Nghị quyết 113/NQ-CP năm 2019 về xác định địa giới hành chính giữa tỉnh Kon Tum và tỉnh Gia Lai tại ba khu vực do lịch sử để lại do Chính phủ ban hành
113/NQ-CP
Nghị quyết
Còn hiệu lực
05-12-2019
20-12-2019
05-12-2019
Chính phủ Số: 113/NQ-CP |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 05 tháng 12 năm 2019 |
Nghị quyết
VỀ VIỆC XÁC ĐỊNH ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH GIỮA TỈNH KON TUM VÀ TỈNH GIA LAI TẠI BA KHU VỰC DO LỊCH SỬ ĐỂ LẠI
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Xác định địa giới hành chính giữa tỉnh Kon Tum và tỉnh Gia Lai tại ba khu vực do lịch sử để lại như sau:
1. Đường địa giới hành chính giữa tỉnh Kon Tum và tỉnh Gia Lai tại khu vực xã Kon Pne và xã Đak Rong, giáp ranh giữa xã Đắk Long, xã Hiếu, huyện Kon Plông; xã Đắk Pne, huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum và xã Kon Pne, xã Đak Rong, huyện KBang, tỉnh Gia Lai nằm trên 09 mảnh bản đồ địa hình tỷ lệ 1:10.000 hệ tọa độ quốc gia VN - 2000 do Bộ Tài nguyên và Môi trường thành lập năm 2005 (kèm theo), có phiên hiệu: D-49-37-B-a-3, D-49-37-B-a-4, D-49-37-B-a-2, D-49-25-D-c-4, D-49-25-D-c-2; D-49-25-D-d-1, D-49-25-D-d-3, D-49-25-D-d-4, D-49-26-C-c-3, là đường địa giới hành chính đã được tô bo màu hồng, mô tả cụ thể như sau:
a) Đường địa giới hành chính giữa xã Đắk Pne, huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum và xã Kon Pne, huyện KBang, tỉnh Gia Lai khởi đầu từ ngã ba địa giới 3 xã, đồng thời là ngã ba địa giới 3 huyện (xã Đắk Pne, huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum và xã Kon Pne, huyện KBang; xã Hà Đông, huyện Đắk Đoa, tỉnh Gia Lai) tại đỉnh núi có độ cao 1458,1 m, theo hướng Bắc - Tây bắc, đi theo sống núi, qua các đỉnh núi có độ cao 1488,9 m; 1489,9 m; 1484,2 m; 1482,2 m; 1509,5 m đến đỉnh núi có độ cao 1454,8 m, chuyển hướng Bắc - Đông bắc đi theo sống núi qua các đỉnh núi có độ cao 1386,7 m; 1484,8 m; 1541,3 m; 1522,3 m; 1228,0 m; 1073,7 m; 1057,4 m; 980,5 m; 899,3 m; 873,7 m; 938,8 m; 987,1 m; 889,7 m cắt qua suối Đắk Pne, tiếp tục theo hướng Bắc - Đông bắc, đi theo sống núi qua các đỉnh núi có độ cao 1091,9 m; 1143,9 m; 1152,9 m; 1170,6 m; 1191,4 m; chuyển hướng Đông - Đông Nam đi theo khe đến ngã ba khe cạn, chuyển hướng Đông Bắc đi theo khe đến gặp đường đất lớn, đi giữa đường đất lớn đến gặp khe, chuyển hướng Đông - Đông Nam, cắt thẳng đến đỉnh núi có độ cao 1280,3 m là ngã ba địa giới giữa 3 xã (xã Đắk Pne, huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum và xã Đak Rong, xã Kon Pne huyện Kbang, tỉnh Gia Lai).
b) Đường địa giới hành chính giữa xã Đắk Pne, huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum và xã Đak Rong, huyện KBang, tỉnh Gia Lai khởi đầu từ ngã ba địa giới 3 xã (xã Đắk Pne, huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum và xã Đak Rong, xã Kon Pne, huyện KBang, tỉnh Gia Lai) tại đỉnh núi có độ cao 1280,3 m, theo hướng Bắc - Đông Bắc, đi theo sống núi qua các đỉnh núi có độ cao 1322,2 m; 1309,8 m; 1336,0 m; 1384,1 m; 1384,8 m; tiếp tục đi theo sống núi đến điểm cao 1229,1 m; chuyển hướng Bắc tiếp tục theo sống núi qua đỉnh núi có độ cao 1205,7 m đến đỉnh núi có độ cao 1224,1 m, chuyển hướng Bắc - Tây Bắc, đi theo sống núi qua các đỉnh núi có độ cao 1272,7 m; 1250,6 m; tiếp tục theo sống núi xuống cắt suối, rồi theo sống núi qua các đỉnh núi có độ cao 1258,4 m; 1243,9 m; 1252,9 m; 1243,6 m; 1398,5 m; 1359,7 m; 1544,2 m đến đỉnh núi có độ cao 1549,3 m là ngã ba địa giới ba xã, đồng thời là ngã ba địa giới 3 huyện (xã Đắk Pne, huyện Kon Rẫy; xã Đắk Long, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum và xã Đak Rong, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai).
c) Đường địa giới hành chính giữa xã Đắk Long, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum và xã Đak Rong, huyện KBang, tỉnh Gia Lai khởi đầu từ ngã ba địa giới 3 xã, đồng thời là ngã ba địa giới 3 huyện (xã Đắk Pne, huyện Kon Rẫy; xã Đắk Long, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum và xã Đak Rong, huyện KBang, tỉnh Gia Lai) tại đỉnh núi có độ cao 1549,3 m, theo hướng Bắc, đường địa giới đi theo sống núi qua các đỉnh núi có độ cao 1345,3 m; 1365,1 m đến đỉnh núi có độ cao 1355,7 m, chuyển hướng Đông, đi theo sống núi qua đỉnh núi có độ cao 1286,7 m đến đỉnh núi có độ cao 1288,9 m, chuyển hướng Bắc - Đông bắc, đi theo sống núi qua các đỉnh núi có độ cao 1282,8 m; 1278,6 m; rồi cắt qua đường đất nhỏ đến đỉnh núi có độ cao 1289,4 m, tiếp tục theo hướng Đông - Đông Nam, đi theo sống núi xuống cắt qua khe rồi tiếp tục theo sống núi qua các đỉnh núi có độ cao 1311,1 m; 1313,9 m, chuyển hướng Đông - Đông Bắc, đi theo sống núi qua các đỉnh núi có độ cao 1308,9 m; 1307,6 m; 1326,1 m; tiếp tục theo sống núi đến yên ngựa, chuyển hướng Bắc đi qua điểm có độ cao 1306,1 m đến đỉnh núi có độ cao 1332,9 m là ngã ba địa giới 3 xã (xã Đắk Long, xã Hiếu, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum và xã Đak Rong, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai).
d) Đường địa giới hành chính giữa xã Hiếu, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum và xã Đak Rong, huyện KBang, tỉnh Gia Lai khởi đầu từ ngã ba địa giới ba xã: xã Đắk Long, xã Hiếu, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum và xã Đak Rong, huyện KBang, tỉnh Gia Lai tại đỉnh núi có độ cao 1332,9 m, theo hướng Đông, đi theo sống núi xuống gặp khe, chuyển hướng Nam - Đông Nam đi theo khe, rồi theo sống núi qua các đỉnh núi có độ cao 1340,3 m; 1336,3 m; 1343,6 m; 1288,2 m; 1287,1 m; tiếp tục theo sống núi xuống cắt suối, rồi theo khe lên đỉnh núi có độ cao 1329,5 m, sau đó theo sống núi qua các đỉnh núi có độ cao 1311,3 m; 1267,8 m; 1274,4 m; đến đỉnh núi có độ cao 1262,7 m, đi thẳng cắt qua suối đến đỉnh núi có độ cao 1268,0 m; sau đó chuyển hướng Đông - Đông Nam, đi theo sống núi qua các đỉnh núi có độ cao 1272,7 m; 1276,1 m; 1286,8 m; 1299,1 m; 1287,3 m; 1302,4 m; 1296,3 m; cắt qua đường đất đến đỉnh núi có độ cao 1286,1 m; đi theo sống núi cắt qua đường đất qua đỉnh núi có độ cao 1258,8 m đến mốc địa giới hai mặt cấp tỉnh có số hiệu (KT- GL)2T.5, tiếp tục đi theo sống núi qua đỉnh núi có độ cao 1275,5 m xuống gặp khe rồi đi theo khe đến ngã ba khe, đi theo khe rồi theo sống núi đến đỉnh núi có độ cao 1235,4 m, xuống theo khe, rồi theo sống núi qua đỉnh núi có độ cao 1298,8 m; 1296,8 m; 1357,8 m; 1306,6 m; 1393,5 m; 1426,8 m qua điểm cao 1367,8 m, chuyển hướng Đông - Đông Bắc đi theo khe đến gặp suối, đi theo suối rồi theo khe lên đỉnh núi có độ cao 1102,2 m; tiếp tục qua các đỉnh núi có độ cao 1036,4 m; 1071,1 m; 1081,8 m; 1080,6 m; 1083,5 m; 1068,5 m, cắt qua suối rồi lên đỉnh núi có độ cao 1054,6 m, chuyển hướng Đông đi theo sống núi đến ngã ba suối và khe, sau đó chuyển hướng Bắc đi giữa suối đến gặp khe nhỏ, chuyển hướng Đông bắc đi theo khe đến điểm địa giới 2 tỉnh đã thống nhất (ngã ba địa giới giữa ba xã: xã Hiếu, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum và xã Sơn Lang, xã Đak Rong, huyện KBang, tỉnh Gia Lai).
2. Đường địa giới hành chính giữa tỉnh Kon Tum và tỉnh Gia Lai tại khu vực Nông trường Cao Su Tân Hưng, giáp ranh giữa xã Ia Chim, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum và xã Ia Phí, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai nằm trên 02 mảnh bản đồ địa hình tỷ lệ 1:10.000 hệ tọa độ quốc gia VN-2000 do Bộ Tài nguyên và Môi trường thành lập năm 2008 (kèm theo), có phiên hiệu: D-48-48-B-c-4, D-48-48-B-d-3, là đường địa giới hành chính đã được tô bo màu hồng, khởi đầu từ đỉnh núi có độ cao 713,8 m, theo hướng Nam - Đông Nam, đi theo sống núi đến ngã ba đường đất, chuyển hướng Nam - Tây Nam, Đông - Đông Nam và Đông Bắc, đi giữa đường đất đến ngã ba đường đá và đường đất, chuyển hướng Đông Nam, đi giữa đường đá đến ngã ba đường đất và đường đá, sau đó chuyển hướng Đông Bắc, Đông Nam và hướng Nam, đi giữa đường đá đến ngã ba đường đá và đường đất, chuyển hướng Đông - Đông Bắc, đi giữa đường đất đến ngã ba đường đất và đường đất nhỏ, rồi theo hướng Đông - Đông Nam, đi giữa đường đất nhỏ đến điểm địa giới hai tỉnh đã thống nhất.
3. Đường địa giới hành chính giữa tỉnh Kon Tum và tỉnh Gia Lai tại khu vực thôn Tơ Vơn 1 (thôn Trà Huỳnh), xã Ia Khươl, huyện Chư Păh, giáp ranh giữa xã Hòa Bình, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum và xã Ia Khươl, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai nằm trên 02 mảnh bản đồ địa hình tỷ lệ 1:10.000 hệ tọa độ quốc gia VN-2000 do Bộ Tài nguyên và Môi trường thành lập năm 2008 (kèm theo), có phiên hiệu: D-48-48-D-b-2, D-49-37-C-a-1, là đường địa giới hành chính đã được tô bo màu hồng, khởi đầu từ đỉnh núi có độ cao 932,6 m, theo hướng chung Đông - Đông Bắc, đi theo sống núi qua các điểm có độ cao 802,3 m, 763,4 m, tiếp tục đi theo sống núi cắt qua đường đất nhỏ đến gặp suối, đi giữa suối đến giữa cầu Bản, chuyển hướng chung Đông Nam, đi giữa suối đến đầu khe, đi theo sống núi qua các điểm có độ cao 789,6 m, 829,4 m đến đỉnh núi có độ cao 902,7 m, tiếp tục theo hướng Đông - Đông Nam, đi theo khe đến gặp đường đất, chuyển hướng Đông bắc, đi theo sống núi đến đỉnh núi có độ cao 1004,6 m là điểm địa giới 2 tỉnh đã thống nhất.
1. Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan hướng dẫn triển khai thực hiện Nghị quyết này; theo dõi, kiểm tra và tổng hợp, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan và Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum, Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai căn cứ Điều 1 Nghị quyết này xác định cụ thể đường địa giới hành chính trên thực địa và chuyển vẽ lên bản đồ địa giới hành chính hệ tọa độ quốc gia VN-2000 để quản lý.
3. Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Kon Tum và tỉnh Gia Lai có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết; tuyên truyền, vận động, thuyết phục, tạo sự thống nhất cao trong hệ thống chính trị và sự đồng thuận, ủng hộ của nhân dân trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết.
4. Bộ Nội vụ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum, Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai hoàn thành việc xác định địa giới hành chính tại ba khu vực do lịch sử để lại trong quý I năm 2020.
1. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị quyết này./