QUY CHẾ
HOẠT ĐỘNG CỦA
TIỂU BAN LƯU VỰC SÔNG CỬU LONG
(Ban hành kèm
theo Quyết định số 21/QĐ-UBMC ngày 21 tháng 5 năm
2021 của Chủ tịch Ủy ban sông Mê Công Việt Nam)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Quy chế
này quy định về nguyên tắc, trách nhiệm và quyền hạn, chế độ làm việc và quan hệ công tác của Tiểu ban lưu vực sông Cửu Long
(sau đây gọi tắt là Tiểu ban).
2. Quy chế này áp dụng đối với các thành viên Tiểu ban lưu
vực sông Cửu Long, Văn phòng Thường trực Ủy ban sông Mê
Công Việt Nam (sau đây gọi tắt là Văn phòng Thường trực), các
bộ, ngành, địa phương và cơ quan có đại diện là thành
viên Tiểu ban.
Điều 2. Nguyên tắc làm việc
1. Tiểu ban làm việc theo chế độ tập thể, biểu quyết theo đa số, đề cao trách
nhiệm cá nhân
của Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các Ủy
viên của Tiểu ban.
2. Bảo
đảm sự chủ động giải quyết nhiệm vụ
của các thành viên
Tiểu ban và sự phối hợp giữa các bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các
tỉnh, thành
phố thuộc lưu vực sông Cửu Long và các cơ quan có liên
quan trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của Tiểu ban.
3. Giải quyết công việc đúng phạm vi thẩm quyền và
trách nhiệm được phân công, đúng trình tự, thủ tục theo
các quy định của pháp luật, bảo đảm kịp thời, chất
lượng và
hiệu quả.
4. Bảo đảm
yêu cầu phối hợp công tác, trao đổi thông tin trong giải
quyết công
việc theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
5. Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, Chánh Văn phòng Ủy ban sông Mê Công Việt Nam ký văn bản của Tiểu ban theo thẩm quyền được phân công và được sử dụng con dấu của Ủy ban theo quy định.
Chương II
NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN
Điều 3. Nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch Tiểu ban
1. Chỉ đạo toàn diện việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của
Tiểu ban và các nhiệm vụ quan trọng khác do Chủ tịch Ủy ban giao theo quy định; chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban về các hoạt động của Tiểu ban.
2. Chỉ đạo xây dựng và trình Chủ tịch Ủy ban Chiến lược quản lý tổng hợp
tài nguyên nước và các chương trình, đề án, dự án, nhiệm vụ quan trọng, phức
tạp, nhạy cảm
về nội dung hợp tác lưu vực sông Cửu
Long.
3. Phân công nhiệm vụ đối với các Phó Chủ tịch và Ủy viên Tiểu
ban; chỉ đạo sự phối hợp thực hiện nhiệm vụ giữa các
thành viên Tiểu ban; trực
tiếp giải quyết một số công việc đã phân công cho các Phó
Chủ tịch Tiểu
ban trong trường hợp cấp bách, quan trọng hoặc công
việc xử lý còn có
ý kiến khác nhau giữa các Ủy viên Tiểu ban.
4. Giúp Chủ tịch Ủy ban chỉ đạo sự phối hợp hoạt động của Ủy ban với các bộ, ngành và
Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố thuộc lưu vực sông Cửu Long để
thực hiện chức năng nhiệm vụ của Ủy ban và Tiểu ban.
5. Quyết định triệu tập, chủ trì và kết luận các Phiên họp Tiểu ban.
6. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Ủy ban giao.
Điều 4. Nhiệm vụ và quyền hạn của các Phó Chủ tịch Tiểu
ban
1. Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy viên Tiểu ban quy định tại Điều 5 của Quy chế này và các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Tiểu ban giao.
2. Phó Chủ
tịch Tiểu ban là Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, ngoài các nhiệm vụ của Ủy viên Tiểu ban còn có các nhiệm vụ chỉ đạo các cơ quan liên
quan của Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện các hoạt động
sau:
a) Đồ xuất, chỉ đạo lồng ghép và tổ chức thực hiện các chương trình, quy
hoạch, kế
hoạch của Ủy ban sông Mê
Công Việt Nam vào các chương trình, quy hoạch, kế hoạch
liên quan đến lĩnh vực quản
lý nhà nước về tài nguyên nước, bảo vệ môi trường và các lĩnh vực có liên quan khác của Bộ Tài nguyên và Môi trường trên lưu vực sông Cửu Long;
b) Phối hợp triển khai thực hiện nhiệm vụ của Tiểu ban liên quan đến
các lĩnh vực quản lý nhà nước của
Bộ Tài nguyên và Môi trường, bao gồm các đánh giá tác động tổng thể đến tài
nguyên nước, môi trường, kinh tế xã hội của các hoạt động khai thác sử dụng
nước quy mô
lớn trong lưu vực sông Cửu Long và ở
thượng nguồn, bao gồm cả các công trình thủy điện trên dòng chính sông Mê Công, chia sẻ thông tin
số liệu và kiến nghị các chủ trương giải pháp ứng phó;
c) Triển khai thực hiện các chương trình, dự án và hoạt động hợp tác về tài
nguyên nước và
các tài nguyên có liên quan trong các cơ chế hợp tác khu
vực, đặc biệt trong hợp tác xuyên biên giới với Campuchia, nhằm đảm bảo sử dụng hợp lý, hiệu quả, bền
vững tài nguyên nước sông Mê Công;
d) Hỗ trợ và phối
hợp chặt chẽ với Văn phòng
Thường trực về thông tin số liệu và chuyên gia trong thực hiện các nhiệm vụ của
Tiểu ban.
3. Phó Chủ tịch
Tiểu ban là Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ngoài nhiệm vụ của Ủy viên Tiểu ban và nhiệm
vụ, quyền hạn của Phó
Chủ tịch Ủy ban quy định tại khoản 5 Điều 5
Quy chế làm việc Ủy ban sông Mê Công Việt Nam, còn có nhiệm vụ tập trung chỉ đạo các cơ quan có liên quan của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc phối hợp chặt chẽ với Văn phòng Thường trực:
a) Đề xuất, chỉ đạo lồng ghép và tổ chức thực hiện các chương trình, quy
hoạch, kế
hoạch của Ủy ban sông Mê Công Việt Nam vào
các chương trình, quy hoạch, kế hoạch liên quan đến
lĩnh vực thủy lợi và phòng chống, giảm nhẹ thiên tai trên lưu vực sông Cửu Long;
b) Triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Tiểu ban trên lưu vực sông Cửu Long và ở thượng nguồn, trong đó ưu tiên điều tra, giám sát, dự báo nguồn nước,
quản lý khai thác
và điều tiết các hoạt động của hệ thống công trình thủy lợi, giảm
nhẹ tác động của hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, lũ, ngập lụt, úng, bồi lắng, xói lở bờ sông, bờ
biển và đề xuất các giải pháp phòng, chống thích ứng phù hợp trong lưu vực sông Cửu Long.
c) Chia sẻ
thông tin số liệu và thực hiện các đánh giá tác động tổng thể đến tài
nguyên nước, môi trường, kinh tế xã hội của các hoạt động khai thác sử dụng nước quy mô lớn trong lưu vực sông Cửu Long.
Điều 5. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy viên Tiểu ban
Ủy viên Tiểu ban đồng thời là Ủy viên Ủy ban sông Mê
Công Việt Nam ngoài việc thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy viên Ủy ban quy định tại Điều 6 Quy chế làm việc Ủy ban sông
Mê Công Việt Nam tập trung vào lưu vực sông Cửu Long, còn có các nhiệm vụ
cụ thể sau:
1. Ủy viên Tiểu ban của các Bộ: Ngoại giao, Quốc phòng, Công an giúp Chủ tịch Tiểu ban trong các vấn đề đảm bảo an ninh tài
nguyên nước xuyên biên giới, an ninh năng lượng khu vực, an ninh khu vực biên
giới và quan hệ hợp tác hữu nghị giữa Việt Nam và Campuchia liên quan đến lưu vực sông Cửu
Long thông qua các báo cáo cập nhật tình hình khu vực và các đề xuất kiến nghị
về các hoạt động ưu tiên có liên quan của Tiểu ban.
2. Ủy viên Tiểu ban của các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư,
Giao thông vận tải, Xây dựng, Thông tin và Truyền thông, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Khoa học và Công nghệ, Công Thương giúp Chủ tịch Tiểu ban trong việc thực hiện các nhiệm vụ của Tiểu ban theo các lĩnh vực quản lý nhà nước thuộc chức trách của mình thông qua
các báo cáo cập nhật tình hình quản lý nhà nước trong lưu vực; tiến độ thực
hiện các chủ trương chính sách về phát triển bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu vùng Đồng bằng sông Cửu Long; đề xuất
kiến nghị các hoạt động ưu tiên và giải pháp có tính liên ngành và liên quốc
gia; lồng ghép thỏa
thuận trong các cơ chế hợp tác khu vực có liên quan đến lưu vực sông Cửu Long vào chiến lược, quy hoạch, kế hoạch
quốc gia và vùng Đồng
bằng sông Cửu Long thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước mình phụ trách và tổ chức triển khai thực hiện.
3. Ủy viên Tiểu ban của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố thuộc lưu vực sông
Cửu Long gồm: An Giang, Bạc Liêu, Bến Tre, Cà Mau, Cần
Thơ, Đồng Tháp,
Hậu Giang, Kiên Giang, Long An, Sóc Trăng, Tiền Giang,
Trà Vinh, Vĩnh Long giúp Chủ tịch Tiểu ban trong thực
hiện các nhiệm vụ của Tiểu
ban trong phạm vi địa phương mình thông qua báo cáo cập
nhật về tình hình khai thác, quản lý tài nguyên nước và các tài nguyên có liên
quan; đề xuất kiến nghị các hoạt động ưu tiên có tính liên tỉnh
và liên quốc gia; lồng ghép thỏa thuận trong các cơ chế hợp tác khu vực có liên quan đến lưu vực sông Cửu Long vào chiến lược, quy hoạch, kế hoạch của địa
phương mình để
triển khai thực hiện; phối hợp với Văn phòng Thường trực
trong các hoạt động hợp tác quản lý khai thác sử dụng
tài nguyên nước và bảo vệ môi trường khu vực biên
giới.
4. Ủy viên Tiểu ban của các Tổng cục, Cục của các Bộ: Tài nguyên và Môi trường,
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giúp Chủ tịch Tiểu ban trong thực hiện các nhiệm vụ của Tiểu ban theo lĩnh vực quản lý nhà nước thuộc chức trách của mình, tập trung vào các hoạt động có tính
liên tỉnh, liên ngành và liên quốc gia trong việc theo dõi giám sát và chia sẻ thông tin về diễn biến tài nguyên nước và
tình hình khai thác sử dụng, hiện trạng môi trường; vận hành, điều tiết và phân bổ hợp lý tài nguyên nước theo định hướng đa mục tiêu; đề xuất, kiến nghị và
triển khai thực hiện các giải
pháp bảo vệ nguồn nước, môi trường, phát triển thủy sản, phòng chống thiên tai (hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, lũ, ngập lụt, bồi lắng, xói lở bờ sông, bờ biển), và thích ứng với biến đổi khí hậu; phối hợp giải quyết các sự cố công trình, môi
trường trong lưu vực và xuyên biên giới; phối hợp với Văn phòng Thường trực trong các hoạt động hợp tác xuyên biên giới
về khai thác sử dụng tài nguyên nước khu vực biên giới, xây dựng và thực hiện
cơ chế cùng quản lý châu thổ Mê Công, chia sẻ thông tin
số liệu, tiến hành nghiên cứu chung.
Điều 6. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy viên Tiểu ban là
Chánh Văn phòng Ủy ban sông Mê Công Việt Nam
1. Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy viên Tiểu
ban quy định tại Điều 5 của Quy chế này.
2. Tổ chức triển khai thực hiện công tác tham mưu, giúp việc, công
tác tổng hợp, báo cáo, tổ chức việc
triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Tiểu ban; kịp thời
báo cáo lãnh đạo Tiểu
ban để giải quyết khi có công việc trực tiếp phát sinh vượt quá thẩm
quyền.
3. Chuẩn bị và trình
Chủ tịch Tiểu ban chương trình, nội dung, thành phần,
thời gian và địa điểm tổ chức Phiên họp Tiểu ban, các cuộc họp chuyên đề hoặc họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất của Tiểu ban theo quyết định của Chủ tịch Tiểu ban.
4. Đề xuất, trình Chủ
tịch Tiểu ban xem xét, đại diện cho Việt Nam với tư cách
là trưởng
đoàn công tác trong các cuộc họp song phương Việt Nam -
Campuchia về hợp tác sử
dụng, khai thác, quản lý tài nguyên
nước giữa
hai quốc gia trong vùng châu thổ Mê Công, và trong các dự án xuyên biên giới có liên quan giữa Việt Nam - Campuchia trong các cơ chế hợp tác Mê Công theo phân công, phù hợp với quy định pháp luật có liên quan.
5. Cập nhật thường xuyên lên website và chia sẻ kịp
thời thông tin số liệu về diễn biến tài nguyên nước và tình hình khai thác sử dụng trên toàn lưu vực và kết quả thực hiện nhiệm vụ
của Tiểu ban với các thành viên Tiểu ban thông qua Hệ
thống quản
lý văn bản và hồ sơ điện tử của Ủy ban.
6. Thực hiện các
nhiệm vụ khác khi được lãnh đạo Tiểu ban phân công.
Chương
III
CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC VÀ QUAN HỆ CÔNG TÁC
Điều 7. Phiên họp và các cuộc họp của Tiểu ban
1. Phiên họp của Tiểu ban:
Phiên họp của Tiểu ban lưu vực sông Cửu Long sẽ được tổ chức định kỳ vào
quý IV hằng năm
trước Hội nghị toàn thể Ủy ban sông Mê
Công Việt Nam.
Ngoài các phiên họp định kỳ, Chủ tịch Tiểu ban hoặc Phó Chủ tịch Tiểu ban sẽ
triệu tập các cuộc họp chuyên đề hoặc họp để
giải quyết công việc phát sinh đột xuất của Tiểu ban khi có
các nhiệm vụ phát sinh đột xuất cần giải quyết.
Thành phần tham dự cuộc họp của Tiểu ban bao gồm lãnh
đạo Tiểu ban, các Ủy viên và đại
diện các cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân khác được mời theo phê duyệt của Chủ tịch Tiểu ban.
Văn phòng Thường trực Ủy ban sông Mê Công Việt
Nam chuẩn bị nội dung, chương trình và các điều kiện cần thiết cho cuộc họp của Tiểu
ban; gửi tài liệu theo hình thức điện tử trên Hệ thống quản lý văn bản và hồ sơ điện tử của
Ủy ban ít nhất trước năm ngày
làm việc như chuẩn bị cho họp của Ủy ban quy định tại Điều 8 của Quy chế làm việc của Ủy ban sông Mê Công Việt Nam.
2. Cuộc họp chuyên
đề hoặc họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất của Tiểu ban sẽ theo quy định cho các
cuộc họp chuyên đề hoặc họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất của Ủy
ban quy định từ khoản 2 đến khoản 4 Điều 8 của Quy chế làm việc của Ủy
ban sông Mê Công Việt Nam.
Điều 8. Lấy ý kiến thành viên Tiểu ban
Các quy định liên quan đến
việc lấy ý kiến thành viên Tiểu ban cũng
tương tự như quy định lấy ý kiến thành viên Ủy ban nêu
tại Điều 9 của Quy chế làm việc của Ủy ban sông Mê Công Việt Nam.
Điều 9. Chế độ làm việc và cơ chế phối hợp giữa các Ủy
viên Tiểu ban
Các quy định liên quan đến chế độ làm việc và cơ chế phối hợp giữa các Ủy viên Tiểu
ban cũng tương tự như quy định về chế độ làm việc và cơ chế phối hợp giữa các Ủy
viên Ủy ban nêu tại Điều 10 của Quy chế
làm việc của Ủy ban sông Mê Công Việt Nam.
Điều 10. Trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương và cơ
quan có đại diện là thành viên Tiểu ban
1. Thực hiện nhiệm vụ,
quyền hạn theo quy định của pháp luật về quản lý ngành, lĩnh vực, địa phương có liên quan đến chức năng nhiệm vụ của
Ủy ban sông
Mê Công Việt Nam quy định tại Quyết định số 619/QĐ-TTg và
Quyết định số
07/QĐ-UBMC ngày 17 tháng 02 năm 2021 của Chủ tịch Ủy ban sông Mê Công Việt Nam về thành lập và quy định chức
năng, nhiệm vụ và thành phần của Tiểu ban lưu vực sông Cửu Long.
2. Phối hợp cung cấp các văn bản, tài liệu, thông tin, số liệu có liên quan đến quản lý, khai thác, sử dụng
và phát triển bền
vững tài nguyên nước trên lưu vực sông Cửu Long cho Văn phòng Thường trực Ủy ban sông Mê Công Việt Nam.
3. Bố trí làm việc, báo cáo, giải trình tại các Phiên họp Tiểu ban khi có yêu
cầu.
4. Tổ chức triển khai các quyết định có liên quan của Ủy ban và Tiểu ban
theo nhiệm vụ,
quyền hạn, lĩnh vực phụ trách và quy định của pháp luật.
Điều 11. Chế độ báo cáo và chia sẻ thông tin
Các quy định liên quan đến chế độ báo cáo và chia sẻ thông tin đối với các thành viên Tiểu ban và Chánh Văn phòng Ủy ban sông Mê Công Việt Nam
cũng tương
tự như quy định về chế độ báo cáo và chia sẻ thông tin
nêu tại Điều 12 của Quy chế làm việc của Ủy ban sông Mê Công
Việt Nam.
Chương
IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 12. Thay đổi thành viên Tiểu ban
Các quy định liên quan đến thay đổi thành viên Tiểu ban cũng tương tự như
quy định về thay đổi
thành viên Ủy ban nêu tại Điều 13 của Quy chế làm việc của Ủy ban sông Mê Công Việt Nam.
Điều 13. Sửa đổi, bổ sung Quy chế
1. Trong quá trình thực hiện Quy chế hoạt động có
những
vấn đề phát sinh, các Ủy viên Tiểu ban và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đề nghị bằng văn bản,
Văn phòng Thường trực Ủy ban sông Mê Công Việt Nam tổng
hợp và trình Chủ
tịch Tiểu ban xem xét quyết định.
2. Việc sửa
đổi, bổ sung Quy chế hoạt động này do Chủ tịch Tiểu ban xem xét, quyết định.
Điều 14. Tổ chức thực hiện
1. Chủ
tịch Tiểu ban, Phó Chủ tịch Tiểu ban có
trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo các Ủy viên Tiểu ban, Chánh Văn phòng Ủy ban sông Mê Công Việt Nam thực hiện Quy chế này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thuộc lưu vực sông Cửu Long và các cơ quan, tổ
chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.