KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH SỐ 137/2018/NĐ-CP
NGÀY 08/10/2018 CỦA CHÍNH PHỦ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG NGHỊ ĐỊNH SỐ 123/2013/NĐ-CP QUY
ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU VÀ BIỆN PHÁP THI HÀNH LUẬT LUẬT SƯ
(Ban hành
kèm theo Quyết định số 21/QĐ-BTP ngày 05/01/2019 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp)
I.
MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
a) Bảo đảm triển khai kịp
thời, thống nhất và hiệu quả các quy định của Nghị định số 137/2018/NĐ-CP ngày
08/10/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 123/2013/NĐ-CP quy định
chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật luật sư (sau đây gọi tắt là
Nghị định số 137/2018/NĐ-CP), góp phần xây dựng, phát triển đội ngũ luật sư
tuân thủ Hiến pháp, pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt, qua đó góp phần nâng
cao hình ảnh, uy tín của nghề luật sư
trong xã hội.
b) Phổ biến, tuyên truyền
nội dung Nghị định số 137/2018/NĐ-CP tới Liên đoàn luật sư Việt Nam, Ủy ban
nhân dân, Sở Tư pháp, Đoàn luật sư các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và
cơ quan, tổ chức có liên quan.
c) Chuẩn bị điều kiện về
nguồn nhân lực, kinh phí và các điều kiện khác bảo đảm cho việc triển khai Nghị
định số 137/2018/NĐ-CP.
2. Yêu cầu
a) Xác định cụ thể nhiệm
vụ mà Bộ Tư pháp có trách nhiệm chủ trì hoặc phối hợp thực hiện theo quy định
của Nghị định; nội dung công việc, tiến độ, thời hạn hoàn thành và trách nhiệm
của các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan trong việc triển khai Nghị định
số 137/2018/NĐ-CP.
b) Bảo đảm sự phối hợp
chặt chẽ của các cơ quan có liên quan và điều kiện bảo đảm cho việc triển khai
Nghị định số 137/2018/NĐ-CP.
c) Kịp thời đôn đốc,
hướng dẫn và tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn trong quá trình tổ chức thực
hiện để bảo đảm tiến độ và hiệu quả triển khai thực hiện Nghị định số
137/2018/NĐ-CP.
II.
NỘI DUNG THỰC HIỆN
1. Xây dựng, ban hành văn
bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Nghị định số 137/2018/NĐ-CP
1.1. Nghiên cứu xây dựng
Thông tư về quản lý luật sư và hành nghề luật
sư thay thế
Thông tư số 17/2011/TT-BTP ngày 14/10/2011 hướng dẫn một số quy định của Luật luật sư, Nghị định quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành Luật luật sư, Thông tư số
02/2015/TT-BTP ngày 16/01/2015 quy định một số mẫu giấy tờ về luật sư và hành nghề luật sư.
- Đơn vị chủ trì: Cục Bổ
trợ tư pháp.
- Đơn vị phối hợp: Liên
đoàn luật sư Việt Nam, Vụ Các vấn đề chung về
xây dựng
pháp luật, Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Thanh tra Bộ, các cơ quan, tổ chức có liên quan.
- Thời gian thực hiện:
Năm 2019-2020.
1.2. Rà soát các văn bản
quy phạm pháp luật về luật sư và hành nghề luật sư; đề xuất sửa đổi, bổ
sung hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật bảo đảm thi hành có hiệu quả Nghị định số 137/2018/NĐ-CP.
- Đơn vị chủ trì: Cục Bổ
trợ tư pháp.
- Đơn vị phối hợp: Liên
đoàn luật sư Việt Nam, Vụ Các vấn đề chung về
xây dựng
pháp luật, Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Vụ tổ chức cán bộ, các cơ quan, tổ chức có liên quan.
- Thời gian thực hiện:
Năm 2019 và các năm tiếp theo.
1.3. Rà soát các văn bản
quy phạm pháp luật về luật sư và hành nghề luật
sư; sửa đổi,
bổ sung Điều lệ Liên đoàn luật sư Việt Nam, các quy chế, quy định nội bộ của Liên đoàn luật sư đảm bảo phù hợp với pháp luật
về luật sư và hành nghề luật sư, Nghị định số
137/2018/NĐ-CP.
- Đơn vị chủ trì: Liên
đoàn luật sư Việt Nam.
- Đơn vị phối hợp: Bộ Tư
pháp, các cơ quan, tổ chức có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Từ
Quý I/2019 và các năm tiếp theo.
2. Tuyên truyền, phổ biến
nội dung Nghị định số 137/2018/NĐ-CP
2.1. Phổ biến, quán triệt
nội dung của Nghị định số 137/2018/NĐ-CP đến các Bộ, ngành ở Trung
ương, các cơ quan tư pháp ở địa phương và các cơ quan,
tổ chức có liên quan.
a) Ở Trung ương:
- Đơn vị chủ trì: Vụ Phổ
biến, giáo dục pháp luật.
- Đơn vị phối hợp: Cục Bổ
trợ tư pháp, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, Báo Pháp luật Việt Nam, Cục Công
nghệ thông tin các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Tư pháp, cơ quan, tổ chức có
liên quan.
- Thời gian thực hiện:
Quý I/2019.
b) Ở địa phương:
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư
pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
- Cơ quan phối hợp: Cơ quan thông tin và
truyền thông, cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình ở địa phương và các cơ
quan, tổ chức có liên quan.
- Thời gian thực hiện:
Quý I/2019.
2.2. Xây dựng và ban hành
Kế hoạch, hướng dẫn việc triển khai thực hiện Nghị định số 137/2018/NĐ-CP.
a) Ở Trung ương: Bộ Tư
pháp có Kế hoạch, Công văn hướng dẫn việc triển khai thực hiện Nghị định số
137/2018/NĐ-CP trong phạm vi toàn quốc.
- Đơn vị chủ trì: Cục Bổ
trợ tư pháp.
- Cơ quan phối hợp: Liên
đoàn luật sư Việt Nam, cơ quan, tổ chức có liên quan.
- Thời gian thực hiện:
Quý I/2019 (đã thực hiện).
b) Ở địa phương: Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương có Kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện Nghị định số
137/2018/NĐ-CP trong phạm vi của địa phương.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư
pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
- Cơ quan phối hợp: Đoàn
luật sư, cơ quan, tổ chức có liên quan.
- Thời gian thực hiện:
Quý I, II/2019.
3. Tăng cường công tác
thẩm tra hồ sơ, tiêu chuẩn, điều kiện của người đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề
luật sư; rà soát hoạt động hành nghề luật sư, hoạt động của tổ chức hành nghề
luật sư
3.1. Thẩm tra hồ sơ, tiêu
chuẩn, điều kiện của người đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư bảo đảm chặt
chẽ, đầy đủ và phù hợp với Nghị định số 137/2018/NĐ-CP.
a) Ở Trung ương:
- Đơn vị chủ trì: Cục Bổ
trợ tư pháp.
- Cơ quan, đơn vị phối
hợp: Liên đoàn luật sư Việt Nam, các cơ quan, đơn vị có liên quan.
- Thời gian thực hiện:
Hàng năm.
b) Ở địa phương:
- Đơn vị chủ trì: Sở Tư
pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
- Cơ quan, đơn vị phối
hợp: Đoàn luật sư, cơ quan, đơn vị có liên quan.
- Thời gian thực hiện:
Hàng năm.
3.2. Rà soát, thu hồi
Giấy đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư, chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư, giấy đăng ký hành nghề luật sư với tư cách cá nhân; Giấy phép thành lập của Chi nhánh, công ty
luật nước ngoài.
- Đơn vị chủ trì: Sở Tư
pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
- Cơ quan, đơn vị phối
hợp: Đoàn luật sư, cơ quan, đơn vị có liên quan.
- Thời gian thực hiện:
Hàng năm.
4. Rà soát, thực hiện các
thủ tục có liên quan nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị định số 137/2018/NĐ-CP
4.1. Công bố thủ tục hành
chính về luật sư và hành nghề luật sư.
a) Ở Trung ương:
- Đơn vị chủ trì: Cục Bổ
trợ tư pháp.
- Cơ quan, đơn vị phối
hợp: Vụ các vấn đề chung về xây dựng pháp luật, các cơ quan, đơn vị có liên quan.
- Thời gian thực hiện:
Quý I/2019.
b) Ở địa phương:
- Đơn vị chủ trì: Sở Tư
pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
- Cơ quan, đơn vị phối
hợp: Cơ quan, đơn vị có liên quan.
- Thời gian thực hiện:
Quý I, II/2019.
4.2. Hợp nhất Nghị định
số 137/2018/NĐ-CP và Nghị định số 123/2013/NĐ-CP ngày 14/10/2013 quy định chi tiết một số điều và biện
pháp thi hành Luật luật sư.
- Đơn vị thực hiện: Cục
Bổ trợ tư pháp.
- Thời gian thực hiện:
Tháng 12 năm 2018 (đã thực hiện xong).
4.3. Pháp điển hóa Nghị
định số 137/2018/NĐ-CP
- Đơn vị chủ trì: Cục
Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật.
- Cơ quan, đơn vị phối
hợp: Cục Bổ trợ tư pháp.
- Thời gian thực hiện:
Tháng 10 năm 2018 (đã thực hiện xong).
5. Thanh tra, kiểm tra
thường xuyên về tổ chức và hoạt động của luật sư
5.1. Ở Trung ương:
- Đơn vị chủ trì: Cục Bổ
trợ tư pháp.
- Cơ quan, đơn vị phối
hợp: Liên đoàn luật sư Việt Nam, Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương, các cơ quan, đơn vị có liên quan.
- Thời gian thực hiện:
Hàng năm.
5.2. Ở địa phương:
- Đơn vị chủ trì: Sở Tư
pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
- Cơ quan, đơn vị phối
hợp: Đoàn luật sư, cơ quan, đơn vị có liên quan.
- Thời gian thực hiện:
Hàng năm.
6. Theo dõi, kiểm tra,
hướng dẫn, giải đáp những vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện Nghị
định số 137/2018/NĐ-CP.
- Đơn vị chủ trì: Cục Bổ
trợ tư pháp.
- Cơ quan, đơn vị phối
hợp: Liên đoàn luật sư Việt Nam, Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương, Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật, Thanh tra Bộ, Cục Kiểm
tra văn bản quy phạm pháp luật, các cơ quan, tổ chức có liên quan.
- Thời gian thực hiện:
Hàng năm.
III.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Cục Bổ trợ tư pháp chủ
trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện Kế hoạch này; hướng
dẫn việc thực hiện Kế hoạch; theo dõi, đôn đốc, kiểm tra và báo cáo Bộ trưởng
về kết quả thực hiện Kế hoạch.
2. Trên cơ sở Kế hoạch
này, các đơn vị thuộc Bộ có liên quan có trách nhiệm bổ sung, điều chỉnh kế
hoạch công tác năm của đơn vị mình làm căn cứ triển khai thực hiện; phối hợp
chặt chẽ với Cục Bổ trợ tư pháp trong việc thực hiện các nhiệm vụ được phân
công trong Kế hoạch này.
3. Liên đoàn luật sư Việt
Nam, Sở Tư pháp, Đoàn luật sư các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có
trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ tư pháp thực hiện các nhiệm vụ được giao
theo quy định tại Kế hoạch này.
4. Cục Bổ trợ tư pháp chủ
trì, phối hợp với Văn phòng Bộ, Cục Kế hoạch - Tài chính xây dựng dự toán kinh
phí thực hiện Kế hoạch.
Nguồn kinh phí thực hiện
Kế hoạch này được bố trí từ nguồn ngân sách nhà nước và nguồn khác (nếu có).
5. Cục Kế hoạch tài chính
có trách nhiệm thẩm định dự toán kinh phí thực hiện Kế hoạch trình Lãnh đạo Bộ
phê duyệt; bố trí nguồn kinh phí cho việc tổ chức thực hiện hiệu quả Kế hoạch
này.
6. Đề nghị Ủy ban nhân
dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ
đạo Sở Tư
pháp xây dựng, trình Ủy ban nhân dân ban hành Kế hoạch triển khai Nghị định số 137/2018/NĐ-CP tại địa phương; chỉ đạo thực hiện
Kế hoạch sau khi được ban hành./.