KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN
NGHỊ QUYẾT SỐ 28-NQ/TW NGÀY 23/5/2018 CỦA HỘI NGHỊ LẦN THỨ BẢY BAN CHẤP HÀNH
TRUNG ƯƠNG KHÓA XII VÀ NGHỊ QUYẾT SỐ 125/NQ-CP NGÀY 08/10/2018 CỦA CHÍNH PHỦ
BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ VỀ CẢI CÁCH CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM
XÃ HỘI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 72/QĐ-BGTVT ngày 14/01/2019 của Bộ trưởng
Bộ Giao thông vận tải)
Thực hiện
Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23/5/2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành
Trung ương khoá XII về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội (sau đây gọi là Nghị
quyết số 28-NQ/TW), Nghị quyết số 125/NQ-CP ngày 08/10/2018 của Chính phủ ban
hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày
23/5/2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khoá XII về cải
cách chính sách bảo hiểm xã hội (sau đây gọi là Nghị quyết số 125/NQ-CP), Bộ
Giao thông vận tải xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện đối với các cơ quan, đơn
vị, doanh nghiệp thuộc Bộ như sau:
I. MỤC
ĐÍCH, MỤC TIÊU
1. Mục đích
a) Tổ chức
nghiên cứu, quán triệt sâu rộng và thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Nghị quyết
số 28-NQ/TW và Nghị quyết số 125/NQ-CP, tạo sự chuyển biến rõ rệt về sự nhận
thức, hành động của cán bộ, công chức, viên chức, người sử dụng lao động và
người lao động trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc Bộ Giao thông vận
tải.
b) Các cơ
quan, đơn vị, doanh nghiệp trực thuộc Bộ xác định toàn diện các nhiệm vụ chủ
yếu, cụ thể, khả thi, phát huy đầy đủ vai trò, trách nhiệm để tổ chức thực hiện
thắng lợi mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể của Nghị quyết số 28-NQ/TW và
Nghị quyết số 125/NQ-CP.
c) Căn cứ
chức năng, nhiệm vụ và tình hình thực tế, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp
trực thuộc Bộ có trách nhiệm chủ động tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp
một cách đồng bộ, toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm với lộ trình phù hợp và
quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, hiệu quả.
2. Mục tiêu
thể
a) Đảm bảo
100% cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được tham gia bảo hiểm xã
hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Nhà nước;
b) Đảm bảo
quyền lợi chính đáng cho 100% cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được
hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo quy
định của Nhà nước;
c) Các đơn
vị, doanh nghiệp đang còn nợ bảo hiểm xã hội từng bước giải quyết dứt điểm tình
trạng nợ đọng bảo hiểm xã hội kéo dài.
d) Các cơ
quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc Bộ phấn đấu theo lộ trình cải cách chính sách
bảo hiểm xã hội để đến năm 2021 đạt tỷ lệ giao dịch điện tử 100%; thực hiện
dịch vụ công trực tuyến mức độ 4; giảm số giờ giao dịch giữa đơn vị, tổ chức sử
dụng lao động với cơ quan bảo hiểm xã hội đạt mức ASEAN 4.
II.
NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
1. Tăng
cường công tác thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức về chính sách bảo
hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, tạo sự đồng thuận trong cải cách chính sách
bảo hiểm xã hội
Các cơ
quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc Bộ phối hợp chặt chẽ với tổ chức cơ sở đảng và
cấp ủy cùng cấp tổ chức nghiên cứu, quán triệt nội dung của Nghị quyết số
28-NQ/TW và Nghị quyết số 125/NQ-CP, tập trung vào những mục tiêu, định hướng,
nội dung cải cách, nhiệm vụ, giải pháp về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội,
bảo hiểm thất nghiệp đến toàn bộ đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người
lao động thuộc thẩm quyền quản lý; phối hợp với tổ chức Công đoàn và các tổ
chức chính trị - xã hội lựa chọn những nội dung thiết thực về chính sách bảo
hiểm xã hội và cải cách chính sách bảo hiểm xã hội để tuyên truyền, phổ biến
sâu rộng tới người lao động.
Người đứng
đầu các cơ quan, đơn vị tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác thông tin, tuyên
truyền; đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp
luật về bảo hiểm xã hội để cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao
động thuộc thẩm quyền quản lý hiểu rõ sự cần thiết, lợi ích, vai trò, ý nghĩa
và những nội dung cơ bản của cải cách chính sách bảo hiểm xã hội đối với bảo
đảm an sinh xã hội, an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, tạo sự đồng
thuận, thống nhất trong thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội.
2. Người
đứng đầu các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc Bộ tăng cường lãnh đạo, chỉ
đạo tham gia hoàn thiện hệ thống pháp luật về lao động, việc làm, bảo hiểm xã
hội, bảo hiểm thất nghiệp và pháp luật có liên quan để thể chế hóa các nội dung
cải cách chính sách bảo hiểm xã hội; rà soát, nghiên cứu, chú ý đến lao động
đặc thù để đề xuất, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền trong quá trình hoàn thiện
hệ thống pháp luật về lao động, việc làm, bảo hiểm xã hội.
3. Các cơ
quan, đơn vị, doanh nghiệp trực thuộc Bộ phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước
về bảo hiểm xã hội để nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về
bảo hiểm xã hội, nhất là trong việc hoạch định chiến lược phát triển, xây dựng
và hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo hiểm xã hội. Tăng cường sự phối hợp giữa
các cấp, các ngành và địa phương trong lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện
chính sách bảo hiểm xã hội, kịp thời xử lý những khó khăn, vướng mắc phát sinh.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật về
bảo hiểm xã hội, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các vi phạm, nhất là các
hành vi trốn đóng, nợ đóng, gian lận, trục lợi tiền bảo hiểm xã hội. Tăng cường
công tác phối hợp, chia sẻ, kết nối thông tin, dữ liệu giữa cơ quan quản lý nhà
nước về đầu tư, tài chính, thuế, lao động để nâng cao hiệu quả quản lý đối
tượng tham gia bảo hiểm xã hội và thực thi chính sách bảo hiểm xã hội. Phối hợp
với cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội trong việc xây dựng cơ sở dữ
liệu về bảo hiểm xã hội.
4. Các cơ
quan, đơn vị, doanh nghiệp trực thuộc Bộ phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội
để đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức
độ 4 trên tất cả các lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp; tăng cường
ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý hành chính trên các lĩnh vực, đẩy mạnh
kết nối các hệ thống cơ sở dữ liệu có liên quan với cơ sở dữ liệu quốc gia về
bảo hiểm và ngược lại nhằm phục vụ tốt công tác thực hiện chính sách, ngăn chặn
tình trạng gian lận, trục lợi chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
Thực hiện tốt chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định
của pháp luật.
5. Tăng
cường sự lãnh đạo của người đứng đầu chỉ đạo triển khai thực hiện cải cách
chính sách bảo hiểm xã hội; phát huy vai trò của cán bộ, đảng viên, công chức,
viên chức, người lao động và tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên Bộ Giao thông
vận tải trong giám sát, phản biện xã hội, tổ chức tuyên truyền, vận động cán
bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động thực hiện tốt chính sách,
pháp luật về bảo hiểm xã hội.
6. Các cơ
quan, đơn vị trực thuộc Bộ chấp hành nghiêm túc pháp luật hiện hành về bảo hiểm
xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; đối với các đơn vị, doanh nghiệp
đang còn nợ bảo hiểm xã hội chủ động, tích cực làm việc với cơ quan bảo hiểm xã
hội, các cơ quan có thẩm quyền liên quan để xác định lộ trình khắc phục nợ, đề
xuất bố trí sử dụng nguồn hợp pháp nhằm giải quyết dứt điểm tình trạng nợ đọng bảo hiểm xã hội kéo dài.
III. TỔ
CHỨC THỰC HIỆN
1. Các cơ
quan, đơn vị xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW, Nghị
quyết số 125/NQ-CP và Kế hoạch của Bộ Giao thông vận tải đảm bảo đúng, đầy đủ
và phù hợp với tình hình thực tế của cơ quan, đơn vị mình.
2. Người
đứng đầu các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trực thuộc Bộ tổ chức quán triệt
Nghị quyết số 28-NQ/TW, Nghị quyết số 125/NQ-CP và Kế hoạch của Bộ Giao thông
vận tải trong toàn cơ quan, đơn vị và các tổ chức trực thuộc; ban hành và tổ
chức thực hiện kế hoạch cụ thể cho phù hợp với tình hình thực tế của cơ quan,
đơn vị. Định kỳ, báo cáo kết quả về Bộ Giao thông vận tải trước ngày 20 tháng
11 hàng năm để theo dõi, giám sát và tổng hợp báo cáo Bộ Lao động - Thương binh
và Xã hội.
3. Báo Giao
thông, Tạp chí Giao thông vận tải, Trung tâm công nghệ thông tin đẩy mạnh công
tác tuyên truyền về Nghị quyết số 28-NQ/TW, Nghị quyết số 125/NQ-CP và Kế hoạch
thực hiện của Bộ Giao thông vận tải để cán bộ, công chức, viên chức và người
lao động trong Bộ Giao thông vận tải nắm bắt, hiểu rõ hơn về cải cách chính
sách bảo hiểm xã hội.
4. Thanh
tra Bộ chủ trì, phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ và các cơ quan có liên quan tăng
cường công tác thanh tra, kiểm tra tình hình thực hiện chế độ, chính sách bảo
hiểm xã hội tại các cơ quan, đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý theo quy định.
5. Vụ Quản
lý doanh nghiệp tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất kinh
doanh đối với các doanh nghiệp thuộc Bộ Giao thông vận tải nhằm nâng cao năng
lực quản lý đối với doanh nghiệp, hiệu quả sản xuất kinh doanh, năng suất lao
động và thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội đối với người lao động.
6. Các đơn
vị, doanh nghiệp còn nợ đọng bảo hiểm xã hội chủ trì phối hợp với cơ quan bảo
hiểm xã hội và các cơ quan có thẩm quyền liên quan để xác định lộ trình khắc
phục nợ, đề xuất bố trí sử dụng nguồn hợp pháp nhằm giải quyết dứt điểm tình
trạng nợ đọng bảo hiểm xã hội kéo dài.
7. Vụ Tổ
chức cán bộ chủ trì đôn đốc việc tổ chức thực hiện Kế hoạch này tại các cơ
quan, đơn vị, doanh nghiệp trực thuộc Bộ; định kỳ tổng hợp kết quả thực hiện Kế
hoạch này báo cáo lãnh đạo Bộ và các cơ quan có liên quan theo quy định./.