Quyết định 1096/QĐ-BNV Tổ chức Điều tra cơ sở hành chính năm 2021
1096/QĐ-BNV
Quyết định
Còn hiệu lực
23-12-2019
23-12-2019
Bộ Nội vụ Số: 1096/QĐ-BNV |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 23 tháng 12 năm 2019 |
Quyết định
VỀ
TỔ CHỨC ĐIỀU TRA CƠ SỞ HÀNH CHÍNH NĂM 2021
BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ
Căn cứ Luật Thống kê ngày 23 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 34/2017/NĐ-CP ngày 03 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ;
Căn cứ Quyết định số 43/2016/QĐ-TTg ngày 17/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Chương trình điều tra thống kê quốc gia;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính, Bộ Nội vụ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Tiến hành Điều tra cơ sở hành chính năm 2021 (viết tắt là Điều tra CSHC) trên phạm vi cả nước nhằm thu thập thông tin cơ bản về số cơ sở hành chính, số lượng, trình độ của lực lượng lao động đang làm việc trong các cơ sở hành chính; kết quả thu chi của cơ sở hành chính ở nước ta phục vụ việc rà soát, điều chỉnh, bổ sung các chính sách quản lý, kế hoạch, quy hoạch phát triển ngành, vùng, phát triển cơ sở hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực... đáp ứng yêu cầu quản lý của Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương; tổng hợp các chỉ tiêu thống kê chính thức năm 2020 của các chuyên ngành có liên quan đến khối cơ quan hành chính (số cơ sở hành chính, số lượng, trình độ của lực lượng lao động đang làm việc trong các cơ sở hành chính; kết quả thu, chi của cơ sở hành chính.); cập nhật cơ sở dữ liệu và dàn mẫu tổng thể về cơ sở hành chính cho các cuộc điều tra chọn mẫu trong những năm tiếp theo của ngành Nội vụ, các Bộ, ngành, địa phương; phục vụ việc đánh giá toàn diện thực trạng và xu hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, làm cơ sở đánh giá tình hình, xây dựng kế hoạch, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước.Điều 2. Nội dung Điều tra cơ sở hành chính năm 2021
Nội dung Điều tra cơ sở hành chính năm 2021 tập trung vào năm nhóm thông tin lớn sau:
1. Thông tin nhận dạng cơ sở:
- Tên, địa chỉ, số điện thoại;
- Mã số thuế, mã đơn vị sử dụng ngân sách;
- Ngành hoạt động chính (theo VSIC 2018);
- Loại hình tổ chức (cơ quan thuộc hệ thống lập pháp; hành pháp; tư pháp; Đảng Cộng sản Việt Nam; Cơ sở thuộc tổ chức chính trị - xã hội).
2. Thông tin về lao động, thu nhập của người lao động
- Thông tin về người đứng đầu cơ sở;
- Lao động của cơ sở (phân tổ theo trình độ chuyên môn được đào tạo, giới tính, độ tuổi, loại lao động);
- Thu nhập của người lao động năm 2020.
3. Kết quả thu, chi năm 2020.
- Tổng thu. Bao gồm các khoản thu từ ngân sách nhà nước; thu từ hoạt động của cơ sở; thu từ ủng hộ, viện trợ của cá nhân, tổ chức trong, ngoài nước; các khoản thu khác.
- Tổng chi. Bao gồm chi hoạt động; chi đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm và sửa chữa lớn TSCĐ; các khoản chi khác.
4. Tình hình ứng dụng công nghệ thông tin của cơ sở hành chính
- Hạ tầng công nghệ thông tin ;
- Ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ hoạt động chuyên môn, quản lý tại cơ sở hành chính;
- Các thông tin khác.
5. Nhóm thông tin theo chuyên đề cần đánh giá
a) Thông tin về tài sản cố định
- Nguyên giá;
- Giá trị hao mòn TSCĐ.
b) Đất
- Tổng diện tích đất cơ sở hành chính đang sử dụng
Trong đó: Diện tích đã cấp chứng nhận quyền sử dụng đất.
Kết quả cuộc điều tra chính thức công bố vào trước ngày 30/12/2021.
1. Bộ Nội vụ:
a) Thành lập Ban Chỉ đạo Điều tra CSHC Trung ương do Bộ trưởng Bộ Nội vụ làm Trưởng ban, gồm đại diện lãnh đạo các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê), Tài chính, Lao động - Thương binh và Xã hội, Quốc phòng, Công an; Vụ trưởng các Vụ chức năng của Bộ Nội vụ: Kế hoạch - Tài chính, Công chức - Viên chức, Tổ chức - Biên chế, Chính quyền địa phương.
b) Hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo Điều tra tại Bộ Quốc phòng và Bộ Công an, Ban Chỉ đạo Điều tra các cấp ở địa phương. Ban Chỉ đạo Điều tra Trung ương sử dụng con dấu của Bộ Nội vụ;
c) Chủ trì xây dựng phương án điều tra; tổ chức điều tra thí điểm để hoàn thiện phương án điều tra, quyết định ban hành phương án điều tra. Phương án điều tra được xây dựng trên cơ sở khai thác tối đa nguồn số liệu từ hồ sơ hành chính hoặc các cuộc điều tra khác;
d) Chủ trì, phối hợp với các Bộ ngành liên quan, các địa phương tổ chức, chỉ đạo thực hiện điều tra, tổng hợp, công bố kết quả điều tra;
e) Xây dựng dự toán kinh phí điều tra và tổng hợp trong dự toán ngân sách năm 2020 và 2021 của Bộ Nội vụ gửi Bộ Tài chính tổng hợp theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.
2. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an tổ chức điều tra theo ngành dọc trên cơ sở phương án điều tra, hướng dẫn của Ban Chỉ đạo Điều tra Trung ương và gửi kết quả về Ban Chỉ đạo Điều tra Trung ương để tổng hợp chung kết quả của toàn quốc;
3. Các Bộ, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo và thực hiện điều tra thống nhất theo yêu cầu và hướng dẫn của Ban Chỉ đạo Điều tra Trung ương.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.