KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG
THỰC HIỆN QUYẾT
ĐỊNH SỐ 1190/QĐ-TTG NGÀY 05 THÁNG 8 NĂM 2020 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ PHÊ DUYỆT
CHƯƠNG TRÌNH TRỢ GIÚP NGƯỜI KHUYẾT TẬT GIAI ĐOẠN 2021-2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số 365/QĐ-BGTVT ngày 11
tháng 032021 của Bộ Giao thông vận tải)
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ
tại Quyết định 1190/QĐ-TTg
ngày 5/8/2020 về triển khai Chương trình trợ giúp người khuyết tật giai đoạn
2021-2030, Bộ Giao thông vận tải xây dựng Kế hoạch hành động với các nhiệm vụ cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Thúc đẩy thực hiện Công ước của Liên hợp quốc về quyền của
người khuyết tật và Luật Người khuyết tật nhằm cải thiện chất lượng
cuộc sống của người khuyết tật;
tạo điều kiện để người khuyết tật tham gia bình đẳng vào các hoạt động của xã hội; xây dựng môi trường không rào cản bảo
đảm quyền lợi hợp pháp của người
khuyết tật trong tham gia giao thông.
- Triển khai thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định 1190/QĐ-TTg
ngày 5/8/2020 về Chương trình trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2021-2030
trong ngành giao thông vận tải.
2. Yêu cầu
- Kế thừa, phát huy các kết quả đạt được trong giai đoạn trước về phát
triển hệ thống giao thông tiếp cận cho người khuyết tật theo chỉ đạo của Chính phủ phù hợp với tình hình
hiện nay;
- Phát huy vai trò, trách nhiệm của người
đứng đầu các cơ quan, đơn vị là đầu mối chỉ đạo thống nhất, chịu trách nhiệm tổ
chức triển khai các mục tiêu và giải pháp đề ra Chương trình trợ giúp người
khuyết tật giai đoạn 2021-2030 tại cơ quan, đơn vị bảo đảm hiệu quả, chất
lượng;
- Đảm bảo và hỗ trợ người khuyết tật tiếp cận các dịch vụ cơ bản
trong lĩnh vực giao thông vận tải;
- Huy động, sử dụng có hiệu quả mọi nguồn
lực về phát triển giao thông tiếp cận cho người khuyết tật và chú
trọng công tác truyền thông, nâng cao nhận thức của toàn ngành giao thông vận tải
trong việc trợ giúp người khuyết
tật.
II. MỤC TIÊU VÀ CÁC CHỈ TIÊU
1. Mục tiêu
Tạo điều kiện để người khuyết tật tham gia
bình đẳng vào các hoạt động của xã hội; xây dựng môi trường không rào cản
bảo đảm quyền lợi hợp pháp của người khuyết tật trong tham
gia giao thông.
2. Chỉ tiêu cụ thể:
- Giai đoạn 2021-2025: đảm bảo tối thiểu
30% người khuyết tật có nhu cầu tham gia giao thông được sử dụng phương tiện
vận tải khách công cộng đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật về giao thông tiếp cận, hoặc được hỗ
trợ sử dụng phương tiện vận tải khách công cộng hay dịch
vụ trợ giúp tương đương, 100% người khuyết tật tham gia giao thông được miễn, giảm giá vé theo quy định;
riêng dịch vụ vận tải hành
khách liên tỉnh bằng đường
bộ trên tuyến cố định tối thiểu 40% người khuyết tật được giảm giá vé khi sử
dụng.
- Giai đoạn 2026-2030: đảm bảo tối thiểu
50% người khuyết tật có nhu cầu tham gia giao thông được sử dụng phương tiện
vận tải khách công cộng đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật về giao thông tiếp cận, hoặc được hỗ
trợ sử dụng phương tiện vận tải
khách công cộng hay dịch vụ trợ giúp tương đương; 100% người khuyết tật tham
gia giao thông được miễn, giảm giá vé theo quy định; riêng dịch vụ vận tải hành
khách liên tỉnh bằng đường bộ trên tuyến cố định tối thiểu 60% người khuyết tật
được giảm giá vé khi sử dụng.
III. NỘI DUNG KẾ HOẠCH
1. Xây dựng và ban hành cơ chế chính sách về trợgiúp người khuyết tật tham gia giao thông
a) Hoạt động 1: hoàn thiện hệ thống cơ chế
chính sách trợ giúp người khuyết tật trong hoạt động vận tải
- Mục tiêu: ban hành được các quy định cụ thể, có tính khả thi cao trong việc trợ giúp
người khuyết tật trong quá trình đặt mua vé dịch vụ vận tải đường bộ, đường
sắt, đường thủy nội địa và hàng không.
- Các nội dung chính:
+ Đánh giá thực trạng hoạt động quản
lý nhà nước, quản lý doanh nghiệp
đối với mô hình cung cấp dịch vụ vận tải cho hành khách là người khuyết tật
(phát hiện và tìm ra các bất cập).
+ Đề xuất, hoàn thiện khung thể chế chính
sách để trợ giúp người
khuyết tật tham gia giao
thông.
+ Xây dựng quy định và hướng dẫn đối với các lĩnh vực trong việc trợ giúp người
khuyết tật.
- Kết quả:
+ Kiến nghị hoàn thiện khung thể chế chính
sách trợ giúp người khuyết tật trong hoạt động vận tải hành khách.
+ Các hướng dẫn kỹ thuật khi thực hiện nhiệm vụ trợ giúp người
khuyết tật tham gia dịch vụ vận tải (đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa).
b) Hoạt động 2: Nghiên cứu, xây dựng và
ban hành bộ tiêu chí giao thông tiếp cận phổ quát
- Mục tiêu: cung cấp công cụ đánh giá thực
trạng hệ thống giao thông tiếp cận phổ quát hỗ trợ người khuyết tật thông qua bộ tiêu chí
tính điểm và hướng dẫn kỹ
thuật đối với các công trình giao
thông công cộng mang tính phổ quát (đa số người dân có thể sử dụng được).
- Các nội dung chính:
+ Khảo sát đánh giá thực trạng một số công trình giao thông đánh giá ưu nhược điểm
trong tiếp cận giao thông đối với
người khuyết tật.
+ Đánh giá mức độ giao thông tiếp cận hiện
nay trên 3 yếu tố chính:
tiếp cận về kết cấu hạ tầng giao thông, tiếp cận phương tiện giao thông và tiếp
cận cơ chế chính sách - dịch vụ trong lĩnh vực giao thông vận tải.
+ Tổng hợp các tiêu chuẩn, quy chuẩn liên quan đến lĩnh vực giao thông tiếp cận.
+ Xây dựng các chỉ tiêu phục vụ công tác
đánh giá giao thông tiếp cận phổ quát.
+ Tham quan học tập kinh nghiệm mô hình
giao thông tiếp cận của một số thành phố trên thế giới. Bài học rút ra cho Việt Nam.
- Kết quả:
Bộ tiêu chí giao thông tiếp cận được Bộ
Giao thông vận tải ban hành phục vụ công tác đánh giá, xếp loại các địa phương
về mức độ tiếp cận giao thông phổ quát.
2. Tăng cường năng lực hệ thống giao thông
tiếp cận để người khuyết
tật có thể tiếp cận, sử dụng
a) Hoạt động 1: Xây dựng các tuyến mẫu và
nhân rộng các phương tiện vận tải hành khách công cộng để người khuyết tật tham gia giao thông
- Mục tiêu: đảm bảo tối thiểu 50% người
khuyết tật có nhu cầu tham gia giao thông được sử dụng phương tiện vận tải
khách công cộng đảm bảo quy chuẩn kỹ
thuật về giao thông tiếp cận, cụ thể
trong lĩnh vực đường bộ.
- Các nội dung chính:
+ Khảo sát tuyến vận tải hành khách công
cộng bằng đường bộ để thực hiện xây dựng tuyến mẫu.
+ Đánh giá, lựa chọn tuyến vận tải hành
khách công cộng bằng đường bộ để thực hiện xây dựng tuyến mẫu.
+ Triển khai lựa chọn phương tiện, thiết
bị hỗ trợ trên phương tiện
vận tải hành khách công cộng
vận hành trên tuyến mẫu đảm bảo hỗ trợ cho Người khuyết tật tiếp cận sử dụng.
- Kết quả:
Triển khai vào thực tế các tuyến mẫu có
phương tiện vận tải hành
khách công cộng để người
khuyết tật tham gia giao thông hoạt động tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng,
Đà Nẵng, Cần Thơ và một số địa phương khác.
b) Hoạt động 2: Tăng cường năng lực hướng
dẫn, kiểm tra, giám sát thực
hiện các quy định về giao thông tiếp cận
- Mục tiêu: các công trình giao thông công
cộng trong các bản vẽ thiết kế kỹ thuật, bản vẽ thi công
được thẩm tra, thẩm định đảm bảo các yếu tố về giao thông tiếp cận đúng quy chuẩn. Các công trình thi
công được giám sát đảm bảo các yếu tố giao thông tiếp cận. Các công trình giao
thông công cộng khi đi vào hoạt động đáp ứng các quy chuẩn, quy định về giao
thông tiếp cận.
- Các nội dung chính:
+ Biên soạn và xây dựng giáo trình
hướng dẫn công tác kiểm tra giám sát
các công trình giao thông công cộng đảm bảo tiếp cận.
+ Xây dựng kế hoạch tuyên truyền, tập huấn
về công tác kiểm tra giám sát các công trình giao thông công cộng đảm bảo tiếp cận tại các địa
phương.
+ Tổ chức tập huấn tại các địa phương kết
hợp với kiểm tra, đánh giá
tình hình thực hiện các quy định về giao thông tiếp cận đối với Người khuyết
tật.
- Kết quả:
+ Tài liệu hướng dẫn công tác kiểm tra
giám sát các công trình giao
thông công cộng đảm bảo tiếp cận.
+ Các cán bộ địa phương phụ trách về giao
thông tiếp cận được phát tài liệu hướng dẫn cũng như được tập huấn về công tác kiểm tra giám sát
các công trình giao thông công cộng đảm bảo tiếp cận.
+ Báo cáo đánh giá các công trình giao
thông đã được kiểm tra giám
sát.
c) Hoạt động 3: Khảo sát, đánh giá thực
trạng đảm bảo tiếp cận của hệ
thống giao thông công cộng
và nhu cầu tham gia giao thông của người khuyết tật
Mục tiêu: Đánh giá năng lực tiếp cận của
hệ thống giao thông công cộng phục vụ cho người khuyết tật; Đánh giá nhu cầu tham gia giao thông
của người khuyết tật được phân
theo các dạng tật.
- Các nội dung chính:
+ Xây dựng kế hoạch khảo sát, tiêu chí lựa
chọn các công trình giao thông công cộng được khảo sát đánh giá.
+ Khảo sát, phân tích đánh giá nhu cầu
tham gia giao thông của người
khuyết tật.
+ Triển khai khảo sát thực tế tại địa
phương. Viết báo cáo đánh giá.
+ Hội thảo công bố kết quả khảo sát.
- Kết quả:
+ Nâng cao chất lượng phục vụ người khuyết
tật, người cao tuổi.
+ Đề ra chính sách phù hợp trong phát
triển phương tiện tiếp cận
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Căn cứ Kế hoạch hành động này và chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn được phân công, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giao thông vận tải triển khai chi
tiết, đảm bảo thực hiện kịp thời và hiệu quả những nội dung của Kế hoạch hành
động (kèm theo Phụ lục chi tiết phân công
thực hiện kế hoạch).
2. Chế độ báo cáo: định kỳ hàng năm các cơ
quan, đơn vị tiến hành rà soát báo cáo về Bộ Giao thông vận tải (gửi qua Vụ Vận tải) kết quả thực hiện trong đó
nêu rõ: việc đã hoàn thành, việc chưa hoàn thành, nguyên nhân và đề xuất giải
pháp tiếp tục thực hiện.
3. Các cơ quan thuộc Bộ:
- Vụ Vận tải chủ trì tổng hợp, trình dự
toán ngân sách thực hiện Chương trình hành động trên, đảm bảo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước, đồng
thời phối hợp với các đơn vị liên quan theo dõi, đôn đốc việc triển khai thực
hiện kế hoạch và tổng hợp báo cáo Lãnh đạo Bộ.
- Vụ Tài chính bổ sung kinh phí vào dự
toán ngân sách hàng năm;
- Cục Quản lý xây dựng: chủ trì, phối
hợp với các cơ quan liên quan giám sát
việc triển khai các công trình đảm bảo điều kiện giao thông tiếp cận theo kế
hoạch.
4. Kinh phí thực hiện: các hoạt động trong
Kế hoạch hành động được bố trí kinh phí từ chi thường xuyên Ngân sách nhà nước hàng năm và các
nguồn hợp pháp khác theo quy định
của pháp luật.
5. Giám sát và đánh giá: trong quá trình tổ
chức thực hiện, nếu thấy
cần sửa đổi, bổ sung Kế hoạch hành động, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan báo
cáo về Bộ Giao thông vận tải (qua Vụ Vận tải) để xem
xét, quyết định./.
PHỤ LỤC:
KẾ HOẠCH
HÀNH ĐỘNG GIAI ĐOẠN 2021-2030 THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 1190/QĐ-TTG
NGÀY 05 THÁNG 8 NĂM 2020 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ PHÊ DUYỆT CHƯƠNG
TRÌNH TRỢ GIÚP NGƯỜI KHUYẾT TẬT GIAI ĐOẠN 2021-2030
TT | Nhiệm
vụ/ Hoạt động | Cơ quan chủ trì | Cơ quan thực hiện | Cơ quan phối hợp | Thời gian thực hiện |
I | Xây dựng và ban hành cơ chế chính sách về trợ giúp người khuyết tật tham gia giao
thông |
|
|
| 2021-2025 |
1 | Hoạt động 1: Hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách trợ giúp người khuyết
tật trong hoạt động vận tải | Vụ Vận tải | Tổng
Cục đường bộ Việt Nam, Cục đường sắt Việt Nam, Cục hàng không Việt Nam, Cục đường thủy
nội địa Việt Nam | Các Vụ, Viện chiến lược và Phát triển GTVT | 2021-2025 |
2 | Hoạt động 2: Nghiên cứu, xây dựng và ban hành bộ tiêu chí giao thông tiếp
cận phổ quát đối với hệ
thống giao thông. | Vụ Vận tải | Viện Chiến lược và Phát triển GTVT (Trình dự thảo) | Các Vụ, Cục, Tổng cục đường bộ Việt Nam
và cơ quan, đơn vị liên
quan | 2021-2022 |
II | Tăng cường năng lực hệ thống giao thông tiếp
cận để người khuyết
tật có thể tiếp cận,
sử dụng |
|
|
| 2026-2030 |
1 | Hoạt động 1: Xây dựng các tuyến mẫu và nhân rộng các phương tiện vận tải hành khách
công cộng để người khuyết
tật tham gia giao thông | Vụ Vận tải | Tổng
cục đường bộ Việt Nam và đơn vị
liên quan | Viện Chiến lược và Phát triển GTVT | 2026-2029 |
2 | Hoạt động 2: Tăng cường năng lực hướng dẫn, kiểm tra, giám sát thực hiện các
quy định về giao thông tiếp cận | Thanh tra Bộ | Các Vụ, Cục, Tổng cục đường bộ Việt Nam
và cơ quan, đơn vị liên quan | Viện Chiến lược và Phát triển GTVT | 2028-2029 |
3 | Hoạt động 3: Khảo sát,
đánh giá thực trạng đảm bảo tiếp cận của hệ thống giao thông công cộng và nhu cầu tham gia giao thông của người khuyết tật | Vụ Vận tải | Viện Chiến lược và Phát triển GTVT | Các Vụ, Cục, Tổng cục đường bộ Việt Nam và cơ quan, đơn vị liên quan | 2029-2030 |