TT | Tên nhiệm vụ | Mục tiêu | Dự kiến sản phẩm | Thời gian thực
hiện | Phương thức thực
hiện |
Tuyển chọn | Giao trực tiếp |
1 | Đánh
giá mức độ rủi ro ô nhiễm môi trường vùng nuôi trồng thủy sản tập trung trên
biển và đề xuất giải pháp quản lý, kỹ thuật nhằm giảm thiểu rủi ro ô nhiễm | Xác
định được hiện trạng, xu thế, mức độ rủi ro ô nhiễm môi trường và đề xuất được
các giải pháp giảm thiểu ở vùng nuôi trồng thủy sản tập trung trên biển. | -
Báo cáo hiện trạng và xu thế biến động môi trường vùng nuôi trồng thủy sản tập
trung trên biển. -
Bộ chỉ số, phương pháp đánh giá, phân loại và tập bản đồ nhận diện khu vực, mức
độ và nguy cơ rủi ro ô nhiễm môi trường vùng nuôi trồng thủy sản tập trung
trên biển. -
Giải pháp quản lý, kỹ thuật để giảm thiểu rủi ro ô nhiễm môi trường vùng nuôi
trồng thủy sản tập trung trên biển. -
Hướng dẫn kỹ thuật đánh giá phân vùng và mức độ rủi ro ô nhiễm môi trường
vùng nuôi trồng thủy sản tập trung trên biển để trình cơ quan có thẩm quyền
ban hành. | 2020-2021 | x | |
2 | Xây
dựng định mức kinh tế kỹ thuật cho bảo tồn và tuyển chọn nguồn gen vi sinh vật
lĩnh vực trồng trọt và bảo vệ thực vật | -
Hoàn thiện quy trình bảo tồn nguồn gen VSV TT, BVTV. -
Có được bộ định mức kinh tế kỹ thuật cho bảo tồn, đánh giá hoạt tính sinh học
và tuyển chọn nguồn gen VSV TT, BVTV. -
Tạo hành lang pháp lý cho công tác quản lý nhà nước về bảo tồn, lưu giữ nguồn
gen VSV TT, BVTV. | -
Quy trình bảo tồn nguồn gen vi sinh vật lĩnh vực trồng trọt, bảo vệ thực vật. -
Bộ định mức kinh tế kỹ thuật cho bảo tồn, đánh giá hoạt tính sinh học và tuyển
chọn vi sinh vật lĩnh vực trồng trọt, bảo vệ thực vật để trình cơ quan có thẩm
quyền ban hành. | 2020-2021 | | Viện Thổ nhưỡng
Nông hóa |
3 | Xây
dựng Hệ thống thông tin về đa dạng sinh học tại các khu rừng đặc dụng của Việt
Nam trên nền tảng công nghệ WebGIS | Xây
dựng được Hệ thống thông tin đa dạng sinh học của các khu rừng đặc dụng có khả
năng tích hợp được với CSDL khung của Bộ TN và MT và phục vụ công tác quản lý
bảo tồn đa dạng sinh học. | -
Hệ thống thông tin đa dạng sinh học các khu rừng đặc dụng trên toàn quốc gồm: +
CSDL GIS Bản đồ hiện trạng rừng các khu rừng đặc dụng; +
Thông tin thuộc tính (Danh mục động, thực vật; mô tả đặc tính, hình ảnh loài
nguy cấp theo Nghị định 06/2019/NĐ-CP). -
Phần mềm tra cứu, thống kê về đa dạng sinh học dạng Web-GIS của các khu rừng
đặc dụng. -
Hướng dẫn sử dụng phần mềm. | 2020-2021 | | Viện Điều tra
Quy hoạch rừng |
4 | Rà
soát, lập, thẩm định, cập nhật Danh mục nguồn gen cây trồng, vật nuôi, vi
sinh vật và nấm nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ | Rà
soát, cập nhật và đề xuất sửa được Danh mục nguồn gen cây trồng, vật nuôi, vi
sinh vật và nấm, cần bảo tồn và cấm, hạn chế xuất khẩu. | -
Báo cáo đánh giá hiện trạng nguồn gen vật nuôi, cây trồng, vi sinh vật và nấm
thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ. -
Đề xuất sửa đổi Danh mục nguồn gen vật nuôi, cây trồng, cấm xuất khẩu, cần bảo
tồn và hạn chế trao đổi quốc tế. -
Bộ cơ sở dữ liệu về các nguồn gen vật nuôi, cây trồng, vi sinh vật và nấm quý
hiếm thuộc Danh mục được ưu tiên bảo vệ nhằm cập nhật Cơ sở dữ liệu quốc gia
về đa dạng sinh học. -
Các quy định về trao đổi quốc tế các nguồn gen cây trồng, vật nuôi quý hiếm để
trình cơ quan có thẩm quyền ban hành. | 2020-2021 | | Viện Chăn nuôi |
5 | Xây
dựng Sổ tay hướng dẫn kỹ thuật bảo vệ môi trường nuôi tôm hùm lồng/bè tập
trung | Có
được Hướng dẫn kỹ thuật quản lý môi trường nuôi tôm hùm lồng/bè tập trung ở
khu vực Nam Trung Bộ nhằm phục vụ công tác quản lý môi trường của ngành thủy
sản ở cấp trung ương và địa phương. | -
Báo cáo xác định nguồn xả thải (từ các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, du
lịch, tích tụ trầm tích đáy...); đánh giá các mối nguy về môi trường, dịch bệnh,
đề xuất giải pháp quản lý môi trường ở các vùng nuôi tôm hùm lồng/bè tập
trung ở khu vực Nam-Trung Bộ. -
Sổ tay hướng dẫn kỹ thuật bảo vệ môi trường nuôi tôm hùm lồng/bè tập trung được
xây dựng để trình cơ quan có thẩm quyền ban hành. | 2020-2021 | | Viện Nghiên cứu
nuôi trồng thủy sản 3. |
6 | Điều
tra, đánh giá tác động của các loài sinh vật ngoại lai xâm hại lĩnh vực nông,
lâm nghiệp và thủy sản đến môi trường sinh thái và đề xuất các biện pháp quản
lý | Đánh
giá được hiện trạng của các loài ngoại lai xâm hại, loài ngoại lai có nguy cơ
xâm hại tác động đến môi trường sinh thái trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp và
thủy sản; cập nhật cơ sở dữ liệu quốc gia về sinh vật ngoại lai xâm hại, góp
phần cung cấp cơ sở khoa học cho việc xây dựng chiến lược, giải pháp phòng ngừa
và kiểm soát hiệu quả thực vật ngoại lai xâm hại ở Việt Nam và công tác kiểm
dịch động, thực vật ở Việt Nam. | -
Báo cáo đánh giá hiện trạng, tác động của một số loài thực vật ngoại lai xâm
hại điển hình trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp. -
Kế hoạch phòng ngừa và kiểm soát, hạn chế và loại trừ các loài thực vật ngoại
lai xâm hại trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản. -
Tập bản đồ phân bố các loài ngoại lai xâm hại theo các vùng sinh thái ở Việt
Nam. -
Cập nhật cơ sở dữ liệu các loài ngoại lai xâm hại ở Việt Nam vào cơ sở dữ liệu
đa dạng sinh học quốc gia (hình ảnh, mô tả nhận dạng hình thái, mức độ gây hại,
khu vực phân bố, con đường xâm nhập,...). -
Tài liệu hướng dẫn quy trình nhận dạng, chia sẻ thông tin và giải pháp phòng
chống kịp thời khi phát hiện sinh vật ngoại lai xâm hại. | 2020-2021 | | Viện Môi trường
nông nghiệp |
7 | Đánh
giá, xác định một số loài cây bản địa có khả năng hấp thụ, giảm thiểu bụi mịn
và ô nhiễm không khí ở Việt Nam | Xác
định được danh mục các loài cây bản địa ở Việt Nam có khả năng cao nhất trong
hấp thụ, giảm thiểu bụi mịn và ô nhiễm không khí, điều kiện gây trồng thích hợp
và kỹ thuật gây trồng, cách phối trí các loài cây được lựa chọn. | -
Danh mục 20 loài cây bản địa có khả năng cao về hấp thụ, giảm thiểu bụi mịn
và ô nhiễm không khí ở Việt Nam. -
Báo cáo tổng hợp về đặc điểm sinh vật học, sinh thái học, khả năng hấp thụ,
giảm thiểu bụi mịn và ô nhiễm không khí của từng loài cây trong 20 loài được
lựa chọn. -
Hướng dẫn kỹ thuật gây trồng, chăm sóc, cách phối trí 20 loài cây có khả năng
cao nhất trong hấp thụ, giảm thiểu bụi mịn và ô nhiễm không khí được xây dựng
để trình cơ quan có thẩm quyền ban hành. -
Công bố danh mục và kỹ thuật gây trồng, chăm sóc các loài cây có khả năng cao
nhất trong hấp thụ, giảm thiểu bụi mịn và ô nhiễm không khí. | 2020-2021 | | Trường Đại học
Lâm nghiệp |
8 | Đánh
giá và đề xuất giải pháp xử lý xác chết vật nuôi tại vùng dịch bệnh quy mô lớn | Đề
xuất được giải pháp xử lý xác chết vật nuôi phù hợp với từng vùng sinh thái,
đảm bảo an toàn dịch bệnh. | -
Báo cáo hiện trạng các giải pháp công nghệ và quản lý hiện đang áp dụng để xử
lý xác chết vật nuôi tại các điểm bùng phát dịch bệnh. -
Quy trình công nghệ xử lý hiệu quả và quản lý trong thu gom, xử lý xác chết vật
nuôi phù hợp với quy mô ổ dịch và vùng sinh thái. -
Sổ tay hướng dẫn kỹ thuật về tiêu hủy xác chết vật nuôi phù hợp với quy mô ổ
dịch và vùng sinh thái. | 2020-2021 | x | |
9 | Đánh
giá và đề xuất giải pháp quản lý, bảo vệ môi trường làng nghề chế biến hải sản
truyền thống nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường khu vực Bắc
Trung Bộ | -
Đánh giá được tình trạng ô nhiễm môi trường và thực trạng công tác BVMT ở các
làng nghề chế biến hải sản truyền thống. -
Đề xuất được giải pháp quản lý, bảo vệ môi trường hiệu quả cho làng nghề chế
biến hải sản truyền thống đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và BVMT khu vực Bắc
Trung Bộ nhằm nhân rộng ra các địa phương có loại hình làng nghề tương tự. | -
Báo cáo đánh giá tình trạng ô nhiễm, nguy cơ ô nhiễm môi trường và công tác
BVMT ở các làng nghề chế biến hải sản truyền thống. -
Giải pháp quản lý tổng hợp môi trường và ít nhất 01 mô hình quản lý tổng hợp
môi trường phù hợp với đặc thù làng nghề chế biến hải sản truyền thống (cá, mực,
tôm khô...) đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và BVMT khu vực Bắc Trung Bộ. -
Hướng dẫn kỹ thuật bảo vệ môi trường làng nghề chế biến hải sản truyền thống
được xây dựng để trình Cơ quan có thẩm quyền ban hành. | 2020-2021 | x | |
10 | Xây
dựng mô hình thu gom, xử lý và tái sử dụng rơm rạ sau thu hoạch quy mô tập
trung tại vùng đồng bằng sông Hồng và Cửu Long | Xây
dựng được các mô hình và sổ tay hướng dẫn kỹ thuật thu gom, xử lý và tái sử dụng
rơm rạ sau thu hoạch làm nguyên liệu đầu vào sản xuất phân bón hữu cơ. | -
01 Báo cáo về hiện trạng thu gom, xử lý và tái sử dụng rơm rạ tại vùng đồng bằng
sông Hồng và Cửu Long. -
02 mô hình thu gom, xử lý và tái sử dụng rơm rạ tại vùng đồng bằng sông Hồng
và Cửu Long. -
02 Sổ tay hướng dẫn thu gom, xử lý và tái sử dụng rơm rạ làm nguyên liệu đầu
vào cho sản xuất nông nghiệp tại 2 vùng đồng bằng sông Hồng và Cửu Long được
Hội đồng nghiệm thu Bộ thông qua, đủ điều kiện trình Bộ ban hành. -
01 Sổ tay hướng dẫn kỹ thuật sản xuất nguyên liệu làm phân bón hữu cơ từ rơm
rạ sau xử lý và phụ phẩm nông nghiệp được xây dựng để trình cơ quan có thẩm
quyền ban hành. | 2020-2021 | x | |
11 | Lập
báo cáo công tác bảo vệ môi trường của ngành nông nghiệp | -
Đánh giá được kết quả thực hiện các nhiệm vụ môi trường do Chính phủ và Thủ
tướng Chính phủ giao Bộ Nông nghiệp và PTNT. -
Lập được báo cáo công tác bảo vệ môi trường hàng năm của ngành nông nghiệp. | -
Báo cáo kết quả điều tra, khảo sát về quy mô, tính chất và tác động của các
nguồn gây môi nhiễm môi trường. -
Báo cáo đánh giá việc thực hiện các nhiệm vụ môi trường do Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ giao cho Bộ Nông nghiệp và PTNT tại các văn bản hiện hành. -
Cập nhật CSDL công tác bảo vệ môi trường ngành nông nghiệp. -
Báo cáo công tác bảo vệ môi trường của ngành nông nghiệp theo quy định tại
Thông tư số 19/2016/TT-BTNMT ngày 24/8/2016 của Bộ Tài nguyên và MT. | Thường xuyên | | Viện Môi trường
nông nghiệp |