KẾ HOẠCH
KIỂM TRA
CÔNG TÁC CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NĂM 2021 CỦA BAN CHỈ ĐẠO CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH CỦA
CHÍNH PHỦ
(Kèm theo Quyết định số:46/QĐ-BCĐCCHC ngày 16
tháng 4năm 2021 của Trưởng Ban Chỉ đạo cải
cách hành chính của Chính phủ)
Để có cơ sở đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác cải cách hành chính,
Trưởng Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ ban hành Kế hoạch kiểm tra
công tác cải cách hành chính năm 2021 của Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ (sau đây gọi tắt
là Ban Chỉ đạo) tại các bộ, ngành và địa phương, cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
a) Đánh giá khách quan, toàn diện tình
hình triển khai Kế hoạch cải
cách hành chính nhà nước năm 2021, các nghị quyết, chỉ thị, quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ liên quan đến cải cách hành chính trong thời gian qua; thông qua
đó, làm rõ kết quả cải cách hành chính đạt được trên các lĩnh vực quản lý của các bộ, ngành, địa phương; đề xuất biện pháp, giải pháp để thực hiện tốt
hơn công tác cải cách hành chính những năm tiếp theo;
b) Phát hiện những cách làm hay, sáng tạo
để có giải pháp nhân rộng trong cả nước; kịp thời phát hiện những tồn tại, khó khăn hoặc vi phạm trong quá
trình thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính tại các bộ, ngành, địa phương để có hướng khắc phục, tháo
gỡ; ghi nhận những đề xuất, kiến nghị của các bộ, ngành, địa phương để chỉ đạo,
hướng dẫn thực hiện thống nhất trong cả nước; tạo đột phá mới trong cải cách hành chính giai đoạn 2021 - 2030;
c) Nâng cao tinh thần trách nhiệm của
người đứng đầu, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện cải cách hành chính, tạo chuyển biến về kỷ luật, kỷ cương hành
chính.
2. Yêu cầu
a) Việc kiểm tra bảo đảm chính xác, khách
quan, không gây trở ngại đến các hoạt động của đơn vị được kiểm tra;
b) Việc kiểm tra phải tuân thủ đúng quy định, có trọng tâm, trọng điểm, đạt hiệu quả cao;
c) Có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành và địa phương để
bảo đảm việc kiểm tra mang tính toàn
diện, bám sát vào các nội dung đã được quy định.
II. NỘI DUNG KIỂM TRA
Kiểm tra tình hình triển khai và kết quả
thực hiện nhiệm vụ công tác cải cách
hành chính, tập trung vào những nhiệm vụ đã được xác định trong Kế hoạch công
tác của bộ, cơ quan, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương năm 2021 (tính đến thời điểm kiểm tra), trong đó có một số
nội dung chủ yếu sau:
1. Kiểm tra công tác chỉ đạo, điều hành cải cách hành chính; việc triển khai thực
hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP, Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ; các
quyết định, chỉ thị và các
văn bản khác của Thủ tướng
Chính phủ về cải cách hành
chính, cải cách thủ tục hành chính.
2. Công tác cải cách thể chế: Công tác xây dựng và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật; công tác kiểm tra, rà soát,
theo dõi tình hình thi hành pháp luật; công tác phổ biến giáo dục pháp luật.
3. Kiểm tra việc triển khai và kết quả đạt
được của các bộ, ngành và địa phương trong việc thực hiện các nghị quyết của
Chính phủ về đẩy mạnh cải
cách thủ tục hành chính, tháo gỡ các cơ chế chính sách, thủ tục hành chính liên
quan đến đất đai, thuế, hải quan, nông nghiệp, nông thôn, ứng dụng công nghệ
thông tin, khởi nghiệp, phát
triển du lịch, tiếp cận tín dụng, bảo hiểm xã hội, chính sách đối với người
có công, lý lịch tư pháp, hộ
tịch...; việc cắt, giảm, đơn giản hóa thủ tục kiểm tra chuyên ngành, điều kiện kinh doanh; tình hình giải
quyết thủ tục hành chính, công bố, công khai thủ tục hành chính, xử lý phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp về
quy định hành chính; việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông; việc triển khai các hệ
thống thông tin một cửa điện
tử, cổng dịch vụ công, hệ
thống thông tin báo cáo cấp bộ, tỉnh và việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 tại các bộ, ngành và địa phương.
4. Công tác cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước: Rà soát
vị trí, chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế hiện có; đánh giá tính phù hợp và hiệu quả
của bộ máy. Kiểm tra việc triển khai
Nghị quyết Trung ương 6 Khóa XII về một số vấn đề tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực,
hiệu quả và Nghị quyết của Quốc hội, Chương trình hành động của Chính phủ triển
khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 Khóa XII; kiểm tra việc thực hiện quy
định của pháp luật về vị trí việc làm, cơ cấu ngạch công chức và quản lý biên chế công chức.
5. Kiểm tra tình hình triển khai đẩy mạnh
cải cách chế độ công vụ, công chức; trách nhiệm và đạo đức công vụ, trách nhiệm xã hội, kỷ luật, kỷ cương trong chỉ đạo, điều hành và thực thi công vụ của cán bộ, công chức.
6. Công tác cải cách tài chính công: Việc
thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế
và kinh phí quản lý đối với
cơ quan nhà nước; về tổ chức
bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp
công lập; việc ban hành Quy chế chi tiêu nội bộ và quy chế quản lý tài sản công.
7. Hiện đại hóa hành chính: Kiểm tra việc triển khai
xây dựng Chính phủ điện tử,
chính quyền điện tử theo Nghị
quyết số 17/NQ-CP ngày 07 tháng 3 năm 2019 của Chính phủ và các văn bản
chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách hành chính, cung cấp dịch vụ công trực
tuyến, việc gửi, nhận văn
bản điện tử giữa các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà
nước, triển khai Cổng Dịch vụ
công quốc gia, hệ thống thông tin báo cáo quốc gia...
III. PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA
1. Kiểm tra thực tế việc tổ chức cung cấp
dịch vụ hành chính công, giải
quyết thủ tục hành chính cho người dân, tổ chức và doanh nghiệp tại một số đơn
vị của bộ, ngành và địa phương (mỗi bộ, tỉnh lựa chọn từ 02
đến 03 cơ quan, đơn vị để
làm việc với Đoàn kiểm tra).
2. Đoàn Kiểm tra làm việc trực tiếp với
lãnh đạo các cơ quan, đơn vị của bộ, tỉnh được lựa chọn kiểm tra thực tế về các nội dung:
- Báo cáo tình hình thực hiện cải
cách hành chính của cơ quan, đơn vị (theo mẫu tại Phụ lục I) và những đề
xuất, kiến nghị;
- Trao đổi, thảo luận những vấn đề phát hiện qua kiểm tra thực tế;
- Trưởng đoàn kiểm tra kết luận.
3. Làm việc với lãnh đạo các bộ, các tỉnh được kiểm tra về các nội dung:
- Báo cáo tình hình thực hiện cải cách hành chính của bộ, tỉnh được kiểm
tra (theo mẫu tại Phụ lục 1)
và những đề xuất, kiến nghị;
- Lãnh đạo bộ, tỉnh báo cáo
những vấn đề về triển khai
công tác cải cách hành chính
của bộ, tỉnh;
- Trao đổi, thảo luận nhũng vấn đề phát hiện qua kiểm tra;
- Trưởng đoàn kiểm tra kết luận.
IV. THỜI GIAN, ĐỐI TƯỢNG KIỂM TRA VÀ THÀNH PHẦN ĐOÀN KIỂM TRA
- Thời gian kiểm tra cụ thể do các Trưởng
đoàn chủ động bố trí. Dự kiến mỗi bộ, tỉnh được tiến hành kiểm tra trong khoảng từ 1,5 - 02 ngày (gồm: 01 ngày kiểm tra chuyên sâu ở cấp chuyên viên; 0,5 - 01 ngày kiểm tra,
kết luận của Trưởng đoàn);
- Đối tượng, thành phần các đoàn kiểm tra thực hiện theo Phụ lục
II được ban hành kèm theo
Quyết định này.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Đối với Đoàn kiểm tra do Phó Thủ
tướng, Trưởng ban Chỉ đạo làm Trưởng đoàn:
- Bộ Nội vụ làm đầu mối chủ trì, phối hợp
với Văn phòng Chính phủ và các
cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức Đoàn kiểm tra theo nội dung kế hoạch;
liên hệ và thông báo đến các bộ,
ngành và địa phương về kế hoạch kiểm tra;
- Văn phòng Chính phủ chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho kế hoạch
kiểm tra của Trưởng Ban Chỉ
đạo;
- Lãnh đạo các bộ, ngành và địa phương
thuộc đối tượng kiểm tra có trách nhiệm chuẩn bị tốt nội dung phục vụ việc kiểm
tra; xây dựng báo cáo theo Phụ lục I và gửi về Bộ Nội vụ trước khi kiểm tra ít
nhất 05 ngày; tạo điều kiện
thuận lợi giúp Đoàn kiểm tra hoàn thành nhiệm vụ;
- Kết thúc mỗi cuộc kiểm tra, Văn phòng Chính phủ thông báo ý
kiến kết luận của Phó Thủ tướng,
Trưởng Ban Chỉ đạo đến các cơ
quan, đơn vị được kiểm tra và
các cơ quan có liên quan.
2. Đối với các đoàn kiểm tra do Bộ trưởng
Bộ Nội vụ - Phó Trưởng ban
thường trực Ban Chỉ đạo và Thứ trưởng Bộ Nội vụ - Phó Trưởng Ban Chỉ đạo làm Trưởng đoàn:
a) Vụ Cải cách hành chính - Văn phòng Ban Chỉ đạo
- Làm đầu mối chủ trì, phối hợp với Văn phòng bộ, các đơn vị có liên
quan thuộc Bộ Nội vụ, Văn phòng Chính phủ và các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức đoàn
kiểm tra theo nội dung kế hoạch;
- Có trách nhiệm thông báo cho các
bộ và các địa phương được kiểm tra về nội dung, thời gian, địa
điểm để bảo đảm cuộc kiểm tra đạt kết quả;
- Kết thúc mỗi cuộc kiểm tra, Văn phòng Ban Chỉ đạo có trách nhiệm là đầu mối thông báo kết quả
kiểm tra bằng văn bản cho các đơn vị được kiểm tra và các đơn vị có liên quan.
b) Các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Nội vụ
và các đơn vị ngoài Bộ Nội vụ được mời tham gia đoàn kiểm tra
- Căn cứ vào kế hoạch kiểm tra đã được phê duyệt, các đơn vị chủ động liên hệ với Vụ Cải cách hành chính cử lãnh đạo, công chức tham gia đoàn kiểm tra;
- Chuẩn bị nội dung theo các lĩnh vực
thuộc chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của mình để làm việc với các đơn vị được kiểm tra theo sự phân công của Trưởng đoàn.
c) Đối với các bộ, ngành, địa phương được
kiểm tra
- Lãnh đạo các bộ, ngành và địa phương thuộc đối tượng
kiểm tra có trách nhiệm chuẩn
bị tốt nội dung phục vụ việc kiểm tra;
- Xây dựng báo cáo theo Phụ lục I và gửi về Bộ Nội vụ trước khi kiểm tra ít
nhất 05 ngày;
- Tạo điều kiện thuận lợi giúp Đoàn kiểm
tra hoàn thành nhiệm vụ.
3. Đối với các đoàn kiểm tra do thành viên
Ban Chỉ đạo khác làm Trưởng
đoàn (theo Phụ lục II):
- Thành lập Đoàn và tiến hành kiểm
tra theo nội dung kế hoạch, trọng
tâm là chuyên đề cải cách hành chính liên quan đến phạm vi quản lý của bộ, ngành; liên hệ và thông báo đến các bộ, ngành, địa phương và
Văn phòng Ban Chỉ đạo (Bộ Nội vụ) về kế hoạch kiểm tra;
- Thông báo kết quả kiểm tra bằng văn bản gửi lãnh đạo các bộ, ngành và địa phương được kiểm
tra; đồng thời gửi Bộ Nội vụ (qua Văn phòng Ban Chỉ đạo) sau khi kết thúc việc
kiểm tra để theo dõi, tổng
hợp, phục vụ cho việc đánh giá kết quả công tác của Ban Chỉ đạo;
- Các bộ, ngành và địa phương thuộc đối
tượng kiểm tra có trách nhiệm chuẩn bị tốt nội dung phục vụ việc kiểm tra; xây
dựng báo cáo theo Phụ lục I và
gửi Đoàn kiểm tra trước khi kiểm tra ít nhất 05 ngày; bố trí các đơn vị cơ sở được kiểm tra thực tế theo
yêu cầu; chuẩn bị các điều kiện hỗ trợ và phối hợp để đoàn kiểm tra hoàn thành nhiệm vụ.
VI. KINH PHÍ
1. Nguồn kinh phí
Kinh phí phục vụ cho công tác kiểm tra được lấy từ nguồn kinh phí cải cách hành chính năm 2021 đã được cấp của các cơ quan, đơn vị.
2. Nội dung và định mức chi
Nội dung và định mức chi thực hiện theo
quy định tài chính hiện hành./.
PHỤ LỤC I
ĐỀ CƯƠNG BÁO
CÁO PHỤC VỤ KIỂM TRA CÔNG TÁC CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH CỦA BAN CHỈ ĐẠO CẢI CÁCH HÀNH
CHÍNH CỦA CHÍNH PHỦ
(Kèm theo Kế hoạch tại Quyết định số:
46/QĐ-BCĐCCHC ngày 16 tháng 4 năm 2021 của Trưởng
Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ)
I. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO, ĐIỀU HÀNH
- Tình hình triển khai kế hoạch cải cách hành chính: Việc đôn đốc triển
khai, bố trí nguồn lực cho cải cách hành chính; thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, kiểm tra cải
cách hành chính.
- Trách nhiệm của người đứng đầu trong triển khai cải cách hành chính.
- Tình hình triển khai thực hiện các nội
dung cải cách hành chính tại
Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01 tháng 01 năm 2021.
- Tình hình triển khai thực hiện các nội
dung cải cách hành chính tại Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01 tháng 01 năm 2021.
- Tình hình triển khai thực hiện các nội
dung tại Quyết định số 40/QĐ-BCĐCCHC ngày 29 tháng 3 năm 2021 về Kế hoạch hoạt
động năm 2021 của Ban Chỉ đạo
cải cách hành chính của Chính
phủ.
- Tình hình triển khai các nghị quyết của Chính
phủ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ
về đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trên một số lĩnh vực, trọng tâm là các lĩnh
vực có liên quan đến doanh nghiệp và
người dân, như: đất đai,
thuế, hải quan, nông nghiệp, nông thôn, ứng dụng công nghệ thông tin, khởi nghiệp, phát triển du lịch, tiếp cận tín dụng, bảo hiểm xã hội, chính sách đối với người có công, lý lịch tư
pháp, hộ tịch...
- Tình hình triển khai, kết quả thực hiện
các nội dung Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07 tháng 3 năm 2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện
tử giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến năm 2025.
II. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC TRONG TRIỂN KHAI CÁC NHIỆM VỤ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
Trình bày những kết quả chính đạt được trong cải
cách hành chính của bộ, ngành/địa phương từ đầu năm đến nay, trên
các lĩnh vực:
1. Cải cách thể chế
2. Cải cách thủ tục hành chính và cơ chế
một cửa, một cửa liên thông
3. Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà
nước
4. Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ
cán bộ, công chức, cải cách
công vụ, viên chức
5. Cải cách tài chính công
6. Hiện đại hóa hành chính
III. NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN TRONG TRIỂN KHAI CẢI CÁCH HÀNH
CHÍNH CỦA BỘ, NGÀNH/ĐỊA PHƯƠNG
1. Thuận lợi
2. Khó khăn
IV. NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH CỦA BỘ,
NGÀNH/ĐỊA PHƯƠNG TRONG
NĂM TỚI
V. KIẾN NGHỊ, ĐỀXUẤT
Nêu những kiến nghị, đề xuất với Chính
phủ, Bộ Nội vụ, các bộ, ngành liên quan để đẩy mạnh cải cách hành chính trong thời gian tới.
VI. CÁC PHỤ LỤC, BIỂU, BẢNG (nếu có)
_____________________
*
Ghi chú: Đây là Đề cương phục vụ kiểm tra của Trưởng Ban Chỉ đạo,
Phó Trưởng Ban Thường trực - Bộ trưởng Bộ Nội Vụ và Phó Trưởng Ban - Thứ
trưởng Bộ Nội vụ.
PHỤ LỤC
II
KIỂM TRA CÔNG TÁC CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NĂM 2021 VÀ KIỂM
TRA CHUYÊN ĐỀ CỦA CÁC THÀNH VIÊN BAN CHỈ ĐẠO CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH CỦA CHÍNH PHỦ
(Kèm theo Kế hoạch
tại Quyết định số: 46/QĐ-BCĐCCHC ngày 16
tháng 4 năm 2021 của Trưởng Ban Chỉ đạo cải
cách hành chính của Chính phủ)
TT | Thành viên Ban Chỉ đạo | Đơn vị được kiểm tra | Nội dung kiểm tra |
1 | Trưởng đoàn: Trưởng Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ. Thành viên: - Lãnh đạo Bộ Nội vụ; - Lãnh đạo Văn phòng Chính phủ; - Lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông; - Đại diện lãnh đạo một số bộ, ngành khác theo yêu cầu. | Thời gian và đơn vị kiểm tra do Trưởng Ban Chỉ đạo quyết định. | - Kiểm tra tình hình, kết quả triển khai
nội dung cải cách hành chính
tại các Nghị quyết số: 01/NQ-CP, 02/NQ-CP ngày 01 tháng 01 năm 2021, Nghị
quyết số 17/NQ-CP ngày 07 tháng 3 năm 2019... của Chính phủ. - Kiểm tra tổng hợp các
nội dung cải cách hành chính. |
2 | Trưởng đoàn: Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo, Bộ trưởng Bộ Nội vụ. Thành viên: - Bộ Nội vụ; - Văn phòng Chính phủ; - Bộ Thông tin và Truyền thông; - Một số bộ, ngành khác theo yêu cầu. | - Bộ, ngành: Bộ Tài nguyên và Môi trường
và các bộ, ngành khác do Phó Trưởng ban Thường trực quyết định. - Các tỉnh, thành phố:
Hà Nam, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Trà Vinh và các tỉnh, thành phố khác do Phó Trưởng ban Thường trực quyết định. | - Kiểm tra tình hình, kết quả triển khai
nội dung cải cách hành
chính tại các Nghị quyết số: 01/NQ-CP, 02/NQ-CP ngày 01 tháng 01 năm 2021,
Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07 tháng 3 năm 2019...của Chính phủ. - Kiểm tra tổng hợp các nội dung cải cách hành chính. |
3 | Trưởng đoàn: Phó Trưởng ban Ban
Chỉ đạo, Thứ trưởng Bộ Nội
vụ. Thành viên: - Bộ Nội vụ; - Văn phòng Chính phủ; - Bộ Thông tin và Truyền thông; - Một số bộ, ngành khác theo yêu cầu. | - Bộ, ngành: Bộ Tư pháp và các bộ, ngành
khác do Phó Trưởng ban
quyết định. - Các tỉnh, thành phố:
Bắc Kạn, Nghệ An, Bình Thuận, Bình Phước, Đắk Nông, Tây Ninh, Cần Thơ, Cà Mau và các tỉnh, thành phố khác do Phó Trưởng ban quyết định. | - Kiểm tra tình hình, kết quả triển khai nội dung cải cách hành chính
tại các Nghị quyết số: 01/NQ-CP, 02/NQ-CP ngày 01 tháng 01 năm 2021, Nghị
quyết số 17/NQ-CP ngày 07
tháng 3 năm 2019... của Chính phủ. - Kiểm tra tổng hợp các
nội dung cải cách hành chính. |
4 | Các thành viên khác của Ban Chỉ đạo | - Kiểm tra các cơ quan, đơn vị trong hệ thống tổ chức
của bộ, ngành mình và tại
các bộ, ngành địa phương do
thành viên Ban Chỉ đạo tự lựa chọn. - Tham gia đoàn kiểm tra của Trưởng Ban Chỉ đạo, các Phó trưởng Ban Chỉ đạo theo yêu cầu. | - Kiểm tra tình hình, kết quả triển khai nội dung cải cách hành chính
thuộc phạm vi trách nhiệm quản lý của từng bộ, ngành tại các Nghị quyết số: 01/NQ-CP, 02/NQ-CP ngày 01 tháng 01 năm 2021,
Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07 tháng 3 năm 2019... của Chính phủ. - Kiểm tra chuyên đề:
Việc thực hiện công tác cải
cách hành chính đối với các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của bộ, ngành. |