KẾ HOẠCH
THANH TRA NĂM 2023
(Ban hành
kèm theo Quyết định số 03/QĐ-TANDTC ngày 09 tháng 1 năm 2023 của Chánh án Tòa
án nhân dân tối cao)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Thực hiện có hiệu quả
các quy định của Luật Thanh tra, gắn với việc tham mưu giúp Chánh án Tòa án
nhân dân tối cao xem xét, đánh giá việc chấp hành chính sách, pháp luật trong
một số lĩnh vực công tác của Tòa án còn nhiều hạn chế, tồn tại nhằm phát huy
những mặt tích cực, kịp thời phát hiện và chấn chỉnh những vi phạm; phát hiện
những bất cập, vướng mắc về cơ chế, chính sách (nếu có) để từ đó đưa ra những
kiến nghị sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý, góp phần nâng cao
hiệu quả quản lý của Tòa án nhân dân tối cao.
- Thực hiện đồng bộ, có
hiệu quả các giải pháp phòng ngừa, phát hiện và xử lý tham nhũng theo quy định
của pháp luật; thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về giải quyết
khiếu nại, tố cáo, giúp Chánh án Tòa án nhân dân tối cao nắm rõ tình hình khiếu
nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong các lĩnh vực thuộc thẩm quyền
quản lý của Tòa án; giải quyết kịp thời, đúng quy định pháp luật đối với các khiếu nại, tố cáo của công dân.
- Thông qua việc tiến
hành thanh tra, kiểm tra, giáo dục, nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm
của cán bộ, công chức, của cơ quan, đơn vị trong việc chấp hành các quy định
của pháp luật khi thực hiện các nhiệm vụ được giao.
- Giúp các cơ quan, đơn
vị được thanh tra có điều kiện rà soát lại việc chấp hành chính sách, pháp luật
và thực hiện nhiệm vụ được giao của cơ quan, đơn vị; rút ra những bài học kinh
nghiệm nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác.
2. Yêu cầu
- Kế hoạch thanh tra phải
bảo đảm tính khả thi, đáp ứng mục đích, yêu cầu đề ra.
- Việc triển khai thực
hiện thanh tra, kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm một số lĩnh vực hoạt động của
Tòa án, bảo đảm sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong các Tòa án nhân dân
để tránh chồng chéo, gây khó khăn cho đối tượng thanh tra; bảo đảm thường xuyên
theo dõi, tổng hợp, nhận định tình hình thực tiễn, đề ra những biện pháp nhằm
đẩy mạnh và nâng cao chất lượng công tác thanh tra, kiểm tra trong Tòa án nhân
dân.
- Hoạt động thanh tra,
kiểm tra phải đúng quy định của pháp luật; bảo đảm chính xác, khách quan, trung
thực, công khai, dân chủ, kịp thời; không làm cản trở đến hoạt động bình thường
của cơ quan, đơn vị, cá nhân là đối tượng thanh tra và cơ quan, đơn vị, cá nhân
có liên quan.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ NỘI DUNG
THANH TRA
1.
Đối tượng thanh tra
- Các Tòa án nhân dân cấp
cao;
- Một số Tòa án nhân dân
cấp tỉnh và Tòa án nhân dân cấp huyện thuộc Tòa án nhân dân cấp tỉnh được thanh
tra.
- Về số lượng: Năm 2023, thanh tra, kiểm tra đối với 09 đơn
vị Tòa án nhân dân; trong đó: 03 đơn vị thuộc phạm vi quản lý theo lãnh thổ của
Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội; 02 đơn vị thuộc phạm vi quản lý theo lãnh
thổ của Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng; 04 đơn vị thuộc phạm
vi quản lý theo lãnh thổ của Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh
(đối tượng cụ do lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao quyết định theo quý).
2.
Nội dung thanh tra
Căn cứ vào tình hình thực
hiện nhiệm vụ của đối tượng thanh tra, nội dung thanh tra công vụ được lựa chọn
tất cả hoặc một số nội dung như sau:
2.1.
Về nội dung thanh tra công vụ
- Thanh tra trách nhiệm
về việc chấp hành các quy định của pháp luật và các Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; Chỉ thị của Chánh án Tòa
án nhân dân tối cao trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của các Tòa án nhân
dân.
- Thanh tra trách nhiệm
về việc tổ chức thực hiện Quy định xử lý trách nhiệm người giữ chức danh tư
pháp trong Tòa án nhân dân (ban hành theo Quyết định số 120/QĐ-TANDTC ngày
19/6/2017 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao) của các Tòa án nhân dân.
2.2.
Về nội dung thanh tra công tác phòng, chống tham nhũng
Thanh tra trách nhiệm
thực hiện các quy định pháp luật về phòng, chống tham nhũng nhằm đánh giá, kết
luận trách nhiệm của cơ quan, đơn vị và người đứng đầu cơ quan, đơn vị được
thanh tra trong việc chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, tổ chức thực hiện các quy định
của pháp luật về công tác phòng, chống tham nhũng.
2.3.
Về nội dung thanh tra công tác giải quyết khiếu nại, tố
cáo và tiếp dân
Thanh tra trách nhiệm về
việc thực hiện các quy định của pháp luật; Chỉ thị của Chánh án Tòa án nhân dân
tối cao về giải quyết khiếu nại, tố cáo và tiếp dân của các Tòa án nhân dân.
2.4.
Thanh tra công tác tài chính và công sản
Thanh tra, kiểm tra việc
sử dụng kinh phí không thực hiện chế độ tự chủ tại các đơn vị dự toán trong hệ
thống Tòa án nhân dân; việc quản lý, sử dụng tài sản cố định; các dự án đầu tư
xây dựng cơ bản; việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong các Tòa án nhân
dân khi có yêu cầu của lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Tòa án nhân dân tối
cao Tổ chức các Đoàn thanh tra để triển khai thực hiện nhiệm vụ thanh tra theo
Kế hoạch này. Tại các Tòa án nhân dân (đối tượng thanh tra) thực hiện lồng ghép
các nội dung thanh tra trong một cuộc thanh tra bảo đảm thuận lợi, khoa học và
công tác chuẩn bị cho đối tượng thanh tra.
Trước khi tổ chức thành
lập các đoàn thanh tra, cần khảo sát, đánh giá tình hình, đề xuất lãnh đạo Tòa
án nhân dân tối cao lựa chọn các đối tượng thanh tra và nội dung thanh tra cho
phù hợp với tình hình thực hiện nhiệm vụ của các đối tượng thanh tra.
2. Căn cứ vào Kế hoạch
này, Trưởng ban Ban Thanh tra tham mưu, đề xuất lãnh đạo Tòa án nhân dân tối
cao ra quyết định thành lập các Đoàn thanh tra để triển khai thực hiện theo
từng giai đoạn, phù hợp thực tiễn thực hiện nhiệm vụ của các Tòa án nhân dân;
thường xuyên báo cáo lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao những
khó khăn, vướng mắc phát sinh để kịp thời điều chỉnh cho phù hợp.
3. Vụ trưởng vụ Giám đốc
kiểm tra I, II, III; Vụ trưởng Vụ Tổ chức - Cán bộ; Cục trưởng Cục Kế hoạch -
Tài chính có trách nhiệm cử công chức tham gia các Đoàn thanh tra theo đề nghị
của Ban Thanh tra bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ nêu tại Kế hoạch này.
4. Các Đoàn thanh tra
thực hiện nhiệm vụ thanh tra theo đúng mục đích, yêu cầu, nội dung, đối tượng
theo Kế hoạch này và Quyết định thanh tra. Khi kết thúc cuộc thanh tra, Trưởng
ban Ban Thanh tra Tòa án nhân dân tối cao có trách nhiệm chỉ đạo xây dựng dự
thảo kết luận thanh tra trình Đồng chí Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao phụ
trách và Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét cho ý kiến chỉ đạo trước khi
ký ban hành; tổ chức thực hiện việc kết luận thanh tra tại các đơn vị Tòa án
được thanh tra đúng quy định của pháp luật.
5. Chánh án Tòa án nhân
dân cấp cao, Chánh án Tòa án nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương, Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện thuộc đối tượng thanh tra có trách
nhiệm tạo điều kiện và phối hợp với Ban Thanh tra Tòa án nhân dân tối cao triển
khai thực hiện nội dung thanh tra bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.
6. Văn phòng Tòa án nhân
dân tối cao có trách nhiệm bố trí phương tiện đi lại, phương tiện làm việc,
kinh phí hoạt động và các điều kiện khác
đảm bảo cho hoạt động thanh tra theo quy định./.