Hướng dẫn áp dụng văn bản luật Chỉ dẫn áp dụng các văn bản pháp luật về Luật thuế GTGT
Hướng dẫn áp dụng văn bản luật
Còn hiệu lực
null
Số:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày ... tháng ... năm ...
Chỉ dẫn áp dụng văn bản luật
Chỉ dẫn áp dụng các văn bản pháp luật về Luật thuế Giá trị gia tăng
Hệ thống hóa các văn bản pháp luật Việt Nam về Thuế GTGT và chỉ dẫn áp dụng các văn bản pháp luật Thuế GTGT
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi Điều chỉnh
Luật này quy định về đối tượng chịu thuế, đối tượng không chịu thuế, người nộp thuế, căn cứ và phương pháp tính thuế, khấu trừ và hoàn thuế giá trị gia tăng.
Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.
Hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam là đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng, trừ các đối tượng quy định tại Điều 5 của Luật này.
Thông tư 219/2013/TT-BTC
Hướng dẫn thi hành Luật thuế giá trị gia tăng và nghị định số 209/2013/NĐ - CP ngày 18/12/2013 của chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật thuế giá trị gia tăng
Điều 2. Đối tượng chịu thuế
Đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT) là hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất,kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam (bao gồm cả hàng hóa, dịch vụ mua của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài), trừ các đối tượng không chịu thuế GTGT hướng dẫn tại Điều 4 Thông tư này.
Người nộp thuế giá trị gia tăng là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng (sau đây gọi là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa chịu thuế giá trị gia tăng (sau đây gọi là người nhập khẩu).
Nghị định 209/2013/NĐ-CP
Hướng dẫn Luật thuế giá trị gia tăng
Điều 2. Người nộp thuế
1. Người nộp thuế giá trị gia tăng là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng (sau đây gọi là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa chịu thuế giá trị gia tăng (sau đây gọi là người nhập khẩu).
2. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam mua dịch vụ (kể cả trường hợp mua dịch vụ gắn với hàng hóa) của tổ chức nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam, cá nhân ở nước ngoài là đối tượng khôn cư trú tại Việt Nam thì tổ chức, cá nhân mua dịch vụ là người nộp thuế, trừ trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế giá trị gia tăng quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều này.
Quy định về cơ sở thường trú và cá nhân ở nước ngoài là đối tượng không cư trú tại Khoản này thực hiện theo quy định của pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp và pháp luật thuế thu nhập cá nhân.
3. Các trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế giá trị gia tăng:
a) Tổ chức, cá nhân nhận các khoản thu về bồi thường, tiền thưởng, tiền hỗ trợ, tiền chuyển nhượng quyền phát thải và các khoản thu tài chính khác.
b) Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam mua dịch vụ của tổ chức nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam, cá nhân ở nước ngoài là đối tượng không cư trú tại Việt Nam, bao gồm các trường hợp:Sửa chữa phương tiện vận tải, máy móc, thiết bị (bao gồm cả vật tư, phụ tùng thay thế); quảng cáo, tiếp thị; xúc tiến đầu tư và thương mại; môi giới bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ; đào tạo; chia cước dịch vụ bưu chính, viễn thông quốc tế giữa Việt Nam với nước ngoài mà các dịch vụ này được thực hiện ở ngoài Việt Nam.
c) Tổ chức, cá nhân không kinh doanh, không phải là người nộp thuế giá trị gia tăng bán tài sản.
d) Tổ chức, cá nhân chuyển nhượng dự án đầu tư để sản xuất,kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng cho doanh nghiệp, hợp tác xã.
đ) Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường được bán cho doanh nghiệp, hợp tác xã, trừ trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 5 Luật thuế giá trị gia tăng.
Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể quy định tại các Khoản 2 và 3 Điều này.
Thông tư 219/2013/TT-BTC
Hướng dẫn thi hành Luật thuế giá trị gia tăng và nghị định số 209/2013/NĐ - CP ngày 18/12/2013 của chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật thuế giá trị gia tăng
Điều 3. Người nộp thuế
Người nộp thuế GTGT là tổ chức, cá nhân sản xuất,kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT ở Việt Nam, không phân biệt ngành nghề, hình thức, tổ chức kinh doanh (sau đây gọi là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa, mua dịch vụ từ nước ngoài chịu thuế GTGT (sau đây gọi là người nhập khẩu) bao gồm:
1. Các tổ chức kinh doanh được thành lập và đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp Nhà nước (nay là Luật Doanh nghiệp), Luật Hợp tác xã và pháp luật kinh doanh chuyên ngành khác;
2. Các tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức sự nghiệp và các tổ chức khác;
3. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp tác kinh doanh theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam(nay là Luật đầu tư); các tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động kinh doanh ở Việt Nam nhưng không thành lập pháp nhân tại Việt Nam;
4. Cá nhân, hộ gia đình, nhóm người kinh doanh độc lập và các đối tượng khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu;
5. Tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh tại Việt Nam mua dịch vụ (kể cả trường hợp mua dịch vụ gắn với hàng hóa) của tổ chức nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam, cá nhân ở nước ngoài là đối tượng không cư trú tại Việt Nam thì tổ chức, cá nhân mua dịch vụ là người nộp thuế,trừ trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT hướng dẫn tại khoản 2 Điều 5 Thông tư này.
Quy định về cơ sở thường trú và đối tượng không cư trú thực hiện theo pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp và pháp luật về thuế thu nhập cá nhân.
6. Chi nhánh của doanh nghiệp chế xuất được thành lập để hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế.
Ví dụ 1: Công ty TNHH Sanko là doanh nghiệp chế xuất. Ngoài hoạt động sản xuất để xuất khẩu Công ty TNHH Sanko còn được cấp phép thực hiện quyền nhập khẩu để bán ra hoặc để xuất khẩu, Công ty TNHH Sanko phải thành lập chi nhánh để thực hiện hoạt động này theo quy định của pháp luật thì Chi nhánh hạch toán riêng và kê khai, nộp thuế GTGT riêng đối với hoạt động này, không hạch toán chung vào hoạt động sản xuất để xuất khẩu.
Khi nhập khẩu hàng hóa để thực hiện phân phối (bán ra), Chi nhánh Công ty TNHH Sanko thực hiện kê khai, nộp thuế GTGT ở khâu nhập khẩu và khi bán ra (bao gồm cả xuất khẩu), Công ty TNHH Sanko sử dụng hóa đơn,kê khai, nộp thuế GTGT theo quy định.
Điều5. Các trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT
1. Tổ chức, cá nhân nhận các khoản thu về bồi thường bằng tiền (bao gồm cả tiền bồi thường về đất và tài sản trên đất khi bị thu hồi đất theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền), tiền thưởng, tiền hỗ trợ, tiền chuyển nhượng quyền phát thải và các khoản thu tài chính khác.
Cơ sở kinh doanh khi nhận khoản tiền thu về bồi thường, tiền thưởng, tiền hỗ trợ nhận được, tiền chuyển nhượng quyền phát thải và các khoản thu tài chính khác thì lập chứng từ thu theo quy định. Đối với cơ sở kinh doanh chi tiền, căn cứ mục đích chi để lập chứng từ chi tiền.
Trường hợp bồi thường bằng hàng hóa, dịch vụ, cơ sở bồi thường phải lập hóa đơn và kê khai, tính, nộp thuế GTGT như đối với bán hàng hóa, dịch vụ; cơ sở nhận bồi thường kê khai, khấu trừ theo quy định.
Trường hợp cơ sở kinh doanh nhận tiền của tổ chức,cá nhân để thực hiện dịch vụ cho tổ chức, cá nhân như sửa chữa, bảo hành,khuyến mại, quảng cáo thì phải kê khai, nộp thuế theo quy định.
Ví dụ 10: Công ty TNHH P&C nhận được khoản tiền lãi từ việc mua trái phiếu và tiền cổ tức từ việc mua cổ phiếu của các doanh nghiệp khác. Công ty TNHH P&C không phải kê khai, nộp thuế GTGT đối với khoản tiền lãi từ việc mua trái phiếu và tiền cổ tức nhận được.
Ví dụ 11: Doanh nghiệp A nhận được khoản bồi thường thiệt hại do bị hủy hợp đồng từ doanh nghiệp B là 50 triệu đồng thì doanh nghiệp A lập chứng từ thu và không phải kê khai, nộp thuế GTGT đối với khoản tiền trên.
Ví dụ 12: Doanh nghiệp X mua hàng của doanh nghiệp Y, doanh nghiệp X có ứng trước cho doanh nghiệp Y một khoản tiền và được doanh nghiệp Y trả lãi cho khoản tiền ứng trước đó thì doanh nghiệp X không phải kê khai, nộp thuế GTGT đối với khoản lãi nhận được.
Ví dụ 13: Doanh nghiệp X bán hàng cho doanh nghiệp Z, tổng giá thanh toán là 440 triệu đồng. Theo hợp đồng, doanh nghiệp Z thanh toán trả chậm trong vòng 3 tháng, lãi suất trả chậm là 1%/tháng/tổng giá thanh toán của hợp đồng. Sau 3 tháng, doanh nghiệp X nhận được từ doanh nghiệp Z tổng giá trị thanh toán của hợp đồng là 440 triệu đồng và số tiền lãi chậm trả là 13,2 triệu đồng (440 triệu đồng x 1% x 3 tháng) thì doanh nghiệp X không phải kê khai, nộp thuế GTGT đối với khoản tiền 13,2 triệu đồng này.
Ví dụ 14: Doanh nghiệp bảo hiểm A và Công ty B ký hợp đồng bảo hiểm với hình thức bảo hiểm bằng tiền. Khi có rủi ro bảo hiểm xảy ra, doanh nghiệp bảo hiểm A bồi thường cho Công ty B bằng tiền theo quy định của pháp luật về bảo hiểm. Công ty B không phải kê khai, nộp thuế GTGT đối với số tiền bồi thường bảo hiểm nhận được.
Ví dụ 15: Công ty cổ phần Sữa ABC có chi tiền cho các nhà phân phối (là tổ chức, cá nhân kinh doanh) để thực hiện chương trình khuyế nmại (theo quy định của pháp luật về hoạt động xúc tiến thương mại), tiếp thị,trưng bày sản phẩm cho Công ty (nhà phân phối nhận tiền này để thực hiện dịch vụ cho Công ty) thì khi nhận tiền, trường hợp nhà phân phối là người nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ lập hóa đơn GTGT và tính thuế GTGT theo thuế suất 10%, trường hợp nhà phân phối là người nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì sử dụng hóa đơn bán hàng và xác định số thuế phải nộp theo tỷ lệ (%)trên doanh thu theo quy định.
2. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam mua dịch vụ của tổ chức nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam,cá nhân ở nước ngoài là đối tượng không cư trú tại Việt Nam, bao gồm các trường hợp: sửa chữa phương tiện vận tải, máy móc, thiết bị (bao gồm cả vật tư, phụ tùng thay thế); quảng cáo, tiếp thị; xúc tiến đầu tư và thương mại; môi giới bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài; đào tạo; chia cước dịch vụ bưu chính,viễn thông quốc tế giữa Việt Nam với nước ngoài mà các dịch vụ này được thực hiện ở ngoài Việt Nam, dịch vụ thuê đường truyền dẫn và băng tần vệ tinh của nước ngoài theo quy định của pháp luật.
3. Tổ chức, cá nhân không kinh doanh, không phải là người nộp thuế GTGT bán tài sản.
Ví dụ 16: Ông A là cá nhân không kinh doanh bán 01 ôtô 4 chỗ ngồi cho ông B với giá là 600 triệu đồng thì ông A không phải kê khai,tính thuế GTGT đối với số tiền bán ô tô thu được.
Ví dụ 17: Ông E là cá nhân không kinh doanh thế chấp 01 ô tô 5 chỗ ngồi cho ngân hàng VC để vay tiền. Đến thời hạn phải thanh toán theo hợp đồng, Ông E không thanh toán được cho ngân hàng VC nên tài sản là ô tô thế chấp bị bán phát mại để thu hồi nợ thì khoản tiền thu được từ bán phát mại chiếc ôtô thế chấp nêu trên không phải kê khai, tính thuế GTGT.
4. Tổ chức, cá nhân chuyển nhượng dự án đầu tư để sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng cho doanh nghiệp, hợp tác xã.
Ví dụ 18: Công ty cổ phần P thực hiện dự án đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất cồn công nghiệp. Đến tháng 3/2014, dự án đầu tư đã hoàn thành được 90% so với đề án thiết kế và giá trị đầu tư là 26 tỷ đồng. Do gặp khó khăn về tài chính, Công ty cổ phần P quyết định chuyển nhượng toàn bộ dự án đang đầu tư cho Công ty cổ phần X với giá chuyển nhượng là 28 tỷ đồng.Công ty cổ phần X nhận chuyển nhượng dự án đầu tư trên để tiếp tục sản xuất cồn công nghiệp. Công ty cổ phần P không phải kê khai, nộp thuế GTGT đối với giá trị dự án chuyển nhượng cho Công ty cổ phần X.
5. Doanh nghiệp, hợp tác xã nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ bán sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, hải sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường cho doanh nghiệp, hợp tác xã ở khâu kinh doanh thương mại không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT. Trên hóa đơn GTGT, ghi dòng giá bán là giá không có thuế GTGT, dòng thuế suất và thuế GTGT không ghi, gạch bỏ.
Trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ bán sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường cho các đối tượng khác như hộ, cá nhân kinh doanh và các tổ chức, cá nhân khác thì phải kê khai,tính nộp thuế GTGT theo mức thuế suất 5% hướng dẫn tại khoản 5 Điều 10 Thông tư này.
Hộ, cá nhân kinh doanh, doanh nghiệp, hợp tác xã và tổ chức kinh tế khác nộp thuế GTGT theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT khi bán sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường ở khâu kinh doanh thương mại thì kê khai, tính nộp thuế GTGT theo tỷ lệ 1% trên doanh thu.
Ví dụ 19: Công ty lương thực B là cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thu mua gạo của tổ chức, cá nhân trực tiếp trồng bán ra thì ở khâu thu mua của tổ chức, cá nhân trực tiếp trồng bán ra thì gạo thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.
Trường hợp Công ty lương thực B bán gạo cho Công ty XNK C thì Công ty lương thực B không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT đối với số gạo bán cho Công ty XNK C.
Công ty lương thực B bán gạo cho Công ty TNHH D (là doanh nghiệp sản xuất bún, bánh phở) thì Công ty lương thực B không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT đối với số gạo bán cho Công ty TNHH D.
Trên hóa đơn GTGT lập, giao cho Công ty XNK C, Công ty TNHH D, Công ty lương thực B ghi rõ giá bán là giá không có thuế GTGT, dòng thuế suất và thuế GTGT không ghi, gạch bỏ.
Công ty lương thực B bán trực tiếp gạo cho người tiêu dùng thì kê khai, nộp thuế GTGT theo mức thuế suất thuế GTGT là 5% theo hướng dẫn tại khoản 5 Điều 10 Thông tư này.
Ví dụ 20: Công ty TNHH A là CSKD nộp thuế theo phương pháp khấu trừ mua cà phê nhân của nông dân trồng cà phê, sau đó Công ty TNHH A bán số cà phê nhân này cho hộ kinh doanh H thì doanh thu của Công ty TNHH A từ bán cà phê nhân cho hộ kinh doanh H áp dụng mức thuế suất 5%.
Ví dụ 21: Hộ ông X sau khi thu mua lá chè của hộ trồng chè đã bán ra cho hộ ông Y thì hộ ông X phải tính, nộp thuế GTGT theo tỷlệ 1% trên doanh thu bán lá chè cho hộ ông Y.
Trường hợp sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường bán cho doanh nghiệp, hợp tác xã đã lập hóa đơn, kê khai, tính thuế GTGT thì người bán và người mua phải điều chỉnh hóa đơn để không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT theo hướng dẫn tại khoản này.
6. Tài sản cố định đang sử dụng, đã thực hiện trích khấu hao khi điều chuyển theo giá trị ghi trên sổ sách kế toán giữa cơ sở kinh doanh và các đơn vị thành viên do một cơ sở kinh doanh sở hữu 100% vốn hoặc giữa các đơn vị thành viên do một cơ sở kinh doanh sở hữu 100% vốn để phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT thì không phải lập hóa đơn và kê khai, nộp thuế GTGT. Cơ sở kinh doanh có tài sản cố định điều chuyển phải có Quyết định hoặc Lệnh điều chuyển tài sản kèm theo bộ hồ sơ nguồn gốc tài sản.
Trường hợp tài sản cố định khi điều chuyển đã thực hiện đánh giá lại giá trị tài sản hoặc điều chuyển cho cơ sở sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT thì phải lập hóa đơn GTGT, kê khai,nộp thuế GTGT theo quy định.
7. Các trường hợp khác:
Cơ sở kinh doanh không phải kê khai, nộp thuế trong các trường hợp sau:
a) Góp vốn bằng tài sản để thành lập doanh nghiệp.Tài sản góp vốn vào doanh nghiệp phải có: biên bản góp vốn sản xuất kinh doanh,hợp đồng liên doanh, liên kết; biên bản định giá tài sản của Hội đồng giao nhận vốn góp của các bên góp vốn (hoặc văn bản định giá của tổ chức có chức năng định giá theo quy định của pháp luật), kèm theo bộ hồ sơ về nguồn gốc tài sản.
b) Điều chuyển tài sản giữa các đơn vị hạch toán phụ thuộc trong doanh nghiệp; điều chuyển tài sản khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp. Tài sản điều chuyển giữa các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc trong cơ sở kinh doanh; tài sản điều chuyển khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp thì cơ sở kinh doanh có tài sản điều chuyển phải có lệnh điều chuyển tài sản, kèm theo bộ hồ sơ nguồn gốc tài sản và không phải xuất hóa đơn.
Trường hợp tài sản điều chuyển giữa các đơn vị hạch toán độc lập hoặc giữa các đơn vị thành viên có tư cách pháp nhân đầy đủ trong cùng một cơ sở kinh doanh thì cơ sở kinh doanh có tài sản điều chuyển phải xuất hóa đơn GTGT và kê khai, nộp thuế GTGT theo quy định, trừ trường hợp hướng dẫn tại khoản 6 Điều này.
c) Thu đòi người thứ 3 của hoạt động bảo hiểm.
d) Các khoản thu hộ không liên quan đến việc bán hàng hóa, dịch vụ của cơ sở kinh doanh.
đ) Doanh thu hàng hóa, dịch vụ nhận bán đại lý và doanh thu hoa hồng được hưởng từ hoạt động đại lý bán đúng giá quy định của bên giao đại lý hưởng hoa hồng của dịch vụ: bưu chính, viễn thông, bán vé xổ số, vé máy bay, ô tô, tàu hoả, tàu thủy; đại lý vận tải quốc tế; đại lý của các dịch vụ ngành hàng không, hàng hải mà được áp dụng thuế suất thuế GTGT 0%; đại lý bán bảo hiểm.
e) Doanh thu hàng hóa, dịch vụ và doanh thu hoa hồng đại lý được hưởng từ hoạt động đại lý bán hàng hóa, dịch vụ thuộc diện không chịu thuế GTGT.
g) Cơ sở kinh doanh không phải nộp thuế GTGT khâu nhập khẩu trong trường hợp nhập khẩu hàng hóa đã xuất khẩu nhưng bị phía nước ngoài trả lại. Khi cơ sở kinh doanh bán hàng hóa bị trả lại này trong nội địa thì phải kê khai, nộp thuế GTGT theo quy định”.23F[1]
h) Tổ chức, doanh nghiệp nhận các khoản thù lao từ cơ quan nhà nước do thực hiện hoạt động thu hộ, chi hộ các cơ quan nhà nước.
Thù lao thu hộ, chi hộ các cơ quan nhà nước không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT quy định tại điểm này là các khoản thù lao nhận được từ hoạt động: thu bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế tự nguyện cho cơ quan Bảo hiểm xã hội; chi trả trợ cấp ưu đãi cho người có công, trợ cấp khác cho Bộ Lao động và thương binh xã hội; thu thuế của hộ cá nhân cho cơ quan thuế và các khoản thu hộ, chi hộ khác cho cơ quan Nhà nước 24F[2].
Thông tư 92/2015/TT-BTC
Hướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú có hoạt động kinh doanh; hướng dẫn thực hiện một số nội dung sửa đổi, bổ sung về thuế thu nhập cá nhân quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế số 71/2014/QH13 và nghị định số 12/2015/NĐ - CP ngày 12/02/2015 của chính phủ quy định chi tiết thi hành luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về thuế
Điều 1. Người nộp thuế
1. Người nộp thuế theo hướng dẫn tại Chương I Thông tư này là cá nhân cư trú bao gồm cá nhân, nhóm cá nhân và hộ gia đình có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc tất cả các lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật (sau đây gọi là cá nhân kinh doanh). Lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh bao gồm cả một số trường hợp sau:
a) Hành nghề độc lập trong những lĩnh vực, ngành nghề được cấp giấy phép hoặc chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật.
b) Làm đại lý bán đúng giá đối với đại lý xổ số, đại lý bảo hiểm, bán hàng đa cấp của cá nhân trực tiếp ký hợp đồng với công ty xổ số kiến thiết, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp bán hàng đa cấp.
c) Hợp tác kinh doanh với tổ chức.
d) Sản xuất, kinh doanh nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản không đáp ứng điều kiện được miễn thuế hướng dẫn tại điểm e, khoản 1, Điều 3 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính.
2. Người nộp thuế nêu tại khoản 1 Điều này không bao gồm cá nhân kinh doanh có doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống.
1. Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường của tổ chức, cá nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra và ở khâu nhập khẩu.
2. Sản phẩm là giống vật nuôi, giống cây trồng, bao gồm trứng giống, con giống, cây giống, hạt giống, tinh dịch, phôi, vật liệu di truyền.
3. Tưới, tiêu nước; cày, bừa đất; nạo vét kênh, mương nội đồng phục vụ sản xuất nông nghiệp; dịch vụ thu hoạch sản phẩm nông nghiệp.
4. Sản phẩm muối được sản xuất từ nước biển, muối mỏ tự nhiên, muối tinh, muối i-ốt.
5. Nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước do Nhà nước bán cho người đang thuê.
6. Chuyển quyền sử dụng đất
7. Bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm người học, bảo hiểm vật nuôi, bảo hiểm cây trồng và tái bảo hiểm.
8. Dịch vụ cấp tín dụng; kinh doanh chứng khoán; chuyển nhượng vốn; dịch vụ tài chính phát sinh, bao gồm hoán đổi lãi suất, hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, quyền chọn mua, bán ngoại tệ và các dịch vụ tài chính phát sinh khác theo quy định của pháp luật.
9. Dịch vụ y tế, dịch vụ thú y, bao gồm dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, phòng bệnh cho người và vật nuôi.
10. Dịch vụ bưu chính, viễn thông công ích và In-ter-net phổ cập theo chương trình của Chính phủ.
11. Dịch vụ phục vụ công cộng về vệ sinh, thoát nước đường phố và khu dân cư; duy trì vườn thú, vườn hoa, công viên, cây xanh đường phố, chiếu sáng công cộng; dịch vụ tang lễ.
12. Duy tu, sửa chữa, xây dựng bằng nguồn vốn đóng góp của nhân dân, vốn viện trợ nhân đạo đối với các công trình văn hóa, nghệ thuật, công trình phục vụ công cộng, cơ sở hạ tầng và nhà ở cho đối tượng chính sách xã hội.
13. Dạy học, dạy nghề theo quy định của pháp luật.
14. Phát sóng truyền thanh, truyền hình bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước.
15. Xuất bản, nhập khẩu, phát hành báo, tạp chí, bản tin chuyên ngành, sách chính trị, sách giáo khoa, giáo trình, sách văn bản pháp luật, sách khoa học – kỹ thuật, sách in bằng chữ dân tộc thiểu số và tranh, ảnh, áp phích tuyên truyền cổ động, kể cả dưới dạng băng hoặc đĩa ghi tiếng, ghi hình, dữ liệu điện tử; in tiền.
16. Vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt, xe điện.
17. Máy móc, thiết bị, vật tư thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu để sử dụng trực tiếp cho hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ; máy móc, thiết bị, phụ tùng thay thế, phương tiện vận tải chuyên dùng và vật tư thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển mỏ dầu, khí đốt; tàu bay, dàn khoan, tàu thủy thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu tạo tài sản cố định của doanh nghiệp, thuê của nước ngoài sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và để cho thuê.
18. Vũ khí, khí tài chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh.
19. Hàng hóa nhập khẩu trong trường hợp viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại; quà tặng cho cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; quà biếu, quà tặng cho cá nhân tại Việt Nam theo mức quy định của Chính phủ; đồ dùng của tổ chức, cá nhân nước ngoài theo tiêu chuẩn miễn trừ ngoại giao; hàng mang theo người trong tiêu chuẩn hành lý miễn thuế.
Hàng hóa, dịch vụ bán cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế để viện trợ nhân đạo, viên trợ không hoàn lại cho Việt Nam.
20. Hàng hóa chuyển khẩu, quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam; hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu; hàng tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu; nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng hóa xuất khẩu theo hợp đồng sản xuất; gia công xuất khẩu ký kết với bên nước ngoài; hàng hóa, dịch vụ được mua bán giữa nước ngoài với các khu phi thuế quan và giữa các khu phi thuế quan với nhau.
21. Chuyển giao công nghệ theo quy định của Luật chuyển giao công nghệ; chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ; phần mềm máy tính.
22. Vàng nhập khẩu dạng thỏi, miếng chưa được chế tác thành sản phẩm mỹ nghệ, đồ trang sức hay sản phẩm khác.
23. Sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên, khoáng sản khai thác chưa chế biến theo quy định của Chính phủ.
24. Sản phẩm nhân tạo dùng để thay thế cho bộ phận cơ thể của người bệnh; nạng, xe lăn và dụng cụ chuyên dùng khác cho người tàn tật.
25. Hàng hóa, dịch vụ của cá nhân kinh doanh có mức thu nhập bình quân tháng thấp hơn mức lương tối thiểu chung áp dụng đối với tổ chức, doanh nghiệp trong nước.
Cơ sở kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng quy định tại Điều này không được khấu trừ và hoàn thuế giá trị gia tăng đầu vào, trừ trường hợp áp dụng mức thuế suất 0% quy định tại khoản 1 Điều 8 của Luật này.
Nghị định 209/2013/NĐ-CP
Hướng dẫn Luật thuế giá trị gia tăng
Điều 3. Đối tượng không chịu thuế
Đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng thực hiện theo quy định tại Điều 5 Luật thuế giá trị gia tăng, khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng và khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật quản lý thuế 36F[1].
1. Đối với các sản phẩm quy định tại khoản 1 Điều 5 Luật thuế giá trị gia tăng đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật quản lý thuế qua sơ chế thông thường là sản phẩm mới được làm sạch, phơi,sấy khô, bóc vỏ, tách hạt, cắt, ướp muối, bảo quản lạnh và các hình thức bảo quản thông thường khác”37F[2]
1b 38F[3]. Phân bón; thức ăn cho gia súc, gia cầm, thủy sản và thức ăn cho vật nuôi khác, bao gồm các loại sản phẩm đã qua chế biến hoặc chưa qua chế biến như cám, bã, khô dầu các loại, bột cá, bột xương, bột tôm, các loại thức ăn khác dùng cho gia súc, gia cầm, thủy sản và vật nuôi khác, các chất phụ gia thức ăn chăn nuôi (như premix, hoạt chất và chất mang).
Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn các loại thức ăn cho gia súc, gia cầm, thủy sản và vật nuôi khác và các chất phụ gia thức ăn chăn nuôi thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng theo quy định tại Khoản này.
1c 39F[4]. Tàu đánh bắt xa bờ; máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp gồm: Máy cày; máy bừa; máy phay; máy rạch hàng; máy bạt gốc; thiết bị san phẳng đồng ruộng; máy gieo hạt;máy cấy; máy trồng mía; hệ thống máy sản xuất mạ thảm; máy xới, máy vun luống,máy vãi, rắc phân, bón phân; máy, bình phun thuốc bảo vệ thực vật; máy thu hoạch lúa, ngô, mía, cà phê, bông; máy thu hoạch củ, quả, rễ; máy đốn chè, máy hái chè; máy tuốt đập lúa; máy bóc bẹ tẽ hạt ngô; máy tẽ ngô; máy đập đậu tương;máy bóc vỏ lạc; xát vỏ cà phê; máy, thiết bị sơ chế cà phê, thóc ướt; máy sấy nông sản (lúa, ngô, cà phê, tiêu, điều...), thủy sản; máy thu gom, bốc mía,lúa, rơm rạ trên đồng; máy ấp, nở trứng gia cầm; máy thu hoạch cỏ, máy đóng kiện rơm, cỏ; máy vắt sữa và các loại máy chuyên dùng khác.
Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn các loại máy chuyên dùng khác dùng cho sản xuất nông nghiệp thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng theo quy định tại Khoản này.
2. Một số dịch vụ quy định tại Khoản 8 Điều 5 Luật thuế giá trị gia tăng và Khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng được quy định như sau:
a) 40F[5]Dịch vụ cấp tín dụng gồm các hình thức:
- Cho vay;
- Chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng và các giấy tờ có giá khác;
- Bảo lãnh;
- Cho thuê tài chính;
- Phát hành thẻ tín dụng;
- Bao thanh toán trong nước; bao thanh toán quốc tế;
- Bán tài sản bảo đảm tiền vay, bao gồm cả trường hợp bên đi vay vốn tự bán tài sản bảo đảm theo ủy quyền của bên cho vay để trả nợ khoản vay có bảo đảm. Trường hợp người có tài sản bảo đảm không có khả năng trả nợ và phải bàn giao tài sản cho tổ chức tín dụng để xử lý tài sản bảo đảm tiền vay theo quy định của pháp luật thì không phải xuất hóa đơn giá trị gia tăng;
- Cung cấp thông tin tín dụng theo quy định của Luật Ngân hàng nhà nước;
- Hình thức cấp tín dụng khác theo quy định của pháp luật.
b) Dịch vụ cho vay của người nộp thuế không phải là tổ chức tín dụng;
c) Kinh doanh chứng khoán bao gồm: Môi giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán,lưu ký chứng khoán, quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, quản lý công ty đầu tư chứng khoán, quản lý danh mục đầu tư chứng khoán, dịch vụ tổ chức thị trường của sở giao dịch chứng khoán hoặc trung tâm giao dịch chứng khoán, dịch vụ liên quan đến chứng khoán đăng ký, lưu ký tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam,cho khách hàng vay tiền để thực hiện giao dịch ký quỹ, ứng trước tiền bán chứng khoán và hoạt động kinh doanh chứng khoán khác theo quy định của pháp luật về chứng khoán.
d) Chuyển nhượng vốn bao gồm việc chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ số vốn đã đầu tư, kể cả trường hợp bán doanh nghiệp cho doanh nghiệp khác để sản xuất kinh doanh, chuyển nhượng chứng khoán, chuyển nhượng quyền góp vốn và các hình thức chuyển nhượng vốn khác theo quy định của pháp luật.
đ) Bán nợ.
e) Kinh doanh ngoại tệ.
g) Bán tài sản bảo đảm của khoản nợ của tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng Việt Nam.
341F[6]. Dịch vụ khám, chữa bệnh quy định tại khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật quản lý thuế bao gồm cả vận chuyển,xét nghiệm, chiếu, chụp, máu và chế phẩm máu dùng cho người bệnh.
Dịch vụ chăm sóc người cao tuổi, người khuyết tật quy định tại khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật quản lý thuế bao gồm cả chăm sóc về y tế, dinh dưỡng và tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, giải trí, vật lý trị liệu, phục hồi chức năng cho người cao tuổi, người khuyết tật.
4. Dịch vụ duy trì vườn thú, vườn hoa, công viên, cây xanh đường phố, chiếu sáng công cộng; dịch vụ tang lễ.
Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể dịch vụ không thuộc đối tượng chịu thuế quy định tại Khoản này.
5. Đối với hoạt động duy tu, sửa chữa, xây dựng các công trình quy định tại Khoản 12 Điều 5 Luật thuế giá trị gia tăng nếu có sử dụng nguồn vốn khác ngoài nguồn vốn đóng góp của nhân dân (bao gồm cả vốn đóng góp,tài trợ của tổ chức, cá nhân), vốn viện trợ nhân đạo mà nguồn vốn khác không vượt quá 50% tổng số vốn sử dụng cho công trình thì đối tượng không chịu thuế là toàn bộ giá trị công trình.
Đối tượng chính sách xã hội bao gồm: Người có công theo quy định của pháp luật về người có công; đối tượng bảo trợ xã hội hưởng trợ cấp từ ngân sách nhà nước; người thuộc hộ nghèo, cận nghèo và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
642F[7]. Vận chuyển hành khách công cộng quy định tại khoản 16 Điều 5 Luật thuế giá trị gia tăng gồm vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt, xe điện (bao gồm cả tàu điện) theo các tuyến trong nội tỉnh, trong đô thị và các tuyến lân cận ngoại tỉnh theo quy định của pháp luật về giao thông.
7. Tàu bay quy định tại Khoản 17 Điều 5 Luật thuế giá trị gia tăng và Khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng bao gồm cả động cơ tàu bay.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan ban hành Danh mục máy móc, thiết bị, phụ tùng, vật tư thuộc loại trong nước đã sản xuất được để làm cơ sở phân biệt với loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu sử dụng trực tiếp cho hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; Danh mục máy móc, thiết bị, phụ tùng thay thế, phương tiện vận tải chuyên dùng và vật tư thuộc loại trong nước đã sản xuất được làm cơ sở phân biệt với loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu để tiến hành hoạt động tìm kiếm thăm dò, phát triển mỏ dầu, khí đốt; Danh mục tàu bay, dàn khoan,tàu thủy thuộc loại trong nước đã sản xuất được làm cơ sở phân biệt với loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu tạo tài sản cố định của doanh nghiệp, thuê của nước ngoài sử dụng cho sản xuất, kinh doanh, để cho thuê và cho thuê lại.
8. Vũ khí, khí tài chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh quy định tại Khoản 18 Điều 5 Luật thuế giá trị gia tăng do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chủ trì, thống nhất với Bộ Tài chính quy định cụ thể.
9. Hàng hóa nhập khẩu quy định tại Khoản 19 Điều 5 của Luật thuế giá trị gia tăng được quy định cụ thể như sau:
a) Đối với hàng viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại nhập khẩu phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
b) Đối với quà tặng cho các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân thực hiện theo quy định của pháp luật về quà biếu, quà tặng.
c) Định mức hàng hóa nhập khẩu là quà biếu, quà tặng cho cá nhân tại Việt Nam thực hiện theo quy định của pháp luật về quà biếu, quà tặng.
d) Đồ dùng của tổ chức, cá nhân nước ngoài theo tiêu chuẩn miễn trừ ngoại giao; hàng mang theo người trong tiêu chuẩn hành lý miễn thuế.
đ) Hàng hóa, dịch vụ bán cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế để viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam.
10. Trường hợp chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ theo quy định tại Khoản 21 Điều 5 Luật thuế giá trị gia tăng mà có kèm theo chuyển giao máy móc, thiết bị thì đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng tính trên phần giá trị công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ chuyển giao,chuyển nhượng; trường hợp không tách riêng được thì thuế giá trị gia tăng được tính trên cả phần giá trị công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ chuyển giao, chuyển nhượng cùng với máy móc, thiết bị.
1143F[8]. Sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên,khoáng sản khai thác chưa chế biến thành sản phẩm khác.
Sản phẩm xuất khẩu là hàng hóa được chế biến trực tiếp từ nguyên liệu chính là tài nguyên, khoáng sản có tổng trị giá tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản xuất sản phẩm trở lên trừ các trường hợp sau:
- Sản phẩm xuất khẩu được chế biến từ tài nguyên, khoáng sản do cơ sở kinh doanh trực tiếp khai thác và chế biến hoặc thuê cơ sở khác chế biến mà trong quy trình chế biến đã thành sản phẩm khác sau đó lại tiếp tục chế biến ra sản phẩm xuất khẩu (quy trình chế biến khép kín hoặc thành lập phân xưởng, nhà máy chế biến theo từng công đoạn) thì sản phẩm xuất khẩu này thuộc đối tượng áp dụng thuế suất thuế giá trị gia tăng 0% nếu đáp ứng được các điều kiện theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 12 Luật thuế giá trị gia tăng.
- Sản phẩm xuất khẩu được chế biến từ tài nguyên, khoáng sản do cơ sở kinh doanh mua về chế biến hoặc thuê cơ sở khác chế biến mà trong quy trình chế biến đã thành sản phẩm khác sau đó lại tiếp tục chế biến ra sản phẩm xuất khẩu (quy trình chế biến khép kín hoặc thành lập phân xưởng, nhà máy chế biến theo từng công đoạn) thì sản phẩm xuất khẩu này thuộc đối tượng áp dụng thuế suất thuế giá trị gia tăng 0% nếu đáp ứng được các điều kiện theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 12 Luật thuế giá trị gia tăng.
- Sản phẩm xuất khẩu được chế biến từ nguyên liệu chính không phải là tài nguyên, khoáng sản (tài nguyên, khoáng sản đã chế biến thành sản phẩm khác) do cơ sở kinh doanh mua về chế biến hoặc thuê cơ sở khác chế biến thành sản phẩm xuất khẩu thì sản phẩm xuất khẩu này thuộc đối tượng áp dụng thuế suất thuế giá trị gia tăng 0% nếu đáp ứng được các điều kiện theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 12 Luật thuế giá trị gia tăng.
Tài nguyên, khoáng sản quy định tại khoản 23 Điều 5 của Luật thuế giá trị gia tăng là tài nguyên, khoáng sản có nguồn gốc trong nước gồm:Khoáng sản kim loại; khoáng sản không kim loại; dầu thô; khí thiên nhiên; khí than.
Trị giá tài nguyên, khoáng sản đưa vào chế biến được xác định như sau: Đối với tài nguyên, khoáng sản trực tiếp khai thác là chi phí trực tiếp, gián tiếp khai thác ra tài nguyên, khoáng sản không bao gồm chi phí vận chuyển tài nguyên, khoáng sản từ nơi khai thác đến nơi chế biến; đối với tài nguyên, khoáng sản mua để chế biến tiếp là giá thực tế mua không bao gồm chi phí vận chuyển tài nguyên, khoáng sản từ nơi mua đến nơi chế biến.
Chi phí năng lượng gồm: Nhiên liệu, điện năng, nhiệt năng.
Tỷ lệ trị giá tài nguyên, khoáng sản và chi phí năng lượng trên giá thành sản xuất sản phẩm được xác định căn cứ vào quyết toán năm trước và tỷ lệ này được áp dụng ổn định trong năm xuất khẩu. Trường hợp năm đầu tiên xuất khẩu sản phẩm thì tỷ lệ trị giá tài nguyên, khoáng sản và chi phí năng lượng trên giá thành sản xuất sản phẩm được xác định theo phương án đầu tư và tỷ lệ này được áp dụng ổn định trong năm xuất khẩu; trường hợp không có phương án đầu tư thì tỷ lệ trị giá tài nguyên, khoáng sản và chi phí năng lượng trên giá thành sản xuất sản phẩm được xác định theo thực tế của sản phẩm xuất khẩu.
Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn cụ thể việc xác định tài nguyên, khoáng sản khai thác chưa được chế biến thành sản phẩm khác quy định tại khoản này.
12. Hàng hóa, dịch vụ của hộ, cá nhân kinh doanh có mức doanh thu hàng năm từ một trăm triệu đồng trở xuống.
Bộ Tài chính hướng dẫn hộ, cá nhân kinh doanh có mức doanh thu từ một trăm triệu đồng trở xuống không chịu thuế giá trị gia tăng quy định tại Khoản này
Thông tư 219/2013/TT-BTC
Hướng dẫn thi hành Luật thuế giá trị gia tăng và nghị định số 209/2013/NĐ - CP ngày 18/12/2013 của chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật thuế giá trị gia tăng
Điều 4. Đối tượng không chịu thuế GTGT
144F[9]. Sản phẩm trồng trọt (bao gồm cả sản phẩm rừng trồng), chăn nuôi, thủy sản, hải sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường của tổ chức, cá nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra và ở khâu nhập khẩu.
Các sản phẩm mới qua sơ chế thông thường là sản phẩm mới được làm sạch, phơi, sấy khô, bóc vỏ, xay, xay bỏ vỏ, xát bỏ vỏ, tách hạt,tách cọng, cắt, ướp muối, bảo quản lạnh (ướp lạnh, đông lạnh), bảo quản bằng khí sunfuro, bảo quản theo phương thức cho hóa chất để tránh thối rữa, ngâm trong dung dịch lưu huỳnh hoặc ngâm trong dung dịch bảo quản khác và các hình thức bảo quản thông thường khác.
Ví dụ 2: Công ty A ký hợp đồng nuôi heo với Công ty B theo hình thức Công ty B giao cho Công ty A con giống, thức ăn, thuốc thú y,Công ty A giao, bán cho Công ty B sản phẩm heo thì tiền công nuôi heo nhận từ Công ty B và sản phẩm heo Công ty A giao, bán cho Công ty B thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.
Sản phẩm heo Công ty B nhận lại từ Công ty A: nếu Công ty B bán ra heo (nguyên con) hoặc thịt heo tươi sống thì sản phẩm bán ra thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT, nếu Công ty B đưa heo vào chế biến thành sản phẩm như xúc xích, thịt hun khói, giò hoặc thành các sản phẩm chế biến khác thì sản phẩm bán ra thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo quy định.
2. Sản phẩm là giống vật nuôi, giống cây trồng, bao gồm trứng giống, con giống, cây giống, hạt giống, cành giống, củ giống, tinh dịch, phôi, vật liệu di truyền ở các khâu nuôi trồng, nhập khẩu và kinh doanh thương mại. Sản phẩm giống vật nuôi, giống cây trồng thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT là sản phẩm do các cơ sở nhập khẩu, kinh doanh thương mại có giấy đăng ký kinh doanh giống vật nuôi, giống cây trồng do cơ quan quản lý nhà nước cấp. Đối với sản phẩm là giống vật nuôi, giống cây trồng thuộc loại Nhà nước ban hành tiêu chuẩn, chất lượng phải đáp ứng các điều kiện do nhà nước quy định.
3. Tưới, tiêu nước; cày, bừa đất; nạo vét kênh, mương nội đồng phục vụ sản xuất nông nghiệp; dịch vụ thu hoạch sản phẩm nông nghiệp.
3a 45F[10]. Phân bón là các loại phân hữu cơ và phân vô cơ như: phân lân, phân đạm (urê), phân NPK,phân đạm hỗn hợp, phân phốt phát, bồ tạt; phân vi sinh và các loại phân bón khác;
Thức ăn cho gia súc, gia cầm, thủy sản và thức ăn cho vật nuôi khác, bao gồm các loại sản phẩm đã qua chế biến hoặc chưa qua chế biến như cám, bã, khô dầu các loại, bột cá, bột xương, bột tôm, các loại thức ăn khác dùng cho gia súc, gia cầm, thủy sản và vật nuôi khác, các chất phụ gia thức ăn chăn nuôi (như premix, hoạt chất và chất mang) theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 5/2/2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi và khoản 2, khoản 3 Điều 1 Thông tư số 50/2014/TT-BNNPTNT ngày 24/12/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Tàu đánh bắt xa bờ là tàu có công suất máy chính từ 90CV trở lên làm nghề khai thác hải sản hoặc dịch vụ hậu cần phục vụ khai thác hải sản; máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ khai thác, bảo quản sản phẩm cho tàu cá có tổng công suất máy chính từ 90CV trở lên làm nghề khai thác hải sản hoặc dịch vụ hậu cần phục vụ khai thác hải sản;
Máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp gồm: máy cày; máy bừa; máy phay; máy rạch hàng; máy bạt gốc; thiết bị san phẳng đồng ruộng; máy gieo hạt; máy cấy; máy trồng mía; hệ thống máy sản xuất mạ thảm; máy xới, máy vun luống, máy vãi, rắc phân, bón phân; máy, bình phun thuốc bảo vệ thực vật; máy thu hoạch lúa, ngô, mía, cà phê, bông; máy thu hoạch củ, quả, rễ; máy đốn chè, máy hái chè; máy tuốt đập lúa; máy bóc bẹ tẽ hạt ngô; máy tẽ ngô; máy đập đậu tương; máy bóc vỏ lạc; xát vỏ cà phê; máy, thiết bị sơ chế cà phê, thóc ướt; máy sấy nông sản (lúa, ngô, cà phê, tiêu, điều...),thủy sản; máy thu gom, bốc mía, lúa, rơm rạ trên đồng; máy ấp, nở trứng gia cầm; máy thu hoạch cỏ, máy đóng kiện rơm, cỏ; máy vắt sữa và các loại máy chuyên dùng khác.
4. Sản phẩm muối được sản xuất từ nước biển, muối mỏ tự nhiên, muối tinh, muối i-ốt mà thành phần chính là Na-tri-clo-rua (NaCl).
5. Nhà ở thuộc sở hữu nhà nước do Nhà nước bán cho người đang thuê.
6. Chuyển quyền sử dụng đất.
7. Bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khoẻ, bảo hiểm người học, các dịch vụ bảo hiểm khác liên quan đến con người; bảo hiểm vật nuôi, bảo hiểm cây trồng, các dịch vụ bảo hiểm nông nghiệp khác; bảo hiểm tàu,thuyền, trang thiết bị và các dụng cụ cần thiết khác phục vụ trực tiếp đánh bắt thủy sản; tái bảo hiểm.
8. Các dịch vụ tài chính, ngân hàng, kinh doanh chứng khoán sau đây:
a) 46F[11]Dịch vụ cấp tín dụng gồm các hình thức:
- Cho vay;
- Chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng và các giấy tờ có giá khác;
- Bảo lãnh ngân hàng;
- Cho thuê tài chính;
- Phát hành thẻ tín dụng.
Trường hợp tổ chức tín dụng thu các loại phí liên quan đến phát hành thẻ tín dụng thì các khoản phí thu từ khách hàng thuộc quy trình dịch vụ cấp tín dụng (phí phát hành thẻ) theo quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng như phí trả nợ trước hạn, phạt chậm trả nợ, cơ cấu lại nợ, quản lý khoản vay và các khoản phí khác thuộc quy trình cấp tín dụng thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT).
Các khoản phí giao dịch thẻ thông thường không thuộc quy trình cấp tín dụng như phí cấp lại mã pin cho thẻ tín dụng, phí cung cấp bản sao hoá đơn giao dịch, phí đòi bồi hoàn khi sử dụng thẻ, phí thông báo mất cắp, thất lạc thẻ tín dụng, phí huỷ thẻ tín dụng, phí chuyển đổi loại thẻ tín dụng và các khoản phí khác thuộc đối tượng chịu thuế GTGT.
- Bao thanh toán trong nước; bao thanh toán quốc tế đối với các ngân hàng được phép thực hiện thanh toán quốc tế;
- Bán tài sản bảo đảm tiền vay do tổ chức tín dụng hoặc do cơ quan thi hành án hoặc bên đi vay vốn tự bán tài sản bảo đảm theo ủy quyền của bên cho vay để trả nợ khoản vay có bảo đảm, cụ thể:
+ Tài sản bảo đảm tiền vay được bán là tài sản thuộc giao dịch bảo đảm đã được đăng ký với cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm.
+ Việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay thực hiện theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm.
Trường hợp hết thời gian trả nợ, người có tài sản bảo đảm không có khả năng trả nợ và phải bàn giao tài sản cho tổ chức tín dụng để tổ chức tín dụng xử lý tài sản bảo đảm tiền vay theo quy định của pháp luật,các bên thực hiện thủ tục bàn giao tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật thì không phải xuất hóa đơn GTGT.
Trường hợp tổ chức tín dụng nhận tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ thì tổ chức tín dụng thực hiện hạch toán tăng giá trị tài sản phục vụ sản xuất kinh doanh theo quy định. Khi tổ chức tín dụng bán tài sản phục vụ hoạt động kinh doanh nếu tài sản thuộc đối tượng chịu thuế GTGT thì tổ chức tín dụng phải kê khai, nộp thuế GTGT theo quy định.
Ví dụ 3: Tháng 3/2015, Doanh nghiệp A là cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thế chấp dây chuyền, máy móc thiết bị để vay vốn tại Ngân hàng B, thời gian vay là 1 năm (hạn trả nợ là ngày 31/3/2016). Đến ngày 31/3/2016, Doanh nghiệp A không có khả năng trả nợ và phải bàn giao tài sản cho Ngân hàng B thì khi bàn giao tài sản, Doanh nghiệp A không phải lập hóa đơn. Ngân hàng B bán tài sản bảo đảm tiền vay để thu hồi nợ thì tài sản bán ra thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.
Ví dụ 3a: Tháng 12/2014, Doanh nghiệp B là cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thế chấp nhà xưởng trên đất và quyền sử dụng đất để vay vốn tại Ngân hàng thương mại C, thời gian vay là 1 năm, hạn trả nợ là ngày 15/12/2016, Ngân hàng thương mại C và Doanh nghiệp B có đăng ký giao dịch bảo đảm (thế chấp nhà xưởng trên đất và quyền sử dụng đất)với cơ quan có thẩm quyền. Đến ngày 15/12/2016, Doanh nghiệp B không có khả năng trả nợ và Ngân hàng thương mại C có văn bản đồng ý giải chấp để Doanh nghiệp B được bán nhà xưởng để trả nợ ngân hàng, tháng 1/2017, doanh nghiệp B bán nhà xưởng để trả nợ Ngân hàng thì nhà xưởng bán thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.
- Dịch vụ cung cấp thông tin tín dụng do đơn vị, tổ chức thuộc Ngân hàng nhà nước cung cấp cho các tổ chức tín dụng để sử dụng trong hoạt động cấp tín dụng theo quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước.
Ví dụ 4: Tổ chức X là đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước được Ngân hàng Nhà nước cho phép thực hiện dịch vụ cung cấp thông tin tín dụng. Năm 2014, tổ chức X ký hợp đồng cung cấp thông tin tín dụng cho một số ngân hàng thương mại phục vụ hoạt động cấp tín dụng và phục vụ hoạt động khác của ngân hàng thương mại thì doanh thu từ dịch vụ cung cấp thông tin tín dụng phục vụ hoạt động cấp tín dụng thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT, doanh thu từ dịch vụ cung cấp thông tin tín dụng phục vụ hoạt động khác của ngân hàng thương mại không theo quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước thuộc đối tượng chịu thuế GTGT với thuế suất 10%.
- Hình thức cấp tín dụng khác theo quy định của pháp luật.
b) Hoạt động cho vay riêng lẻ, không phải hoạt động kinh doanh, cung ứng thường xuyên của người nộp thuế không phải là tổ chức tín dụng.
Ví dụ 5: Công ty cổ phần VC có tiền nhàn rỗi tạm thời chưa phục vụ hoạt động kinh doanh, Công ty cổ phần VC ký hợp đồng cho Công ty T vay tiền trong thời hạn 6 tháng và được nhận khoản tiền lãi thì khoản tiền lãi Công ty cổ phần VC nhận được thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.
c) Kinh doanh chứng khoán bao gồm: Môi giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán, lưu ký chứng khoán, quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, quản lý công ty đầu tư chứng khoán, quản lý danh mục đầu tư chứng khoán, dịch vụ tổ chức thị trường của sở giao dịch chứng khoán hoặc trung tâm giao dịch chứng khoán, dịch vụ liên quan đến chứng khoán đăng ký, lưu ký tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam, cho khách hàng vay tiền để thực hiện giao dịch ký quỹ, ứng trước tiền bán chứng khoán và hoạt động kinh doanh chứng khoán khác theo quy định của pháp luật về chứng khoán.
Hoạt động cung cấp thông tin, tổ chức bán đấu giá cổ phần của các tổ chức phát hành, hỗ trợ kỹ thuật phục vụ giao dịch chứng khoán trực tuyến của Sở Giao dịch chứng khoán.
d) Chuyển nhượng vốn bao gồm việc chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ số vốn đã đầu tư vào tổ chức kinh tế khác (không phân biệt có thành lập hay không thành lập pháp nhân mới), chuyển nhượng chứng khoán, chuyển nhượng quyền góp vốn và các hình thức chuyển nhượng vốn khác theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp bán doanh nghiệp cho doanh nghiệp khác để sản xuất kinh doanh và doanh nghiệp mua kế thừa toàn bộ quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bán theo quy định của pháp luật.
Ví dụ 6: Tháng 4/2014, Công ty TNHH A góp vốn bằng máy móc, thiết bị để thành lập Công ty cổ phần B, giá trị vốn góp của Công ty TNHH A được Hội đồng giao nhận vốn góp của các bên góp vốn định giá là 2,5 tỷ đồng, bằng 25% số vốn của Công ty cổ phần B. Tháng 11/2014, Công ty TNHH A bán phần vốn góp tại Công ty cổ phần B cho Quỹ Đầu tư ABB với giá 4 tỷ đồng thì số tiền 4 tỷ đồng Công ty TNHH A thu được là doanh thu chuyển nhượng vốn thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.
đ) Bán nợ;
e) Kinh doanh ngoại tệ;
g) Dịch vụ tài chính phái sinh bao gồm: hoán đổi lãi suất; hợp đồng kỳ hạn; hợp đồng tương lai; quyền chọn mua, bán ngoại tệ; các dịch vụ tài chính phái sinh khác theo quy định của pháp luật;
h) Bán tài sản bảo đảm của khoản nợ của tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng Việt Nam.
947F[12]. Dịch vụ y tế, dịch vụ thú y, bao gồm dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, phòng bệnh cho người và vật nuôi, dịch vụ sinh đẻ có kế hoạch, dịch vụ điều dưỡng sức khoẻ, phục hồi chức năng cho người bệnh, dịch vụ chăm sóc người cao tuổi, người khuyết tật;vận chuyển người bệnh, dịch vụ cho thuê phòng bệnh, giường bệnh của các cơ sở y tế; xét nghiệm, chiếu, chụp, máu và chế phẩm máu dùng cho người bệnh.
Dịch vụ chăm sóc người cao tuổi, người khuyết tật bao gồm cả chăm sóc về y tế, dinh dưỡng và tổ chức các hoạt động văn hóa,thể thao, giải trí, vật lý trị liệu, phục hồi chức năng cho người cao tuổi,người khuyết tật.
Trường hợp trong gói dịch vụ chữa bệnh (theo quy định của Bộ Y tế) bao gồm cả sử dụng thuốc chữa bệnh thì khoản thu từ tiền thuốc chữa bệnh nằm trong gói dịch vụ chữa bệnh cũng thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.
10. Dịch vụ bưu chính, viễn thông công ích và Internet phổ cập theo chương trình của Chính phủ; Dịch vụ bưu chính, viễn thông từ nước ngoài vào Việt Nam (chiều đến).
11. Dịch vụ duy trì vườn thú, vườn hoa, công viên,cây xanh đường phố, chiếu sáng công cộng; dịch vụ tang lễ. Các dịch vụ nêu tại khoản này không phân biệt nguồn kinh phí chi trả. Cụ thể:
a) Dịch vụ duy trì vườn thú, vườn hoa, công viên,cây xanh đường phố, bảo vệ rừng do Nhà nước làm chủ rừng, bao gồm hoạt động quản lý, trồng cây, chăm sóc cây, bảo vệ chim, thú ở các công viên, vườn thú, khu vực công cộng, rừng quốc gia, vườn quốc gia;
b) Chiếu sáng công cộng bao gồm chiếu sáng đường phố,ngõ, xóm trong khu dân cư, vườn hoa, công viên. Doanh thu không chịu thuế là doanh thu từ hoạt động chiếu sáng công cộng;
c) Dịch vụ tang lễ của các cơ sở có chức năng kinh doanh dịch vụ tang lễ bao gồm các hoạt động cho thuê nhà tang lễ, xe ô tô phục vụ tang lễ, mai táng, hỏa táng, cải táng, di chuyển mộ, chăm sóc mộ.
12. Duy tu, sửa chữa, xây dựng bằng nguồn vốn đóng góp của nhân dân (bao gồm cả vốn đóng góp, tài trợ của tổ chức, cá nhân), vốn viện trợ nhân đạo đối với các công trình văn hóa, nghệ thuật, công trình phục vụ công cộng, cơ sở hạ tầng và nhà ở cho đối tượng chính sách xã hội.
Trường hợp có sử dụng nguồn vốn khác ngoài vốn đóng góp của nhân dân, vốn viện trợ nhân đạo mà nguồn vốn khác không vượt quá 50%tổng số nguồn vốn sử dụng cho công trình thì đối tượng không chịu thuế là toàn bộ giá trị công trình.
Trường hợp có sử dụng nguồn vốn khác ngoài vốn đóng góp của nhân dân, vốn viện trợ nhân đạo mà nguồn vốn khác vượt quá 50% tổng số nguồn vốn sử dụng cho công trình thì toàn bộ giá trị công trình thuộc đối tượng chịu thuế GTGT.
Đối tượng chính sách xã hội bao gồm: người có công theo quy định của pháp luật về người có công; đối tượng bảo trợ xã hội hưởng trợ cấp từ ngân sách nhà nước; người thuộc hộ nghèo, cận nghèo và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
13. Dạy học, dạy nghề theo quy định của pháp luật bao gồm cả dạy ngoại ngữ, tin học; dạy múa, hát, hội họa, nhạc, kịch, xiếc, thể dục, thể thao; nuôi dạy trẻ và dạy các nghề khác nhằm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hóa, kiến thức chuyên môn nghề nghiệp.
Trường hợp các cơ sở dạy học các cấp từ mầm non đến trung học phổ thông có thu tiền ăn, tiền vận chuyển đưa đón học sinh và các khoản thu khác dưới hình thức thu hộ, chi hộ thì tiền ăn, tiền vận chuyển đưa đón học sinh và các khoản thu hộ, chi hộ này cũng thuộc đối tượng không chịu thuế.
Khoản thu về ở nội trú của học sinh, sinh viên, học viên; hoạt động đào tạo (bao gồm cả việc tổ chức thi và cấp chứng chỉ trong quy trình đào tạo) do cơ sở đào tạo cung cấp thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT. Trường hợp cơ sở đào tạo không trực tiếp tổ chức đào tạo mà chỉ tổ chức thi,cấp chứng chỉ trong quy trình đào tạo thì hoạt động tổ chức thi và cấp chứng chỉ cũng thuộc đối tượng không chịu thuế. Trường hợp cung cấp dịch vụ thi và cấp chứng chỉ không thuộc quy trình đào tạo thì thuộc đối tượng chịu thuế GTGT.
Ví dụ 7: Trung tâm đào tạo X được cấp có thẩm quyền giao nhiệm vụ đào tạo để cấp chứng chỉ hành nghề về đại lý bảo hiểm. Trung tâm đào tạo X giao nhiệm vụ đào tạo cho đơn vị Y thực hiện, Trung tâm đào tạo X tổ chức thi và cấp chứng chỉ hành nghề đại lý bảo hiểm thì hoạt động tổ chức thi và cấp chứng chỉ của Trung tâm đào tạo X thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.
14. Phát sóng truyền thanh, truyền hình bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước.
15. Xuất bản, nhập khẩu, phát hành báo, tạp chí, bản tin chuyên ngành, sách chính trị, sách giáo khoa, giáo trình, sách văn bản pháp luật, sách khoa học-kỹ thuật, sách in bằng chữ dân tộc thiểu số và tranh, ảnh,áp phích tuyên truyền cổ động, kể cả dưới dạng băng hoặc đĩa ghi tiếng, ghi hình, dữ liệu điện tử; tiền, in tiền.
Báo, tạp chí, bản tin chuyên ngành, bao gồm cả hoạt động truyền trang báo, tạp chí, bản tin chuyên ngành.
Sách chính trị là sách tuyên truyền đường lối chính trị của Đảng và Nhà nước phục vụ nhiệm vụ chính trị theo chuyên đề, chủ đề,phục vụ các ngày kỷ niệm, ngày truyền thống của các tổ chức, các cấp, các ngành, địa phương; các loại sách thống kê, tuyên truyền phong trào người tốt việc tốt; sách in các bài phát biểu, nghiên cứu lý luận của lãnh đạo Đảng và Nhà nước.
Sách giáo khoa là sách dùng để giảng dạy và học tập trong tất cả các cấp từ mầm non đến trung học phổ thông (bao gồm cả sách tham khảo dùng cho giáo viên và học sinh phù hợp với nội dung chương trình giáo dục).
Giáo trình là sách dùng để giảng dạy và học tập trong các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề.
Sách văn bản pháp luật là sách in các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước.
Sách khoa học-kỹ thuật là sách dùng để giới thiệu,hướng dẫn những kiến thức khoa học, kỹ thuật có quan hệ trực tiếp đến sản xuất và các ngành khoa học, kỹ thuật.
Sách in bằng chữ dân tộc thiểu số bao gồm cả sách in song ngữ chữ phổ thông và chữ dân tộc thiểu số.
Tranh, ảnh, áp phích tuyên truyền cổ động là tranh,ảnh, áp phích, các loại tờ rơi, tờ gấp phục vụ cho mục đích tuyên truyền, cổ động, khẩu hiệu, ảnh lãnh tụ, Đảng kỳ, Quốc kỳ, Đoàn kỳ, Đội kỳ.
1648F[13]. Vận chuyển hành khách công cộng gồm vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt,xe điện (bao gồm cả tàu điện) theo các tuyến trong nội tỉnh, trong đô thị và các tuyến lân cận ngoại tỉnh theo quy định của pháp luật về giao thông.
17. Hàng hóa thuộc loại trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu trong các trường hợp sau:
a) Máy móc, thiết bị, phụ tùng, vật tư nhập khẩu để sử dụng trực tiếp cho hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ;
b) Máy móc, thiết bị, phụ tùng thay thế, phương tiện vận tải chuyên dùng và vật tư cần nhập khẩu để tiến hành hoạt động tìm kiếm thăm dò, phát triển mỏ dầu, khí đốt;
c) Tàu bay (bao gồm cả động cơ tàu bay), dàn khoan,tàu thủy thuộc loại trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu để tạo tài sản cố định của doanh nghiệp hoặc thuê của nước ngoài để sử dụng cho sản xuất, kinh doanh, cho thuê, cho thuê lại.
Để xác định hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT ở khâu nhập khẩu quy định tại khoản này, người nhập khẩu phải xuất trình cho cơ quan hải quan các hồ sơ theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Danh mục máy móc, thiết bị, phụ tùng, vật tư thuộc loại trong nước đã sản xuất được để làm cơ sở phân biệt với loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu sử dụng trực tiếp cho hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; Danh mục máy móc, thiết bị, phụ tùng thay thế, phương tiện vận tải chuyên dùng và vật tư thuộc loại trong nước đã sản xuất được làm cơ sở phân biệt với loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu để tiến hành hoạt động tìm kiếm thăm dò, phát triển mỏ dầu, khí đốt; Danh mục tàu bay, dàn khoan, tàu thủy thuộc loại trong nước đã sản xuất được làm cơ sở phân biệt với loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu để tạo tài sản cố định của doanh nghiệp hoặc thuê của nước ngoài để sử dụng cho sản xuất,kinh doanh, cho thuê, cho thuê lại do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành.
18. Vũ khí, khí tài chuyên dùng phục vụ quốc phòng,an ninh.
a) Vũ khí, khí tài chuyên dùng phục vụ quốc phòng,an ninh theo Danh mục vũ khí, khí tài chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh do Bộ Tài chính thống nhất với Bộ Quốc phòng và Bộ Công an ban hành.
Vũ khí, khí tài chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT phải là các sản phẩm hoàn chỉnh, đồng bộ hoặc các bộ phận, linh kiện, bao bì chuyên dùng để lắp ráp, bảo quản sản phẩm hoàn chỉnh. Trường hợp vũ khí, khí tài chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh phải sửa chữa thì dịch vụ sửa chữa vũ khí, khí tài do các doanh nghiệp của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an thực hiện thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.
b) Vũ khí, khí tài (kể cả vật tư, máy móc, thiết bị,phụ tùng) chuyên dùng phục vụ cho quốc phòng, an ninh nhập khẩu thuộc diện được miễn thuế nhập khẩu theo quy định của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hoặc nhập khẩu theo hạn ngạch hàng năm được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Hồ sơ, thủ tục đối với vũ khí, khí tài nhập khẩu không phải chịu thuế GTGT ở khâu nhập khẩu theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
19. Hàng nhập khẩu và hàng hóa, dịch vụ bán cho các tổ chức, cá nhân để viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại trong các trường hợp sau:
a) Hàng hóa nhập khẩu trong trường hợp viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại và phải được Bộ Tài chính hoặc Sở Tài chính xác nhận;
b) Quà tặng cho cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị,tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội-nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân thực hiện theo quy định của pháp luật về quà biếu, quà tặng;
c) Quà biếu, quà tặng cho cá nhân tại Việt Nam thực hiện theo quy định của pháp luật về quà biếu, quà tặng;
d) Đồ dùng của tổ chức, cá nhân nước ngoài theo tiêu chuẩn miễn trừ ngoại giao theo quy định của pháp luật về ưu đãi miễn trừ ngoại giao; hàng là đồ dùng của người Việt Nam định cư ở nước ngoài khi về nước mang theo;
đ) Hàng mang theo người trong tiêu chuẩn hành lý miễn thuế;
Mức hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT ở khâu nhập khẩu theo mức miễn thuế nhập khẩu quy định tại Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Hàng hóa nhập khẩu của tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng miễn trừ ngoại giao theo quy định của pháp luật về ưu đãi miễn trừ ngoại giao thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT. Trường hợp đối tượng miễn trừ ngoại giao mua hàng hóa, dịch vụ tại Việt Nam có thuế GTGT thì thuộc trường hợp hoàn thuế theo hướng dẫn tại khoản 7 Điều 18 Thông tư này.
Đối tượng, hàng hóa, thủ tục hồ sơ để được hưởng ưu đãi miễn trừ ngoại giao hướng dẫn tại Điều này thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về thực hiện hoàn thuế GTGT đối với cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam.
e) Hàng hóa, dịch vụ bán cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế để viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam.
Thủ tục để các tổ chức quốc tế, người nước ngoài mua hàng hóa, dịch vụ tại Việt Nam để viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam không chịu thuế GTGT: các tổ chức quốc tế, người nước ngoài phải có văn bản gửi cho cơ sở bán hàng, trong đó ghi rõ tên tổ chức quốc tế, người nước ngoài mua hàng hóa, dịch vụ để viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam, số lượng hoặc giá trị loại hàng mua; xác nhận của Bộ Tài chính hoặc Sở Tài chính về khoản viện trợ này.
Khi bán hàng, cơ sở kinh doanh phải lập hóa đơn theo quy định của pháp luật về hóa đơn, trên hóa đơn ghi rõ là hàng bán cho tổ chức,cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế để viện trợ không hoàn lại, viện trợ nhân đạo không tính thuế GTGT và lưu giữ văn bản của tổ chức quốc tế hoặc của cơ quan đại diện của Việt Nam để làm căn cứ kê khai thuế. Trường hợp tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế mua hàng hóa, dịch vụ tại Việt Nam để viện trợ không hoàn lại, viện trợ nhân đạo có thuế GTGT thì thuộc trường hợp hoàn thuế theo hướng dẫn tại khoản 6 Điều 18 Thông tư này.
20. Hàng hóa chuyển khẩu, quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam; hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu; hàng tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu;nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng hóa xuất khẩu theo hợp đồng sản xuất, gia công xuất khẩu ký kết với bên nước ngoài.
Hàng hóa, dịch vụ được mua bán giữa nước ngoài với các khu phi thuế quan và giữa các khu phi thuế quan với nhau.
Khu phi thuế quan bao gồm: khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất, kho bảo thuế, khu bảo thuế, kho ngoại quan, khu kinh tế thương mại đặc biệt, khu thương mại - công nghiệp và các khu vực kinh tế khác được thành lập và được hưởng các ưu đãi về thuế như khu phi thuế quan theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Quan hệ mua bán trao đổi hàng hóa giữa các khu này với bên ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu.
Hồ sơ, thủ tục để xác định và xử lý không thu thuế GTGT trong các trường hợp này thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
21. Chuyển giao công nghệ theo quy định của Luật chuyển giao công nghệ; chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ. Trường hợp hợp đồng chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ có kèm theo chuyển giao máy móc, thiết bị thì đối tượng không chịu thuế GTGT tính trên phần giá trị công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ chuyển giao, chuyển nhượng; trường hợp không tách riêng được thì thuế GTGT được tính trên cả phần giá trị công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ chuyển giao, chuyển nhượng cùng với máy móc, thiết bị.
Phần mềm máy tính bao gồm sản phẩm phần mềm và dịch vụ phần mềm theo quy định của pháp luật.
22. Vàng nhập khẩu dạng thỏi, miếng và các loại vàng chưa được chế tác thành sản phẩm mỹ nghệ, đồ trang sức hay sản phẩm khác.
Vàng dạng thỏi, miếng và các loại vàng chưa chế tác được xác định theo quy định của pháp luật về quản lý, kinh doanh vàng.
2349F[14]. Sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên, khoáng sản khai thác chưa chế biến thành sản phẩm khác.
Sản phẩm xuất khẩu là hàng hóa được chế biến trực tiếp từ nguyên liệu chính là tài nguyên, khoáng sản có tổng trị giá tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản xuất sản phẩm trở lên, trừ một số trường hợp theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định số 146/2017/NĐ-CP.
a) Tài nguyên, khoáng sản là tài nguyên, khoáng sản có nguồn gốc trong nước gồm: Khoáng sản kim loại; khoáng sản không kim loại;dầu thô; khí thiên nhiên; khí than.
b) Việc xác định tỷ trọng trị giá tài nguyên, khoáng sản và chi phí năng lượng trên giá thành được thực hiện theo công thức:
Tỷ trọng trị giá tài nguyên, khoáng sản và chi phí năng lượng trên giá thành sản xuất sản phẩm = (Trị giá tài nguyên, khoáng sản +chi phí năng lượng) / Tổng giá thành sản xuất sản phẩm x 100%
Trong đó:
Trị giá tài nguyên, khoáng sản đưa vào chế biến được ác định như sau: Đối với tài nguyên, khoáng sản trực tiếp khai thác là chi phí trực tiếp, gián tiếp khai thác ra tài nguyên, khoáng sản không bao gồm chi phí vận chuyển tài nguyên, khoáng sản từ nơi khai thác đến nơi chế biến; đối với tài nguyên, khoáng sản mua để chế biến tiếp là giá thực tế mua không bao gồm chi phí vận chuyển tài nguyên, khoáng sản từ nơi mua đến nơi chế biến.
Chi phí năng lượng gồm: nhiên liệu, điện năng, nhiệt năng.
Trị giá tài nguyên, khoáng sản và chi phí năng lượng được xác định theo giá trị ghi sổ kế toán phù hợp với Bảng tổng hợp tính giá thành sản phẩm.
Giá thành sản xuất sản phẩm bao gồm: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Các chi phí gián tiếp như chi phí bán hàng, chi phí quản lý, chi phí tài chính và chi phí khác không được tính vào giá thành sản xuất sản phẩm.
Tỷ lệ trị giá tài nguyên, khoáng sản và chi phí năng lượng trên giá thành sản xuất sản phẩm được xác định căn cứ vào quyết toán năm trước và tỷ lệ này được áp dụng ổn định trong năm xuất khẩu. Trường hợp năm đầu tiên xuất khẩu sản phẩm thì tỷ lệ trị giá tài nguyên, khoáng sản và chi phí năng lượng trên giá thành sản xuất sản phẩm được xác định theo phương án đầu tư và tỷ lệ này được áp dụng ổn định trong năm xuất khẩu; trường hợp không có phương án đầu tư thì tỷ lệ trị giá tài nguyên, khoáng sản và chi phí năng lượng trên giá thành sản xuất sản phẩm được xác định theo thực tế của sản phẩm xuất khẩu.
c) Trường hợp doanh nghiệp không xuất khẩu mà bán cho doanh nghiệp khác để xuất khẩu thì doanh nghiệp mua hàng hóa này để xuất khẩu phải thực hiện kê khai thuế GTGT như sản phẩm cùng loại do doanh nghiệp sản xuất trực tiếp xuất khẩu.
d) Cục Thuế các tỉnh, thành phố phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành trên địa bàn theo chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan để hướng dẫn các doanh nghiệp có hoạt động sản xuất, kinh doanh xuất khẩu sản phẩm từ tài nguyên, khoáng sản căn cứ đặc tính sản phẩm và quy trình sản xuất sản phẩm để xác định sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên, khoáng sản đã chế biến hoặc chưa chế biến thành sản phẩm khác để thực hiện kê khai theo quy định.
Đối với trường hợp doanh nghiệp kê khai sản phẩm đã chế biến thành sản phẩm khác mà quy trình sản xuất sản phẩm chưa đủ cơ sở xác định là sản phẩm khác thì Cục Thuế có trách nhiệm báo cáo Tổng cục Thuế để phối hợp với các Bộ, Cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành căn cứ vào quy trình sản xuất sản phẩm xuất khẩu của doanh nghiệp để xác định sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên, khoáng sản chưa chế biến thành sản phẩm khác hay đã chế biến thành sản phẩm khác theo quy định của pháp luật.
24. Sản phẩm nhân tạo dùng để thay thế cho bộ phận cơ thể của người bệnh, bao gồm cả sản phẩm là bộ phận cấy ghép lâu dài trong cơ thể người; nạng, xe lăn và dụng cụ chuyên dùng khác dùng cho người tàn tật.
25. Hàng hóa, dịch vụ của hộ, cá nhân kinh doanh có mức doanh thu hàng năm từ một trăm triệu đồng trở xuống.
Việc xác định hộ, cá nhân kinh doanh thuộc hay không thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT thực hiện theo hướng dẫn của pháp luật về quản lý thuế.
26. Các hàng hóa, dịch vụ sau:
a) Hàng hóa bán miễn thuế ở các cửa hàng bán hàng miễn thuế theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
b) Hàng dự trữ quốc gia do cơ quan dự trữ quốc gia bán ra.
c) Các hoạt động có thu phí, lệ phí của Nhà nước theo pháp luật về phí và lệ phí.
d) Rà phá bom mìn, vật nổ do các đơn vị quốc phòng thực hiện đối với các công trình được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước.
Hàng hóa thuộc diện không chịu thuế GTGT khâu nhập khẩu theo quy định tại Điều này nếu thay đổi mục đích sử dụng phải kê khai, nộp thuế GTGT khâu nhập khẩu theo quy định với cơ quan hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan. Tổ chức, cá nhân bán hàng hóa ra thị trường nội địa phải kê khai, nộp thuế GTGT với cơ quan thuế quản lý trực tiếp theo quy định.
[1]Được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Khoản 1, Điều 1, Nghị định 100/2016/NĐ-CP.
[2]Được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Khoản 1, Điều 1, Nghị định 100/2016/NĐ-CP.
[3]Được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Khoản 1, Điều 3, Nghị định 12/2015/NĐ-CP.
[4]Được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Khoản 1, Điều 3, Nghị định 12/2015/NĐ-CP.
[5]Được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Khoản 2, Điều 3, Nghị định 12/2015/NĐ-CP.
[6]Được sửa đổi, sổ dung theo quy định tại Khoản 2 Điều 1 Nghị định 100/2016/NĐ-CP
[7]Được sửa đổi, bổ dung theo quy định tại Khoản 3 Điều 1 Nghị định 100/2016/NĐ-CP
[8]Được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Khoản 1, Điều 1, Nghị định 146/2017/NĐ-CP
[9]Được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Khoản 1, Điều 1, Thông tư 26/2015/TT-BTC.
[10]Được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Khoản 2, Điều 1, Thông tư 26/2015/TT-BTC
[11]Được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Khoản 3, Điều 1, Thông tư 26/2015/TT-BTC.
[12]Được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 1 Thông tư 130/2016/TT-BTC
[13]Được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 1 Thông tư 130/2016/TT-BTC
[14]Được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Điều 1 Thông tư 25/2018/TT-BTC
CĂN CỨ VÀ PHƯƠNG PHÁP TÍNH THUẾ
Điều 6. Căn cứ tính thuế
Căn cứ tính thuế giá trị gia tăng là giá tính thuế và thuế suất.
1. Giá tính thuế được quy định như sau:
a) Đối với hàng hóa, dịch vụ do cơ sở sản xuất, kinh doanh bán ra là giá bán chưa có thuế giá trị gia tăng. Đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là giá bán đã có thuế tiêu thụ đặc biệt nhưng chưa có thuế giá trị gia tăng;
b) Đối với hàng hóa nhập khẩu là giá nhập tại cửa khẩu cộng với thuế nhập khẩu (nếu có), cộng với thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có). Giá nhập tại cửa khẩu được xác định theo quy định về giá tính thuế hàng nhập khẩu.
c) Đối với hàng hóa, dịch vụ dùng để trao đổi, tiêu dùng nội bộ, biếu tặng cho là giá tính thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh các hoạt động này;
d) Đối với hoạt động cho thuê tài sản là số tiền cho thuê chưa có thuế giá trị gia tăng;
Trường hợp cho thuê theo hình thức trả tiền thuê từng kỳ hoặc trả trước tiền thuê cho một thời hạn thuê thì giá tính thuế là tiền cho thuê trả từng thời kỳ hoặc trả trước cho thời hạn thuê chưa có thuế giá trị gia tăng;
Trường hợp thuê máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải của nước ngoài loại trong nước chưa sản xuất được để cho thuê lại, giá tính thuế được trừ giá thuê phải trả cho nước ngoài.
đ) Đối với hàng hóa bán theo phương thức trả góp, trả chậm là giá tính theo giá bán trả một lần chưa có thuế giá trị gia tăng của hàng hóa đó, không bao gồm khoản lãi trả góp, lãi trả chậm;
e) Đối với gia công hàng hóa là giá gia công chưa có thuế giá trị gia tăng;
g) Đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt là giá trị công trình, hạng mục công trình hay phần công việc thực hiện bàn giao chưa có thuế giá trị gia tăng. Trường hợp xây dựng, lắp đặt không bao thầu nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị thì giá tính thuế là giá trị xây dựng, lắp đặt không bao gồm giá trị nguyên vật liệu và máy móc, thiết bị;
h) Đối với hoạt động kinh doanh bất động sản là giá bán bất động sản chưa có thuế giá trị gia tăng, trừ giá chuyển quyền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất phải nộp ngân sách nhà nước;
i) Đối với hoạt động đại lý, môi giới mua bán hàng hóa và dịch vụ hưởng hoa hồng là tiền hoa hồng thu được từ các hoạt động này chưa có thuế giá trị gia tăng;
k) Đối với hàng hóa, dịch vụ được sử dụng chứng từ thanh toán ghi giá thanh toán là giá đã có thuế giá trị gia tăng thì giá tính thuế được xác định theo công thức sau:
Giá chưa có thuế giá trị gia tăng = Giá thanh toán
1 + thuế suất của hàng hóa, dịch vụ (%)
2. đối với hàng hóa, dịch vụ quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm cả khoản phụ thu và phí thu thêm mà cơ sở kinh doanh được hưởng.
3. được xác định bằng đồng Việt Nam. Trường hợp người nộp thuế có doanh thu bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh doanh thu để xác định giá tính thuế.
Nghị định 209/2013/NĐ-CP
Hướng dẫn Luật thuế giá trị gia tăng
Điều 4. Giá tính thuế
Giá tính thuế thực hiện theo quy định tại Điều 7 Luật thuế giá trị gia tăng và Khoản 2 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng.
1. Đối với hàng hóa, dịch vụ do cơ sở sản xuất, kinh doanh bán ra là giá bán chưa có thuế giá trị gia tăng; đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là giá bán đã có thuế tiêu thụ đặc biệt nhưng chưa có thuế giá trị gia tăng; đối với hàng hóa chịu thuế bảo vệ môi trường là giá bán đã có thuế bảo vệ môi trường nhưng chưa có thuế giá trị gia tăng; đối với hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế bảo vệ môi trường là giá bán đã có thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế bảo vệ môi trường nhưng chưa có thuế giá trị gia tăng.
Đối với hàng hóa nhập khẩu là giá nhập tại cửa khẩu cộng (+)với thuế nhập khẩu (nếu có), cộng (+) với thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có) và cộng(+) với thuế bảo vệ môi trường (nếu có). Giá nhập tại cửa khẩu được xác định theo quy định về giá tính thuế hàng nhập khẩu.
Đối với trường hợp mua dịch vụ quy định tại Khoản 2 Điều 2 Nghị định này giá tính thuế là giá thanh toán ghi trong hợp đồng mua dịch vụ chưa có thuế giá trị gia tăng.
2. Đối với hàng hóa, dịch vụ dùng để trao đổi, tiêu dùng nội bộ, biếu, tặng, cho là giá tính thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm trao đổi, tiêu dùng nội bộ, biếu, tặng,cho. Riêng biếu, tặng giấy mời (không thu tiền) xem các cuộc biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang, thì người đẹp và người mẫu, thi đấu thể thao do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định của pháp luật thì giá tính thuế được xác định bằng không (0).
Đối với hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại theo quy định của pháp luật về thương mại, giá tính thuế được xác định bằng không (0); trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại nhưng không thực hiện theo quy định của pháp luật về thương mại thì phải kê khai, tính nộp thuế như hàng hóa, dịch vụ dùng để tiêu dùng nội bộ, biếu, tặng, cho.
Hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng nội bộ quy định tại Khoản này là hàng hóa, dịch vụ do cơ sở kinh doanh xuất hoặc cung ứng sử dụng cho tiêu dùng,không bao gồm hàng hóa, dịch vụ sử dụng để tiếp tục quá trình sản xuất, kinh doanh của cơ sở.
3. Đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản, giá tính thuế giá trị gia tăng là giá chuyển nhượng bất động sản trừ (-) giá đất được trừ để tính thuế giá trị gia tăng.
a)54F[1]Giá đất được trừ để tính thuế giá trị gia tăng được quy định cụ thể như sau:
- Trường hợp được Nhà nước giao đất để đầu tư cơ sở hạ tầng xây dựng nhà để bán, giá đất được trừ để tính thuế giá trị gia tăng bao gồm tiền sử dụng đất phải nộp ngân sách nhà nước (không kể tiền sử dụng đất được miễn, giảm) và chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng theo quy định của pháp luật;
- Trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất thì giá đất được trừ để tính thuế giá trị gia tăng là giá đất trúng đấu giá;
- Trường hợp thuê đất để xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà để bán, giá đất được trừ để tính thuế giá trị gia tăng là tiền thuê đất phải nộp ngân sách nhà nước (không bao gồm tiền thuê đất được miễn, giảm) và chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng theo quy định của pháp luật;
- Trường hợp cơ sở kinh doanh nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của các tổ chức, cá nhân thì giá đất được trừ để tính thuế giá trị gia tăng là giá đất tại thời điểm nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất bao gồm cả giá trị cơ sở hạ tầng (nếu có); cơ sở kinh doanh không được kê khai, khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào của cơ sở hạ tầng đã tính trong giá trị quyền sử dụng đất được trừ không chịu thuế giá trị gia tăng. Nếu giá đất được trừ không bao gồm giá trị cơ sở hạ tầng thì cơ sở kinh doanh được kê khai, khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào của cơ sở hạ tầng chưa tính trong giá trị quyền sử dụng đất được trừ không chịu thuế giá trị gia tăng. Trường hợp không xác định được giá đất tại thời điểm nhận chuyển nhượng thì giá đất được trừ để tính thuế giá trị gia tăng là giá đất do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định tại thời điểm ký hợp đồng nhận chuyển nhượng.
Trường hợp cơ sở kinh doanh nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất của tổ chức, cá nhân thì giá đất được trừ để tính thuế giá trị gia tăng là giá ghi trong hợp đồng góp vốn. Trường hợp giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thấp hơn giá đất nhận góp vốn thì chỉ được trừ giá đất theo giá chuyển nhượng;
- Trường hợp cơ sở kinh doanh bất động sản thực hiện theo hình thức xây dựng - chuyển giao (BT) thanh toán bằng giá trị quyền sử dụng đất thì giá đất được trừ để tính thuế giá trị gia tăng là giá tại thời điểm ký hợp đồng BT theo quy định của pháp luật; nếu tại thời điểm ký hợp đồng BT chưa xác định được giá thì giá đất được trừ là giá đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định để thanh toán công trình.
b) Trường hợp xây dựng, kinh doanh cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà để bán, chuyển nhượng hoặc cho thuê, giá tính thuế giá trị gia tăng là số tiền thu được theo tiến độ thực hiện dự án hoặc tiến độ thu tiền ghi trong hợp đồng trừ (-) giá đất được trừ tương ứng với tỷ lệ % số tiền thu được trên tổng giá trị hợp đồng.
455F[2]. Khai, tính và nộp thuế giá trị gia tăng của Tập đoàn Điện lực Việt Nam:
a) Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các đơn vị thành viên thực hiện kê khai, nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế.
b) Việc kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng của các công ty sản xuất điện hạch toán phụ thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam và hạch toán phụ thuộc các Tổng công ty phát điện thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam được thực hiện như sau:
- Các công ty sản xuất điện hạch toán phụ thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam và hạch toán phụ thuộc Tổng công ty phát điện thực hiện khai, nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế đối với hoạt động sản xuất điện tại địa phương nơi đóng trụ sở công ty.
- Số thuế GTGT phải nộp của hoạt động sản xuất điện được xác định như sau:
Số thuế GTGT phải nộp của hoạt động sản xuất điện = Số thuế GTGT đầu ra - Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
- Số thuế GTGT đầu ra được xác định như sau:
Số thuế GTGT đầu ra = Sản lượng điện x Giá tính thuế x Thuế suất thế GTGT (10%)
Trong đó:
Sản lượng điện là sản lượng giao nhận theo đồng hồ đo đếm điện có xác nhận giữa công ty sản xuất điện với Công ty truyền tải điện và công ty mua bán điện.
Giá tính thuế giá trị gia tăng đối với điện của các công ty sản xuất điện hạch toán phụ thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam và hạch toán phụ thuộc các Tổng công ty phát điện là giá bán điện cho khách hàng ghi trên hóa đơn theo hợp đồng mua bán điện. Trường hợp các công ty sản xuất điện hạch toán phụ thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam và hạch toán phụ thuộc các Tổng công ty phát điện không trực tiếp bán điện cho khách hàng thì giá tính thuế giá trị gia tăng được xác định như sau:
Giá tính thuế đối với điện của các công ty thủy điện hạch toán phụ thuộc là giá bán điện cho công ty mẹ do Tập đoàn Điện lực Việt Nam công bố trước ngày 31 tháng 3 hàng năm để áp dụng thống nhất nhưng không thấp hơn chi phí sản xuất điện bình quân năm trước liền kề (không bao gồm chi phí lãi vay và chênh lệch tỷ giá) của các nhà máy thủy điện hạch toán phụ thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam và của các nhà máy thủy điện hạch toán phụ thuộc Tổng công ty phát điện.
Giá tính thuế giá trị gia tăng đối với công ty nhiệt điện là giá bán cho công ty mẹ do Tập đoàn Điện lực Việt Nam công bố trước ngày 31 tháng 3 hàng năm để áp dụng thống nhất nhưng không thấp hơn giá mua điện bình quân năm trước liền kề của Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
- Số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ là tổng số thuế giá trị gia tăng ghi trên hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ đáp ứng các điều kiện khấu trừ thuế theo quy định của Luật thuế giá trị gia tăng.
5. Đối với dịch vụ casino, trò chơi điện tử có thưởng, kinh doanh giải trí có đặt cược, là số tiền thu từ hoạt động này đã bao gồm cả thuế tiêu thụ đặc biệt trừ số tiền đã trả thưởng cho khách.
6. Giá tính thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa, dịch vụ quy định tại Khoản 1 Điều 7 Luật thuế giá trị gia tăng và Khoản 2 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng bao gồm cả phụ thu, phụ phí thu thêm mà cơ sở kinh doanh được hưởng.
Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể giá tính thuế quy định tại Điều này.
Điều 5. Thời điểm xác định thuế giá trị gia tăng
1. Thời điểm xác định thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
2. Thời điểm xác định thuế giá trị gia tăng đối với dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ hoặc thời điểm lập hóa đơn cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
3. Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể về thời điểm xác định thuế giá trị gia tăng đối với một số trường hợp đặc thù.
Thông tư 219/2013/TT – BTC
Hướng dẫn thi hành Luật thuế giá trị gia tăng và nghị định số 209/2013/NĐ - CP ngày 18/12/2013 của chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật thuế giá trị gia tăng
Điều 7. Giá tính thuế
1. Đối với hàng hóa, dịch vụ do cơ sở sản xuất, kinh doanh bán ra là giá bán chưa có thuế GTGT. Đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là giá bán đã có thuế tiêu thụ đặc biệt nhưng chưa có thuế GTGT.
Đối với hàng hóa chịu thuế bảo vệ môi trường là giá bán đã có thuế bảo vệ môi trường nhưng chưa có thuế giá trị gia tăng; đối với hàng hóa vừa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, vừa chịu thuế bảo vệ môi trường là giá bán đã có thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường nhưng chưa có thuế giá trị gia tăng.
2. Đối với hàng hóa nhập khẩu là giá nhập tại cửa khẩu cộng (+) với thuế nhập khẩu(nếu có), cộng (+) với thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có), cộng (+) với thuế bảovệ môi trường (nếu có). Giá nhập tại cửa khẩu được xác định theo quy định vềgiá tính thuế hàng nhập khẩu.
Trường hợp hàng hóa nhập khẩu được miễn, giảm thuế nhập khẩu thì giá tính thuế GTGT là giá nhập khẩu cộng (+) với thuế nhập khẩu xác định theo mức thuế phải nộp sau khi đã được miễn, giảm.
3. Đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ (kể cả mua ngoài hoặc do cơ sở kinh doanh tự sản xuất) dùng để trao đổi, biếu, tặng, cho, trả thay lương, là giá tính thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh các hoạt động này.
Ví dụ 22: Đơn vị A sản xuất quạt điện, dùng 50 sản phẩm quạt để trao đổi với cơ sở B lấy sắt thép, giá bán (chưa có thuế) là 400.000 đồng/chiếc. Giá tính thuế GTGT là 50 x 400.000 đồng = 20.000.000 đồng.
Riêng biếu, tặng giấy mời (trên giấy mời ghi rõ không thu tiền) xem các cuộc biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang, thi người đẹp và người mẫu, thi đấu thể thao do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định của pháp luật thì giá tính thuế được xác định bằng không (0). Cơ sở tổ chức biểu diễn nghệ thuật tự xác định và tự chịu trách nhiệm về số lượng giấy mời, danh sách tổ chức, cá nhân mà cơ sở mang biếu, tặng giấy mời trước khi diễn ra chương trình biểu diễn, thi đấu thể thao. Trường hợp cơ sở có hành vi gian lận vẫn thu tiền đối với giấy mời thì bị xử lý theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
Ví dụ 23: Công ty cổ phần X được cơ quan có thẩm quyền cấp phép tổ chức cuộc thi“Người đẹp Việt Nam năm 20xx”, ngoài số vé in để bán thu tiền cho khán giả,Công ty có in một số giấy mời để biếu, tặng không thu tiền để mời một số đại biểu đến tham dự và cổ vũ cho cuộc thi, số giấy mời này có danh sách tổ chức,cá nhân nhận. Khi khai thuế giá trị gia tăng, giá tính thuế đối với số giấy mời biếu, tặng được xác định bằng không (0). Trường hợp cơ quan thuế phát hiện Công ty cổ phần X vẫn thu tiền khi biếu, tặng giấy mời thì Công ty cổ phần X bị xử lý theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
456F[3]. Giá tính thuế đối với sản phẩm,hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng nội bộ.
Hàng hóa luân chuyển nội bộ như hàng hóa được xuất để chuyển kho nội bộ, xuất vật tư, bán thành phẩm, để tiếp tục quá trình sản xuất trong một cơ sở sản xuất,kinh doanh hoặc hàng hóa, dịch vụ do cơ sở kinh doanh xuất hoặc cung ứng sử dụng phục vụ hoạt động kinh doanh thì không phải tính, nộp thuế GTGT.
Trường hợp cơ sở kinh doanh tự sản xuất, xây dựng tài sản cố định (tài sản cố định tự làm) để phục vụ sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT thì khi hoàn thành, nghiệm thu, bàn giao, cơ sở kinh doanh không phải lập hóa đơn. Thuế GTGT đầu vào hình thành nên tài sản cố định tự làm được kê khai, khấu trừ theo quy định.
Trường hợp xuất máy móc, thiết bị, vật tư, hàng hóa dưới hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả, nếu có hợp đồng và các chứng từ liên quan đến giao dịch phù hợp,cơ sở kinh doanh không phải lập hóa đơn, tính, nộp thuế GTGT.
Ví dụ24: Đơn vị A là doanh nghiệp sản xuất quạt điện, dùng 50 sản phẩm quạt lắp vào các phân xưởng sản xuất để phục vụ hoạt động kinh doanh của đơn vị thị đơn vị A không phải tính nộp thuế GTGT đối với hoạt động xuất 50 sản phẩm quạt điện này.
Ví dụ 25: Cơ sở sản xuất hàng may mặc B có phân xưởng sợi và phân xưởng may. Cơ sở B xuất sợi thành phẩm từ phân xưởng sợi cho phân xưởng may để tiếp tục quá trình sản xuất thì cơ sở B không phải tính và nộp thuế GTGT đối với sợi xuất cho phân xưởng may.
Ví dụ 26: Công ty cổ phần P tự xây dựng nhà nghỉ giữa ca cho công nhân ở trong khu vực sản xuất kinh doanh. Công ty cổ phần P không có đơn vị, tổ, đội trực thuộc thực hiện hoạt động xây dựng này. Khi hoàn thành, nghiệm thu nhà nghỉ giữa ca,Công ty cổ phần P không phải lập hóa đơn. Thuế GTGT đầu vào hình thành nhà nghỉ giữa ca được kê khai, khấu trừ theo quy định.
Ví dụ 27: Công ty Y là doanh nghiệp sản xuất nước uống đóng chai, giá chưa có thuế GTGT 1 chai nước đóng chai trên thị trường là 4.000 đồng. Công ty Y xuất ra 300 chai nước đóng chai để phục vụ trong các cuộc họp công ty thì Công ty Y không phải kê khai, tính thuế GTGT.
Ví dụ28: Công ty Y là doanh nghiệp sản xuất nước uống đóng chai, giá chưa có thuế GTGT 1 chai nước đóng chai trên thị trường là 4.000 đồng. Công ty Y xuất ra 300 chai nước đóng chai với mục đích không phục vụ sản xuất kinh doanh thì Công ty Y phải kê khai, tính thuế GTGT đối với 300 chai nước xuất dùng không phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh nêu trên với giá tính thuế là 4.000 x 300 =1.200.000 đồng.
Riêng đối với cơ sở kinh doanh có sử dụng hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng nội bộ, luân chuyển nội bộ phục vụ cho sản xuất kinh doanh như vận tải, hàng không, đường sắt, bưu chính viễn thông không phải tính thuế GTGT đầu ra, cơ sở kinh doanh phải có văn bản quy định rõ đối tượng và mức khống chế hàng hóa dịch vụ sử dụng nội bộ theo thẩm quyền quy định.
5. Đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại theo quy định của pháp luật về thương mại, giá tính thuế được xác định bằng không (0); trường hợp hàng hóa,dịch vụ dùng để khuyến mại nhưng không thực hiện theo quy định của pháp luật về thương mại thì phải kê khai, tính nộp thuế như hàng hóa, dịch vụ dùng để tiêu dùng nội bộ, biếu, tặng, cho.
Một số hình thức khuyến mại cụ thể được thực hiện như sau:
a) Đối với hình thức khuyến mại đưa hàng mẫu, cung ứng dịch vụ mẫu để khách hàng dùng thử không phải trả tiền, tặng hàng hóa cho khách hàng, cung ứng dịch vụ không thu tiền thì giá tính thuế đối với hàng mẫu, dịch vụ mẫu được xác định bằng 0.
Ví dụ 29: Công ty TNHH P sản xuất nước ngọt có ga, năm 2014 Công ty có thực hiện đợt khuyến mại vào tháng 5/2014 và tháng 12/2014 theo hình thức mua 10 sản phẩm tặng 1 sản phẩm. Chương trình khuyến mại vào tháng 5/2014 được thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục khuyến mại được thực hiện theo quy định của pháp luật về thương mại. Theo đó, đối với số sản phẩm tặng kèm khi mua sản phẩm trong tháng 5/2014, Công ty TNHH P xác định giá tính thuế bằng không (0).
Trường hợp chương trình khuyến mại vào tháng 12/2014 không được thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục khuyến mại theo quy định của pháp luật về thương mại, Công ty TNHH P phải kê khai, tính thuế GTGT đối với số sản phẩm tặng kèm khi mua sản phẩm trong tháng 12/2014.
b) Đối với hình thức bán hàng, cung ứng dịch vụ với giá thấp hơn giá bán hàng, dịch vụ trước đó thì giá tính thuế GTGT là giá bán đã giảm áp dụng trong thời gian khuyến mại đã đăng ký hoặc thông báo.
Ví dụ 30: Công ty N hoạt động trong lĩnh vực viễn thông, chuyên bán các loại thẻ cào di động. Công ty thực hiện đăng ký khuyến mại theo quy định của pháp luật về thương mại dưới hình thức bán hàng thấp hơn giá bán trước đó cho thời gian từ ngày 1/4/2014 đến hết ngày 20/4/2014, theo đó, giá bán một thẻ cào mệnh giá là 100.000 đồng (đã bao gồm thuế GTGT) trong thời gian khuyến mại được bán với giá 90.000 đồng.
Giá tính thuế GTGT đối với một thẻ cào mệnh giá 100.000 đồng trong thời gian khuyến mại được tính như sau:
90.000
_____________
1 + 10%
c) Đối với các hình thức khuyến mại bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm theo phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ thì không phải kê khai, tính thuế GTGT đối với phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ tặng kèm.
6. Đối với hoạt động cho thuê tài sản như cho thuê nhà, văn phòng, xưởng, kho tàng,bến, bãi, phương tiện vận chuyển, máy móc, thiết bị là số tiền cho thuê chưa có thuế GTGT.
Trường hợp cho thuê theo hình thức trả tiền thuê từng kỳ hoặc trả trước tiền thuê cho một thời hạn thuê thì giá tính thuế là tiền cho thuê trả từng kỳ hoặc trả trước cho thời hạn thuê chưa có thuế GTGT.
Giá cho thuê tài sản do các bên thỏa thuận được xác định theo hợp đồng. Trường hợp pháp luật có quy định về khung giá thuê thì giá thuê được xác định trong phạm vi khung giá quy định.
7. Đối với hàng hóa bán theo phương thức trả góp, trả chậm là giá tính theo giá bán trả một lần chưa có thuế GTGT của hàng hóa đó, không bao gồm khoản lãi trả góp,lãi trả chậm.
Ví dụ 31: Công ty kinh doanh xe máy bán xe X loại 100 cc, giá bán trả góp chưa có thuế GTGT là 25,5 triệu đồng/chiếc (trong đó giá bán xe là 25 triệu đồng, lãi trả góp là 0,5 triệu đồng) thì giá tính thuế GTGT là 25 triệu đồng.
8. Đối với gia công hàng hóa là giá gia công theo hợp đồng gia công chưa có thuế GTGT,bao gồm cả tiền công, chi phí về nhiên liệu, động lực, vật liệu phụ và chi phí khác phục vụ cho việc gia công hàng hóa.
9. Đối với xây dựng, lắp đặt, là giá trị công trình, hạng mục công trình hay phần công việc thực hiện bàn giao chưa có thuế GTGT.
a)Trường hợp xây dựng, lắp đặt có bao thầu nguyên vật liệu là giá xây dựng, lắp đặt bao gồm cả giá trị nguyên vật liệu chưa có thuế GTGT.
Ví dụ 32: Công ty xây dựng B nhận thầu xây dựng công trình bao gồm cả giá trị nguyên vật liệu, tổng giá trị thanh toán chưa có thuế GTGT là 1.500 triệu đồng, trong đó giá trị vật tư xây dựng chưa có thuế GTGT là 1.000 triệu đồng thì giá tính thuế GTGT là 1.500 triệu đồng.
b)Trường hợp xây dựng, lắp đặt không bao thầu nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị,giá tính thuế là giá trị xây dựng, lắp đặt không bao gồm giá trị nguyên vật liệu và máy móc, thiết bị chưa có thuế GTGT.
Ví dụ 33: Công ty xây dựng B nhận thầu xây dựng công trình không bao thầu giá trị vật tư xây dựng, tổng giá trị công trình chưa có thuế GTGT là 1.500 triệu đồng, giá trị nguyên liệu, vật tư xây dựng do chủ đầu tư A cung cấp chưa có thuế GTGT là 1.000 triệu đồng thì giá tính thuế GTGT trong trường hợp này là 500 triệu đồng(1.500 triệu đồng – 1.000 triệu đồng).
c)Trường hợp xây dựng, lắp đặt thực hiện thanh toán theo hạng mục công trình hoặc giá trị khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành bàn giao là giá tính theo giá trị hạng mục công trình hoặc giá trị khối lượng công việc hoàn thành bàn giao chưa có thuế GTGT.
Ví dụ 34: Công ty dệt X (gọi là bên A) thuê Công ty xây dựng Y (gọi là bên B) thực hiện xây dựng lắp đặt mở rộng xưởng sản xuất.
Tổng giá trị công trình chưa có thuế GTGT là 200 tỷ đồng, trong đó:
- Giá trị xây lắp: 80 tỷ đồng
- Giá trị thiết bị bên B cung cấp và lắp đặt: 120 tỷ đồng
- Thuế GTGT 10%: 20 tỷ đồng {= (80 + 120) x 10%}
- Tổng số tiền bên A phải thanh toán là: 220 tỷ đồng
- Bên A:
+ Nhận bàn giao nhà xưởng, hạch toán tăng giá trị TSCĐ để tính khấu hao là 200 tỷ đồng(giá trị không có thuế GTGT)
+ Tiền thuế GTGT 20 tỷ đồng được kê khai, khấu trừ vào thuế đầu ra của hàng hóa bán ra hoặc đề nghị hoàn thuế theo quy định.
Trường hợp bên A nghiệm thu, bàn giao và chấp nhận thanh toán cho bên B theo từng hạng mục công trình (giả định phần giá trị xây lắp 80 tỷ đồng nghiệm thu, bàn giao và được chấp nhận thanh toán trước) thì giá tính thuế GTGT là 80 tỷ đồng.
10.Đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản, giá tính thuế là giá chuyển nhượng bất động sản trừ (-) giá đất được trừ để tính thuế GTGT.
a) Giá đất được trừ để tính thuế GTGT được quy định cụ thể như sau:
a.1)Trường hợp được Nhà nước giao đất để đầu tư cơ sở hạ tầng xây dựng nhà để bán,giá đất được trừ để tính thuế GTGT bao gồm tiền sử dụng đất phải nộp ngân sách nhà nước (không kể tiền sử dụng đất được miễn, giảm) và chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng theo quy định pháp luật.
Ví dụ 35: Năm 2014 Công ty kinh doanh bất động sản A được Nhà nước giao đất để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng xây dựng nhà để bán. Tiền sử dụng đất phải nộp (chưa trừ tiền sử dụng đất được miễn giảm, chưa trừ chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng theo phương án được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt) là 30 tỷ đồng. Dự án được giảm 20% số tiền sử dụng đất phải nộp. Số tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng theo phương án đã được duyệt là 15 tỷ đồng.
Tổng giá trị đất được trừ được xác định như sau:
- Tiền sử dụng đất được miễn giảm là: 30 tỷ x 20% = 6 tỷ (đồng);
- Tiền sử dụng đất phải nộp ngân sách nhà nước (không kể tiền sử dụng đất được miễn,giảm) là: 30 tỷ - 6 tỷ - 15 tỷ = 9 tỷ (đồng);
- Tổng giá đất được trừ để tính thuế GTGT bao gồm tiền sử dụng đất phải nộp ngân sách nhà nước (không kể tiền sử dụng đất được miễn, giảm) và chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng là: 9 tỷ + 15 tỷ = 24 tỷ (đồng). Tổng giá đất được trừ được phân bổ cho số m2 đất được phép kinh doanh.
a.2)Trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất của Nhà nước, giá đất được trừ để tính thuế giá trị gia tăng là giá đất trúng đấu giá.
a.3)Trường hợp thuê đất để đầu tư cơ sở hạ tầng để cho thuê, xây dựng nhà để bán,giá đất được trừ để tính thuế giá trị gia tăng là tiền thuê đất phải nộp ngân sách nhà nước (không bao gồm tiền thuê đất được miễn, giảm) và chi phí đền bù,giải phóng mặt bằng theo quy định pháp luật. Riêng trường hợp thuê đất xây dựng nhà để bán, kể từ ngày 01/7/2014 thực hiện theo quy định tại Luật Đất đai năm 2013.
Ví dụ 36: Công ty cổ phần VN-KR có ngành nghề kinh doanh đầu tư, kinh doanh hạ tầng sản xuất công nghiệp và dịch vụ. Công ty được Nhà nước cho thuê đất, thu tiền thuê đất 1 lần để đầu tư xây dựng hạ tầng khu công nghiệp để thực hiện dự án;thời hạn thuê đất là 50 năm. Diện tích đất thuê là 300.000 m2, giá thu tiền thuê đất nộp một lần cho cả thời gian thuê là 82.000đ/ m2. Tổng số tiền thuê đất phải nộp là 24,6 tỷ đồng. Công ty không được miễn, giảm tiền thuê đất. Sau khi đầu tư xây dựng hạ tầng, Công ty ký hợp đồng cho nhà đầu tư thuê lại với thời gian thuê là 30 năm, diện tích đất cho thuê là 16.500 m2, đơn giá cho thuê tại thời điểm ký hợp đồng là 650.000đ/m2 cho cả thời gian thuê, giá đã bao gồm thuế GTGT).
Giá đã có thuế GTGT đối với tiền thu từ cho thuê hạ tầng trong cả thời gian cho thuê(30 năm) đối với Công ty cổ phần VN-KR cho nhà đầu tư thuê được xác định là:
16.500m2 x (650.000 – (82.000đ/m2 : 50 năm x 30 năm)) = 9,9132 tỷ đồng.
Giá chưa có thuế GTGT được xác định là:
9,9132 ______ = 9,012 tỷ đồng.
1 + 10%
Thuế GTGT là: 9,012 x 10% = 0,9012 tỷ đồng.
a.4)Trường hợp cơ sở kinh doanh nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của các tổ chức, cá nhân thì giá đất được trừ để tính thuế GTGT là giá đất tại thời điểm nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất bao gồm cả giá trị cơ sở hạ tầng (nếu có);cơ sở kinh doanh không được kê khai, khấu trừ thuế GTGT đầu vào của cơ sở hạ tầng đã tính trong giá trị quyền sử dụng đất được trừ không chịu thuế GTGT.
Nếu giá đất được trừ không bao gồm giá trị cơ sở hạ tầng thì cơ sở kinh doanh được kê khai, khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào của cơ sở hạ tầng chưa tính trong giá trị quyền sử dụng đất được trừ không chịu thuế giá trị gia tăng.
Trường hợp không xác định được giá đất tại thời điểm nhận chuyển nhượng thì giá đất được trừ để tính thuế giá trị gia tăng là giá đất do Ủy ban nhân dân tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương quy định tại thời điểm ký hợp đồng nhận chuyển nhượng.
Ví dụ 3757F[4]
Ví dụ 38: Tháng 11/2013, Công ty TNHH A nhận chuyển nhượng 300m2 đất kèm theo nhà xưởng trên đất của cá nhân B với trị giá là 10 tỷ đồng và không có đủ hồ sơ giấy tờ để xác định giá đất tại thời điểm nhận chuyển nhượng. Đến tháng 4/2014 Công ty TNHH A chuyển nhượng 300m2 đất này kèm nhà xưởng trên đất với trị giá là 14 tỷ đồng thì giá đất được trừ để tính thuế giá trị gia tăng là giá đất do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định tại thời điểm nhận chuyển nhượng (tháng 11/2013).
Ví dụ 39:
Tháng 9 năm 2013 Công ty B mua 2000 m2 đất đã có một phần cơ sở hạ tầng từ Công ty kinh doanh bất động sản A tổng giá thanh toán là 62 tỷ đồng (trong đó giá đất không chịu thuế GTGT là 40 tỷ đồng, đơn giá là 20 triệu đồng/1m2).
Trên hóa đơn Công ty A ghi:
- Giá chuyển nhượng chưa có thuế GTGT: 60 tỷ đồng
- Giá đất không chịu thuế GTGT: 40 tỷ đồng
- Thuế GTGT đối với cơ sở hạ tầng: 2 tỷ đồng
- Tổng giá thanh toán: 62 tỷ đồng
Công ty A phải kê khai thuế GTGT phải nộp như sau:
Thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra - Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
Giả sử thuế GTGT đầu vào để xây dựng cơ sở hạ tầng của Công ty A là 1,5 tỷ đồng đủ điều kiện để khấu trừ thì:
Thuế GTGT phải nộp = 2 tỷ - 1,5 tỷ = 0,5 tỷ (đồng)
Công ty B tiếp tục xây dựng cơ sở hạ tầng và xây dựng 10 căn biệt thự (diện tích sàn 200 m2/biệt thự) để bán. Tổng số thuế GTGT đầu vào để xây biệt thự là 3 tỷ đồng.
Ngày 01/4/2015, Công ty B ký hợp đồng bán 01 căn biệt thự cho khách hàng C, giá chuyển nhượng 01 căn biệt thự chưa có thuế GTGT là 10 tỷ đồng, giá đất được trừ khi xác định giá tính thuế GTGT đối với 01 căn biệt thự bán ra:
- Giá trị quyền sử dụng đất (chưa bao gồm giá trị cơ sở hạ tầng) tại thời điểm nhận chuyển nhượng từ Công ty A cho 01 căn biệt thự là: 20 triệu x 200 m2 = 4 tỷ (đồng)
- Giá trị cơ sở hạ tầng phân bổ cho 01 căn biệt thự là:
(20 tỷ : 2000 m2) x 200 m2 = 2 tỷ (đồng)
- Giá trị quyền sử dụng đất (bao gồm cả giá trị cơ sở hạ tầng) tại thời điểm nhận chuyển nhượng từ Công ty A được trừ khi xác định giá tính thuế của 01 căn biệt thự bán ra là: 6 tỷ đồng.
Trên hóa đơn Công ty B ghi:
- Giá chuyển nhượng 01 căn biệt thự: 10 tỷ đồng
- Giá đất được trừ không chịu thuế GTGT: 6 tỷ đồng
- Thuế GTGT là 0,4 tỷ đồng [(10 tỷ - 6 tỷ) x 10%]
- Tổng giá thanh toán: 10,4 tỷ đồng
Giả sử trong tháng Công ty B bán hết 10 căn biệt thự. Khi Công ty B kê khai, nộp thuế GTGT, số thuế GTGT phải nộp = số thuế GTGT đầu ra - số thuế đầu vào được khấu trừ = 0,4 tỷ x 10 căn - 3 tỷ = 1 tỷ (đồng).
Tiền thuế GTGT đối với giá trị cơ sở hạ tầng ghi trên hóa đơn nhận chuyển nhượng từ Công ty A đối với 10 biệt thự là 2 tỷ đồng không được kê khai, khấu trừ.
Trường hợp Công ty B xác định giá trị quyền sử dụng đất không bao gồm cả giá trị cơ sở hạ tầng tại thời điểm nhận chuyển nhượng từ Công ty A được trừ khi xác định giá tính thuế của 01 căn biệt thự bán ra là 4 tỷ đồng. Trên hóa đơn Công ty B ghi:
- Giá chuyển nhượng 01 căn biệt thự: 10 tỷ đồng
- Giá đất được trừ không chịu thuế GTGT: 4 tỷ đồng
- Thuế GTGT là 0,6 tỷ đồng [(10 tỷ - 4 tỷ) x 10%]
- Tổng giá thanh toán: 10,6 tỷ đồng
Giả sử trong tháng 4/2015, Công ty B bán hết 10 căn biệt thự. Khi Công ty B kê khai,nộp thuế GTGT, số thuế GTGT phải nộp = số thuế GTGT đầu ra - số thuế đầu vào được khấu trừ (gồm thuế GTGT đầu vào để xây biệt thự và thuế GTGT đầu vào đối với giá trị cơ sở hạ tầng) = 0,6 tỷ đồng x 10 căn biệt thự - 3 tỷ đồng - 2 tỷ đồng (thuế GTGT đầu vào của cơ sở hạ tầng) = 1 tỷ đồng.
a.5)Trường hợp cơ sở kinh doanh bất động sản thực hiện theo hình thức xây dựng -chuyển giao (BT) thanh toán bằng giá trị quyền sử dụng đất thì giá đất được trừ để tính thuế giá trị gia tăng là giá tại thời điểm ký hợp đồng BT theo quy định của pháp luật; nếu tại thời điểm ký hợp đồng BT chưa xác định được giá thì giá đất được trừ là giá để thanh toán công trình do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định theo quy định của pháp luật.
Ví dụ40: Công ty cổ phần P ký hợp đồng BT với UBND tỉnh A về việc xây dựng cầu đổi lấy giá trị đất; giá thanh toán công trình được UBND tỉnh A xác định tại thời điểm ký hợp đồng theo quy định của pháp luật là 2.000 tỷ đồng, đổi lại Công ty cổ phần P được UBND tỉnh A giao cho 500 ha đất tại huyện Y thuộc địa bàn tỉnh.Công ty cổ phần P sử dụng 500 ha đất để xây nhà để bán thì giá đất được trừ để tính thuế GTGT được xác định là 2.000 tỷ đồng.
a.6)Trường hợp doanh nghiệp kinh doanh bất động sản có nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp của người dân theo hợp đồng chuyển nhượng, sau đó được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng sang thành đất ở để xây dựng chung cư, nhà ở... để bán thì giá đất được trừ khi tính thuế GTGTlà giá đất nông nghiệp nhận chuyển nhượng từ người dân và các chi phí khác bao gồm: khoản tiền sử dụng đất nộp NSNN để chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất ở, thuế thu nhập cá nhân nộp thay người dân có đất chuyển nhượng (nếu các bên có thỏa thuận doanh nghiệp kinh doanh bất động sản nộp thay).
a.7)Trường hợp xây dựng nhà nhiều tầng nhiều hộ ở, nhà chung cư để bán thì giá đất được trừ tính cho 1m2 nhà để bán được xác định bằng giá đất được trừ theo quy định từ điểm a.1 đến a.6 nêu trên chia (:) số m2 sàn xây dựng không bao gồm diện tích dùng chung như hành lang, cầu thang, tầng hầm, công trình xây dựng dưới mặt đất.
a.8) 58F[5]Trường hợp cơ sở kinh doanh nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất của tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật thìgiá đất được trừ để tính thuế giá trị gia tăng là giá ghi trong hợp đồng góp vốn. Trường hợp giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thấp hơn giá đất nhận gópvốn thì chỉ được trừ giá đất theo giá chuyển nhượng.
a.9) 59F[6]Trường hợp cơ sở kinh doanh bất động sản ký hợp đồng với hộ gia đình, cá nhân có đất nông nghiệp để hoán đổi đất nông nghiệp thành đất ở, việc hoán đổi này phù hợp với quy định của pháp luật về đất đai thì khi giao đất ở cho các hộ gia đình, cá nhân, giá tính thuế GTGT là giá chuyển nhượng trừ (-) giá đất được trừ theo quy định. Giá chuyển nhượng là giá đền bù tương ứng với diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi theo phương án do cơ quan chức năng phê duyệt.
b)Trường hợp xây dựng, kinh doanh cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà để bán, chuyển nhượng hoặc cho thuê, giá tính thuế GTGT là số tiền thu được theo tiến độ thực hiện dự án hoặc tiến độ thu tiền ghi trong hợp đồng trừ (-) giá đất được trừ tương ứng với tỷ lệ % số tiền thu được trên tổng giá trị hợp đồng.
11.Đối với hoạt động đại lý, môi giới mua bán hàng hóa và dịch vụ, ủy thác xuất nhập khẩu hưởng tiền công hoặc tiền hoa hồng, giá tính thuế là tiền công, tiền hoa hồng thu được từ các hoạt động này chưa có thuế GTGT.
12.Đối với hàng hóa, dịch vụ được sử dụng chứng từ thanh toán ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT như tem, vé cước vận tải, vé xổ số kiến thiết... thì giá chưa có thuế được xác định như sau:
Giá chưa có thuế GTGT
Giá thanh toán (tiền bán vé, bán tem...)
= ________________________________
1+ thuế suất của hàng hóa, dịch vụ (%)
13.Đối với điện của các nhà máy thủy điện hạch toán phụ thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam, bao gồm cả điện của nhà máy thủy điện hạch toán phụ thuộc các tổng công ty phát điện thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam, giá tính thuế GTGT để xác định số thuế GTGT nộp tại địa phương nơi có nhà máy được tính bằng 60% giá bán điện thương phẩm bình quân năm trước, chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng.Trường hợp chưa xác định được giá bán điện thương phẩm bình quân năm trước thì theo giá tạm tính của Tập đoàn thông báo nhưng không thấp hơn giá bán điện thương phẩm bình quân của năm trước liền kề. Khi xác định được giá bán điện thương phẩm bình quân năm trước thì kê khai điều chỉnh chênh lệch vào kỳ kê khai của tháng đã có giá chính thức. Việc xác định giá bán điện thương phẩm bình quân năm trước chậm nhất không quá ngày 31/3 của năm sau.
14.Đối với dịch vụ casino, trò chơi điện tử có thưởng, kinh doanh giải trí có đặt cược, là số tiền thu từ hoạt động này đã bao gồm cả thuế tiêu thụ đặc biệt trừ số tiền đã trả thưởng cho khách.
Giá tính thuế được tính theo công thức sau:
Số tiền thu được
Giá tính thuế = ______________
1+ thuế suất
Ví dụ 41: Cơ sở kinh doanh dịch vụ casino trong kỳ tính thuế có số liệu sau:
- Số tiền thu được do đổi cho khách hàng trước khi chơi tại quầy đổi tiền là: 43 tỷđồng.
- Số tiền đổi trả lại cho khách hàng sau khi chơi là: 10 tỷ đồng.
Số tiền cơ sở kinh doanh thực thu: 43 tỷ đồng - 10 tỷ đồng = 33 tỷ đồng
Số tiền 33 tỷ đồng là doanh thu của cơ sở kinh doanh đã bao gồm thuế GTGT và thuế TTĐB.
Giá tính thuế GTGT được tính như sau:
33 tỷ đồng
_________Giá tính thuế = = 30 tỷ đồng
1 +10%
15.Đối với vận tải, bốc xếp là giá cước vận tải, bốc xếp chưa có thuế GTGT, không phân biệt cơ sở trực tiếp vận tải, bốc xếp hay thuê lại.
16.Đối với dịch vụ du lịch theo hình thức lữ hành, hợp đồng ký với khách hàng theo giá trọn gói (ăn, ở, đi lại) thì giá trọn gói được xác định là giá đã có thuế GTGT.
Giá tính thuế được xác định theo công thức sau:
Giá trọn gói
Giá tính thuế = ____________
1+ thuế suất
Trường hợp giá trọn gói bao gồm cả các khoản chi vé máy bay vận chuyển khách du lịch từ nước ngoài vào Việt Nam, từ Việt Nam đi nước ngoài, các chi phí ăn, nghỉ,thăm quan và một số khoản chi ở nước ngoài khác (nếu có chứng từ hợp pháp) thì các khoản thu của khách hàng để chi cho các khoản trên được tính giảm trừ trong giá (doanh thu) tính thuế GTGT. Thuế GTGT đầu vào phục vụ hoạt động du lịch trọn gói được kê khai, khấu trừ toàn bộ theo quy định.
Ví dụ 42: Công ty Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện hợp đồng du lịch với Thái Lan theo hình thức trọn gói 50 khách du lịch trong 05 ngày tại Việt Nam với tổng số tiền thanh toán là 32.000 USD. Phía Việt Nam phải lo chi phí toàn bộ vé máy bay, ăn, ở, thăm quan theo chương trình thỏa thuận; trong đó riêng tiền vé máy bay đi từ Thái Lan sang Việt Nam và ngược lại hết 10.000 USD. Tỷ giá 1 USD =20.000 đồng Việt Nam.
Giá tính thuế GTGT theo hợp đồng này được xác định như sau:
+Doanh thu chịu thuế GTGT là:
(32.000 USD - 10.000 USD) x 20.000 đồng =440.000.000 đồng
+ Giá tính thuế GTGT là:
440.000.000 đồng
_____________ = 400.000.000 đồng
1 + 10%
Công ty Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh được kê khai khấu trừ toàn bộ thuế GTGT đầu vào phục vụ hoạt động du lịch chịu thuế GTGT.
Ví dụ 43: Công ty du lịch Hà Nội thực hiện hợp đồng đưa khách du lịch từ Việt Nam đi Trung Quốc thu theo giá trọn gói là 400 USD/người đi trong năm ngày, Công ty du lịch Hà Nội phải chi trả cho Công ty du lịch Trung Quốc 300 USD/người thì giá(doanh thu) tính thuế của Công ty du lịch Hà Nội là 100 USD/người (400 USD -300 USD).
17.Đối với dịch vụ cầm đồ, số tiền phải thu từ dịch vụ này bao gồm tiền lãi phải thu từ cho vay cầm đồ và khoản thu khác phát sinh từ việc bán hàng cầm đồ (nếu có) được xác định là giá đã có thuế GTGT.
Giá tính thuế được xác định theo công thức sau:
Số tiền phải thu
__________Giá tính thuế =
1+ thuế suất
Ví dụ 44: Công ty kinh doanh cầm đồ trong kỳ tính thuế có doanh thu cầm đồ là 110 triệu đồng.
Giá tính thuế GTGT được xác định bằng:
110 triệu đồng
____________ = 100triệu đồng
1 + 10%
18.Đối với sách chịu thuế GTGT bán theo đúng giá phát hành (giá bìa) theo quy định của Luật Xuất bản thì giá bán đó được xác định là giá đã có thuế GTGT để tính thuế GTGT và doanh thu của cơ sở. Các trường hợp bán không theo giá bìa thì thuế GTGT tính trên giá bán ra.
19.Đối với hoạt động in, giá tính thuế là tiền công in. Trường hợp cơ sở in thựchiện các hợp đồng in, giá thanh toán bao gồm cả tiền công in và tiền giấy inthì giá tính thuế bao gồm cả tiền giấy.
20.Đối với dịch vụ đại lý giám định, đại lý xét bồi thường, đại lý đòi người thứ ba bồi hoàn, đại lý xử lý hàng bồi thường 100% hưởng tiền công hoặc tiền hoa hồng thì giá tính thuế GTGT là tiền công hoặc tiền hoa hồng được hưởng (chưa trừ một khoản phí tổn nào) mà doanh nghiệp bảo hiểm thu được, chưa có thuế GTGT.
21.Đối với trường hợp mua dịch vụ quy định tại khoản 5 Điều 3 Thông tư này, giá tính thuế là giá thanh toán ghi trong hợp đồng mua dịch vụ chưa có thuế giá trị gia tăng.
22.Giá tính thuế đối với các loại hàng hóa, dịch vụ quy định từ khoản 1 đến khoản 21 Điều này bao gồm cả khoản phụ thu và phí thu thêm ngoài giá hàng hóa, dịch vụ mà cơ sở kinh doanh được hưởng.
Trường hợp cơ sở kinh doanh áp dụng hình thức chiết khấu thương mại dành cho khách hàng (nếu có) thì giá tính thuế GTGT là giá bán đã chiết khấu thương mại dành cho khách hàng. Trường hợp việc chiết khấu thương mại căn cứ vào số lượng,doanh số hàng hóa, dịch vụ thì số tiền chiết khấu của hàng hóa đã bán được tính điều chỉnh trên hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ của lần mua cuối cùng hoặc kỳ tiếp sau. Trường hợp số tiền chiết khấu được lập khi kết thúc chương trình (kỳ)chiết khấu hàng bán thì được lập hóa đơn điều chỉnh kèm bảng kê các số hóa đơn cần điều chỉnh, số tiền, tiền thuế điều chỉnh. Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh,bên bán và bên mua kê khai điều chỉnh doanh thu mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào.
Giá tính thuế được xác định bằng đồng Việt Nam. Trường hợp người nộp thuế có doanh thu bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng nhà nước công bố tại thời điểm phát sinh doanh thu để xác định giá tính thuế.
[1]Được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Khoản 3, Điều 3, Nghị định12/2015/NĐ-CP.
[2]Được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Điều 2, Nghị định 10/2017/NĐ-CP.
[3]Được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Khoản 2, Điều 3, Thông tư 119/2014/TT –BTC.
[4]Nội dung này bị bãi bỏ theo quy định tại Khoản 1, Điều 1, Thông tư 82/2018/TT –BTC.
[5]Được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Khoản 4, Điều 1, Thông tư 26/2015/TT –BTC.
[6]Được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Khoản 4, Điều 1, Thông tư 26/2015/TT –BTC.
1. Mức thuế suất 0% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, vận tải quốc tế và hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng quy định tại Điều 5 của Luật này khi xuất khẩu, trừ các trường hợp chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ ra nước ngoài; dịch vụ tái bảo hiểm ra nước ngoài; dịch vụ cấp tín dụng, chuyển nhượng vốn, dịch vụ tài chính phát sinh; dịch vụ bưu chính, viễn thông; sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên, khoáng sản khai thác chưa qua chế biến quy định tại khoản 23 Điều 5 của Luật này.
2. Mức thuế suất 5% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ sau đây:
a) Nước sạch phục vụ sản xuất và sinh hoạt;
b) Phân bón; quặng để sản xuất phân bón; thuốc phòng trừ sâu bệnh và chất kích thích tăng trưởng vật nuôi, cây trồng;
c) Thức ăn gia súc, gia cầm và thức ăn cho vật nuôi khác;
d) Dịch vụ đào đắp, nạo vét kênh, mương, ao hồ phục vụ sản xuất nông nghiệp; nuôi trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng; sơ chế, bảo quản sản phẩm nông nghiệp;
đ) Sản phẩm trồng trọt,chăn nuôi, thủy sản chưa qua chế biến, trừ sản phẩm quy định tại khoản 1 Điều 5 của Luật này;
e) Mủ cao su sơ chế; nhựa thông sơ chế; lưới, dây giềng và sợi để đan lưới đánh cá;
g) Thực phẩm tươi sống; lâm sản chưa qua chế biến, trừ gỗ, măng và sản phẩm quy định tại khoản 1 Điều 5 của Luật này;
h) Đường; phụ phẩm trong sản xuất đường, bao gồm gỉ đường, bã mía, bã bùn;
i) Sản phẩm bằng đay, cói, tre, nứa, lá, rơm, vỏ dừa, sọ dừa, bèo tây và các sản phẩm thủ công khác sản xuất bằng nguyên liệu tận dụng từ nông nghiệp; bông sơ chế; giấy in báo;
k) Máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, bao gồm máy cày, máy bừa, máy cấy, máy gieo hạt, máy tuốt lúa, máy gặt, máy gặt đập liên hợp, máy thu hoạch sản phẩm nông nghiệp, máy hoặc bình bơm thuốc trừ sâu;
l) Thiết bị, dụng cụ y tế, bông, băng vệ sinh y tế; thuốc phòng bệnh, chữa bệnh; sản phẩm hóa dược, dược liệu là nguyên liệu sản xuất thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh;
m) Giáo cụ dùng để giảng dạy và học tập, bao gồm các loại mô hình, hình vẽ, bảng, phấn, thước kẻ, com-pa và các loại thiết bị, dụng cụ chuyên dùng cho giảng dạy, nghiên cứu, thí nghiệm khoa học;
n) Hoạt động văn hóa, triển lãm, thể dục, thể thao; biểu diễn nghệ thuật, sản xuất phim; nhập khẩu, phát hành và chiếu phim;
o) Đồ chơi cho trẻ em; sách các loại, trừ sách quy định tại khoản 15 Điều 5 của Luật này;
p) Dịch vụ khoa học, công nghệ theo quy định của Luật khoa học và công nghệ.
3. Mức thuế suất 10% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ không quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Nghị định 209/2013/NĐ –CP
Hướng dẫn Luật thuế giátrị gia tăng
Điều 6. Thuế suất
Thuế suất thuế giá trị gia tăng thực hiện theo quy định tạiĐiều 8 Luật thuế giá trị gia tăng và Khoản 3 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung mộtsố điều của Luật thuế giá trị gia tăng.
1. Mức thuế suất 0% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuấtkhẩu, vận tải quốc tế, hàng hóa, dịch vụ thuộc diện không chịu thuế giá trị giatăng quy định tại Điều 5 Luật thuế giá trị gia tăng và Khoản 1 Điều 1 của Luậtsửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng khi xuất khẩu, trừcác hàng hóa, dịch vụ quy định tại Điểm đ Khoản này.
Hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu là hàng hóa, dịch vụ được bán,cung ứng cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài và tiêu dùng ở ngoài Việt Nam, trongkhu phi thuế quan; hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho khách hàng nước ngoài theoquy định của pháp luật.
a) Đối với hàng hóa xuất khẩu bao gồm: Hàng hóa xuất khẩu ranước ngoài, bán vào khu phi thuế quan; công trình xây dựng, lắp đặt ở nướcngoài, trong khu phi thuế quan; hàng hóa bán mà điểm giao, nhận hàng hóa ởngoài Việt Nam; phụ tùng, vật tư thay thế để sửa chữa, bảo dưỡng phương tiện,máy móc thiết bị cho bên nước ngoài và tiêu dùng ở ngoài Việt Nam; xuất khẩutại chỗ và các trường hợp khác được coi là xuất khẩu theo quy định của phápluật.
b) Đối với dịch vụ xuất khẩu bao gồm dịch vụ cung ứng trựctiếp cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài hoặc ở trong khu phi thuế quan và tiêudùng ở ngoài Việt Nam, tiêu dùng trong khu phi thuế quan.
Trường hợp cung cấp dịch vụ mà hoạt động cung cấp vừa diễn ratại Việt Nam, vừa diễn ra ở ngoài Việt Nam nhưng hợp đồng dịch vụ được ký kếtgiữa hai người nộp thuế tại Việt Nam hoặc có cơ sở thường trú tại Việt Nam thìthuế suất 0% chỉ áp dụng đối với phần giá trị dịch vụ thực hiện ở ngoài ViệtNam, trừ trường hợp cung cấp dịch vụ bảo hiểm cho hàng hóa nhập khẩu được ápdụng thuế suất 0% trên toàn bộ giá trị hợp đồng. Trường hợp, hợp đồng không xácđịnh riêng phần giá trị dịch vụ thực hiện tại Việt Nam thì giá tính thuế được xácđịnh theo tỷ lệ (%) chi phí phát sinh tại Việt Nam trên tổng chi phí.
Cá nhân ở nước ngoài là người nước ngoài không cư trú tạiViệt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài và ở ngoài Việt Nam trong thờigian diễn ra việc cung ứng dịch vụ.
Tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan là tổ chức, cá nhâncó đăng ký kinh doanh và các trường hợp khác theo quy định của Thủ tướng Chínhphủ.
c) Vận tải quốc tế quy định tại khoản này bao gồm vận tảihành khách, hành lý, hàng hóa theo chặng quốc tế từ Việt Nam ra nước ngoài hoặctừ nước ngoài đến Việt Nam, hoặc cả điểm đi và đến ở nước ngoài. Trường hợp,hợp đồng vận tải quốc tế bao gồm cả chặng vận tải nội địa thì vận tải quốc tếbao gồm cả chặng nội địa.
d) Hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu quy định tại các Điểm a, bKhoản này được áp dụng thuế suất 0% phải đáp ứng đủ điều kiện quy định tại Điểmc Khoản 2 Điều 9 Nghị định này và một số trường hợp hàng hóa, dịch vụ được ápdụng mức thuế suất 0% theo điều kiện do Bộ Tài chính quy định.
đ) Các trường hợp không áp dụng mức thuế suất thuế giá trịgia tăng 0% gồm66F[1]:
- Chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệra nước ngoài;
- Dịch vụ tái bảo hiểm ra nước ngoài;
- Dịch vụ cấp tín dụng ra nước ngoài;
- Chuyển nhượng vốn ra nước ngoài;
- Đầu tư chứng khoán ra nước ngoài;
- Dịch vụ tài chính phái sinh;
- Dịch vụ bưu chính, viễn thông;
- Sản phẩm xuất khẩu quy định tại khoản 11 Điều 3 Nghị địnhnày;
- Hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho cá nhân không đăng ký kinh doanhtrong khu phi thuế quan;
- Thuốc lá, rượu, bia nhập khẩu sau đó xuất khẩu.
e) Bộ Tài chính quy định cụ thể một số trường hợp hàng hóa,dịch vụ khác cung ứng cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài được áp dụng thuế suất0% và hàng hóa, dịch vụ cung ứng cho tổ chức, cá nhân nước ngoài nhưng tiêu dùngở Việt Nam không được áp dụng mức thuế suất 0%.
2. Mức thuế suất 5% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ quyđịnh tại Khoản 2 Điều 8 Luật thuế giá trị gia tăng và Khoản 3 Điều 1 Luật sửađổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng. Một số trường hợp ápdụng mức thuế suất 5% được quy định cụ thể như sau:
a) Nước sạch phục vụ sản xuất và sinh hoạt quy định tại Điểma Khoản 2 Điều 8 Luật thuế giá trị gia tăng không bao gồm các loại nước uốngđóng chai, đóng bình và các loại nước giải khát khác thuộc diện áp dụng mứcthuế suất 10%.
b) Các sản phẩm quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 8 Luật Thuếgiá trị gia tăng bao gồm67F[2]:
- Quặng để sản xuất phân bón là các quặng làm nguyên liệu đểsản xuất phân bón;
- Thuốc phòng trừ sâu bệnh bao gồm thuốc bảo vệ thực vật vàcác loại thuốc phòng trừ sâu bệnh khác;
- Các chất kích thích tăng trưởng vật nuôi, cây trồng.
c) (được bãi bỏ)68F[3]
d) Dịch vụ sơ chế, bảo quản sản phẩm quy định tại Điểm dKhoản 2 Điều 8 Luật thuế giá trị gia tăng gồm: Phơi, sấy khô, bóc vỏ, tách hạt,cắt lát, xay sát, bảo quản lạnh, ướp muối và các hình thức bảo quản thôngthường khác.
đ) Thực phẩm tươi sống quy định tại Điểm g Khoản 2 Điều 8Luật thuế giá trị gia tăng gồm các loại thực phẩm chưa được làm chín hoặc chếbiến thành các sản phẩm khác.
Lâm sản chưa qua chế biến quy định tại Điểm g Khoản 2 Điều 8Luật thuế giá trị gia tăng bao gồm các sản phẩm rừng tự nhiên khai thác thuộcnhóm: Song, mây, tre, nứa, nấm, mộc nhĩ; rễ, lá, hoa, cây làm thuốc, nhựa câyvà các loại lâm sản khác.
e) Sản phẩm hóa dược, dược liệu là nguyên liệu sản xuất thuốcchữa bệnh, thuốc phòng bệnh quy định tại Điểm 1 Khoản 2 Điều 8 Luật thuế giátrị gia tăng.
g) Nhà ở xã hội quy định tại Điểm q Khoản 2 Điều 8 Luật thuếgiá trị gia tăng và Khoản 3 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luậtthuế giá trị gia tăng là nhà ở do Nhà nước hoặc tổ chức, cá nhân thuộc cácthành phần kinh tế đầu tư xây dựng và đáp ứng các tiêu chí về nhà ở, về giá bánnhà, về giá cho thuê, về giá cho thuê mua, về đối tượng, điều kiện được mua,được thuê, được thuê mua nhà ở xã hội theo quy định của pháp luật về nhà ở.
Nghị định 92/2013/NĐ-CP
Quy định chi tiết thihành một số điều có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2013 của Luật sửa đổi, bổsung một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và Luật sửa đổi, bổ sungmột số điều của Luật thuế giá trị gia tăng
Điều 4. Áp dụng thuế suất 5% đối với bán,cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội theo quy định tại Khoản 3 Điều 1 và giảm50% mức thuế suất thuế giá trị gia tăng đối với bán, cho thuê, cho thuê mua nhàở thương mại quy định tại Khoản 3 Điều 2 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luậtthuế giá trị gia tăng như sau:
1. (được bãi bỏ) 69F[4]
2. Giảm 50% mức thuế suất thuế giá trị gia tăng từ ngày 01tháng 7 năm 2013 đến hết ngày 30 tháng 6 năm 2014 đối với bán, cho thuê hoặccho thuê mua nhà ở thương mại là căn hộ hoàn thiện có diện tích sàn dưới 70 m2và có giá bán dưới 15 triệu đồng/m2.
Nhà ở thương mại là căn hộ hoàn thiện quy định tại khoản nàylà căn hộ được hoàn thành, nghiệm thu theo thiết kế của chủ đầu tư và được sửdụng để ở được ngay sau khi nhận bàn giao; đối với căn hộ cho thuê phải đáp ứngđiều kiện có diện tích dưới 70 m2 và có giá trị tương đương với căn hộ cùngloại có giá bán dưới 15 triệu đồng/m2.
Giá bán, giá cho thuê mua, giá cho thuê nhà ở thương mại đượcghi rõ trong hợp đồng; đối với trường hợp bán hoặc cho thuê mua là giá bán, giácho thuê mua đã bao gồm thuế giá trị gia tăng 10% và đã bao gồm phí bảo trìcông trình theo quy định. Trường hợp nhà ở thương mại bán theo phương thức trảgóp, trả chậm thì giá bán là giá bán trả một lần đã bao gồm thuế giá trị giatăng 10% và khoản phí bảo trì công trình theo quy định nhưng không bao gồmkhoản lãi trả góp, trả chậm và các khoản lãi khác.
Việc giảm 50% mức thuế suất thuế giá trị gia tăng đối với cáchợp đồng bán, cho thuê mua nhà ở thương mại ký trước ngày 01 tháng 7 năm 2013và hợp đồng ký trong thời gian từ ngày 01 tháng 7 năm 2013 đến hết ngày 30tháng 6 năm 2014 được áp dụng đối với số tiền thanh toán trong giai đoạn từ ngày01 tháng 7 năm 2013 đến hết ngày 30 tháng 6 năm 2014.
Việc giảm 50% mức thuế suất thuế giá trị gia tăng đối vớitrường hợp cho thuê nhà ở thương mại được tính trên số tiền cho thuê trả từngkỳ theo quy định tại hợp đồng cho thuê từ ngày 01 tháng 7 năm 2013 đến hết ngày30 tháng 6 năm 2014 (kể cả trường hợp trả trước tiền thuê cho nhiều năm).Trường hợp doanh nghiệp cho thuê nhà từ ngày 01 tháng 7 năm 2013 đến hết ngày30 tháng 6 năm 2014 mà chưa nhận được tiền cho thuê thì giảm 50% mức thuế suấtthuế giá trị gia tăng tính trên số tiền cho thuê từ ngày 01 tháng 7 năm 2013đến hết ngày 30 tháng 6 năm 2014.
Thông tư 219/2013/TT – BTC
Hướng dẫn thi hành Luật thuế giá trịgia tăng và nghị định số 209/2013/NĐ - CP ngày 18/12/2013 của chính phủ quyđịnh chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật thuế giá trị gia tăng
Điều 9. Thuế suất 0%
1.Thuế suất 0%: áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu; hoạt động xây dựng,lắp đặt công trình ở nước ngoài và ở trong khu phi thuế quan; vận tải quốc tế;hàng hóa, dịch vụ thuộc diện không chịu thuế GTGT khi xuất khẩu, trừ các trườnghợp không áp dụng mức thuế suất 0% hướng dẫn tại khoản 3 Điều này.
Hànghóa, dịch vụ xuất khẩu là hàng hóa, dịch vụ được bán, cung ứng cho tổ chức, cánhân ở nước ngoài và tiêu dùng ở ngoài Việt Nam; bán, cung ứng cho tổ chức, cánhân trong khu phi thuế quan; hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho khách hàng nướcngoài theo quy định của pháp luật.
a)Hàng hóa xuất khẩu bao gồm:
- Hànghóa xuất khẩu ra nước ngoài, kể cả ủy thác xuất khẩu;
- Hànghóa bán vào khu phi thuế quan theo quy định của Thủ tướng Chính phủ; hàng báncho cửa hàng miễn thuế;
- Hànghóa bán mà điểm giao, nhận hàng hóa ở ngoài Việt Nam;
- Phụtùng, vật tư thay thế để sửa chữa, bảo dưỡng phương tiện, máy móc thiết bị chobên nước ngoài và tiêu dùng ở ngoài Việt Nam;
- Cáctrường hợp được coi là xuất khẩu theo quy định của pháp luật:
+ Hànghóa gia công chuyển tiếp theo quy định của pháp luật thương mại về hoạt độngmua, bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công hàng hóavới nước ngoài.
+ Hànghóa xuất khẩu tại chỗ theo quy định của pháp luật.
+ Hànghóa xuất khẩu để bán tại hội chợ, triển lãm ở nước ngoài.
b)Dịch vụ xuất khẩu bao gồm dịch vụ cung ứng trực tiếp cho tổ chức, cá nhân ởnước ngoài và tiêu dùng ở ngoài Việt Nam; cung ứng trực tiếp cho tổ chức, cánhân ở trong khu phi thuế quan và tiêu dùng trong khu phi thuế quan.
Cánhân ở nước ngoài là người nước ngoài không cư trú tại Việt Nam, người Việt Namđịnh cư ở nước ngoài và ở ngoài Việt Nam trong thời gian diễn ra việc cung ứngdịch vụ. Tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan là tổ chức, cá nhân có đăngký kinh doanh và các trường hợp khác theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
Trườnghợp cung cấp dịch vụ mà hoạt động cung cấp vừa diễn ra tại Việt Nam, vừa diễnra ở ngoài Việt Nam nhưng hợp đồng dịch vụ được ký kết giữa hai người nộp thuếtại Việt Nam hoặc có cơ sở thường trú tại Việt Nam thì thuế suất 0% chỉ áp dụngđối với phần giá trị dịch vụ thực hiện ở ngoài Việt Nam, trừ trường hợp cungcấp dịch vụ bảo hiểm cho hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thuế suất 0% trên toànbộ giá trị hợp đồng. Trường hợp, hợp đồng không xác định riêng phần giá trịdịch vụ thực hiện tại Việt Nam thì giá tính thuế được xác định theo tỷ lệ (%)chi phí phát sinh tại Việt Nam trên tổng chi phí.
Cơ sởkinh doanh cung cấp dịch vụ là người nộp thuế tại Việt Nam phải có tài liệuchứng minh dịch vụ thực hiện ở ngoài Việt Nam.
Ví dụ45: Công ty B ký hợp đồng với Công ty C về việc cung cấp dịch vụ tư vấn, khảosát, thiết kế cho dự án đầu tư ở Cam-pu-chia của Công ty C (Công ty B và côngty C là các doanh nghiệp Việt Nam). Hợp đồng có phát sinh các dịch vụ thực hiệnở Việt Nam và các dịch vụ thực hiện tại Cam-pu-chia thì giá trị phần dịch vụthực hiện tại Cam-pu-chia được áp dụng thuế suất thuế GTGT 0%; đối với phầndoanh thu dịch vụ thực hiện tại Việt Nam, Công ty B phải kê khai, tính thuếGTGT theo quy định.
Ví dụ46: Công ty D cung cấp dịch vụ tư vấn, khảo sát, lập báo cáo khả thi đối với dựán đầu tư tại Lào cho Công ty X. Giá trị hợp đồng Công ty D nhận được là 5 tỷđồng đã bao gồm thuế GTGT cho phần dịch vụ thực hiện tại Việt Nam. Hợp đồnggiữa 2 doanh nghiệp không xác định được doanh thu thực hiện tại Việt Nam vàdoanh thu thực hiện tại Lào. Công ty D tính toán được các chi phí thực hiện ởLào (chi phí khảo sát, thăm dò) là 1,5 tỷ đồng và chi phí thực hiện ở Việt Nam(tổng hợp, lập báo cáo) là 2,5 tỷ đồng.
Doanhthu đối với phần dịch vụ thực hiện tại Việt Nam đã bao gồm thuế GTGT được xácđịnh như sau:
2,5 tỷ
5 tỷ x = 3,125 tỷ đồng
2,5 tỷ + 1,5 tỷ
Trườnghợp Công ty D có tài liệu chứng minh Công ty cử cán bộ sang Lào thực hiện khảosát, thăm dò và có giấy tờ chứng minh Công ty mua một số hàng hóa phục vụ việckhảo sát, thăm dò tại Lào thì doanh thu đối với phần dịch vụ thực hiện tại Làođược áp dụng thuế suất 0% và được xác định bằng 1,875 tỷ đồng (5 - 3,125 =1,875 tỷ đồng).
c) Vậntải quốc tế quy định tại khoản này bao gồm vận tải hành khách, hành lý, hànghóa theo chặng quốc tế từ Việt Nam ra nước ngoài hoặc từ nước ngoài đến ViệtNam, hoặc cả điểm đi và đến ở nước ngoài, không phân biệt có phương tiện trựctiếp vận tải hay không có phương tiện. Trường hợp, hợp đồng vận tải quốc tế baogồm cả chặng vận tải nội địa thì vận tải quốc tế bao gồm cả chặng nội địa.
Ví dụ47: Công ty vận tải X tại Việt Nam có tàu vận tải quốc tế, Công ty nhận vậnchuyển hàng hóa từ Sin-ga-po đến Hàn Quốc. Doanh thu thu được từ vận chuyểnhàng hóa từ Sin-ga-po đến Hàn Quốc là doanh thu từ hoạt động vận tải quốc tế.
d)Dịch vụ của ngành hàng không, hàng hải cung cấp trực tiếp cho tổ chức ở nướcngoài hoặc thông qua đại lý, bao gồm:
Cácdịch vụ của ngành hàng không áp dụng thuế suất 0%: Dịch vụ cung cấp suất ănhàng không; dịch vụ cất hạ cánh tàu bay; dịch vụ sân đậu tàu bay; dịch vụ anninh bảo vệ tàu bay; soi chiếu an ninh hành khách, hành lý và hàng hóa; dịch vụbăng chuyền hành lý tại nhà ga; dịch vụ phục vụ kỹ thuật thương mại mặt đất;dịch vụ bảo vệ tàu bay; dịch vụ kéo đẩy tàu bay; dịch vụ dẫn tàu bay; dịch vụthuê cầu dẫn khách lên, xuống máy bay; dịch vụ điều hành bay đi, đến; dịch vụvận chuyển tổ lái, tiếp viên và hành khách trong khu vực sân đậu tàu bay; chấtxếp, kiểm đếm hàng hóa; dịch vụ phục vụ hành khách đi chuyến bay quốc tế từ cảnghàng không Việt Nam (passenger service charges).
Cácdịch vụ của ngành hàng hải áp dụng thuế suất 0%: Dịch vụ lai dắt tàu biển; hoatiêu hàng hải; cứu hộ hàng hải; cầu cảng, bến phao; bốc xếp; buộc cởi dây; đóngmở nắp hầm hàng; vệ sinh hầm tàu; kiểm đếm, giao nhận; đăng kiểm.
đ) Cáchàng hóa, dịch vụ khác:
- Hoạtđộng xây dựng, lắp đặt công trình ở nước ngoài hoặc ở trong khu phi thuế quan;
- Hànghóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT khi xuất khẩu, trừ các trườnghợp không áp dụng mức thuế suất 0% hướng dẫn tại khoản 3 Điều này;
- Dịchvụ sửa chữa tàu bay, tàu biển cung cấp cho tổ chức, cá nhân nước ngoài.
2.Điều kiện áp dụng thuế suất 0%:
a) Đốivới hàng hóa xuất khẩu:
- Cóhợp đồng bán, gia công hàng hóa xuất khẩu; hợp đồng ủy thác xuất khẩu;
- Cóchứng từ thanh toán tiền hàng hóa xuất khẩu qua ngân hàng và các chứng từ kháctheo quy định của pháp luật;
- Cótờ khai hải quan theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Thông tư này.
Riêngđối với trường hợp hàng hóa bán mà điểm giao, nhận hàng hóa ở ngoài Việt Nam,cơ sở kinh doanh (bên bán) phải có tài liệu chứng minh việc giao, nhận hàng hóaở ngoài Việt Nam như: hợp đồng mua hàng hóa ký với bên bán hàng hóa ở nướcngoài; hợp đồng bán hàng hóa ký với bên mua hàng; chứng từ chứng minh hàng hóađược giao, nhận ở ngoài Việt Nam như: hóa đơn thương mại theo thông lệ quốc tế,vận đơn, phiếu đóng gói, giấy chứng nhận xuất xứ…; chứng từ thanh toán qua ngânhàng gồm: chứng từ qua ngân hàng của cơ sở kinh doanh thanh toán cho bên bánhàng hóa ở nước ngoài; chứng từ thanh toán qua ngân hàng của bên mua hàng hóathanh toán cho cơ sở kinh doanh.
Ví dụ48: Công ty A và Công ty B (là các doanh nghiệp Việt Nam) ký hợp đồng mua bándầu nhờn. Công ty A mua dầu nhờn của các công ty ở Sin-ga-po, sau đó bán choCông ty B tại cảng biển Sin-ga-po. Trường hợp Công ty A có: Hợp đồng mua dầunhờn ký với các công ty ở Sin-ga-po, hợp đồng bán hàng giữa Công ty A và Côngty B; chứng từ chứng minh hàng hóa đã giao cho Công ty B tại cảng biểnSin-ga-po, chứng từ thanh toán tiền qua ngân hàng do Công ty A chuyển cho cáccông ty bán dầu nhờn ở Sin-ga-po, chứng từ thanh toán tiền qua ngân hàng doCông ty B thanh toán cho Công ty A thì doanh thu do Công ty A nhận được từ bándầu nhờn cho Công ty B được áp dụng thuế suất thuế GTGT 0%.
b) Đốivới dịch vụ xuất khẩu:
- Cóhợp đồng cung ứng dịch vụ với tổ chức, cá nhân ở nước ngoài hoặc ở trong khuphi thuế quan;
- Cóchứng từ thanh toán tiền dịch vụ xuất khẩu qua ngân hàng và các chứng từ kháctheo quy định của pháp luật;
Riêngđối với dịch vụ sửa chữa tàu bay, tàu biển cung cấp cho tổ chức, cá nhân nướcngoài, để được áp dụng thuế suất 0%, ngoài các điều kiện về hợp đồng và chứngtừ thanh toán nêu trên, tàu bay, tàu biển đưa vào Việt Nam phải làm thủ tụcnhập khẩu, khi sửa chữa xong thì phải làm thủ tục xuất khẩu.
c) Đốivới vận tải quốc tế:
- Cóhợp đồng vận chuyển hành khách, hành lý, hàng hóa giữa người vận chuyển vàngười thuê vận chuyển theo chặng quốc tế từ Việt Nam ra nước ngoài hoặc từ nướcngoài đến Việt Nam hoặc cả điểm đi và điểm đến ở nước ngoài theo các hình thứcphù hợp với quy định của pháp luật. Đối với vận chuyển hành khách, hợp đồng vậnchuyển là vé. Cơ sở kinh doanh vận tải quốc tế thực hiện theo các quy định củapháp luật về vận tải.
- Cóchứng từ thanh toán qua ngân hàng hoặc các hình thức thanh toán khác được coilà thanh toán qua ngân hàng. Đối với trường hợp vận chuyển hành khách là cánhân, có chứng từ thanh toán trực tiếp.
d) Đốivới dịch vụ của ngành hàng không, hàng hải:
d.1)Dịch vụ của ngành hàng không áp dụng thuế suất 0% được thực hiện trong khu vựccảng hàng không quốc tế, sân bay, nhà ga hàng hóa hàng không quốc tế và đáp ứngcác điều kiện sau:
- Cóhợp đồng cung ứng dịch vụ với tổ chức ở nước ngoài, hãng hàng không nước ngoàihoặc yêu cầu cung ứng dịch vụ của tổ chức ở nước ngoài, hãng hàng không nướcngoài;
- Cóchứng từ thanh toán dịch vụ qua ngân hàng hoặc các hình thức thanh toán khácđược coi là thanh toán qua ngân hàng. Trường hợp các dịch vụ cung cấp cho tổchức nước ngoài, hãng hàng không nước ngoài phát sinh không thường xuyên, khôngtheo lịch trình và không có hợp đồng, phải có chứng từ thanh toán trực tiếp củatổ chức nước ngoài, hãng hàng không nước ngoài.
Cácđiều kiện về hợp đồng và chứng từ thanh toán nêu trên không áp dụng đối vớidịch vụ phục vụ hành khách đi chuyến bay quốc tế từ cảng hàng không Việt Nam(passenger service charges).
d.2)Dịch vụ của ngành hàng hải áp dụng thuế suất 0% thực hiện tại khu vực cảng vàđáp ứng các điều kiện sau:
- Cóhợp đồng cung ứng dịch vụ với tổ chức ở nước ngoài, người đại lý tàu biển hoặcyêu cầu cung ứng dịch vụ của tổ chức ở nước ngoài hoặc người đại lý tàu biển;
- Cóchứng từ thanh toán dịch vụ qua ngân hàng của tổ chức ở nước ngoài hoặc cóchứng từ thanh toán dịch vụ qua ngân hàng của người đại lý tàu biển cho cơ sởcung ứng dịch vụ hoặc các hình thức thanh toán khác được coi là thanh toán quangân hàng.
3. Cáctrường hợp không áp dụng mức thuế suất 0% gồm70F[5]:
- Táibảo hiểm ra nước ngoài; chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng quyền sở hữu trítuệ ra nước ngoài; chuyển nhượng vốn, cấp tín dụng, đầu tư chứng khoán ra nướcngoài; dịch vụ tài chính phái sinh; dịch vụ bưu chính, viễn thông chiều đi ranước ngoài (bao gồm cả dịch vụ bưu chính viễn thông cung cấp cho tổ chức, cánhân trong khu phi thuế quan; cung cấp thẻ cào điện thoại di động đã có mã số,mệnh giá đưa ra nước ngoài hoặc đưa vào khu phi thuế quan); sản phẩm xuất khẩulà tài nguyên, khoáng sản hướng dẫn tại khoản 23 Điều 4 Thông tư này; thuốc lá,rượu, bia nhập khẩu sau đó xuất khẩu; hàng hoá, dịch vụ cung cấp cho cá nhânkhông đăng ký kinh doanh trong khu phi thuế quan, trừ các trường hợp khác theoquy định của Thủ tướng Chính phủ.
Thuốclá, rượu, bia nhập khẩu sau đó xuất khẩu thì khi xuất khẩu không phải tính thuếGTGT đầu ra nhưng không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào.
-Xăng, dầu bán cho xe ô tô của cơ sở kinh doanh trong khu phi thuế quan mua tạinội địa;
- Xe ôtô bán cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan;
- Cácdịch vụ do cơ sở kinh doanh cung cấp cho tổ chức, cá nhân ở trong khu phi thuếquan bao gồm: cho thuê nhà, hội trường, văn phòng, khách sạn, kho bãi; dịch vụvận chuyển đưa đón người lao động; dịch vụ ăn uống (trừ dịch vụ cung cấp suấtăn công nghiệp, dịch vụ ăn uống trong khu phi thuế quan);
- Cácdịch vụ sau cung ứng tại Việt Nam cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài không đượcáp dụng thuế suất 0% gồm:
+ Thiđấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật, văn hóa, giải trí, hội nghị, khách sạn, đàotạo, quảng cáo, du lịch lữ hành;
+ Dịchvụ thanh toán qua mạng;
+ Dịchvụ cung cấp gắn với việc bán, phân phối, tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa tại ViệtNam.
Điều 10. Thuế suất 5%
1.Nước sạch phục vụ sản xuất và sinh hoạt, không bao gồm các loại nước uống đóngchai, đóng bình và các loại nước giải khát khác thuộc đối tượng áp dụng mứcthuế suất 10%.
2.Quặng để sản xuất phân bón; thuốc phòng trừ sâu bệnh và chất kích thích tăngtrưởng vật nuôi, cây trồng bao gồm71F[6]:
a)Quặng để sản xuất phân bón là các quặng làm nguyên liệu để sản xuất phân bónnhư quặng Apatít dùng để sản xuất phân lân, đất bùn làm phân vi sinh;
b)Thuốc phòng trừ sâu bệnh bao gồm thuốc bảo vệ thực vật theo Danh mục thuốc bảovệ thực vật do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành và các loạithuốc phòng trừ sâu bệnh khác;
c) Cácchất kích thích tăng trưởng vật nuôi, cây trồng.
3. (đượcbãi bỏ)72F[7]
4.Dịch vụ đào đắp, nạo vét kênh, mương, ao hồ phục vụ sản xuất nông nghiệp; nuôitrồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng; sơ chế, bảo quản sản phẩmnông nghiệp (trừ nạo, vét kênh mương nội đồng được quy định tại khoản 3 Điều 4Thông tư này).
Dịchvụ sơ chế, bảo quản sản phẩm nông nghiệp gồm phơi, sấy khô, bóc vỏ, tách hạt,cắt, xay xát, bảo quản lạnh, ướp muối và các hình thức bảo quản thông thườngkhác theo hướng dẫn tại Khoản 1 Điều 4 Thông tư này.
5. Sảnphẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, hải sản chưa qua chế biến hoặc chỉ qua sơchế, bảo quản (hình thức sơ chế, bảo quản theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 4Thông tư này) ở khâu kinh doanh thương mại, trừ các trường hợp hướng dẫn tạikhoản 5 Điều 5 Thông tư này.
Sảnphẩm trồng trọt chưa qua chế biến hướng dẫn tại khoản này bao gồm cả thóc, gạo,ngô, khoai, sắn, lúa mỳ.
6. Mủcao su sơ chế như mủ cờ rếp, mủ tờ, mủ bún, mủ cốm; nhựa thông sơ chế; lưới,dây giềng và sợi để đan lưới đánh cá bao gồm các loại lưới đánh cá, các loạisợi, dây giềng loại chuyên dùng để đan lưới đánh cá không phân biệt nguyên liệusản xuất.
7.Thực phẩm tươi sống ở khâu kinh doanh thương mại; lâm sản chưa qua chế biến ởkhâu kinh doanh thương mại, trừ gỗ, măng và các sản phẩm quy định tại khoản 1Điều 4 Thông tư này.
Thựcphẩm tươi sống gồm các loại thực phẩm chưa được làm chín hoặc chế biến thànhsản phẩm khác, chỉ sơ chế dưới dạng làm sạch, bóc vỏ, cắt, đông lạnh, phơi khômà qua sơ chế vẫn còn là thực phẩm tươi sống như thịt gia súc, gia cầm, tôm,cua, cá và các sản phẩm thủy sản, hải sản khác. Trường hợp thực phẩm đã qua tẩmướp gia vị thì áp dụng thuế suất 10%.
Lâmsản chưa qua chế biến bao gồm các sản phẩm từ rừng tự nhiên khai thác thuộcnhóm: song, mây, tre, nứa, luồng, nấm, mộc nhĩ; rễ, lá, hoa, cây làm thuốc,nhựa cây và các loại lâm sản khác.
Ví dụ49: Công ty TNHH A sản xuất cá bò tươi tẩm gia vị theo quy trình: cá bò tươiđánh bắt về được cắt phi-lê, sau đó tẩm ướp với đường, muối, solpitol, đónggói, cấp đông thì mặt hàng cá bò tươi tẩm gia vị không thuộc đối tượng áp dụngthuế suất 5% mà thuộc đối tượng áp dụng thuế suất thuế GTGT 10%.
8.Đường; phụ phẩm trong sản xuất đường, bao gồm gỉ đường, bã mía, bã bùn.
9. Sảnphẩm bằng đay, cói, tre, song, mây, trúc, chít, nứa, luồng, lá, rơm, vỏ dừa, sọdừa, bèo tây và các sản phẩm thủ công khác sản xuất bằng nguyên liệu tận dụngtừ nông nghiệp là các loại sản phẩm được sản xuất, chế biến từ nguyên liệuchính là đay, cói, tre, song, mây, trúc, chít, nứa, luồng, lá như: thảm đay,sợi đay, bao đay, thảm sơ dừa, chiếu sản xuất bằng đay, cói; chổi chít, dâythừng, dây buộc làm bằng tre nứa, xơ dừa; rèm, mành bằng tre, trúc, nứa, chổitre, nón lá; đũa tre, đũa luồng; bông sơ chế; giấy in báo.
10. (đượcbãi bỏ)73F[8]
1174F[9]. Thiết bị, dụng cụ y tế gồm máy mócvà dụng cụ chuyên dùng cho y tế như: các loại máy soi, chiếu, chụp dùng đểkhám, chữa bệnh; các thiết bị, dụng cụ chuyên dùng để mổ, điều trị vết thương,ô tô cứu thương; dụng cụ đo huyết áp, tim, mạch, dụng cụ truyền máu; bơm kimtiêm; dụng cụ phòng tránh thai và các dụng cụ, thiết bị chuyên dùng cho y tế kháctheo xác nhận của Bộ Y tế.
Bông,băng, gạc y tế và băng vệ sinh y tế; thuốc phòng bệnh, chữa bệnh bao gồm thuốcthành phẩm, nguyên liệu làm thuốc, trừ thực phẩm chức năng; vắc-xin; sinh phẩmy tế, nước cất để pha chế thuốc tiêm, dịch truyền; mũ, quần áo, khẩu trang,săng mổ, bao tay, bao chi dưới, bao giày, khăn, găng tay chuyên dùng cho y tế,túi đặt ngực và chất làm đầy da (không bao gồm mỹ phẩm); vật tư hóa chất xétnghiệm, diệt khuẩn dùng trong y tế theo xác nhận của Bộ Y tế.
12.Giáo cụ dùng để giảng dạy và học tập bao gồm các loại mô hình, hình vẽ, bảng,phấn, thước kẻ, com-pa và các loại thiết bị, dụng cụ chuyên dùng cho giảng dạy,nghiên cứu, thí nghiệm khoa học.
13.Hoạt động văn hóa, triển lãm, thể dục, thể thao; biểu diễn nghệ thuật; sản xuấtphim; nhập khẩu, phát hành và chiếu phim.
a)Hoạt động văn hóa, triển lãm và thể dục, thể thao, trừ các khoản doanh thu như:bán hàng hóa, cho thuê sân bãi, gian hàng tại hội chợ, triển lãm.
b)Hoạt động biểu diễn nghệ thuật như: tuồng, chèo, cải lương, ca, múa, nhạc,kịch, xiếc; hoạt động biểu diễn nghệ thuật khác và dịch vụ tổ chức biểu diễnnghệ thuật của các nhà hát hoặc đoàn tuồng, chèo, cải lương, ca, múa, nhạc,kịch, xiếc có giấy phép hoạt động do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp.
c) Sảnxuất phim; nhập khẩu, phát hành và chiếu phim, trừ các sản phẩm nêu tại khoản15 Điều 4 Thông tư này.
14. Đồchơi cho trẻ em; Sách các loại, trừ sách không chịu thuế GTGT hướng dẫn tạikhoản 15 Điều 4 Thông tư này.
15.Dịch vụ khoa học và công nghệ là các hoạt động phục vụ, hỗ trợ kỹ thuật choviệc nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; các hoạt động liên quan đếnsở hữu trí tuệ; chuyển giao công nghệ, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đolường, chất lượng sản phẩm, hàng hóa, an toàn bức xạ, hạt nhân và năng lượngnguyên tử; dịch vụ về thông tin, tư vấn, đào tạo, bồi dưỡng, phổ biến, ứng dụngthành tựu khoa học và công nghệ trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội theo hợpđồng dịch vụ khoa học và công nghệ quy định tại Luật Khoa học và công nghệ,không bao gồm trò chơi trực tuyến và dịch vụ giải trí trên Internet.
16.Bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội theo quy định của Luật nhà ở. Nhà ở xãhội là nhà ở do Nhà nước hoặc tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế đầutư xây dựng và đáp ứng các tiêu chí về nhà ở, về giá bán nhà, về giá cho thuê,về giá cho thuê mua, về đối tượng, điều kiện được mua, được thuê, được thuê muanhà ở xã hội theo quy định của pháp luật về nhà ở.
Điều 11. Thuế suất 10%
Thuếsuất 10% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ không được quy định tại Điều 4, Điều9 và Điều 10 Thông tư này.
Cácmức thuế suất thuế GTGT nêu tại Điều 10, Điều 11 được áp dụng thống nhất chotừng loại hàng hóa, dịch vụ ở các khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công hay kinhdoanh thương mại.
Ví dụ50: Hàng may mặc áp dụng thuế suất là 10% thì mặt hàng này ở khâu nhập khẩu,sản xuất, gia công hay kinh doanh thương mại đều áp dụng thuế suất 10%.
Phếliệu, phế phẩm được thu hồi để tái chế, sử dụng lại khi bán ra áp dụng mức thuếsuất thuế GTGT theo thuế suất của mặt hàng phế liệu, phế phẩm bán ra.
Cơ sởkinh doanh nhiều loại hàng hóa, dịch vụ có mức thuế suất GTGT khác nhau phảikhai thuế GTGT theo từng mức thuế suất quy định đối với từng loại hàng hóa,dịch vụ; nếu cơ sở kinh doanh không xác định theo từng mức thuế suất thì phảitính và nộp thuế theo mức thuế suất cao nhất của hàng hóa, dịch vụ mà cơ sở sảnxuất, kinh doanh.
Trongquá trình thực hiện, nếu có trường hợp mức thuế giá trị gia tăng tại Biểu thuếsuất thuế GTGT theo Danh mục Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi không phù hợp với hướngdẫn tại Thông tư này thì thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư này. Trường hợpmức thuế GTGT áp dụng không thống nhất đối với cùng một loại hàng hóa nhập khẩuvà sản xuất trong nước thì cơ quan thuế địa phương và cơ quan hải quan địaphương báo cáo về Bộ Tài chính để được kịp thời hướng dẫn thực hiện thống nhất.
[1]Được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Khoản 5 Điều 1 Nghị định100/2016/NĐ-CP.
[2]Được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Khoản 5, Điều 3 Nghị định 12/2015/NĐ-CP
[3]Được bãi bỏ theo quy định tại Khoản 5 Điều 6 Nghị định 12/2015/NĐ-CP
[4]Được bãi bỏ bởi Khoản 1 Điều 12 Nghị định 209/2013/NĐ-CP
[5]Được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 1 Thông tư 130/2016/TT-BTC.
[6]Được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Khoản 6 Điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC
[7]Được bãi bỏ theo quy định tại Khoản 7 Điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC
[8]Được bãi bỏ theo quy định tại Khoản 7 Điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC
[9]Được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Khoản 8 Điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC
Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng gồm phương pháp khấu trừ thuế giá trị gia tăng và phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng.
Thông tư 92/2015/TT – BTC
Hướng dẫn thực hiện thuế giá trị giatăng và thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú có hoạt động kinh doanh;hướng dẫn thực hiện một số nội dung sửa đổi, bổ sung về thuế thu nhập cá nhânquy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế số71/2014/qh13 và nghị định số 12/2015/NĐ - CP ngày 12/02/2015 của chính phủ quyđịnh chi tiết thi hành luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuếvà sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về thuế
Điều 2. Phương pháp tính thuế đối vớicá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán
1.Nguyên tắc áp dụng
a) Cánhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán (sau đây gọi là cá nhân nộpthuế khoán) là cá nhân kinh doanh có phát sinh doanh thu từ kinh doanh hànghóa, dịch vụ thuộc tất cả các lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh trừ cánhân kinh doanh hướng dẫn tại Điều 3, Điều 4 và Điều 5 Thông tư này.
b) Đốivới cá nhân nộp thuế khoán thì mức doanh thu 100 triệu đồng/năm trở xuống đểxác định cá nhân không phải nộp thuế giá trị gia tăng, không phải nộp thuế thunhập cá nhân là doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân của năm.
Trườnghợp cá nhân nộp thuế khoán kinh doanh không trọn năm (không đủ 12 tháng trongnăm dương lịch) bao gồm: cá nhân mới ra kinh doanh; cá nhân kinh doanh thườngxuyên theo thời vụ; cá nhân ngừng/nghỉ kinh doanh thì mức doanh thu 100 triệuđồng/năm trở xuống để xác định cá nhân không phải nộp thuế giá trị gia tăng,không phải nộp thuế thu nhập cá nhân là doanh thu tính thuế thu nhập cá nhâncủa một năm (12 tháng); doanh thu tính thuế thực tế để xác định số thuế phảinộp trong năm là doanh thu tương ứng với số tháng thực tế kinh doanh. Trườnghợp cá nhân nộp thuế khoán đã được cơ quan thuế thông báo số thuế khoán phảinộp, nếu kinh doanh không trọn năm thì cá nhân được giảm thuế khoán phải nộptương ứng với số tháng ngừng/nghỉ kinh doanh trong năm.
Ví dụ1: Ông A bắt đầu kinh doanh từ tháng 4 năm 2015, và dự kiến có doanh thu khoáncủa 09 tháng thực tế kinh doanh là 90 triệu đồng (trung bình 10 triệu/tháng)thì doanh thu tương ứng của một năm (12 tháng) là 120 triệu đồng (>100 triệuđồng). Như vậy, Ông A thuộc diện phải nộp thuế giá trị gia tăng, phải nộp thuếthu nhập cá nhân tương ứng với doanh thu thực tế phát sinh từ tháng 4 năm 2015là 90 triệu đồng.
Ví dụ2: Bà B đã được cơ quan thuế thông báo số thuế khoán phải nộp của cả năm 2015.Đến tháng 10 năm 2015 Bà B ngừng/nghỉ kinh doanh thì Bà B được giảm thuế khoántương ứng với 03 tháng cuối năm 2015.
c)Trường hợp cá nhân kinh doanh theo hình thức nhóm cá nhân, hộ gia đình thì mứcdoanh thu 100 triệu đồng/năm trở xuống để xác định cá nhân không phải nộp thuếgiá trị gia tăng, không phải nộp thuế thu nhập cá nhân được xác định cho một(01) người đại diện duy nhất trong năm tính thuế.
Ví dụ3: Hộ gia đình C được thành lập bởi một nhóm gồm 04 cá nhân. Năm 2015 Hộ giađình C có doanh thu kinh doanh là 180 triệu đồng (>100 triệu đồng) thì Hộgia đình C thuộc diện phải nộp thuế giá trị giá tăng và thuế thu nhập cá nhântrên tổng doanh thu là 180 triệu đồng.
d) Cánhân kinh doanh là đối tượng không cư trú nhưng có địa điểm kinh doanh cố địnhtrên lãnh thổ Việt Nam thực hiện khai thuế như đối với cá nhân kinh doanh làđối tượng cư trú.
2. Căncứ tính thuế
Căn cứtính thuế đối với cá nhân nộp thuế khoán là doanh thu tính thuế và tỷ lệ thuếtính trên doanh thu.
a)Doanh thu tính thuế
a.1)Doanh thu tính thuế giá trị gia tăng và doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân làdoanh thu bao gồm thuế (trường hợp thuộc diện chịu thuế) của toàn bộ tiền bánhàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳtính thuế từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.
Trườnghợp cá nhân nộp thuế khoán có sử dụng hóa đơn của cơ quan thuế thì doanh thu tínhthuế được căn cứ theo doanh thu khoán và doanh thu trên hóa đơn.
a.2)Trường hợp cá nhân kinh doanh không xác định được doanh thu tính thuế khoánhoặc xác định không phù hợp thực tế thì cơ quan thuế có thẩm quyền ấn địnhdoanh thu tính thuế khoán theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
b) Tỷlệ thuế tính trên doanh thu
b.1)Tỷ lệ thuế tính trên doanh thu gồm tỷ lệ thuế giá trị gia tăng và tỷ lệ thuếthu nhập cá nhân áp dụng đối với từng lĩnh vực ngành nghề như sau:
- Phânphối, cung cấp hàng hóa: tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 1%; tỷ lệ thuế thu nhậpcá nhân là 0,5%.
- Dịchvụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 5%;tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 2%.
- Sảnxuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vậtliệu: tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 3%; tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 1,5%.
- Hoạtđộng kinh doanh khác: tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 2%; tỷ lệ thuế thu nhập cánhân là 1%.
b.2)Chi tiết danh mục ngành nghề để áp dụng tỷ lệ thuế giá trị gia tăng, tỷ lệ thuếthu nhập cá nhân theo hướng dẫn tại Phụ lục số 01 ban hành kèm Thông tư này.
b.3)Trường hợp cá nhân kinh doanh nhiều lĩnh vực, ngành nghề thì cá nhân thực hiệnkhai và tính thuế theo tỷ lệ thuế tính trên doanh thu áp dụng đối với từng lĩnhvực, ngành nghề. Trường hợp cá nhân kinh doanh không xác định được doanh thutính thuế của từng lĩnh vực, ngành nghề hoặc xác định không phù hợp với thực tếkinh doanh thì cơ quan thuế có thẩm quyền ấn định doanh thu tính thuế khoán củatừng lĩnh vực, ngành nghề theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
c) Xácđịnh số thuế phải nộp
Sốthuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lệ thuế GTGT
Sốthuế TNCN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN x Tỷ lệ thuế TNCN
Trongđó:
-Doanh thu tính thuế giá trị gia tăng và doanh thu tính thuế thu nhập cá nhântheo hướng dẫn tại điểm a và điểm b.3, khoản 2 Điều này.
- Tỷlệ thuế giá trị gia tăng và tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân theo hướng dẫn tại điểmb khoản 2 Điều này.
d)Thời điểm xác định doanh thu tính thuế
d.1)Đối với doanh thu tính thuế khoán thì thời điểm cá nhân thực hiện việc xác địnhdoanh thu là từ ngày 20/11 đến ngày 15/12 của năm trước năm tính thuế.
d.2)Đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế khoán mới ra kinh doanh (không hoạt động từđầu năm) hoặc cá nhân thay đổi quy mô, ngành nghề kinh doanh trong năm thì thờiđiểm thực hiện việc xác định doanh thu tính thuế khoán của năm là trong vòng 10ngày kể từ ngày bắt đầu kinh doanh hoặc ngày thay đổi quy mô, ngành nghề kinhdoanh.
d.3)Đối với doanh thu theo hóa đơn thì thời điểm xác định doanh thu tính thuế thựchiện theo hướng dẫn tại điểm d khoản 2 Điều 3 Thông tư này.
Điều 3. Phương pháp tính thuế đối vớicá nhân kinh doanh nộp thuế theo từng lần phát sinh
1.Nguyên tắc áp dụng
a) Cánhân kinh doanh nộp thuế theo từng lần phát sinh gồm: cá nhân cư trú có phátsinh doanh thu kinh doanh ngoài lãnh thổ Việt Nam; cá nhân kinh doanh khôngthường xuyên và không có địa điểm kinh doanh cố định; cá nhân hợp tác kinhdoanh với tổ chức theo hình thức xác định được doanh thu kinh doanh của cánhân.
Kinhdoanh không thường xuyên được xác định tùy theo đặc điểm hoạt động sản xuất,kinh doanh của từng lĩnh vực, ngành nghề và do cá nhân tự xác định để lựa chọnhình thức khai thuế theo phương pháp khoán hướng dẫn tại Điều 2 Thông tư nàyhoặc khai thuế theo từng lần phát sinh hướng dẫn tại Điều này.
Địađiểm kinh doanh cố định là nơi cá nhân tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanhnhư: địa điểm giao dịch, cửa hàng, cửa hiệu, nhà xưởng, nhà kho, bến, bãi, ...
b) Đốivới cá nhân kinh doanh nộp thuế theo từng lần phát sinh thì mức doanh thu 100triệu đồng/năm trở xuống để xác định cá nhân không phải nộp thuế giá trị giatăng, không phải nộp thuế thu nhập cá nhân là tổng doanh thu từ kinh doanhtrong năm dương lịch.
Ví dụ4: Năm 2015, Ông C phát sinh doanh thu từ 01 hợp đồng với Công ty X với giá trịhợp đồng trong năm là 40 triệu đồng và 01 hợp đồng với Công ty Y với giá trịhợp đồng trong năm là 50 triệu đồng. Tổng giá trị hai hợp đồng trong năm là 90triệu đồng (<100 triệu). Như vậy, ông C không phải nộp thuế giá trị giatăng, không phải nộp thuế thu nhập cá nhân đối với doanh thu phát sinh của haihợp đồng nêu trên. Trường hợp trong năm 2015, ông C phát sinh thêm doanh thu từhợp đồng với Công ty Z với giá trị hợp đồng trong năm là 20 triệu đồng. Tổnggiá trị 03 hợp đồng trong năm là 110 triệu đồng (>100 triệu). Như vậy, ông Cphải nộp thuế giá trị gia tăng, phải nộp thuế thu nhập cá nhân đối với doanhthu phát sinh của cả 03 hợp đồng nêu trên là 110 triệu đồng.
2. Căncứ tính thuế
Căn cứtính thuế đối với cá nhân nộp thuế theo từng lần phát sinh là doanh thu tínhthuế và tỷ lệ thuế tính trên doanh thu.
a)Doanh thu tính thuế
a.1)Doanh thu tính thuế giá trị gia tăng và doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân làdoanh thu bao gồm thuế (trường hợp thuộc diện chịu thuế) của toàn bộ tiền bánhàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ được xác định theohợp đồng bán hàng, gia công, hoa hồng, dịch vụ bao gồm cả khoản trợ giá, phụthu, phụ trội; các khoản bồi thường, phạt vi phạm hợp đồng (đối với doanh thutính thuế thu nhập cá nhân) mà cá nhân kinh doanh được hưởng không phân biệt đãthu được tiền hay chưa thu được tiền. Doanh thu tính thuế trong một số trườnghợp như sau:
a.1.1)Doanh thu tính thuế đối với hàng hóa bán theo phương thức trả góp được xác địnhtheo giá bán hàng hóa trả tiền một lần không bao gồm tiền lãi trả chậm;
a.1.2)Doanh thu tính thuế đối với hàng hóa, dịch vụ dùng để trao đổi, biếu tặng đượcxác định theo giá bán của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tươngđương tại thời điểm trao đổi, biếu tặng;
a.1.3)Doanh thu tính thuế đối với hoạt động gia công hàng hóa là tiền thu từ hoạtđộng gia công bao gồm cả tiền công, nhiên liệu, động lực, vật liệu phụ và chiphí khác phục vụ cho việc gia công hàng hóa;
a.1.4)Doanh thu tính thuế đối với hoạt động vận tải là toàn bộ doanh thu cước vậnchuyển hành khách, hàng hóa, hành lý phát sinh trong kỳ tính thuế;
a.1.5)Doanh thu tính thuế đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt là giá trị công trình,hạng mục công trình hoặc khối lượng công trình xây dựng, lắp đặt được nghiệmthu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặthoàn thành trong năm dương lịch. Trường hợp xây dựng, lắp đặt không bao thầunguyên vật liệu, máy móc, thiết bị thì doanh thu tính thuế không bao gồm giátrị nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị.
b) Tỷlệ thuế tính trên doanh thu
Tỷ lệthuế giá trị gia tăng, tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân nộp thuếtừng lần phát sinh áp dụng như đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phươngpháp khoán hướng dẫn tại điểm b khoản 2 Điều 2 Thông tư này.
c) Xácđịnh số thuế phải nộp
Sốthuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lệ thuế GTGT
Sốthuế TNCN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN x Tỷ lệ thuế TNCN
Trongđó:
-Doanh thu tính thuế giá trị gia tăng và doanh thu tính thuế thuế thu nhập cánhân theo hướng dẫn tại điểm a khoản 2 Điều này
- Tỷlệ thuế giá trị gia tăng và tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân theo hướng dẫn tại điểmb khoản 2 Điều này.
d)Thời điểm xác định doanh thu tính thuế
- Đốivới hoạt động bán hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụnghàng hóa hoặc thời điểm lập hóa đơn bán hàng nếu thời điểm lập hóa đơn trướcthời điểm chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng hàng hóa.
- Đốivới hoạt động vận tải, cung ứng dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung ứngdịch vụ cho người mua hoặc thời điểm lập hóa đơn cung ứng dịch vụ nếu thời điểmlập hóa đơn cung ứng dịch vụ trước thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ.
- Đốivới hoạt động xây dựng, lắp đặt là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình,hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành.
Điều 4. Phương pháp tính thuế đối vớicá nhân cho thuê tài sản
1.Nguyên tắc áp dụng
a) Cánhân cho thuê tài sản là cá nhân có phát sinh doanh thu từ cho thuê tài sản baogồm: cho thuê nhà, mặt bằng, cửa hàng, nhà xưởng, kho bãi không bao gồm dịch vụlưu trú; cho thuê phương tiện vận tải, máy móc thiết bị không kèm theo ngườiđiều khiển; cho thuê tài sản khác không kèm theo dịch vụ.
Dịchvụ lưu trú không tính vào hoạt động cho thuê tài sản theo hướng dẫn tại điểmnày gồm: cung cấp cơ sở lưu trú ngắn hạn cho khách du lịch, khách vãng laikhác; cung cấp cơ sở lưu trú dài hạn cho sinh viên, công nhân và những đốitượng tương tự; cung cấp cơ sở lưu trú cùng dịch vụ ăn uống và/hoặc các phươngtiện giải trí. Dịch vụ lưu trú không bao gồm: cung cấp cơ sở lưu trú dài hạnđược coi như cơ sở thường trú như cho thuê căn hộ hàng tháng hoặc hàng năm đượcphân loại trong ngành bất động sản theo quy định của pháp luật về Hệ thốngngành kinh tế của Việt Nam.
b) Đốivới cá nhân cho thuê tài sản thì mức doanh thu 100 triệu đồng/năm trở xuống đểxác định cá nhân không phải nộp thuế giá trị gia tăng và không phải nộp thuếthu nhập cá nhân là tổng doanh thu phát sinh trong năm dương lịch của các hợpđồng cho thuê tài sản. Trường hợp bên thuê trả tiền thuê tài sản trước chonhiều năm thì khi xác định mức doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống để xácđịnh cá nhân không phải nộp thuế giá trị gia tăng và không phải nộp thuế thunhập cá nhân là doanh thu trả tiền một lần được phân bổ theo năm dương lịch.
Ví dụ5: Bà C ký hợp đồng cho thuê nhà trong 02 năm - tính theo 12 tháng liên tục -với thời gian cho thuê là từ tháng 10 năm 2015 đến hết tháng 9 năm 2017, tiềnthuê là 10 triệu đồng/tháng và được trả 1 lần. Như vậy, doanh thu tính thuế vàthuế phải nộp đối với doanh thu trả tiền một lần từ hoạt động cho thuê nhà củaBà C xác định như sau:
Năm2015, Bà C cho thuê nhà 03 tháng (từ tháng 10 đến hết tháng 12) với doanh thucho thuê là: 03 tháng x 10 triệu đồng = 30 triệu đồng (< 100 triệu đồng).Như vậy, năm 2015 Bà C không phải nộp thuế giá trị gia tăng, không phải nộpthuế thu nhập cá nhân đối với hoạt động cho thuê nhà.
Năm2016, Bà C cho thuê nhà 12 tháng (từ tháng 01 đến hết tháng 12), với doanh thucho thuê là: 12 tháng x 10 triệu đồng = 120 triệu đồng (> 100 triệu đồng).Như vậy, năm 2016 Bà C phải nộp thuế giá trị gia tăng, phải nộp thuế thu nhậpcá nhân đối với hoạt động cho thuê nhà.
Năm2017, Bà C cho thuê nhà 09 tháng (từ tháng 01 đến hết tháng 9), với doanh thutừ hoạt động cho thuê là: 09 tháng x 10 triệu đồng = 90 triệu đồng (< 100triệu đồng). Như vậy, năm 2017 Bà C không phải nộp thuế giá trị gia tăng, khôngphải nộp thuế thu nhập cá nhân đối với hoạt động cho thuê nhà.
Saukhi xác định doanh thu tính thuế của từng năm thì Bà C thực hiện khai thuế mộtlần với doanh thu trả tiền một lần là 180 triệu đồng, doanh thu phát sinh sốthuế phải nộp là 120 triệu đồng và số thuế phải nộp một lần cho cả hợp đồng là12 triệu đồng (120 triệu đồng x (5% + 5%)).
c)Trường hợp cá nhân đồng sở hữu tài sản cho thuê thì mức doanh thu 100 triệuđồng/năm trở xuống để xác định cá nhân không phải nộp thuế giá trị gia tăng,không phải nộp thuế thu nhập cá nhân được xác định cho 01 người đại diện duynhất trong năm tính thuế.
Ví dụ6: Hai cá nhân A và B là đồng sở hữu một tài sản, năm 2015 hai cá nhân cùngthống nhất cho thuê tài sản đồng sở hữu với giá cho thuê là 180 triệu đồng/năm- tính theo năm dương lịch (>100 triệu đồng) và cá nhân A là người đại diệnthực hiện các nghĩa vụ về thuế. Như vậy, cá nhân A thuộc diện phải nộp thuế giátrị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân đối với doanh thu từ hoạt động cho thuêtài sản nêu trên với doanh thu tính thuế là 180 triệu đồng.
2. Căncứ tính thuế
Căn cứtính thuế đối với cá nhân cho thuê tài sản là doanh thu tính thuế và tỷ lệ thuếtính trên doanh thu.
a)Doanh thu tính thuế
Doanhthu tính thuế đối với hoạt động cho thuê tài sản được xác định như sau:
a.1)Doanh thu tính thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động cho thuê tài sản làdoanh thu bao gồm thuế (trường hợp thuộc diện chịu thuế) của số tiền bên thuêtrả từng kỳ theo hợp đồng thuê và các khoản thu khác không bao gồm khoản tiềnphạt, bồi thường mà bên cho thuê nhận được theo thỏa thuận tại hợp đồng thuê.
a.2)Doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân đối với hoạt động cho thuê tài sản làdoanh thu bao gồm thuế (trường hợp thuộc diện chịu thuế) của số tiền bên thuêtrả từng kỳ theo hợp đồng thuê và các khoản thu khác bao gồm khoản tiền phạt,bồi thường mà bên cho thuê nhận được theo thỏa thuận tại hợp đồng thuê.
a.3)Trường hợp bên thuê trả tiền thuê tài sản trước cho nhiều năm thì doanh thutính thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân xác định theo doanh thu trảtiền một lần.
b) Tỷlệ thuế tính trên doanh thu
- Tỷlệ thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động cho thuê tài sản là 5%
- Tỷlệ thuế thu nhập cá nhân đối với hoạt động cho thuê tài sản là 5%
c) Xácđịnh số thuế phải nộp
Sốthuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lệ thuế GTGT 5%
Sốthuế TNCN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN x Tỷ lệ thuế TNCN 5%
Trongđó:
-Doanh thu tính thuế giá trị gia tăng và doanh thu tính thuế thu nhập cá nhântheo hướng dẫn tại điểm a khoản 2 Điều này.
- Tỷlệ thuế giá trị gia tăng và tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân theo hướng dẫn tại điểmb khoản 2 Điều này.
d)Thời điểm xác định doanh thu tính thuế
Thờiđiểm xác định doanh thu tính thuế là thời điểm bắt đầu của từng kỳ hạn thanhtoán trên hợp đồng thuê tài sản.
Điều 5. Phương pháp tính thuế đối vớicá nhân trực tiếp ký hợp đồng làm đại lý xổ số, đại lý bảo hiểm, bán hàng đacấp
1.Nguyên tắc áp dụng
a) Cánhân trực tiếp ký hợp đồng làm đại lý xổ số, đại lý bảo hiểm, bán hàng đa cấplà cá nhân trực tiếp ký hợp đồng với công ty xổ số kiến thiết, doanh nghiệp bảohiểm, doanh nghiệp bán hàng đa cấp theo hình thức đại lý bán đúng giá.
b) Đốivới cá nhân trực tiếp ký hợp đồng làm đại lý xổ số, đại lý bảo hiểm, bán hàngđa cấp thì mức doanh thu 100 triệu đồng/năm trở xuống để xác định cá nhân khôngphải nộp thuế thu nhập cá nhân là tổng số tiền hoa hồng của đại lý, các khoảnthưởng dưới mọi hình thức, các khoản hỗ trợ và các khoản thu khác mà cá nhânnhận được trong năm dương lịch.
Ví dụ7: Ông D trực tiếp ký hợp đồng với Công ty xổ số kiến thiết X để làm đại lý xổsố cho Công ty. Trong năm 2015 Ông D nhận được tiền hoa hồng đại lý tổng cộnglà 230 triệu đồng (>100 triệu đồng). Như vậy, Ông D thuộc diện phải nộp thuếđối với hoạt động làm đại lý xổ số với doanh thu tính thuế là 230 triệu đồng.
2. Căncứ tính thuế
Căn cứtính thuế đối với cá nhân làm đại lý xổ số, đại lý bảo hiểm, bán hàng đa cấp làdoanh thu tính thuế và tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân tính trên doanh thu.
a)Doanh thu tính thuế
Doanhthu tính thuế là doanh thu bao gồm thuế (trường hợp thuộc diện chịu thuế) củatổng số tiền hoa hồng, các khoản thưởng dưới mọi hình thức, các khoản hỗ trợ vàcác khoản thu khác mà cá nhân nhận được từ công ty xổ số kiến thiết, doanhnghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp bán hàng đa cấp (sau đây gọi là tiền hoa hồng).
b) Tỷlệ thuế thu nhập cá nhân tính trên doanh thu
Tỷ lệthuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân làm đại lý xổ số, đại lý bảo hiểm, bánhàng đa cấp là 5%.
c) Xácđịnh số thuế phải nộp
Sốthuế TNCN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN x Tỷ lệ thuế TNCN 5%
Trongđó:
- Doanhthu tính thuế thu nhập cá nhân theo hướng dẫn tại điểm a khoản 2 Điều này.
- Tỷlệ thuế thu nhập cá nhân theo hướng dẫn tại điểm b khoản 2 Điều này.
d)Thời điểm xác định doanh thu tính thuế
Thờiđiểm xác định doanh thu tính thuế là thời điểm công ty xổ số kiến thiết, doanhnghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp bán hàng đa cấp trả tiền hoa hồng cho cá nhân.
1. giá trị gia tăng được quy định như sau:
a) Số thuế giá trị gia tăng phải nộp theo phương pháp khấu trừ thuế bằng số thuế giá trị gia tăng đầu ra trừ số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ;
b) Số thuế giá trị gia tăng đầu ra bằng tổng số thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ bán ra ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng;
c) Số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ bằng tổng số thuế giá trị gia tăng ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng mua hàng hóa, dịch vụ, chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng của hàng hóa nhập khẩu và đáp ứng Điều kiện quy định tại Điều 12 của Luật này.
2. áp dụng đối với cơ sở kinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hóa đơn, chứng từ và đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế.
Nghị định 209/2013/NĐ – CP
Hướng dẫn Luật thuế giá trị gia tăng
Điều 7. Phương pháp khấu trừ thuế
Phương pháp khấu trừ thuế thực hiện theo quy định tại Điều 10 Luật thuế giá trị gia tăng và Khoản 4 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng.
1. Số thuế giá trị gia tăng phải nộp tính theo phương pháp khấu trừ bằng số thuế giá trị gia tăng đầu ra trừ (-) số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ.
2. Số thuế giá trị gia tăng đầu ra bằng tổng số thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ bán ra ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng.
Thuế giá trị gia tăng ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng bằng giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế bán ra nhân (x) với thuế suất thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ đó.
Trường hợp sử dụng chứng từ ghi giá thanh toán là giá đã có thuế giá trị gia tăng thì thuế giá trị gia tăng đầu ra được xác định bằng giá thanh toán trừ (-) giá tính thuế xác định theo quy định tại Điểm k Khoản 1 Điều 7 Luật thuế giá trị gia tăng.
3. Số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ được xác định căn cứ vào:
a) Số thuế giá trị gia tăng ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng mua hàng hóa, dịch vụ; chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng của hàng hóa nhập khẩu hoặc nộp thuế đối với trường hợp mua dịch vụ quy định tại Khoản 2 Điều 2 Nghị định này.
Trường hợp hàng hóa, dịch vụ mua vào sử dụng chứng từ ghi giá thanh toán đã bao gồm thuế giá trị gia tăng thì số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ xác định bằng giá thanh toán trừ (-) giá tính thuế quy định tại Điểm k Khoản 1 Điều 7 Luật thuế giá trị gia tăng.
b) Điều kiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 9 Nghị định này.
4. Phương pháp khấu trừ thuế áp dụng đối với:
a) Cơ sở kinh doanh đang hoạt động có doanh thu hàng năm từ một tỷ đồng trở lên từ bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hóa đơn,chứng từ, trừ hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp tính trực tiếp quy định tại Điều 8 Nghị định này.
Thời gian áp dụng ổn định phương pháp tính thuế là hai năm liên tục.
Bộ Tài chính hướng dẫn cách tính doanh thu làm căn cứ xác định cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ và thời gian áp dụng ổn định phương pháp tính thuế quy định tại Điểm này.
b) Cơ sở kinh doanh đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế gồm:
- Doanh nghiệp, hợp tác xã đang hoạt động có doanh thu hàng năm từ bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới một tỷ đồng đã thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, sổ sách, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán,hóa đơn, chứng từ;
- Doanh nghiệp mới thành lập từ dự án đầu tư của cơ sở kinh doanh đang hoạt động nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ;
- Doanh nghiệp, hợp tác xã mới thành lập có thực hiện đầu tư,mua sắm tài sản cố định, máy móc, thiết bị, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam theo hợp đồng nhà thầu, hợp đồng nhà thầu phụ theo hướng dẫn của Bộ Tài chính;
- Tổ chức kinh tế khác hạch toán được thuế giá trị gia tăng đầu vào, đầu ra.
c) Tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp hàng hóa, dịch vụ để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển và khai thác dầu, khí nộp thuế theo phương pháp khấu trừ do bên Việt Nam kê khai khấu trừ nộp thay.
Trường hợp cơ sở kinh doanh có hoạt động mua, bán, chế tác vàng, bạc, đá quý thì cơ sở kinh doanh phải hạch toán riêng hoạt động này để nộp thuế theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng quy định tại Khoản 1 Điều 8 Nghị định này.
5. Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể quy định tại Điều này
Thông tư 219/2013/TT – BTC
Hướng dẫn thi hành Luật thuế giá trị gia tăng và nghị định số 209/2013/NĐ - CP ngày 18/12/2013 của chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật thuế giá trị gia tăng
Điều 12. Phương pháp khấu trừ thuế
1.Phương pháp khấu trừ thuế áp dụng đối với cơ sở kinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hóa đơn,chứng từ bao gồm:
a) Cơ sở kinh doanh đang hoạt động có doanh thu hàng năm từ bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ từ một tỷ đồng trở lên và thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn,chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hóa đơn, chứng từ, trừ hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp tính trực tiếp hướng dẫn tại Điều 13 Thông tư này;
b) Cơ sở kinh doanh đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế, trừ hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp tính trực tiếp hướng dẫn tại Điều 13 Thông tư này;
c) Tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp hàng hóa, dịch vụ để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển và khai thác dầu, khí nộp thuế theo phương pháp khấu trừ do bên Việt Nam kê khai khấu trừ nộp thay.
2.Doanh thu hàng năm từ một tỷ đồng trở lên làm căn cứ xác định cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ theo hướng dẫn tại điểm a khoản 1 Điều này là doanh thu bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ chịu thuế GTGT và được xác định như sau:
a)Doanh thu hàng năm do cơ sở kinh doanh tự xác định căn cứ vào tổng cộng chỉ tiêu “Tổng doanh thu của HHDV bán ra chịu thuế GTGT” trên Tờ khai thuế GTGT tháng của kỳ tính thuế từ tháng 11 năm trước đến hết kỳ tính thuế tháng 10 năm hiện tại trước năm xác định phương pháp tính thuế GTGT hoặc trên Tờ khai thuế GTGT quý của kỳ tính thuế từ quý 4 năm trước đến hết kỳ tính thuế quý 3 năm hiện tại trước năm xác định phương pháp tính thuế GTGT. Thời gian áp dụng ổn định phương pháp tính thuế là 2 năm liên tục.
Ví dụ 51: Doanh nghiệp A được thành lập từ năm 2011 và đang hoạt động trong năm 2013.Để xác định phương pháp tính thuế GTGT cho năm 2014 và năm 2015, doanh nghiệp Axác định mức doanh thu như sau:
Cộng chỉ tiêu “Tổng doanh thu của HHDV bán ra chịu thuế GTGT” trên Tờ khai thuế GTG Thàng tháng trong 12 tháng (từ kỳ tính thuế tháng 11/2012 đến hết kỳ tính thuế tháng 10/2013).
Trường hợp tổng doanh thu theo cách xác định trên từ 1 tỷ đồng trở lên, doanh nghiệp A áp dụng phương pháp khấu trừ thuế trong 2 năm (năm 2014 và năm 2015).
Trường hợp tổng doanh thu theo cách xác định trên chưa đến 1 tỷ đồng, doanh nghiệp A chuyển sang áp dụng phương pháp tính trực tiếp theo quy định tại Điều 13 Thông tư này trong 2 năm (năm 2014 và năm 2015), trừ trường hợp doanh nghiệp A đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế quy định tại khoản 3 Điều này.
b)Trường hợp doanh nghiệp mới thành lập trong năm 2013 hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm 2013 không đủ 12 tháng thì xác định doanh thu ước tính của năm như sau: Tổng cộng chỉ tiêu “Tổng doanh thu của HHDV bán ra chịu thuế GTGT”trên Tờ khai thuế GTGT của kỳ tính thuế các tháng hoạt động sản xuất kinh doanh chia (:) số tháng hoạt động sản xuất kinh doanh và nhân với (x) 12 tháng.Trường hợp theo cách xác định như trên, doanh thu ước tính từ 1 tỷ đồng trở lên thì doanh nghiệp áp dụng phương pháp khấu trừ thuế. Trường hợp doanh thu ước tính theo cách xác định trên chưa đến 1 tỷ đồng thì doanh nghiệp áp dụng phương pháp tính trực tiếp trong hai năm, trừ trường hợp doanh nghiệp đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế.
Ví dụ 52: Doanh nghiệp B thành lập và hoạt động từ tháng 3/2013. Để xác định phương pháp tính thuế cho năm 2014, 2015, doanh nghiệp B thực hiện tính doanh thu ước tính như sau: Lấy chỉ tiêu tổng doanh thu của HHDV bán ra chịu thuế GTGT trên tờ khai thuế GTGT của kỳ tính thuế các tháng 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11 chia(:) 9 tháng, sau đó nhân với (x) 12 tháng.
Trường hợp kết quả xác định được từ 1 tỷ đồng trở lên thì doanh nghiệp B áp dụng phương pháp khấu trừ thuế. Trường hợp doanh thu ước tính theo cách xác định trên chưa đến 1 tỷ đồng thì doanh nghiệp B áp dụng phương pháp tính trực tiếp trong hai năm 2014, 2015, trừ trường hợp doanh nghiệp B đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế.
c)Trường hợp doanh nghiệp thực hiện khai thuế theo quý từ tháng 7 năm 2013 thì cách xác định doanh thu của năm như sau: Tổng cộng chỉ tiêu “Tổng doanh thu của HHDV bán ra chịu thuế GTGT” trên Tờ khai thuế GTGT của kỳ tính thuế các tháng 10, 11, 12 năm 2012, 6 tháng đầu năm 2013 và trên Tờ khai thuế GTGT của kỳ tính thuế quý 3 năm 2013. Trường hợp theo cách xác định như trên, doanh thu từ 1 tỷ đồng trở lên thì doanh nghiệp áp dụng phương pháp khấu trừ thuế. Trường hợp doanh thu theo cách xác định trên chưa đến 1 tỷ đồng thì doanh nghiệp áp dụng phương pháp tính trực tiếp trong hai năm, trừ trường hợp doanh nghiệp đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế.
d) Đối với cơ sở kinh doanh tạm nghỉ kinh doanh trong cả năm thì xác định theo doanh thu của năm trước năm tạm nghỉ kinh doanh.
Đối với cơ sở kinh doanh tạm nghỉ kinh doanh một thời gian trong năm thì xác định doanh thu theo số tháng, quý thực kinh doanh theo hướng dẫn tại điểm b khoản này.
Trường hợp năm trước năm tạm nghỉ kinh doanh cơ sở kinh doanh kinh doanh không đủ 12 tháng thì xác định doanh thu theo số tháng, quý thực kinh doanh theo hướng dẫn tại điểm b khoản này.
3. Cơ sở kinh doanh đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế, bao gồm 76F[1]:
a)Doanh nghiệp, hợp tác xã đang hoạt động có doanh thu hàng năm từ bán hàng hóa,cung ứng dịch vụ chịu thuế GTGT dưới một tỷ đồng đã thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, sổ sách, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hóa đơn, chứng từ.
b)Doanh nghiệp mới thành lập từ dự án đầu tư của cơ sở kinh doanh đang hoạt động nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ.
Doanh nghiệp mới thành lập có thực hiện đầu tư theo dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt thuộc trường hợp đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế.
Doanh nghiệp, hợp tác xã mới thành lập có dự án đầu tư không thuộc đối tượng được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về đầu tư nhưng có phương án đầu tư được người có thẩm quyền của doanh nghiệp ra quyết định đầu tư phê duyệt thuộc đối tượng đăng ký áp dụng phương pháp khấu trừ thuế.
c)Doanh nghiệp, hợp tác xã mới thành lập có thực hiện đầu tư, mua sắm, nhận góp vốn bằng tài sản cố định, máy móc, thiết bị, công cụ, dụng cụ hoặc có hợp đồng thuê địa điểm kinh doanh.
d) Tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam theo hợp đồng nhà thầu, hợp đồng nhà thầu phụ.
đ) Tổ chức kinh tế khác hạch toán được thuế GTGT đầu vào, đầu ra không bao gồm doanh nghiệp, hợp tác xã.
Phương pháp tính thuế của cơ sở kinh doanh xác định theo Hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng hướng dẫn tại Điều 11 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính (đã được sửa đổi, bổ sung tại Điều 1 Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014 và Điều 2 Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/2/2015 của Bộ Tài chính)77F[2]
4. Các trường hợp khác 78F[3]:
a)Trường hợp cơ sở kinh doanh có hoạt động mua, bán, chế tác vàng, bạc, đá quý thì cơ sở kinh doanh phải hạch toán riêng hoạt động này để nộp thuế theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng hướng dẫn tại Điều 13 Thông tư này.
b) Đối với doanh nghiệp đang nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có thành lập chi nhánh (bao gồm cả chi nhánh được thành lập từ dự án đầu tư của doanh nghiệp), nếu chi nhánh thuộc trường hợp khai thuế GTGT riêng theo quy định của pháp luật về quản lý thuế thì xác định phương pháp tính thuế của Chi nhánh theo phương pháp tính thuế của doanh nghiệp đang hoạt động. Trường hợp chi nhánh không trực tiếp bán hàng, không phát sinh doanh thu hoặc chi nhánh ở địa phương cấp tỉnh, thành phố cùng nơi doanh nghiệp có trụ sở chính nhưng không thực hiện kê khai riêng thì thực hiện khai thuế tập trung tại trụ sở chính của doanh nghiệp.
c) Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã mới thành lập khác không thuộc các trường hợp hướng dẫn tại khoản 3 Điều này thì áp dụng phương pháp tính trực tiếp theo hướng dẫn tại Điều 13 Thông tư này.
d) (được bãi bỏ) 79F[4]
Ví dụ 53: Công ty TNHH thương mại dịch vụ X thành lập và bắt đầu hoạt động từ tháng 4/2014, Công ty TNHH thương mại dịch vụ áp dụng phương pháp tính trực tiếp các kỳ tính thuế GTGT trong năm 2014. Đến hết kỳ tính thuế tháng 11/2014, Công ty TNHH thương mại dịch vụ X xác định doanh thu như sau:
Lấy chỉ tiêu tổng doanh thu trên tờ khai thuế GTGT của kỳ tính thuế từ tháng 4 đến hết tháng 11 năm 2014 chia cho 8 tháng, sau đó nhân với 12 tháng.
Trường hợp doanh thu ước tính xác định được từ 1 tỷ đồng trở lên thì Công ty TNHH thương mại dịch vụ X chuyển sang áp dụng phương pháp khấu trừ thuế từ ngày1/1/2015 và cho hai năm 2015, 2016. Trường hợp doanh thu ước tính theo cách xác định trên chưa đến 1 tỷ đồng và Công ty TNHH thương mại dịch vụ X thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán,hóa đơn, chứng từ thì Công ty TNHH thương mại dịch vụ X thuộc trường hợp đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ theo hướng dẫn tại khoản 3 Điều này. Nếu Công ty TNHH thương mại dịch vụ X tiếp tục đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thì Công ty TNHH thương mại dịch vụ X tiếp tục áp dụng phương pháp khấu trừ trong hai năm 2015, 2016.
5. Xác định số thuế GTGT phải nộp:
Số thuế GTGT phải nộp = Số thuế GTGT đầu ra - Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
Trong đó:
a) Số thuế giá trị gia tăng đầu ra bằng tổng số thuế giá trị gia tăng của hàng hóa,dịch vụ bán ra ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng.
Thuế giá trị gia tăng ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng bằng giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế bán ra nhân (x) với thuế suất thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ đó.
Trường hợp sử dụng chứng từ ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT thì thuế GTGT đầu ra được xác định bằng giá thanh toán trừ (-) giá tính thuế quy định tại khoản 12 Điều 7 Thông tư này.
Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng tính thuế theo phương pháp khấu trừ thuế khi bán hàng hóa, dịch vụ phải tính và nộp thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ bán ra. Khi lập hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ, cơ sở kinh doanh phải ghi rõ giá bán chưa có thuế, thuế GTGT và tổng số tiền người mua phải thanh toán. Trường hợp hóa đơn chỉ ghi giá thanh toán (trừ trường hợp được phép dùng chứng từ đặc thù), không ghi giá chưa có thuế và thuế GTGT thì thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ bán ra phải tính trên giá thanh toán ghi trên hóa đơn, chứng từ.
Ví dụ 54: Doanh nghiệp bán sắt, thép, giá bán chưa có thuế GTGT đối với sắt F6 là: 11.000.000 đồng/tấn; thuế GTGT 10% bằng 1.100.000 đồng/tấn, nhưng khi bán có một số hóa đơn doanh nghiệp chỉ ghi giá bán là 12.100.000 đồng/tấn thì thuế GTGT tính trên doanh số bán được xác định bằng: 12.100.000 đồng/tấn x 10% =1.210.000 đồng/tấn thay vì tính trên giá chưa có thuế là 11.000.000 đồng/tấn.
Cơ sở kinh doanh phải chấp hành chế độ kế toán, sổ sách, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hóa đơn, chứng từ. Trường hợp hóa đơn ghi sai mức thuế suất thuế giá trị gia tăng mà cơ sở kinh doanh chưa tự điều chỉnh, cơ quan thuế kiểm tra, phát hiện thì xử lý như sau:
Đối với cơ sở kinh doanh bán hàng hóa, dịch vụ: Nếu thuế suất thuế GTGT ghi trên hóa đơn cao hơn thuế suất đã được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về thuế GTGT thì phải kê khai, nộp thuế GTGT theo thuế suất đã ghi trên hóa đơn; Nếu thuế suất thuế GTGT ghi trên hóa đơn thấp hơn thuế suất đã được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về thuế GTGT thì phải kê khai, nộp thuế GTGT theo thuế suất thuế GTGT quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về thuế GTGT.
b)Thuế GTGT đầu vào bằng (=) tổng số thuế GTGT ghi trên hóa đơn GTGT mua hàng hóa, dịch vụ (bao gồm cả tài sản cố định) dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT, số thuế GTGT ghi trên chứng từ nộp thuế của hàng hóa nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài theo hướng dẫn của Bộ Tài chính áp dụng đối với các tổ chức nước ngoài không có tư cách pháp nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài kinh doanh hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam.
Trường hợp hàng hóa, dịch vụ mua vào là loại được dùng chứng từ đặc thù ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT thì cơ sở được căn cứ vào giá đã có thuế và phương pháp tính hướng dẫn tại khoản 12 Điều 7 Thông tư này để xác định giá chưa có thuế và thuế GTGT đầu vào.
Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ được xác định theo nguyên tắc, điều kiện khấu trừ thuế GTGT quy định tại Điều 14, Điều 15, Điều 16 và Điều 17 Thông tư này.
Ví dụ 55: Trong kỳ, Công ty A thanh toán dịch vụ đầu vào được tính khấu trừ là loại đặc thù:
Tổng giá thanh toán 110 triệu đồng (giá có thuế GTGT), dịch vụ này chịu thuế là 10%,số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ tính như sau:
110 triệu
________ X 10% = 10 triệu đồng
1 + 10%
Giá chưa có thuế là 100 triệu đồng, thuế GTGT là 10 triệu đồng.
Trường hợp hóa đơn ghi sai mức thuế suất thuế giá trị gia tăng mà các cơ sở kinh doanh chưa tự điều chỉnh, cơ quan thuế kiểm tra, phát hiện thì xử lý như sau:
Đối với cơ sở kinh doanh mua hàng hóa, dịch vụ: Nếu thuế suất thuế GTGT ghi trên hóa đơn mua vào cao hơn thuế suất đã được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về thuế GTGT thì khấu trừ thuế đầu vào theo thuế suất quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về thuế GTGT. Trường hợp xác định được bên bán đã kê khai, nộp thuế theo đúng thuế suất ghi trên hóa đơn thì được khấu trừ thuế đầu vào theo thuế suất ghi trên hóa đơn nhưng phải có xác nhận của cơ quan thuế trực tiếp quản lý người bán; Nếu thuế suất thuế GTGT ghi trên hóa đơn thấp hơn thuế suất quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về thuế GTGT thì khấu trừ thuế đầu vào theo thuế suất ghi trên hóa đơn.
Đối với cơ sở kinh doanh bán hàng hóa, dịch vụ: Trường hợp cơ sở kinh doanh khi nhập khẩu hàng hóa đã khai, nộp thuế GTGT ở khâu nhập khẩu, khi bán cho người tiêu dùng đã lập hóa đơn ghi thuế suất thuế GTGT trên hóa đơn GTGT bán ra đúng bằng với mức thuế suất thuế GTGT đã khai, nộp thuế ở khâu nhập khẩu nhưng mức thuế suất thuế GTGT đã khai (ở khâu nhập khẩu và khâu bán ra nội địa) thấp hơn thuế suất đã được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về thuế GTGT và cơ sở kinh doanh không thể thu thêm được tiền của khách hàng thì số tiền đã thu của khách hàng theo hóa đơn GTGT được xác định là giá đã có thuế GTGT theo thuế suất đã được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về thuế GTGT để làm cơ sở xác định đúng số thuế GTGT phải nộp và xác định doanh thu tính thuế TNDN.
Ví dụ 56: Trong tháng 3 năm 2014, cơ sở kinh doanh A (là đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ) nhập khẩu sản phẩm có tên “CHAIR MM” và đã khai, nộp thuế GTGT ở khâu nhập khẩu với mức thuế suất là 5%. Tháng 5/2014, cơ sở kinh doanh A bán 01 sản phẩm “CHAIR MM” cho khách hàng B, giá chưa có thuế GTGT là 100 triệu đồng. Do khi nhập khẩu đã áp dụng thuế suất thuế GTGT 5% nên cơ sở kinh doanh A lập hóa đơn GTGT giao cho khách hàng B ghi: giá tính thuế là 100 triệu đồng;thuế suất thuế GTGT là 5% và thuế GTGT là 5 triệu đồng, tổng giá thanh toán có thuế GTGT là 105 triệu đồng. Khách hàng B đã thanh toán đủ 105 triệu đồng.
Năm 2015, cơ quan thuế kiểm tra phát hiện cơ sở kinh doanh A áp dụng sai thuế suất thuế GTGT đối với sản phẩm “CHAIR MM” bán cho khách hàng B (thuế suất thuế GTGT đúng phải là 10%). Do giao dịch giữa cơ sở kinh doanh A và khách hàng B đã kết thúc nên cơ sở kinh doanh A không có căn cứ để thu thêm tiền của khách hàng B (khách hàng B không chấp nhận thanh toán bổ sung tiền thuế tăng thêm). Cơ quan thuế xác định lại số thuế GTGT mà cơ sở kinh doanh A phải nộp và xác định doanh thu tính thuế TNDN như sau:
Tổng giá thanh toán khách hàng B đã trả 105 triệu đồng được xác định là giá đã có thuế GTGT theo mức thuế suất 10%, số thuế GTGT phải nộp đúng được xác định như sau:
105 triệu
________ x 10% = 9,545 triệu đồng.
1 + 10%
Số thuế GTGT cơ sở kinh doanh A còn phải nộp bổ sung là:
9,545 triệu - 5 triệu = 4, 545 triệu đồng.
Doanh thu tính thuế TNDN của mặt hàng “CHAIR MM” bán cho khách hàng B được xác định là:
105 triệu - 9,545 triệu = 95, 455 triệu đồng
[1]Được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Khoản 3 Điều 3 Thông tư 119/2014/TT-BTC
[2]Được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Khoản 1 Điều 1 Thông tư 93/2017/TT-BTC
[3]Được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Khoản 3 Điều 3 Thông tư 119/2014/TT-BTC
[4]Được bãi bỏ theo quy định tại Khoản 2 Điều 1 Thông tư 93/2017/TT-BTC
1. Phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng được quy định như sau:
a) Số thuế giá trị gia tăng phải nộp theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng bằng giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ bán ra nhân với thuế suất thuế giá trị gia tăng;
b) Giá trị gia tăng được xác định bằng giá thanh toán của hàng hóa, dịch vụ bán ra trừ giá thanh toán của hàng hóa, dịch vụ mua vào tương ứng.
2. áp dụng đối với các trường hợp sau đây:
a) Cơ sở kinh doanh và tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh không có cơ sở thường trú tại Việt Nam nhưng có thu nhập phát sinh tại Việt Nam chưa thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn chứng từ;
b) Hoạt động mua bán vàng, bạc, đá quý.
Nghị định 209/2013/NĐ – CP
Hướng dẫn Luật thuế giá trị gia tăng
Điều 8. Phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng
Phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng thực hiện theo quy định tại Điều 11 Luật thuế giá trị gia tăng và Khoản 5 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng.
1. Số thuế giá trị gia tăng phải nộp theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng bằng giá trị gia tăng nhân với thuế suất thuế giá trị gia tăng 10% áp dụng đối với hoạt động mua, bán, chế tác vàng bạc, đá quý.
Giá trị gia tăng của vàng, bạc, đá quý được xác định bằng giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý bán ra trừ (-) giá thanh toán của vàng, bạc,đá quý mua vào tương ứng.
Giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý bán ra là giá thực tế bán ghi trên hóa đơn bán vàng, bạc, đá quý, bao gồm cả tiền công chế tác (nếu có), thuế giá trị gia tăng và các khoản phụ thu, phí thu thêm mà bên bán được hưởng.
Giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý mua vào được xác định bằng giá trị vàng, bạc, đá quý mua vào hoặc nhập khẩu, đã có thuế giá trị gia tăng dùng cho mua bán, chế tác vàng, bạc, đá quý bán ra tương ứng.
Trường hợp trong kỳ tính thuế phát sinh giá trị gia tăng âm(-) của vàng, bạc, đá quý thì được tính bù trừ vào giá trị gia tăng dương (+)của vàng, bạc, đá quý. Trường hợp không có phát sinh giá trị gia tăng dương (+)hoặc giá trị gia tăng dương (+) không đủ bù trừ giá trị gia tăng âm (-) thì được kết chuyển để trừ vào giá trị gia tăng của kỳ sau trong năm. Kết thúc năm dương lịch, giá trị gia tăng âm (-) không được kết chuyển tiếp sang năm sau.
2. Số thuế giá trị gia tăng phải nộp theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng bằng tỷ lệ % nhân với doanh thu áp dụng như sau:
a) Đối tượng áp dụng:
- Doanh nghiệp, hợp tác xã đang hoạt động có doanh thu hàng năm dưới mức ngưỡng doanh thu một tỷ đồng, trừ trường hợp đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế quy định tại Khoản 4 Điều 7 Nghị định này;
- Doanh nghiệp, hợp tác xã mới thành lập, trừ trường hợp đăng ký tự nguyện quy định tại Khoản 4 Điều 7 Nghị định này;
- Hộ, cá nhân kinh doanh;
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam không theo Luật đầu tư và các tổ chức khác không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật, trừ các tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp hàng hóa, dịch vụ để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển và khai thác dầu khí quy định tại Điểm c Khoản 4 Điều 7 Nghị định này.
- Tổ chức kinh tế khác, trừ trường hợp đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều 7 Nghị định này.
Trường hợp cơ sở kinh doanh có hoạt động mua, bán, chế tác vàng, bạc, đá quý thì cơ sở kinh doanh phải hạch toán riêng hoạt động này để nộp thuế theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng quy định tại Khoản 1 Điều này.
b) Tỷ lệ % để tính thuế giá trị gia tăng trên doanh thu được quy định theo từng hoạt động như sau:
- Phân phối, cung cấp hàng hóa: 1%;
- Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 5%;
- Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 3%;
- Hoạt động kinh doanh khác: 2%.
c) Doanh thu để tính thuế giá trị gia tăng là tổng số tiền bán hàng hóa, dịch vụ ghi trên hóa đơn bán hàng, bao gồm cả thuế giá trị gia tăng và các khoản phụ thu, phí thu thêm mà cơ sở kinh doanh được hưởng.
3. Hoạt động kinh doanh, hộ kinh doanh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật thì nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khoán thuế quy định tại Điều 38 Luật quản lý thuế.
Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng quy định tại Điều này.
Thông tư 219/2013/TT – BTC
Hướng dẫn thi hành Luật thuế giá trị gia tăng và nghị định số 209/2013/NĐ - CP ngày 18/12/2013 của chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật thuế giá trị gia tăng
Điều 13. Phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng
1. Số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT bằng giá trị gia tăng nhân với thuế suất thuế giá trị gia tăng áp dụng đối với hoạt động mua,bán, chế tác vàng bạc, đá quý 81F[1].
Giá trị gia tăng của vàng, bạc, đá quý được xác định bằng giá thanh toán của vàng,bạc, đá quý bán ra trừ (-) giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý mua vào tương ứng.
Giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý bán ra là giá thực tế bán ghi trên hóa đơn bán vàng, bạc, đá quý, bao gồm cả tiền công chế tác (nếu có), thuế giá trị gia tăng và các khoản phụ thu, phí thu thêm mà bên bán được hưởng.
Giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý mua vào được xác định bằng giá trị vàng, bạc,đá quý mua vào hoặc nhập khẩu, đã có thuế GTGT dùng cho mua bán, chế tác vàng,bạc, đá quý bán ra tương ứng.
Trường hợp trong kỳ tính thuế phát sinh giá trị gia tăng âm (-) của vàng, bạc, đá quý thì được tính bù trừ vào giá trị gia tăng dương (+) của vàng, bạc, đá quý.Trường hợp không có phát sinh giá trị gia tăng dương (+) hoặc giá trị gia tăng dương (+) không đủ bù trừ giá trị gia tăng âm (-) thì được kết chuyển để trừ vào giá trị gia tăng của kỳ sau trong năm. Kết thúc năm dương lịch, giá trị gia tăng âm (-) không được kết chuyển tiếp sang năm sau
2. Số thuế giá trị gia tăng phải nộp theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng bằng tỷ lệ % nhân với doanh thu áp dụng như sau:
a) Đối tượng áp dụng:
-Doanh nghiệp, hợp tác xã đang hoạt động có doanh thu hàng năm dưới mức ngưỡng doanh thu một tỷ đồng, trừ trường hợp đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế quy định tại khoản 3 Điều 12 Thông tư này;
-Doanh nghiệp, hợp tác xã mới thành lập, trừ trường hợp đăng ký tự nguyện theo hướng dẫn tại khoản 3 Điều 12 Thông tư này;
- Hộ,cá nhân kinh doanh;
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam không theo Luật Đầu tư và các tổ chức khác không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật, trừ các tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp hàng hóa, dịch vụ để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển và khai thác dầu khí.
- Tổ chức kinh tế khác không phải là doanh nghiệp, hợp tác xã, trừ trường hợp đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ.
b) Tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu được quy định theo từng hoạt động như sau:
- Phân phối, cung cấp hàng hóa: 1%;
- Dịchvụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 5%;
- Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 3%;
- Hoạt động kinh doanh khác: 2%.
c)Doanh thu để tính thuế GTGT là tổng số tiền bán hàng hóa, dịch vụ thực tế ghi trên hóa đơn bán hàng đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT bao gồm các khoản phụ thu, phí thu thêm mà cơ sở kinh doanh được hưởng.
Trường hợp cơ sở kinh doanh có doanh thu bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT và doanh thu hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu thì không áp dụng tỷ lệ (%) trên doanh thu đối với doanh thu này.
Ví dụ 57: Công ty TNHH A là doanh nghiệp kê khai, nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp. Công ty TNHH A có doanh thu phát sinh từ hoạt động bán phần mềm máy tính và dịch vụ tư vấn thành lập doanh nghiệp thì Công ty TNHH A không phải nộp thuế GTGT theo tỷ lệ (%) trên doanh thu từ hoạt động bán phần mềm máy tính (do phần mềm máy tính thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT) và phải kê khai, nộp thuế GTGT theo tỷ lệ 5% trên doanh thu từ dịch vụ tư vấn thành lập doanh nghiệp.
Cơ sở kinh doanh nhiều ngành nghề có mức tỷ lệ khác nhau phải khai thuế GTGT theo từng nhóm ngành nghề tương ứng với các mức tỷ lệ theo quy định; trường hợp người nộp thuế không xác định được doanh thu theo từng nhóm ngành nghề hoặc trong một hợp đồng kinh doanh trọn gói bao gồm các hoạt động tại nhiều nhóm tỷ lệ khác nhau mà không tách được thì sẽ áp dụng mức tỷ lệ cao nhất của nhóm ngành nghề mà cơ sở sản xuất, kinh doanh.
3. Đối với hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khoán, cơ quan thuế xác định doanh thu, thuế GTGT phải nộp theo tỷ lệ % trên doanh thu của hộ khoán theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều này căn cứ vào tài liệu, số liệu khai thuế của hộ khoán, cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế, kết quả điều tra doanh thu thực tế và ý kiến của Hội đồng tư vấn thuế xã, phường.
Trường hợp hộ, cá nhân nộp thuế theo phương pháp khoán kinh doanh nhiều ngành nghề thì cơ quan thuế xác định số thuế phải nộp theo tỷ lệ của hoạt động kinh doanh chính.
4.Bảng danh mục ngành nghề tính thuế GTGT theo tỷ lệ % trên doanh thu hướng dẫn tại khoản 2, khoản 3 Điều này được ban hành kèm theo Thông tư này.
KHẤU TRỪ, HOÀN THUẾ
Điều 12. Khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào
1. Cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào như sau:
a) Thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng được khấu trừ toàn bộ;
b) Thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hóa, dịch vụ sử dụng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế thì chỉ được khấu trừ số thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hóa,dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng. Trường hợp thuế giá trị gia tăng đầu vào của tài sản cố định sử dụng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng và không chịu thuế giá trị gia tăng thì được khấu trừ toàn bộ;
c) Thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hóa, dịch vụ bán cho tổ chức, cá nhân sử dụng nguồn vốn viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại được khấu trừ toàn bộ;
d) Thuế giá trị gia tăng đầu vào phát sinh trong tháng nào được kê khai, khấu trừ khi xác định số thuế phải nộp của tháng đó. Trường hợp cơ sở kinh doanh phát hiện số thuế giá trị gia tăng đầu vào khi kê khai, khấu trừ bị sai sót thì được kê khai, khấu trừ bổ sung; thời gian để kê khai, bổ sung tối đa là 6 tháng, kể từ thời điểm phát sinh sai sót.
2. Điều kiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào được quy định như sau:
a) Có hóa đơn giá trị gia tăng mua hàng hóa, dịch vụ hoặc chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng ở khâu nhập khẩu;
b) Có chứng từ thanh toán qua ngân hàng đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào, trừ hàng hóa, dịch vụ mua từng lần có giá trị dưới hai mươi triệu đồng;
c) Đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, ngoài các Điều kiện quy định tại điểm a và điểm b khoản này phải có hợp đồng ký kết với bên ngoài về việc bán, gia công hàng hóa, cung ứng dịch vụ, hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ, chứng từ thanh toán qua ngân hàng, tờ khai hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu.
Việc thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu dưới hình thức thanh toán bù trừ giữa hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu với hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu, trả nợ thay Nhà nước được coi là thanh toán qua ngân hàng.
Nhị định 209/2013/NĐ –CP
Hướng dẫn Luật thuế giátrị gia tăng
Điều 9. Khấu trừ thuếgiá trị gia tăng đầu vào
Khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào được thực hiện theoquy định tại Điều 12 Luật thuế giá trị gia tăng và Khoản 6 Điều 1 Luật sửa đổi,bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng.
1. Cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phươngpháp khấu trừ thuế được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào như sau:
a) Thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hóa, dịch vụ sửdụng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng đượckhấu trừ toàn bộ, kể cả thuế giá trị gia tăng đầu vào không được bồi thường củahàng hóa chịu thuế giá trị gia tăng bị tổn thất và thuế giá trị gia tăng đầuvào của hàng hóa, dịch vụ hình thành tài sản cố định là nhà ăn ca, nhà nghỉgiữa ca, phòng thay quần áo, nhà để xe, nhà vệ sinh, bể nước phục vụ cho ngườilao động trong khu vực sản xuất, kinh doanh và nhà ở, trạm y tế cho công nhânlàm việc trong các khu công nghiệp.
b)83F[1]Thuế giá trị gia tăng đầu vào củahàng hóa, dịch vụ (kể cả tài sản cố định) sử dụng đồng thời cho sản xuất, kinhdoanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế thì chỉ được khấu trừ sốthuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinhdoanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng. Cơ sở kinh doanh phải hạchtoán riêng thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ và không được khấu trừ;trường hợp không hạch toán riêng được thì thuế đầu vào được khấu trừ tính theotỷ lệ % giữa doanh thu của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng so vớitổng doanh thu hàng hóa, dịch vụ bán ra.
Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ liên quan hướng dẫnviệc xác định tổng doanh thu hàng hóa, dịch vụ bán ra làm cơ sở xác định tỷ lệkhấu trừ thuế giá trị gia tăng quy định tại Khoản này phù hợp từng lĩnh vực.
Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh tổ chức sản xuất khép kín,hạch toán tập trung có sử dụng sản phẩm thuộc đối tượng không chịu thuế giá trịgia tăng qua các khâu để sản xuất mặt hàng chịu thuế giá trị gia tăng thì sốthuế giá trị gia tăng đầu vào của các khâu được khấu trừ toàn bộ.
Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh có dự án đầu tư thực hiệnđầu tư theo nhiều giai đoạn, bao gồm cả cơ sở sản xuất, kinh doanh mới thànhlập, có phương án sản xuất, kinh doanh tổ chức sản xuất khép kín, hạch toán tậptrung và sử dụng sản phẩm thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng đểsản xuất ra mặt hàng chịu thuế giá trị gia tăng nhưng trong giai đoạn đầu tưxây dựng cơ bản có cung cấp hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăngthì số thuế giá trị gia tăng đầu vào trong giai đoạn đầu tư để hình thành tàisản cố định được khấu trừ toàn bộ. Số thuế giá trị gia tăng đầu vào của hànghóa, dịch vụ không hình thành tài sản cố định được khấu trừ tính theo tỷ lệ (%)giữa doanh số chịu thuế giá trị gia tăng so với tổng doanh số hàng hóa, dịch vụbán ra.
Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh có dự án đầu tư, bao gồmcả cơ sở sản xuất, kinh doanh mới thành lập, vừa đầu tư vào sản xuất kinh doanhhàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng, vừa đầu tư vào sản xuấtkinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng thì số thuế giá trị giatăng đầu vào của tài sản số định trong giai đoạn đầu tư xây dựng cơ bản đượctạm khấu trừ theo tỷ lệ (%) giữa doanh thu của hàng hóa, dịch vụ chịu thế giátrị gia tăng so với tổng doanh thu của hàng hóa, dịch vụ bán ra theo phương ánsản xuất, kinh doanh của cơ sở kinh doanh, số thuế tạm khấu trừ được điều chỉnhtheo tỷ lệ (%) giữa doanh thu của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăngso với tổng doanh thu của hàng hóa, dịch vụ bán ra trong ba năm kể từ năm đầutiên có doanh thu.
Bộ Tài chính hướng dẫn xác định tỷ lệ (%) giữa doanh thu củahàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng so với tổng doanh thu của hànghóa, dịch vụ bán ra và việc tạm khấu trừ, điều chỉnh đối với số thuế giá trịgia tăng đầu vào theo quy định tại Điểm này
c)84F[2]Thuế giá trị gia tăng đầu vào củatài sản cố định, máy móc, thiết bị, kể cả thuế giá trị gia tăng đầu vào củahoạt động đi thuê những tài sản, máy móc, thiết bị này, trong các trường hợpsau đây không được khấu trừ mà tính vào nguyên giá của tài sản cố định hoặc chiphí được trừ theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và các văn bảnhướng dẫn thi hành: Tài sản cố định chuyên dùng phục vụ sản xuất vũ khí, khítài phục vụ quốc phòng, an ninh; tài sản cố định, máy móc, thiết bị của các tổchức tín dụng, doanh nghiệp kinh doanh tái bảo hiểm, bảo hiểm nhân thọ, kinhdoanh chứng khoán, cơ sở khám, chữa bệnh, cơ sở đào tạo; tàu bay dân dụng, duthuyền không sử dụng cho mục đích kinh doanh vận chuyển hàng hóa, hành khách,kinh doanh du lịch, khách sạn.
Đối với tài sản cố định là ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trởxuống (trừ: ô tô sử dụng cho kinh doanh vận chuyển hàng hóa, hành khách, kinhdoanh du lịch, khách sạn; ô tô dùng để làm mẫu và lái thử cho kinh doanh ô tô)có trị giá vượt trên 1,6 tỷ đồng thì số thuế giá trị gia tăng đầu vào tương ứngvới phần trị giá vượt trên 1,6 tỷ đồng không được khấu trừ.
d) Thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hóa, dịch vụ sửdụng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị giatăng thì không được khấu trừ, trừ trường hợp quy định tại Điểm đ và Điểm ekhoản này.
đ) Thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ mà cơ sở kinhdoanh mua vào để sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho tổ chức, cánhân nước ngoài, tổ chức quốc tế để viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lạiquy định tại Khoản 19 Điều 5 Luật thuế giá trị gia tăng được khấu trừ toàn bộ.
e) Thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hóa, dịch vụ sửdụng cho hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển mỏ dầu khí được khấu trừ toànbộ.
g) Thuế giá trị gia tăng đầu vào phát sinh trong tháng nàođược kê khai, khấu trừ khi xác định số thuế phải nộp của tháng đó. Trường hợpcơ sở kinh doanh phát hiện số thuế giá trị gia tăng đầu vào khi kê khai, khấutrừ bị sai sót thì được kê khai, khấu trừ bổ sung trước khi cơ quan thuế côngbố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế.
h) Thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hóa, dịch vụ sửdụng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không tính thuế giá trị giatăng quy định tại các Điểm a, d và đ Khoản 3 Điều 2 Nghị định này được khấu trừtoàn bộ.
i) Đối với số thuế giá trị gia tăng đầu vào không được khấutrừ, cơ sở kinh doanh được hạch toán vào chi phí để tính thuế thu nhập doanhnghiệp hoặc tính vào nguyên giá của tài sản cố định, trừ số thuế giá trị giatăng của hàng hóa, dịch vụ mua vào từng lần có giá trị từ hai mươi triệu đồngtrở lên không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
i1) Số thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hóa, dịch vụ,tài sản cố định, phục vụ cho sản xuất: Phân bón, máy móc, thiết bị chuyên dùngphục vụ cho sản xuất nông nghiệp, tàu đánh bắt xa bờ, thức ăn gia súc, gia cầm,thủy sản và thức ăn cho vật nuôi khác tiêu thụ trong nước không được kê khai,khấu trừ mà tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhậpdoanh nghiệp, trừ số thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ, tài sản cốđịnh mua vào phát sinh trước ngày 01 tháng 01 năm 2015 đáp ứng điều kiện khấutrừ, hoàn thuế và thuộc diện hoàn thuế theo quy định tại Điều 10 Nghị định này85F[3]
k) Cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phươngpháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng khi chuyển sang nộp thuế theo phươngpháp khấu trừ thuế được khấu trừ thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụmua vào phát sinh kể từ kỳ đầu tiên kê khai, nộp thuế theo phương pháp khấu trừthuế.
Cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấutrừ thuế khi chuyển sang nộp thuế theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trịgia tăng được tính số thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ mua vào phátsinh trong thời gian nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế mà chưa khấu trừhết vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp,trừ số thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ mua vào phát sinh trong thờigian nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế được hoàn theo quy định tại Điều10 Nghị định này và các văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực trước ngày Nghịđịnh này có hiệu lực thi hành.
l) Bộ Tài chính quy định cụ thể một số trường hợp cơ sở kinhdoanh được kê khai, khấu trừ thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ muavào dưới hình thức ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác mà hóa đơn mang tên tổchức, cá nhân được ủy quyền.
2. Điều kiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào:
a) Có hóa đơn giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ mua vàohoặc chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng hàng hóa ở khâu nhập khẩu, chứng từ nộpthuế giá trị gia tăng đối với trường hợp mua dịch vụ quy định tại Khoản 2 Điều2 Nghị định này.
b)86F[4]Có chứng từ thanh toán không dùngtiền mặt đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào, nhập khẩu, trừ trường hợp tổng giátrị hàng hóa, dịch vụ mua vào, nhập khẩu từng lần có giá trị dưới 20 triệuđồng.
Đối với hàng hóa, dịch vụ mua trả chậm, trả góp có giá trị từ20 triệu đồng trở lên, cơ sở kinh doanh căn cứ vào hợp đồng mua hàng hóa, dịchvụ, hóa đơn giá trị gia tăng và chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt củahàng hóa dịch vụ mua trả chậm, trả góp để kê khai, khấu trừ thuế giá trị giatăng đầu vào. Trường hợp chưa có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt dochưa đến thời điểm thanh toán theo hợp đồng thì cơ sở kinh doanh vẫn được kêkhai, khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào.
Hàng hóa, dịch vụ mua vào theo phương thức bù trừ giữa giátrị hàng hóa, dịch vụ mua vào với giá trị hàng hóa, dịch vụ bán ra cũng đượccoi là thanh toán không dùng tiền mặt; trường hợp sau khi bù trừ mà phần giátrị còn lại được thanh toán bằng tiền có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên thìchỉ được khấu trừ thuế đối với trường hợp có chứng từ thanh toán không dùngtiền mặt.
Trường hợp mua hàng hóa, dịch vụ của một nhà cung cấp có giátrị dưới 20 triệu đồng, nhưng mua nhiều lần trong cùng ngày có tổng giá trị từ20 triệu đồng trở lên thì chỉ được khấu trừ thuế đối với trường hợp có chứng từthanh toán không dùng tiền mặt
c) Đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu được áp dụng thuế suất0% ngoài các điều kiện quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản này còn phải đáp ứngđủ các điều kiện sau:
- Có hợp đồng bán, gia công hàng hóa xuất khẩu hoặc ủy thácgia công hàng hóa xuất khẩu, hợp đồng cung ứng dịch vụ với tổ chức, cá nhân ởnước ngoài hoặc ở trong khu phi thuế quan;
- Có chứng từ thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ xuất khẩukhông dùng tiền mặt và các chứng từ khác theo quy định của pháp luật; đối vớihàng hóa xuất khẩu phải có tờ khai hải quan.
Hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu được thanh toán dưới hình thức bùtrừ giữa hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu với hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu, trả nợthay Nhà nước thì cũng được coi là thanh toán không dùng tiền mặt.
Các trường hợp: Bên mua nước ngoài mất khả năng thanh toán dolâm vào tình trạng phá sản; hàng hóa xuất khẩu không đảm bảo chất lượng phải tiêuhủy ngay tại cửa khẩu nước nhập và hàng hóa xuất khẩu bị tổn thất do nguyênnhân khách quan trong quá trình vận chuyển ngoài biên giới Việt Nam, phải cóchứng từ, giấy tờ xác nhận của bên thứ ba thay thế cho chứng từ thanh toánkhông dùng tiền mặt thì cũng được coi là chứng từ thanh toán không dùng tiềnmặt.
Bộ Tài chính hướng dẫn điều kiện đối với một số trường hợpbán hàng hóa, cung ứng dịch vụ đặc thù được áp dụng thuế suất 0% và hồ sơ,chứng từ thay thế cho chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
Thông tư 219/2013/TT – BTC
Hướng dẫn thi hành Luật thuế giá trịgia tăng và nghị định số 209/2013/NĐ - CP ngày 18/12/2013 của chính phủ quyđịnh chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật thuế giá trị gia tăng
Điều 14. Nguyên tắc khấu trừ thuế giátrị gia tăng đầu vào
1.Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa,dịch vụ chịu thuế GTGT được khấu trừ toàn bộ, kể cả thuế GTGT đầu vào khôngđược bồi thường của hàng hóa chịu thuế GTGT bị tổn thất.
Cáctrường hợp tổn thất không được bồi thường được khấu trừ thuế GTGT đầu vào gồm:thiên tai, hỏa hoạn, các trường hợp tổn thất không được bảo hiểm bồi thường,hàng hóa mất phẩm chất, quá hạn sử dụng phải tiêu hủy. Cơ sở kinh doanh phải cóđầy đủ hồ sơ, tài liệu chứng minh các trường hợp tổn thất không được bồi thườngđể khấu trừ thuế.
Trườnghợp hàng hóa có hao hụt tự nhiên do tính chất lý hóa trong quá trình vậnchuyển, bơm rót như xăng, dầu… thì được kê khai, khấu trừ số thuế GTGT đầu vàocủa số lượng hàng hóa thực tế hao hụt tự nhiên không vượt quá định mức hao hụttheo quy định. Số thuế GTGT đầu vào của số lượng hàng hóa hao hụt vượt định mứckhông được khấu trừ, hoàn thuế.
ThuếGTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ hình thành tài sản cố định là nhà ăn ca, nhànghỉ giữa ca, phòng thay quần áo, nhà để xe, nhà vệ sinh, bể nước phục vụ chongười lao động trong khu vực sản xuất, kinh doanh và nhà ở, trạm y tế cho côngnhân làm việc trong các khu công nghiệp được khấu trừ toàn bộ.
Trườnghợp nhà ở cho công nhân làm việc trong các khu công nghiệp do cơ sở kinh doanhđi thuê thực hiện theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn thiết kế và giá chothuê nhà ở công nhân khu công nghiệp thì thuế GTGT đối với khoản tiền thuê nhàtrong trường hợp này được khấu trừ theo quy định. Trường hợp cơ sở kinh doanhxây dựng hoặc mua nhà ở ngoài khu công nghiệp phục vụ cho công nhân làm việctrong các khu công nghiệp, nhà xây dựng hoặc nhà mua thực hiện theo quy địnhcủa pháp luật về tiêu chuẩn thiết kế nhà ở công nhân khu công nghiệp thì thuếGTGT của nhà xây dựng, nhà mua phục vụ cho công nhân được khấu trừ toàn bộ.
Trườnghợp cơ sở kinh doanh có các chuyên gia nước ngoài sang Việt Nam công tác, giữcác chức vụ quản lý tại Việt Nam, hưởng lương tại Việt Nam theo hợp đồng laođộng ký với cơ sở kinh doanh tại Việt Nam thì cơ sở kinh doanh không được khấutrừ thuế GTGT của khoản tiền thuê nhà cho các chuyên gia nước ngoài này.
Trườnghợp các chuyên gia nước ngoài vẫn là nhân viên của doanh nghiệp ở nước ngoài,chịu sự điều động của doanh nghiệp ở nước ngoài, được doanh nghiệp ở nước ngoàitrả lương và hưởng các chế độ của doanh nghiệp ở nước ngoài trong thời giansang Việt Nam công tác, giữa doanh nghiệp ở nước ngoài và cơ sở kinh doanh tạiViệt Nam có hợp đồng bằng văn bản nêu rõ doanh nghiệp tại Việt Nam phải chịucác chi phí về chỗ ở cho các chuyên gia nước ngoài trong thời gian công tác ởViệt Nam thì thuế GTGT của khoản tiền thuê nhà cho các chuyên gia nước ngoàilàm việc tại Việt Nam do cơ sở kinh doanh tại Việt Nam chi trả được khấu trừ.
287F[5]. Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa,dịch vụ (kể cả tài sản cố định) sử dụng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh hànghóa, dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế GTGT thì chỉ được khấu trừ số thuếGTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịchvụ chịu thuế GTGT. Cơ sở kinh doanh phải hạch toán riêng thuế GTGT đầu vào đượckhấu trừ và không được khấu trừ; trường hợp không hạch toán riêng được thì thuếđầu vào được khấu trừ tính theo tỷ lệ (%) giữa doanh thu chịu thuế GTGT, doanhthu không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT so với tổng doanh thu của hàng hóa,dịch vụ bán ra bao gồm cả doanh thu không phải kê khai, tính nộp thuế khônghạch toán riêng được.
Cơ sởkinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế GTGT hàng tháng/quýtạm phân bổ số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ, tài sản cố định mua vào đượckhấu trừ trong tháng/quý, cuối năm cơ sở kinh doanh thực hiện tính phân bổ sốthuế GTGT đầu vào được khấu trừ của năm để kê khai điều chỉnh thuế GTGT đầu vàođã tạm phân bổ khấu trừ theo tháng/quý
388F[6]. Thuế GTGT đầu vào của tài sản cốđịnh, máy móc, thiết bị, kể cả thuế GTGT đầu vào của hoạt động đi thuê nhữngtài sản, máy móc, thiết bị này và thuế GTGT đầu vào khác liên quan đến tài sản,máy móc, thiết bị như bảo hành, sửa chữa trong các trường hợp sau đây khôngđược khấu trừ mà tính vào nguyên giá của tài sản cố định hoặc chi phí được trừtheo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thihành: Tài sản cố định chuyên dùng phục vụ sản xuất vũ khí, khí tài phục vụ quốcphòng, an ninh; tài sản cố định, máy móc, thiết bị của các tổ chức tín dụng,doanh nghiệp kinh doanh tái bảo hiểm, bảo hiểm nhân thọ, kinh doanh chứngkhoán, cơ sở khám, chữa bệnh, cơ sở đào tạo; tàu bay dân dụng, du thuyền khôngsử dụng cho mục đích kinh doanh vận chuyển hàng hóa, hành khách, kinh doanh dulịch, khách sạn.
Tàisản cố định là ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống (trừ ô tô sử dụng vàokinh doanh vận chuyển hàng hoá, hành khách, kinh doanh du lịch, khách sạn; ô tôdùng để làm mẫu và lái thử cho kinh doanh ô tô) có trị giá vượt trên 1,6 tỷđồng (giá chưa có thuế GTGT) thì số thuế GTGT đầu vào tương ứng với phần trịgiá vượt trên 1,6 tỷ đồng không được khấu trừ
4.Khấu trừ thuế GTGT trong một số trường hợp cụ thể như sau:
a) Đốivới cơ sở sản xuất kinh doanh tổ chức sản xuất khép kín, hạch toán tập trung cósử dụng sản phẩm thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT qua các khâu để sản xuấtra mặt hàng chịu thuế GTGT thì số thuế GTGT đầu vào tại các khâu được khấu trừtoàn bộ.
Ví dụ58: Doanh nghiệp X đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu và nhà máy để sản xuất, chếbiến phi lê cá tra, cá ba sa, tôm đông lạnh xuất khẩu. Doanh nghiệp tổ chức sảnxuất khép kín từ khâu nuôi trồng, kể cả trường hợp thuê gia công nuôi trồng màdoanh nghiệp đầu tư toàn bộ giống, ao, hồ, hàng rào, hệ thống tưới tiêu, tàuthuyền và nguyên, vật liệu đầu vào khác như thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y,dịch vụ thú y, đến khâu chế biến tôm, cá để xuất khẩu. Doanh nghiệp X được khấutrừ toàn bộ thuế GTGT đầu vào của tài sản cố định và của hàng hóa, dịch vụ muavào không hình thành tài sản cố định tại tất cả các khâu sản xuất, chế biến.
Ví dụsố 58a89F[7]: Doanh nghiệp A đầu tư xây dựng vùngnguyên liệu và nhà máy để sản xuất khép kín từ khâu nuôi trồng (bao gồm cả thuêgia công nuôi trồng mà doanh nghiệp A đầu tư toàn bộ giống, ao, hồ, hàng rào,hệ thống tưới tiêu, tàu thuyền và nguyên, vật liệu đầu vào khác như thức ănchăn nuôi, thuốc thú y, dịch vụ thú y…), đến khâu chế biến phi-lê cá tra đônglạnh để xuất khẩu và bán trong nước. Trong quá trình sản xuất doanh nghiệp A đãmua thêm cá tra của các doanh nghiệp khác hoặc của các hộ nông dân. Cá tra muangoài trước khi đưa vào nhà máy đều được tập trung nuôi tại ao hồ của doanhnghiệp A cùng cá tra do doanh nghiệp A tự nuôi. Cá tra do doanh nghiệp tự nuôivà cá tra mua ngoài được đưa vào nhà máy chế biến thành sản phẩm cá tra phi-lê(cá fillet) qua công đoạn và theo quy trình: Cá nguyên liệu - làm sạch - cắtđầu, lột da - bỏ nội tạng - cắt phi-lê - ướp muối - đông lạnh - xuất bán. Doanhnghiệp A được thực hiện kê khai khấu trừ thuế GTGT như sau:
-Doanh nghiệp A được khấu trừ toàn bộ thuế GTGT đầu vào của tài sản cố định vàcủa hàng hóa, dịch vụ mua vào không hình thành tài sản cố định tại nhà máy phụcvụ khâu sơ chế cá tra phi-lê theo quy trình nêu trên.
- Cátra phi-lê có nguồn gốc do doanh nghiệp A tự nuôi để xuất khẩu được áp dụngthuế suất 0% và doanh nghiệp được khấu trừ toàn bộ thuế GTGT đầu vào có liênquan đến hoạt động xuất khẩu cá tra phi-lê. Trường hợp doanh nghiệp nuôi cá trasau đó chế biến thành cá tra phi-lê vừa để xuất khẩu vừa để bán trong nước thìthuế GTGT đầu vào được phân bổ theo tỷ lệ % doanh thu xuất khẩu/Tổng Doanh thu(doanh thu xuất khẩu và doanh thu bán trong nước).
Ví dụ59: Doanh nghiệp Y đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu và nhà máy để sản xuất, chếbiến các sản phẩm từ sữa tươi sống (sữa tươi tiệt trùng, sữa chua, phomát,...). Doanh nghiệp tổ chức sản xuất khép kín từ khâu chăn nuôi, kể cảtrường hợp thuê gia công chăn nuôi mà doanh nghiệp đầu tư toàn bộ con giống(bò, dê), chuồng, trại, hàng rào, trang thiết bị vắt sữa, hệ thống vệ sinhchuồng, trại và nguyên, vật liệu đầu vào khác như thức ăn chăn nuôi, thuốc thúy, dịch vụ thú y, đến khâu chế biến thành các sản phẩm từ sữa. Doanh nghiệp Yđược khấu trừ toàn bộ thuế GTGT đầu vào của tài sản cố định và của hàng hóa,dịch vụ mua vào không hình thành tài sản cố định tại tất cả các khâu sản xuất,chế biến.
b) Đốivới cơ sở sản xuất kinh doanh có dự án đầu tư thực hiện đầu tư theo nhiều giaiđoạn, bao gồm cả cơ sở sản xuất, kinh doanh mới thành lập, có phương án sảnxuất, kinh doanh tổ chức sản xuất khép kín, hạch toán tập trung và sử dụng sảnphẩm thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT để sản xuất ra mặt hàng chịu thuếGTGT nhưng trong giai đoạn đầu tư xây dựng cơ bản có cung cấp hàng hóa, dịch vụkhông chịu thuế GTGT thì số thuế GTGT đầu vào trong giai đoạn đầu tư để hìnhthành tài sản cố định được khấu trừ toàn bộ. Cơ sở kinh doanh phải hạch toánriêng số thuế GTGT đầu vào không sử dụng cho đầu tư tài sản cố định phục vụ chohoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT để kê khaikhấu trừ theo tỷ lệ (%) giữa doanh số chịu thuế GTGT so với tổng doanh số hànghóa, dịch vụ bán ra.
Đốivới cơ sở kinh doanh có dự án đầu tư để tiếp tục sản xuất, chế biến và có vănbản cam kết tiếp tục sản xuất sản phẩm chịu thuế GTGT thì được kê khai, khấutrừ thuế GTGT ngay từ giai đoạn đầu tư xây dựng cơ bản. Đối với thuế GTGT đầuvào phát sinh trong giai đoạn đầu tư XDCB, doanh nghiệp đã kê khai, khấu trừ, hoànthuế nhưng sau đó xác định không đủ điều kiện, khấu trừ, hoàn thuế thì doanhnghiệp phải kê khai, điều chỉnh nộp lại tiền thuế GTGT đã khấu trừ, hoàn thuế.Trường hợp doanh nghiệp không thực hiện điều chỉnh, qua thanh tra, kiểm tra cơquan thuế phát hiện ra thì cơ quan thuế sẽ thực hiện truy thu, truy hoàn và xửphạt theo quy định. Doanh nghiệp phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước phápluật về các nội dung đã báo cáo, cam kết giải trình với cơ quan thuế liên quanđến việc khấu trừ, hoàn thuế.
Trườnghợp cơ sở có bán hàng hóa là sản phẩm nông, lâm, thủy hải sản chưa qua chế biếnhoặc mới qua sơ chế thông thường thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT thì sốthuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào được tính khấu trừ theo tỷ lệ (%) doanhsố hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT so với tổng doanh số của hàng hóa, dịch vụbán ra.
Ví dụ60: Doanh nghiệp A có dự án đầu tư vườn cây cao su, có phát sinh số thuế GTGTđầu vào của hàng hóa, dịch vụ ở khâu đầu tư XDCB, doanh nghiệp chưa có sản phẩmlàm nguyên liệu để tiếp tục sản xuất chế biến ra sản phẩm chịu thuế GTGT (baogồm cả sản phẩm chưa qua chế biến xuất khẩu hoặc sản phẩm đã qua chế biến thuộcđối tượng chịu thuế GTGT) nhưng có dự án xây dựng nhà máy chế biến mủ cao su(thuộc đối tượng chịu thuế GTGT) và cam kết sản phẩm trồng trọt tiếp tục chếbiến ra sản phẩm chịu thuế GTGT thì Công ty được khấu trừ toàn bộ thuế GTGT đầuvào.
Trườnghợp doanh nghiệp bán mủ cao su của toàn bộ dự án thuộc đối tượng không chịuthuế GTGT thì doanh nghiệp không được khấu trừ thuế.
Trườnghợp doanh nghiệp sử dụng một phần mủ cao su khai thác của dự án vào sản xuấtsản phẩm chịu thuế GTGT, một phần bán ra thì thực hiện khấu trừ thuế GTGT đầuvào như sau:
- ThuếGTGT đầu vào của TSCĐ (vườn cây cao su, nhà máy chế biến…): doanh nghiệp đượckhấu trừ toàn bộ (bao gồm cả thuế GTGT phát sinh trong giai đoạn đầu tư XDCB).
- ThuếGTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ: thực hiện khấu trừ theo tỷ lệ (%) doanh sốhàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT so với tổng doanh số của hàng hóa, dịch vụ bánra.
c) Đốivới cơ sở sản xuất kinh doanh có dự án đầu tư, bao gồm cả cơ sở sản xuất, kinhdoanh mới thành lập, vừa đầu tư vào sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ khôngchịu thuế GTGT, vừa đầu tư vào sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuếGTGT thì số thuế GTGT đầu vào của tài sản cố định trong giai đoạn đầu tư xâydựng cơ bản được tạm khấu trừ theo tỷ lệ (%) giữa doanh thu của hàng hóa, dịchvụ chịu thuế GTGT so với tổng doanh thu của hàng hóa, dịch vụ bán ra theophương án sản xuất, kinh doanh của cơ sở kinh doanh. Số thuế tạm khấu trừ đượcđiều chỉnh theo tỷ lệ (%) giữa doanh thu của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGTso với tổng doanh thu của hàng hóa, dịch vụ bán ra trong ba năm kể từ năm đầutiên có doanh thu.
Ví dụ61: Doanh nghiệp Z thành lập mới từ dự án đầu tư vào lĩnh vực vận tải. Phươngán sản xuất kinh doanh theo dự án đầu tư của doanh nghiệp có doanh thu từ vậnchuyển hành khách công cộng bằng xe buýt và không bằng xe buýt, từ bán quảngcáo và dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng phương tiện vận tải; trong đó doanh thu từvận tải hành khách công cộng bằng xe buýt chiếm tỷ trọng 30% tổng doanh thu củahàng hóa, dịch vụ bán ra. Giai đoạn đầu tư xây dựng cơ bản mua sắm phương tiện,xây dựng trạm chờ, nhà xưởng kéo dài trong 02 năm từ tháng 6/2014 đến tháng5/2016. Trong thời gian 02 năm này, số thuế giá trị gia tăng đầu vào của tàisản cố định trong giai đoạn đầu tư xây dựng cơ bản và của hàng hóa, dịch vụ muavào phục vụ cho việc thành lập doanh nghiệp (chi phí thành lập doanh nghiệp)được tạm khấu trừ theo tỷ lệ 70% và được hoàn thuế theo quy định (Riêng thuếGTGT của tài sản cố định là xe ô tô đăng ký sử dụng làm xe buýt công cộng khôngkhấu trừ). Doanh nghiệp đi vào hoạt động có doanh thu từ tháng 6/2016. Đến hếttháng 5/2019, tỷ trọng doanh thu từ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýttrong thời gian 03 năm từ tháng 6 năm 2016 chiếm 35% tổng doanh thu của hànghóa, dịch vụ bán ra thì doanh nghiệp kê khai, điều chỉnh giảm số thuế giá trịgia tăng của tài sản cố định đã được khấu trừ, hoàn thuế tương ứng với tỷ lệ 5%(= 70% - 65%) và tính nộp số điều chỉnh giảm khấu trừ, hoàn thuế này vào sốthuế GTGT của kỳ khai thuế tháng 5/2019. Doanh nghiệp không bị xử phạt chậm nộpvà không bị tính lãi chậm nộp đối với số thuế giá trị gia tăng của tài sản cốđịnh được khấu trừ phải điều chỉnh giảm.
5.Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa (kể cả hàng hóa mua ngoài hoặc hàng hóa do doanhnghiệp tự sản xuất) mà doanh nghiệp sử dụng để cho, biếu, tặng, khuyến mại,quảng cáo dưới các hình thức, phục vụ cho sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụchịu thuế GTGT thì được khấu trừ.
6. Sốthuế GTGT đã nộp theo Quyết định ấn định thuế của cơ quan hải quan được khấutrừ toàn bộ, trừ trường hợp cơ quan hải quan xử phạt về gian lận, trốn thuế.
7.Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh hànghóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT hướng dẫn tại Điều 4 Thông tư này không đượckhấu trừ, trừ các trường hợp sau:
a)Thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mà cơ sở kinh doanh mua vào để sản xuất kinhdoanh hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốctế để viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại hướng dẫn tại khoản 19 Điều 4Thông tư này được khấu trừ toàn bộ;
b)Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho hoạt động tìm kiếm, thămdò, phát triển mỏ dầu khí đến ngày khai thác đầu tiên hoặc ngày sản xuất đầutiên được khấu trừ toàn bộ.
8.Thuế GTGT đầu vào phát sinh trong kỳ nào được kê khai, khấu trừ khi xác định sốthuế phải nộp của kỳ đó, không phân biệt đã xuất dùng hay còn để trong kho.
Trườnghợp cơ sở kinh doanh phát hiện số thuế GTGT đầu vào khi kê khai, khấu trừ bịsai sót thì được kê khai, khấu trừ bổ sung trước khi cơ quan thuế, cơ quan cóthẩm quyền công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở ngườinộp thuế.
9. Sốthuế GTGT đầu vào không được khấu trừ, cơ sở kinh doanh được hạch toán vào chiphí để tính thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc tính vào nguyên giá của tài sản cốđịnh, trừ số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào từng lần có giá trị từ haimươi triệu đồng trở lên không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
10.Văn phòng Tổng công ty, tập đoàn không trực tiếp hoạt động kinh doanh và cácđơn vị hành chính sự nghiệp trực thuộc như: Bệnh viện, Trạm xá, Nhà nghỉ điềudưỡng, Viện, Trường đào tạo... không phải là người nộp thuế GTGT thì không đượckhấu trừ hay hoàn thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ mua vào phục vụ chohoạt động của các đơn vị này.
Trườnghợp các đơn vị này có hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT thìphải đăng ký, kê khai nộp thuế GTGT riêng cho các hoạt động này.
Ví dụ62: Văn phòng Tổng công ty A không trực tiếp sản xuất, kinh doanh, sử dụng kinhphí do các cơ sở trực thuộc đóng góp để hoạt động nhưng Văn phòng Tổng công tycó cho thuê nhà (văn phòng) phần không sử dụng hết thì Văn phòng Tổng công typhải hạch toán, kê khai nộp thuế riêng cho hoạt động cho thuê văn phòng. ThuếGTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ phục vụ cho hoạt động của Văn phòng Tổngcông ty không được khấu trừ hay hoàn thuế.
11.Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho các hoạt động cung cấp hànghóa, dịch vụ không kê khai, tính nộp thuế GTGT hướng dẫn tại Điều 5 Thông tưnày (trừ khoản 2, khoản 3 Điều 5) được khấu trừ toàn bộ.
12. Cơsở kinh doanh được kê khai, khấu trừ thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vàodưới hình thức ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác mà hóa đơn mang tên tổ chức,cá nhân được ủy quyền bao gồm các trường hợp sau đây:
a)Doanh nghiệp bảo hiểm ủy quyền cho người tham gia bảo hiểm sửa chữa tài sản;chi phí sửa chữa tài sản cùng các vật tư, phụ tùng thay thế có hóa đơn GTGT ghitên người tham gia bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện thanh toán chongười tham gia bảo hiểm phí bảo hiểm tương ứng theo hợp đồng bảo hiểm thì doanhnghiệp bảo hiểm được kê khai khấu trừ thuế GTGT tương ứng với phần bồi thườngbảo hiểm thanh toán theo hóa đơn GTGT đứng tên người tham gia bảo hiểm; trườnghợp phần bồi thường bảo hiểm do doanh nghiệp bảo hiểm thanh toán cho người thamgia bảo hiểm có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên thì phải thực hiện thanh toánqua ngân hàng.
b)Trước khi thành lập doanh nghiệp, các sáng lập viên có văn bản ủy quyền cho tổchức, cá nhân thực hiện chi hộ một số khoản chi phí liên quan đến việc thànhlập doanh nghiệp, mua sắm hàng hóa, vật tư thì doanh nghiệp được kê khai, khấutrừ thuế GTGT đầu vào theo hóa đơn GTGT đứng tên tổ chức, cá nhân được ủy quyềnvà phải thực hiện thanh toán cho tổ chức, cá nhân được ủy quyền qua ngân hàngđối với những hóa đơn có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên.
13.Trường hợp cá nhân, tổ chức không kinh doanh có góp vốn bằng tài sản vào côngty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần thì chứng từ đối với tài sản góp vốn làbiên bản chứng nhận góp vốn, biên bản giao nhận tài sản. Trường hợp tài sản gópvốn là tài sản mới mua, chưa sử dụng, có hóa đơn hợp pháp được hội đồng giaonhận vốn góp chấp nhận thì trị giá vốn góp được xác định theo trị giá ghi trênhóa đơn bao gồm cả thuế GTGT; Bên nhận vốn góp được kê khai khấu trừ thuế GTGTghi trên hóa đơn mua tài sản của bên góp vốn.
14. Cơsở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp tính trực tiếp trêngiá trị gia tăng khi chuyển sang nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế đượckhấu trừ thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ mua vào phát sinh kể từ kỳđầu tiên kê khai, nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế.
Cơ sởkinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế khi chuyểnsang nộp thuế theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng được tínhsố thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ mua vào phát sinh trong thờigian nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế mà chưa khấu trừ hết vào chi phíđược trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp, trừ số thuế giátrị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ mua vào phát sinh trong thời gian nộp thuếtheo phương pháp khấu trừ thuế được hoàn theo hướng dẫn tại Điều 18 Thông tưnày và theo quy định của văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực trước ngàyThông tư này có hiệu lực thi hành.
Ví dụ63: Công ty TNHH A đang áp dụng phương pháp khấu trừ thuế trong năm 2014, năm2015 và không đủ điều kiện để áp dụng phương pháp khấu trừ thuế từ ngày1/1/2016. Công ty TNHH A đã có hồ sơ đề nghị hoàn thuế gửi cơ quan thuế từ kỳtính thuế tháng 11/2014 đến hết kỳ tính thuế tháng 10/2015 (kết thúc thời điểmxác định doanh thu để xác định phương pháp tính thuế của năm 2016 và năm 2017),số thuế đề nghị hoàn là 350 triệu đồng và trên tờ khai thuế GTGT của kỳ tínhthuế tháng 11/2015, Công ty TNHH A có số thuế đầu vào chưa được khấu trừ là 50triệu đồng. Công ty TNHH A được cơ quan thuế xem xét giải quyết hoàn thuế theoquy định đối với hồ sơ đề nghị hoàn thuế đã gửi cơ quan thuế (số thuế đề nghịhoàn là 350 triệu đồng); số thuế đầu vào chưa được khấu trừ trên tờ khai thuếGTGT của kỳ tính thuế tháng 11/2015 là 50 triệu đồng được tiếp tục kết chuyểnsang kỳ tính thuế tháng 12/2015. Trường hợp tại Tờ khai thuế GTGT của kỳ tínhthuế tháng 12/2015, Công ty còn số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ thìtính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.
14a90F[8]. Số thuế giá trị gia tăng đầu vàocủa hàng hóa, dịch vụ, tài sản cố định phục vụ cho sản xuất: phân bón, máy móc,thiết bị chuyên dùng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, tàu đánh bắt xa bờ, thứcăn gia súc, gia cầm, thủy sản và thức ăn cho vật nuôi khác tiêu thụ trong nước khôngđược kê khai, khấu trừ mà tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịuthuế thu nhập doanh nghiệp, trừ số thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ,tài sản cố định mua vào thể hiện trên hóa đơn giá trị gia tăng, chứng từ nộpthuế GTGT khâu nhập khẩu phát sinh trước ngày 01 tháng 01 tháng 2015 đáp ứngđiều kiện khấu trừ, hoàn thuế và thuộc diện hoàn thuế theo quy định tại Điều 18Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 và Thông tư này.
15. Cơsở kinh doanh không được tính khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với trường hợp:
- Hóađơn GTGT sử dụng không đúng quy định của pháp luật như: hóa đơn GTGT không ghithuế GTGT (trừ trường hợp đặc thù được dùng hóa đơn GTGT ghi giá thanh toán làgiá đã có thuế GTGT);
- Hóađơn không ghi hoặc ghi không đúng một trong các chỉ tiêu như tên, địa chỉ, mãsố thuế của người bán nên không xác định được người bán;
- Hóađơn không ghi hoặc ghi không đúng một trong các chỉ tiêu như tên, địa chỉ, mãsố thuế của người mua nên không xác định được người mua (trừ trường hợp hướngdẫn tại khoản 12 Điều này);
- Hóađơn, chứng từ nộp thuế GTGT giả, hóa đơn bị tẩy xóa, hóa đơn khống (không cóhàng hóa, dịch vụ kèm theo);
- Hóađơn ghi giá trị không đúng giá trị thực tế của hàng hóa, dịch vụ mua, bán hoặctrao đổi.
16.Các trường hợp đặc thù khác thực hiện theo hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính.
Điều 15. Điều kiện khấu trừ thuế giátrị gia tăng đầu vào91F[9]
1. Cóhóa đơn giá trị gia tăng hợp pháp của hàng hóa, dịch vụ mua vào hoặc chứng từnộp thuế giá trị gia tăng khâu nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế GTGT thay chophía nước ngoài theo hướng dẫn của Bộ Tài chính áp dụng đối với các tổ chứcnước ngoài không có tư cách pháp nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài kinh doanhhoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam.
2. Cóchứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào (baogồm cả hàng hóa nhập khẩu) từ hai mươi triệu đồng trở lên, trừ các trường hợpgiá trị hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu từng lần có giá trị dưới hai mươi triệuđồng, hàng hóa, dịch vụ mua vào từng lần theo hóa đơn dưới hai mươi triệu đồngtheo giá đã có thuế GTGT và trường hợp cơ sở kinh doanh nhập khẩu hàng hóa làquà biếu, quà tặng của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài.
Chứngtừ thanh toán không dùng tiền mặt gồm chứng từ thanh toán qua ngân hàng và chứngtừ thanh toán không dùng tiền mặt khác hướng dẫn tại khoản 3 và khoản 4 Điềunày.
392F[10]. Chứng từ thanh toán qua ngân hàngđược hiểu là có chứng từ chứng minh việc chuyển tiền từ tài khoản của bên muasang tài khoản của bên bán mở tại các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán theocác hình thức thanh toán phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành như séc,ủy nhiệm chi hoặc lệnh chi, ủy nhiệm thu, nhờ thu, thẻ ngân hàng, thẻ tín dụng,sim điện thoại (ví điện tử) và các hình thức thanh toán khác theo quy định (baogồm cả trường hợp bên mua thanh toán từ tài khoản của bên mua sang tài khoảnbên bán mang tên chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc bên mua thanh toán từ tài khoảncủa bên mua mang tên chủ doanh nghiệp tư nhân sang tài khoản bên bán).
a) Cácchứng từ bên mua nộp tiền mặt vào tài khoản của bên bán hoặc chứng từ thanhtoán theo các hình thức không phù hợp với quy định của pháp luật hiện hànhkhông đủ điều kiện để được khấu trừ, hoàn thuế GTGT đối với hàng hóa, dịch vụmua vào từ hai mươi triệu đồng trở lên.
b)Hàng hóa, dịch vụ mua vào từng lần theo hóa đơn từ hai mươi triệu đồng trở lêntheo giá đã có thuế GTGT nếu không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng thìkhông được khấu trừ.
c)93F[11]Đối với hàng hoá, dịch vụ mua trảchậm, trả góp có giá trị hàng hoá, dịch vụ mua từ hai mươi triệu đồng trở lên,cơ sở kinh doanh căn cứ vào hợp đồng mua hàng hoá, dịch vụ bằng văn bản, hoáđơn giá trị gia tăng và chứng từ thanh toán qua ngân hàng của hàng hoá, dịch vụmua trả chậm, trả góp để kê khai, khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào.Trường hợp chưa có chứng từ thanh toán qua ngân hàng do chưa đến thời điểmthanh toán theo hợp đồng thì cơ sở kinh doanh vẫn được kê khai, khấu trừ thuếgiá trị gia tăng đầu vào.
Trườnghợp khi thanh toán, cơ sở kinh doanh không có chứng từ thanh toán qua ngân hàngthì cơ sở kinh doanh phải kê khai, điều chỉnh giảm số thuế GTGT đã được khấutrừ đối với phần giá trị hàng hóa, dịch vụ không có chứng từ thanh toán quangân hàng vào kỳ tính thuế phát sinh việc thanh toán bằng tiền mặt (kể cả trongtrường hợp cơ quan thuế và các cơ quan chức năng đã có quyết định thanh tra,kiểm tra kỳ tính thuế có phát sinh thuế GTGT đã kê khai, khấu trừ).
4. Cáctrường hợp thanh toán không dùng tiền mặt khác để khấu trừ thuế GTGT đầu vàogồm:
a)Trường hợp hàng hóa, dịch vụ mua vào theo phương thức thanh toán bù trừ giữagiá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào với giá trị hàng hóa, dịch vụ bán ra, vaymượn hàng mà phương thức thanh toán này được quy định cụ thể trong hợp đồng thìphải có biên bản đối chiếu số liệu và xác nhận giữa hai bên về việc thanh toánbù trừ giữa hàng hóa, dịch vụ mua vào với hàng hóa, dịch vụ bán ra, vay mượnhàng. Trường hợp bù trừ công nợ qua bên thứ ba phải có biên bản bù trừ công nợcủa ba (3) bên làm căn cứ khấu trừ thuế.
b) Trườnghợp hàng hóa, dịch vụ mua vào theo phương thức bù trừ công nợ như vay, mượntiền; cấn trừ công nợ qua người thứ ba mà phương thức thanh toán này được quyđịnh cụ thể trong hợp đồng thì phải có hợp đồng vay, mượn tiền dưới hình thứcvăn bản được lập trước đó và có chứng từ chuyển tiền từ tài khoản của bên chovay sang tài khoản của bên đi vay đối với khoản vay bằng tiền bao gồm cả trườnghợp bù trừ giữa giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào với khoản tiền mà người bánhỗ trợ cho người mua, hoặc nhờ người mua chi hộ.
c)94F[12]Trường hợp hàng hóa, dịch vụ mua vàođược thanh toán uỷ quyền qua bên thứ ba thanh toán qua ngân hàng (bao gồm cảtrường hợp bên bán yêu cầu bên mua thanh toán tiền qua ngân hàng cho bên thứ bado bên bán chỉ định) thì việc thanh toán theo uỷ quyền hoặc thanh toán cho bênthứ ba theo chỉ định của bên bán phải được quy định cụ thể trong hợp đồng dướihình thức văn bản và bên thứ ba là một pháp nhân hoặc thể nhân đang hoạt độngtheo quy định của pháp luật.
Trườnghợp sau khi thực hiện các hình thức thanh toán nêu trên mà phần giá trị còn lạiđược thanh toán bằng tiền có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên thì chỉ được khấutrừ thuế đối với trường hợp có chứng từ thanh toán qua ngân hàng.
d)Trường hợp hàng hóa, dịch vụ mua vào được thanh toán qua ngân hàng vào tàikhoản của bên thứ ba mở tại Kho bạc Nhà nước để thực hiện cưỡng chế bằng biệnpháp thu tiền, tài sản do tổ chức, cá nhân khác đang nắm giữ (theo Quyết địnhcủa cơ quan nhà nước có thẩm quyền) thì cũng được khấu trừ thuế GTGT đầu vào.
Ví dụ68:
Côngty A mua hàng của Công ty B và Công ty A đang còn nợ tiền hàng của Công ty B.Tuy nhiên Công ty B đang còn nợ tiền thuế vào ngân sách nhà nước. Căn cứ LuậtQuản lý thuế, cơ quan thuế thực hiện thu tiền, tài sản của Công ty B do Công tyA đang nắm giữ để thi hành quyết định hành chính thuế thì khi Công ty A chuyểntiền vào tài khoản thu ngân sách cũng được coi là thanh toán qua ngân hàng, sốthuế GTGT đầu vào tương ứng với doanh số của hàng hóa mua vào được kê khai,khấu trừ.
Ví dụ69:
Công tyC thực hiện ký hợp đồng kinh tế với Công ty D về việc cung cấp hàng hóa và Côngty D đang còn nợ tiền hàng của Công ty C.
Thựchiện Quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc yêu cầu thu toàn bộsố tiền mà Công ty D đang còn nợ Công ty C để chuyển vào tài khoản của cơ quannhà nước có thẩm quyền mở tại Kho bạc Nhà nước để giải quyết “Tranh chấp hợpđồng mua bán hàng hóa” giữa Công ty C và đối tác.
KhiCông ty D chuyển trả số tiền vào tài khoản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền(việc chuyển tiền này không được quy định cụ thể trong hợp đồng mua bán giữaCông ty C và Công ty D) thì trường hợp này cũng được coi là thanh toán qua ngânhàng, số thuế GTGT đầu vào tương ứng với doanh số của hàng hóa mua vào được kêkhai, khấu trừ.
5.Trường hợp mua hàng hóa, dịch vụ của một nhà cung cấp có giá trị dưới hai mươitriệu đồng nhưng mua nhiều lần trong cùng một ngày có tổng giá trị từ hai mươitriệu đồng trở lên thì chỉ được khấu trừ thuế đối với trường hợp có chứng từthanh toán qua ngân hàng. Nhà cung cấp là người nộp thuế có mã số thuế, trựctiếp khai và nộp thuế GTGT.
Trườnghợp người nộp thuế là cơ sở kinh doanh có các cửa hàng là các đơn vị phụ thuộcsử dụng chung mã số thuế và mẫu hóa đơn của cơ sở kinh doanh, trên hoá đơn cótiêu thức “Cửa hàng số” để phân biệt các cửa hàng của cơ sở kinh doanh và cóđóng dấu treo của từng cửa hàng thì mỗi cửa hàng là một nhà cung cấp.
Điều 16. Điều kiện khấu trừ, hoànthuế đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu
Hànghóa, dịch vụ xuất khẩu (trừ các trường hợp hướng dẫn Điều 17 Thông tư này) đểđược khấu trừ thuế, hoàn thuế GTGT đầu vào phải có đủ điều kiện và các thủ tụcnêu tại khoản 2 Điều 9 và khoản 1 Điều 15 Thông tư này, cụ thể như sau:
1. Hợpđồng bán hàng hóa, gia công hàng hóa (đối với trường hợp gia công hàng hóa),cung ứng dịch vụ cho tổ chức, cá nhân nước ngoài. Đối với trường hợp ủy thácxuất khẩu là hợp đồng ủy thác xuất khẩu và biên bản thanh lý hợp đồng ủy thácxuất khẩu (trường hợp đã kết thúc hợp đồng) hoặc biên bản đối chiếu công nợđịnh kỳ giữa bên ủy thác xuất khẩu và bên nhận ủy thác xuất khẩu có ghi rõ: sốlượng, chủng loại sản phẩm, giá trị hàng ủy thác đã xuất khẩu; số, ngày hợpđồng xuất khẩu của bên nhận ủy thác xuất khẩu ký với nước ngoài; số, ngày, sốtiền ghi trên chứng từ thanh toán qua ngân hàng với nước ngoài của bên nhận ủythác xuất khẩu; số, ngày, số tiền ghi trên chứng từ thanh toán của bên nhận ủythác xuất khẩu thanh toán cho bên ủy thác xuất khẩu; số, ngày tờ khai hải quanhàng hóa xuất khẩu của bên nhận ủy thác xuất khẩu.
2. Tờkhai hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu đã làm xong thủ tục hải quan theohướng dẫn của Bộ Tài chính về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan;thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhậpkhẩu.
Đốivới cơ sở kinh doanh xuất khẩu sản phẩm phần mềm dưới các hình thức tài liệu,hồ sơ, cơ sở dữ liệu đóng gói cứng để được khấu trừ, hoàn thuế GTGT đầu vào, cơsở kinh doanh phải đảm bảo thủ tục về tờ khai hải quan như đối với hàng hóathông thường.
Riêngcác trường hợp sau không cần tờ khai hải quan:
- Đốivới cơ sở kinh doanh xuất khẩu dịch vụ, phần mềm qua phương tiện điện tử thìkhông cần có tờ khai hải quan. Cơ sở kinh doanh phải thực hiện đầy đủ các quyđịnh về thủ tục xác nhận bên mua đã nhận được dịch vụ, phần mềm xuất khẩu quaphương tiện điện tử theo đúng quy định của pháp luật về thương mại điện tử.
- Hoạtđộng xây dựng, lắp đặt công trình ở nước ngoài hoặc ở trong khu phi thuế quan.
- Cơsở kinh doanh cung cấp điện, nước, văn phòng phẩm và hàng hóa phục vụ sinh hoạthàng ngày của doanh nghiệp chế xuất gồm: lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng(bao gồm cả bảo hộ lao động: quần, áo, mũ, giầy, ủng, găng tay).
3.Hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu phải thanh toán qua ngân hàng
a)Thanh toán qua ngân hàng là việc chuyển tiền từ tài khoản của bên nhập khẩusang tài khoản mang tên bên xuất khẩu mở tại ngân hàng theo các hình thức thanhtoán phù hợp với thỏa thuận trong hợp đồng và quy định của ngân hàng. Chứng từthanh toán tiền là giấy báo Có của ngân hàng bên xuất khẩu về số tiền đã nhậnđược từ tài khoản của ngân hàng bên nhập khẩu. Trường hợp thanh toán chậm trả,phải có thỏa thuận ghi trong hợp đồng xuất khẩu, đến thời hạn thanh toán cơ sởkinh doanh phải có chứng từ thanh toán qua ngân hàng. Trường hợp ủy thác xuấtkhẩu thì phải có chứng từ thanh toán qua ngân hàng của phía nước ngoài cho bênnhận ủy thác và bên nhận ủy thác phải thanh toán tiền hàng xuất khẩu qua ngânhàng cho bên ủy thác. Trường hợp bên nước ngoài thanh toán trực tiếp cho bên ủythác xuất khẩu thì bên ủy thác phải có chứng từ thanh toán qua ngân hàng vàviệc thanh toán như trên phải được quy định trong hợp đồng.
b) Cáctrường hợp thanh toán dưới đây cũng được coi là thanh toán qua ngân hàng:
b.1)Trường hợp hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu được thanh toán cấn trừ vào khoản tiềnvay nợ nước ngoài cơ sở kinh doanh phải có đủ điều kiện, thủ tục, hồ sơ nhưsau:
- Hợpđồng vay nợ (đối với những khoản vay tài chính có thời hạn dưới 01 năm); hoặcgiấy xác nhận đăng ký khoản vay của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (đối với nhữngkhoản vay trên 01 năm).
-Chứng từ chuyển tiền của phía nước ngoài vào Việt Nam qua ngân hàng.
Phươngthức thanh toán hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu cấn trừ vào khoản nợ vay nước ngoàiphải được quy định trong hợp đồng xuất khẩu.
- Bảnxác nhận của phía nước ngoài về cấn trừ khoản nợ vay.
-Trường hợp sau khi cấn trừ giá trị hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu vào khoản nợ vaycủa nước ngoài có chênh lệch, thì số tiền chênh lệch phải thực hiện thanh toánqua ngân hàng. Chứng từ thanh toán qua ngân hàng theo hướng dẫn tại điểm này.
b.2)Trường hợp cơ sở kinh doanh xuất khẩu sử dụng tiền thanh toán hàng hóa, dịch vụxuất khẩu để góp vốn với cơ sở nhập khẩu ở nước ngoài, cơ sở kinh doanh phải cóđủ điều kiện thủ tục, hồ sơ như sau:
- Hợpđồng góp vốn.
- Việcsử dụng tiền thanh toán hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu để góp vốn vào cơ sở nhậpkhẩu ở nước ngoài phải được quy định trong hợp đồng xuất khẩu.
-Trường hợp số tiền góp vốn nhỏ hơn doanh thu hàng hóa xuất khẩu thì số tiềnchênh lệch phải thực hiện thanh toán qua ngân hàng theo hướng dẫn tại điểm này.
b.3)Trường hợp phía nước ngoài ủy quyền cho bên thứ ba là tổ chức, cá nhân ở nướcngoài thực hiện thanh toán thì việc thanh toán theo ủy quyền phải được quy địnhtrong hợp đồng xuất khẩu (phụ lục hợp đồng hoặc văn bản điều chỉnh hợp đồng -nếu có).
b.4)Trường hợp phía nước ngoài yêu cầu bên thứ 3 là tổ chức ở Việt Nam thanh toánbù trừ công nợ với phía nước ngoài bằng thực hiện thanh toán qua ngân hàng sốtiền phía nước ngoài phải thanh toán cho cơ sở kinh doanh xuất khẩu và việc yêucầu thanh toán bù trừ công nợ nêu trên có quy định trong hợp đồng xuất khẩu(phụ lục hợp đồng hoặc văn bản điều chỉnh hợp đồng- nếu có) và có chứng từthanh toán là giấy báo có của ngân hàng bên xuất khẩu về số tiền đã nhận đượctừ tài khoản của bên thứ 3, đồng thời bên xuất khẩu phải xuất trình bản đốichiếu công nợ có xác nhận của bên nước ngoài và bên thứ 3.
b.5)Trường hợp phía nước ngoài (bên nhập khẩu) ủy quyền cho bên thứ ba là tổ chức,cá nhân ở nước ngoài thực hiện thanh toán; bên thứ ba yêu cầu tổ chức ở ViệtNam (bên thứ tư) thanh toán bù trừ công nợ với bên thứ ba bằng việc thực hiệnthanh toán qua ngân hàng số tiền bên nhập khẩu phải thanh toán cho cơ sở kinhdoanh Việt Nam xuất khẩu thì cơ sở kinh doanh xuất khẩu phải có đủ các điềukiện, hồ sơ như sau:
- Hợpđồng xuất khẩu (phụ lục hợp đồng hoặc văn bản điều chỉnh hợp đồng - nếu có) quyđịnh việc ủy quyền thanh toán, bù trừ công nợ giữa các bên.
-Chứng từ thanh toán là giấy báo có của ngân hàng về số tiền cơ sở kinh doanhViệt Nam xuất khẩu nhận được từ tài khoản của bên thứ tư.
- Bảnđối chiếu công nợ có xác nhận của các bên liên quan (giữa cơ sở kinh doanh xuấtkhẩu với bên nhập khẩu, giữa bên thứ ba ở nước ngoài với bên thứ tư là tổ chứcở Việt Nam).
b.6)Trường hợp phía nước ngoài ủy quyền cho Văn phòng đại diện tại Việt Nam thựchiện thanh toán vào tài khoản của bên xuất khẩu và việc ủy quyền thanh toán nêutrên có quy định trong hợp đồng xuất khẩu (phụ lục hợp đồng hoặc văn bản điềuchỉnh hợp đồng - nếu có).
b.7)95F[13]Trường hợp phía nước ngoài (trừtrường hợp phía nước ngoài là cá nhân) thanh toán từ tài khoản tiền gửi vãnglai của phía nước ngoài mở tại các tổ chức tín dụng tại Việt Nam thì việc thanhtoán này phải được quy định trong hợp đồng xuất khẩu (phụ lục hợp đồng hoặc vănbản điều chỉnh hợp đồng- nếu có). Chứng từ thanh toán là giấy báo Có của ngânhàng bên xuất khẩu về số tiền đã nhận được từ tài khoản vãng lai của người muaphía nước ngoài đã ký hợp đồng.
Trườnghợp xuất khẩu cho người mua phía nước ngoài là doanh nghiệp tư nhân và việcthanh toán thông qua tài khoản vãng lai của chủ doanh nghiệp tư nhân mở tại tổchức tín dụng ở Việt Nam và được quy định trong hợp đồng xuất khẩu (phụ lục hợpđồng hoặc văn bản điều chỉnh hợp đồng-nếu có) thì được xác định là thanh toánqua ngân hàng.
Cơquan thuế khi kiểm tra việc khấu trừ, hoàn thuế đối với hàng hóa xuất khẩuthanh toán qua tài khoản vãng lai, cần phối hợp với tổ chức tín dụng nơi ngườimua phía nước ngoài mở tài khoản để đảm bảo việc thanh toán, chuyển tiền thựchiện đúng mục đích và phù hợp với quy định của pháp luật. Người nhập cảnh mangtiền qua biên giới phải kê khai rõ số tiền mang theo là tiền thanh toán cụ thểđối với từng hợp đồng mua bán hàng hóa và tờ khai xuất khẩu hàng hóa; đồng thờixuất trình hợp đồng mua bán hàng hóa, tờ khai xuất khẩu để công chức hải quankiểm tra, đối chiếu. Trường hợp người nhập cảnh không phải là đại diện doanhnghiệp nước ngoài trực tiếp ký hợp đồng mua bán với doanh nghiệp Việt Nam thìphải có giấy ủy quyền (bản dịch tiếng Việt hoặc tiếng Anh, cùng với bản chínhbằng tiếng của nước có đường biên giới cửa khẩu tiếp giáp) của tổ chức, cá nhânnước ngoài đã ký hợp đồng mua bán nêu trên. Giấy ủy quyền này chỉ áp dụng chomột lần mang tiền vào Việt Nam và phải ghi rõ số lượng tiền mang vào theo hợpđồng mua bán cụ thể.
b.8)Trường hợp phía nước ngoài thanh toán qua ngân hàng nhưng số tiền thanh toántrên chứng từ không phù hợp với số tiền phải thanh toán như đã thỏa thuận tronghợp đồng hoặc phụ lục hợp đồng thì:
- Nếusố tiền thanh toán trên chứng từ thanh toán qua ngân hàng có trị giá nhỏ hơn sốtiền phải thanh toán như đã thỏa thuận trong hợp đồng hoặc phụ lục hợp đồng thìcơ sở kinh doanh phải giải trình rõ lý do như: phí chuyển tiền của ngân hàng,điều chỉnh giảm giá do hàng kém chất lượng hoặc thiếu hụt (đối với trường hợpnày phải có văn bản thỏa thuận giảm giá giữa bên mua và bán)…;
- Nếusố tiền thanh toán trên chứng từ thanh toán qua ngân hàng có trị giá lớn hơn sốtiền phải thanh toán như đã thỏa thuận trong hợp đồng hoặc phụ lục hợp đồng thìcơ sở kinh doanh phải giải trình rõ lý do như: thanh toán một lần cho nhiều hợpđồng, ứng trước tiền hàng…
Cơ sởkinh doanh phải cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về các lý do giảitrình với cơ quan thuế và các văn bản điều chỉnh (nếu có).
b.9)Trường hợp phía nước ngoài thanh toán qua ngân hàng nhưng chứng từ thanh toánqua ngân hàng không đúng tên ngân hàng phải thanh toán đã thỏa thuận trong hợpđồng, nếu nội dung chứng từ thể hiện rõ tên người thanh toán, tên người thụhưởng, số hợp đồng xuất khẩu, giá trị thanh toán phù hợp với hợp đồng xuất khẩuđã được ký kết thì được chấp nhận là chứng từ thanh toán hợp lệ.
b.10)Trường hợp cơ sở kinh doanh xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ cho bên nước ngoài (bênthứ hai), đồng thời nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ với bên nước ngoài khác hoặcmua hàng với tổ chức, cá nhân ở Việt Nam (bên thứ ba); nếu cơ sở kinh doanh cóthỏa thuận với bên thứ hai và bên thứ ba về việc bên thứ hai thực hiện thanhtoán qua ngân hàng cho bên thứ ba số tiền mà cơ sở kinh doanh còn phải thanhtoán cho bên thứ ba thì việc bù trừ thanh toán giữa các bên phải được quy địnhtrong hợp đồng xuất khẩu, hợp đồng nhập khẩu hoặc hợp đồng mua hàng (phụ lụchợp đồng hoặc văn bản điều chỉnh hợp đồng - nếu có) và cơ sở kinh doanh phải xuấttrình bản đối chiếu công nợ có xác nhận của các bên liên quan (giữa cơ sở kinhdoanh với bên thứ hai, giữa cơ sở kinh doanh với bên thứ ba).
b.11)Trường hợp hàng hóa xuất khẩu ra nước ngoài nhưng vì lý do khách quan phía nướcngoài từ chối không nhận hàng và cơ sở kinh doanh tìm được khách hàng mới cùngquốc gia với khách hàng ký kết hợp đồng mua bán ban đầu để bán lô hàng trên thìhồ sơ hoàn thuế gồm toàn bộ hồ sơ xuất khẩu liên quan đến hợp đồng xuất khẩu kýkết với khách hàng ban đầu (hợp đồng, tờ khai hải quan đối với hàng hóa xuấtkhẩu, hóa đơn), công văn giải trình của cơ sở kinh doanh lý do có sự sai kháctên khách hàng mua (trong đó cơ sở kinh doanh cam kết tự chịu trách nhiệm vềtính chính xác của thông tin, đảm bảo không có gian lận), toàn bộ hồ sơ xuấtkhẩu liên quan đến hợp đồng xuất khẩu ký kết với khách hàng mới (hợp đồng, hóađơn bán hàng, chứng từ thanh toán qua ngân hàng theo quy định và các chứng từkhác - nếu có).
c) Cáctrường hợp thanh toán khác đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu theo quy địnhcủa Chính phủ:
c.1)Trường hợp xuất khẩu lao động mà cơ sở kinh doanh xuất khẩu lao động thu tiềntrực tiếp của người lao động thì phải có chứng từ thu tiền của người lao động.
c.2)Trường hợp cơ sở kinh doanh xuất khẩu hàng hóa để bán tại hội chợ, triển lãm ởnước ngoài, nếu thu và chuyển về nước bằng tiền mặt ngoại tệ tại nước tổ chứchội chợ, triển lãm thương mại cơ sở kinh doanh phải có chứng từ kê khai với cơquan Hải quan về tiền ngoại tệ thu được do bán hàng hóa chuyển về nước và chứngtừ nộp tiền vào ngân hàng tại Việt Nam.
c.3)Trường hợp xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ để trả nợ nước ngoài cho Chính phủ thìphải có xác nhận của ngân hàng ngoại thương về lô hàng xuất khẩu đã được phíanước ngoài chấp nhận trừ nợ hoặc xác nhận bộ chứng từ đã được gửi cho phía nướcngoài để trừ nợ; chứng từ thanh toán thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
c.4)Trường hợp hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu thanh toán bằng hàng là trường hợp xuấtkhẩu hàng hóa (kể cả gia công hàng hóa xuất khẩu), dịch vụ cho tổ chức, cá nhânnước ngoài (gọi tắt là phía nước ngoài) nhưng việc thanh toán giữa doanh nghiệpViệt Nam và phía nước ngoài bằng hình thức bù trừ giữa giá trị hàng hóa, dịchvụ xuất khẩu, tiền công gia công hàng hóa xuất khẩu với giá trị hàng hóa, dịchvụ mua của phía nước ngoài.
Hànghóa, dịch vụ xuất khẩu thanh toán bằng hàng phải có thêm thủ tục hồ sơ như sau:
-Phương thức thanh toán đối với hàng xuất khẩu bằng hàng phải được quy địnhtrong hợp đồng xuất khẩu.
- Hợpđồng mua hàng hóa, dịch vụ của phía nước ngoài.
- Tờkhai hải quan về hàng hóa nhập khẩu thanh toán bù trừ với hàng hóa, dịch vụxuất khẩu.
- Vănbản xác nhận với phía nước ngoài về việc số tiền thanh toán bù trừ giữa hànghóa, dịch vụ xuất khẩu với hàng hóa nhập khẩu, dịch vụ mua của phía nước ngoài.
-Trường hợp sau khi thanh toán bù trừ giữa giá trị hàng hóa, dịch vụ xuất khẩuvà giá trị hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu có chênh lệch, số tiền chênh lệch phảithực hiện thanh toán qua Ngân hàng. Chứng từ thanh toán qua Ngân hàng theohướng dẫn tại khoản này.
c.5)Trường hợp xuất khẩu hàng hóa sang các nước có chung biên giới theo quy địnhcủa Thủ tướng Chính phủ về việc quản lý hoạt động thương mại biên giới với cácnước có chung biên giới thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính và Ngân hàngNhà nước.
c.6)Một số trường hợp hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu có hình thức thanh toán khác theoquy định của pháp luật có liên quan.
d) Cáctrường hợp xuất khẩu không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng được khấu trừ,hoàn thuế:
d.1)Đối với trường hợp bên nước ngoài mất khả năng thanh toán, cơ sở xuất khẩu hànghóa phải có văn bản giải trình rõ lý do và được sử dụng một trong số các giấytờ sau để thay thế cho chứng từ thanh toán qua ngân hàng:
- Tờkhai hải quan hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam đã đăng ký với cơ quan hải quantại nước nhập khẩu hàng hóa (01 bản sao); hoặc
- Đơnkhởi kiện đến tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền tại nước nơi người mua cư trúkèm giấy thông báo hoặc kèm giấy tờ có tính chất xác nhận của cơ quan này vềviệc thụ lý đơn khởi kiện (01 bản sao); hoặc
- Phánquyết thắng kiện của tòa án nước ngoài cho cơ sở kinh doanh (01 bản sao); hoặc
- Giấytờ của tổ chức có thẩm quyền nước ngoài xác nhận (hoặc thông báo) bên mua nướcngoài phá sản hoặc mất khả năng thanh toán (01 bản sao).
d.2)Đối với trường hợp hàng hóa xuất khẩu không đảm bảo chất lượng phải tiêu hủy,cơ sở xuất khẩu hàng hóa phải có văn bản giải trình rõ lý do và được sử dụngbiên bản tiêu hủy (hoặc giấy tờ xác nhận việc tiêu hủy) hàng hóa ở nước ngoàicủa cơ quan thực hiện tiêu hủy (01 bản sao), kèm chứng từ thanh toán qua ngânhàng đối với chi phí tiêu hủy thuộc trách nhiệm chi trả của cơ sở xuất khẩuhàng hóa hoặc kèm giấy tờ chứng minh chi phí tiêu hủy thuộc trách nhiệm củangười mua hoặc bên thứ ba (01 bản sao).
Trườnghợp người nhập khẩu hàng hóa phải đứng ra làm thủ tục tiêu hủy tại nước ngoàithì biên bản tiêu hủy (hoặc giấy tờ xác nhận việc tiêu hủy) ghi tên người nhậpkhẩu hàng hóa.
d.3)Đối với trường hợp hàng hóa xuất khẩu bị tổn thất, cơ sở xuất khẩu hàng hóaphải có văn bản giải trình rõ lý do và được sử dụng một trong số các giấy tờsau để thay thế cho chứng từ thanh toán qua ngân hàng:
- Giấyxác nhận việc tổn thất ngoài biên giới Việt Nam của cơ quan có thẩm quyền liênquan (01 bản sao); hoặc
- Biênbản xác định tổn thất hàng hóa trong quá trình vận chuyển ngoài biên giới ViệtNam nêu rõ nguyên nhân tổn thất (01 bản sao).
Nếu cơsở xuất khẩu hàng hóa đã nhận được tiền bồi thường hàng hóa xuất khẩu bị tổnthất ngoài biên giới Việt Nam thì phải gửi kèm chứng từ thanh toán qua ngânhàng về số tiền nhận được (01 bản sao).
Bảnsao các loại giấy tờ hướng dẫn tại các điểm d.1, d.2 và d.3 khoản này bản saocó xác nhận sao y bản chính của cơ sở xuất khẩu hàng hóa. Trường hợp ngôn ngữsử dụng trong các chứng từ, giấy tờ xác nhận của bên thứ ba thay thế cho chứngtừ thanh toán qua ngân hàng không phải là tiếng Anh hoặc không có tiếng Anh thìphải có 01 bản dịch công chứng gửi kèm. Trường hợp các bên liên quan phát hành,sử dụng và lưu trữ chứng từ dưới dạng điện tử thì phải có bản in bằng giấy.
Cơ sởxuất khẩu hàng hóa tự chịu hoàn toàn trách nhiệm về tính chính xác của các loạigiấy tờ thay thế cho chứng từ thanh toán qua ngân hàng cho các trường hợp nêutrên.
496F[14]. Hóa đơn thương mại. Ngày xác địnhdoanh thu xuất khẩu để tính thuế là ngày xác nhận hoàn tất thủ tục hải quantrên tờ khai hải quan.
Điều 17. Điều kiện khấu trừ, hoànthuế GTGT đầu vào đối với một số trường hợp hàng hóa được coi như xuất khẩu
1.Hàng hóa gia công chuyển tiếp theo quy định của pháp luật thương mại về hoạtđộng mua, bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công hànghóa với nước ngoài:
a) Hợpđồng gia công xuất khẩu và các phụ kiện hợp đồng (nếu có) ký với nước ngoài,trong đó ghi rõ cơ sở nhận hàng tại Việt Nam.
b) Hóađơn GTGT ghi rõ giá gia công và số lượng hàng gia công trả nước ngoài (theo giáquy định trong hợp đồng ký với nước ngoài) và tên cơ sở nhận hàng theo chỉ địnhcủa phía nước ngoài.
c)Phiếu chuyển giao sản phẩm gia công chuyển tiếp (gọi tắt là Phiếu chuyển tiếp)có đủ xác nhận của bên giao, bên nhận sản phẩm gia công chuyển tiếp và xác nhậncủa Hải quan quản lý hợp đồng gia công của bên giao, bên nhận.
d)Hàng hóa gia công cho nước ngoài phải thanh toán qua Ngân hàng theo hướng dẫntại Điều 16 Thông tư này.
Về thủtục giao nhận sản phẩm gia công chuyển tiếp và Phiếu chuyển tiếp thực hiện theohướng dẫn của Tổng cục Hải quan.
Ví dụ70: Công ty A ký hợp đồng gia công với nước ngoài 200.000 đôi đế giầy xuấtkhẩu. Giá gia công là 800 triệu đồng. Hợp đồng ghi rõ giao đế giầy cho Công ty Btại Việt Nam để sản xuất ra giầy hoàn chỉnh.
Trườnghợp này Công ty A thuộc đối tượng gia công hàng xuất khẩu chuyển tiếp. Khi lậpchứng từ chuyển giao sản phẩm đế giầy cho Công ty B, Công ty A ghi rõ số lượng,chủng loại, quy cách sản phẩm đã giao, toàn bộ doanh thu gia công đế giầy 800triệu đồng nhận được tính thuế GTGT là 0%.
2.Hàng hóa xuất khẩu tại chỗ theo quy định của pháp luật:
a) Hợpđồng mua bán hàng hóa hoặc hợp đồng gia công có chỉ định giao hàng tại ViệtNam;
b) Tờkhai hải quan hàng hóa xuất khẩu - nhập khẩu tại chỗ đã làm xong thủ tục hảiquan;
c) Hóađơn giá trị gia tăng hoặc hóa đơn xuất khẩu ghi rõ tên người mua phía nướcngoài, tên doanh nghiệp nhận hàng và địa điểm giao hàng tại Việt Nam;
d)Hàng hóa bán cho thương nhân nước ngoài nhưng giao hàng tại Việt Nam phải thanhtoán qua ngân hàng bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi. Chứng từ thanh toán qua ngânhàng theo hướng dẫn tại khoản 3 Điều 16 Thông tư này. Trường hợp người nhậpkhẩu tại chỗ được phía nước ngoài ủy quyền thanh toán cho người xuất khẩu tạichỗ thì đồng tiền thanh toán thực hiện theo quy định của pháp luật về ngoạihối.
đ)Hàng hóa xuất khẩu tại chỗ của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải phùhợp với quy định tại giấy phép đầu tư.
3.Hàng hóa, vật tư do doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu để thực hiện công trình xâydựng ở nước ngoài thì thủ tục hồ sơ để doanh nghiệp Việt Nam thực hiện côngtrình xây dựng tại nước ngoài được khấu trừ hoặc hoàn thuế GTGT đầu vào phảiđáp ứng các điều kiện sau:
a) Tờkhai hải quan theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Thông tư này.
b)Hàng hóa, vật tư xuất khẩu phải phù hợp với Danh mục hàng hóa xuất khẩu để thựchiện công trình xây dựng ở nước ngoài do Giám đốc doanh nghiệp Việt Nam thựchiện công trình xây dựng ở nước ngoài phê duyệt.
c) Hợpđồng ủy thác xuất khẩu (trường hợp ủy thác xuất khẩu).
4.Hàng hóa, vật tư do cơ sở kinh doanh trong nước bán cho doanh nghiệp Việt Namđể thực hiện công trình xây dựng ở nước ngoài và thực hiện giao hàng hóa tạinước ngoài theo Hợp đồng ký kết thì thủ tục hồ sơ để cơ sở kinh doanh trongnước bán hàng thực hiện khấu trừ hoặc hoàn thuế GTGT đầu vào đối với hàng hóaxuất khẩu phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Tờkhai hải quan theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Thông tư này.
b)Hàng hóa, vật tư xuất khẩu phải phù hợp với Danh mục hàng hóa xuất khẩu để côngtrình xây dựng ở nước ngoài do Giám đốc doanh nghiệp Việt Nam thực hiện côngtrình xây dựng ở nước ngoài phê duyệt.
c) Hợpđồng mua bán ký giữa cơ sở kinh doanh trong nước và doanh nghiệp Việt Nam thựchiện công trình xây dựng ở nước ngoài, trong đó có ghi rõ về điều kiện giaohàng, số lượng, chủng loại và trị giá hàng hóa.
d) Hợpđồng ủy thác (trường hợp ủy thác xuất khẩu).
đ)Chứng từ thanh toán qua ngân hàng.
e) Hóađơn GTGT bán hàng hóa.
Cáctrường hợp cơ sở kinh doanh có hàng hóa xuất khẩu hoặc hàng hóa được coi nhưxuất khẩu hướng dẫn tại Điều 16, Điều 17 Thông tư này nếu đã có xác nhận của cơquan Hải quan (đối với hàng hóa xuất khẩu) nhưng không có đủ các thủ tục, hồ sơkhác đối với từng trường hợp cụ thể thì không phải tính thuế GTGT đầu ra nhưngkhông được khấu trừ thuế GTGT đầu vào. Riêng đối với trường hợp hàng hóa giacông chuyển tiếp và hàng hóa xuất khẩu tại chỗ, nếu không có đủ một trong cácthủ tục, hồ sơ theo quy định thì phải tính và nộp thuế GTGT như hàng hóa tiêuthụ nội địa. Đối với cơ sở kinh doanh có dịch vụ xuất khẩu nếu không đáp ứngđiều kiện về thanh toán qua ngân hàng hoặc được coi như thanh toán qua ngânhàng thì không được áp dụng thuế suất thuế GTGT 0%, không phải tính thuế GTGTđầu ra nhưng không được khấu trừ thuế đầu vào.
Thông tư 92/2015/TT – BTC
Hướng dẫn thực hiện thuế giá trị giatăng và thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú có hoạt động kinh doanh;hướng dẫn thực hiện một số nội dung sửa đổi, bổ sung về thuế thu nhập cá nhânquy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế số71/2014/qh13 và nghị định số 12/2015/NĐ - CP ngày 12/02/2015 của chính phủ quyđịnh chi tiết thi hành luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuếvà sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về thuế
Điều 8. Khấu trừ thuế, khai thuế, nộpthuế đối với cá nhân cho thuê tài sản
1. Đốivới trường hợp cá nhân trực tiếp khai thuế với cơ quan thuế
Cánhân cho thuê tài sản trực tiếp khai thuế với cơ quan thuế là cá nhân ký hợpđồng cho thuê tài sản với cá nhân; cá nhân ký hợp đồng cho thuê tài sản với tổchức không phải là tổ chức kinh tế (cơ quan Nhà nước, tổ chức Đoàn thể, Hiệphội, tổ chức Quốc tế, Đại sứ quán, Lãnh sự quán, ...); cá nhân ký hợp đồng chothuê tài sản với doanh nghiệp, tổ chức kinh tế mà trong hợp đồng không có thỏathuận bên thuê là người nộp thuế.
a)Nguyên tắc khai thuế
- Cánhân trực tiếp khai thuế thực hiện khai thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cánhân nếu có tổng doanh thu cho thuê tài sản trong năm dương lịch trên 100 triệuđồng.
- Cánhân lựa chọn khai thuế theo kỳ thanh toán hoặc khai thuế một lần theo năm.Trường hợp có sự thay đổi về nội dung hợp đồng thuê tài sản dẫn đến thay đổidoanh thu tính thuế, kỳ thanh toán, thời hạn thuê thì cá nhân thực hiện khaiđiều chỉnh, bổ sung theo quy định của Luật Quản lý thuế cho kỳ tính thuế có sựthay đổi.
- Cánhân khai thuế theo từng hợp đồng hoặc khai thuế cho nhiều hợp đồng trên một tờkhai nếu tài sản cho thuê tại địa bàn có cùng cơ quan thuế quản lý.
b) Hồsơ khai thuế
Hồ sơkhai thuế đối với hoạt động cho thuê tài sản của cá nhân gồm:
- Tờkhai theo mẫu số 01/TTS ban hành kèm theo Thông tư này;
- Phụlục theo mẫu số 01-1/BK-TTS ban hành kèm theo Thông tư này (nếu là lần khaithuế đầu tiên của Hợp đồng hoặc Phụ lục hợp đồng);
- Bảnchụp hợp đồng thuê tài sản, phụ lục hợp đồng (nếu là lần khai thuế đầu tiên củaHợp đồng hoặc Phụ lục hợp đồng);
- Bảnchụp Giấy ủy quyền theo quy định của pháp luật (trường hợp cá nhân cho thuê tàisản ủy quyền cho đại diện hợp pháp thực hiện thủ tục khai, nộp thuế).
c) Nơinộp hồ sơ khai thuế
Nơinộp hồ sơ khai thuế là Chi cục Thuế nơi có tài sản cho thuê.
d)Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế
- Thờihạn nộp hồ sơ khai thuế đối với cá nhân khai thuế theo kỳ hạn thanh toán chậmnhất là ngày thứ 30 (ba mươi) của quý tiếp theo quý bắt đầu thời hạn cho thuê.
Ví dụ9: Ông X có phát sinh hợp đồng cho thuê nhà với thời hạn thuê là 02 năm - tínhtheo 12 tháng liên tục - kể từ ngày 10/04/2015 đến ngày 09/04/2017, kỳ hạnthanh toán là 3 tháng một lần. Ông X lựa chọn khai thuế theo kỳ thanh toán thì:Thời hạn khai thuế của kỳ đầu tiên chậm nhất là ngày 30 tháng 7 năm 2015 (ngày30 của tháng đầu quý III); Thời hạn khai thuế của kỳ thứ hai chậm nhất là ngày30 tháng 10 năm 2015. Các kỳ khai thuế tiếp theo thực hiện tương tự, chậm nhấtlà ngày 30 của tháng đầu quý sau quý bắt đầu thời hạn cho thuê; Trường hợp hợpđồng cho thuê nhà của Ông X có kỳ hạn thanh toán là 6 tháng/lần. Ông X lựa chọnkhai thuế theo kỳ thanh toán thì: Thời hạn khai thuế của kỳ đầu tiên chậm nhấtlà ngày 30 tháng 7 năm 2015 (ngày 30 của tháng đầu quý III); Thời hạn khai thuếcủa kỳ thứ hai chậm nhất là ngày 30 tháng 01 năm 2016 (ngày thứ 30 của thángđầu quý I). Các kỳ khai thuế tiếp theo thực hiện tương tự, chậm nhất là ngàythứ 30 của quý tiếp theo quý bắt đầu thời hạn cho thuê.
- Thờihạn nộp hồ sơ khai thuế đối với cá nhân khai thuế một lần theo năm chậm nhất làngày thứ 90 (chín mươi) kể từ ngày kết thúc năm dương lịch.
đ)Thời hạn nộp thuế
Thờihạn nộp thuế là thời hạn nộp hồ sơ khai thuế.
2. Đốivới doanh nghiệp, tổ chức kinh tế khai thuế, nộp thuế thay cho cá nhân cho thuêtài sản
Cánhân ký hợp đồng cho thuê tài sản với doanh nghiệp, tổ chức kinh tế mà tronghợp đồng thuê có thỏa thuận bên đi thuê nộp thuế thay thì doanh nghiệp, tổ chứckinh tế có trách nhiệm khấu trừ thuế, khai thuế và nộp thuế thay cho cá nhânbao gồm cả thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân.
a)Khấu trừ thuế
Doanhnghiệp, tổ chức kinh tế khấu trừ thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhântrước khi trả tiền thuê tài sản cho cá nhân nếu trong năm dương lịch cá nhân códoanh thu cho thuê tài sản tại đơn vị trên 100 triệu đồng. Trường hợp trong nămcá nhân phát sinh doanh thu từ nhiều nơi, cá nhân dự kiến hoặc xác định đượctổng doanh thu trên 100 triệu đồng/năm thì có thể ủy quyền theo quy định củapháp luật để doanh nghiệp, tổ chức khai thay, nộp thay đối với hợp đồng chothuê từ 100 triệu/năm trở xuống tại đơn vị.
Sốthuế khấu trừ được xác định theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 4 Thông tư này.
b)Nguyên tắc khai thuế
Doanhnghiệp, tổ chức kinh tế khai thay thuế cho cá nhân cho thuê tài sản thì trên tờkhai ghi thêm “Khai thay” vào phần trước cụm từ “Người nộp thuế hoặc Đại diệnhợp pháp của người nộp thuế” đồng thời người khai ký, ghi rõ họ tên, nếu là tổchức khai thay thì sau khi ký tên phải đóng dấu của tổ chức theo quy định. Trênhồ sơ tính thuế, chứng từ thu thuế vẫn phải thể hiện đúng người nộp thuế là cánhân cho thuê tài sản.
Doanhnghiệp, tổ chức kinh tế khai thay sử dụng tờ khai mẫu số 01/TTS của cá nhân đểkhai theo từng hợp đồng hoặc khai cho nhiều hợp đồng trên một tờ khai nếu tàisản thuê tại địa bàn có cùng cơ quan thuế quản lý.
c) Hồsơ khai thuế:
Hồ sơkhai thuế đối với hoạt động cho thuê tài sản của cá nhân gồm:
- Tờkhai theo mẫu số 01/TTS ban hành kèm theo Thông tư này;
- Phụlục theo mẫu số 01-1/BK-TTS ban hành kèm theo Thông tư này;
- Bảnchụp Hợp đồng thuê tài sản, Phụ lục hợp đồng (nếu là lần khai thuế đầu tiên củaHợp đồng hoặc Phụ lục hợp đồng).
d) Nơinộp hồ sơ khai thuế, thời hạn nộp hồ sơ khai thuế, thời hạn nộp thuế
Nơinộp hồ sơ khai thuế, thời hạn nộp hồ sơ khai thuế, thời hạn nộp thuế đối vớitrường hợp doanh nghiệp, tổ chức kinh tế khai thuế, nộp thuế thay cho cá nhânđược thực hiện như đối với cá nhân trực tiếp khai thuế hướng dẫn tại điểm c,điểm d và điểm đ khoản 1 Điều này.
Điều 9. Khấu trừ thuế, khai thuế, nộpthuế đối với cá nhân trực tiếp ký hợp đồng làm đại lý xổ số, đại lý bảo hiểm,bán hàng đa cấp
1.Khấu trừ thuế
Côngty xổ số kiến thiết, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp bán hàng đa cấp trảtiền hoa hồng cho cá nhân trực tiếp ký hợp đồng làm đại lý bán đúng giá cótrách nhiệm khấu trừ thuế thu nhập cá nhân nếu doanh nghiệp xác định số tiềnhoa hồng trả cho cá nhân tại đơn vị trong năm dương lịch trên 100 triệu đồng.
Trườnghợp trong năm cá nhân phát sinh hoạt động kinh doanh từ nhiều nơi và cá nhân dựkiến hoặc xác định được tổng doanh thu trên 100 triệu đồng/năm thì có thể ủyquyền theo quy định của pháp luật để doanh nghiệp khấu trừ thuế đối với số tiềnhoa hồng nhận được tại đơn vị từ 100 triệu/năm trở xuống.
Sốthuế khấu trừ được xác định theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 5 Thông tư này.
2.Nguyên tắc khai thuế
- Côngty xổ số kiến thiết, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp bán hàng đa cấp cóphát sinh khấu trừ thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân làm đại lý xổ số, đạilý bảo hiểm, bán hàng đa cấp thì khai thuế theo tháng hoặc quý. Nguyên tắc xácđịnh đối tượng khai thuế theo tháng hoặc quý thực hiện theo hướng dẫn tại điểma khoản 1 Điều 16 Thông tư số 156/2013/TT-BTC.
- Côngty xổ số kiến thiết, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp bán hàng đa cấp thựchiện khai thuế theo tháng hoặc quý và không phải khai quyết toán thuế đối vớinghĩa vụ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân của các cá nhân làm đại lý xổ số, đạilý bảo hiểm, bán hàng đa cấp.
- Cánhân làm đại lý xổ số, đại lý bảo hiểm, bán hàng đa cấp nếu phát sinh thuế thunhập cá nhân phải nộp thêm trong trường hợp Công ty xổ số kiến thiết, doanhnghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp bán hàng đa cấp chưa khấu trừ thuế do chưa đếnmức phải nộp thuế thì cuối năm cá nhân thực hiện khai thuế vào tờ khai thuế nămtheo mẫu số 01/TKN-XSBHĐC ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Hồsơ khai thuế
a) Hồsơ khai thuế tháng, quý của tổ chức khấu trừ
- Côngty xổ số kiến thiết, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp bán hàng đa cấp khấutrừ thuế đối với tiền hoa hồng từ làm đại lý xổ số, đại lý bảo hiểm, bán hàngđa cấp của cá nhân khai thuế theo Tờ khai mẫu số 01/XSBHĐC ban hành kèm theoThông tư này.
- Đốivới tờ khai của kỳ tháng/kỳ quý cuối cùng trong năm, phải kèm theo Phụ lục theomẫu số 01-1/BK-XSBHĐC ban hành kèm theo Thông tư này (không phân biệt có phátsinh khấu trừ thuế hay không phát sinh khấu trừ thuế).
b) Hồsơ khai thuế năm của cá nhân trực tiếp khai thuế
Cánhân làm đại lý xổ số, đại lý bảo hiểm, bán hàng đa cấp thuộc diện khai thuếnăm khai thuế theo Tờ khai mẫu số 01/TKN-XSBHĐC ban hành kèm theo Thông tư này.
c) Nơinộp hồ sơ khai thuế
- Côngty xổ số kiến thiết, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp bán hàng đa cấp khấutrừ thuế đối với tiền hoa hồng từ làm đại lý xổ số, đại lý bảo hiểm, bán hàngđa cấp của cá nhân nộp hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế trực tiếp quản lý.
- Cánhân làm đại lý xổ số, đại lý bảo hiểm, bán hàng đa cấp thuộc diện khai thuếnăm nộp hồ sơ khai thuế tại Chi cục Thuế nơi cá nhân cư trú (thường trú hoặctạm trú).
d)Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế
- Thờihạn nộp hồ sơ khai thuế tháng của Công ty xổ số kiến thiết, doanh nghiệp bảohiểm, doanh nghiệp bán hàng đa cấp chậm nhất là ngày thứ 20 (hai mươi) củatháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế.
- Thờihạn nộp hồ sơ khai thuế theo quý của Công ty xổ số kiến thiết, doanh nghiệp bảohiểm, doanh nghiệp bán hàng đa cấp chậm nhất là ngày thứ 30 (ba mươi) của quýtiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế.
- Thờihạn nộp hồ sơ khai thuế của cá nhân thuộc diện khai thuế năm chậm nhất là ngàythứ 90 (chín mươi) kể từ ngày kết thúc năm dương lịch.
đ)Thời hạn nộp thuế
- Đốivới Công ty xổ số kiến thiết, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp bán hàng đacấp thì thời hạn nộp thuế là thời hạn nộp hồ sơ khai thuế.
- Đốivới cá nhân thuộc diện khai thuế năm thì thời hạn nộp thuế là thời hạn nộp hồsơ khai thuế năm.
[1]Được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Khoản 6 Điều 3 Nghị định 12/2015/NĐ-CP
[2]Được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Khoản 3 Điều 2 Nghị định 91/2014/NĐ-CP
[3]Được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Khoản 7, Điều 3 Nghị định12/2015/NĐ-CP.
[4]Được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Khoản 8 Điều 3 Nghị định 12/2015/NĐ-CP.
[5] Được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Điểma, Khoản 9, Điều 1, Thông tư 26/2015/TT-BTC.
[6]Được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Điều 9 Thông tư 151/2014/TT-BTC.
[7] Được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Khoản5, Điều 3, Thông tư 119/2014/TT-BTC.
[8]Được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Điểm b, Khoản 9, Điều 1, Thông tư26/2015/TT-BTC.
[9]Được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Khoản 10, Điều 1, Thông tư26/2015/TT-BTC.
[10]Được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Điều 1, Thông tư 173/2016/TT-BTC.
[11]Được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Điều 10, Thông tư 151/2014/TT-BTC
[12]Được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Điểm c, Khoản 6, Điều 3, Thông tư119/2014/TT-BTC.
[13]Được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Khoản 11, Điều 1, Thông tư26/2015/TT-BTC.
[14]Được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Khoản 7, Điều 3, Thông tư119/2014/TT-BTC.
1. Cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế được hoàn thuế giá trị gia tăng nếu trong ba tháng liên tục trở lên có số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ hết.
Trường hợp cơ sở kinh doanh đã đăng ký nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ có dự án đầu tư mới, đang trong giai đoạn đầu tư có số thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ mua vào sử dụng cho nhà đầu tư mà chưa được khấu trừ hết và có số thuế còn lại từ hai trăm triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế giá trị gia tăng.
2. Cơ sở kinh doanh trong tháng có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu nếu có số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ từ hai trăm triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế giá trị gia tăng theo tháng.
3. Cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế được hoàn thuế giá trị gia tăng khi chuyển đổi sở hữu, chuyển đổi doanh nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động có số thuế giá trị gia tăng nộp thừa hoặc số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ hết.
4. Cơ sở kinh doanh có quyết định hoàn thuế giá trị gia tăng của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật và trường hợp hoàn thuế giá trị gia tăng theo Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Nghị định 209/2013/NĐ – CP
Hướng dẫn Luật thuế giá trị gia tăng
Điều 10. Hoàn thuế giá trị gia tăng 100F[1]
1. Cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế nếu có số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ hết trong tháng (đối với trường hợp kê khai theo tháng) hoặc trong quý (đối với trường hợp kê khai theo quý) thì được khấu trừ vào kỳ tiếp theo.
2. Cơ sở kinh doanh được hoàn thuế đối với dự án đầu tư như sau:
a) Cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư đã đăng ký kinh doanh, đăng ký nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ, hoặc dự án tìm kiếm thăm dò và phát triển mỏ dầu khí đang trong giai đoạn đầu tư,chưa đi vào hoạt động, nếu thời gian đầu tư từ 01 năm trở lên thì được hoàn thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho đầu tư theo từng năm,trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản này. Trường hợp, nếu số thuế giá trị gia tăng lũy kế của hàng hóa, dịch vụ mua vào sử dụng cho đầu tư từ 300 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế giá trị gia tăng.
Trường hợp dự án đầu tư của cơ sở kinh doanh đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra, kiểm toán thì cơ quan thuế có thể sử dụng kết quả thanh tra, kiểm tra, kiểm toán để quyết định việc hoàn thuế giá trị gia tăng và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
b) Cơ sở kinh doanh đang hoạt động thuộc đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ có dự án đầu tư mới (trừ dự án đầu tư xây dựng nhà để bán) tại địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác với tỉnh, thành phố nơi đóng trụ sở chính, đang trong giai đoạn đầu tư chưa đi vào hoạt động, chưa đăng ký kinh doanh, chưa đăng ký thuế thì số thuế giá trị gia tăng đầu vào bù trừ với số thuế giá trị gia tăng phải nộp của hoạt động sản xuất kinh doanh tại trụ sở chính, sau khi bù trừ nếu số thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ mua vào sử dụng cho đầu tư còn lại từ 300 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế giá trị gia tăng cho dự án đầu tư, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản này. Cơ sở kinh doanh phải kê khai, lập hồ sơ hoàn thuế riêng đối với dự án đầu tư.
c) Cơ sở kinh doanh không được hoàn thuế giá trị gia tăng mà được kết chuyển số thuế chưa được khấu trừ của dự án đầu tư theo pháp luật về đầu tư sang kỳ tiếp theo đối với các trường hợp:
- Dự án đầu tư của cơ sở kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện khi chưa đủ các điều kiện kinh doanh theo quy định của Luật đầu tư quy định tại điểm a khoản 1 Điều 13 Luật thuế giá trị gia tăng đã được sửa đổi, bổ sung tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật quản lý thuế là dự án đầu tư của cơ sở kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện nhưng cơ sở kinh doanh chưa được cấp giấy phép kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện; chưa được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện; chưa có văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép đầu tư kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện; hoặc chưa đáp ứng được điều kiện để thực hiện đầu tư kinh doanh có điều kiện mà không cần phải có xác nhận, chấp thuận dưới hình thức văn bản theo quy định của pháp luật về đầu tư.
Dự án đầu tư của cơ sở kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện không bảo đảm duy trì đủ điều kiện kinh doanh trong quá trình hoạt động quy định tại điểm a khoản 1 Điều 13 Luật thuế giá trị gia tăng đã được sửa đổi, bổ sung tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật quản lý thuế là dự án đầu tư của cơ sở kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện nhưng trong quá trình hoạt động cơ sở kinh doanh bị thu hồi giấy phép kinh doanh ngành,nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện; bị thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện; bị thu hồi văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về đầu tư kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện; hoặc trong quá trình hoạt động cơ sở kinh doanh không đáp ứng được điều kiện để thực hiện đầu tư kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật về đầu tư thì thời điểm không hoàn thuế giá trị gia tăng được tính từ thời điểm cơ sở kinh doanh bị thu hồi một trong các loại giấy tờ nêu trên hoặc từ thời điểm cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, phát hiện cơ sở kinh doanh không đáp ứng được các điều kiện về đầu tư kinh doanh có điều kiện.
- Dự án đầu tư khai thác tài nguyên, khoáng sản được cấp phép từ ngày 01 tháng 7 năm 2016 hoặc dự án đầu tư sản xuất sản phẩm hàng hóa mà tổng trị giá tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51%giá thành sản phẩm trở lên theo dự án đầu tư.
Việc xác định tài nguyên, khoáng sản; trị giá tài nguyên,khoáng sản và thời điểm xác định trị giá tài nguyên, khoáng sản và chi phí năng lượng thực hiện theo quy định tại khoản 11 Điều 3 Nghị định này.
3101F[2]. Cơ sở kinh doanh trong tháng (đối với trường hợp kê khai theo tháng), quý (đối với trường hợp kê khai theo quý)có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu bao gồm cả trường hợp: Hàng hóa nhập khẩu sau đó xuất khẩu vào khu phi thuế quan; hàng hóa nhập khẩu sau đó xuất khẩu ra nước ngoài, có số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ từ 300 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế giá trị gia tăng theo tháng, quý; trường hợp trong tháng, quý số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ chưa đủ 300 triệu đồng thì được khấu trừ vào tháng, quý tiếp theo; trường hợp vừa có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, vừa có hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ nội địa nếu sau khi bù trừ với số thuế phải nộp, số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu còn lại từ 300 triệu đồng trở lên thì cơ sở kinh doanh được hoàn thuế. Cơ sở kinh doanh phải hạch toán riêng số thuế giá trị gia tăng đầu vào sử dụng cho sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, trường hợp không hạch toán riêng được thì số thuế giá trị gia tăng đầu vào xác định theo tỷ lệ giữa doanh thu của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu trên tổng doanh thu hàng hóa, dịch vụ của các kỳ khai thuế giá trị gia tăng tính từ kỳ khai thuế tiếp theo kỳ hoàn thuế liền trước đến kỳ đề nghị hoàn thuế hiện tại.
Cơ sở kinh doanh không được hoàn thuế giá trị gia tăng đối với trường hợp: Hàng hóa nhập khẩu sau đó xuất khẩu mà hàng hóa xuất khẩu đó không thực hiện việc xuất khẩu tại địa bàn hoạt động hải quan theo quy định của pháp luật về hải quan; hàng hóa xuất khẩu không thực hiện việc xuất khẩu tại địa bàn hoạt động hải quan theo quy định của pháp luật về hải quan.
Cơ quan thuế thực hiện hoàn thuế trước, kiểm tra sau đối với người nộp thuế sản xuất hàng hóa xuất khẩu không bị xử lý đối với hành vi buôn lậu vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, trốn thuế, gian lận thuế gian lận thương mại trong thời gian hai năm liên tục; người nộp thuế không thuộc đối tượng rủi ro cao theo quy định của Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành.
4. Cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế được hoàn thuế giá trị gia tăng khi chuyển đổi sở hữu,chuyển đổi doanh nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản,chấm dứt hoạt động có số thuế giá trị gia tăng nộp thừa hoặc số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ hết.
Cơ sở kinh doanh trong giai đoạn đầu tư chưa đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng phải giải thể, phá sản hoặc chấm dứt hoạt động chưa phát sinh thuế giá trị gia tăng đầu ra của hoạt động kinh doanh chính theo dự án đầu tư thì chưa phải điều chỉnh lại số thuế giá trị gia tăng đã kê khai,khấu trừ hoặc đã được hoàn. Việc kê khai, tính nộp thuế trong trường hợp chuyển nhượng dự án đầu tư, bán tài sản của dự án đầu tư hoặc chuyển đổi mục đích sản xuất, kinh doanh của dự án đầu tư thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
5. Việc hoàn thuế giá trị gia tăng đối với các chương trình;dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) không hoàn lại hoặc viện trợ không hoàn lại, viện trợ nhân đạo được quy định như sau:
a) Chủ chương trình, dự án hoặc nhà thầu chính, tổ chức do phía nhà tài trợ nước ngoài chỉ định việc quản lý chương trình, dự án sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) không hoàn lại được hoàn số thuế giá trị gia tăng đã trả cho hàng hóa, dịch vụ mua tại Việt Nam để phục vụ cho chương trình, dự án;
b) Tổ chức ở Việt Nam sử dụng tiền viện trợ không hoàn lại,tiền viện trợ nhân đạo của tổ chức, cá nhân nước ngoài để mua hàng hóa, dịch vụ phục vụ cho chương trình, dự án viện trợ không hoàn lại, viện trợ nhân đạo tại Việt Nam thì được hoàn số thuế giá trị gia tăng đã trả cho hàng hóa, dịch vụ đó.
6. Đối tượng được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao theo quy định của pháp luật về ưu đãi miễn trừ ngoại giao mua hàng hóa, dịch vụ tại Việt Nam để sử dụng được hoàn số thuế giá trị gia tăng đã trả ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng hoặc trên chứng từ thanh toán ghi giá thanh toán đã có thuế giá trị gia tăng.
7. Người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu hoặc giấy tờ nhập cảnh do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp được hoàn thuế đối với hàng hóa mua tại Việt Nam mang theo người khi xuất cảnh.
Thông tư 219/2013/TT – BTC
Hướng dẫn thi hành Luật thuế giá trị gia tăng và nghị định số 209/2013/NĐ - CP ngày 18/12/2013 của chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật thuế giá trị gia tăng
Điều 18. Đối tượng và trường hợp được hoàn thuế GTGT102F[3].
1. Cơsở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế nếu có số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết trong tháng (đối với trường hợp kê khai theo tháng) hoặc trong quý (đối với trường hợp kê khai theo quý) thì được khấu trừ vào kỳ tiếp theo.
Trường hợp cơ sở kinh doanh có số thuế GTGT chưa được khấu trừ hết phát sinh trước kỳ tính thuế tháng 7/2016 (đối với trường hợp kê khai theo tháng) hoặc trước kỳ tính thuế quý 3/2016 (đối với trường hợp kê khai theo quý) đủ điều kiện hoàn thuế GTGT theo hướng dẫn tại Khoản 1 Điều 18 Thông tư số 219/2013/TT-BTC thì cơ quan thuế giải quyết hoàn thuế theo quy định của pháp luật.
Ví dụ:Doanh nghiệp A thực hiện khai thuế GTGT theo quý, tại kỳ tính thuế quý 3/2016 có số thuế GTGT chưa được khấu trừ hết là 80 triệu thì doanh nghiệp A được khấu trừ vào kỳ tính thuế quý 4/2016. Trường hợp các kỳ tính thuế quý 4/2016, quý 1/2017 và quý 2/2017 vẫn còn số thuế GTGT chưa được khấu trừ hết thì doanh nghiệp A chuyển số thuế GTGT chưa được khấu trừ hết để tiếp tục khấu trừ tại kỳ tính thuế quý 3/2017 và các kỳ tính thuế tiếp theo.
2. Cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư đã đăng ký kinh doanh, đăng ký nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ, hoặc dự án tìm kiếm thăm dò và phát triển mỏ dầu khí đang trong giai đoạn đầu tư, chưa đi vào hoạt động, nếu thời gian đầu tư từ 01 năm trở lên thì được hoàn thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho đầu tư theo từng năm, trừ trường hợp hướng dẫn tại Điểm c Khoản 3 Điều này. Trường hợp, nếu số thuế giá trị gia tăng lũy kế của hàng hóa, dịch vụ mua vào sử dụng cho đầu tư từ 300 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế giá trị gia tăng.
3.Hoàn thuế GTGT đối với dự án đầu tư
a) Cơ sở kinh doanh đang hoạt động thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương phápkhấu trừ có dự án đầu tư (trừ trường hợp hướng dẫn tại Điểm c Khoản 3 Điều này và trừ dự án đầu tư xây dựng nhà để bán hoặc cho thuê mà không hình thành tài sản cố định) cùng tỉnh, thành phố, đang trong giai đoạn đầu tư thì cơ sở kinh doanh thực hiện kê khai riêng đối với dự án đầu tư và phải kết chuyển thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư để bù trừ với việc kê khai thuế GTGT của hoạt động sản xuất kinh doanh đang thực hiện. Số thuế GTGT được kết chuyển của dự án đầu tư tối đa bằng số thuế GTGT phải nộp của hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ của cơ sở kinh doanh.
Sau khi bù trừ nếu số thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư chưa được khấu trừ hết từ 300 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế GTGT cho dự án đầu tư.
Sau khi bù trừ nếu số thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư mà chưa được khấu trừ hết nhỏ hơn 300 triệu đồng thì kết chuyển vào số thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư của kỳ kê khai tiếp theo.
Ví dụ:Công ty A có trụ sở chính tại Hà Nội, tháng 7/2016, Công ty có dự án đầu tư tại Hà Nội, dự án đang trong giai đoạn đầu tư, Công ty A thực hiện kê khai riêng thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư này. Tháng 8/2016, số thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư là 500 triệu đồng; số thuế GTGT phải nộp của hoạt động sản xuất kinh doanh mà Công ty đang thực hiện là 900 triệu đồng. Công ty A phải bù trừ 500 triệu đồng thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư với số thuế phải nộp của hoạt động sản xuất kinh doanh đang thực hiện (900 triệu đồng), vậy số thuế GTGT mà Công ty A còn phải nộp trong kỳ tính thuế tháng 8/2016 là 400 triệu đồng.
Ví dụ:Công ty B có trụ sở chính tại Hải Phòng, tháng 7/2016, Công ty có dự án đầu tư tại Hải Phòng, dự án đang trong giai đoạn đầu tư, Công ty B thực hiện kê khai riêng thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư này. Tháng 8/2016, số thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư là 500 triệu đồng; số thuế GTGT phải nộp của hoạt động sản xuất kinh doanh mà Công ty đang thực hiện là 200 triệu đồng. Công ty B phải bù trừ 200 triệu đồng thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư với số thuế phải nộp của hoạt động sản xuất kinh doanh đang thực hiện (200 triệu đồng). Vậy, kỳ tính thuế tháng 8/2016 Công ty B có số thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư chưa được khấu trừ hết là 300 triệu đồng. Công ty B được xét hoàn thuế GTGT cho dự án đầu tư.
Ví dụ:Công ty C có trụ sở chính tại thành phố Hồ Chí Minh, tháng 7/2016, Công ty códự án đầu tư tại thành phố Hồ Chí Minh, dự án đang trong giai đoạn đầu tư, Công ty C thực hiện kê khai riêng thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư này. Tháng 8/2016, số thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư là 500 triệu đồng; số thuế GTGT phải nộp của hoạt động sản xuất kinh doanh mà Công ty đang thực hiện là 300 triệu đồng. Công ty C phải bù trừ 300 triệu đồng thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư với số thuế phải nộp của hoạt động sản xuất kinh doanh đang thực hiện(300 triệu đồng). Vậy, kỳ tính thuế tháng 8/2016 Công ty C có số thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư chưa được khấu trừ hết là 200 triệu đồng. Công ty C không thuộc trường hợp được xét hoàn thuế GTGT cho dự án đầu tư, Công ty C thực hiện kết chuyển 200 triệu đồng vào số thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư của kỳ kê khai tháng 9/2016.
Ví dụ:Công ty D có trụ sở chính tại thành phố Đà Nẵng, tháng 7/2016, Công ty có dự án đầu tư tại thành phố Đà Nẵng, dự án đang trong giai đoạn đầu tư, Công ty D thực hiện kê khai riêng thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư này. Tháng 8/2016, số thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư là 500 triệu đồng; số thuế GTGT chưa được khấu trừ hết của hoạt động sản xuất kinh doanh mà Công ty đang thực hiện là 100triệu đồng. Vậy, tại kỳ tính thuế tháng 8/2016, số thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư (500 triệu đồng) thuộc trường hợp được xét hoàn thuế GTGT cho dự án đầu tư, số thuế GTGT chưa được khấu trừ hết của hoạt động sản xuất kinh doanh đang thực hiện (100 triệu đồng) thì được khấu trừ vào kỳ tính thuế tháng 9/2016.
b)Trường hợp cơ sở kinh doanh đang hoạt động thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có dự án đầu tư mới (trừ trường hợp hướng dẫn tại Điểm c Khoản 3 Điều này và trừ dự án đầu tư xây dựng nhà để bán hoặc cho thuê mà không hình thành tài sản cố định) tại địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác với tỉnh, thành phố nơi đóng trụ sở chính, đang trong giai đoạn đầu tư chưa đi vào hoạt động, chưa đăng ký kinh doanh, chưa đăng ký thuế thì cơ sở kinh doanh lập hồ sơ khai thuế riêng cho dự án đầu tư đồng thời phải kết chuyển thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư để bù trừ với việc kê khai thuế GTGT của hoạt động sản xuất kinh doanh đang thực hiện. Số thuế GTGT được kết chuyển của dự án đầu tư tối đa bằng số thuế GTGT phải nộp của hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ của cơ sở kinh doanh.
Sau khi bù trừ nếu số thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư mới chưa được khấu trừ hết từ 300 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế GTGT cho dự án đầu tư.
Sau khi bù trừ nếu số thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư mới chưa được khấu trừ hết nhỏ hơn 300 triệu đồng thì kết chuyển vào số thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư của kỳ kê khai tiếp theo.
Trường hợp cơ sở kinh doanh có quyết định thành lập các Ban Quản lý dự án hoặc chi nhánh đóng tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác với tỉnh, thành phố nơi đóng trụ sở chính để thay mặt người nộp thuế trực tiếp quản lý một hoặc nhiều dự án đầu tư tại nhiều địa phương; Ban Quản lý dự án, chi nhánh có con dấu theo quy định của pháp luật, lưu giữ sổ sách chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, có tài khoản gửi tại ngân hàng, đã đăng ký thuế và được cấp mã số thuế thì Ban Quản lý dự án, chi nhánh phải lập hồ sơ khai thuế, hoàn thuế riêng với cơ quan thuế địa phương nơi đăng ký thuế. Khi dự án đầu tư để thành lập doanh nghiệp đã hoàn thành và hoàn tất các thủ tục về đăng ký kinh doanh, đăng ký nộp thuế, cơ sở kinh doanh là chủ dự án đầu tư phải tổng hợp số thuế giá trị gia tăng phát sinh, số thuế giá trị gia tăng đã hoàn, số thuế giá trị gia tăng chưa được hoàn của dự án để bàn giao cho doanh nghiệp mới thành lập để doanh nghiệp mới thực hiện kê khai, nộp thuế.
Dự án đầu tư được hoàn thuế GTGT theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều này là dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư.
Ví dụ:Công ty A có trụ sở chính tại Hà Nội, tháng 7/2016, Công ty có dự án đầu tư mới tại Hưng Yên, dự án đang trong giai đoạn đầu tư, chưa đi vào hoạt động, chưa đăng ký kinh doanh, chưa đăng ký thuế, Công ty A thực hiện kê khai riêng thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư này tại Hà Nội trên Tờ khai thuế GTGT dành cho dự án đầu tư. Tháng 8/2016, số thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư là 500 triệu đồng; số thuế GTGT phải nộp của hoạt động sản xuất kinh doanh mà Công ty đang thực hiện là 900 triệu đồng. Công ty A phải bù trừ 500 triệu đồng thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư với số thuế phải nộp của hoạt động sản xuất kinh doanh đang thực hiện (900 triệu đồng), vậy Công ty A còn phải nộp trong kỳ tính thuế tháng 8/2016 là 400 triệu đồng.
Ví dụ:Công ty B có trụ sở chính tại Hải Phòng, tháng 7/2016, Công ty có dự án đầu tư mới tại Thái Bình, dự án đang trong giai đoạn đầu tư, chưa đi vào hoạt động,chưa đăng ký kinh doanh, chưa đăng ký thuế, Công ty B thực hiện kê khai riêng thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư này tại Hải Phòng trên Tờ khai thuế GTGT dành cho dự án đầu tư. Tháng 8/2016, số thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư là 500 triệu đồng; số thuế GTGT phải nộp của hoạt động sản xuất kinh doanh mà Công ty đang thực hiện là 200 triệu đồng. Công ty B phải bù trừ 200 triệu đồng thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư với số thuế phải nộp của hoạt động sản xuất kinh doanh đang thực hiện (200 triệu đồng). Vậy, kỳ tính thuế tháng 8/2016 Công ty B có số thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư mới chưa được khấu trừ hết là 300 triệu đồng. Công ty B được xét hoàn thuế GTGT cho dự án đầu tư.
Ví dụ:Công ty C có trụ sở chính tại thành phố Hồ Chí Minh, tháng 7/2016, Công ty có dự án đầu tư mới tại Đồng Nai, dự án đang trong giai đoạn đầu tư, chưa đi vào hoạt động, chưa đăng ký kinh doanh, chưa đăng ký thuế, Công ty C thực hiện kê khai riêng thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư này tại TP. Hồ Chí Minh trên Tờkhai thuế GTGT dành cho dự án đầu tư. Tháng 8/2016, số thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư là 500 triệu đồng; số thuế GTGT phải nộp của hoạt động sản xuất kinh doanh mà Công ty đang thực hiện là 300 triệu đồng. Công ty C phải bù trừ 300 triệu đồng thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư với số thuế phải nộp của hoạt động sản xuất kinh doanh đang thực hiện (300 triệu đồng). Vậy, kỳ tính thuế tháng 8/2016 Công ty C có số thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư mới chưa được khấu trừ hết là 200 triệu đồng. Công ty C không thuộc trường hợp được xét hoàn thuế GTGT cho dự án đầu tư, Công ty C thực hiện kết chuyển 200 triệu đồng vào số thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư của kỳ kê khai tháng 9/2016.
Ví dụ:Công ty D có trụ sở chính tại thành phố Đà Nẵng, tháng 7/2016, Công ty có dự án đầu tư mới tại Quảng Nam, dự án đang trong giai đoạn đầu tư, chưa đi vào hoạt động, chưa đăng ký kinh doanh, chưa đăng ký thuế, Công ty D thực hiện kê khai riêng thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư này tại thành phố Đà Nẵng trên Tờ khai thuế GTGT dành cho dự án đầu tư. Tháng 8/2016, số thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư là 500 triệu đồng; số thuế GTGT chưa được khấu trừ hết của hoạt động sản xuất kinh doanh mà Công ty đang thực hiện là 100 triệu đồng. Vậy, tại kỳ tính thuế tháng 8/2016, số thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư (500 triệu đồng) thuộc trường hợp được xét hoàn thuế GTGT cho dự án đầu tư, số thuế GTGT chưa được khấu trừ hết của hoạt động sản xuất kinh doanh đang thực hiện (100 triệu đồng)thì được khấu trừ vào kỳ tính thuế tháng 9/2016.
c) Cơ sở kinh doanh không được hoàn thuế giá trị gia tăng mà được kết chuyển số thuế chưa được khấu trừ của dự án đầu tư theo pháp luật về đầu tư sang kỳ tiếp theo đối với các trường hợp:
c.1)Dự án đầu tư của cơ sở kinh doanh không góp đủ số vốn điều lệ như đã đăng ký theo quy định của pháp luật. Các hồ sơ đề nghị hoàn thuế dự án đầu tư nộp từ ngày 01/7/2016 của cơ sở kinh doanh nhưng tính đến ngày nộp hồ sơ không góp đủ số vốn điều lệ như đăng ký theo quy định của pháp luật thì không được hoàn thuế.
c.2)Dự án đầu tư của cơ sở kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện khi chưa đủ các điều kiện kinh doanh theo quy định của Luật đầu tư là dự án đầu tư của cơ sở kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện nhưng cơ sở kinh doanh chưa được cấp giấy phép kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện; chưa được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện; chưa có văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép đầu tư kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện;hoặc chưa đáp ứng được điều kiện để thực hiện đầu tư kinh doanh có điều kiện mà không cần phải có xác nhận, chấp thuận dưới hình thức văn bản theo quy định của pháp luật về đầu tư.
c.3)Dự án đầu tư của cơ sở kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện không bảo đảm duy trì đủ điều kiện kinh doanh trong quá trình hoạt động là dự án đầu tư của cơ sở kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện nhưng trong quá trình hoạt động cơ sở kinh doanh bị thu hồi giấy phép kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện; bị thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện; bị thu hồi văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về đầu tư kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện; hoặc trong quá trình hoạt động cơ sở kinh doanh không đáp ứng được điều kiện để thực hiện đầu tư kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật về đầu tư thì thời điểm không hoàn thuế giá trị gia tăng được tính từ thời điểm cơ sở kinh doanh bị thu hồi một trong các loại giấy tờ nêu trên hoặc từ thời điểm cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, phát hiện cơ sở kinh doanh không đáp ứng được các điều kiện về đầu tư kinh doanh có điều kiện.
c.4)Dự án đầu tư khai thác tài nguyên, khoáng sản được cấp phép từ ngày 01/7/2016 hoặc dự án đầu tư sản xuất sản phẩm hàng hóa mà tổng trị giá tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản phẩm trở lên theo dự án đầu tư.
Việc xác định tài nguyên, khoáng sản; trị giá tài nguyên, khoáng sản và thời điểm xác định trị giá tài nguyên, khoáng sản và chi phí năng lượng thực hiện theo hướng dẫn tại Khoản 23 Điều 4 Thông tư này.
4103F[4]. Hoàn thuế đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu
a) Cơ sở kinh doanh trong tháng (đối với trường hợp kê khai theo tháng), quý (đối với trường hợp kê khai theo quý) có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu bao gồm cả trường hợp: Hàng hóa nhập khẩu sau đó xuất khẩu vào khu phi thuế quan; hàng hóa nhập khẩu sau đó xuất khẩu ra nước ngoài, có số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ từ 300 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế giá trị gia tăng theo tháng, quý; trường hợp trong tháng, quý số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ chưa đủ 300 triệu đồng thì được khấu trừ vào tháng, quý tiếp theo.
Cơ sở kinh doanh trong tháng/quý vừa có hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu, vừa có hàng hoá,dịch vụ tiêu thụ nội địa thì cơ sở kinh doanh phải hạch toán riêng số thuế GTGT đầu vào sử dụng cho sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu. Trường hợp không hạch toán riêng được thì số thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hóa,dịch vụ xuất khẩu được xác định theo tỷ lệ giữa doanh thu của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu trên tổng doanh thu hàng hóa, dịch vụ của các kỳ khai thuế giá trịgia tăng tính từ kỳ khai thuế tiếp theo kỳ hoàn thuế liền trước đến kỳ đề nghị hoàn thuế hiện tại.
Số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu (bao gồm số thuế GTGT đầu vào hạch toán riêng được và số thuế GTGT đầu vào được phân bổ theo tỷ lệ nêu trên)nếu sau khi bù trừ với số thuế GTGT phải nộp của hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ nội địa còn lại từ 300 triệu đồng trở lên thì cơ sở kinh doanh được hoàn thuế cho hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu. Số thuế GTGT được hoàn của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu không vượt quá doanh thu của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu nhân (x) với 10%.
Đối tượng được hoàn thuế trong một số trường hợp xuất khẩu như sau: Đối với trường hợp ủy thác xuất khẩu, là cơ sở có hàng hóa ủy thác xuất khẩu; đối với gia công chuyển tiếp, là cơ sở ký hợp đồng gia công xuất khẩu với phía nước ngoài; đối với hàng hóa xuất khẩu để thực hiện công trình xây dựng ở nước ngoài, là doanh nghiệp có hàng hóa, vật tư xuất khẩu thực hiện công trình xây dựng ở nước ngoài; đối với hàng hóa xuất khẩu tại chỗ là cơ sở kinh doanh có hàng hóa xuất khẩu tại chỗ.
b) Cơ sở kinh doanh không được hoàn thuế giá trị gia tăng đối với trường hợp: Hàng hóa nhập khẩu sau đó xuất khẩu mà hàng hóa xuất khẩu đó không thực hiện việc xuất khẩu tại địa bàn hoạt động hải quan theo quy định của pháp luật về hải quan; hàng hóa xuất khẩu không thực hiện việc xuất khẩu tại địa bàn hoạt động hải quan theo quy định của pháp luật về hải quan.
c) Cơ quan thuế thực hiện hoàn thuế trước, kiểm tra sau đối với người nộp thuế sản xuất hàng hóa xuất khẩu không bị xử lý đối với hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, trốn thuế, gian lận thuế, gian lận thương mại trong thời gian hai năm liên tục; người nộp thuế không thuộc đối tượng rủi ro cao theo quy định của Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành.
5. Cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế được hoàn thuế giá trị gia tăng khi chuyển đổi sở hữu, chuyển đổi doanh nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động có số thuế giá trị gia tăng nộp thừa hoặc số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ hết.
Cơ sở kinh doanh trong giai đoạn đầu tư chưa đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng phải giải thể, phá sản hoặc chấm dứt hoạt động chưa phát sinh thuế giá trị gia tăng đầu ra của hoạt động kinh doanh chính theo dự án đầu tư thì chưa phải điều chỉnh lại số thuế giá trị gia tăng đã kê khai, khấu trừ hoặc đã được hoàn. Cơ sở kinh doanh phải thông báo với cơ quan thuế quản lý trực tiếp về việc giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động theo quy định.
Trường hợp cơ sở kinh doanh sau khi làm đầy đủ thủ tục theo quy định của pháp luật về giải thể, phá sản thì đối với số thuế GTGT đã được hoàn thực hiện theo quy định của pháp luật về giải thể, phá sản và quản lý thuế; đối với số thuế GTGT chưa được hoàn thì không được giải quyết hoàn thuế.
Trường hợp cơ sở kinh doanh chấm dứt hoạt động và không phát sinh thuế GTGT đầu ra của hoạt động kinh doanh chính thì phải nộp lại số thuế đã được hoàn vào ngân sách nhà nước. Trường hợp có phát sinh bán tài sản chịu thuế GTGT thì không phải điều chỉnh lại số thuế GTGT đầu vào tương ứng của tài sản bán ra.
Ví dụ:Năm 2015, doanh nghiệp A trong giai đoạn đầu tư chưa đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp A có phát sinh số thuế GTGT đầu vào của giai đoạn đầu tư đã được cơ quan thuế hoàn trong tháng 8/2015 là 700 triệu đồng. Do khó khăn,tháng 2/2016 doanh nghiệp A quyết định giải thể và có văn bản gửi cơ quan thuếvề việc sẽ giải thể thì trong giai đoạn doanh nghiệp A chưa hoàn thành thủ tụcpháp lý để giải thể, cơ quan thuế chưa thu hồi lại thuế GTGT đã hoàn. Hai mươi ngày trước khi doanh nghiệp A có đủ thủ tục pháp lý để giải thể chính thức vào tháng 10/2016, doanh nghiệp thực hiện bán một (01) tài sản đã đầu tư thì doanh nghiệp A không phải điều chỉnh lại số thuế GTGT đầu vào tương ứng của tài sản bán ra (số thuế đã được cơ quan thuế hoàn). Đối với những tài sản không bán ra,doanh nghiệp A phải kê khai điều chỉnh để nộp lại số thuế GTGT đã được hoàn.
6.Hoàn thuế GTGT đối với các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) không hoàn lại hoặc viện trợ không hoàn lại, viện trợ nhân đạo.
a) Đối với dự án sử dụng vốn ODA không hoàn lại: chủ chương trình, dự án hoặc nhà thầu chính, tổ chức do phía nhà tài trợ nước ngoài chỉ định việc quản lý chương trình, dự án được hoàn lại số thuế GTGT đã trả đối với hàng hoá, dịch vụ mua ởViệt Nam để sử dụng cho chương trình, dự án.
b) Tổ chức ở Việt Nam sử dụng tiền viện trợ nhân đạo của tổ chức, cá nhân nước ngoài để mua hàng hoá, dịch vụ phục vụ cho chương trình, dự án viện trợ không hoàn lại, viện trợ nhân đạo tại Việt Nam thì được hoàn thuế GTGT đã trả của hàng hoá, dịch vụ đó.
Ví dụ:Hội chữ thập đỏ được Tổ chức quốc tế viện trợ tiền để mua hàng viện trợ nhân đạo cho nhân dân các tỉnh bị thiên tai là 200 triệu đồng. Giá trị hàng mua chưa có thuế là 200 triệu đồng, thuế GTGT là 20 triệu đồng. Hội chữ thập đỏ sẽ được hoàn thuế theo quy định là 20 triệu đồng.
Việc hoàn thuế GTGT đã trả đối với các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) không hoàn lại thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
7. Đối tượng được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao theo quy định của pháp luật về ưu đãi miễn trừ ngoại giao mua hàng hóa, dịch vụ tại Việt Nam để sử dụng được hoàn số thuế giá trị gia tăng đã trả ghi trên hoá đơn giá trị gia tăng hoặc trên chứng từ thanh toán ghi giá thanh toán đã có thuế giá trị gia tăng.
8.Người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu hoặc giấytờ nhập cảnh do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp được hoàn thuế đối với hàng hoá mua tại Việt Nam mang theo người khi xuất cảnh. Việc hoàn thuế GTGTthực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về hoàn thuế GTGT đối với hàng hoá của người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mua tại Việt Nam mang theo khi xuất cảnh.
9. Cơ sở kinh doanh có quyết định xử lý hoàn thuế của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật và trường hợp hoàn thuế giá trị gia tăng theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Điều 19. Điều kiện và thủ tục hoàn thuế GTGT
1. Các cơ sở kinh doanh, tổ chức thuộc đối tượng được hoàn thuế GTGT theo hướng dẫn tại điểm 1, 2, 3, 4, 5 Điều 18 Thông tư này phải là cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khấu trừ, đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy phép đầu tư (giấy phép hành nghề) hoặc quyết định thành lập của cơ quan có thẩm quyền, có con dấu theo đúng quy định của pháp luật, lập và lưu giữ sổ kế toán, chứng từ kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán; có tài khoản tiền gửi tại ngân hàng theo mã số thuế của cơ sở kinh doanh.
2. Các trường hợp cơ sở kinh doanh đã kê khai đề nghị hoàn thuế trên Tờ khai thuế GTGT thì không được kết chuyển số thuế đầu vào đã đề nghị hoàn thuế vào số thuế được khấu trừ của tháng tiếp sau.
3. Thủ tục hoàn thuế GTGT thực hiện theo quy định tại Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành.
[1]Được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Khoản 6, Điều 1, Nghị định 100/2016/NĐ– CP.
[2]Được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Khoản 2, Điều 1, Nghị định146/2017/NĐ-CP.
[3]Được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Khoản 3, Điều 1, Thông tư 130/2016/TT –BTC.
[4]Được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Điều 2, Thông tư 25/2018/TT – BTC.
1. Việc mua bán hàng hóa, dịch vụ phải có hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật và các quy định sau đây:
a) Cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng; hóa đơn phải được ghi đầy đủ, đúng nội dung quy định, bao gồm cả khoản phụ thu, phí thu thêm (nếu có). Trường hợp bán hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng mà trên hóa đơn giá trị gia tăng không ghi khoản thuế giá trị gia tăng thì thuế giá trị gia tăng đầu ra được xác định bằng giá thanh toán ghi trên hóa đơn nhân với thuế suất thuế giá trị gia tăng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng sử dụng hóa đơn bán hàng.
2. Đối với các loại tem, vé là chứng từ thanh toán in sẵn giá thanh toán thì giá thanh toán tem, vé đó đã bao gồm thuế giá trị gia tăng.
1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2009.
2. Luật này thay thế các luật sau đây:
a) Luật thuế giá trị gia tăng năm 1997;
b) Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật thuế giá trị gia tăng số 07/2003/QH11;
3. Bãi bỏ Điều 2 của Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật thuế giá trị gia tăng số 57/2005/QH11.
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành các Điều 5, 7, 8, 12, 13 và các nội dung cần thiết khác của Luật này theo yêu cầu quản lý.
Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 03 tháng 6 năm 2008.
CHỦ TỊCH QUỐC HỘI
Nguyễn Phú Trọng