Quyết định 30/2009/QĐ-TTg Về việc hỗ trợ đối với người lao động mất việc làm trong doanh nghiệp gặp khó khăn do suy giảm kinh tế
30/2009/QĐ-TTg
Quyết định
Còn hiệu lực
23-02-2009
01-03-2009
23-02-2009
Thủ tướng Chính phủ Số: 30/2009/QĐ-TTg |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 23 tháng 02 năm 2009 |
Quyết định
VỀ VIỆC HỖ TRỢ ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG MẤT VIỆC LÀM TRONG DOANH NGHIỆP GẶP KHÓ KHĂN DO SUY GIẢM KINH TẾ
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Bộ luật Lao động ngày 23 tháng 6 năm 1994; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động ngày 02 tháng 4 năm 2002; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động ngày 29 tháng 11 năm 2006;
Căn cứ Nghị quyết 30/2008/NQ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về những giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ trưởng Bộ Tài chính,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Trong năm 2009, doanh nghiệp gặp khó khăn do suy giảm kinh tế chưa có khả năng thanh toán tiền lương, đóng bảo hiểm xã hội và tiền trợ cấp mất việc làm hoặc trợ cấp thôi việc theo quy định cho người lao động bị mất việc làm thì được Nhà nước cho vay để thanh toán, cụ thể như sau:
1. Đối tượng vay: doanh nghiệp gặp khó khăn do suy giảm kinh tế mà phải giảm số lao động hiện có từ 30% trở lên hoặc từ 100 lao động trở lên (không kể lao động thời vụ có thời hạn dưới 3 tháng) và sau khi đã sử dụng các nguồn của doanh nghiệp mà vẫn chưa có khả năng thanh toán tiền lương, đóng bảo hiểm xã hội và tiền trợ cấp mất việc làm hoặc trợ cấp thôi việc cho số lao động đã giảm.
2. Thời hạn vay: tối đa 12 tháng.
3. Mức vay: mức vay tối đa bằng số kinh phí để thanh toán nợ tiền lương, đóng bảo hiểm xã hội và trợ cấp mất việc làm hoặc trợ cấp thôi việc phải trả cho người lao động bị mất việc làm.
4. Lãi suất vay: 0% (không phần trăm).
5. Cơ quan cho vay: Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ứng ngân sách địa phương trả cho người lao động có trong danh sách trả lương của doanh nghiệp khoản tiền lương mà doanh nghiệp còn nợ người lao động. Nguồn tạm ứng từ ngân sách địa phương được hoàn trả từ nguồn thu khi thực hiện xử lý tài sản của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Trường hợp nguồn xử lý tài sản không đủ thì báo cáo Thủ tướng xem xét, quyết định.
1. Được vay vốn từ Quỹ Quốc gia về việc làm thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia về việc làm để tự tạo việc làm.
2. Được vay vốn để học nghề theo Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 27 tháng 9 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với học sinh, sinh viên trong thời gian 12 tháng, kể từ ngày người lao động bị mất việc làm.
3. Được vay vốn từ Ngân hàng Chính sách Xã hội như đối tượng chính sách quy định tại Quyết định số 365/2004/QĐ-NHNN ngày 13 tháng 4 năm 2004 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong thời gian 12 tháng, kể từ ngày người lao động bị mất việc làm hoặc ngày người lao động về nước.
1. Doanh nghiệp:
a) Lập phương án sắp xếp lao động, xác định nhu cầu vay vốn và lập hồ sơ vay vốn theo quy định;
b) Thanh toán tiền lương, đóng bảo hiểm xã hội, trợ cấp mất việc làm hoặc trợ cấp thôi việc cho người lao động trong thời hạn 7 (bảy) ngày, kể từ ngày vay được vốn;
c) Báo cáo Sở Lao động – Thương binh và Xã hội về việc thực hiện phương án sắp xếp lao động, thanh toán tiền lương, đóng bảo hiểm xã hội và trợ cấp mất việc làm hoặc trợ cấp thôi việc cho người lao động theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
2. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội:
a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan có liên quan hướng dẫn kiểm tra việc thực hiện Quyết định này;
b) Tổng hợp và báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình hoạt động mất việc làm, tình hình thực hiện các chính sách cho người lao động, tình hình cho vay và tạm ứng theo quy định tại Điều 1 và Điều 2 Quyết định này.
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính:
a) Bổ sung nguồn vốn cho Quỹ Quốc gia về việc làm thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia về việc làm;
b) Bố trí kinh phí cấp bù lãi suất cho Ngân hàng Chính sách Xã hội để cho vay học nghề, đi làm việc ở nước ngoài theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 3 Quyết định này.
4. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư bố trí kinh phí cấp bù lãi suất để Ngân hàng Phát triển Việt Nam cho doanh nghiệp vay thanh toán tiền lương, đóng bảo hiểm xã hội và trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp mất việc làm theo quy định tại Điều 1 Quyết định này và hướng dẫn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện.
5. Ngân hàng Phát triển Việt Nam chịu trách nhiệm huy động và tổ chức thực hiện cho vay theo quy định tại Điều 1 Quyết định này.
6. Ngân hàng Chính sách Xã hội chịu trách nhiệm huy động và tổ chức thực hiện cho vay theo quy định tại Điều 3 Quyết định này.
1. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách Xã hội, Chủ tịch Hội đồng quản lý và Tổng giám đốc Ngân hàng Phát triển Việt Nam chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.