Nghị định 103/2020/NĐ-CP Quy định về chứng nhận chủng loại gạo thơm xuất khẩu sang Liên minh châu Âu
04-09-2020
04-09-2020
Chính phủ Số: 103/2020/NĐ-CP |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 04 tháng 09 năm 2020 |
Nghị định
QUY ĐỊNH VỀ CHỨNG NHẬN CHỦNG LOẠI GẠO THƠM
XUẤT KHẨU SANG LIÊN MINH CHÂU ÂU
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Điều ước quốc tế ngày 09 tháng 4 năm 2016;
Căn cứ Nghị quyết số 102/2020/QH14 ngày 8 tháng 6 năm 2020 của Quốc hội phê
chuẩn Hiệp định Thương mại tự do giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
và Liên minh châu Âu (EVFTA);
Thực hiện Hiệp định Thương mại tự do giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam và Liên minh châu Âu có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 8 năm 2020;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định về
chứng nhận chủng loại gạo thơm xuất khẩu sang Liên minh châu Âu.
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định về chứng nhận chủng loại gạo thơm thuộc Danh mục quy định tại điểm 8 tiểu mục 1 mục B Phụ lục 2-A của Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (sau đây viết tắt là Hiệp định EVFTA) được hưởng miễn thuế nhập khẩu theo hạn ngạch khi xuất khẩu sang Liên minh châu Âu (sau đây viết tắt là EU).
Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến nội dung quy định tại Điều 1 Nghị định này.
Trong Nghị định này, các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:
1. Gạo thơm là loại gạo thuộc Danh mục quy định tại điểm 8 tiểu mục 1 mục B Phụ lục 2-A của Hiệp định EVFTA, được ban hành tại Phụ lục I kèm theo Nghị định này. Danh mục gạo thơm xuất khẩu được sửa đổi bổ sung theo Quyết định của Ủy ban Thương mại của Hiệp định EVFTA.
2. Lô ruộng lúa thơm là diện tích xác định của một thửa hoặc nhiều thửa ruộng liền kề được gieo cấy cùng một loại giống, cùng thời gian.
QUY ĐỊNH VỀ CHỨNG NHẬN CHỦNG LOẠI GẠO THƠM
Điều 4. Điều kiện chủng loại gạo thơm được chứng nhận
1. Gạo thơm được sản xuất từ giống lúa thơm có chất lượng hạt giống phù hợp theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia; có thông tin rõ ràng về diện tích, địa điểm trồng (tổ/thôn, phường/xã, quận/huyện/thị xã, tỉnh/thành phố).
2. Lô ruộng lúa thơm được kiểm tra đảm bảo độ thuần giống (% số cây) không nhỏ hơn 95%.
1. Lô ruộng lúa thơm được kiểm tra 01 lần trong thời gian 20 ngày trước khi thu hoạch và được lập Biên bản kiểm tra theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Phương pháp kiểm tra độ thuần giống của lô ruộng lúa thơm theo quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này. Mỗi lô ruộng lúa thơm kiểm tra được ghi Mã hiệu theo quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Tổ chức khảo nghiệm giống cây trồng được công nhận theo quy định tại Điều 21 Luật Trồng trọt và Điều 7 Nghị định số 94/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Trồng trọt về giống cây trồng và canh tác thực hiện kiểm tra lô ruộng lúa thơm.
Cơ quan có thẩm quyền chứng nhận, chứng nhận lại, hủy bỏ Giấy chứng nhận chủng loại gạo thơm là Cục Trồng trọt thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
1. Hồ sơ đề nghị chứng nhận chủng loại gạo thơm:
a) Đơn đề nghị chứng nhận chủng loại gạo thơm theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Mẫu Giấy chứng nhận chủng loại gạo thơm được kê khai đầy đủ thông tin từ mục 1 đến mục 9 theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này;
c) Bản chính hoặc bản sao có chứng thực Biên bản kiểm tra lô ruộng lúa thơm theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này;
d) Văn bản thỏa thuận chuyển giao Biên bản kiểm tra lô ruộng lúa thơm trong trường hợp tổ chức, cá nhân đề nghị chứng nhận chủng loại gạo thơm không đứng tên trong Biên bản kiểm tra lô ruộng lúa thơm.
2. Trình tự thực hiện:
a) Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường điện tử đến Cục Trồng trọt.
Trường hợp nộp trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính: Cục Trồng trọt kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay tính đầy đủ của hồ sơ cho tổ chức, cá nhân.
Trường hợp nộp qua môi trường điện tử: Thành phần hồ sơ phải được kê khai và ký chữ ký số trên các biểu mẫu điện tử được cung cấp sẵn theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 9 Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử. Trong thời hạn không quá 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cục Trồng trọt xem xét tính đầy đủ của thành phần hồ sơ; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân;
b) Trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ đầy đủ, Cục Trồng trọt tổ chức thẩm định và chứng nhận chủng loại gạo thơm theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này; trường hợp không chứng nhận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
1. Tổ chức, cá nhân được chứng nhận lại chủng loại gạo thơm trong trường hợp Giấy chứng nhận chủng loại gạo thơm bị mất hoặc bị hư hỏng hoặc thay đổi thông tin liên quan đến Giấy chứng nhận chủng loại gạo thơm đã chứng nhận.
2. Hồ sơ gồm:
a) Đơn đề nghị chứng nhận lại chủng loại gạo thơm theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Mẫu Giấy chứng nhận lại chủng loại gạo thơm được kê khai đầy đủ thông tin từ mục 1 đến mục 9 theo mẫu quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này;
c) Tài liệu chứng minh nội dung thay đổi đối với trường hợp thay đổi thông tin liên quan đến Giấy chứng nhận chủng loại gạo thơm đã chứng nhận;
d) Giấy chứng nhận chủng loại gạo thơm đã cấp đối với trường hợp bị hư hỏng hoặc thay đổi thông tin liên quan.
3. Trình tự thực hiện:
a) Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường điện tử đến Cục Trồng trọt.
Trường hợp nộp trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính: Cục Trồng trọt kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay tính đầy đủ của hồ sơ cho tổ chức, cá nhân.
Trường hợp nộp qua môi trường điện tử: Thành phần hồ sơ phải được kê khai và ký chữ ký số trên các biểu mẫu điện tử được cung cấp sẵn theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 9 Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử. Trong thời hạn không quá 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cục Trồng trọt xem xét tính đầy đủ của thành phần hồ sơ; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân;
b) Trong thời gian 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ đầy đủ, Cục Trồng trọt tổ chức thẩm định và chứng nhận lại theo mẫu quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này; trường hợp không chứng nhận lại phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
1. Giấy chứng nhận chủng loại gạo thơm bị hủy bỏ trong trường hợp phát hiện gian lận hồ sơ đề nghị chứng nhận chủng loại gạo thơm.
2. Trình tự thực hiện:
a) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận thông tin từ các tổ chức, cá nhân; Cục Trồng trọt thực hiện thẩm tra thông tin và thông báo hủy bỏ Giấy chứng nhận chủng loại gạo thơm đã chứng nhận khi có đủ bằng chứng;
b) Thông tin về Giấy chứng nhận chủng loại gạo thơm đã hủy bỏ được đăng tải trên cổng thông tin điện tử của Cục Trồng trọt.
1. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực đối với thông tin khai báo và hồ sơ đã nộp; về tính đúng giống theo quy định tại Điều 4 Nghị định này trong quá trình thu hoạch, phơi, sấy, sơ chế, bảo quản, xay, xát, chế biến, đóng gói.
2. Cử người phối hợp thực hiện kiểm tra theo quy định tại Điều 5 Nghị định này; cung cấp đầy đủ hồ sơ, thông tin và tài liệu liên quan trong quá trình xác minh chủng loại gạo thơm; chấp hành việc thanh tra, kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền.
3. Lưu trữ hồ sơ chứng nhận chủng loại gạo thơm dưới dạng văn bản hoặc bản điện tử trong thời hạn tối thiểu 05 năm kể từ ngày được Cục Trồng trọt chứng nhận chủng loại gạo thơm.
4. Trường hợp tổ chức, cá nhân sản xuất lúa thơm không phải là tổ chức, cá nhân đề nghị chứng nhận chủng loại gạo thơm có yêu cầu kiểm tra đồng ruộng thì thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này.
1. Thực hiện kiểm tra lô ruộng lúa thơm và chịu trách nhiệm về kết quả kiểm tra theo quy định tại Nghị định này.
2. Chấp hành việc thanh tra, kiểm tra; cung cấp các hồ sơ hên quan tới việc kiểm tra lô ruộng lúa thơm khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
3. Báo cáo định kỳ trước 20 tháng 12 hằng năm hoặc đột xuất kết quả kiểm tra lô ruộng lúa thơm khi có yêu cầu, gửi về Cục Trồng trọt theo mẫu quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Nghị định này.
1. Hướng dẫn tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục liên quan đến việc chứng nhận chủng loại gạo thơm khi được yêu cầu; tuân thủ quy trình chứng nhận chủng loại gạo thơm; trả lời, giải đáp kiến nghị của tổ chức, cá nhân về chứng nhận chủng loại gạo thơm.
2. Công bố trên cổng thông tin điện tử của Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn danh sách tổ chức kiểm tra; tên tổ chức, cá nhân được chứng nhận chủng loại gạo thơm, Giấy chứng nhận chủng loại gạo thơm đã cấp hoặc hủy bỏ; Danh mục gạo thơm xuất khẩu được cập nhật sửa đổi, bổ sung theo Quyết định của Ủy ban Thương mại Hiệp định EVFTA.
3. Lưu trữ hồ sơ chứng nhận chủng loại gạo thơm đã cấp dưới dạng bản giấy hoặc bản điện tử trong thời hạn tối thiểu 05 năm kể từ ngày chứng nhận.
4. Xây dựng kế hoạch tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện Nghị định này trên các phương tiện thông tin đại chúng; tổ chức tập huấn, hướng dẫn triển khai thực hiện, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Nghị định này.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 13. Hiệu lực thi hành
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Gạo thơm được sản xuất trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì hồ sơ đề nghị chứng nhận chủng loại gạo thơm của tổ chức, cá nhân thực hiện theo điểm a, b khoản 1 Điều 7 Nghị định này đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2020; tổ chức, cá nhân đề nghị chứng nhận chủng loại gạo thơm chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực đối với thông tin khai báo, hồ sơ chứng nhận, chứng nhận lại chủng loại gạo thơm.
1. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm tổ chức thi hành Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.