Quyết định 4429/QĐ-BYT năm 2021 phê duyệt Đề án Tổ chức Giải báo chí toàn quốc “Vì sức khỏe nhân dân” do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
15-09-2021
15-09-2021
- Trang chủ
- Văn bản
- 4429/QĐ-BYT
- TẢI VỀ
- THUỘC TÍNH
Bộ Y tế Số: 4429/QĐ-BYT |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 15 tháng 09 năm 2021 |
Quyết định
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN TỔ CHỨC GIẢI BÁO CHÍ TOÀN QUỐC “VÌ SỨC KHỎE NHÂN DÂN”
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
Căn cứ Luật Báo chí số 103/2016/QH13 ngày 05 tháng 4 năm 2016 ;
Căn cứ Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Quyết định số 369/QĐ-TTg ngày 29/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án Giải báo chí Quốc gia;
Căn cứ Quyết định số 404/QĐ-BYT ngày 20/01/2021 của Bộ Y tế về việc phê duyệt kế hoạch - kinh phí hoạt động Truyền thông giáo dục sức khỏe đợt 1, năm 2021 của Bộ Y tế;
Căn cứ Kế hoạch số 497/KH -BYT ngày 15 tháng 4 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc phê duyệt kế hoạch xây dựng Đề án và tổ chức Giải Báo chí Quốc gia “Vì Sức khỏe nhân dân”;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Truyền thông và Thi đua, khen thưởng,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Đề án tổ chức Giải báo chí toàn quốc “Vì sức khỏe nhân dân”.Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.Điều 3. Các ông, bà: Chánh văn phòng Bộ; Vụ trưởng Vụ Truyền thông và Thi đua, khen thưởng; Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ; Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính; Thủ tưởng các Vụ, Cục, Tổng cục, Thanh tra Bộ; các đơn vị trực thuộc Bộ y tế và các đơn vị có li ên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Đồng chí Bộ trưởng (để b/c);
- Ban Tuyên giáo Trung ương (để b/c);
- Bộ Thông tin và Truyền thông (để phối hợp);
- Hội Nhà báo Việt Nam (để phối hợp);
- Các đ/c Thứ trưởng;
- Các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ;
- Sở Y tế các thảnh, thành phố;
- Lưu: VT, TT-KT
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Đỗ Xuân Tuyên
ĐỀ ÁN
TỔ
CHỨC GIẢI BÁO CHÍ TOÀN QUỐC “VÌ SỨC KHỎE NHÂN DÂN”
(Ban hành kèm theo Quyết định số 4429 /QĐ-BYT ngày 15 tháng 09 năm 2021 của
Bộ Y tế)
Phần thứ nhất
SỰ CẦN THIẾT, CĂN CỨ, MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA ĐỀ ÁN
I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
Báo chí là cơ quan ngôn luận của Đảng, Nhà nước, đoàn thể xã hội và là diễn đàn của nhân dân. Trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay, báo chí là có vai trò quan trọng trong công tác thông tin, tuyên truyền, phản ánh mọi mặt của đời sống và định hướng dư luận xã hội. Với nhiệm vụ đó báo chí đã và đang ngày càng phát triển, tạo thành một phần không thể thiếu của xã hội hiện đại.
Trong những năm qua, hoạt động báo chí nói chung và các cơ quan báo chí trong ngành y tế nói riêng đã phát huy mạnh mẽ vai trò trong việc chủ động cung cấp cho độc giả cả nước các thông tin về y tế. Nhờ đó các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về y tế đã đến gần với người dân hơn. Báo chí không chỉ tìm tòi, phản ánh kịp thời những kết quả, thành tựu của công tác y tế, các tiến bộ y học kỹ thuật trong chăm sóc sức khỏe nhân dân mà còn phát hiện, biểu dương các điển hình tiên tiến, người tốt việc tốt trong ngành y tế, qua đó góp phần nâng cao vị thế, vai trò của y tế Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước.
Việc tổ chức Giải báo chí toàn quốc “Vì sức khỏe nhân dân” (gọi tắt là Giải báo chí) là dịp để lựa chọn những tác phẩm báo chí xuất sắc, đạt chất lượng cao, giàu ý tưởng sáng tạo, có nội dung và hình thức thể hiện hấp dẫn, phản ánh trung thực, phong phú về các lĩnh vực của ngành y tế. Giải báo chí được tổ chức sẽ góp phần ghi nhận, cổ vũ kịp thời các phóng viên, nhà báo viết về ngành y tế tiếp tục không ngừng phấn đấu, khắc phục khó khăn để có những tác phẩm báo chí đạt chất lượng, mang lại hiệu quả xã hội cao.
Trước thực tế này, việc tổ chức Giải báo chí toàn quốc “Vì sức khỏe nhân dân” có vai trò vô cùng quan trọng và cần thiết trong tình hình hiện nay, bởi vì:
(1) Đây là hoạt động phù hợp với chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đối với hoạt động báo chí.
(2) Nhằm xét chọn, trao giải cho các tác phẩm báo chí có chất lượng cao viết về ngành y tế với nội dung và hình thức hấp dẫn, mang lại hiệu ứng xã hội rộng lớn, đóng góp tích cực vào sự phát triển của ngành y tế.
(3) Những người làm báo, đặc biệt là các nhà báo theo dõi ngành y tế sẽ có môi trường, động lực để phấn đấu, cống hiến cũng như được tôn v inh, khen thưởng xứng đáng đối với những đóng góp cho ngành y tế.
(4) Thông qua Giải báo chí có thể phát hiện, bồi dưỡng những tấm gương tiêu biểu, những thầy thuốc điển hình tiên tiến có cống hiến hết mình cho sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.
(5) Góp phần quảng bá và nâng cao vị thế, vai trò của y tế Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước.
II. CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
- Luật Báo chí số 103/2016/QH13 ngày 05/4/2016.
- Căn cứ Kết luận số 01-KL/TW ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị khóa XII "Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh".
- Chỉ thị số 43-CT/TW ngày 08/4/2020 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của Hội Nhà báo Việt Nam trong tình hình mới.
- Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017, Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới.
- Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25/10/2017, Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới.
- Nghị quyết số 16-NQ/TW ngày 01/8/2007 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về công tác tư tưởng, lý luận báo chí;
- Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20/6/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế.
- Quyết định số 369/QĐ-TTg ngày 29/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án Giải báo chí Quốc gia;
- Căn cứ Quyết định 2948/QĐ-BYT ngày 15/6/2021 của Bộ Y tế Ban hành Kế hoạch thực hiện công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho công chức, viên chức, người lao động ngành Y tế giai đoạn 2021-2026.
- Căn cứ Kế hoạch số 497/KH-BYT ngày 15/4/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc phê duyệt kế hoạch xây dựng Đề án và tổ chức Giải Báo chí Quốc gia “Vì Sức khỏe nhân dân”.
III. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
1.1. Giải báo chí toàn quốc “Vì sức khỏe nhân dân” nhằm ghi nhận và tôn vinh những đóng góp xuất sắc của tập thể, cá nhân đội ngũ những người làm báo đối với sự nghi ệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.
1.2. Thông qua Giải báo chí nhằm giới thiệu, quảng bá những kết quả, thành tựu của công tác y tế, các tiến bộ y học trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân. Đồng thời, phát hiện những tấm gương điển hình tiên tiến trong ngành y tế, cổ vũ, động viên các cán bộ trong toàn ngành y tế chung sức, đồng lòng tiếp tục cống hiến nhiều hơn nữa đối với sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.
1.3. Tạo điều kiện để các nhà báo được trao đổi kinh nghiệm chuyên môn, nghiệp vụ, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động thông tin, báo chí đối với lĩnh vực y tế.
2. Yêu cầu
2.1. Tổ chức Giải báo chí phải đảm bảo đúng quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về quản lý hoạt động báo chí.
2.2. Tổ chức Giải Báo chí đảm bảo dân chủ, công khai, minh bạch đánh giá đúng những tác phẩm báo xuất sắc viết về ngành y tế.
2.3. Tổ chức Giải Báo chí với tinh thần tiết kiệm nhưng đảm bảo trang trọng, tôn vinh nghề báo và người làm báo.
Phần thứ hai
NỘI DUNG CỦA ĐỀ ÁN
I. TÊN GỌI VÀ THỜI GIAN TỔ CHỨC
1. Tên gọi
- Tên gọi chung: Giải báo chí toàn quốc “Vì sức khỏe nhân dân” (gọi tắt là Giải báo chí toàn quốc).
- Tên gọi theo số lần tổ chức Giải: Giải báo chí toàn quốc “Vì sức khỏe nhân dân” lần thứ...
2. Thời gian tổ chức Giải báo chí
- Giải báo chí được tổ chức hằng năm, trao giải vào dịp kỷ niệm Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/9).
- Thời gian nhận tác phẩm: Ban tổ chức nhận các tác phẩm báo chí có thời gian đăng tải từ ngày 15/6 năm trước đến ngày 15/6 năm sau, kết thúc nhận bài vào ngày 30/6 hằng năm theo dấu bưu điện.
3. Đơn vị thực hiện
- Đơn vị chủ trì: Bộ Y tế
- Đơn vị phối hợp: Hội Nhà báo Việt Nam, Ban Tuyên giáo Trung ương (Vụ Báo chí - Xuất bản) và các đơn vị có liên quan tổ chức t hực hiện.
II. ĐỐI TƯỢNG TÁC GIẢ, TÁC PHẨM THAM GIA
1. Quy định về đối tượng tác giả
- Tác giả là công dân Việt Nam đang sinh sống và làm việc trên cả nước; tác giả là người Việt Nam đang sinh sống và làm việc ở nước ngoài; tác giả là người nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam; tác giả là các nhà báo chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp có tác phẩm báo chí viết về lĩnh vực y tế được đăng tải phát sóng trên các phương tiện thông tin đại chúng do cơ quan có thẩm quyền của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép hoạt động.
- Tác giả tham dự giải phải là người không trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự, không vi phạm quy định đạo đức nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam, không vi phạm Luật Báo chí và các quy định pháp luật khác của Nhà nước.
- Thành viên của Ban tổ chức, Hội đồng Giám khảo Giải báo chí thì không được đăng ký tác phẩm tham dự Giải.
2. Quy định về tác phẩm dự Giải
- Là tác phẩm báo chí bằng tiếng Việt (hoặc tiếng dân tộc, tiếng nước ngoài được dịch ra tiếng Việt) viết về lĩnh vực y tế được đăng tải, phát sóng trên các phương tiện thông tin đại chúng của cả nước do cơ quan có thẩm quyền của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép hoạt động.
- Nghiêm cấm các trường hợp sao chép, nếu tác phẩm có sao chép hoặc lợi dụng tác phẩm dự Giải để vu khống, bịa đặt, xuyên tạc, thì tác giả phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật.
- Tác phẩm tham dự phải bảo đảm đúng chủ đề, nội dung, bảo đảm tính trung thực (đúng địa chỉ, sự việc, số liệu, thời gian) và đúng theo thể lệ Giải báo chí; đảm bảo nghiêm túc và có giá trị tuyên truyền cao.
- Tác phẩm tham dự phải bảo đảm không có tranh chấp về bản quyền. Ban tổ chức không hoàn trả tác phẩm dự Giải và được quyền sử dụng tác phẩm dự thi để tuyên truyền.
- Những tác phẩm đã được trao thưởng ở các cuộc thi ở địa phương vẫn được quyền dự Giải nhưng phải ghi rõ mức giải và thông tin về cơ quan/đơn vị, thời gian tổ chức giải thưởng. Ban tổ chức không nhận các tác phẩm đã đoạt giải ở các cuộc thi cấp quốc gia và quốc tế.
III. CÁC LOẠI HÌNH VÀ THỂ LOẠI BÁO CHÍ ĐƯỢC XÉT CHỌN
1. Loại hình: Bao gồm 05 loại hình: Báo in, phát thanh, truyền hình, báo điện tử, ảnh báo chí.
2. Thể loại: Bài phản ánh, phỏng vấn, ghi chép, bình luận, chuyên luận, phóng sự, phóng sự điều tra, giao lưu, tọa đàm…
3. Tiêu chí xét chọn
3.1. Tiêu chí về nội dung:
Tác phẩm báo chí được tuyển chọn gửi lên Ban Tổ chức Giải báo chí phải đạt các yêu cầu nội dung như sau:
- Nội dung bám sát nhiệm vụ chính trị của đất nước về ngành y tế, phản ánh kịp thời, sâu sắc, chính xác các vấn đề của ngành y tế; tuyên truyền về các điển hình tiên tiến, tấm gương các thầy thuốc, đội ngũ y, bác sĩ luôn hết mình vì công việc, vì người bệnh; phê phán, đấu tranh với những tiêu cực trong ngành y tế; động viên được các cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, đội ngũ y, bác sĩ nỗ lực cống hiến hơn nữa cho sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.
- Tác phẩm dự giải phải có thông tin y tế chính xác, trung thực, khách quan; có tính phát hiện, có tính định hướng dư luận cao; có sức hấp dẫn, thuyết phục đối với công chúng; có tác động tích cực đến đời sống xã hội, được các tầng lớp nhân dân, ủng hộ hoan nghênh.
- Các tác phẩm đề cập đến những vụ việc tiêu cực trong ngành y tế phải được các cơ quan có thẩm quyền kết luận là đúng sự thật hoặc đã được các tổ chức, cá nhân sai phạm thừa nhận và sửa chữa, khắc phục, được các cơ quan chức năng kết luận rõ ràng, đúng quy định.
- Tác phẩm đề cập đến lĩnh vực khoa học chuyên môn còn có những ý kiến khác nhau phải được cơ quan có thẩm quyền chuyên ngành thẩm định.
- Một số gợi ý nội dung cụ thể:
+ Tuyên truyền chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.
+ Các kết quả tuyên truyền vận động và tổ chức thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW về Tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới và Nghị quyết số 21-NQ/TW về Công tác dân số trong tình hình mới; Nghị quyết 139/NQ-CP, Nghị quyết 137/NQ-CP của Chính phủ ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện 02 Nghị quyết; kết quả thực hiện Quyết định 1624/QĐ-BYT, Quyết định 1619/QĐ-BYT của Bộ Y tế triển khai thực hiện các Nghị quyết quan trọng nói trên.
+ Các nhiệm vụ, hoạt động trọng tâm của ngành y tế, như: công tác phòng, chống dịch bệnh nói chung và công tác phòng, chống dịch COVID-19 nói riêng; triển khai thực hiện Đổi mới phong cách thái độ phục vụ của cán bộ y tế, hướng tới sự hài lòng của người bệnh, xây dựng bệnh viện xanh-sạch-đẹp, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, cải cách thủ tục hành chính, giảm quá tải bệnh viện, bệnh viện vệ tinh, bác sỹ gia đình, chuyển giao kỹ thuật cho tuyến dưới, đưa bác sỹ trẻ tình nguyện về vùng khó khăn; tính đúng giá dịch vụ y tế và đổi mới cơ chế tài chính, tự chủ tài chính cho các bệnh viện; thực hiện chế độ bảo hiểm y tế; an toàn tiêm chủng; an toàn thực phẩm; công tác dân số; đẩy mạnh kết hợp quân-dân y, y tế ở vùng biên giới, hải đảo; đổi mới đào tạo nhân lực y tế; và các lĩnh vực hoạt động khác của công tác y tế; các thành tựu trong công tác phòng, chống HIV/AIDS; thành tựu trong công tác phòng, chống dịch…
+ Giới thiệu, quảng bá những kết quả, thành tựu của công tác y tế, các tiến bộ y học trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân; sự hy sinh, nỗ lực không ngừng của đội ngũ cán bộ y tế trong cuộc chiến với đại dịch COVID-19 nhằm tạo niềm tin, sự ủng hộ của nhân dân đối với ngành y tế, qua đó góp phần nâng cao vị thế, vai trò của y tế Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước.
+ Biểu dương các tấm gương thầy thuốc, tập thể y tế tiêu biểu, các mô hình hoạt động hiệu quả trong công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.
+ Và các lĩnh vực hoạt động khác của công tác y tế.
3.2. Tiêu chí về hình thức:
a) Báo in
- Là một hoặc nhiều tác phẩm (không quá 05 kỳ) của cùng tác giả hoặc nhóm tác giả cùng đứng tên, về cùng một sự kiện, cùng một đề tài. Không xét loạt bài ghép từ những bài độc lập của các tác giả đứng tên riêng lẻ.
- Tác phẩm viết bằng tiếng nước ngoài, phải có bản dịch ra tiếng Việt. Tác phẩm thể hiện bằng tiếng dân tộc phải có bản dịch/thuyết minh tiếng phổ thông.
b) Báo điện tử
- Là một hoặc nhiều tác phẩm (không quá 05 kỳ) của cùng tác giả hoặc nhóm tác giả cùng đứng tên, về cùng một sự kiện, cùng một đề tài. Là tác phẩm thực hiện riêng cho báo điện tử (không xét những tác phẩm lấy từ báo in).
- Tác phẩm viết bằng tiếng nước ngoài, phải có bản dịch ra tiếng Việt. Tác phẩm thể hiện bằng tiếng dân tộc phải có bản dịch/thuyết minh tiếng phổ thông.
c) Phát thanh
- Là một hoặc nhiều tác phẩm (không quá 05 chương trình) của cùng tác giả hoặc nhóm tác giả cùng đứng tên, về cùng một sự kiện, cùng một đề tài.
- Thời lượng mỗi chương trình không quá 60 phút. Tác phẩm thể hiện được đặc trưng của phát thanh là âm thanh rõ ràng, tiếng nói nhân vật, tiếng động, âm nhạc đạt yêu cầu chất lượng, hấp dẫn. Âm thanh được sử dụng trong tác phẩm phải có bản quyền. Nếu là phát thanh tiếng dân tộc, tiếng nước ngoài phải có bản dịch ra tiếng phổ thông.
d) Truyền hình
- Là một hoặc nhiều tác phẩm (không quá 05 chương trình truyền hình) của cùng tác giả hoặc nhóm tác giả cùng đứng tên, về cùng một sự kiện, cùng một đề tài.
- Thời lượng mỗi chương trình truyền hình không quá 60 phút. Tác phẩm thể hiện được đặc trưng của truyền hình là hình ảnh động, kỹ thuật hình ảnh, âm thanh đạt yêu cầu chất lượng, hấp dẫn. Âm thanh, hình ảnh được sử dụng trong tác phẩm phải có bản quyền. Nếu là truyền hình tiếng dân tộc, truyền hình tiếng nước ngoài phải dịch ra tiếng phổ thông.
đ) Ảnh báo chí
- Ảnh đơn, nhóm ảnh hoặc phóng sự ảnh. Đối với nhóm ảnh hoặc phóng sự ảnh cùng nội dung, chỉ tuyển chọn những nhóm ảnh hoặc phóng sự ảnh không quá 10 ảnh, đăng trên cùng một số báo hoặc cùng thời điểm xuất. Nhóm ảnh hoặc phóng sự ảnh được tính là một tác phẩm.
- Cùng với ảnh đã đăng trên báo, tạp chí… phải kèm theo ảnh phóng trên giấy ảnh cỡ 18cm x 24cm (ảnh đơn) và 12cm x 18cm (đối với ảnh trong nhóm hoặc phóng sự ảnh). Không chấp nhận ảnh được xử lý kỹ thuật làm thay đổi nội dung và bản chất sự việc. Không xét ảnh ghép, ảnh phong cảnh.
Những tác phẩm bị coi là phạm quy (bị loại) là tác phẩm không đáp ứng các quy định nêu trên.
IV. CƠ CẤU GIẢI THƯỞNG
Giải báo chí có 04 mức giải: Giải nhất, Giải nhì, Giải ba và giải khuyến khích; được trao cho 05 loại hình báo chí: Báo in, Báo phát thanh, Báo truyền hình, Báo mạng điện tử và Ảnh báo chí.
1. Cơ cấu, số lượng giải thưởng như sau:
TT | Loại hình | Giải nhất | Giải nhì | Giải ba | Giả khuyến khích |
1 | Báo in | 01 | 02 | 03 | 05 |
2 | Phát thanh | 01 | 02 | 03 | 05 |
3 | Truyền hình | 01 | 02 | 03 | 05 |
4 | Báo điện tử | 01 | 02 | 03 | 05 |
5 | Ảnh báo chí | 01 | 02 | 03 | 05 |
Cộng: | 05 | 10 | 15 | 25 | |
Tổng số giải: 55 giải thưởng |
Căn cứ trên số lượng và chất lượng tác phẩm tham dự Ban Tổ chức sẽ sẽ quyết định về giải thưởng mỗi loại hình và đưa ra các giải phụ (nếu có), đảm bảo các tác phẩm đạt giải là các tác phẩm có chất lượng cao và có sức lan tỏa mạnh mẽ trong đời sống xã hội.
2. Tiền thưởng: Kinh phí giải thưởng được chi từ ngân sách nhà nước và từ nguồn hợp pháp khác. Mức chi từng giải thưởng cụ thể sẽ do Ban Tổ chức ra quyết định căn cứ trên số lượng Giải hằng năm.
V. QUY TRÌNH HOẠT ĐỘNG, PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN GIẢI BÁO CHÍ
1. Thành lập Ban tổ chức Giải báo chí
1.1. Bộ Y tế ban hành Quyết định thành lập Ban tổ chức và Tổ thư ký giúp việc của Giải báo chí, bao gồm: Lãnh đạo Bộ Y tế, Lãnh đạo và chuyên viên các Vụ Cục, đơn vị trực thuộc Bộ Y tế, Lãnh đạo và cán bộ của Hội Nhà báo Việt Nam, Ban Tuyên giáo Trung ương (Vụ Báo chí - Xuất bản), Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Báo chí).
1.2. Ban Tổ chức có nhiệm vụ ban hành và công bố Thể lệ Giải báo chí; Tổ chức phát động Giải báo chí; Ban hành Quy chế chấm Giải, tổ chức Lễ trao Giải và tổ chức các hoạt động liên quan đến Giải báo chí.
1.3. Theo nhi ệm vụ được phân công cho thành viên là Lãnh đạo Bộ Y tế hoặc Lãnh đạo Hội Nhà báo Việt Nam thì Ban Tổ chức được sử dụng con dấu của Bộ Y tế hoặc con dấu của Hội Nhà báo Việt Nam trong quá trình hoạt động.
1.4. Ban Tổ chức được quyền sử dụng tác phẩm dự thi để phục vụ công tác tuyên truyền.
2. Thành lập Hội đồng Giám khảo gồm có: Hội đồng sơ khảo và Hội đồng chung khảo.
2.1. Hội đồng Giám khảo do Trưởng Ban Tổ chức Giải báo chí ra quyết định thành lập trên cơ sở đề nghị của cơ quan thường t rực Giải báo chí. Vai trò, chức năng, thành phần, cơ cấu của Hội đồng Giám khảo sẽ được quy định tại Quyết định thành lập Hội đồng Giám khảo Giải báo chí toàn quốc “Vì sức khỏe nhân dân”.
2.2. Giúp việc cho Hội đồng giám khảo có Tổ Thư ký giúp việc.
2.3. Các tác phẩm báo chí tham dự sẽ được Hội đồng Giám khảo xem xét, đánh giá, thẩm định và lựa chọn những tác phẩm xuất sắc nhất trình Ban Tổ chức Giải báo chí ra quyết định trao giải.
3. Cách thức xét chọn Giải
- Vòng Sơ khảo: Các tác phẩm báo chí gửi t ham dự Giải theo quy đ ịnh sẽ được Hội đồng Sơ khảo xem xét, đánh giá, chấm điểm để chọn ra tác phẩm báo chí đáp ứng tiêu chí xét trao giải đưa vào vòng chung khảo.
- Vòng Chung khảo: Hội đồng Chung khảo dựa trên kết quả tuyển chọn của Hội đồng Sơ khảo sẽ tiến hành đánh giá, thẩm định, chấm điểm để lựa chọn ra những tác phẩm xuất sắc nhất trình Ban Tổ chức giải để quyết định trao giải.
4. Cơ quan thường trực Giải báo chí
Bộ Y tế (Vụ Truyền thông và Thi đua, khen thưởng) và Ban Nghiệp vụ Hội Nhà báo Việt Nam là cơ quan thường trực của Giải báo chí toàn quốc, chịu trách nhiệm tiếp nhận tác phẩm, phân loại, lập biên bản tổng hợp số lượng tác giả, tác phẩm tham dự, đảm bảo công tác chấm giải cho Hội đồng Giám khảo.
5. Cách thức và quy định tiếp nhận tác phẩm dự Giải báo chí: Bộ Y tế và Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp tiếp nhận tác phẩm dự thi.
5.1. Cách thức tiếp nhận tác phẩm dự Giải báo chí:
Ban Tổ chức tiếp nhận, tổng hợp danh sách các tác phẩm, tác giả tham gia Giải; lập hồ sơ, tài liệu liên quan phục vụ việc tuyển chọn, chấm điểm và xét, tặng Giải báo chí.
5.2. Quy định tiếp nhận đối với các tác phẩm:
- Đối với tác phẩm báo in: Gửi phần tác phẩm được đăng, cắt từ các báo, tạp chí hoặc photo từ tác phẩm gốc. Trên tác phẩm ghi rõ tên đơn vị, tác giả, tác phẩm, thể loại, thời gian đăng tải, kèm theo xác nhận của đơn vị, cơ quan chủ quản. Bản in phải sạch, đẹp, rõ ràng. Nếu tác phẩm có sự tiếp nối nhỏ, lẻ, phải cắt dán phần tiếp nối trên giấy trắng khổ A4 hoặc A3 và đánh số trang rõ ràng phần tiếp nối.
- Đối với tác phẩm phát thanh: Gửi phần thuyết minh và kịch bản, lời bình kèm theo đĩa hoặc USB ghi nội dung tác phẩm và phải ghi rõ thời lượng tác phẩm. Trên nhãn đĩa ghi rõ tên đơn vị, tác giả, tác phẩm, thể loại, thời lượng và thời gian phát sóng; kèm theo xác nhận của đơn vị chủ quản.
Lưu ý: Các tác phẩm phát thanh phải gửi kèm đường link tác phẩm trên trang điện tử của đài (nếu có).
- Đối với tác phẩm truyền hình: Gửi phần thuyết minh và kịch bản, lời bình kèm theo đĩa hình hoặc USB ghi nội dung tác phẩm và phải ghi rõ thời lượng tác phẩm. Trên nhãn đĩa ghi rõ tên đơn vị, tác giả, tác phẩm, thể loại, thời lượng và thời gian phát sóng; kèm theo xác nhận của đơn vị chủ quản.
Lưu ý: Các tác phẩm truyền hình phải gửi kèm đường link tác phẩm trên trang điện tử của Đài (nếu có).
- Đối với tác phẩm báo điện tử: Gửi phần nội dung được in trực tiếp t ừ trang Web mà các báo đã phát hành. Trên tác phẩm ghi rõ tên đơn vị, tác giả, tác phẩm, thể loại, thời lượng và thời gian đăng tải, kèm theo xác nhận của đơn vị chủ quản. Tác phẩm báo điện tử phải có đường link gửi về Ban Tổ chức qua Email: vut tboyte@gmail.com
Lưu ý: Đối với báo điện tử phải gửi đường link tác phẩm và bản in chụp từ giao diện điện tử (không nhận tác phẩm đánh máy lại). Hội đồng giám khảo chấm theo đường link tác phẩm.
- Đối với Ảnh báo chí: Tác phẩm tham dự phải là tác phẩm ảnh gốc, không chấp nhận ảnh chụp/photo lại từ ảnh gốc. Trên tác phẩm ghi rõ tên đơn vị, tác giả, tác phẩm, thể loại, thời gian đăng tải, kèm theo xác nhận của đơn vị chủ quản. Mỗi ảnh cần kèm theo chú thích rõ ràng, thời gian chụp, địa điểm chụp.
Tất cả các tác phẩm dự Giải phải ghi rõ: Họ và tên tác giả (cả tên khai sinh và bút danh nếu có), tên tác phẩm, thể loại báo chí, đơn vị, địa chỉ, điện thoại của tác giả; ngày, tháng, năm đăng báo, tạp chí hoặc phát sóng của tác phẩm. Nếu là tập thể tác giả, phải ghi tên từng tác giả, nếu sử dụng bút danh phải ghi rõ tên thật (trong hồ sơ).
6. Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm
6.1. Các tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại về kết quả xét, tặng giải và những vi phạm quy định, trình tự, thủ tục xét , tặng giải. Đơn khiếu nại phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ và lý do khiếu nại gửi cho Cơ quan thường trực Giải báo chí. Không xem xét đơn không có tên, địa chỉ không rõ ràng hoặc mạo danh. Thời gian muộn nhất sau 3 tháng kể từ khi trao giải.
6.2. Tác phẩm tham dự Giải báo chí nếu vi phạm Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Báo chí, các quy định của Nhà nước có liên quan và vi phạm các quy định của Giải báo chí, Ban Tổ chức sẽ thu hồi giải thưởng, thông báo cơ quan chức năng để giải quyết theo quy định của pháp luật hiện hành.
VI. KINH PHÍ TỔ CHỨC GIẢI
Nguồn kinh phí thực hiện: ngân sách nhà nước, nguồn hợp pháp khác.
Phần thứ ba
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
I. Bộ Y tế
1. Vụ Truyền thông và Thi đua, khen thưởng-Bộ Y tế
Vụ Truyền thông và Thi đua, khen thưởng là cơ quan thường trực của Giải báo chí, có trách nhiệm:
- Xây dựng Đề án tổ chức Giải báo chí, Thể lệ Giải báo chí; tham mưu thành lập Ban tổ chức và Hội đồng giám khảo Giải báo chí.
- Chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan và Ban Nghiệp vụ Hội Nhà báo Việt Nam, Vụ Báo chí - Xuất bản (Ban Tuyên giáo Trung ương) tổ chức phát động Giải báo chí, tiếp nhận bài dự thi; tổ chức chấm; tổ chức trao Giải báo chí toàn quốc “Vì sức khỏe nhân dân”.
- Phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam và các đơn vị li ên quan xây dựng Quy chế, tiêu chí chấm thi và tổ chức chấm thi.
- Phối hợp tiếp nhận, tổng hợp danh sách các tác phẩm, tác giả tham gia Giải; lập hồ sơ, tài liệu liên quan phục vụ việc tuyển chọn, chấm điểm và xét, tặng Giải.
- Tổ chức truyền thông về Giải trên các cơ quan báo chí. Căn cứ theo thời gian tổ chức, tăng cường quảng bá thông tin về Giải báo chí, Thể lệ Giải báo chí trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Xây dựng các trailer, phóng sự để truyền thông mạnh mẽ Giải báo chí đến các địa phương, cơ quan, đơn vị để thu hút đông đảo các nhà báo trên mọi miền Tổ quốc tham gia và gửi các tác phẩm tham dự.
2. Văn phòng Bộ Y tế
- Phối hợp đăng tải nội dung các hoạt động về Giải báo chí trên Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế.
- Phối hợp với Vụ Truyền thông và Thi đua, khen thưởng xây dựng dự toán kinh phí chi tiết, thực hiện thanh quyết toán theo đúng quy định về các hoạt động của Giải báo chí.
3. Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe Trung ương
- Phối hợp với Vụ Truyền thông và Thi đua, khen thưởng tổ chức thực hiện và bố trí kinh phí cho các nội dung bao gồm: Lễ phát động Giải báo chí, Lễ tổng kết, quá trình hoạt động của Ban tổ chức, Ban Giám khảo; hoạt động chấm giải và trao giải, phối hợp truyền thông về Giải báo chí.
- Truyền thông về Giải báo chí trên website của Trung tâm.
4. Báo Sức khỏe & Đời sống:
Phối hợp Vụ Truyền thông và Thi đua, khen thưởng thực hiện các phóng sự, bài viết, livestream về lễ phát động Giải báo chí, Lễ tổng kết và truyền thông về các nội dung khác của Giải báo chí trên các ấn phẩm của Báo.
5. Các Vụ, Cục, Tổng cục, đơn vị trực thuộc Bộ Y tế:
Phối hợp thực hiện tổ chức Giải báo chí theo chức năng, nhiệm vụ của đơn vị.
6. Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Giới thiệu, quảng bá Giải báo chí đến Đài Truyền hình, phát thanh và các cơ quan báo chí địa phương để huy động sự tham gia đông đảo của các tác giả tại địa phương đối với Giải báo chí.
II. Ban Tuyên giáo Trung ương (Vụ Báo chí - Xuất bản)
- Giới thiệu thành viên tham gia Ban Tổ chức, Tổ Thư ký Giải báo chí.
- Phối hợp xây dựng Quy chế, tiêu chí chấm thi và tổ chức chấm thi; phối hợp tổ chức Lễ phát động và tổng kết Giải báo chí.
- Tham mưu cho Ban Tổ chức Giải báo chí giải quyết việc khiếu nại, tố cáo về Giải báo chí (nếu có).
III. Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Báo Chí)
- Giới thiệu thành viên tham gia Ban Tổ chức, Tổ Thư ký Giải báo chí.
- Phối hợp tổ chức Lễ phát động và tổng kết Giải báo chí.
- Tham mưu cho Ban Tổ chức Giải báo chí giải quyết việc khiếu nại, tố cáo về Giải báo chí (nếu có).
IV. Hội Nhà báo Việt Nam
- Gửi công văn đến các cấp Hội trong cả nước về việc hưởng ứng Giải báo chí toàn quốc “Vì Sức khỏe nhân dân”.
- Giới thiệu thành viên tham gia Ban Tổ chức, Tổ Thư ký.
- Chỉ đạo các đơn vị chuyên môn của Hội Nhà Báo Việt Nam phối hợp với Bộ Y tế (Vụ Truyền thông và Thi đua, khen thưởng) thực hiện các nội dung: xây dựng Thể lệ; tổ chức Lễ Phát động và trao Giải báo chí.
- Tham mưu, phối hợp với Bộ Y tế (Vụ Truyền thông và Thi đua, khen thưởng) thành lập Hội đồng giám khảo Giải báo chí.
- Chủ trì xây dựng Quy chế, tiêu chí chấm thi và tổ chức chấm thi; Báo cáo và tổng hợp kết quả chấm thi về Ban Tổ chức.
- Tiếp nhận, tổng hợp danh sách các tác phẩm, tác giả tham gia Giải; lập hồ sơ, tài liệu liên quan phục vụ việc tuyển chọn, chấm điểm và xét, tặng Giải.
- Tham mưu cho Ban Tổ chức Giải báo chí giải quyết việc khiếu nại, tố cáo về Giải báo chí (nếu có).
- Phối hợp với Vụ Truyền thông và Thi đua, khen thưởng tổ chức Lễ trao giải và tổng kết Giải báo chí.
Trên đây là Đề án tổ chức Giải báo chí toàn quốc “Vì sức khỏe nhân dân”, đề nghị các đơn vị có liên quan căn cứ nhiệm vụ được giao tổ chức triển khai thực hiện theo quy định./.
Tệp tin văn bản
Mục lục
So sánh văn bản
...Đang xử lý dữ liệu...