THỦ TỤC HÀNH CHÍNH LĨNH VỰC QUẢN
LÝ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
(Kèm theo Quyết định số 257/QĐ-BNN-XD ngày 17/01/2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
PHẦN I.
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
STT | Tên thủ tục hành chính | Lĩnh vực | Cơ quan thực hiện |
A. Thủ tục hành chính cấp trung ương |
1 | Phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu | Quản lý xây dựng công trình | Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn |
B. Thủ tục hành chính cấp tỉnh |
1 | Phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu | Quản lý xây dựng công trình | Ủy ban nhân dân cấp tỉnh |
C. Thủ tục hành chính
khác |
1 | Phê duyệt hồ sơ yêu cầu, hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ
mời thầu | Quản lý xây dựng công trình | Cơ quan, tổ chức, cá nhân sở
hữu vốn, vay vốn hoặc được giao trực tiếp quản lý, sử dụng vốn để thực hiện
hoạt động đầu tư xây dựng (Chủ đầu tư) |
2 | Phê duyệt kết quả đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ đề
xuất, hồ sơ dự thầu và kết quả lựa chọn nhà thầu | Quản lý xây dựng công trình | Cơ quan, tổ chức, cá nhân sở
hữu vốn, vay vốn hoặc được giao trực tiếp quản lý, sử dụng vốn để thực hiện
hoạt động đầu tư xây dựng (Chủ đầu tư) |
PHẦN II.
NỘI DUNG CHUẨN HÓA CỤ THỂ CỦA
TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ NN VÀ PTNT
A. THỦ
TỤC HÀNH CHÍNH CẤP TRUNG ƯƠNG
Lĩnh
vực:
Quản lý xây dựng công trình
Tên thủ
tục hành chính: Phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu
1. Trình
tự thực hiện:
Bước 1.
Tiếp nhận hồ sơ
Chủ đầu tư
nộp 02 bộ hồ sơ trình duyệt cho cơ quan chủ trì thẩm định dự án đầu tư xây dựng
công trình hoặc cơ quan đầu mối quản lý dự án ở Bộ (gọi tắt là cơ quan thẩm
định ở Bộ) để tổ chức thẩm định, lập cáo cáo thẩm định và dự thảo quyết định
phê duyệt Kế hoạch lựa chọn nhà thầu (KHLCNT) trình Bộ phê duyệt.
Bước 2.
Thẩm định hồ sơ.
Trong thời
hạn không quá 20 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ trình, cơ quan thẩm
định thực hiện thẩm định hồ sơ, bao gồm các nội
dung:
a) Nguyên
tắc lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu;
b) Lập kế
hoạch lựa chọn nhà thầu;
c) Nội dung kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với từng gói thầu;
d) Các nội
dung trong văn bản trình duyệt.
Cơ quan
thẩm định lập cáo cáo thẩm định và dự thảo quyết định phê duyệt KHLCNT trình
Bộ.
Bước 3. Phê
duyệt.
Trong thời
gian không quá 05 ngày làm việc, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê
duyệt KHLCNT.
Bước 4. Trả
kết quả: bằng hình thức trả trực tiếp hoặc gửi theo đường bưu điện.
2. Cách
thức thực hiện:
Chủ đầu tư
nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan thẩm định ở Bộ (tại văn thư hoặc bộ phận một
cửa) hoặc gửi theo đường bưu điện.
3. Thành
phần, số lượng hồ sơ:
3.1 Thành
phần hồ sơ.
a) Tờ trình
thẩm định phê duyệt Kế hoạch lựa chọn nhà thầu (bản chính);
b) Bản sao
Quyết định phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu đã duyệt (trường hợp điều
chỉnh, bổ sung);
c) Bản
chính Quyết định phê duyệt thiết kế, dự toán (nếu có);
d) Các văn
bản pháp lý có liên quan khác (nếu có).
đ) Đối với
dự án ODA, hồ sơ trình duyệt của Chủ đầu tư, Chủ dự án phải kèm theo Tờ trình
xin phê duyệt KHLCNT.
3.2. Số
lượng hồ sơ: 02 bộ
4. Thời
hạn giải quyết: không quá 25 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ.
5. Đối
tượng thực hiện TTHC: Chủ đầu tư
6. Cơ quan thực hiện TTHC:
a) Cơ quan
có thẩm quyền quyết định: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
b) Cơ quan
trực tiếp thực hiện TTHC: Cơ quan thẩm định ở Bộ
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định phê duyệt Kế
hoạch lựa chọn nhà thầu.
8. Mẫu đơn, tờ khai: Theo mẫu Tờ trình tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo
Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ.
9. Căn
cứ pháp lý của TTHC: Điều 12, Điều 37 Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày
26/11/2013; Phụ lục 1 Nghị định 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ
hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu; Điều 4, Điều 5 Thông tư số 39/2015/TT-BNNPTNT
ngày 20/10/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về công tác đấu thầu các dự án do Bộ quản lý.
B. THỦ
TỤC HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH
Lĩnh
vực:
Quản lý xây dựng công trình
Tên thủ
tục hành chính: Phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu
1. Trình
tự thực hiện:
Bước 1.
Tiếp nhận hồ sơ
Chủ đầu tư
nộp 02 bộ hồ sơ trình duyệt cho cơ quan chủ
trì thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình hoặc cơ quan đầu mối quản lý dự
án ở địa phương (gọi tắt là cơ quan thẩm định ở địa phương) để tổ chức thẩm
định, lập cáo cáo thẩm định và dự thảo quyết định phê duyệt Kế hoạch lựa chọn
nhà thầu (KHLCNT) trình UBND tỉnh phê duyệt.
Bước 2.
Thẩm định hồ sơ.
Trong thời
hạn không quá 20 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ trình, cơ quan thẩm
định thực hiện thẩm định hồ sơ, bao gồm các nội dung:
a) Nguyên
tắc lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu;
b) Lập kế
hoạch lựa chọn nhà thầu;
c) Nội dung
kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với từng gói thầu;
d) Các nội
dung trong văn bản trình duyệt.
Cơ quan
thẩm định lập cáo cáo thẩm định và dự thảo quyết định phê duyệt KHLCNT trình
UBND cấp tỉnh.
Bước 3. Phê
duyệt
Trong thời
gian không quá 05 ngày làm việc, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt KHLCNT.
Bước 4. Trả
kết quả: bằng hình thức trả trực tiếp hoặc gửi theo đường bưu điện.
2. Cách
thức thực hiện:
Chủ đầu tư
nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan thẩm định ở địa phương (tại văn thư hoặc bộ
phận một cửa) hoặc gửi theo đường bưu điện
3. Thành
phần, số lượng hồ sơ:
3.1 Thành
phần hồ sơ:
a) Tờ trình
thẩm định phê duyệt Kế hoạch lựa chọn nhà thầu (bản chính);
b) Bản sao
Quyết định phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu đã duyệt (trường hợp điều
chỉnh, bổ sung);
c) Bản
chính Quyết định phê duyệt thiết kế, dự toán (nếu có);
d) Các văn
bản pháp lý có liên quan khác (nếu có).
đ) Đối với
dự án ODA, hồ sơ trình duyệt của Chủ đầu tư phải kèm theo văn bản thỏa thuận về
KHLCNT của chủ dự án.
3.2. Số
lượng hồ sơ: 02 bộ.
4. Thời
hạn giải quyết: không quá 25 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ.
5. Đối
tượng thực hiện TTHC: Chủ đầu tư
6. Cơ quan thực hiện TTHC:
a) Cơ quan
có thẩm quyền quyết định:
Chủ tịch
UBND tỉnh, Thành phố trực thuộc trung ương.
b) Cơ quan
trực tiếp thực hiện TTHC: Cơ quan thẩm định ở địa phương.
7. Kết
quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu.
8. Mẫu đơn, tờ khai: Theo mẫu Tờ trình tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo
Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ.
9. Căn
cứ pháp lý của TTHC: Điều 12, Điều 37 Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày
26/11/2013; Phụ lục 1 Nghị định 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ
hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu; Điều 4, Điều 5 Thông tư số 39/2015/TT-BNNPTNT
ngày 20/10/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về công tác đấu thầu
các dự án do Bộ quản lý.
C. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH KHÁC
1. Tên
thủ tục hành chính: Phê duyệt Hồ sơ mời thầu/Hồ sơ yêu cầu/Hồ sơ mời sơ tuyển/Hồ
sơ mời quan tâm
Lĩnh
vực:
Quản lý xây dựng công trình
1.1.
Trình tự thực hiện:
Bước 1.
Tiếp nhận hồ sơ.
Bên mời
thầu (Ban quản lý dự án của Chủ đầu tư hoặc tổ chức tư vấn do chủ đầu tư thuê)
trình Chủ đầu tư xem xét, thẩm định, phê duyệt hồ sơ mời thầu (HSMT), hồ sơ yêu
cầu (HSYC), hồ sơ mời sơ tuyển (HSMST), hồ sơ mời quan tâm (HSMQT)
Bước 2.
Thẩm định hồ sơ.
Trong thời
hạn không quá 20 ngày kể từ ngày nhận được
đầy đủ hồ sơ trình, Chủ đầu tư giao một tổ chức, cá nhân thuộc cơ quan mình
hoặc lựa chọn một tổ chức tư vấn có đủ năng lực thực hiện thẩm định HSMT, HSYC,
HSMST, HSMQT trước khi phê duyệt.
Đơn vị thẩm
định lập cáo cáo thẩm định và dự thảo quyết định phê duyệt các hồ sơ trên trình
chủ đầu tư.
Bước 3. Phê
duyệt.
Trong thời
hạn không quá 10 kể từ ngày nhận được tờ trình đề nghị phê duyệt, chủ đầu tư
phê duyệt HSMT, HSYC, HSMST, HSMQT.
Bước 4. Trả
kết quả bằng hình thức trả trực tiếp hoặc gửi theo
đường bưu điện.
1.2.
Cách thức thực hiện: Chủ đầu tư tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả trực tiếp tại
văn thư (hoặc bộ phận một cửa) hoặc gửi theo đường bưu điện.
1.3.
Thành phần, số lượng hồ sơ:
1.3.1. Thành
phần hồ sơ:
a) Tờ trình
đề nghị xin phê duyệt HSMT, HSYC, HSMST, HSMQT (bản chính)
b) Dự thảo
HSMT, HSYC, HSMST, HSMQT.
c) Bản sao
các tài liệu quyết định phê duyệt dự án, dự toán mua sắm, quyết định phê duyệt
kế hoạch lựa chọn nhà thầu.
d) Tài liệu
có liên quan khác.
1.3.2. Số
lượng hồ sơ: 02 bộ
1.4.
Thời hạn giải quyết: không quá 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ
hồ sơ hợp lệ.
1.5. Đối
tượng thực hiện TTHC: Tổ chức, cá nhân
1.6. Cơ
quan thực hiện TTHC:
a) Cơ quan
có thẩm quyền quyết định: Chủ đầu tư
b) Cơ quan
trực tiếp thực hiện TTHC: tổ chức, cá nhân thuộc chủ đầu tư hoặc một tổ chức tư
vấn có đủ năng lực được chủ đầu tư lựa chọn.
1.7. Kết
quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định phê duyệt HSMT, HSYC, HSMST, HSMQT.
1.8. Lệ
phí:
a) Chi phí
thẩm định HSMQT, HSMST bằng 0.03% giá gói thầu nhưng
tối thiểu là 1.000.000 đồng và tối đa là 30.000.000 đồng.
b) Chi phí
thẩm định HSMT, HSYC bằng 0.1% giá gói thầu nhưng tối thiểu
là 1.000.000 đồng và tối đa là 50.000.000 đồng.
1.9. Mẫu đơn, tờ khai: Theo Mẫu số 01, 02, 03 ban hành kèm theo Thông tư số 19/2015/TT-BKHĐT ngày 27 tháng 11 năm
2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
1.10.
Căn cứ pháp lý của TTHC:
Điều 12
Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013;
Khoản 2, 3
Điều 9, khoản 1, 2, 3, 4 Điều 105 Nghị định 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014;
Điều 6
Thông tư số 39/2015/TT-BNNPTNT ngày 20/10/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn về công tác đấu thầu các dự án do Bộ quản lý.
Ghi chú:
Có thể áp
dụng thủ tục lựa chọn danh sách ngắn (việc áp dụng thủ tục lựa chọn danh sách
ngắn do người có thẩm quyền quyết định và phải được ghi rõ trong kế hoạch lựa
chọn nhà thầu) nhằm lựa chọn nhà thầu có đủ năng lực và kinh nghiệm theo yêu
cầu của gói thầu để mời tham gia đấu thầu gói thầu, để lựa chọn danh sách ngắn chủ
đầu tư phát hành:
- HSMST đối
với gói thầu dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp hỗn hợp theo phương
thức một giai đoạn hai túi hồ sơ, gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp hỗn hợp
theo hai giai đoạn một túi hồ sơ và hai túi hồ sơ
- HSMQT đối
với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn.
2. Tên
thủ tục hành chính: Phê duyệt kết quả đánh giá hồ sơ quan tâm (HSQT), hồ sơ dự sơ tuyển
(HSDST), hồ sơ đề xuất (HSĐX), hồ sơ dự thầu (HSDT), danh sách nhà thầu đạt yêu
cầu về mặt kỹ thuật và kết quả lựa chọn nhà thầu.
Lĩnh
vực:
Quản lý xây dựng công trình
2.1.
Trình tự thực hiện:
Bước 1.
Tiếp nhận hồ sơ.
Bên mời
thầu (Ban quản lý dự án của Chủ đầu tư hoặc tổ
chức tư vấn do chủ đầu tư thuê) trình Chủ đầu tư xem xét, thẩm định kết quả
đánh giá hồ sơ quan tâm (HSQT), hồ sơ dự sơ tuyển (HSDST), hồ sơ dự thầu
(HSDT), danh sách nhà thầu đạt yêu cầu về kỹ thuật và phê duyệt kết quả lựa
chọn nhà thầu.
Bước 2.
Thẩm định hồ sơ.
Chủ đầu tư
giao một tổ chức, cá nhân thuộc cơ quan mình hoặc lựa chọn một tổ chức tư vấn
có đủ năng lực thực hiện thẩm định:
- Đánh giá
HSQT, HSDST trong thời gian không quá 20 ngày kể từ đóng thầu đối với đấu thầu
trong nước, không quá 30 ngày kể từ đóng thầu đối với đấu thầu quốc tế;
- Đánh giá
HSĐX trong thời gian không quá 30 ngày kể từ đóng thầu đối với đấu thầu trong
nước, không quá 40 ngày kể từ đóng thầu đối với đấu thầu quốc tế;
- Đánh giá
HSDT trong thời gian không quá 45 ngày kể từ đóng thầu đối với đấu thầu trong
nước, không quá 60 ngày kể từ đóng thầu đối với đấu thầu quốc tế;
Đơn vị thẩm
định lập cáo cáo thẩm định và dự thảo quyết định phê duyệt các hồ sơ trên trình
chủ đầu tư phê duyệt.
Bước 3. Phê
duyệt.
Trong thời
hạn không quá 10 kể từ ngày nhận được tờ trình đề nghị phê duyệt, chủ đầu tư
phê duyệt các hồ sơ trên.
Bước 4. Trả
kết quả: bằng hình thức trả trực tiếp hoặc gửi theo
đường bưu điện
2.2.
Cách thức thực hiện: Chủ đầu tư tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả trực tiếp tại
Văn thư (hoặc Bộ phận một cửa) hoặc gửi theo đường bưu điện
2.3.
Thành phần, số lượng hồ sơ:
2.3.1.
Thành phần hồ sơ:
a) Thẩm
định kết quả đánh giá HSQT, HSDST.
Tờ trình
xin phê duyệt kết quả đánh giá HSQT, HSDST của bên mời thầu trong đó phải nêu
rõ ý kiến của bên mời thầu đối với các kiến nghị, đề xuất của tổ chuyên gia
(bản chính)
Báo cáo kết
quả đánh giá HSQT, HSDST của tổ chuyên gia (bản chính)
Bản chụp
các hồ sơ tài liệu: HSMQT, HSMST, biên bản đóng thầu, mở thầu, HSQT, HSDST của
các nhà thầu và các tài liệu có liên quan.
b) Thẩm
định danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu kỹ thuật.
Tờ trình
xin phê duyệt danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của bên mời thầu
trong đó phải nêu rõ ý kiến của bên mời thầu đối với các kiến nghị, đề xuất của
tổ chuyên gia (bản chính)
Báo cáo kết
quả đánh giá hồ sơ đề xuất về kỹ thuật của tổ chuyên gia (bản chính)
Bản chụp
các hồ sơ tài liệu: HSMT, hồ sơ yêu cầu (HSYC), biên bản đóng thầu, mở thầu, hồ
sơ đề xuất kỹ thuật của các nhà thầu và các tài liệu có liên quan.
c) Thẩm
định kết quả lựa chọn nhà thầu.
Tờ trình
xin phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu của bên mời thầu trong đó phải nêu rõ ý
kiến của bên mời thầu đối với các kiến nghị, đề xuất của tổ chuyên gia (bản
chính);
Báo cáo
đánh giá HSDT, hồ sơ đề xuất (HSĐX) của tổ chuyên gia (bản chính);
Biên bản
thương thảo hợp đồng;
Bản chụp
các hồ sơ, tài liệu: HSMT, HSYC, biên bản đóng thầu, mở thầu, HSDT, HSĐX của
các nhà thầu và các tài liệu liên quan khác; trường hợp đã tiến hành thẩm định
danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu kỹ thuật thì chỉ gửi biên bản mở HSĐX về tài chính và bản chụp HSĐX về tài
chính của các nhà thầu đáp ứng yêu cầu kỹ thuật.
2.3.2. Số
lượng hồ sơ: 02 bộ
2.4. Thời hạn giải quyết:
Kẻ từ ngày
nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ:
- Kết quả đánh giá HSQT, HSDST trong thời gian không quá 30
ngày kể từ đóng thầu đối với đấu thầu trong nước, không quá 40 ngày kể từ đóng
thầu đối với đấu thầu quốc tế;
- Kết quả
đánh giá HSĐX trong thời gian không quá 40 ngày kể từ đóng thầu đối với đấu
thầu trong nước, không quá 50 ngày kể từ đóng thầu đối với đấu thầu quốc tế;
- Kết quả
đánh giá HSDT trong thời gian không quá 55 ngày kể từ đóng thầu đối với đấu
thầu trong nước, không quá 70 ngày kể từ đóng thầu đối với đấu thầu quốc tế;
2.5. Đối
tượng thực hiện TTHC: Tổ chức, cá nhân
2.6. Cơ
quan thực hiện TTHC:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ đầu tư
b) Cơ quan
trực tiếp thực hiện TTHC: Tổ chức, cá nhân được chủ đầu tư giao nhiệm vụ hoặc
lựa chọn một tổ chức tư vấn có đủ năng lực.
2.7. Kết
quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định phê duyệt kết quả đánh giá HSQT,
HSDST, HSĐX, HSDT.
2.8. Lệ
phí
a) Chi phí
đánh giá HSQT,
HSDST bằng 0.05% giá gói thầu nhưng tối thiểu là 1.000.000 đồng và tối đa là
30.000.000 đồng
b) Chi phí
đánh giá HSDT, HSĐX bằng 0.1% giá gói thầu nhưng tối thiểu là 1.000.000 đồng và
tối đa là 50.000.000 đồng
c) Chi phí
thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu kể cả trường hợp không lựa chọn được nhà
thầu được tính bằng 0,05% giá gói thầu nhưng tối thiểu là 1.000.000 đồng và tối
đa là 50.000.000 đồng.
2.9. Mẫu đơn, tờ khai: Theo Mẫu số 04, 05, 06 ban hành kèm theo Thông tư số 19/2015/TT-BKHĐT ngày 27 tháng 11 năm 2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
2.10.
Căn cứ pháp lý của TTHC:
Điều 12
Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013;
Điều 9, 11,
14, 20, 26, 31, 36, 41, 43, 45, 46, 48, 50, 512, 55, 56, 58, 59, 60, 62 106
Nghị định 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014;
Điều 7
Thông tư số 39/2015/TT-BNNPTNT ngày 20/10/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn về
công tác đấu thầu các dự án do Bộ quản lý.
Ghichú:
a) Đối với
gói thầu áp dụng phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ chỉ tiến hành thẩm
định kết quả lựa chọn nhà thầu
b) Đối với
gói thầu áp dụng phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ phải thẩm định danh
sách nhà thầu đạt yêu cầu về kỹ thuật trước khi phê duyệt.
c) Đối với
gói thầu áp dụng phương thức hai giai đoạn một túi hồ sơ không tiến hành thẩm
định trong giai đoạn một, việc thẩm định trong giai đoạn hai thực hiện như đối
với gói thầu áp dụng phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ.
d) Đối với
gói thầu áp dụng phương thức hai giai đoạn hai túi hồ sơ, giai đoạn một chỉ
tiến hành thẩm định danh sách nhà thầu đạt yêu cầu về kỹ thuật, việc thẩm định
trong giai đoạn hai thực hiện như đối với gói thầu áp dụng phương thức một giai
đoạn một túi hồ sơ và tương ứng với những nội dung được hiệu chỉnh về kỹ thuật
so với giai đoạn một.
đ) Kết quả
đánh giá hồ sơ quan tâm, kết quả đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, kết quả lựa chọn
nhà thầu phải được thẩm định trước khi phê duyệt.