QUY CHẾ
KHEN THƯỞNG
ĐỘT XUẤT TRONG TÒA ÁN NHÂN DÂN
(Ban hành kèm theoQuyết định số 170/QĐ-TANDTC-TĐKT ngày 21/6/2021 của Chánh án
Tòa án nhân dân tối cao)
Chương I
NHỮNG QUY
ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Đối
tượng và phạm vi áp dụng
1. Quy chế này
áp dụng đối với các tập thể, cá nhân trong và ngoài Tòa án nhân dân lập được thành
tích xuất sắc đột xuất trong các lĩnh vực công tác của Tòa án nhân dân.
2. Các tập thể,
cá nhân trong các Tòa án quân sự lập được thành tích xuất sắc đột xuất trong công tác có thể được xem
xét, đề nghị cấp có thẩm quyền xét khen thưởng phù hợp với quy định chung của
Bộ Quốc phòng.
Điều 2. Giải
thích từ ngữ
1. Khen thưởng
đột xuất là khen thưởng đối với các tập thể, cá nhân lập được thành tích xuất
sắc đột xuất trong công tác.
2. Thành tích
đột xuất trong công tác Tòa án nhân dân là thành tích của tập thể, cá nhân lập được đối với từng vụ việc,
nhiệm vụ cụ thể, ngoài kế hoạch thực hiện nhiệm vụ công tác bình thường mà tập
thể, cá nhân được giao hoặc
là thành tích tiêu biểu xuất sắc, vượt trội trong thực hiện kế hoạch công tác
hoặc phong trào thi đua theo đợt hoặc chuyên đề của cơ quan, đơn vị; thể hiện
sự sáng tạo, trách nhiệm cao, vượt qua mọi khó khăn, đem lại hiệu quả cao trong
công tác; là thành tích điển hình trong cơ quan, đơn vị, địa phương, cụm thi
đua hoặc trong hệ thống Tòa án nhân dân; được Thủ trưởng cơ quan, đơn vị phát
hiện biểu dương, khen ngợi;
được tập thể nơi công tác hoặc các cấp lãnh đạo, dư luận xã hội ghi nhận, đánh
giá cao; tạo được uy tín, ảnh hưởng lớn trong cơ quan, đơn vị, địa phương hoặc
trong toàn hệ thống Tòa án nhân dân.
Điều 3.
Nguyên tắc đề nghị khen thưởng đột xuất
1. Việc xét khen
thưởng đột xuất phải căn cứ vào Luật Thi đua, khen thưởng, các văn bản hướng
dẫn thi hành Luật Thi đua, khen thưởng và Quy chế này.
2. Hình thức,
mức hạng đề nghị khen thưởng đột xuất phải phù hợp với thành tích đạt được.
3. Chú trọng
khen thưởng các đơn vị cơ sở, tập thể nhỏ, công chức, viên chức và người lao
động trực tiếp. Trường hợp có nhiều cá nhân cùng đủ tiêu chuẩn, điều kiện khen
thưởng thì ưu tiên khen thưởng người không giữ chức vụ hoặc giữ chức vụ thấp
hơn.
4. Chỉ đề nghị
xét khen thưởng khi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đột xuất, đồng thời hoàn thành tốt nhiệm vụ trong kế
hoạch thực hiện nhiệm vụ thường xuyên trong năm của cá nhân, đơn vị, cơ quan.
5. Trường hợp vụ
việc hoặc nhiệm vụ có nhiều tập thể, cá nhân thuộc nhiều cơ quan, đơn vị tham
gia (kể cả tập thể, cá nhân
ngoài Tòa án nhân dân) thì sau khi hoàn thành nhiệm vụ, đơn vị được giao chủ
trì thực hiện nhiệm vụ đề xuất tổ chức tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện, đề nghị khen thưởng đối với các tập
thể, cá nhân lập được thành tích xuất sắc đột xuất và gửi hồ sơ đến Thường trực Hội đồng Thi đua-Khen thưởng của cơ
quan, đơn vị để thẩm định, đề
xuất khen thưởng theo quy định.
Chương II
NHỮNG QUY
ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 4. Các
hình thức khen thưởng
đột xuất
1. Khen thưởng
cấp Nhà nước.
2. Khen thưởng
của Tòa án nhân dân.
a) Bằng khen của
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
b) Giấy khen của
Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có thẩm quyền.
Điều 5. Đối tượng khen thưởng đột xuất
1. Khen thưởng
cấp Nhà nước:
- Cá nhân đang
công tác trong Tòa án nhân dân.
- Tập thể các
đơn vị cấp Vụ và tương đương thuộc Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân các
cấp.
2. Khen thưởng
của Tòa án nhân dân:
- Cá nhân đang
công tác trong Tòa án nhân dân.
- Tập thể các
đơn vị cấp Vụ, Phòng và tương đương thuộc Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân
dân và Tòa án quân sự các cấp.
- Tập thể, cá
nhân ngoài Tòa án nhân dân.
Điều 6. Căn
cứ đề nghị khen thưởng đột xuất
Các tập thể, cá
nhân lập được thành tích xuất sắc đột xuất một trong các lĩnh vực công tác sau
đây (được lãnh đạo cấp có thẩm quyền ghi nhận và trực tiếp đề nghị) thì có thể
được xem xét, đề nghị khen thưởng:
1. Công tác giải
quyết, xét xử:
a) Giải quyết,
xét xử kịp thời các vụ án lớn, án điểm, án tham nhũng, liên quan đến chức vụ,
dịch bệnh... đặc biệt nghiêm trọng (dư luận xã hội quan tâm, Ban chỉ đạo Trung
ương về phòng, chống tham nhũng trực tiếp chỉ đạo), đảm bảo chất lượng theo quy
định.
Trong trường hợp
cả hai cấp sơ thẩm và phúc thẩm đều thống nhất đường lối giải quyết, xét xử
đúng quy định pháp luật (vụ án có hiệu lực pháp luật mà không bị xem xét lại
theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm) thì cả hai cấp sơ thẩm và phúc thẩm có thể được đề nghị xem xét
khen thưởng đột xuất (nhưng cấp phúc thẩm sẽ đề nghị hình thức
khen thưởng thấp hơn một mức hạng so với cấp sơ thẩm).
b) Có tỷ lệ giải
quyết, xét xử các loại vụ, việc trong năm vượt chỉ tiêu định mức cao nhất theo
quy định của Tòa án nhân dân tối cao; đồng thời, đảm bảo chất lượng không có vụ
án nào bị hủy, sửa do nguyên nhân chủ quan.
c) Vượt chỉ tiêu
định mức cao nhất trong việc thực hiện 14 giải pháp nâng cao chất lượng xét xử
theo quy định của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
d) Có từ 02 bản
án, quyết định (đã có hiệu lực pháp luật) trở lên trong năm được lựa chọn phát
triển thành án lệ.
2. Công tác giám
đốc kiểm tra:
a) Tham mưu,
giúp Hội đồng thẩm phán, Ủy ban thẩm phán Tòa án nhân dân giải quyết, xét xử
giám đốc thẩm, tái thẩm các vụ án lớn, án điểm, án tham nhũng, liên quan đến
chức vụ, dịch bệnh... đặc biệt nghiêm trọng (dư luận xã hội quan tâm, Ban chỉ
đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng trực tiếp chỉ đạo), vượt chỉ tiêu
định mức cao nhất, đảm bảo chất lượng theo quy định.
b) Giải quyết
kịp thời, đúng thời hạn, đúng quy định của pháp luật, vượt chỉ tiêu định mức
cao nhất đối với các vụ việc có đơn khiếu kiện, tố cáo vượt cấp, kéo dài, đông
người tham gia.
3. Công tác tham
mưu, giúp việc:
a) Trong việc
xây dựng pháp luật, hợp tác quốc tế và đào tạo:
- Xây dựng được
từ 02 dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết về cải cách tư pháp, đổi mới tổ chức và
hoạt động của Tòa án nhân dân trở lên (ngoài chỉ tiêu được giao trong năm),
vượt tiến độ, đảm bảo chất lượng và đã được triển khai thực hiện có hiệu quả.
- Có từ 02 đề
xuất trở lên (ngoài chỉ tiêu được giao trong năm), được Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua
làm án lệ.
- Xây dựng,
triển khai thực hiện thành công, có hiệu quả cao từ 02 dự án, đề án về hợp tác
quốc tế... trở lên (ngoài chỉ tiêu được giao trong năm), thu hút tài trợ trong
các lĩnh vực tổ chức, đào tạo, hoạt động của Tòa án nhân dân.
b) Trong việc
phát triển công nghệ thông tin, tuyên truyền:
- Xây dựng từ 02
dự án, đề án, phần mềm về công nghệ thông tin trở lên (ngoài chỉ tiêu được giao
trong năm), đã được triển khai ứng dụng có hiệu quả cao, bảo đảm hệ thống công
nghệ thông tin của Tòa án nhân dân ổn định, an toàn, an ninh, phục vụ tốt công
tác chỉ đạo điều hành và công tác chuyên môn của các Tòa án nhân dân.
- Xây dựng,
triển khai thực hiện thành công từ 02 đề án, kế hoạch lớn về thông tin, tuyên
truyền trở lên (ngoài chỉ tiêu được giao trong năm), góp phần nâng cao uy tín,
vị thế của Tòa án nhân dân.
- Tổ chức nhiều
hoạt động xã hội, từ thiện, góp phần thực hiện thành công Chương trình mục tiêu
quốc gia về xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, giúp đồng bào vùng bị
thiên tai, địch họa, góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương (được
cấp ủy, lãnh đạo tại địa phương đó xác nhận và đánh giá cao).
c) Trong việc
thực hiện công tác hành chính - tư pháp, văn phòng, kế toán - tài chính:
- Xây dựng,
triển khai thực hiện thành công từ 02 đề án, giải pháp, kế hoạch đổi mới về cải
cách thủ tục hành chính tư pháp trở lên (ngoài chỉ tiêu được giao trong năm),
giúp rút ngắn quy trình, thủ tục hành chính được cấp có thẩm quyền ghi nhận và
đánh giá cao.
- Hoàn thành
xuất sắc nhiệm vụ trong việc tổ chức thành công các hội nghị, sự kiện lớn, quan
trọng của Tòa án nhân dân hoặc tổ chức phục vụ tốt kế hoạch xét xử các vụ án
lớn, phức tạp, đông người tham gia.
- Xây dựng,
triển khai thực hiện có hiệu quả cao từ 02 dự án, đề án về lĩnh vực kế hoạch,
tài chính trở lên (ngoài chỉ tiêu được giao trong năm), bảo đảm kinh phí, trang
thiết bị làm việc... góp phần xây dựng Tòa án nhân dân hiện đại, đáp ứng yêu
cầu cải cách tư pháp.
d) Trong việc
thực hiện công tác tổ chức, thanh tra và thi đua, khen thưởng:
- Xây dựng,
triển khai thực hiện thành công từ 02 đề án, giải pháp, kế hoạch đổi mới, nâng
cao chất lượng trong công tác tổ chức cán bộ (tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng,
quy hoạch, bổ nhiệm, luân chuyển, điều động... cán bộ, công chức Tòa án nhân dân) trở lên (ngoài chỉ tiêu
được giao trong năm), đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp và hội nhập quốc tế hiện
nay.
- Giải quyết dứt
điểm, kịp thời các trường hợp khiếu kiện đông người, góp phần củng cố niềm tin
của Nhân dân với Tòa án, giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã
hội, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương (được cấp ủy, lãnh
đạo tại địa phương đó xác nhận và đánh giá cao).
- Xây dựng,
triển khai thực hiện thành công từ 02 đề án, giải pháp, kế hoạch đổi mới, nâng
cao chất lượng công tác: thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo,
phòng, chống tham nhũng, thi hành án, thi đua, khen thưởng... trở lên (ngoài
chỉ tiêu được giao trong năm), phù hợp với đặc thù của Tòa án nhân dân.
- Xây dựng được
30% cá nhân, tập thể trong phạm vi quản lý trở lên điển hình tiên tiến, mô hình mới, cách làm hay, sáng
tạo trong các mặt công tác, được phổ biến học tập, nhân rộng trong Tòa án nhân
dân và xã hội.
4. Công tác khác
Tập thể, cá nhân
lập được thành tích đặc biệt xuất sắc đột xuất trong các lĩnh vực khác, hoặc có
đóng góp quan trọng vào thành tích chung trong sự nghiệp phát triển của Tòa án
nhân dân... được lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao xác nhận, đánh giá cao và thống nhất đề
nghị.
Điều 7. Thời
gian và hồ sơ đề nghị khen thưởng đột xuất
Việc xem xét đề
nghị khen thưởng được thực hiện sau khi tập thể, cá nhân lập được thành tích
xuất sắc đột xuất. Trình tự, thủ tục bình xét, đề nghị khen thưởng theo quy
định chung về khen thưởng của Tòa án nhân dân tối cao.
Hồ sơ đề nghị
khen thưởng đột xuất, gồm có:
1. Tờ trình của
Thủ trưởng cơ quan, đơn vị theo thẩm quyền quản lý; Xác nhận, đánh giá của lãnh
đạo: Tòa án nhân dân tối cao phụ trách (đối với các đơn vị thuộc Tòa án nhân
dân tối cao), Tòa án quân sự Trung ương (đối với Tòa án quân sự các cấp), Tòa
án nhân dân cấp cao, Tòa án nhân dân cấp tỉnh (đối với các đơn vị thuộc Tòa án
nhân dân cấp tỉnh và Tòa án nhân dân cấp huyện trong tỉnh); Danh sách tập thể,
cá nhân được đề nghị khen thưởng (theo Mẫu ban hành kèm theo Thông tư số 01/2018/TT-TANDTC ngày 24/4/2018 của Chánh
án Tòa án nhân dân tối cao).
2. Bản tóm tắt
thành tích của cơ quan, đơn vị quản lý trực tiếp ghi rõ hành động, thành tích,
công trạng của tập thể, cá nhân được đề nghị khen thưởng (theo Mẫu ban hành kèm theo Thông tư số
01/2018/TT-TANDTC ngày 24/4/2018 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao).
Hồ sơ lập 01 bộ
(đối với đề nghị tặng Bằng khen của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao hoặc Giấy khen của Thủ trưởng cơ
quan, đơn vị có thẩm quyền), 03 bộ (đối với đề nghị Bằng khen của Thủ tướng
Chính phủ) và 04 bộ (đối với đề nghị tặng Huân chương).
Chương III
TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
Điều 8. Trách
nhiệm tổ chức quán triệt, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát thực hiện Quy chế
1. Thủ trưởng
các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao; Chánh án Tòa án nhân dân, Tòa án quân
sự các cấp có trách nhiệm tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện Quy chế này;
chủ động xem xét, khen thưởng theo thẩm quyền hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền
khen thưởng đối với tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc đột xuất trong công tác theo đúng quy định.
2. Vụ Thi
đua-Khen thưởng Tòa án nhân dân tối cao có trách nhiệm hướng dẫn, theo dõi, đôn
đốc, kiểm tra, giám sát thực hiện Quy chế khen thưởng đột xuất trong các Tòa án
nhân dân.
Điều 9. Sửa
đổi, bổ sung Quy chế khen thưởng đột xuất
Việc sửa đổi, bổ
sung Quy chế khen thưởng đột xuất trong Tòa án nhân dân do Chánh án Tòa án nhân
dân tối cao xem xét, quyết định./.