THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ ___________ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc _______________________ |
KẾ HOẠCH
Triển khai
thi hành Nghị quyết 130/2020/QH14 của Quốc hội về tham gia lực lượng gìn giữ
hòa bình của Liên hợp quốc
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 207/QĐ-TTg ngày 15 tháng 02 năm 2021 của Thủ
tướng Chính phủ)
_____________________
Nghị quyết số
130/2020/QH14 về tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc được
Quốc hội khóa XIV thông qua tại Kỳ họp thứ 10 ngày 13 tháng 11 năm 2020 có hiệu
lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2021 (sau đây gọi là Nghị quyết). Để triển khai thi hành Nghị quyết kịp thời, toàn diện, thống
nhất, hiệu quả, Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Nghị
quyết số 130/2020/QH14 của Quốc hội về tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của
Liên hợp quốc như sau:
I. MỤC
ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục
đích
Xác định
trách nhiệm và phân công nhiệm vụ cho các
bộ, cơ quan
ngang bộ và cơ quan thuộc Chính phủ nhằm bảo đảm triển khai thi hành Nghị quyết kịp thời, đồng bộ, thống nhất và hiệu quả.
2. Yêu cầu
a) Bảo đảm sự
lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất, thường xuyên của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
sự phối hợp thường xuyên, liên tục, chặt chẽ và hiệu quả giữa các bộ, cơ quan
ngang bộ và các cơ quan, tổ chức có liên quan trong quá trình tổ chức triển
khai thi hành Nghị quyết.
b) Người đứng
đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao nhiệm vụ phải tích cực, chủ động triển
khai thực hiện kế hoạch đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng, thiết thực, hiệu quả.
c) Các bộ,
ngành và cơ quan liên quan phải có lộ trình thực hiện, đảm bảo kịp thời, đồng
bộ, thống nhất với Nghị quyết.
II. NỘI
DUNG
1. Rà soát
văn bản pháp luật
Các bộ, ngành
theo chức năng quản lý thực hiện kiểm tra, rà soát, kịp thời phát hiện những
văn bản quy phạm pháp luật không còn phù hợp hoặc trái với quy định của Nghị
quyết, đề xuất cấp có thẩm quyền quyết định hoặc theo thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ, bãi
bỏ, ban hành văn bản thay thế đảm bảo thống nhất, đồng
bộ, phù hợp Nghị quyết; gửi kết quả kiểm tra, rà soát các văn bản quy phạm pháp
luật liên quan đến quốc phòng, an ninh về Bộ Quốc
phòng để tổng
hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
- Thời gian
hoàn thành: Tháng 03 năm 2021.
- Cơ quan chủ
trì: Các bộ, ngành.
2. Xây
dựng văn bản thi hành Nghị quyết
a) Bộ Quốc
phòng chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ:
- Xây dựng,
trình Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều Nghị quyết số
130/2020/QH14 của Quốc hội về tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình.
- Xây dựng,
trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các Đề án triển khai thực hiện Nghị quyết
số 130/2020/QH14 của Quốc hội về tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình (Có Phụ lục phân công soạn thảo kèm theo).
b) Bộ Quốc
phòng, Bộ Công an xây dựng Thông tư quy định chi tiết những nội
dung Nghị quyết số 130/2020/QH14 của Quốc hội về tham gia lực lượng gìn giữ hòa
bình.
(Có Phụ
lục phân công soạn thảo kèm theo)
3. Tuyên
truyền, phổ biến, tập huấn pháp luật về tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của
Liên hợp quốc
a) Biên soạn
tài liệu phục vụ công tác tuyên truyền, phổ biến, tập huấn Nghị quyết và các
văn bản thi hành Nghị quyết.
b) Tổ chức
tuyên truyền, phổ biến Nghị quyết và các
văn bản quy định chi tiết thi hành với nội dung, hình thức phù hợp cho từng đối tượng nhằm nâng cao nhận thức pháp luật về
việc Việt Nam tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc.
Tổ chức tập huấn Nghị quyết cho cán bộ chủ trì bộ, ngành trung
ương, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân và cán bộ có liên quan nhằm nâng cao
trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức triển khai thi hành Nghị quyết.
Việc tổ chức
tuyên truyền, phổ biến, tập huấn pháp luật về Nghị quyết phải có Đề án, Kế hoạch, triển khai đồng bộ, sâu rộng, thiết thực
và hiệu quả.
c) Phân công
thực hiện:
- Cơ quan chủ
trì: Bộ Quốc phòng.
- Cơ quan
phối hợp: Các bộ: Công an, Tư pháp, Ngoại giao, Thông tin và Truyền thông; Đài
Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, cơ quan báo chí, các bộ, ngành và cơ quan,
tổ chức có liên quan.
d) Thời gian
thực hiện: Năm 2021 và các năm tiếp theo.
III. KINH
PHÍ BẢO ĐẢM
1. Kinh phí
thực hiện Kế hoạch này được cân đối trong dự
toán chi ngân sách nhà nước hàng năm của các bộ, cơ quan trung
ương và các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy
định của pháp luật.
2. Các cơ
quan được phân công chủ trì thực hiện nhiệm vụ
theo Kế hoạch này có trách nhiệm lập kế
hoạch tài chính, ngân sách nhà nước 03 năm và dự toán ngân sách nhà nước hàng năm, báo cáo cấp có thẩm quyền phê duyệt theo
quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
3. Việc lập
dự toán, quyết toán, quản lý, sử dụng kinh phí bảo đảm Kế hoạch triển khai thi hành Nghị quyết được thực hiện theo
quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
4. Đối với
các nhiệm vụ triển khai trong năm 2021, các bộ, ngành chủ động dự toán bổ sung và sắp xếp, bố trí trong nguồn ngân
sách nhà nước được giao từ đầu năm 2021 để triển khai thực hiện.
5. Bộ Tài
chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm bố trí, bảo đảm ngân sách nhà nước thực hiện
Kế hoạch này.
IV. TỔ
CHỨC THỰC HIỆN
1. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, đôn
đốc các bộ, ngành triển khai thực hiện và báo cáo Thủ tướng Chính phủ việc thực
hiện Kế hoạch này.
2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ và
Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ chịu trách nhiệm thực hiện Kế hoạch này; xây dựng kế hoạch triển khai thi hành Nghị
quyết trong phạm vi quản lý; hằng năm hoặc đột xuất báo cáo kết quả thực hiện
về Bộ Quốc phòng để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ./.