảo vệ đời sống nhân dân, bảo đảm quốc phòng an ninh và tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn; di dời, sắp xếp lại các khu dân cư ở những vùng thường xuyên bị tác động của bão, nước dâng do bão, lũ lụt, xói lở bờ sông, bờ biển hoặc có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất. | 29.1. Hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách về phòng chống thiên tai. | Tổng cục PCTT/ các đơn vị liên quan. | - Ban hành các văn bản, cơ chế chính sách nhằm bổ sung, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến đê điều, PCTT và thủy lợi. | 2021- 2025 |
29.2. Tuyên truyền phổ biến kiến thức, nâng cao nhận thức về thiên tai, BĐKH. | Tổng cục PCTT/ Các đơn vị liên quan. | - Đào tạo, nâng cao và tuyên truyền, hoàn thiện hệ thống thông tin và thiết bị thông tin lưu động, phục vụ công tác chỉ đạo, chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn. | 2021- 2025 | ||
29.3. Đầu tư cơ sở hạ tầng, kỹ thuật và công nghệ mới trong PCTT. | Tổng cục PCTT/Vụ Kế hoạch và các đơn vị liên quan. | - Xây dựng và nâng cấp các hệ thống công trình phòng chống lũ, ngập lụt, sạt lở bờ sông, biển; phòng chống hạn hán và xâm nhập mặn; lập kế hoạch ứng phó thiên tai. | 2021- 2030 | ||
9 | Nhiệm vụ số 31: Quản lý rừng bền vững, ngăn chặn mất rừng và suy thoái rừng; trồng, bảo vệ, phục hồi rừng, chú trọng phát triển rừng trồng gỗ lớn, rừng ven biển. | 31.1. Nhân rộng mô hình phục hồi hệ sinh thái rừng ngập mặn tại các đầm nuôi trồng thủy sản đã bị suy thoái theo hướng lâm - ngư kết hợp dựa vào cộng đồng. | Tổng cục Lâm nghiệp /Tổng cục Thủy sản và các đơn vị liên quan. | - Các mô hình lâm ngư kết hợp và phân tích tính khả thi, hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường, quy mô áp dụng, khả thi về mặt kĩ thuật cho mỗi mô hình. | 2021- 2030 |
31.2. Phát triển hệ thống rừng phòng hộ, rừng chắn sóng ven biển trong đó ưu tiên trồng rừng phủ kín đất chân đê biển, đê sông, trồng tre chắn sóng cho các tuyến đê để phòng chống lũ bão. | Tổng cục Lâm nghiệp/ Các đơn vị liên quan. | - Phát triển và sử dụng các loại cây rừng mới có khả năng thích ứng với BĐKH tại các vùng sinh thái khác nhaunhằm bảo tồn đa dạng sinh học vùng ven biển; - Thiết lập hệ thống các mô hình rừng phòng hộ, chắn sóng ven biển có hiệu quả. | 2021- 2030 | ||
10 | Nhiệm vụ số 32: Đảm bảo an ninh lương thực thông qua bảo vệ, duy trì hợp lý và quản lý bền vững quỹ đất cho nông nghiệp; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; tạo giống mới thích ứng với BĐKH; hoàn thiện hệ thống kiểm soát, phòng chống dịch bệnh. | 32.1. Nghiên cứu sử dụng hợp lý, hiệu quả đất trồng lúa, sản xuất lúa ứng phó với thiên tai và BĐKH, có chất lượng và giá trị gia tăng cao phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu tại các vùng trồng lúa trọng điểm. | Cục Trồng trọt, Cục Chăn nuôi/ Các đơn vị liên quan. | - Báo cáo đánh giá; - Bản đề xuất các giải pháp quy hoạch, sử dụng và chuyển đổi đất trồng lúa;Chuyển đổi cơ cấu vật nuôi; lai tạo giống mới thích ứng với BĐKH; hoàn thiện hệ thống kiểm soát, phòng chống dịch bệnh. - Các quy trình công nghệ sản xuất nông nghiệp hiệu quả thích ứng với BĐKH. | 2021- 2025 |
32.2. Xây dựng đề án hiện đại hóa hệ thống thủy lợi phục vụ chuyển đổi, phát triển nông nghiệp bền vững tại các tiểu vùng sinh thái theo hướng đa dạng hóa nguồn lực và phương thức thực hiện, trong đó đẩy mạnh hình thức đối tác công - tư. | Tổng cục Thủy lợi/ Tổng cục PCTT và các đơn vị liên quan. | - Xây dựng đề án hiện đại hóa hệ thống thủy lợi; - Xây dựng bản đồ cảnh báo rủi ro thiên tai; hạn, mặn (dựa trên các cực đoan về chế độ thủy văn) cho các vùng sinh thái khác nhau; - Đầu tư, nâng cấp hệ thống công trình thủy lợi, phòng chống hạn, mặn và phát triển kinh tế - xã hội. | 2021- 2025 | ||
11 | Nhiệm vụ số 33: Rà soát, điều chỉnh và phát triển sinh kế và quá trình sản xuất cho phù hợp với điều kiện BĐKH gắn với xóa đói giảm nghèo, công bằng xã hội. | 33.1. Xây dựng đề án Chương trình mục tiêu Phát triển nông thôn mới cho giai đoạn 2021-2030. | Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn/ Các đơn vị liên quan. | - Xây dựng nông thôn mới nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân; cải tạo và nâng cấp cơ sở hạ tầng; công nghiệp hóa sản phẩm từ nông nghiệp; tạo điều kiện sống an toàn cho nhân dân đồng bằng sông Cửu Long, miền Trung và các vùng thường xuyên bị bão, lũ, thiên tai; chủ động ứng phó với thiên tai và BĐKH. - Xây dựng các mô hình kinh tế tuần hoàn trong xử lý, tái sử dụng chất thải trong nông thôn. | 2021- 2025 |
33.2. Nghiên cứu dự báo ảnh hưởng của BĐKH đến sản xuất muối và an ninh nghề muối ở các vùng miền. | Cục Kinh tế hợp tác và PTNT/Các đơn vị liên quan. | Dự báo ảnh hưởng của BĐKH đến sản xuất muối, an ninh nghề muối đối với nền kinh tế. | 2021- 2030 | ||
12 | Nhiệm vụ số 38: Củng cố, nâng cấp và hoàn thiện các tuyến đê biển, đê sông xung yếu; kiểm soát xâm nhập mặn các vùng bị ảnh hưởng nặng nề nhất. | Rà soát, điều chỉnh, đề xuất nâng cấp và hoàn thiện các tuyến đê biển, đê sông xung yếu đưa vào các quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành cho giai đoạn 2021-2030. | Tổng cục Phòng chống thiên tai, Tổng cục Thủy lợi/ Vụ Kế hoạch và các đơn vị liên quan. | - Rà soát các quy hoạch chuyên ngành; - Điều tra, khảo sát và tiến hành xây dựng Quy hoạch chi tiết cho tỉnh và liên vùng, liên hồ chứa; - Báo cáo các quy hoạch chuyên ngành. | 2021- 2025 |
III. NHIỆM VỤ BỘ NÔNG NGHIỆP THAM GIA | |||||
III.1. Nhiệm vụ Giảm nhẹ phát thải KNK | |||||
13 | Nhiệm vụ số 1:Thực hiện kiểm kê KNK định kỳ cho năm cơ sở 2014, 2016, 2018 và đánh giá nỗ lực của Việt Nam trong giảm nhẹ phát thải KNK để cập nhật NDC và tham gia đánh giá nỗ lực toàn cầu vào năm 2018. | Kiểm kê KNK định kỳ hai năm một lần (theo kỳ kiểm kê quốc gia) cho các hoạt động thuộc lĩnh vực NN&PTNTtrong NDC. | Cục Trồng trọt, Cục Chăn nuôi, Tổng cục Lâm nghiệp/Vụ KHCN&MT và các đơn vị liên quan. | Kết quả kiểm kê KNK của các lĩnh vực: Trồng trọt, Chăn nuôi và LULUCF. | 2021- 2030 |
14 | Nhiệm vụ số 4: Xây dựng và phát triển thị trường các-bon trong nước và các cơ chế hợp tác khác về giảm nhẹ phát thải KNK theo Điều 6 của Thỏa thuận Paris. Thực hiện thí điểm trong các lĩnh vực có tiềm năng. | Nghiên cứu xây dựng và phát triển thị trường các- bon trong nước và các cơ chế hợp tác về giảm nhẹ phát thải KNK thí điểm cho lĩnh vực LULUCF và Chăn nuôi. | Cục Chăn nuôi, Tổng cục Lâm nghiệp/Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam và các đơn vị liên quan. | Xây dựng cơ sở khoa học và hình thành thị trường các bon cho lĩnh vực Chăn nuôi và LULUCF trong tương lai. | 2021- 2030 |
15 | Nhiệm vụ số 5: Xây dựng và thực hiện các đề xuất giảm nhẹ phát thải KNK và TTX phù hợp với điều kiện quốc gia (NAMA) cho lĩnh vực công nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng, nông nghiệp và phát triển nông thôn. | Xây dựng và thực hiện các đề xuất giảm nhẹ phát thải KNK và TTX phù hợp với điều kiện quốc gia (NAMA) cho lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn. | Vụ KHCN&MT/ các đơn vị liên quan. | Xây dựng và thực hiện các đề xuất giảm nhẹ phát thải KNK và TTX phù hợp với điều kiện quốc gia của lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn. | 2021- 2030 |
16 | Nhiệm vụ số 10: Thực hiện các hoạt động giảm nhẹ phát thải KNK khác phù hợp với điều kiện quốc gia. | Thực hiện các hoạt động giảm nhẹ phát thải KNK khác liên quan đến nông nghiệp và phát triển nông thôn phù hợp với điều kiện quốc gia. | Vụ KHCN&MT/ các đơn vị liên quan. | Tham gia thực hiện các hoạt động giảm nhẹ phát thải KNK khác liên quan đến nông nghiệp và phát triển nông thôn phù hợp với điều kiện quốc gia. | 2021- 2030 |
17 | Nhiệm vụ số 16: Thực hiện các hoạt động giảm nhẹ phát thải KNK khác phù hợp với điều kiện quốc gia. | Phục hồi rừng và phát triển rừng phòng hộ. | Tổng cục Lâm nghiệp/ Các Viện nghiên cứu liên quan. | Phục hồi và phát triển rừng nhằm tăng cường tỷ lệ che phủ và giảm phát thải KNK. | 2021- 2030 |
III.2. Nhiệm vụ Thích ứng với BĐKH | |||||
18 | Nhiệm vụ số 17: Cập nhật đóng góp về thích ứng với BĐKH trong NDC phục vụ đánh giá nỗ lực toàn cầu định kỳ. | Rà soát, cập nhật đóng góp do quốc gia tự quyết định trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. | Vụ KHCN&MT/ các đơn vị liên quan. | Lựa chọn các giải pháp thích ứng BĐKH ưu tiên của ngành NN&PTNT cho báo cáo NDC quốc gia cập nhật. | 2021- 2030 |
19 | Nhiệm vụ số 18: Xây dựng kế hoạch thích ứng quốc gia (NAP). | Xây dựng chương trình thích ứng quốc gia ngành nông nghiệp (NAP-Ag). | Vụ KHCN&MT/C ác Tổng cục, Cục, Vụ liên quan. | Chương trình thích ứng quốc gia cho các lĩnh vực thuộc ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn. | 2021- 2025 |
20 | Nhiệm vụ số 19: Rà soát thông tin, dữ liệu hiện có về thích ứng với BĐKH, tổn thất và thiệt hại; đề xuất thông tin, nghiên cứu bổ sung và phương thức quản lý, chia sẻ dữ liệu tạo thuận lợi cho xây dựng, cập nhật các báo cáo đóng góp của quốc gia về thích ứng với BĐKH. | 19.1. Rà soát các thông tin về thích ứng BĐKH trong nông nghiệp và phát triển nông thôn phục vụ cho xây dựng, cập nhật các báo cáo đóng góp của quốc gia về thích ứng với BĐKH. | Vụ KHCN&MT/ Các Tổng cục, Cục, Vụ liên quan. | - Tập hợp các bộ công cụ đánh giá, xếp loại các giải pháp thích ứng với BĐKH trong NN&PTNT; - Cơ sở khoa học, dữ liệu và thông tin để phục vụ cho việc xây dựng, cập nhật các báo cáo đóng góp của quốc gia về thích ứng với BĐKH của ngành NN&PTNT; - Xây dựng báo cáo rà soát, cập nhật các giải pháp thích ứng trong nông nghiệp và phát triển nông thôn cho báo cáo NDC quốc gia. | 2021- 2030 |
19.2. Rà soát các thông tin về tổn thất thiệt hại trong nông nghiệp và phát triển nông thôn cho xây dựng, cập nhật các báo cáo đóng góp của quốc gia về thích ứng với BĐKH. | Tổng cục Phòng chống thiên tai/Các đơn vị liên quan. | - Tập hợp các bộ công cụ về đánh giá rủi ro thiên tai và BĐKH trong NN&PTNT; - Cơ sở khoa học, dữ liệu và thông tin về tổn thất thiệt hại trong nông nghiệp và phát triển nông thôn để phục vụ cho việc xây dựng, cập nhật các báo cáo NDC Quốc gia. | 2021- 2030 | ||
21 | Nhiệm vụ số 20: Đánh giá mức độ rủi ro và tính dễ bị tổn thương do BĐKH, xác định nhu cầu thích ứng và nhu cầu giải quyết các vấn đề liên quan tới tổn thất và thiệt hại. | 20.1. Đánh giá mức độ rủi ro và tính dễ bị tổn thương do BĐKH lĩnh vực Trồng trọt. | Cục Trồng trọt/ Các đơn vị liên quan. | - Xây dựng bản đồ rủi ro và mức độ dễ bị tổn thương do thiên tai và BĐKH của lĩnh vực Trồng trọt; - Xác định nhu cầu và đề xuất các giải pháp thích ứng lĩnh vực Trồng trọt. | 2021- 2025 |
20.2. Đánh giá mức độ rủi ro và tính dễ bị tổn thương do BĐKH lĩnh vực Chăn nuôi. | Cục Chăn nuôi/ Các đơn vị liên quan. | - Xây dựng bản đồ rủi ro và mức độ dễ bị tổn thương do thiên tai và BĐKH của lĩnh vực Chăn nuôi; - Xác định nhu cầu và đề xuất các giải pháp thích ứng lĩnh vực Chăn nuôi. | 2021- 2025 | ||
20.3. Đánh giá mức độ rủi ro và tính dễ bị tổn thương do BĐKH lĩnh vực Thủy sản và Diêm nghiệp. | Tổng cục Thủy sản, Cục Kinh tế hợp tác và PTNT/Các đơn vị liên quan. | - Xây dựng bản đồ rủi ro và mức độ dễ bị tổn thương do thiên tai và BĐKH của lĩnh vực Thủy sản và Diêm nghiệp; - Xác định nhu cầu và đề xuất các giải pháp thích ứng lĩnh vực Thủy sản và Diêm nghiệp. | 2021- 2025 | ||
20.4. Đánh giá mức độ rủi ro và tính dễ bị tổn thương do BĐKH lĩnh vực Lâm nghiệp. | Tổng cục Lâm nghiệp/Các đơn vị liên quan. | - Xây dựng bản đồ rủi ro và mức độ dễ bị tổn thương do thiên tai và BĐKH của lĩnh vực Lâm nghiệp; - Xác định nhu cầu và đề xuất các giải pháp thích ứng lĩnh vực Lâm nghiệp. | 2021- 2025 | ||
20.5. Đánh giá mức độ rủi ro và tính dễ bị tổn thương do BĐKH lĩnh vực Thủy lợi. | Tổng cục Thủy lợi/Các đơn vị liên quan. | - Xây dựng bản đồ rủi ro và mức độ dễ bị tổn thương do thiên tai và BĐKH của lĩnh vực Thủy lợi; - Xác định nhu cầu và đề xuất các giải pháp thích ứng lĩnh vực Thủy lợi. | 2021- 2025 | ||
20.6. Đánh giá mức độ rủi ro và tính dễ bị tổn thương do BĐKH lĩnh vực Phát triển nông thôn. | Cục Kinh tế hợp tác và PTNT/Các đơn vị liên quan. | - Xây dựng bản đồ rủi ro và mức độ dễ bị tổn thương do thiên tai và BĐKH của lĩnh vực Phát triển nông thôn; - Xác định nhu cầu và đề xuất các giải pháp thích ứng lĩnh vực Phát triển nông thôn. | 2021- 2025 | ||
22 | Nhiệm vụ số 21: Thực hiện Chương trình mục tiêu ứng phó với BĐKH và TTX. | Tiếp tục triển khai các nhiệm vụ của ngành NN&PTNT trong Chương trình mục tiêu ứng phó với BĐKH và TTX. | Vụ KHCN&MT/ Vụ Kế hoạch và Các đơn vị liên quan. | - Cập nhật Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH của ngành NN&PTNT; - Xây dựng Kế hoạch thực hiện thỏa thuận Paris về BĐKH của Bộ NN&PTNT; - Xây dựng bộ cơ sở dữ liệu về TTX của ngành NN&PTNT. | 2020- 2025 |
23 | Nhiệm vụ số 25: Thực hiện các hoạt động khác về thích ứng với BĐKH nhằm tăng khả năng chống chịu, bảo vệ cuộc sống và sinh kế cho người dân, tạo điều kiện để có đóng góp lớn hơn trong giảm nhẹ phát thải KNK. | Tham gia thực hiện các hoạt động về thích ứng với BĐKH, tăng khả năng chống chịu, giảm nhẹ phát thải KNK. | Vụ KHCN&MT/ Các đơn vị liên quan. | Các hoạt động về thích ứng với BĐKH nhằm tăng khả năng chống chịu, bảo vệ cuộc sống và sinh kế cho người dân, tạo điều kiện để tăng khả năng đóng góp trong giảm nhẹ phát thải KNK ngành Nn&PTNT. | 2021- 2030 |
24 | Nhiệm vụ số 28: Xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch dân cư, cơ sở hạ tầng dựa trên kịch bản BĐKH có chú trọng đến các ngành và vùng trọng điểm. | Đưa vào nôi dung các quy hoạch ngành (theo Nghị định 37/2019/NĐ- CP về Quy định chi tiết thi hành một số điều của luật Quy hoạch) cho giai đoạn 2021-2030. | Vụ KHCN&MT/ Các đơn vị liên quan. | - Đánh giá hiện trạng công tác phát triển giống vật nuôi; - Lựa chọn và phát triển các giống vật nuôi mới phù hợp với các vùng sinh thái; - Xây dựng các mô hình thí điểm các vật nuôi mới có tính ưu việt cao và ứng phó với BĐKH; - Đào tạo, tập huấn cho nông dân. | 2021- 2025 |
25 | Nhiệm vụ số 30: Quản lý tổng hợp tài nguyên nước lưu vực sông; bảo đảm an toàn hồ chứa; tăng cường hợp tác quốc tế giải quyết các vấn đề nước xuyên biên giới; đảm bảo an ninh nguồn nước. | Xây dựng các phương án quản lý tài nguyên nước hiệu quả, liên hồ chứa phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn. | Tổng cục Thủy lợi/Tổng cục phòng chống thiên tai và các đơn vị liên quan. | Xây dựng các phương án quản lý hiệu quả và tiết kiệm tài nguyên nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn. | 2021- 2030 |
26 | Nhiệm vụ số 34: Xây dựng các cơ chế, chính sách, tăng cường hệ thống bảo hiểm, chia sẻ rủi ro khí hậu và thiên tai. | 34.1. Xây dưng bô cơ sơ dư liên phục vụ công tác xây dựng hệ thống bảo hiểm, chia sẻ rủi ro khí hậu và thiên tai phù hợp với điều kiện từng vùng. | Vụ Kế hoạch/Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn. | Cung cấp đầy đủ cơ sở dữ liệu; tham mưu cho Bộ Tài chính về xây dựng và điều chỉnh các chính sách liên quan đến bảo hiểm và chia sẻ rủi ro thiên tai và BĐKH. | 202- 2025 |
34.2. Xây dựng cơ chế, chính sách quản lý, phát triển bền vững sản xuất muối thích ứng BĐKH. | Cục Kinh tế hợp tác và PTNT/ Các đơn vị và địa phương liên quan. | - Có những chính sách phù hợp để phát triển nghề muối thích ứng với BĐKH; - Nghiên cứu đưa ra các chính sách quản lý thích hợp để sản xuất muối thích ứng với BĐKH. | 2021- 2030 | ||
34.3. Xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ diêm dân chuyển đổi nghề khi bị ảnh hưởng của BĐKH và nước biển dâng. | Cục Kinh tế hợp tác và PTNT/ Các đơn vị và địa phương liên quan. | - Rà soát, tổng hợpnhững chính sách để diêm dân chuyển đổi nghề thích ứng với BĐKH; - Đối với những vùng chịu ảnh hưởng của BĐKH và nước biển dâng, không duy trì việc sản xuất muối, xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ để người dân chuyển đổi nghề, ổn định cuộc sống. | 2021- 2030 | ||
27 | Nhiệm vụ số 35: Thực hiện lồng ghép thích ứng với BĐKH dựa vào hệ sinh thái và cộng đồng, thông qua phát triển dịch vụ hệ sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học, sử dụng kiến thức bản địa, ưu tiên cộng đồng dễ bị tổn thương nhất. | 35.1. Xây dựng quy trình lồng ghép BĐKH dựa vào hệ sinh thái cho Lâm nghiệp. | Tổng cục Lâm nghiệp/ Các đơn vị và địa phương liên quan. | Lồng ghép thích ứng BĐKH dựa vào hệ sinh thái và cộng đồng cho quản lý và phát triển rừng. | 2021- 2030 |
35.2. Xây dựng quy trình lồng ghép BĐKH dựa vào hệ sinh thái cho Thủy sản. | Tổng cục Thủy sản/ Các đơn vị và địa phương liên quan. | Lồng ghép thích ứng BĐKH dựa vào hệ sinh thái và cộng đồng cho quản lý trong nhân rộng và phát triển các mô hình thủy sản bền vững. | 2021- 2030 | ||
III.3. Nhiệm vụ chuẩn bị nguồn lực | |||||
28 | Nhiệm vụ số 39: Xây dựng, triển khai chương trình đào tạo lại cán bộ, viên chức, người lao động đáp ứng nhu cầu thực hiện Thỏa thuận Paris. | 39.1. Tham gia xây dựng và triển khai các chương trình, hoạt động đào tạo quản lý các cấp về thực hiện Thỏa thuận Paris. | Vụ Tổ chức cán bộ/ Vụ KHCN&MT và Các đơn vị liên quan. | Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền cho cán bộ thực hiện, quản lý và nhiệm vụ trách nhiệm của doanh nghiêp, người dân. | 2021- 2025 |
29 | Nhiệm vụ số 41: Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về thực hiện Thỏa thuận Paris ở Việt Nam. | 41.1. Xây dựng và triển khai các chương trình tuyên truyền và nâng cao nhận thức về thực hiện thỏa thuận Paris cho các cấp quản lý và người dân. | Vụ KHCN&MT/ Các Cục, Vụ, Tổng cục có liên quan. | - Đổi mới hình thức, nội dung và phương thức tuyên truyền để nâng cao nhận thức ứng phó với BĐKH trong ngành NN&PTNT; - Xây dựng chương trình truyền thông và tổ chức tuyên truyền thông qua các phương tiện truyền thông. | 2021- 2025 |
30 | Nhiệm vụ số 42: Đánh giá nhu cầu công nghệ thích ứng với BĐKH và giảm nhẹ phát thải KNK phù hợp với điều kiện của Việt Nam đối với một số lĩnh vực; tăng cường hợp tác với Mạng lưới Trung tâm công nghệ khí hậu (CTCN) khu vực và toàn cầu. | 42.1. Đánh giá nhu cầu về công nghệ thích ứng với BĐKH và giảm nhẹ phát thải KNK trong lĩnh vực Trồng trọt. | Cục Trồng trọt/ Các đơn vị liên quan. | - Nghiên cứu và phát triển, ứng dụng các công nghệ sản xuất mới, các bon thấp và thích ứng thông minh với BĐKH lĩnh vực Trồng trọt; - Nghiên cứu chuyển giao công nghệ và phát triển các mô hình thích ứng và giảm nhẹ BĐKH nhằm thúc đẩy tăng trưởnglĩnh vực Trồng trọt. | 2021- 2025 |
42.2. Đánh giá nhu cầu về công nghệ TƯ BĐKH và giảm nhẹ phát thải KNK trong lĩnh vực Chăn nuôi. | Cục Chăn nuôi/ Các đơn vị liên quan. | - Nghiên cứu và phát triển, ứng dụng các công nghệ sản xuất mới, các bon thấp và thích ứng thông minh với BĐKH lĩnh vực Chăn nuôi; - Nghiên cứu chuyển giao công nghệ và phát triển các mô hình thích ứng và giảm nhẹ BĐKH nhằm thúc đẩy tăng trưởnglĩnh vực Chăn nuôi. | 2021- 2025 | ||
42.3. Đánh giá nhu cầu về công nghệ TƯ BĐKH và giảm nhẹ phát thải KNK trong lĩnh vực Thủy sản. | Tổng cục Thủy sản/ Các đơn vị liên quan. | - Nghiên cứu và phát triển, ứng dụng các công nghệ sản xuất mới, các bon thấp và thích ứng thông minh với BĐKH lĩnh vực Thủy sản; - Nghiên cứu chuyển giao công nghệ và phát triển các mô hình thích ứng và giảm nhẹ BĐKH nhằm thúc đẩy tăng trưởng lĩnh vực Trồng trọt. | 2021- 2025 | ||
42.4. Đánh giá nhu cầu về công nghệ TƯ BĐKH và giảm nhẹ phát thải KNK trong lĩnh vực Lâm nghiệp. | Tổng cục Lâm nghiệp/ Các đơn vị liên quan. | - Nghiên cứu và phát triển, ứng dụng các công nghệ sản xuất mới, các bon thấp và thích ứng thông minh với BĐKH lĩnh vực Lâm nghiệp; - Nghiên cứu chuyển giao công nghệ và phát triển các mô hình thích ứng và giảm nhẹ BĐKH nhằm thúc đẩy tăng trưởnglĩnh vực Lâm nghiệp. | 2021- 2025 | ||
31 | Nhiệm vụ số 43: Áp dụng thử nghiệm một số công nghệ ứng phó với BĐKH có tiềm năng và phù hợp với điều kiện Việt Nam. | Xây dựng cơ chế chính sách nhằm nhân rộng các mô hình/công nghệ ứng phó với BĐKH ngành nông nghiệp có tiềm năng. | Vụ KHCN&MT /Các đơn vị liên quan. | - Cơ chế chính sách về hỗ trợ áp dụng các mô hình/ công nghệ ứng phó với BĐKH ngành nông nghiệp theo đặc trưng các tiểu vùng sinh thái nông nghiệp; - Tiềm năng áp dụng các mô hình/công nghệ. | 2021- 2025 |
32 | Nhiệm vụ số 44: Rà soát, đề xuất các cơ chế chính sách khuyến khích nghiên cứu, chuyển giao công nghệ về BĐKH; củng cố các cơ quan nghiên cứu về BĐKH đầu ngành; tăng cường hợp tác quốc tế trong nghiên cứu, trao đổi công nghệ. | Rà soái; bổ sung, lồng ghép các nội dung ứng phó BĐKH vào các chính sách phát triển nganh tăng cường nghiên cứu chuyển giao công nghệ về BĐKH. | Vụ KHCN&MT /Các đơn vị liên quan. | Nghiên cứu rà soát, đề xuất cơ chế, chính sách về ứng phó với BĐKH và chuyển giao công nghệ về BĐKH. | 2021- 2025 |
33 | Nhiệm vụ số 46: Xây dựng Khung huy động nguồn lực cho BĐKH và TTX bao gồm khu vực tư nhân; kế hoạch triển khai thực hiện phù hợp với Thỏa thuận Paris, Kế hoạch phát triển KT-XH 2016-2020. | Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích các doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài nước tham gia đầu tư cho BĐKH &TTX lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn phù hợp với Thỏa thuận Paris. | Vụ KHCN&MT/ Các đơn vị liên quan. | Cơ chế và khung huy động nguồn lực kinh tế cho BĐKH và TTX ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn. | 2021- 2030 |
34 | Nhiệm vụ số 48: Đề xuất danh mục các dự án ứng phó với BĐKH và TTX, ưu tiên dự án thực hiện các cam kết trong NDC, có khả năng huy động sự tham gia của các thành phần kinh tế, chú trọng các dự án phát triển năng lượng tái tạo huy động nguồn lực từ khối tư nhân, hỗ trợ quốc tế. | Xây dựng kế hoạch cập nhật ứng phó với BĐKH và TTX; danh mục các dự án ưu tiên thực hiện ứng phó với BĐKH và TTX trong thực hiện NDC cập nhật ngành NN&PTNT. | Vụ KHCN&MT, Vụ Kế hoạch/ Các đơn vị liên quan. | Danh mục các dự án ứng phó với BĐKH và TTX, ưu tiên dự án thực hiện các cam kết trong NDC cập nhật của ngành NN&PTNT. | 2021- 2030 |
III.4. Nhiệm vụ thiết lập hệ thống công khai, minh bạch (MRV) | |||||
35 | Nhiệm vụ số 59: Định kỳ xây dựng Thông báo thích ứng quốc gia bao gồm cả tiến độ đạt được mục tiêu thích ứng trong NDC. | Tham gia xây dựng Thông báo thích ứng quốc gia bao gồm cả tiến độ đạt được mục tiêu thích ứng của ngành NN&PTNT trong NDC | Vụ KHCN&MT, Vụ Kế hoạch / Các đơn vị liên quan. | Thực hiện nội dung của phần nông nghiệp trong thông báo về thích ứng quốc gia bao gồm cả tiến độ đạt được mục tiêu thích ứng trong ngành NN&PTNT. |
|
36 | Nhiệm vụ số 62: Xây dựng hệ thống giám sát chuyển giao công nghệ và tăng cường năng lực. | Xây dựng hệ thống giám sát chuyển giao công nghệ và tăng cường năng lực của ngành NN&PTNT. | Vụ KHCN&MT, Vụ TCCB/Các đơn vị liên quan. | Hệ thống giám sát chuyển giao khoa học công nghệ và tăng cường năng lực của ngành NN&PTNT. | 2021-2030 |
III.5. Nhiệm vụ Xây dựng và hoàn thiện chính sách, thể chế | |||||
37 | Nhiệm vụ số 63: Rà soát, điều chỉnh, bổ sung các chiến lược ứng phó với BĐKH, quy định giảm nhẹ phát thải KNK, TTX, thích ứng với BĐKH phù hợp với các cam kết đóng góp của Việt Nam trong NDC, yêu cầu của quốc tế, kinh nghiệm thực hiện giai đoạn 2016-2020; nghiên cứu, đề xuất xây dựng Luật BĐKH. | Rà soát các nội dung có liên quan thuộc lĩnh vực NN&PTNT trong Chiến lược ứng phó với BĐKH, quy định giảm nhẹ phát thải KNK, TTX, thích ứng với BĐKH phù hợp với các cam kết đóng góp của Việt Nam trong NDC, yêu cầu của quốc tế, kinh nghiệm thực hiện giai đoạn 2016-2020; nghiên cứu, đề xuất xây dựng Luật BĐKH. | Vụ KHCN&MT/ Các đơn vị liên quan. | Báo cáo rà soát chỉ ra các bài học kinh nghiệm trong thực hiện các chính sách, cam kết quốc tế liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn. | 2021- 2030 |
38 | Nhiệm vụ số 64: Xây dựng, cập nhật khung chính sách ứng phó với BĐKH thuộc Chương trình SP-RCC 2020 phù hợp với yêu cầu triển khai thực hiện Thỏa thuận Paris. | 64.1. Xây dựng, cập nhật khung chính sách ứng phó với BĐKH thuộc Chương trình SP-RCC 2020 phù hợp với yêu cầu triển khai thực hiện Thỏa thuận Paris. | Vụ Kế hoạch /Các đơn vị liên quan. | - Khung chính sách ứng phó với BĐKH của Bộ NN&PTNT thuộc Chương trình SP-RCC 2020 phù hợp với yêu cầu triển khai thực hiện Thỏa thuận Paris. | 2021- 2030 |
|
| 64.2. Xây dựng và ban hành chính sách, văn bản hướng dẫn chi tiết về phát triển thủy lợi, tưới tiêu tiên tiến hiệu quả | Tổng cục Thủy lợi / Các đơn vị liên quan. | Các chính sách, văn bản hướng dẫn chi tiết về phát triển thủy lợi, tưới tiêu tiên tiến hiệu quả | 2021- 2030 |
|
| 64.3. Xây dựng và đổi mới chính sách, cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các hoạt động/dự án về rừng và phát triển rừng, đặc biệt là rừng ven biển. | Tổng cục Lâm nghiệp/ Các đơn vị liên quan. | Xây dựng, cập nhật và đổi mới chính sách, cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các hoạt động/dự án về rừng và phát triển rừng, đặc biệt là rừng ven biển. | 2021- 2030 |
39 | Nhiệm vụ số 65: Tiếp tục triển khai lồng ghép các vấn đề BĐKH và TTX vào trong các chính sách, quy hoạch, kế hoạch, chương trình Ưu tiên cho đầu tư phát triển. | Lồng ghép các vấn đề BđKH và TTX vào Chiến lược phát triển của ngành NN&PTNT giai đoạn 2021-2030, tầm nhìnđến 2045. | Vụ Kế hoạch/ Các đơn vị và địa phương liên quan.. | Các nội dung về BĐKH và TTX đươc lồng ghép trong Chiến lược phát triển ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn; Chiến lược phát triển kinh tế xã hội quốc gia. | 2021- 2030 |
40 | Nhiệm vụ số 66: Hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bảo đảm mỗi Bộ, ngành, địa phương đều có đầu mối xử lý các vấn đề BĐKH. | Hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bảo đảm mỗi Bộ, ngành, địa phương đều có đầu mối xử lý các vấn đề BĐKH. | Vụ Tổ chức cán bộ/Các đơn vị và địa phương liên quan. | Bộ NN&PTNT có đầu mối xử lý các vấn đề BĐKH liên quan đến ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn. | 2021- 2030 |
41 | Nhiệm vụ số 67: Tăng cường điều phối giải quyết các vấn đề liên vùng, liên ngành trong ứng phó với BĐKH. | Tham gia xây dựng cơ chế, chính sách điều phối và quản lý các vấn đề liên vùng và liên ngành trong ứng phó với BĐKH lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn. | Vụ Kế hoạch , Vụ KHCN&MT, /Các đơn vị và địa phương liên quan. | Có cơ chế điều phối giải quyết các vấn đề liên vùng liên ngành trong ứng phó với BĐKH. | 2021- 2030 |
Tệp tin văn bản
Mục lục
So sánh văn bản
...Đang xử lý dữ liệu...