KẾ HOẠCH
CÔNG TÁC NĂM 2021 CỦA BÁO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
(Phê duyệt kèm theo Quyết định số 173/QĐ-BTP ngày 5tháng 2 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp)
I.
MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Xác định rõ nhiệm vụ cho các đơn
vị thuộc
Báo; phân công nhiệm vụ, trách nhiệm cụ thể của từng
cán bộ, viên chức, người lao động, làm cơ sở đánh giá kết quả công tác của cán
bộ, viên chức, người lao động năm 2021.
- Nâng cao hiệu quả công
tác xuất bản các ấn phẩm; xây dựng nội dung các ấn phẩm
đa dạng, phong phú, đáp ứng nhu cầu thông tin của nhiều tầng lớp đối tượng bạn
đọc để tăng cường số lượng người đọc Báo Pháp luật Việt Nam. Thông qua các hoạt
động xuất bản và các hoạt động truyền thông pháp
luật để tiếp tục hoàn thành xuất sắc phương hướng
nhiệm vụ, giải pháp các công tác báo chí năm
2021 của Ban Tuyên giáo Trung ương và nhiệm vụ tuyên truyền về công tác Tư
pháp, pháp luật, góp phần thực hiện thắng lợi các
nhiệm vụ chính trị của Bộ, ngành Tư pháp trong năm 2021 góp phần vào thắng lợi thực hiện Nghị quyết 01, Nghị quyết
02 và các giải pháp, lãnh đạo, điều hành của Chính phủ theo tinh thần Nghị quyết Đại hội
XIII của Đảng; khẳng định vị thế và vai trò của Báo Pháp luật Việt Nam là cơ
quan ngôn luận của Bộ Tư pháp, cơ quan báo chí, truyền thông đi đầu trong lĩnh
vực truyền thông pháp luật; trở thành tờ báo có vị thế chính trị, uy
tín đối với bạn đọc, đóng vai trò tích cực hơn nữa trong việc thực hiện nhiệm vụ
xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, cải cách tư pháp.
2. Yêu cầu
- Việc xây dựng và thực
hiện Kế hoạch phải đảm bảo tính toàn diện, khả thi, có trọng tâm, trọng điểm;
bám sát mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp công tác của Bộ, ngành Tư pháp.
- Phân công công việc hợp lý, khoa học: đề cao trách nhiệm của cơ quan báo chí
ngành Tư pháp trong việc thông tin kịp thời, trung thực, khách quan, tạo sự
đồng thuận xã hội trong thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Bộ, Ngành.
- Năng động, sáng tạo,
thể hiện rõ quan điểm đổi mới trong công tác
tổ chức xuất bản các ấn phẩm và công tác kinh doanh các dịch vụ truyền thông
gắn với hoạt động báo chí, xuất bản.
II.
NỘI DUNG
1. Công tác quản lý và tổ chức xuất bản các ấn phẩm
Trong năm 2021, Báo Pháp
luật Việt Nam tiếp tục giữ vững tôn chỉ mục đích,
phát huy bản sắc, thực hiện có chiều sâu trong công tác quản lý, tổ chức xuất
bản các ấn phẩm; tiếp tục đổi mới về nội dung và hình thức của các ấn phẩm, nâng cao chất lượng từng tin, bài và từng
số báo để thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị của Báo. Chuyển hướng mạnh sang báo chí điện tử,
tư vấn trực tuyến; khai thác triệt để công năng, tiện ích lợi
thế của báo chí điện tử để gia tăng các giá trị kinh tế. Phản ứng nhanh nhạy,
kịp thời, sâu sắc các hoạt động của đất nước; các điển hình tiên tiến, người
tốt việc tốt. Trong đó tập trung vào các nhiệm vụ cụ thể sau:
1.1. Công tác tổ chức xuất bản ấn phẩm chính (báo ngày)
- Tập trung thông tin,
tuyên truyền Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 theo đúng định hướng tuyên truyền của cơ quan chỉ đạo, cơ quan quản lí báo chí.
- Tập trung tuyên truyền
sâu rộng, kịp thời, sáng tạo Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII góp
phần đưa Nghị quyết Đại hội Đảng đi vào đời sống.
- Đẩy mạnh thông tin,
tuyên truyền Nghị quyết 01/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2021 và Nghị quyết
02/NQ-CP về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi
trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2021 và các Nghị quyết khác của Chính
phủ.
- Tăng cường thông tin những thành tựu, kết quả làm được, đúc rút bài học kinh
nghiệm của lĩnh vực, ngành, tổ chức, biểu dương gương người tốt, việc tốt, tôn vinh những điển hình tiên tiến nhằm đẩy lùi cái xấu, tiêu cực
trong xã hội, góp phần tạo sự đồng thuận
của người dân với các chủ trương, chính sách và
công tác điều hành đất nước, cung cấp cho người dân đầy đủ thông tin để đánh giá đúng tình hình, không bị các
thế lực xấu lợi dụng.
- Đặc biệt với vai trò là
cơ quan ngôn luận của Bộ Tư pháp, năm 2021, Báo Pháp luật Việt Nam sẽ thông tin
nhanh hơn, toàn diện hơn các hoạt động của Bộ,
ngành Tư pháp qua đó cùng góp phần để Bộ và ngành Tư pháp tiếp
tục thực hiện tốt vai trò là “nhạc trưởng”, cơ quan “gác cửa” trong công tác xây
dựng, hoàn thiện pháp luật và thi hành pháp luật của Chính phủ, tạo sự tin
tưởng không chỉ đối với Quốc hội, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ trong công
tác xây dựng và thực thi pháp luật mà còn là chỗ dựa vững chắc cho các bộ,
ngành, địa phương trong xử lý các vấn đề
pháp lý phát sinh trong chỉ đạo, điều hành.
- Tiếp tục đổi mới hình
thức, nội dung tuyên truyền trên tất cả các ấn phẩm; chú trọng triển khai tốt các dự án mới
như đọc báo ngoài trời.
- Tuyên truyền về việc
thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội
của Chính phủ; hoạt động của các Ban, Bộ, ngành, địa phương liên quan tới an
ninh quốc phòng và trật tự an toàn xã hội năm 2021.
1.2. Công tác tổ chức xuất bản ấn phẩm phụ
- Đối với các số phụ Doanh nhân và Pháp luật, Pháp luật
Chuyên đề: Tập trung thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền sâu về các vấn đề pháp luật
chuyên ngành và chuyên đề để phục vụ các nhóm bạn đọc chuyên biệt. Nội dung các
số phụ chuyên đề cần phải tạo sự đột phá trong việc lựa chọn và phát triển các
đề tài để tạo sự hấp dẫn, đặc sắc, thu hút bạn đọc để nâng cao hiệu quả thông tin; thực hiện đúng
tôn chỉ, mục đích và phát huy vai trò là cẩm nang thông tin pháp luật đối với
bạn đọc, góp phần đa dạng hóa các hình thức tuyên
truyền pháp luật.
Việc tổ chức xuất bản các số phụ phải gắn với hoạt động truyền thông của doanh nghiệp
và nhu cầu tìm hiểu pháp luật của các đối tượng bạn đọc chuyên biệt; gắn công
tác xuất bản với việc cung cấp dịch vụ truyền thông, quảng cáo.
- Đối với các số phụ Câu
chuyện Pháp luật, Xa lộ Pháp luật, Pháp luật 4 phương: Tiếp tục định hướng phát triển theo mục tiêu phục vụ nhóm đối tượng bạn đọc trên thị
trường báo bán lẻ; giữ vai trò là các ấn phẩm đột phá thực hiện nhiệm vụ thông
tin, tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho nhóm
bạn đọc trên thị trường bán lẻ theo
mục tiêu đã đề ra.
Việc xuất bản các ấn phẩm
chuyên đề phải vừa đảm bảo thực hiện đúng tôn chỉ,
mục đích, vừa năng động, sáng tạo để phục vụ nhu cầu
thông tin của bạn đọc; nâng cao hiệu quả của công tác
tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho bạn đọc, tạo sự đột phá về nội
dung và hình thức của ấn phẩm thuộc Báo Pháp luật Việt Nam.
- Đối với Báo Pháp luật
Việt Nam điện tử, Chuyên trang báo điện tử Pháp luật plus,
Tvphapluat.vn, Doanhnhan.vn, Sao pháp luật: Năm 2021, các ấn phẩm báo điện tử phải thực hiện tốt nội dung tuyên truyền theo tôn chỉ, mục đích và nhiệm vụ được giao; khẳng định được vị thế của mình trong hệ thống báo chí điện
tử, thu hút bạn đọc một cách bền vững để góp phần vào sự phát triển
chung của Báo Pháp luật Việt Nam; tiếp tục đổi mới toàn diện về kỹ thuật, công
nghệ, phương thức và quy trình quản lý xuất
bản, phương án tự chủ, tự hạch toán
trong việc quản lý xuất bản các ấn phẩm báo điện tử.
2. Công tác phát hành ấn phẩm và cung cấp dịch vụ quảng cáo
Công tác phát hành ấn phẩm tiếp tục được xác định là nhiệm vụ
trọng tâm nhằm đưa ấn phẩm của Báo đến với đông đảo
bạn đọc, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh tế báo chí, cụ thể như sau:
2.1. Tiếp tục thực hiện
các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nội dung; tăng doanh thu phát hành các ấn phẩm.
2.2. Tiếp tục thực hiện
kế hoạch phát hành ấn phẩm đến các tổ chức, doanh nghiệp, đơn vị quân đội trong
cả nước; duy trì và phát triển số lượng bạn đọc báo
đặt dài hạn; nghiên cứu, xây dựng các chuyên trang, chuyên mục mới trên ấn phẩm
báo ngày để tăng cường việc phát hành báo đến
các cơ quan, tổ chức phối hợp, hợp tác xây dựng chuyên trang, chuyên mục.
2.3. Đẩy mạnh tiếp thị và
cung cấp dịch vụ quảng cáo trên các ấn phẩm báo in, báo điện tử; phấn đấu có bước tăng trưởng các chỉ tiêu kinh tế trong hoạt động cung cấp dịch vụ quảng cáo
so với năm 2020.
3. Tổ chức sự kiện và các hoạt động xã hội từ thiện
Hoạt động xã hội và công
tác xây dựng hình ảnh, thương hiệu Báo Pháp luật Việt Nam là hoạt động thường xuyên, liên tục nhằm xây dựng Báo trở thành cơ quan truyền thông hàng đầu trong lĩnh vực truyền
thông pháp luật. Năm 2021, Báo Pháp luật Việt Nam thực hiện các nhiệm vụ quan
trọng sau:
3.1. Thực hiện cuộc bình
chọn “Gương sáng pháp luật” trong phạm vi toàn
quốc sau khi Đề án được lãnh đạo Bộ Tư pháp phê duyệt chủ trương.
3.2. Đẩy mạnh thực hiện Đề án “Chung tay xóa nghèo
pháp luật, tuyên truyền pháp luật về biên giới, biển đảo qua ấn phẩm báo chí bằng nguồn kinh phí xã hội hóa”, đưa ấn phẩm của Báo Pháp luật Việt Nam đến với
bạn đọc là cán bộ và nhân dân các xã biên giới, khu vực kinh tế khó khăn, vùng sâu, vùng xa để tăng lượng phát hành các ấn phẩm của Báo cũng như đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến
giáo dục pháp luật.
3.3. Đẩy mạnh hoạt động của Trung tâm truyền thông. Tăng cường phối hợp công tác với các cơ quan, tổ chức và
doanh nghiệp để tổ chức
hội thảo, hội nghị và các sự kiện khác nhằm tăng cường vai trò trong công tác tổ chức sự kiện và
thực hiện các hoạt động kinh tế báo chí, khai thác hiệu quả dịch vụ truyền
thông của Báo.
3.4. Đưa vào hoạt động
Mạng xã hội cộng đồng pháp luật Việt Nam
4.
Công tác tổ chức bộ máy và quản lý cán bộ
4.1. Tiếp tục rà soát
kiện toàn lãnh đạo các Cơ quan văn phòng đại diện. Tiếp
tục thực hiện việc điều động, luân chuyển, sắp xếp lại đội ngũ cán bộ, phóng viên theo yêu
cầu công tác nhằm đáp ứng nhiệm vụ đổi mới về tổ chức và hoạt động của Báo và sử dụng hiệu quả
nguồn nhân lực hiện có.
4.2. Tăng cường kỷ cương,
kỷ luật trong quá trình hoạt động nghiệp vụ báo chí
tiếp tục hoàn thiện các quy trình tác nghiệp thực hiện
nghiêm các chế tài đối với những cá nhân vi phạm.
4.3. Đẩy mạnh ứng dụng
công nghệ thông tin trong chỉ đạo điều hành, tăng cường
kỷ luật, kỷ cương hành chính.
4.4. Chú trọng đào tạo
chuyên môn, nghiệp vụ, bồi dưỡng lý luận chính trị cho
đội ngũ cán bộ, phóng viên, đội ngũ cán bộ cấp phòng, ban. Đặc biệt, đào tạo cập nhật kiến
thức làm báo điện tử nhằm đáp ứng nhiệm vụ làm báo trong thời đại công nghiệp 4.0.
4.5. Quan tâm đào tạo,
bồi dưỡng nhằm nâng cao nhận thức, kỹ năng nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp, kỹ năng sử
dụng mạng xã hội đúng quy định cho đội ngũ nhà báo, phóng viên. Thực hiện nghiêm các quy định pháp luật về
quản lí thẻ nhà báo, quy định về lao động và pháp luật có liên quan, như: Chế độ hợp đồng, tiền
lương, nhuận bút, bảo hiểm xã hội...
4.6. Thực hiện nghiêm
túc, đầy đủ công tác thi đua, khen thưởng nhằm tạo động lực, khuyến khích cán bộ, viên chức,
người lao động hăng say, sáng tạo trong thực hiện nhiệm
vụ được giao.
5.
Nhiệm vụ khác
Khai thác, sử dụng có
hiệu quả phần tài sản chưa sử dụng hết công năng, công suất của Báo tại Thành
phố Đà Lạt, tỉnh
Lâm Đồng gắn với việc thực hiện các nhiệm vụ
truyền thông pháp luật.
Hoàn thiện các thủ tục
pháp lý theo quy định để được Nhà nước cho thuê
đất tại khu D32 Cầu Giấy.
III.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Báo Pháp luật Việt Nam
có trách nhiệm chủ trì tổ chức thực hiện Kế hoạch này
bảo đảm chất lượng, đúng tiến độ. Trong
quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc cần kịp thời báo
cáo xin ý kiến của Thứ trưởng phụ trách.
Ban Biên tập phân công cụ
thể người phụ trách, chỉ đạo triển khai Kế hoạch theo thẩm quyền được giao. Thủ trưởng các đơn vị thuộc Báo triển khai kế hoạch đến từng
cán bộ, phóng viên. Các tổ chức, cá nhân được giao
nhiệm vụ cần nhận thức đầy đủ về mục tiêu,
nội dung các nhiệm vụ nêu trong Kế hoạch công tác; báo cáo việc thực hiện
nhiệm vụ trong các buổi giao ban hàng tuần để
kịp thời tháo gỡ khó khăn hoặc điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp.
2. Các đơn vị thuộc Bộ
trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với
Báo Pháp luật Việt Nam trong việc thực hiện Kế hoạch này.
3. Kinh phí thực hiện Kế
hoạch công tác năm 2021 của Báo Pháp luật Việt Nam do Báo Pháp luật Việt Nam tự
chủ, tự chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật./.
(Kèm theo Kế hoạch này là Phụ lục chi
tiết nội dung công tác năm 2021 của Báo Pháp luật Việt Nam).
PHỤ LỤC
CHI TIẾT NỘI DUNG KẾ HOẠCH CÔNG
TÁC NĂM 2021 CỦA BÁO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
(Kèm theo Quyết định số 173/QĐ-BTP ngày5 tháng2 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp)
TT | Công việc | Lãnh đạo phụ trách | Đơn vị thực hiện | Đơn vị phối hợp | Thời gian hoàn thành | Sản phẩm chủ yếu | Nguồn kinh phí |
I | CÔNG TÁC TỔ CHỨC XUẤT
BẢN CÁC ẤN PHẨM |
1 | Tổ chức xuất bản ấn phẩm báo ngày | Tổng Biên tập; Phó TBT Trần Đức Vinh | Các Phòng, Ban nội dung phụ trách trang | Cơ quan, văn phòng đại diện,
phóng viên thường trú | Cả năm | Ấn phẩm báo ngày 6 kỳ/tuần | Tự chủ (không sử dụng kinh phí ngân sách) |
2 | Tổ
chức xuất
bản ấn phẩm Pháp luật Chủ nhật | Phó TBT Trần Đức Vinh | Ban Văn hóa - Xã hội | Các Phòng, Ban và Cơ quan đại diện, PV thường trú | Cả năm | Ấn phẩm Pháp luật Chủ nhật 1
kỳ/tuần | Tự chủ |
3 | Tổ chức xuất bản ấn phẩm Doanh nhân & Pháp
luật | Phó Tổng Biên tập Trần Đức Vinh | Ban Doanh nhân pháp luật | Các Phòng, Ban và Cơ quan đại diện, PV thường trú | Cả năm | Ấn phẩm DN &PL 2 kỳ/tháng | Tự chủ |
4 | Tổ chức xuất bản Báo Pháp luật VN điện tử | Tổng Biên tập | Ban Báo Pháp luật điện tử | Các Phòng, Ban nội dung, CQĐD, PV thường trú | Cả năm | Báo điện tử PLVN online liên tục | Tự chủ |
5 | Tổ chức xuất bản chuyên trang báo
điện tử Pháp luật+ | Tổng Biên tập | Thư ký chuyên trang báo điện tử Pháp luật+ | Các Phòng, Ban nội dung, CQĐD, PV thường trú | Cả năm | Báo điện tử PLVN online liên lục | Tự chủ |
6 | Tổ chức xuất bản các số phụ Pháp luật Chuyên đề | Phó TBT Trần Đức Vinh | Ban chuyên đề báo in | - Các Phòng, Ban nội dung, CQĐD, PV thường trú | Cả năm | Ấn phẩm PL Chuyên đề
2 kỳ/tuần | Tự chủ |
7 | Tổ chức xuất bản số phụ Xa lộ Pháp luật | Phó Tổng Biên tập Trần Đức Vinh | Ban Chuyên đề báo in | Các Phòng, Ban và Cơ quan đại diện, PV thường trú | Cả năm | Ấn phẩm Xa lộ Pháp luật 2
kỳ/tuần | Tự chủ |
8 | Tổ chức xuất bản số phụ Câu chuyện Pháp luật | Phó Tổng Biên tập Trần Đức Vinh | Ban Chuyên đề báo
in | Các Phòng,
Ban và Cơ
quan đại diện, PV thường trú | Cả năm | Ấn phẩm Câu chuyện PL 2 kỳ/tuần | Tự chủ |
9 | Tổ chức xuất bản số phụ Pháp luật 4 Phương | Phó Tổng Biên tập
Trần Đức Vinh | Ban Chuyên đề báo in | Các Phòng,
Ban và Cơ
quan đại diện, PV thường trú | Cả năm | Ấn phẩm Pháp luật 4 Phương 1 kỳ/tuần | Tự chủ |
10 | Tổ chức xuất bản Truyền hình pháp
luật | Tổng Biên tập | Truyền hình pháp luật | Các Phòng, Ban và Cơ quan đại diện, PV thường trú | Cả năm | Cập nhật các video clip | Tự chủ |
11 | Tổ chức xuất bản ấn phẩm Sao pháp luật | Tổng Biên tập | Truyền hình pháp luật | Các Phòng, Ban và Cơ quan đại diện, PV thường trú | Cả năm | Cập nhật các bài viết,
video clip | Tự chủ |
12 | Tổ chức xuất bản ấn phẩm Doanhnhan.vn | Tổng Biên tập | Cơ quan đại diện TP. HCM | Các Phòng,
Ban và Cơ
quan đại diện, PV thường trú | Cả năm | Cập nhật các bài viết,
video clip | Tự chủ |
II | CÔNG TÁC QUẢNG CÁO,
PHÁT HÀNH |
1 | Tổ chức công tác phát hành ấn phẩm, phát triển thị trường bán lẻ và thị trường bạn đọc dài hạn | Tổng Biên tập, Phó TBT Trần Đức Vinh | Ban Trị sự, Phòng Kinh doanh | Các Phòng, Ban, Cơ quan đại diện, Văn phòng liên
lạc, PV thường trú. | Cả năm | Giữ mức doanh thu phát hành tương đương năm 2020 | Tự chủ |
2 | Phát triển dịch vụ quảng cáo trên báo in và
báo điện
tử | Tổng Biên tập,
Phó TBT
Trần Đức Vinh | Ban Trị sự, Phòng Kinh doanh, Trung tâm truyền
thông PLVN | Các Phòng, Ban, Cơ quan đại diện, Văn phòng liên lạc,
PV thường
trú | Cả năm | Tăng trưởng doanh thu từ quảng cáo khoảng 10% so với năm 2020 | Tự chủ |
III | TỔ CHỨC SỰ KIỆN VÀ CÁC
HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI TỪ THIỆN |
1 | Thực hiện cuộc bình chọn "Gương sáng pháp luật" | Tổng Biên tập, Phó TBT Trần Đức Vinh | Các tổ Thư ký | Các Phòng, Ban, Cơ quan đại diện, Văn phòng liên lạc, PV thường trú | Cả năm | Các tổ chức, cá nhân tiêu biểu, điển hình trong lĩnh vực
pháp luật trong toàn quốc | Tự chủ |
2 | Tổ chức thực hiện Đề án Chung tay xóa nghèo pháp
luật | Tổng Biên tập, Phó TBT Trần Đức Vinh | Trung tâm truyền thông PLVN | Các Phòng, Ban và Cơ quan
đại diện, PV thường trú | Cả năm | Kêu gọi tổ chức, cá nhân ủng
hộ từ 1 đến 2 tỷ đồng mua báo cấp cho đồng bào | Tự chủ |
3 | Tổ chức thực hiện công tác xã hội từ thiện nhân
dịp các ngày lễ, sự kiện trong năm | Tổng Biên tập, Phó TBT Trần Đức Vinh | Trung tâm truyền thông Pháp luật Việt Nam | Các Phòng, Ban, Cơ quan đại diện, Văn phòng liên lạc, PV thường trú | Cả năm | Tổ chức khoảng 3 sự
kiện quan trọng để phát triển công tác xã
hội từ thiện | Tự chủ |
IV | CÔNG TÁC TỔ CHỨC BỘ MÁY |
1 | Công tác tổ chức nhân sự, đào tạo nghiệp vụ | Tổng Biên tập, Phó TBT Trần Đức Vinh | Đảng ủy, Ban Trị sự | Các tổ chức xã hội thuộc Báo; Vụ Tổ chức cán bộ | Cả năm | Tổ chức trao đổi nghiệp vụ làm báo do các nhà báo, lãnh đạo cơ quan quản lý báo chí thực hiện | Tự chủ |
2 | Tăng cường kỷ
luật công
tác, công vụ | Phó Tổng Biên tập Trần Đức
Vinh | Ban Trị sự | Các đơn vị thuộc Báo | Cả năm | Xây dựng và hoàn thiện
nội quy, quy chế quản lý cơ quan | Tự chủ |
V | CÔNG TÁC KHÁC |
1 | Quản lý, sử dụng tài sản tại TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng | Tổng Biên tập | Trung tâm truyền thông | Các đơn vị thuộc Báo | Cả năm | Sử dụng tài sản thực hiện các nhiệm
vụ truyền thông pháp luật của Báo: cho thuê
phần tài sản chưa sử dụng hết công suất | Tự chủ |
2 | Đẩy nhanh công tác hoàn thiện thủ tục đầu tư xây dựng trụ sở
tại D32 Cầu Giấy, Hà Nội | Tổng Biên tập | Ban Trị sự | Các đơn vị thuộc Báo | Cả năm | | Tự chủ |