KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI
THI HÀNH LUẬT ĐO ĐẠC VÀ BẢN ĐỒ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 415/QĐ-TTg ngày 12 tháng 4 năm 2019 của Thủ tướng
Chính phủ)
I. MỤC
ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
a) Xác định
cụ thể các nội dung công việc, tiến độ, thời hạn hoàn thành và trách nhiệm của
các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc tổ chức triển
khai thi hành Luật, bảo đảm tính kịp thời, đồng bộ, thống nhất và hiệu quả.
b) Xác định
cơ chế phối hợp giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc tiến hành các hoạt
động triển khai thi hành Luật trên phạm vi cả nước.
2. Yêu cầu
a) Đảm bảo sự
chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong việc tổ chức triển khai thi
hành Luật.
b) Xác định
nội dung công việc gắn với trách nhiệm và phát huy vai trò chủ động, tích cực
của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
thuộc trách nhiệm được giao trong Luật, đảm bảo chất lượng và tiến độ hoàn
thành công việc.
c) Bảo đảm
sự phối hợp thường xuyên, hiệu quả giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc
Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các tổ chức có liên quan trong việc
triển khai thi hành Luật.
d) Có kế
hoạch thực hiện chi tiết, cụ thể để đảm bảo Luật được triển khai đầy đủ, thống
nhất và đồng bộ trên phạm vi cả nước.
đ) Thường
xuyên kịp thời, kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn tháo gỡ,
giải quyết những vướng mắc, khó khăn phát sinh trong
quá trình tổ chức thực hiện để đảm bảo tiến độ, hiệu quả của việc triển khai
thi hành Luật.
II. NỘI
DUNG VÀ TRÁCH NHIỆM TRIỂN KHAI THI HÀNH LUẬT ĐO ĐẠC VÀ BẢN ĐỒ
1. Phổ
biến, tuyên truyền Luật và các văn bản quy định chi tiết
a) Ở trung
ương
Bộ Tài
nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan
thuộc Chính phủ và các cơ quan có liên quan tổ chức quán triệt việc thi hành
luật; tuyên truyền, phổ biến nội dung của Luật và các văn bản quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành Luật Đo đạc và bản đồ thông qua các chuyên mục, chương
trình, tập huấn, biên soạn tài liệu và các hình thức khác theo quy định của
pháp luật về phổ biến, giáo dục pháp luật.
b) Ở địa
phương
Ủy ban nhân
dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức tuyên truyền, phổ biến
nội dung của Luật và các văn bản quy định chi tiết Luật bằng các hình thức phù
hợp với điều kiện, tình hình thực tế của địa phương và từng đối tượng, địa bàn
(thông qua lồng ghép chuyên đề trong các hội nghị, lớp tập huấn, cập nhật kiến
thức pháp luật mới theo kế hoạch công tác phổ biến, giáo dục pháp luật).
c) Thời
gian thực hiện: Năm 2019 và các năm tiếp theo.
2. Tổ chức
rà soát các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành liên quan đến hoạt động đo đạc
và bản đồ; đề xuất sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mới các văn
bản quy phạm pháp luật để bảo đảm phù hợp với Luật Đo đạc và bản đồ
a) Ở trung
ương
- Cơ quan
chủ trì: Bộ Tài nguyên và Môi trường làm đầu mối tổng hợp kết quả rà soát, báo
cáo Thủ tướng Chính phủ;
- Cơ quan
phối hợp: Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan có
liên quan trực tiếp thực hiện việc rà soát, gửi kết quả rà soát đến Bộ Tài
nguyên và Môi trường.
- Thời gian
hoàn thành:
+ Kết quả
rà soát của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan có
liên quan trực tiếp gửi về Bộ Tài nguyên và Môi trường trong tháng 8 năm 2019;
+ Bộ Tài
nguyên và Môi trường báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 9 năm 2019.
b) Ở địa
phương
- Ủy ban
nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện việc rà soát các
văn bản thuộc thẩm quyền ban hành, gửi kết quả rà
soát đến Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Thời gian
hoàn thành: tháng 8 năm 2019.
3. Xây
dựng, hoàn thiện, công bố số liệu các mạng lưới đo đạc quốc gia
- Bộ Tài
nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các địa phương rà soát, đánh giá
hiện trạng số liệu các mạng lưới đo đạc quốc gia làm căn cứ xây dựng và hoàn
thiện hệ thống số liệu các mạng lưới đo đạc quốc gia gồm số liệu mạng lưới tọa độ quốc gia, mạng lưới độ cao quốc gia, mạng lưới trọng
lực quốc gia, mạng lưới trạm định vị vệ tinh quốc gia; công bố số liệu các mạng
lưới đo đạc quốc gia;
- Thời gian
thực hiện: Từ năm 2019 đến hết năm 2022.
4. Xây
dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia và thành lập hệ thống bản đồ
địa hình quốc gia
a) Bộ Tài
nguyên và Môi trường chủ trì thực hiện:
- Xây dựng
cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia, thành lập hệ thống bản đồ địa hình quốc gia
trên đất liền tỷ lệ 1:10.000 và tỷ lệ nhỏ hơn;
- Xây dựng
cơ sở dữ liệu, thành lập bản đồ địa hình quốc gia khu vực đảo, quần đảo, bán
đảo, bản đồ địa hình đáy biển tỷ lệ 1:10.000 và tỷ lệ nhỏ hơn.
b) Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng cơ
sở dữ liệu nền địa lý quốc gia, thành lập bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ
1:2.000 và tỷ lệ 1:5.000 đối với phần đất liền, khu vực đảo, quần đảo, cửa
sông, cảng biển thuộc phạm vi quản lý.
c) Thời
gian hoàn thành việc xây dựng cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia và thành lập hệ
thống bản đồ địa hình quốc gia: Từ năm 2019 đến hết năm 2022.
d) Cập nhật
cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia và cập nhật hệ thống bản đồ địa hình quốc gia
đối với khu vực đã có cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia và hệ thống bản đồ địa
hình quốc gia: Thực hiện từ năm 2019.
5. Xây dựng
cơ sở dữ liệu đo đạc và bản đồ về biên giới quốc
gia, thành lập bộ bản đồ chuẩn biên giới quốc gia
a) Xây dựng
cơ sở dữ liệu đo đạc và bản đồ về biên giới quốc gia
- Cơ quan
chủ trì: Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Cơ quan
phối hợp: Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Ủy ban nhân dân các tỉnh có
đường biên giới.
b) Thành
lập bộ bản đồ chuẩn biên giới quốc gia
- Cơ quan chủ trì: Bộ Tài nguyên và
Môi trường;
- Cơ quan
phối hợp: Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, Ủy ban nhân dân các tỉnh có đường biên
giới.
c) Thời
gian thực hiện: Từ năm 2019 và sau khi ký các văn kiện về phân giới, cắm mốc
biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng.
6. Xây dựng
cơ sở dữ liệu đo đạc và bản đồ về địa giới hành chính
- Cơ quan
chủ trì: Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Cơ quan
phối hợp: Bộ Nội vụ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
- Thời gian
thực hiện: Từ năm 2019 đến hết năm 2020. Sau năm 2020 cập nhật thường xuyên
theo quy định.
7. Xây dựng
hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia
- Bộ Tài
nguyên và Môi trường: Chủ trì tổ chức triển khai chiến lược phát triển, kế
hoạch thực hiện hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia; tích hợp dữ liệu
không gian địa lý quốc gia; xây dựng, vận hành Cổng thông tin không gian địa lý
Việt Nam;
- Bộ, cơ
quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức triển
khai xây dựng dữ liệu chuyên ngành của hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc
gia theo quy định của Luật Đo đạc và bản đồ, pháp luật khác có liên quan;
- Tổ chức,
cá nhân tham gia xây dựng, phát triển dữ liệu không gian địa lý theo quy định
của pháp luật.
- Thời gian
thực hiện:
+ Giai đoạn
1: Từ năm 2019 đến hết năm 2021 thực hiện xây dựng cơ chế, chính sách, nguồn
lực để tổ chức triển khai thực hiện chiến lược phát triển, kế hoạch triển khai
thực hiện hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia; xây dựng tiêu chuẩn, quy
chuẩn kỹ thuật về hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia; xây dựng Cổng Thông
tin không gian địa lý Việt Nam; xây dựng, tích hợp dữ liệu khung và một số dữ
liệu chuyên ngành;
+ Giai đoạn
2: Từ năm 2022 và các năm tiếp theo hoàn thiện cơ chế, chính sách, hoàn thiện
Cổng Thông tin không gian địa lý Việt
Nam, tích hợp dữ liệu không gian địa lý theo
kế hoạch; bổ sung dữ liệu và cập nhật thường xuyên theo quy định.
8. Đo đạc,
thành lập bản đồ chuyên ngành
a) Đo đạc
và bản đồ quốc phòng
- Cơ quan
chủ trì: Bộ Quốc phòng;
- Thời gian
thực hiện: Từ năm 2019 và các năm tiếp theo đáp ứng yêu cầu phục vụ quốc
phòng, an ninh.
b) Đo đạc,
thành lập hải đồ
- Bộ Quốc
phòng tổ chức thực hiện đo đạc, thành lập hải đồ vùng biển Việt Nam và liền kề;
- Bộ Giao
thông vận tải tổ chức thực hiện đo đạc, thành lập hải đồ vùng nước cảng biển và
luồng, tuyến hàng hải;
- Bộ, cơ
quan ngang bộ có liên quan tham gia đo đạc, thành lập hải đồ theo sự phân công
của Chính phủ;
- Thời gian
thực hiện: Từ năm 2019 và các năm tiếp theo đáp ứng yêu cầu phục vụ phát triển
kinh tế - xã hội.
c) Đo đạc,
thành lập bản đồ hàng không dân dụng
- Cơ quan
chủ trì: Bộ Giao thông vận tải;
- Cơ quan
phối hợp: Bộ Quốc phòng, các bộ có liên quan;
- Thời gian
thực hiện: Từ năm 2019 và các năm tiếp theo đáp ứng yêu cầu quản lý, phát triển
ngành.
d) Đo đạc,
thành lập bản đồ công trình ngầm
- Cơ quan
chủ trì: Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Cơ quan
phối hợp: Bộ Xây dựng và các cơ quan có liên quan;
- Các tổ
chức, doanh nghiệp thực hiện xây dựng công trình ngầm;
- Thời gian
thực hiện: Từ năm 2020 và các năm tiếp theo đáp ứng yêu cầu phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của ngành, địa phương.
đ) Ngoài
các hoạt động được nêu tại các điểm a, b, c và d trên đây, các bộ, cơ quan
ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh triển khai hoạt
động đo đạc và bản đồ chuyên ngành theo quy định của Luật Đo đạc và bản đồ và
pháp luật chuyên ngành có liên quan.
III. TỔ
CHỨC THỰC HIỆN
1. Bộ
trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan
thuộc Chính phủ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương trong phạm vi quản lý của mình chủ động, tích cực triển khai thực
hiện Kế hoạch này theo nhiệm vụ được phân công, đảm bảo đúng tiến độ, chất
lượng, hiệu quả, tiết kiệm, tránh hình thức, lãng phí.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư căn cứ đề xuất của các bộ, ngành, địa phương
tổng hợp, bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn phục vụ triển khai Luật Đo đạc
và bản đồ, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
3. Các bộ,
cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh đảm bảo kinh
phí theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước để triển khai thực hiện các nhiệm
vụ trong Kế hoạch này, cụ thể như sau:
a) Bộ Tài
chính phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường và các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ
quan thuộc Chính phủ có liên quan bố trí kinh phí chi thường xuyên từ ngân sách
trung ương để thực hiện các nhiệm vụ được giao;
b) Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm bố trí kinh phí thực hiện các nhiệm vụ được
giao cho địa phương từ nguồn ngân sách địa phương.
4. Bộ Tài
nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
tăng cường áp dụng giải quyết các thủ tục hành chính qua Hệ thống dịch vụ công
trực tuyến, đảm bảo thuận tiện, nhanh chóng cho người dân, doanh nghiệp.
5. Bộ Tài
nguyên và Môi trường có trách nhiệm giúp Thủ tướng Chính phủ theo dõi, đôn đốc các
bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ương và các cơ quan có liên quan trong việc tổ chức triển
khai thực hiện các nhiệm vụ được nêu trong Kế hoạch này theo đúng tiến độ và
báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện./.