KẾ HOẠCH
HỖ TRỢ PHÁP LÝ CHO DOANH NGHIỆP
NĂM 2022 CỦA BỘ Y TẾ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 5960/QĐ-BYT ngày 31 tháng 12 năm 2021 của
Bộ trưởng Bộ Y tế)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
Thông tin pháp lý cho doanh nghiệp; phổ biến, bồi dưỡng
kiến thức pháp luật kinh doanh cho doanh nghiệp và xử lý các khó khăn, vướng
mắc cho doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh.
2. Yêu cầu
a) Bảo đảm đúng nội dung, hình thức theo quy định của Khoản 2, Khoản 3 Điều 14 Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa,
Nghị định số 55/2019/NĐ-CP;
b) Lồng ghép, kết hợp hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh
nghiệp với các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và các hoạt
động quản lý nhà nước khác.
c) Bảo đảm chính xác, nhanh chóng, kịp thời và phù hợp với
yêu cầu của doanh nghiệp.
d) Bảo đảm sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước, giữa cơ
quan nhà nước với các tổ chức đại diện của doanh nghiệp và các doanh nghiệp
trong việc tổ chức các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.
II. NHIỆM VỤ TRÁCH NHIỆM VÀ THỜI GIAN
THỰC HIỆN
1. Cung cấp cho doanh nghiệp các thông tin pháp lý về y tế
bao gồm: các văn bản quy phạm pháp luật về y tế và các thông tin liên quan đến
việc xử lý, giải đáp các tình huống pháp lý xảy ra trong thực tiễn.
a) Đơn vị chủ trì: Các Vụ, Cục, Tổng cục, Văn phòng Bộ,
Thanh tra Bộ;
b) Đơn vị phối hợp: Vụ Pháp chế;
c) Thời gian thực hiện: Thường xuyên trong năm.
2. Tổ chức thực hiện các đợt bồi dưỡng kiến thức về pháp
luật y tế cho các doanh nghiệp
a) Đơn vị chủ trì: Vụ Pháp chế;
b) Đơn vị phối hợp: Các Vụ, Cục, Tổng cục, Văn phòng Bộ, Thanh
tra Bộ;
c) Thời gian thực hiện: Thường xuyên trong năm.
3. Giải đáp pháp luật y tế cho doanh nghiệp
a) Đơn vị chủ trì: Các Vụ, Cục, Tổng cục, Văn phòng Bộ,
Thanh tra Bộ;
b) Đơn vị phối hợp: Vụ Pháp chế;
c) Thời gian thực hiện: Thường xuyên trong năm.
4. Rà soát các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến
lĩnh vực y tế để kịp thời đề xuất sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các văn bản
quy phạm pháp luật giải quyết các khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp
a) Đơn vị chủ trì: Các Vụ, Cục, Tổng cục, Văn phòng Bộ,
Thanh tra Bộ;
b) Đơn vị phối hợp: Vụ Pháp chế;
c) Thời gian thực hiện: Thường xuyên trong năm.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Trách nhiệm của Vụ Pháp chế
a) Theo dõi, đôn đốc thực hiện Kế hoạch hỗ trợ pháp lý cho
doanh nghiệp năm 2022 của Bộ Y tế.
b) Tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ Tư pháp kết
quả thực hiện hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp của Bộ Y tế.
2. Trách nhiệm của Các Vụ, Cục, Tổng cục thuộc Bộ (sau
đây viết tắt là đơn vị):
a) Cụ thể hóa các nội dung pháp lý cần hỗ trợ theo chức
năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị; lựa chọn hình thức phù hợp theo quy định
tại Nghị định số 55/2019/NĐ-CP để thực hiện hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.
b) Chủ trì, phối hợp với Vụ Pháp chế, các đơn vị liên quan
thuộc Bộ và các tổ chức đại diện của doanh nghiệp triển khai hỗ trợ cho doanh
nghiệp những nội dung pháp lý thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của đơn vị.
c) Bảo đảm đầy đủ các nguồn lực để thực hiện tốt công tác
hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.
3. Văn phòng Bộ
Xây dựng và cập nhật văn bản quy phạm pháp luật mới ban
hành tại chuyên mục Hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trên Cổng Thông tin điện tử
của Bộ Y tế.
IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN
Kinh phí thực hiện Kế hoạch hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp
năm 2022 của Bộ Y tế do ngân sách nhà nước cấp và các nguồn kinh phí khác theo
quy định pháp luật.