KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI NHIỆM VỤ RÀ SOÁT VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP
LUẬT THUỘC LĨNH VỰC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA BỘ TÀI CHÍNH NĂM 2021
(Kèm theo Quyết định số: 2287/QĐ-BTC ngày 29/12/2020 của Bộ Tài chính)
Thực hiện Nghị định số
34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số
điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và văn bản
sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 34/2016/NĐ-CP (sau đây gọi tắt là
Nghị định 34/2016/NĐ-CP), Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Kế hoạch triển khai
nhiệm vụ rà soát văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của
Bộ tài chính năm 2021 với các nội dung cụ thể như sau:
I.
MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích: Tổ chức triển
khai kịp thời, hiệu quả, thống nhất các nhiệm vụ liên quan đến công tác rà soát
văn bản quy phạm pháp luật thuộc trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
2. Yêu cầu: Xác định cụ thể
nội dung công việc, tiến độ, thời hạn thực hiện và phân công rõ trách nhiệm của
các đơn vị thuộc Bộ trong triển khai các nhiệm vụ về rà soát văn bản quy phạm
pháp luật được nêu tại Kế hoạch.
Thông qua rà soát văn bản
quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ tài chính nhằm phát
hiện quy định trái pháp luật, mâu thuẫn, chồng chéo, hết hiệu lực, ngưng hiệu
lực toàn bộ và một phần hoặc không còn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế
- xã hội để kịp thời đình chỉ việc thi hành, bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung hoặc ban
hành mới văn bản quy phạm pháp luật, bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, thống
nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật và phù hợp với tình hình phát triển kinh
tế - xã hội.
II.
NHIỆM VỤ:
1. Đối tượng rà soát: bao gồm các văn bản quy
định tại Điều 4 của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm
2015, trừ Hiến pháp, do Bộ Tài chính ban hành, liên tịch ban hành hoặc chủ
trì soạn thảo; văn bản quy phạm pháp luật của
Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội do cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội
trình có nội dung điều chỉnh những vấn đề thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của
Bộ Tài chính.
2. Công tác rà soát văn bản quy phạm pháp luật
2.1 Rà soát công bố Danh
mục văn bản hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý
nhà nước của Bộ Tài chính có thời điểm hết hiệu lực, ngưng hiệu lực trong một
năm, tính từ ngày 01/01/2021 - 31/12/2021.
Rà soát các trường hợp
văn bản đã hết hiệu lực, ngưng hiệu lực thuộc đối tượng của kỳ công bố trước
nhưng chưa được công bố thì đơn vị rà soát đưa văn bản đó vào danh mục văn bản
để công bố.
- Đơn vị chủ trì: Vụ Pháp
chế
- Đơn vị phối hợp: các
đơn vị thuộc Bộ
- Thời gian hoàn thành: trước
ngày 15/01/2022
2.2. Rà soát các văn bản
quy phạm pháp luật để phục vụ cho Chương trình
xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội
(i) Đối với dự án Luật
Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi)
- Đơn vị chủ trì: Cục
Quản lý, giám sát bảo hiểm thực hiện rà soát những vấn đề thuộc chức năng,
nhiệm vụ quản lý nhà nước của đơn vị mình.
- Đơn vị phối hợp: Các
đơn vị thuộc Bộ
- Thời gian hoàn thành:
trong năm 2021
(ii) Rà soát các văn bản
hiện hành liên quan đến lĩnh vực giá để phục vụ cho việc đánh giá thi hành Luật
Giá và nghiên cứu xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung Luật Giá
- Đơn vị chủ trì: Cục
Quản lý giá
- Đơn vị phối hợp: Các
đơn vị thuộc Bộ
- Thời gian hoàn thành:
trong năm 2021
2.3. Rà soát, xử lý hiệu
lực văn bản QPPL do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành khôngcòn áp dụng trên thực tế nhưng chưa có văn bản xác định hết hiệu
lực, thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tài chính.
- Đơn vị chủ trì: Các đơn
vị thuộc Bộ tổ chức thực hiện rà soát các văn bản điều chỉnh những vấn đề thuộc
chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của đơn vị mình; kiến nghị, đề xuất xử lý
hiệu lực của văn bản được rà soát.
- Đơn vị phối hợp: Vụ
Pháp chế có trách nhiệm làm đầu mối, tổng hợp chung kết quả rà soát của các đơn
vị thuộc Bộ, trình Bộ đề nghị Bộ Tư pháp chủ trì xây dựng văn bản quy phạm pháp
luật trình cấp có thẩm quyền ban hành để bãi bỏ, chấm dứt hiệu lực văn bản.
- Thời gian hoàn thành:
trong năm 2021
2.4. Rà soát, xử lý hiệu
lực văn bản QPPL do Bộ trưởng Bộ tài chính ban hành và liên tịch ban hành không
còn áp dụng trên thực tế nhưng chưa
có văn bản xác định hết hiệu lực
- Các đơn vị thuộc Bộ
trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ thuộc phạm vi quản lý nhà nước của đơn vị mình,
thực hiện rà soát, trình Bộ ban hành Thông tư bãi bỏ đối với các văn bản do đơn
vị chủ trì soạn thảo, thuộc thẩm quyền ban hành, liên tịch ban hành của Bộ
trưởng Bộ Tài chính, cần thiết phải bãi bỏ (nếu có).
- Vụ Pháp chế có trách
nhiệm chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ, trình Bộ ban hành Thông tư bãi
bỏ đối với các văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Tài chính ban hành, liên tịch
ban hành, đã có kết luận, thông báo không đưa vào đề mục pháp điển, cần xử lý
hiệu lực của Hội đồng thẩm định kết quả pháp điển và các văn bản cần bãi bỏ tại
kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật theo Quyết định 209/QĐ-TTg ngày 07/02/2020
của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch thực hiện rà soát văn bản quy
phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của các bộ, cơ quan ngang bộ.
- Thời gian hoàn thành:
trong năm 2021
2.5. Xây dựng báo cáo năm
về công tác rà soát, hệ thống hỏa văn bản quy phạm pháp luật gửi Bộ Nội vụ, Bộ
Tư pháp
- Đơn vị chủ trì: Vụ Pháp
chế
- Đơn vị phối hợp: các
đơn vị thuộc Bộ
- Thời gian hoàn thành:
trước 31/01/2022
2.6. Đăng tải Quyết định
công bố danh mục văn bản hết hiệu
lực, ngưng hiệu lực trên Cổng thông tin điện tử
- Đơn vị chủ trì: Cục Tin
học và Thống kê tài chính
- Đơn vị phối hợp: Vụ
Pháp chế
- Thời gian hoàn thành:
trước 30/01/2022
III.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Vụ Pháp chế chủ trì tổ
chức triển khai, theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn, các đơn vị thuộc Bộ trong việc
thực hiện Kế hoạch rà soát và báo cáo Lãnh đạo Bộ về kết quả thực hiện việc rà
soát văn bản tại các đơn vị thuộc Bộ.
Các đơn vị thuộc Bộ căn
cứ vào nội dung, nhiệm vụ tại Kế hoạch này ban hành Kế hoạch tại đơn vị trước
ngày 31/1/2021 đồng thời chủ động phối hợp với Vụ Pháp chế để triển khai đảm
bảo tiến độ theo kế hoạch. Tổ chức pháp chế ở Tổng cục và tương đương có trách
nhiệm giúp thủ trưởng đơn vị tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ nêu trên.
2. Cục Tin học và Thống kê
tài chính có trách nhiệm triển khai tích hợp phần mềm hỗ trợ kiểm tra, rà soát,
hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật lên Cổng
thông tin của Bộ Tài chính và cơ sở dữ liệu quốc gia do Bộ Tư pháp quản lý.
3. Nguồn kinh phí thực
hiện: Các đơn vị thuộc Bộ chủ động cân đối, bố trí trong dự toán chi ngân sách
nhà nước (kinh phí thực hiện tự chủ) được Bộ Tài chính giao tại Quyết định dự
toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2021./.