Nghị quyết 185/2020/NQ-HĐND Quy định khu vực không được phép chăn nuôi và chính sách hỗ trợ khi di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi trên địa bàn Tỉnh Lâm Đồng
185/2020/NQ-HĐND
Nghị quyết
Còn hiệu lực
15-07-2020
25-07-2020
HĐND Số: 185/2020/NQ-HĐND |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 15 tháng 07 năm 2020 |
Nghị quyết
QUY ĐỊNH KHU VỰC KHÔNG ĐƯỢC PHÉP CHĂN NUÔI VÀ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ KHI DI DỜI
CƠ SỞ CHĂN NUÔI RA KHỎI KHU VỰC KHÔNG ĐƯỢC PHÉP CHĂN NUÔI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM
ĐỒNG
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG
KHÓA IX, KỲ HỌP THỨ 14
Căn cứ Luật Tổ chức chính
quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng
11 năm 2019;
Căn cứ điểm h Khoản 1
Điều 80 Luật Chăn nuôi ngày 19 tháng 11 năm 2018;
Xét Tờ trình số
5610/TTr-UBND ngày 01 tháng 7 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành
Nghị quyết quy định khu vực không được phép chăn nuôi và chính sách hỗ trợ di
dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi trên địa bàn tỉnh
Lâm Đồng; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh;
ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Khu vực không được phép chăn nuôi
Quy định khu vực không được phép chăn nuôi các loại vật nuôi gồm: gia súc, gia cầm và động vật khác trong chăn nuôi (trừ động vật nuôi làm cảnh, động vật nuôi trong phòng thí nghiệm mà không gây ô nhiễm môi trường) thuộc nội thành thành phố Đà Lạt, thành phố Bảo Lộc và các thị trấn, khu dân cư thuộc các huyện trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng theo Phụ lục đính kèm.
1. Đối tượng hỗ trợ:
a) Các cơ sở chăn nuôi đang hoạt động tại khu vực không được phép chăn nuôi quy định tại Điều 1 Nghị quyết này được hỗ trợ khi di dời cơ sở chăn nuôi đến địa điểm phù hợp hoặc ngừng hoạt động, chuyển đổi ngành nghề kể từ ngày Nghị quyết này có hiệu lực đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2024, gồm:
- Chăn nuôi trang trại quy mô lớn: Từ 300 đơn vị vật nuôi trở lên;
- Chăn nuôi trang trại quy mô vừa: Từ 30 đến dưới 300 đơn vị vật nuôi;
- Chăn nuôi trang trại quy mô nhỏ: Từ 10 đến dưới 30 đơn vị vật nuôi;
- Chăn nuôi nông hộ: Từ 05 đến dưới 10 đơn vị vật nuôi.
b) Hệ số đơn vị vật nuôi, công thức tính đơn vị vật nuôi thông qua hệ số đơn vị vật nuôi áp dụng theo quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi.
2. Nguyên tắc hỗ trợ:
a) Mỗi cơ sở chăn nuôi thuộc đối tượng được hỗ trợ quy định tại khoản 1 Điều này chỉ được hỗ trợ một lần cho từng nội dung hỗ trợ.
b) Việc hỗ trợ được thực hiện sau khi cơ sở chăn nuôi hoàn thành việc di dời ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi hoặc ngừng hoạt động, chuyển đổi ngành nghề có xác nhận của chính quyền địa phương.
3. Hỗ trợ di chuyển chuồng trại, vật nuôi đến địa điểm phù hợp:
a) Trường hợp di chuyển trong phạm vi 10 km:
- Mức hỗ trợ đối với chăn nuôi trang trại quy mô lớn: 05 triệu đồng/cơ sở;
- Mức hỗ trợ đối với chăn nuôi trang trại quy mô vừa: 04 triệu đồng/cơ sở;
- Mức hỗ trợ đối với chăn nuôi trang trại quy mô nhỏ: 03 triệu đồng/cơ sở;
- Mức hỗ trợ đối với chăn nuôi nông hộ: 02 triệu đồng/cơ sở.
b) Trường hợp di chuyển từ trên 10 km đến 30 km:
- Mức hỗ trợ đối với chăn nuôi trang trại quy mô lớn: 08 triệu đồng/cơ sở;
- Mức hỗ trợ đối với chăn nuôi trang trại quy mô vừa: 07 triệu đồng/cơ sở;
- Mức hỗ trợ đối với chăn nuôi trang trại quy mô nhỏ: 06 triệu đồng/cơ sở;
- Mức hỗ trợ đối với chăn nuôi nông hộ: 05 triệu đồng/cơ sở.
c) Trường hợp di chuyển trên 30 km:
- Mức hỗ trợ đối với chăn nuôi trang trại quy mô lớn: 10 triệu đồng/cơ sở;
- Mức hỗ trợ đối với chăn nuôi trang trại quy mô vừa: 09 triệu đồng/cơ sở;
- Mức hỗ trợ đối với chăn nuôi trang trại quy mô nhỏ: 08 triệu đồng/cơ sở;
- Mức hỗ trợ đối với chăn nuôi nông hộ: 07 triệu đồng/cơ sở.
4. Hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất khi di dời cơ sở chăn nuôi đến địa điểm phù hợp hoặc ngừng hoạt động, chuyển đổi ngành nghề:
a) Mức hỗ trợ đối với chăn nuôi nông hộ tương đương 30 kg gạo/nhân khẩu/tháng trong thời gian 06 tháng, theo giá thị trường tại thời điểm hỗ trợ; nhưng không quá 15 triệu đồng/cơ sở.
b) Mức hỗ trợ đối với tổ chức, doanh nghiệp chăn nuôi bằng 30% thu nhập sau thuế của 01 năm, được tính theo mức thu nhập bình quân của 03 năm liền kề trước đó được cơ quan Thuế xác nhận; nhưng không quá 70 triệu đồng/cơ sở đối với chăn nuôi trang trại quy mô lớn, không quá 50 triệu đồng/cơ sở đối với chăn nuôi trang trại quy mô vừa, không quá 30 triệu đồng/cơ sở đối với chăn nuôi trang trại quy mô nhỏ.
5. Hỗ trợ lãi suất vay để xây dựng chuồng trại tại địa điểm chăn nuôi mới thuộc khu vực được phép chăn nuôi:
a) Mức hỗ trợ bằng chênh lệch lãi suất vay thương mại so với lãi suất tín dụng nhà nước ưu đãi đầu tư tính trên số dư nợ thực tế tại thời điểm xem xét hồ sơ hỗ trợ.
b) Hạn mức vay vốn được hỗ trợ lãi suất tối đa không quá 50% tổng mức đầu tư của dự án.
c) Thời gian hỗ trợ lãi suất là 01 năm, tính từ ngày bắt đầu giải ngân theo hợp đồng tín dụng với ngân hàng thương mại.
6. Nguồn kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ:
a) Nguồn kinh phí để thực hiện chính sách hỗ trợ do ngân sách địa phương đảm bảo theo phân cấp hiện hành.
b) Giao Ủy ban nhân dân tỉnh quy định cụ thể phương thức thực hiện chính sách hỗ trợ.
1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện Nghị quyết này.
Trong quá trình thực hiện, Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các sở, ban, ngành cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố thường xuyên rà soát để báo cáo, trình Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét điều chỉnh, bổ sung các khu vực thuộc nội thành thành phố Đà Lạt, thành phố Bảo Lộc và các thị trấn, khu dân cư thuộc các huyện không được phép chăn nuôi cho phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương.
2. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, các Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết theo quy định của pháp luật.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Lâm Đồng Khóa IX, Kỳ họp thứ 14 thông qua ngày 15 tháng 7 năm 2020 và có hiệu lực từ ngày 25 tháng 7 năm 2020./.