KẾ HOẠCH
THEO
DÕI TÌNH HÌNH THI HÀNH PHÁP LUẬT CỦA BỘ GTVT NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số
2402/QĐ-BGTVT ngày
24/12/2019
của Bộ GTVT)
A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
I. Mục đích
1. Tổ chức triển khai thực hiện đồng bộ, toàn diện các quy định tại Nghị
định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23/7/2012 của Chính
phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật (sau đây gọi là Nghị định số 59/2012/NĐ-CP).
2. Xem xét, đánh giá khách quan thực trạng thi hành pháp luật trong lĩnh
vực GTVT và lĩnh vực trọng tâm thuộc phạm vi quản lý
nhà nước của Bộ GTVT để kịp thời phát hiện những tồn
tại, vướng mắc, bất cập và đề xuất, kiến nghị các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật.
II. Yêu cầu
1. Thực hiện đầy đủ nguyên tắc, phạm vi trách nhiệm, nội dung và hình thức
theo dõi thi hành pháp luật được quy định tại Nghị định số 59/2012/NĐ- CP.
2. Xác định cụ thể nội dung công việc, thời hạn hoàn
thành và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ trong việc triển khai
thực hiện công việc được giao.
B. NỘI DUNG KẾ HOẠCH
1. Phạm vi lĩnh vực theo dõi
Theo dõi tình hình thi hành pháp luật về giao thông vận tải đối với lĩnh
vực giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không dân dụng và đăng kiểm phương tiện.
2. Các hoạt động theo dõi tình hình thi hành pháp luật
2.1. Thu thập thông tin về tình hình thi hành pháp luật
a) Nội dung hoạt động:
- Thu thập thông tin từ văn bản, báo cáo
của các cơ quan nhà nước về tình hình thi hành pháp luật.
- Thu thập thông tin về tình hình thi hành pháp luật được đăng tải trên các
phương tiện thông tin đại chúng và thông tin do tổ chức, cá nhân phản ánh, cung
cấp.
b) Đơn vị chủ trì: Tổng cục Đường bộ Việt Nam; Các Cục: Hàng hải Việt Nam, Đường thủy nội địa Việt Nam, Đường sắt Việt Nam, Hàng không
Việt Nam và Cục Đăng kiểm
Việt Nam.
c) Đơn vị phối hợp: Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ.
2.2. Kiểm tra tình hình thi hành pháp luật
a) Nội dung hoạt động: Tổ chức kiểm tra theo kế hoạch và kiểm tra đột xuất về
tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực được giao quản lý; thực hiện kiểm
tra tình hình thi hành pháp luật đối với những vấn đề nóng, nổi cộm, gây bức
xúc trong dư luận, ảnh hưởng đến quyền và
lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Hoạt động kiểm tra xác định rõ thời gian,
đối tượng và địa điểm kiểm tra.
b) Đơn vị chủ trì:
- Vụ Pháp chế, Thanh tra Bộ, các Vụ thuộc Bộ
chủ trì tham mưu xây dựng văn bản QPPL.
- Tổng cục Đường bộ Việt Nam; Các Cục: Hàng hải Việt Nam, Đường thủy nội địa Việt Nam, Đường
sắt Việt
Nam, Hàng không Việt Nam và Cục Đăng kiểm Việt Nam.
c) Đơn vị phối hợp: Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ.
d) Sản phẩm đầu ra: Thông báo kết luận kiểm tra và các văn bản cần thiết
khác trong phạm vi thẩm quyền.
2.3. Hội thảo, tọa đàm, điều tra, khảo sát về tình hình thihành pháp luật
a) Nội dung hoạt động: Tổ chức hội thảo, tọa đàm, điều tra, khảo sát về tình
hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực được giao quản lý.
b) Đơn vị chủ trì: Vụ Pháp chế; Tổng cục Đường bộ Việt Nam; Các Cục: Hàng hải Việt Nam, Đường
thủy nội địa
Việt Nam, Đường sắt Việt Nam, Hàng không Việt Nam và Cục Đăng kiểm
Việt Nam.
c) Đơn vị phối hợp: Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ.
d) Sản phẩm đầu ra: Báo cáo kết quả hội
thảo, tọa đàm, điều tra, khảo sát.
2.4. Xử lý kết quả theo dõi tình
hình thi hành pháp luật
a) Nội dung hoạt động: Báo cáo Bộ trưởng Bộ GTVT xem xét, kịp thời xử lý hạn
chế, bất cập, vướng mắc đối với lĩnh vực được giao
quản lý được phát hiện trong quá trình thu thập thông
tin, kiểm tra, điều tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật.
b) Đơn vị chủ trì:
- Vụ Pháp chế, Thanh tra Bộ, các Vụ thuộc Bộ chủ trì tham mưu xây dựng văn
bản QPPL.
- Tổng cục Đường bộ Việt Nam; Các Cục: Hàng hải Việt Nam, Đường thủy nội địa Việt Nam, Đường sắt Việt Nam, Hàng không Việt Nam và Cục Đăng kiểm Việt Nam.
c) Đơn vị phối hợp: Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ.
d) Sản phẩm đầu ra: Văn bản xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật.
C. TỔ
CHỨC THỰC HIỆN
I. Trách nhiệm của các Vụ thuộc Bộ, Thanh tra Bộ, Văn phòng Bộ; các Cục, Tổng cục
Trong phạm vi quản lý nhà nước được
giao, các Vụ thuộc Bộ, Thanh tra Bộ, Văn phòng Bộ;
các Cục, Tổng cục có trách nhiệm:
1.
Bám sát Kế hoạch này để kịp thời ban hành và tổ chức thực hiện Kế hoạch theo
dõi tình hình thi hành pháp luật của cơ quan, đơn vị mình cho phù hợp.
2.
Bố trí cán bộ và các điều kiện bảo đảm cho hoạt động theo dõi tình hình thi hành pháp luật hiệu quả, đúng pháp luật.
3. Tổng hợp kết quả theo dõi tình
hình thi hành pháp luật năm 2020 của của cơ quan, đơn vị và gửi về Bộ GTVT (qua Vụ Pháp chế) trước ngày 01/10 2020 để tổng
hợp, báo cáo
Bộ Tư pháp theo quy định.
4.
Vụ Tài chính có trách nhiệm tổng hợp dự toán ngân sách chi
cho các hoạt động theo dõi thi hành pháp luật gửi
cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp
luật, đảm bảo đủ kinh phí cho các hoạt động của công tác này.
II. Trách nhiệm của Vụ Pháp chế
1.
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị theo
dõi, đôn đốc, kiểm tra các đơn vị thuộc Bộ Giao thông vận tải trong việc xây dựng, triển khai thực hiện Kế hoạch theo dõi thi hành pháp luật của
Bộ.
2.
Xây dựng, tổng hợp Báo cáo về công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật hàng năm của Bộ GTVT để gửi Bộ Tư pháp tổng hợp theo quy định.