Hướng dẫn áp dụng văn bản luật Chỉ dẫn áp dụng các văn bản pháp luật về Luật lâm nghiệp
Hướng dẫn áp dụng văn bản luật
Không xác định
Số: |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày ... tháng ... năm ... |
CHỈ DẪN ÁP DỤNG CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT VỀ LUẬT LÂM NGHIỆP
Hệ thống hóa các văn bản pháp luật Việt Nam về Luật lâm nghiệp và chỉ dẫn áp dụng các văn bản pháp luật lâm nghiệp
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Luật này quy định về quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng; chế biến và thương mại lâm sản.
Trong Luật này,
các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Lâm nghiệp là ngành kinh tế - kỹ
thuật bao gồm quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng; chế biến và thương mại
lâm sản.
2. Hoạt động lâm nghiệp bao gồm một hoặc
nhiều hoạt động quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng; chế biến và thương
mại lâm sản.
*3. Rừng là một hệ sinh thái bao gồm các loài thực vật rừng, động
vật rừng, nấm, vi sinh vật, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó
thành phần chính là một hoặc một số loài cây thân gỗ, tre, nứa, cây họ cau có
chiều cao được xác định theo hệ thực vật trên núi đất, núi đá, đất ngập nước,
đất cát hoặc hệ thực vật đặc trưng khác; diện tích liên vùng từ 0,3 ha trở lên;
độ tàn che từ 0,1 trở lên.
Khái niệm “diện tích liên vùng” được
hướng dẫn bởi khoản 2 Điều 3 Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính
phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp, cụ thể:
Diện tích liền vùng là diện tích vùng đất có rừng tự nhiên, rừng trồng
tập trung, liên tục, khoảng cách giữa các dải rừng không vượt quá 30 m và tổng
diện tích các khoảng trống không quá 30% diện tích.
4. Độ tàn che là mức độ che kín của tán
cây rừng theo phương thẳng đứng trên một đơn vị diện tích rừng được biểu thị
bằng tỷ lệ phần mười.
5. Tỷ lệ che phủ rừng là tỷ lệ phần trăm
giữa diện tích rừng so với tổng diện tích đất tự nhiên trên một phạm vi địa lý
nhất định.
6. Rừng tự nhiên là rừng có sẵn trong tự
nhiên hoặc phục hồi bằng tái sinh tự nhiên hoặc tái sinh có trồng bổ sung.
Khoản này được hướng dẫn bởi khoản 3,
4 Điều 3 Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ về quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp, cụ thể:
3. Rừng nguyên sinh là rừng tự nhiên chưa hoặc ít bị tác động bởi con
người; chưa làm thay đổi cấu trúc của rừng.
4. Rừng thứ sinh là rừng tự nhiên đã bị tác động bởi con người tới mức
làm cấu trúc rừng bị thay đổi, gồm: rừng thứ sinh phục hồi tự nhiên sau nương
rẫy, cháy rừng hoặc các hoạt động làm mất rừng khác; rừng thứ sinh sau khai
thác chọn cây gỗ và các loại lâm sản khác.
Tiêu chí xác định rừng tự nhiên được
quy định tại Điều 4 Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ
về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp, cụ thể:
Điều 4. Tiêu chí rừng tự nhiên
Rừng tự nhiên bao gồm rừng nguyên sinh và rừng thứ sinh khi đạt các tiêu
chí sau đây:
1. Độ tàn che của các loài cây thân gỗ, tre nứa, cây họ cau (sau đây gọi
tắt là cây rừng) là thành phần chính của rừng tự nhiên từ 0,1 trở lên.
2. Diện tích liền vùng từ 0,3 ha trở lên.
3. Chiều cao trung bình của cây rừng là thành phần chính của rừng tự
nhiên được phân chia theo các điều kiện lập địa như sau:
a) Rừng tự nhiên trên đồi, núi đất và đồng bằng: chiều cao trung bình của
cây rừng từ 5,0 m trở lên;
b) Rừng tự nhiên trên đất ngập nước ngọt: chiều cao trung bình của cây
rừng từ 2,0 m trở lên;
c) Rừng tự nhiên trên đất ngập phèn: chiều cao trung bình của cây rừng từ
1,5 m trở lên;
d) Rừng tự nhiên trên núi đá, đất cát, đất ngập mặn và các kiểu rừng ở
điều kiện sinh thái đặc biệt khác: chiều cao trung bình của cây rừng từ 1,0 m
trở lên
7. Rừng trồng là rừng được hình thành do
con người trồng mới trên đất chưa có rừng; cải tạo rừng tự nhiên; trồng lại
hoặc tái sinh sau khai thác rừng trồng.
Tiêu chí xác định rừng trồng được quy
định tại Điều 5 Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ về
quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp, cụ thể:
Điều 5. Tiêu chí rừng trồng
Rừng trồng bao gồm rừng trồng mới trên đất chưa có rừng, rừng trồng lại
sau khai thác hoặc do các nguyên nhân khác, rừng trồng cải tạo rừng tự nhiên
nghèo kiệt và rừng trồng tái sinh sau khai thác khi đạt các tiêu chí sau đây:
1. Độ tàn che của cây rừng trồng từ 0,1 trở lên.
2. Diện tích liền vùng từ 0,3 ha trở lên.
3. Chiều cao trung bình của cây rừng được phân chia theo các điều kiện
lập địa như sau:
a) Rừng trồng trên đồi, núi đất và đồng bằng, trên đất ngập phèn: chiều
cao trung bình của cây rừng từ 5,0 m trở lên;
b) Rừng trồng trên núi đá có đất xen kẽ, trên đất ngập nước ngọt: chiều
cao trung bình của cây rừng từ 2,0 m trở lên;
c) Rừng trồng trên đất cát, đất ngập mặn: chiều cao trung bình của cây
rừng từ 1,0 m trở lên.
8. Rừng tín ngưỡng là rừng gắn với niềm
tin, phong tục, tập quán của cộng đồng dân cư sống dựa vào rừng.
9. Chủ rừng là tổ chức, hộ gia đình, cá
nhân, cộng đồng dân cư được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng; giao đất, cho
thuê đất để trồng rừng; tự phục hồi, phát triển rừng; nhận chuyển nhượng, tặng
cho, thừa kế rừng theo quy định của pháp luật.
10. Quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng
bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt của chủ rừng đối với
cây trồng, vật nuôi và tài sản khác gắn liền với rừng do chủ rừng đầu tư trong
thời hạn được giao, được thuê để trồng rừng.
11. Quyền sử dụng rừng là quyền của chủ
rừng được khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ rừng.
12. Giá trị rừng là tổng giá trị các yếu
tố cấu thành hệ sinh thái rừng và các giá trị môi trường rừng tại một thời
điểm, trên một diện tích rừng xác định.
13. Giá trị quyền sử dụng rừng là tổng
giá trị tính bằng tiền của quyền sử dụng rừng tại một thời điểm, trên một diện
tích rừng xác định.
14. Loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp,
quý, hiếm là loài thực vật rừng, động vật rừng có giá trị đặc biệt về
kinh tế, khoa học, y tế, sinh thái, cảnh quan và môi trường, số lượng còn ít
trong tự nhiên hoặc có nguy cơ bị tuyệt chủng.
15. Mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật
rừng là thực vật rừng, động vật rừng còn sống hoặc đã chết, trứng, ấu
trùng, bộ phận, dẫn xuất của chúng.
16. Lâm sản là sản phẩm khai thác từ rừng
bao gồm thực vật rừng, động vật rừng và các sinh vật rừng khác gồm cả gỗ, lâm
sản ngoài gỗ, sản phẩm gỗ, song, mây, tre, nứa đã chế biến.
17. Hồ sơ lâm sản là tài liệu về lâm sản
được lưu giữ tại cơ sở sản xuất, kinh doanh lâm sản và lưu hành cùng với lâm
sản trong quá trình khai thác, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, vận chuyển, chế
biến, cất giữ.
18. Gỗ hợp pháp là gỗ, sản phẩm gỗ được
khai thác, mua bán, sản xuất phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam.
19. Quản lý rừng bền vững là phương thức
quản trị rừng bảo đảm đạt được các mục tiêu bảo vệ và phát triển rừng, không
làm suy giảm các giá trị và nâng cao giá trị rừng, cải thiện sinh kế, bảo vệ
môi trường, góp phần giữ vững quốc phòng, an ninh.
20. Chứng chỉ quản lý rừng bền vững là
văn bản công nhận một diện tích rừng nhất định đáp ứng các tiêu chí về quản lý
rừng bền vững.
21. Nhà nước cho thuê rừng là việc Nhà
nước quyết định trao quyền sử dụng rừng cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có
nhu cầu sử dụng rừng thông qua hợp đồng cho thuê rừng.
*22. Thuê môi trường rừng là việc tổ chức, cá nhân thỏa thuận với chủ
rừng để được sử dụng môi trường rừng trong một thời gian nhất định thông qua
hợp đồng cho thuê môi trường rừng theo quy định của pháp luật.
Khái niệm “môi trường rừng” được
hướng dẫn bởi khoản 8 Điều 3 Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của
Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp, cụ
thể:
Môi trường rừng là một bộ phận của hệ sinh thái rừng, bao gồm: đất, nước,
không khí, âm thanh, ánh sáng và các yếu tố vật chất khác tạo nên cảnh quan
rừng.
23. Dịch vụ môi trường rừng là hoạt động
cung ứng các giá trị sử dụng của môi trường rừng.
24. Cộng đồng dân cư bao gồm cộng đồng
người Việt Nam sinh sống trên cùng địa bàn thôn, làng, ấp, bản, buôn, bon,
phum, sóc, tổ dân phố, điểm dân cư tương tự và có cùng phong tục, tập quán.
25. Vùng đệm là vùng rừng, vùng đất, vùng
mặt nước nằm sát ranh giới của khu rừng đặc dụng có tác dụng ngăn chặn, giảm
nhẹ sự tác động tiêu cực đến khu rừng đặc dụng.
26. Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc
dụng là khu vực được bảo toàn nguyên vẹn của vườn quốc gia, khu dự trữ
thiên nhiên, khu bảo tồn loài - sinh cảnh.
27. Phân khu phục hồi sinh thái của rừng đặc
dụng là khu vực được quản lý, bảo vệ chặt chẽ để rừng phục hồi hệ sinh
thái tự nhiên của vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài -
sinh cảnh.
28. Phân khu dịch vụ, hành chính của rừng đặc
dụng là khu vực hoạt động thường xuyên của ban quản lý rừng đặc dụng, cơ
sở nghiên cứu, thí nghiệm, dịch vụ du lịch, nghỉ dưỡng, giải trí kết hợp với
xây dựng công trình quản lý dịch vụ của vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên,
khu bảo tồn loài - sinh cảnh.
29. Đóng cửa rừng tự nhiên là dừng khai
thác gỗ rừng tự nhiên trong một thời gian nhất định bằng quyết định của cơ quan
nhà nước có thẩm quyền.
30. Mở cửa rừng tự nhiên là cho phép khai
thác gỗ rừng tự nhiên trở lại bằng quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền.
31. Suy thoái rừng là sự suy giảm về hệ
sinh thái rừng, làm giảm chức năng của rừng.
1. Rừng được quản lý bền vững về diện tích và chất lượng, bảo đảm hài hòa các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo tồn đa dạng sinh học, nâng cao tỷ lệ che phủ rừng, giá trị dịch vụ môi trường rừng và ứng phó với biến đổi khí hậu.
2. Xã hội hóa hoạt động lâm nghiệp; bảo đảm hài hòa giữa lợi ích của Nhà nước với lợi ích của chủ rừng, tổ chức, cá nhân hoạt động lâm nghiệp.
3. Bảo đảm tổ chức liên kết theo chuỗi từ bảo vệ rừng, phát triển rừng, sử dụng rừng đến chế biến và thương mại lâm sản để nâng cao giá trị rừng.
4. Bảo đảm công khai, minh bạch, sự tham gia của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư liên quan trong hoạt động lâm nghiệp.
5. Tuân thủ điều ước quốc tế liên quan đến lâm nghiệp mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Luật này hoặc văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam chưa có quy định thì thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế đó.
1. Nhà nước có chính sách đầu tư và huy động nguồn lực xã hội cho hoạt động lâm nghiệp gắn liền, đồng bộ với chính sách phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh.
2. Nhà nước bảo đảm nguồn lực cho hoạt động quản lý, bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ.
3. Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư hoạt động lâm nghiệp.
4. Nhà nước tổ chức, hỗ trợ quản lý, bảo vệ và phát triển rừng sản xuất; giống cây trồng lâm nghiệp, phục hồi rừng, trồng rừng mới; nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới; đào tạo nguồn nhân lực; thực hiện dịch vụ môi trường rừng; trồng rừng gỗ lớn, chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang rừng trồng gỗ lớn; kết cấu hạ tầng; quản lý rừng bền vững; chế biến và thương mại lâm sản; hợp tác quốc tế về lâm nghiệp.
5. Nhà nước khuyến khích sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp; sản xuất lâm nghiệp hữu cơ; bảo hiểm rừng sản xuất là rừng trồng.
6. Nhà nước bảo đảm cho đồng bào dân tộc thiểu số, cộng đồng dân cư sinh sống phụ thuộc vào rừng được giao rừng gắn với giao đất để sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp; được hợp tác, liên kết bảo vệ và phát triển rừng với chủ rừng, chia sẻ lợi ích từ rừng; được thực hành văn hóa, tín ngưỡng gắn với rừng theo quy định của Chính phủ.
1. Căn cứ vào
mục đích sử dụng chủ yếu, rừng tự nhiên và rừng trồng được phân thành 03 loại
như sau:
a) Rừng đặc
dụng;
b) Rừng phòng
hộ;
c) Rừng sản
xuất.
2. Rừng đặc dụng
được sử dụng chủ yếu để bảo tồn hệ sinh thái rừng tự nhiên, nguồn gen sinh vật
rừng, nghiên cứu khoa học, bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa, tín ngưỡng, danh
lam thắng cảnh kết hợp du lịch sinh thái; nghỉ dưỡng, giải trí trừ phân khu bảo
vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng; cung ứng dịch vụ môi trường rừng bao gồm:
a) Vườn quốc
gia;
Tiêu chí xác định vườn quốc gia được
quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của
Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp, cụ
thể:
Điều 6. Tiêu chí rừng đặc dụng
1. Vườn quốc gia đáp ứng các tiêu chí sau đây:
a) Có ít nhất 01 hệ sinh thái tự nhiên đặc trưng của một vùng hoặc của
quốc gia, quốc tế hoặc có ít nhất 01 loài sinh vật đặc hữu của Việt Nam hoặc có
trên 05 loài thuộc Danh mục loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý,
hiếm;
b) Có giá trị đặc biệt về khoa học, giáo dục; có cảnh quan môi trường,
nét đẹp độc đáo của tự nhiên, có giá trị du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải
trí;
c) Có diện tích liền vùng tối thiểu 7.000 ha, trong đó ít nhất 70% diện
tích là các hệ sinh thái rừng.
b) Khu dự trữ
thiên nhiên;
Tiêu chí xác định khu dự trữ thiên
nhiên được quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày
16/11/2018 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm
nghiệp, cụ thể:
Điều 6. Tiêu chí rừng đặc dụng
2. Khu dự trữ thiên nhiên đáp ứng các tiêu chí sau đây:
a) Có hệ sinh thái tự nhiên quan trọng đối với quốc gia, quốc tế, đặc thù
hoặc đại diện cho một vùng sinh thái tự nhiên;
b) Là sinh cảnh tự nhiên của ít nhất 05 loài thuộc Danh mục loài thực vật
rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm;
c) Có giá trị đặc biệt về khoa học, giáo dục hoặc du lịch sinh thái, nghỉ
dưỡng, giải trí;
d) Diện tích liền vùng tối thiểu 5.000 ha, trong đó ít nhất 90% diện tích
là các hệ sinh thái rừng.
c) Khu bảo tồn
loài - sinh cảnh;
Tiêu chí xác định khu bảo tồn loài –
sinh cảnh được quy định tại khoản 3 Điều 6 Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày
16/11/2018 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm
nghiệp, cụ thể:
Điều 6. Tiêu chí rừng đặc dụng
3. Khu bảo tồn loài - sinh cảnh đáp ứng các tiêu chí sau đây:
a) Là nơi sinh sống tự nhiên thường xuyên hoặc theo mùa của ít nhất 01
loài sinh vật đặc hữu hoặc loài thuộc Danh mục loài thực vật rừng, động vật
rừng nguy cấp, quý, hiếm;
b) Phải bảo đảm các điều kiện sinh sống, thức ăn, sinh sản để bảo tồn bền
vững các loài sinh vật đặc hữu hoặc loài thuộc Danh mục loài thực vật rừng,
động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm;
c) Có giá trị đặc biệt về khoa học, giáo dục;
d) Có diện tích liền vùng đáp ứng yêu cầu bảo tồn bền vững của loài thuộc
Danh mục loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.
d) Khu bảo vệ
cảnh quan bao gồm rừng bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh;
rừng tín ngưỡng; rừng bảo vệ môi trường đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất,
khu kinh tế, khu công nghệ cao;
Tiêu chí xác định khu bảo vệ cảnh
quan được quy định tại khoản 4 Điều 6 Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày
16/11/2018 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm
nghiệp, cụ thể:
Điều 6. Tiêu chí rừng đặc dụng
4. Khu bảo vệ cảnh quan bao gồm:
a) Rừng bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đáp ứng
các tiêu chí sau: có cảnh quan môi trường, nét đẹp độc đáo của tự nhiên; có di
tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền xếp hạng hoặc có đối tượng thuộc danh mục kiểm kê di tích theo quy định
của pháp luật về văn hóa; có giá trị về khoa học, giáo dục, du lịch sinh thái,
nghỉ dưỡng, giải trí;
b) Rừng tín ngưỡng đáp ứng các tiêu chí sau: có cảnh quan môi trường, nét
đẹp độc đáo của tự nhiên; khu rừng gắn với niềm tin, phong tục, tập quán của
cộng đồng dân cư sống dựa vào rừng;
c) Rừng bảo vệ môi trường đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh
tế, khu công nghệ cao đáp ứng các tiêu chí sau: khu rừng có chức năng phòng hộ,
bảo vệ cảnh quan, môi trường; được quy hoạch gắn liền với khu đô thị, khu công
nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao.
đ) Khu rừng
nghiên cứu, thực nghiệm khoa học; vườn thực vật quốc gia; rừng giống quốc gia.
Tiêu chí xác định khurừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa
học được quy định tại khoản 5 Điều 6 Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày
16/11/2018 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm
nghiệp, cụ thể:
Điều 6. Tiêu chí rừng đặc dụng
5. Khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học đáp ứng các tiêu chí sau
đây:
a) Có hệ sinh thái đáp ứng yêu cầu nghiên cứu, thực nghiệm khoa học của
tổ chức khoa học và công nghệ, đào tạo, giáo dục nghề nghiệp có chức năng, nhiệm
vụ nghiên cứu, thực nghiệm khoa học lâm nghiệp;
b) Có quy mô diện tích phù hợp với mục tiêu, yêu cầu nghiên cứu, thực
nghiệm khoa học, phát triển công nghệ, đào tạo lâm nghiệp lâu dài.
6. Vườn thực vật quốc gia
Khu rừng lưu trữ, sưu tập các loài thực vật ở Việt Nam và thế giới để
phục vụ nghiên cứu, tham quan, giáo dục, có số lượng loài thân gỗ từ 500 loài
trở lên và diện tích tối thiểu 50 ha.
7. Rừng giống quốc gia đáp ứng các tiêu chí sau đây:
a) Là khu rừng giống chuyển hóa, rừng giống trồng của những loài cây
thuộc danh mục giống cây trồng lâm nghiệp chính;
b) Đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn quốc gia về rừng giống, có diện
tích tối thiểu 30 ha.
3. Rừng phòng hộ
được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, sạt lở,
lũ quét, lũ ống, chống sa mạc hóa, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu, góp
phần bảo vệ môi trường, quốc phòng, an ninh, kết hợp du lịch sinh thái, nghỉ
dưỡng, giải trí; cung ứng dịch vụ môi trường rừng; được phân theo mức độ xung
yếu bao gồm:
a) Rừng phòng hộ
đầu nguồn; rừng bảo vệ nguồn nước của cộng đồng dân cư; rừng phòng hộ biên
giới;
Tiêu chí xác định rừng phòng hộ đầu
nguồn được quy định tại khoản 1, 2, 3 Điều 7 Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày
16/11/2018 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm
nghiệp, cụ thể:
Điều 7. Tiêu chí rừng phòng hộ
1. Rừng phòng hộ đầu nguồn là rừng thuộc lưu vực của sông, hồ, đáp ứng
các tiêu chí sau đây:
a) Về địa hình: có địa hình đồi, núi và độ dốc từ 15 độ trở lên;
b) Về lượng mưa: có lượng mưa bình quân hằng năm từ 2.000 mm trở lên hoặc
từ 1.000 mm trở lên nhưng tập trung trong 2 - 3 tháng;
c) Về thành phần cơ giới và độ dày tầng đất: loại đất cát hoặc cát pha
trung bình hay mỏng, có độ dày tầng đất dưới 70 cm; nếu là đất thịt nhẹ hoặc
trung bình, độ dày tầng đất dưới 30 cm.
2. Rừng bảo vệ nguồn nước của cộng đồng dân cư
Khu rừng trực tiếp cung cấp nguồn nước phục vụ sinh hoạt, sản xuất của
cộng đồng dân cư tại chỗ; gắn với phong tục, tập quán và truyền thống tốt đẹp
của cộng đồng, được cộng đồng bảo vệ và sử dụng.
3. Rừng phòng hộ biên giới
Khu rừng phòng hộ nằm trong khu vực vành đai biên giới, gắn với các điểm
trọng yếu về quốc phòng, an ninh, được thành lập theo đề nghị của cơ quan quản
lý biên giới.
b) Rừng phòng hộ
chắn gió, chắn cát bay; rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển.
Tiêu chí xác định rừng phòng hộ đầu
nguồn được quy định tại khoản 4, 5 Điều 7 Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày
16/11/2018 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm
nghiệp, cụ thể:
Điều 7. Tiêu chí rừng phòng hộ
4. Rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay đáp ứng các tiêu chí sau đây:
a) Đai rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay giáp bờ biển: đối với vùng bờ
biển bị xói lở, chiều rộng của đai rừng tối thiểu là 300 m tính từ đường mực
nước ứng với thủy triều cao nhất hằng năm vào trong đất liền; đối với vùng bờ
biển không bị xói lở, chiều rộng của đai rừng tối thiểu là 200 m tính từ đường
mực nước ứng với thủy triều cao nhất hằng năm vào trong đất liền;
b) Đai rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay phía sau đai rừng quy định
tại điểm a khoản này: chiều rộng của đai rừng tối thiểu là 40 m trong trường
hợp vùng cát có diện tích từ 100 ha trở lên hoặc vùng cát di động hoặc vùng cát
có độ dốc từ 25 độ trở lên. Chiều rộng của đai rừng tối thiểu là 30 m trong
trường hợp vùng cát có diện tích dưới 100 ha hoặc vùng cát ổn định hoặc vùng
cát có độ dốc dưới 25 độ.
5. Rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển đáp ứng các tiêu chí sau đây:
a) Đối với vùng bờ biển bồi tụ hoặc ổn định, chiều rộng của đai rừng
phòng hộ chắn sóng, lấn biển từ 300 m đến 1.000 m tùy theo từng vùng sinh thái;
b) Đối với vùng bờ biển bị xói lở, chiều rộng tối thiểu của đai rừng
phòng hộ chắn sóng, lấn biển là 150 m;
c) Đối với vùng cửa sông, chiều rộng của đai rừng phòng hộ chắn sóng lấn
biển tối thiểu là 20 m tính từ chân đê và có ít nhất từ 3 hàng cây trở lên;
d) Đối với vùng đầm phá ven biển, chiều rộng tối thiểu của đai rừng phòng
hộ chắn sóng, lấn biển ở nơi có đê là 100 m, nơi không có đê là 250 m.
4. Rừng sản xuất
được sử dụng chủ yếu để cung cấp lâm sản; sản xuất, kinh doanh lâm, nông, ngư
nghiệp kết hợp; du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí; cung ứng dịch vụ môi
trường rừng.
Tiêu chí xác định rừng sản xuất được
quy định tại Điều 8 Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ
về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp, cụ thể:
Điều 8. Tiêu chí rừng sản xuất
Rừng đạt tiêu chí về rừng tự nhiên, rừng trồng theo quy định tại Điều 4,
Điều 5 của Nghị định này, nhưng không thuộc tiêu chí rừng đặc dụng, rừng phòng
hộ quy định tại Điều 6, Điều 7 của Nghị định 156/2018/NĐ-CP.
5. Chính phủ quy
định chi tiết về tiêu chí xác định rừng, phân loại rừng và Quy chế quản lý
rừng.
6. Bộ trưởng Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chi tiết tiêu chí xác định mức độ
xung yếu của rừng phòng hộ.
1. Rừng được phân định ranh giới cụ thể trên thực địa, trên bản đồ và lập hồ sơ quản lý rừng. Hệ thống phân định ranh giới rừng thống nhất trên phạm vi cả nước theo tiểu khu, khoảnh, lô rừng.
2. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chi tiết Điều này.
Điều này được hướng dẫn bởi Thông tư
số 31/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông
thôn Quy định về phân định ranh giới rừng.
1. Nhà nước là đại diện chủ sở hữu đối với rừng thuộc sở hữu toàn dân bao gồm:
a) Rừng tự nhiên;
b) Rừng trồng do Nhà nước đầu tư toàn bộ;
c) Rừng trồng do Nhà nước thu hồi, được tặng cho hoặc trường hợp chuyển quyền sở hữu rừng trồng khác theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng bao gồm:
a) Rừng do tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đầu tư;
b) Rừng được nhận chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế rừng từ chủ rừng khác theo quy định của pháp luật.
1. Ban quản lý rừng đặc dụng, ban quản lý rừng phòng hộ.
2. Tổ chức kinh tế bao gồm doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và tổ chức kinh tế khác được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 7 Điều này.
3. Đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân được giao rừng (sau đây gọi là đơn vị vũ trang).
4. Tổ chức khoa học và công nghệ, đào tạo, giáo dục nghề nghiệp về lâm nghiệp.
5. Hộ gia đình, cá nhân trong nước.
6. Cộng đồng dân cư.
7. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được Nhà nước cho thuê đất để trồng rừng sản xuất.
1. Chặt, phá, khai thác, lấn, chiếm rừng trái quy định của pháp luật.
2. Đưa chất thải, hóa chất độc, chất nổ, chất cháy, chất dễ cháy, công cụ, phương tiện vào rừng trái quy định của pháp luật; chăn, dắt, thả gia súc, vật nuôi vào phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng, rừng mới trồng.
3. Săn, bắt, nuôi, nhốt, giết, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán động vật rừng, thu thập mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng trái quy định của pháp luật.
4. Hủy hoại tài nguyên rừng, hệ sinh thái rừng, công trình bảo vệ và phát triển rừng.
5. Vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy rừng; phòng, trừ sinh vật gây hại rừng; quản lý các loài ngoại lai xâm hại; dịch vụ môi trường rừng.
6. Tàng trữ, mua bán, vận chuyển, chế biến, quảng cáo, trưng bày, xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, quá cảnh lâm sản trái quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
7. Khai thác tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên khoáng sản, môi trường rừng trái quy định của pháp luật; xây dựng, đào, bới, đắp đập, ngăn dòng chảy tự nhiên và các hoạt động khác trái quy định của pháp luật làm thay đổi cấu trúc cảnh quan tự nhiên của hệ sinh thái rừng.
8. Giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng, chuyển loại rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng trái quy định của pháp luật; cho phép khai thác, vận chuyển lâm sản trái quy định của pháp luật; chuyển đổi diện tích rừng, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng trái quy định của pháp luật; phân biệt đối xử về tôn giáo, tín ngưỡng và giới trong giao rừng, cho thuê rừng.
9. Sử dụng nguyên liệu trong chế biến lâm sản trái quy định của pháp luật.
QUY HOẠCH LÂM NGHIỆP
Điều 10. Nguyên tắc, căn cứ lập quy hoạch lâm nghiệp
1. Việc lập quy hoạch lâm nghiệp phải tuân thủ nguyên tắc của pháp luật về quy hoạch và các nguyên tắc sau đây:
a) Phù hợp với quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia, chiến lược phát triển lâm nghiệp quốc gia, chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học;
b) Bảo đảm quản lý rừng bền vững; khai thác, sử dụng rừng gắn với bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, nâng cao giá trị kinh tế của rừng và giá trị văn hóa, lịch sử; bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và nâng cao sinh kế của người dân;
c) Rừng tự nhiên phải được đưa vào quy hoạch rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất;
d) Bảo đảm sự tham gia của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư; bảo đảm công khai, minh bạch và bình đẳng giới;
đ) Nội dung về lâm nghiệp trong quy hoạch tỉnh phải phù hợp với nội dung quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia.
2. Việc lập quy hoạch lâm nghiệp phải tuân thủ căn cứ của pháp luật về quy hoạch và các căn cứ sau đây:
a) Quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia phải căn cứ vào quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia, chiến lược phát triển lâm nghiệp quốc gia;
b) Nội dung về lâm nghiệp trong quy hoạch tỉnh phải căn cứ vào quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia;
c) Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, nguồn lực của cả nước hoặc địa phương.
1. Thời kỳ quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia là 10 năm; tầm nhìn từ 30 năm đến 50 năm.
2. Nội dung quy hoạch lâm nghiệp phải phù hợp với quy định của pháp luật về quy hoạch và bao gồm các nội dung sau đây:
a) Thu thập, phân tích, đánh giá các dữ liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, thực trạng tài nguyên rừng; chủ trương, định hướng phát triển, quy hoạch có liên quan; đánh giá nguồn lực phát triển và các vấn đề cần giải quyết;
b) Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch lâm nghiệp kỳ trước về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; chế biến và thương mại lâm sản; đầu tư, khoa học và công nghệ, lao động;
c) Dự báo về nhu cầu và thị trường lâm sản, dịch vụ môi trường rừng, tác động của biến đổi khí hậu, tiến bộ khoa học - kỹ thuật, tiến bộ công nghệ áp dụng trong lâm nghiệp;
d) Nghiên cứu bối cảnh, các mối liên kết ngành; xác định yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội đối với ngành;
đ) Xác định quan điểm, mục tiêu phát triển lâm nghiệp;
e) Định hướng phát triển bền vững rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất;
g) Định hướng phát triển kết cấu hạ tầng lâm nghiệp;
h) Định hướng phát triển thị trường, vùng nguyên liệu, chế biến lâm sản;
i) Giải pháp, nguồn lực tổ chức thực hiện quy hoạch.
1. Trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia được quy định như sau:
a) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia;
b) Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc lập quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia.
2. Việc lấy ý kiến về quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia được thực hiện như sau:
a) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức lấy ý kiến cơ quan nhà nước, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư có liên quan; tổng hợp, tiếp thu, giải trình ý kiến góp ý về quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia;
b) Việc lấy ý kiến về quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia được thực hiện thông qua hình thức công khai trên cổng thông tin điện tử, phương tiện thông tin đại chúng; gửi lấy ý kiến bằng văn bản; tổ chức hội nghị, hội thảo;
c) Thời gian lấy ý kiến là 60 ngày kể từ ngày cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định tổ chức lấy ý kiến.
3. Thẩm định quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia được quy định như sau:
a) Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia;
b) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan thường trực của Hội đồng thẩm định quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia;
c) Hội đồng thẩm định quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia tổ chức thẩm định và gửi kết quả thẩm định đến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm tiếp thu, giải trình về các nội dung thẩm định;
d) Nội dung thẩm định quy hoạch bao gồm sự phù hợp với quy hoạch tổng thể quốc gia, chiến lược phát triển lâm nghiệp quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia; thực tiễn, nguồn lực, nhu cầu và khả năng sử dụng rừng đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững; hiệu quả kinh tế - xã hội, môi trường; tính khả thi của quy hoạch.
4. Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình.
5. Việc điều chỉnh quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia được quy định như sau:
a) Quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia được điều chỉnh khi có thay đổi quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia, chiến lược phát triển lâm nghiệp quốc gia làm thay đổi lớn đến nội dung quy hoạch lâm nghiệp quy định tại khoản 2 Điều 11 của Luật này;
b) Việc thẩm định, phê duyệt điều chỉnh quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia được thực hiện theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này.
6. Việc lập, lấy ý kiến, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về quy hoạch.
1. Cơ quan lập quy hoạch lâm nghiệp phải lựa chọn tổ chức tư vấn lập quy hoạch lâm nghiệp theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
2. Tổ chức tư vấn lập quy hoạch lâm nghiệp phải có tư cách pháp nhân và đáp ứng yêu cầu về năng lực chuyên môn phù hợp với công việc đảm nhận theo quy định của Chính phủ.
QUẢN LÝ RỪNG
GIAO RỪNG, CHO THUÊ RỪNG, CHUYỂN LOẠI RỪNG, CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG RỪNG SANG MỤC ĐÍCH KHÁC, THU HỒI RỪNG
Điều 14. Nguyên tắc giao rừng, cho thuê rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, thu hồi rừng
1. Phù hợp với
quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia, quy hoạch sử dụng đất; diện tích rừng hiện
có tại địa phương.
2. Không chuyển
mục đích sử dụng rừng tự nhiên sang mục đích khác, trừ dự án quan trọng quốc
gia; dự án phục vụ quốc phòng, an ninh quốc gia; dự án cấp thiết khác được
Chính phủ phê duyệt.
3. Không giao,
cho thuê diện tích rừng đang có tranh chấp.
4. Chủ rừng
không được cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác thuê diện tích rừng tự nhiên,
rừng trồng do Nhà nước đầu tư.
5. Thống nhất,
đồng bộ với giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất.
Khoản này được hướng dẫn bởi Điều 36,
37, 38, 43 Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ về quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp, cụ thể:
Điều 36. Trình tự, thủ tục giao rừng,
cho thuê rừng thống nhất, đồng bộ với giao đất, cho thuê đất
Trình tự, thủ tục giao rừng, cho thuê rừng thống nhất, đồng bộ với giao
đất, cho thuê đất thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai và các quy
định sau:
1. Mẫu đề nghị giao đất, giao rừng, cho thuê đất, cho thuê rừng áp dụng
theo Mẫu số 02 đối với tổ chức, Mẫu số 03 đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng
đồng dân cư, Phụ lục II kèm theo Nghị định này.
2. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận hồ sơ hợp lệ, cơ
quan tiếp nhận và trả hồ sơ có trách nhiệm chuyển hồ sơ đến cơ quan quản lý
chuyên ngành về lâm nghiệp có ý kiến về nội dung đề nghị giao rừng, cho thuê
rừng. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan quản
lý chuyên ngành về lâm nghiệp có ý kiến bằng văn bản gửi cơ quan Tài nguyên và
Môi trường cùng cấp.
3. Quyết định về giao đất, giao rừng, cho thuê đất, cho thuê rừng áp dụng
theo mẫu quy định tại Nghị định này:
a) Quyết định về giao đất, giao rừng cho tổ chức theo Mẫu số 04 Phụ lục
II kèm theo Nghị định này;
b) Quyết định về việc cho thuê đất, cho thuê rừng đối với tổ chức theo
Mẫu số 05 Phụ lục II kèm theo Nghị định này;
c) Quyết định về giao đất, giao rừng cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng
dân cư theo Mẫu số 06 Phụ lục II kèm theo Nghị định này;
d) Quyết định về cho thuê đất, cho thuê rừng cho hộ gia đình, cá nhân
theo Mẫu số 07 Phụ lục II kèm theo Nghị định này.
4. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày quyết định cho thuê đất,
thuê rừng được ban hành, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ký Hợp
đồng cho thuê rừng đối với trường hợp cho tổ chức thuê rừng, Chủ tịch Ủy ban
nhân dân cấp huyện ký Hợp đồng cho thuê rừng đối với trường hợp cho hộ gia
đình, cá nhân thuê rừng theo Mẫu số 08 Phụ lục II kèm theo Nghị định này.
Điều 37. Hoàn thiện hồ sơ giao rừng,
cho thuê rừng đối với trường hợp đã được giao đất, cho thuê đất có rừng hoặc đã
được công nhận quyền sử dụng đất có rừng nhưng chưa lập hồ sơ giao rừng, cho
thuê rừng
1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư đã được giao đất,
thuê đất có rừng hoặc đã được công nhận quyền sử dụng đất có rừng có trách
nhiệm phối hợp với cơ quan quản lý chuyên ngành về lâm nghiệp các cấp hoàn
thiện hồ sơ giao rừng, cho thuê rừng.
2. Cơ quan Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm cung cấp thông tin
trong hồ sơ địa chính đối với những diện tích đất đã giao, đã cho thuê, đã được
công nhận quyền sử dụng đất để cơ quan quản lý chuyên ngành về lâm nghiệp các
cấp hoàn thiện hồ sơ giao rừng, cho thuê rừng.
3. Cơ quan quản lý chuyên ngành về lâm nghiệp các cấp có trách nhiệm kiểm
tra, rà soát các thông tin về rừng trên hồ sơ địa chính và thực địa bao gồm mục
đích sử dụng rừng, diện tích rừng, nguồn gốc, vị trí, ranh giới, hiện trạng
rừng, trữ lượng rừng; hoàn thiện hồ sơ giao rừng, cho thuê rừng.
Điều 38. Hoàn thiện hồ sơ giao đất,
cho thuê đất đối với trường hợp đã giao rừng, cho thuê rừng
1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư đã được giao rừng,
thuê rừng nhưng chưa được giao đất, thuê đất hoặc chưa được công nhận quyền sử
dụng đất cung cấp thông tin cho cơ quan tài nguyên và môi trường các cấp hoàn
thiện hồ sơ giao đất, cho thuê đất.
2. Cơ quan quản lý chuyên ngành về lâm nghiệp các cấp có trách nhiệm cung
cấp thông tin hồ sơ giao rừng, thuê rừng cho cơ quan Tài nguyên và Môi trường
cùng cấp để hoàn thiện hồ sơ giao đất, cho thuê đất, cấp Giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất.
3. Cơ quan Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với
cơ quan quản lý chuyên ngành về lâm nghiệp các cấp thẩm tra hồ sơ đề nghị giao
đất, cho thuê đất, kiểm tra thực địa, trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định
giao đất và cấp Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật về đất đai.
Điều 43. Trình tự, thủ tục thu hồi
rừng, chuyển đổi rừng
1. Trình tự, thủ tục thu hồi rừng, chuyển đổi rừng thống nhất, đồng bộ
với trình tự, thủ tục thu hồi đất, chuyển đổi đất và thực hiện theo quy định
của pháp luật về đất đai.
2. Trường hợp phải thu hồi rừng theo quy định tại các điểm
a, b và đ khoản 1 Điều 22 của Luật Lâm nghiệp, ngoài quy định tại khoản 1
Điều này, phải căn cứ kết quả kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm của cơ quan
nhà nước có thẩm quyền.
3. Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp
xã tổ chức quản lý rừng bị thu hồi để giao, cho thuê.
6. Thời hạn, hạn
mức giao rừng, cho thuê rừng phù hợp với thời hạn, hạn mức giao đất, cho thuê đất.
7. Bảo đảm công
khai, minh bạch, có sự tham gia của người dân địa phương; không phân biệt đối
xử về tôn giáo, tín ngưỡng và giới trong giao rừng, cho thuê rừng.
8. Tôn trọng
không gian sinh tồn, phong tục, tập quán của cộng đồng dân cư; ưu tiên giao rừng
cho đồng bào dân tộc thiểu số, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư có phong
tục, tập quán, văn hóa, tín ngưỡng, truyền thống gắn bó với rừng, có hương ước,
quy ước phù hợp với quy định của pháp luật.
1. Kế hoạch giao
rừng, cho thuê rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác của Ủy ban
nhân dân cấp huyện được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt; kế hoạch sử dụng
đất hằng năm của cấp huyện được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Khoản này được hướng dẫn bởi Điều 35
Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ về quy định chi tiết
thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp, cụ thể:
Điều 35. Kế hoạch giao rừng, cho thuê
rừng
1. Xây dựng kế hoạch giao rừng, cho thuê rừng
a) Hằng năm, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm xây dựng kế hoạch
giao rừng, cho thuê rừng; có văn bản thông báo về việc đề nghị đăng ký nhu cầu
giao rừng, cho thuê rừng gửi Ủy ban nhân dân cấp xã. Thời gian có văn bản thông
báo xây dựng, thẩm định, phê duyệt kế hoạch giao rừng, cho thuê rừng tiến hành
đồng thời với thời gian xây dựng, thẩm định, phê duyệt kế hoạch sử dụng đất
hằng năm cấp huyện;
b) Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị
đăng ký nhu cầu giao rừng, cho thuê rừng, Ủy ban nhân dân cấp xã tổng hợp nhu
cầu giao rừng, cho thuê rừng của địa phương gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện; nhu
cầu giao rừng, cho thuê rừng cấp xã được tổng hợp theo Mẫu số 01 Phụ lục II kèm
theo Nghị định này;
c) Ủy ban nhân dân cấp huyện căn cứ nhu cầu giao rừng, cho thuê rừng của
cấp xã, tổng hợp diện tích rừng chưa giao, chưa cho thuê, xác định các chỉ tiêu
giao rừng, cho thuê rừng đến từng đơn vị hành chính cấp xã; tổng hợp nhu cầu và
dự kiến phân bổ chỉ tiêu giao rừng, cho thuê rừng cấp huyện đến từng đơn vị
hành chính cấp xã.
2. Nội dung kế hoạch giao rừng, cho thuê rừng
a) Diện tích các loại rừng có trên địa bàn huyện chi tiết đến từng xã bao
gồm: tổng diện tích rừng; diện tích rừng đã giao, cho thuê; diện tích rừng chưa
giao, chưa cho thuê;
b) Diện tích đề nghị giao rừng, cho thuê rừng trên địa bàn từng xã; địa
điểm đề nghị giao rừng, cho thuê rừng;
c) Hạn mức giao rừng cho hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư phù hợp
với hạn mức giao đất;
d) Đánh giá hiệu quả của kế hoạch giao rừng, cho thuê rừng đến kinh tế -
xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh; nguồn thu từ giao rừng, cho thuê rừng;
tạo việc làm, thu hút lao động, xóa đói giảm nghèo; khả năng khai thác hợp lý
tài nguyên rừng; yêu cầu bảo tồn, phát triển diện tích rừng và tỷ lệ che phủ
gắn với bảo tồn danh lam thắng cảnh, văn hóa các dân tộc, các yếu tố ảnh hưởng
đến quốc phòng, an ninh;
đ) Xác định nguồn lực (về tài chính, lao động và kỹ thuật), giải pháp và
tiến độ thực hiện kế hoạch giao rừng, cho thuê rừng.
3. Phê duyệt kế hoạch giao rừng, cho thuê rừng
a) Quý III hằng năm, Ủy ban nhân dân cấp huyện gửi hồ sơ kế hoạch giao
rừng, cho thuê rừng đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hồ sơ gồm: tờ
trình; kế hoạch giao rừng, cho thuê rừng; báo cáo thuyết minh tổng hợp; bản đồ
kế hoạch giao rừng, cho thuê rừng;
b) Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm tổ chức thẩm định hồ sơ kế
hoạch giao rừng, cho thuê rừng cấp huyện và trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê
duyệt. Trong trường hợp hồ sơ kế hoạch giao rừng, cho thuê rừng chưa hợp lệ, Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm thông báo cho Ủy ban nhân
dân cấp huyện hoàn thiện;
c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm phê duyệt kế hoạch giao rừng,
cho thuê rừng hằng năm của cấp huyện xong trước ngày 31 tháng 12.
4. Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm công khai kế hoạch giao rừng,
cho thuê rừng đã được phê duyệt tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ủy ban
nhân dân cấp xã có rừng giao, cho thuê trong thời gian 30 ngày, kể từ ngày kế
hoạch được phê duyệt.
2. Diện tích
rừng, đất quy hoạch để trồng rừng.
3. Nhu cầu sử
dụng rừng thể hiện trong dự án đầu tư đối với tổ chức; đề nghị giao rừng, thuê
rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác đối với hộ gia đình, cá
nhân, cộng đồng dân cư.
4. Năng lực quản
lý rừng bền vững của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư.
1. Nhà nước giao rừng đặc dụng không thu tiền sử dụng rừng cho các đối tượng sau đây:
a) Ban quản lý rừng đặc dụng đối với vườn quốc gia; khu dự trữ thiên nhiên; khu bảo tồn loài - sinh cảnh; khu bảo vệ cảnh quan bao gồm rừng bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, rừng bảo vệ môi trường đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao; rừng giống quốc gia; vườn thực vật quốc gia;
b) Tổ chức khoa học và công nghệ, đào tạo, giáo dục nghề nghiệp về lâm nghiệp đối với rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học, vườn thực vật quốc gia;
c) Ban quản lý rừng phòng hộ, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang đối với khu bảo vệ cảnh quan bao gồm rừng bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; rừng bảo vệ môi trường đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao xen kẽ trong diện tích rừng được giao;
d) Cộng đồng dân cư đối với khu rừng tín ngưỡng mà họ đang quản lý và sử dụng theo truyền thống;
đ) Tổ chức kinh tế, tổ chức khoa học và công nghệ, đào tạo, giáo dục nghề nghiệp về lâm nghiệp trong nước đối với rừng giống quốc gia xen kẽ trong diện tích rừng được giao.
2. Nhà nước giao rừng phòng hộ không thu tiền sử dụng rừng cho các đối tượng sau đây:
a) Ban quản lý rừng phòng hộ, đơn vị vũ trang đối với rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ biên giới; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay; rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển;
b) Tổ chức kinh tế đối với rừng phòng hộ xen kẽ trong diện tích rừng sản xuất của tổ chức đó;
c) Hộ gia đình, cá nhân cư trú hợp pháp trên địa bàn cấp xã nơi có rừng phòng hộ đối với rừng phòng hộ đầu nguồn; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay; rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển;
d) Cộng đồng dân cư cư trú hợp pháp trên địa bàn cấp xã nơi có rừng phòng hộ đối với rừng phòng hộ đầu nguồn; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay; rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển; rừng bảo vệ nguồn nước của cộng đồng dân cư đó.
3. Nhà nước giao rừng sản xuất không thu tiền sử dụng rừng cho các đối tượng sau đây:
a) Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư cư trú hợp pháp trên địa bàn cấp xã nơi có diện tích rừng; đơn vị vũ trang;
b) Ban quản lý rừng đặc dụng, ban quản lý rừng phòng hộ đối với diện tích rừng sản xuất xen kẽ trong diện tích rừng đặc dụng, rừng phòng hộ được giao cho ban quản lý rừng đó.
Nhà nước cho tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân thuê rừng sản xuất là rừng tự nhiên, rừng sản xuất là rừng trồng trả tiền thuê rừng một lần hoặc hằng năm để sản xuất lâm nghiệp; sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp; kinh doanh du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí.
1. Việc chuyển
loại rừng này sang loại rừng khác phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Phù hợp với
quy hoạch lâm nghiệp;
b) Đáp ứng các
tiêu chí phân loại rừng;
c) Có phương án
chuyển loại rừng.
Điểm này được hướng dẫn bởi Điều 39
Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ về quy định chi tiết
thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp, cụ thể:
Điều 39. Phương án chuyển loại rừng
1. Chủ rừng có trách nhiệm xây dựng phương án chuyển loại rừng.
2. Nội dung cơ bản của phương án chuyển loại rừng bao gồm:
a) Căn cứ vào cơ sở pháp lý, cơ sở khoa học và điều kiện thực tiễn;
b) Đặc điểm khu rừng về: điều kiện tự nhiên; điều kiện kinh tế - xã hội;
hiện trạng tài nguyên rừng, đa dạng sinh học; đánh giá tình hình quản lý, bảo
vệ và sử dụng của khu rừng;
c) Xác định diện tích, phạm vi và ranh giới của loại rừng trên bản đồ;
d) Xác định lý do chuyển loại rừng, nội dung quản lý, giải pháp và tổ
chức thực hiện quản lý khu rừng;
đ) Xác định khái toán kinh phí; tổ chức thực hiện phương án.
2. Thẩm quyền quyết
định chuyển loại rừng được quy định như sau:
a) Thủ tướng
Chính phủ quyết định chuyển loại rừng đối với khu rừng do Thủ tướng Chính phủ
thành lập theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
b) Chủ tịch Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh quyết định chuyển loại rừng không thuộc trường hợp quy
định tại điểm a khoản này, sau khi được Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định
chủ trương chuyển loại rừng.
Điều này được hướng dẫn bởi Điều 40
Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ về quy định chi tiết
thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp, cụ thể:
Điều 40. Trình tự, thủ tục chuyển
loại rừng
1. Đối với khu rừng do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập
a) Chủ rừng gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính 02 bộ hồ sơ đến Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với khu rừng thuộc Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn quản lý. Hồ sơ gồm: văn bản đề nghị của chủ rừng; phương
án chuyển loại rừng;
b) Chủ rừng gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính 02 bộ hồ sơ đến Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với khu rừng thuộc Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh quản lý. Hồ sơ gồm: văn bản đề nghị của chủ rừng; phương án chuyển loại
rừng;
c) Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm chủ trì thẩm định; báo cáo
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chuyển loại rừng;
d) Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ quyết
định chuyển loại rừng;
đ) Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Thủ tướng
Chính phủ xem xét quyết định chuyển loại rừng.
2. Đối với khu rừng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập
a) Chủ rừng gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính 02 bộ hồ sơ đến Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; hồ sơ gồm: văn bản đề nghị của chủ rừng,
phương án chuyển loại rừng;
b) Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn trình Ủy ban nhân cấp tỉnh xem xét;
c) Trước 15 ngày của kỳ họp Hội đồng nhân dân gần nhất, Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét, quyết định chủ trương chuyển
loại rừng. Sau 15 ngày của kỳ họp, Hội đồng nhân dân ban hành Nghị quyết về chủ
trương chuyển loại rừng;
d) Trong thời hạn 15 ngày làm việc sau khi có quyết định chủ trương, Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh quyết định chuyển loại rừng.
1. Phù hợp với quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
2. Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác.
3. Có dự án đầu tư được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định.
4. Có phương án trồng rừng thay thế được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc sau khi hoàn thành trách nhiệm nộp tiền trồng rừng thay thế.
1. Quốc hội
quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đầu
nguồn, rừng phòng hộ biên giới từ 50 ha trở lên; rừng phòng hộ chắn gió, chắn
cát bay và rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển từ 500 ha trở lên; rừng sản xuất
từ 1.000 ha trở lên.
2. Thủ tướng
Chính phủ quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng đặc dụng dưới 50
ha; rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ biên giới từ 20 ha đến dưới 50 ha;
rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay và rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển từ 20
ha đến dưới 500 ha; rừng sản xuất từ 50 ha đến dưới 1.000 ha.
3. Hội đồng nhân
dân cấp tỉnh quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng phòng hộ đầu
nguồn, rừng phòng hộ biên giới, rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay và rừng
phòng hộ chắn sóng, lấn biển dưới 20 ha; rừng sản xuất dưới 50 ha; rừng bảo vệ
nguồn nước của cộng đồng dân cư.
Điều này được hướng dẫn bởi Điều 41,
42 Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ về quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp, cụ thể:
1. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục quyết
định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác của Quốc hội
a) Quốc hội quyết định chủ trương chuyển
mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác theo quy định tại khoản 1 Điều 20 Luật
Lâm nghiệp.
b) Hồ sơ đề nghị quyết định chủ trương
chuyển mục đích sử dụng rừng là thành phần trong hồ sơ chấp thuận chủ trương
đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư công hoặc pháp luật về đầu tư,
gồm: Báo cáo thuyết minh, bản đồ hiện trạng rừng khu vực đề nghị chuyển mục
đích sử dụng rừng (tỷ lệ bản đồ 1/2.000 với diện tích đề nghị chuyển mục đích
sử dụng rừng dưới 500 ha, tỷ lệ 1/5.000 với diện tích đề nghị chuyển mục đích
sử dụng rừng từ 500 ha trở lên), báo cáo về sự phù hợp của dự án với quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch lâm nghiệp quốc gia theo quy định của pháp luật
về quy hoạch.
c) Dự án có hồ sơ theo quy định tại điểm
b khoản này đã được Quốc hội chấp thuận chủ trương đầu tư thì không phải thực
hiện trình tự, thủ tục chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác; trường
hợp chưa có hồ sơ theo quy định tại điểm b khoản này thì thực hiện theo quy
định tại điểm b khoản 5 Điều này.
2. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục quyết
định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác của Thủ tướng
Chính phủ
a) Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ
trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác theo quy định tại khoản
2 Điều 20 Luật Lâm nghiệp.
b) Tổ chức, cá nhân đề nghị chuyển mục
đích sử dụng rừng gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính 01 bộ hồ sơ đến Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi có diện tích rừng đề nghị chuyển mục
đích sử dụng. Hồ sơ gồm:
- Văn bản đề nghị chuyển mục đích sử
dụng rừng của tổ chức, cá nhân đề nghị chuyển mục đích sử dụng rừng;
- Báo cáo đề xuất dự án đầu tư hoặc báo
cáo nghiên cứu tiền khả thi kèm theo văn bản thẩm định của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền (đối với dự án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận chủ
trương đầu tư hoặc quyết định đầu tư: Chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc Giấy
chứng nhận đăng ký đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của
Luật Đầu tư; chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc Quyết định đầu tư của cơ quan
nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Luật Đầu tư công; Giấy phép đầu tư
hoặc Giấy chứng nhận đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp còn hiệu lực
thực hiện);
- Tài liệu về đánh giá tác động môi
trường của dự án theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, đầu tư, đầu
tư công;
- Báo cáo thuyết minh, bản đồ hiện trạng
rừng (tỷ lệ bản đồ 1/2.000 đối với diện tích đề nghị chuyển mục đích sử dụng
rừng dưới 500 ha, tỷ lệ 1/5.000 đối với diện tích đề nghị chuyển mục đích sử
dụng rừng từ 500 ha trở lên), kết quả điều tra rừng khu vực đề nghị quyết định
chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng (diện tích rừng, trữ lượng rừng).
Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, trong thời
hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn trả lời bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị chuyển mục đích sử
dụng rừng.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày
nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
c) Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ
ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thẩm định nội dung
trình phê duyệt chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng. Nội dung thẩm định
gồm:
- Cơ sở pháp lý;
- Thành phần, nội dung hồ sơ;
- Sự cần thiết đầu tư dự án;
- Vị trí (lô, khoảnh, tiểu khu, địa danh
hành chính), kết quả điều tra rừng (diện tích rừng, trữ lượng rừng); diện tích
theo: Loại rừng (rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất), nguồn gốc hình
thành (rừng tự nhiên, rừng trồng), điều kiện lập địa, trữ lượng (đối với rừng
tự nhiên), loài cây (đối với rừng trồng);
- Sự tuân thủ các quy định của pháp luật
có liên quan;
- Sự phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất, quy hoạch lâm nghiệp quốc gia theo quy định của pháp luật về quy
hoạch;
- Hiệu quả kinh tế - xã hội;
- Tài liệu về đánh giá tác động môi
trường của dự án theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, đầu tư, đầu
tư công;
- Đối với dự án chuyển mục đích sử dụng
rừng tự nhiên: Thẩm định về nội dung xác định dự án bắt buộc phải thực hiện
trên diện tích có rừng tự nhiên do không thể bố trí diện tích đất khác.
Trường hợp kết quả thẩm định không đủ
điều kiện, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trả lời bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân
đề nghị chuyển mục đích sử dụng rừng và nêu rõ lý do.
d) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ
ngày tổ chức thẩm định, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi hồ sơ đến Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn. Hồ sơ gồm: Tờ trình của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, hồ
sơ quy định tại điểm b, c khoản này và các tài liệu khác có liên quan (nếu có).
Tờ trình của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
gồm những nội dung cơ bản:
- Thông tin chung về dự án;
- Sự cần thiết đầu tư dự án;
- Vị trí (lô, khoảnh, tiểu khu, địa danh
hành chính), kết quả điều tra rừng (diện tích rừng, trữ lượng rừng); diện tích
theo: Loại rừng (rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất), nguồn gốc hình
thành (rừng tự nhiên, rừng trồng), điều kiện lập địa, trữ lượng (đối với rừng
tự nhiên), loài cây (đối với rừng trồng);
- Sự tuân thủ các quy định của pháp luật
có liên quan;
- Sự phù hợp với quy hoạch sử dụng đất,
quy hoạch lâm nghiệp quốc gia theo quy định của pháp luật về quy hoạch;
- Hiệu quả kinh tế - xã hội;
- Kết quả về đánh giá tác động môi
trường của dự án theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, đầu tư, đầu
tư công;
- Đối với dự án chuyển mục đích sử dụng
rừng tự nhiên: xác nhận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là dự án bắt buộc
phải thực hiện trên diện tích có rừng tự nhiên do không thể bố trí diện tích
đất khác.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu
trách nhiệm trước pháp luật về tính đầy đủ, toàn diện, chính xác đối với nội
dung hồ sơ trình.
đ) Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, trong
thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn trả lời bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Trong thời hạn 25 ngày làm việc kể từ
ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định tại điểm d khoản này, Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường và các bộ,
ngành có liên quan tổ chức thẩm định hồ sơ; tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ
xem xét, quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác.
Nội dung thẩm định hồ sơ gồm:
- Sự tuân thủ các quy định của pháp
luật;
- Sự phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất, quy hoạch lâm nghiệp quốc gia theo quy định của pháp luật về quy
hoạch;
- Sự cần thiết đầu tư dự án đáp ứng tiêu
chí theo quy định tại Nghị định này.
- Tài liệu về đánh giá tác động môi
trường của dự án theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, đầu tư, đầu
tư công;
Trường hợp kết quả thẩm định không đủ
điều kiện trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương chuyển mục đích sử
dụng rừng, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày thẩm định hồ sơ, Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn trả lời bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh.
Hồ sơ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn trình Thủ tướng Chính phủ gồm: Văn bản đề nghị của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn, văn bản thẩm định (biên bản họp Hội đồng thẩm định hoặc báo
cáo tổng hợp ý kiến thẩm định của các bộ, ngành, địa phương liên quan), hồ sơ
quy định tại điểm d khoản này; văn bản của các bộ, ngành, địa phương liên quan
(nếu có).
Trường hợp thẩm định bằng hình thức lấy
ý kiến bằng văn bản thì các bộ, ngành, địa phương được lấy ý kiến thẩm định có
trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
trong thời hạn 10 ngày làm việc.
3. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục quyết
định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác của Hội đồng
nhân dân cấp tỉnh
a) Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định
chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng đối với các trường hợp diện tích không
quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
b) Tổ chức, cá nhân đề nghị chuyển mục
đích sử dụng rừng gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính 01 bộ hồ sơ đến Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Hồ sơ gồm:
- Văn bản đề nghị chuyển mục đích sử
dụng rừng của tổ chức, cá nhân đề nghị chuyển mục đích sử dụng rừng;
- Báo cáo đề xuất dự án đầu tư hoặc báo
cáo nghiên cứu tiền khả thi kèm theo văn bản thẩm định của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền (đối với dự án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận chủ
trương đầu tư hoặc quyết định đầu tư: Chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc Giấy
chứng nhận đăng ký đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của
Luật Đầu tư; chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc Quyết định đầu tư của cơ quan
nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Luật Đầu tư công; Giấy phép đầu tư
hoặc Giấy chứng nhận đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp còn hiệu lực
thực hiện);
- Tài liệu về đánh giá tác động đến môi
trường của dự án theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, đầu tư, đầu
tư công;
- Báo cáo thuyết minh, bản đồ hiện trạng
rừng (tỷ lệ bản đồ 1/2.000), kết quả điều tra rừng khu vực đề nghị quyết định
chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng (diện tích rừng, trữ lượng rừng).
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong
thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn trả lời bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị chuyển mục
đích sử dụng rừng.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ
ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo
cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
c) Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ
ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thẩm định nội dung
trình phê duyệt chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng. Nội dung thẩm định
gồm:
- Cơ sở pháp lý;
- Thành phần, nội dung hồ sơ;
- Sự cần thiết đầu tư dự án;
- Vị trí (lô, khoảnh, tiểu khu, địa danh
hành chính), kết quả điều tra rừng (diện tích rừng, trữ lượng rừng); diện tích
theo: loại rừng (rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất), nguồn gốc hình
thành (rừng tự nhiên, rừng trồng), điều kiện lập địa, trữ lượng (đối với rừng
tự nhiên), loài cây (đối với rừng trồng);
- Sự tuân thủ các quy định của pháp luật
có liên quan;
- Sự phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất, quy hoạch lâm nghiệp quốc gia theo quy định của pháp luật về quy
hoạch;
- Hiệu quả kinh tế - xã hội; đánh giá
tác động đến môi trường của dự án theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi
trường, đầu tư, đầu tư công.
Trường hợp kết quả thẩm định không đủ
điều kiện, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trả lời bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân
đề nghị chuyển mục đích sử dụng rừng.
d) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ
ngày tổ chức thẩm định, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng
cấp xem xét, quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích
khác. Hồ sơ gồm: Tờ trình của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, hồ sơ quy định tại điểm
b, c khoản này và các tài liệu khác có liên quan (nếu có).
Tờ trình của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
gồm những nội dung cơ bản:
- Thông tin chung về dự án;
- Sự cần thiết đầu tư dự án;
- Vị trí (lô, khoảnh, tiểu khu, địa danh
hành chính), kết quả điều tra rừng (diện tích rừng, trữ lượng rừng); diện tích
theo: loại rừng (rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất), nguồn gốc hình
thành (rừng tự nhiên, rừng trồng), điều kiện lập địa, trữ lượng (đối với rừng
tự nhiên), loài cây (đối với rừng trồng);
- Sự tuân thủ các quy định của pháp luật
có liên quan;
- Sự phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất, quy hoạch lâm nghiệp quốc gia theo quy định của pháp luật về quy
hoạch;
- Hiệu quả kinh tế - xã hội; mức độ tác
động đến môi trường của dự án theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường,
đầu tư và đầu tư công.
4. Đối với dự án đầu tư có chuyển mục
đích sử dụng rừng, thì chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng là một nội dung
trong chấp thuận chủ trương đầu tư dự án.
5. Đối với dự án đã được chấp thuận chủ
trương đầu tư, nhưng trong nội dung quyết định chưa xác định diện tích rừng
được chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác thì thực hiện như sau:
a) Trường hợp thuộc thẩm quyền quyết
định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng của Quốc hội: trình tự, thủ tục
thực hiện theo quy định tại các điểm b, c, d, và điểm đ khoản 2 Điều này.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
dự thảo báo cáo, tổng hợp hồ sơ dự án báo cáo Chính phủ xem xét, trình Quốc hội
quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác.
b) Trường hợp dự án thuộc thẩm quyền
quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng của Thủ tướng Chính phủ:
trình tự, thủ tục thực hiện theo quy định tại các điểm b, c, d và điểm đ khoản
2 Điều này.
c) Trường hợp dự án thuộc thẩm quyền
quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng của Hội đồng nhân dân cấp
tỉnh: trình tự, thủ tục thực hiện theo quy định tại các điểm b, c và điểm d
khoản 3 Điều này.”
“Điều 41a. Tiêu chí xác định dự án được
chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên sang mục đích khác1
1. Dự án quan trọng quốc gia theo quy
định tại Điều 7 Luật Đầu tư công năm 2019, dự án đã được Quốc hội chấp thuận
chủ trương đầu tư theo quy định tại Điều 30 Luật Đầu tư năm 2014.
2. Dự án phục vụ quốc phòng, an ninh
quốc gia do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an xác nhận bằng văn bản; phù hợp với quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; phù
hợp với quy hoạch lâm nghiệp quốc gia theo quy định của pháp luật về quy hoạch.
3. Dự án cấp thiết cần phải chuyển mục
đích sử dụng rừng tự nhiên
a) Dự án khẩn cấp theo quy định của pháp
luật về tình trạng khẩn cấp; dự án đột xuất, khẩn cấp trong phòng, chống thiên
tai, dịch bệnh, cháy, nổ; dự án cấp bách để giải quyết những vấn đề phát sinh
trong thực tiễn theo quyết định của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
b) Dự án cấp thiết về xây dựng kết cấu
hạ tầng kinh tế - xã hội thiết yếu (giao thông, thuỷ lợi, bảo vệ, phát triển
rừng), dự án tạo nguồn điện và hệ thống truyền tải điện đảm bảo an ninh năng
lượng quốc gia, xây dựng, tôn tạo di tích cách mạng, di tích lịch sử - văn hóa
cấp quốc gia. Dự án thăm dò, khai thác khoáng sản, du lịch sinh thái được Thủ
tướng Chính phủ chấp thuận.
Khi phê duyệt chủ trương chuyển mục đích
sử dụng rừng tự nhiên, các dự án phải đảm bảo các tiêu chí sau:
- Có đề xuất dự án đầu tư theo quy định
của pháp luật về đầu tư, đầu tư công;
- Phù hợp với quy hoạch lâm nghiệp quốc
gia, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê
duyệt theo quy định của pháp luật về quy hoạch;
- Được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xác nhận
(tại Tờ trình quy định tại điểm d khoản 2 Điều 41) là dự án bắt buộc phải thực
hiện trên diện tích có rừng tự nhiên do không thể bố trí trên diện tích đất
khác. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ
tướng Chính phủ và pháp luật về nội dung văn bản xác nhận nêu trên. Hội đồng
nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm giám sát chặt chẽ việc đề xuất chủ trương và
tổ chức thực hiện chuyển rừng tự nhiên sang mục đích sử dụng khác trên địa bàn;
- Không nằm trong phân khu bảo vệ nghiêm
ngặt của rừng đặc dụng; không chuyển rừng tự nhiên thuộc quy hoạch rừng đặc
dụng, rừng phòng hộ sang mục đích khác để triển khai các hoạt động khoáng sản;
- Có phương án trồng rừng thay thế theo
quy định của pháp luật về lâm nghiệp.
4. Dự án đã được cấp có thẩm quyền chấp
thuận chủ trương đầu tư hoặc quyết định đầu tư theo quy định của pháp luật,
nhưng tạm dừng triển khai để rà soát theo Nghị quyết số 71/NQ-CP ngày 08 tháng
8 năm 2017 của Chính phủ ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực
hiện Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12 tháng 01 năm 2017 của Ban Bí thư Trung ương
Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và
phát triển rừng; đảm bảo các tiêu chí sau:
- Phù hợp với quy hoạch lâm nghiệp quốc
gia, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy
định của pháp luật về quy hoạch;
- Được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xác nhận
(tại Tờ trình quy định tại điểm d khoản 2 Điều 41) là dự án bắt buộc phải thực
hiện trên diện tích có rừng tự nhiên do không thể bố trí trên diện tích đất
khác. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ
tướng Chính phủ và pháp luật về nội dung văn bản xác nhận nêu trên. Hội đồng
nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm giám sát chặt chẽ việc đề xuất chủ trương và
tổ chức thực hiện chuyển rừng tự nhiên sang mục đích sử dụng khác trên địa bàn;
- Không nằm trong phân khu bảo vệ nghiêm
ngặt của rừng đặc dụng; không chuyển rừng tự nhiên thuộc quy hoạch rừng đặc
dụng, rừng phòng hộ sang mục đích khác để triển khai các hoạt động khoáng sản;
Trong trường hợp cần thiết, Hội đồng
thẩm định (được thành lập tại điểm đ khoản 2 Điều 41 của Nghị định này) tổ chức
kiểm tra, khảo sát thực địa khu vực dự kiến chuyển mục đích sử dụng rừng tự
nhiên sang mục đích khác để thực hiện các dự án tại khoản 3 và khoản 4 Điều
này.
5. Chính phủ phân công Thủ tướng Chính
phủ quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên đối với dự án
phục vụ quốc phòng, an ninh quốc gia; dự án cấp thiết khác quy định tại khoản 2
Điều 14 Luật Lâm nghiệp, trừ dự án thuộc thẩm quyền của Quốc hội; thành phần hồ
sơ, trình tự, thủ tục được quy định tại khoản 2 Điều 41 sửa đổi, bổ sung (khoản
1 Điều 1 Nghị định này).”
“Điều 41b. Quy định đối với diện tích
rừng đã được quy hoạch cho mục đích sử dụng khác không phải lâm nghiệp2
Đối với diện tích rừng đã được quy hoạch
cho mục đích sử dụng khác không phải lâm nghiệp nhưng chưa được cấp có thẩm
quyền quyết định chuyển mục đích sử dụng rừng thì áp dụng quy định về chuyển
mục đích sử dụng đối với loại rừng tương ứng trước khi phê duyệt quy hoạch đưa
diện tích rừng đó sang mục đích khác không phải lâm nghiệp.”
Điều 42. Trình tự, thủ tục chuyển mục
đích sử dụng rừng sang mục đích khác
1. Trình tự, thủ tục chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác
thống nhất, đồng bộ với trình tự, thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất.
2. Cơ quan Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm phối hợp với cơ quan
quản lý chuyên ngành về lâm nghiệp kiểm tra hồ sơ về điều kiện chuyển mục đích
sử dụng rừng theo quy định tại Điều 19 của Luật Lâm nghiệp, đồng thời rà soát,
xác định vị trí, diện tích, hiện trạng rừng trước khi phê duyệt chuyển mục đích
sử dụng.
3. Quyết định chuyển mục đích sử dụng đất của cấp có thẩm quyền phải thể
hiện được vị trí, diện tích phê duyệt chuyển mục đích sử dụng rừng.
4. Mẫu đề nghị chuyển mục đích sử dụng rừng trong hồ sơ chuyển mục đích
sử dụng rừng áp dụng theo Mẫu số 09 đối với tổ chức, Mẫu số 10 đối với hộ gia
đình, cá nhân, cộng đồng dân cư tại Phụ lục II kèm theo Nghị định này.
1. Chủ dự án được giao đất, thuê đất có chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác phải trồng rừng thay thế bằng diện tích rừng bị chuyển mục đích sử dụng đối với rừng trồng, bằng ba lần diện tích rừng bị chuyển mục đích sử dụng đối với rừng tự nhiên.
2. Chủ dự án quy định tại khoản 1 Điều này tự trồng rừng thay thế phải xây dựng phương án trồng rừng thay thế trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt. Trường hợp chủ dự án không tự trồng rừng thay thế thì nộp tiền vào quỹ bảo vệ và phát triển rừng ở cấp tỉnh.
3. Số tiền nộp vào quỹ bảo vệ và phát triển rừng ở cấp tỉnh bằng diện tích rừng phải trồng thay thế quy định tại khoản 1 Điều này nhân với đơn giá cho 01 ha rừng trồng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định sử dụng tiền đã nộp vào quỹ bảo vệ và phát triển rừng ở cấp tỉnh để tổ chức trồng rừng thay thế trên địa bàn tỉnh.
4. Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh không bố trí được hoặc không bố trí đủ diện tích đất để trồng rừng thay thế trong thời hạn 12 tháng kể từ khi chủ dự án hoàn thành trách nhiệm nộp tiền vào quỹ bảo vệ và phát triển rừng ở cấp tỉnh thì phải chuyển tiền trồng rừng thay thế vào Quỹ bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam để tổ chức trồng rừng thay thế tại địa phương khác.
5. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định nội dung, trình tự, thủ tục, thời hạn thực hiện trồng rừng thay thế quy định tại Điều này.
1. Nhà nước thu hồi rừng trong các trường hợp sau đây:
a) Chủ rừng sử dụng rừng không đúng mục đích, cố ý không thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước hoặc vi phạm nghiêm trọng quy định của pháp luật về lâm nghiệp;
b) Chủ rừng không tiến hành hoạt động bảo vệ và phát triển rừng sau 12 tháng liên tục kể từ ngày được giao, được thuê rừng, trừ trường hợp bất khả kháng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận;
c) Chủ rừng tự nguyện trả lại rừng;
d) Rừng được Nhà nước giao, cho thuê khi hết hạn mà không được gia hạn;
đ) Rừng được giao, được thuê không đúng thẩm quyền hoặc không đúng đối tượng;
e) Chủ rừng là cá nhân khi chết không có người thừa kế theo quy định của pháp luật;
g) Các trường hợp thu hồi đất có rừng khác theo quy định của Luật Đất đai.
2. Chủ rừng được bồi thường, hỗ trợ theo quy định của pháp luật khi Nhà nước thu hồi rừng vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng; giao rừng, cho thuê rừng không đúng thẩm quyền hoặc không đúng đối tượng.
Khoản này được hướng dẫn bởi Điều 44
Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ về quy định chi tiết
thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp, cụ thể:
Điều 44. Bồi thường thiệt hại về rừng
trong trường hợp thu hồi rừng được giao, cho thuê không đúng thẩm quyền hoặc
không đúng đối tượng
1. Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thu hồi rừng có trách nhiệm thành
lập hội đồng định giá:
a) Xác định tiền thuê rừng còn lại của chủ rừng trong tổng số tiền thuê
rừng chủ rừng đã nộp cho Nhà nước mà số tiền đã nộp không có nguồn gốc từ ngân
sách nhà nước;
b) Xác định giá trị lâm sản tăng thêm, giá trị rừng sản xuất là rừng
trồng, tài sản khác do chủ rừng đã đầu tư hợp pháp trên diện tích rừng được giao,
được thuê mà tiền đầu tư đó không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước.
2. Tiền thuê rừng còn lại và giá trị lâm sản tăng thêm, giá trị rừng sản
xuất là rừng trồng, tài sản khác do chủ rừng đã đầu tư hợp pháp quy định tại
khoản 1 Điều này thuộc sở hữu của chủ rừng được Nhà nước bồi thường theo quy
định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
3. Trường hợp thu hồi rừng mà rừng đó đã chuyển nhượng quyền sở hữu rừng
sản xuất là rừng trồng thì được bồi thường theo quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Trường hợp thu hồi rừng mà chủ rừng bị thu hồi rừng đã thế chấp, bảo
lãnh hoặc góp vốn bằng giá trị rừng sản xuất là rừng trồng thì quyền lợi của tổ
chức, hộ gia đình, cá nhân nhận thế chấp, nhận bảo lãnh hoặc nhận góp vốn bằng
giá trị rừng sản xuất là rừng trồng được giải quyết theo quy định của pháp luật
về dân sự.
1. Thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được quy định như sau:
a) Giao rừng, cho thuê rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, thu hồi rừng đối với tổ chức;
b) Cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thuê đất để trồng rừng sản xuất.
2. Thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện được quy định như sau:
a) Giao rừng, cho thuê rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, thu hồi rừng đối với hộ gia đình, cá nhân;
b) Giao rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, thu hồi rừng đối với cộng đồng dân cư.
3. Trường hợp trong khu vực thu hồi rừng có cả đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 và khoản 2 Điều này thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi rừng hoặc ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi rừng.
4. Chính phủ quy định chi tiết việc giao rừng, cho thuê rừng, chuyển loại rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, thu hồi rừng.
TỔ CHỨC QUẢN LÝ RỪNG
Điều 24. Nguyên tắc tổ chức quản lý rừng
1. Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng, tổ chức quản lý, bảo vệ rừng, bảo đảm các diện tích rừng có chủ.
2. Chủ rừng phải thực hiện quản lý rừng bền vững; có trách nhiệm quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng theo Quy chế quản lý rừng.
1. Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập khu rừng đặc dụng, khu rừng phòng hộ có tầm quan trọng quốc gia hoặc nằm trên địa bàn nhiều tỉnh.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập khu rừng đặc dụng, khu rừng phòng hộ tại địa phương không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Việc thành lập khu rừng đặc dụng, khu rừng phòng hộ thực hiện theo Quy chế quản lý rừng.
Điều này được hướng dẫn bởi Điều 9 và
Điều 17 Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ về quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp, cụ thể:
Điều 9. Thành lập khu rừng đặc dụng
1. Nguyên tắc thành lập khu rừng đặc dụng
a) Có dự án thành lập khu rừng đặc dụng phù hợp với quy hoạch lâm nghiệp
cấp quốc gia, không thuộc đối tượng quy định tại điểm c khoản 1
Điều 8 Nghị định số 65/2010/NĐ-CP ngày 11 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ
quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đa dạng sinh học;
b) Đáp ứng các tiêu chí đối với từng loại rừng đặc dụng theo quy định tại
Điều 6 của Nghị định này.
2. Nội dung của dự án thành lập khu rừng đặc dụng
a) Đánh giá điều kiện tự nhiên, hiện trạng rừng, các hệ sinh thái tự
nhiên; các giá trị về đa dạng sinh học, nguồn gen sinh vật; giá trị lịch sử,
văn hóa, cảnh quan, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí; khoa học, thực
nghiệm, giáo dục môi trường và cung ứng dịch vụ môi trường rừng;
b) Đánh giá về hiện trạng quản lý, sử dụng rừng, đất đai, mặt nước vùng
dự án;
c) Đánh giá về hiện trạng dân sinh, kinh tế - xã hội;
d) Xác định các mục tiêu thành lập khu rừng đặc dụng đáp ứng tiêu chí
rừng đặc dụng;
đ) Xác định phạm vi ranh giới, diện tích khu rừng đặc dụng, các phân khu
và vùng đệm trên bản đồ;
e) Các chương trình hoạt động, phương án ổn định đời sống dân cư vùng
đệm, giải pháp thực hiện, tổ chức quản lý;
g) Xác định khái toán vốn đầu tư, phân kỳ đầu tư xây dựng khu rừng đặc
dụng; kinh phí thường xuyên cho các hoạt động bảo vệ rừng, bảo tồn, nâng cao
đời sống người dân; hiệu quả đầu tư;
h) Tổ chức thực hiện dự án.
3. Hồ sơ thành lập khu rừng đặc dụng bao gồm:
a) Tờ trình thành lập khu rừng đặc dụng (bản chính);
b) Dự án thành lập khu rừng đặc dụng (bản chính);
c) Bản đồ hiện trạng khu rừng đặc dụng (bản chính) tỷ lệ 1/5.000 hoặc
1/10.000 hoặc 1/25.000 theo hệ quy chiếu VN2000 tùy theo quy mô diện tích của
khu rừng đặc dụng;
d) Tổng hợp ý kiến cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan;
đ) Kết quả thẩm định.
4. Trình tự thành lập khu rừng đặc dụng nằm trên địa bàn từ 02 tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương trở lên
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, tổ chức xây dựng dự án,
trình Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập khu rừng đặc dụng, theo trình tự
sau đây:
a) Tổ chức xây dựng dự án thành lập khu rừng đặc dụng theo quy định tại
khoản 2 Điều này;
b) Lấy ý kiến các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, tổ
chức, cá nhân liên quan. Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được
đề nghị góp ý, cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm trả lời bằng văn bản
gửi về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
c) Trong thời hạn 30 ngày làm việc, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn hoàn thành thẩm định hồ sơ dự án thành lập khu rừng đặc dụng;
d) Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ quy
định tại khoản 3 Điều này, Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định thành lập khu
rừng đặc dụng.
5. Trình tự thành lập khu rừng đặc dụng không thuộc quy định tại khoản 4
Điều này
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, tổ chức xây dựng dự án,
trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập khu rừng đặc dụng theo trình
tự sau đây:
a) Tổ chức xây dựng dự án thành lập khu rừng đặc dụng theo quy định tại
khoản 2 Điều này;
b) Lấy ý kiến tham gia của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các
cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan. Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày
nhận được đề nghị góp ý, cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm trả lời bằng
văn bản gửi về Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
c) Trong thời hạn 30 ngày làm việc, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn hoàn thành thẩm định hồ sơ dự án
thành lập khu rừng đặc dụng;
d) Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ theo
quy định tại khoản 3 Điều này, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét quyết
định thành lập khu rừng đặc dụng.
Điều 17. Thành lập khu rừng phòng hộ
1. Nguyên tắc thành lập khu rừng phòng hộ
a) Có dự án thành lập khu rừng phòng hộ phù hợp với quy hoạch lâm nghiệp
cấp quốc gia;
b) Đáp ứng các tiêu chí đối với từng loại rừng phòng hộ theo quy định tại
Điều 7 của Nghị định này.
2. Nội dung của dự án thành lập khu rừng phòng hộ
a) Đánh giá điều kiện tự nhiên, hiện trạng rừng, các hệ sinh thái tự nhiên;
các giá trị về phòng hộ, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí, cung cấp gỗ
và lâm sản ngoài gỗ, cung ứng dịch vụ môi trường rừng và đa dạng sinh học;
b) Đánh giá về hiện trạng quản lý, sử dụng rừng, đất đai, mặt nước vùng
dự án;
c) Đánh giá về hiện trạng dân sinh, kinh tế - xã hội;
d) Xác định các mục tiêu thành lập khu rừng phòng hộ đáp ứng tiêu chí
rừng phòng hộ;
đ) Xác định phạm vi ranh giới, diện tích khu rừng phòng hộ trên bản đồ;
e) Các chương trình hoạt động, giải pháp thực hiện, tổ chức quản lý;
g) Xác định khái toán vốn đầu tư, phân kỳ đầu tư xây dựng khu rừng phòng
hộ; kinh phí thường xuyên cho các hoạt động bảo vệ, nâng cao đời sống người
dân; hiệu quả đầu tư;
h) Tổ chức thực hiện dự án.
3. Hồ sơ thành lập khu rừng phòng hộ bao gồm:
a) Tờ trình của cơ quan quản lý khu rừng phòng hộ (bản chính);
b) Dự án thành lập khu rừng phòng hộ (bản chính);
c) Bản đồ hiện trạng khu rừng phòng hộ (bản chính) tỷ lệ 1/5.000 hoặc
1/10.000 hoặc 1/25.000 theo hệ quy chiếu VN2000 tùy theo quy mô diện tích của khu
rừng phòng hộ;
d) Tổng hợp ý kiến cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan;
đ) Kết quả thẩm định.
4. Trình tự thành lập khu rừng phòng hộ nằm trên địa bàn 02 tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ương trở lên
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, tổ chức xây dựng dự án,
trình Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập khu rừng phòng hộ theo trình tự
sau đây:
a) Tổ chức xây dựng dự án thành lập khu rừng phòng hộ theo quy định tại
khoản của Điều này;
b) Lấy ý kiến các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, tổ
chức, cá nhân liên quan.
Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị góp ý, cơ
quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm trả lời bằng văn bản gửi về Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn;
c) Trong thời hạn 30 ngày làm việc, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn hoàn thành thẩm định hồ sơ dự án thành lập khu rừng phòng hộ;
d) Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ theo
quy định tại khoản 3 Điều này, Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định thành lập
khu rừng phòng hộ.
5. Trình tự thành lập khu rừng phòng hộ không thuộc quy định tại khoản 4
Điều này
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, tổ chức xây dựng, trình
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập khu rừng phòng hộ theo trình tự
sau đây:
a) Tổ chức xây dựng dự án thành lập khu rừng phòng hộ theo quy định tại
khoản 2 Điều này;
b) Lấy ý kiến tham gia của các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan. Trong
thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị góp ý, cơ quan tổ chức,
cá nhân có trách nhiệm trả lời bằng văn bản gửi về Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
c) Trong thời hạn 30 ngày làm việc, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn hoàn thành thẩm định hồ sơ dự án thành lập khu rừng phòng hộ;
d) Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ theo quy định tại khoản 3 Điều này, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét quyết định thành lập khu rừng phòng hộ.
1. Tổ chức quản lý rừng đặc dụng được quy định như sau:
a) Thành lập ban
quản lý rừng đặc dụng đối với vườn quốc gia; khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo
tồn loài - sinh cảnh, khu bảo vệ cảnh quan có diện tích tập trung từ 3.000 ha
trở lên.
Trường hợp trên
địa bàn cấp tỉnh có một hoặc nhiều khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài -
sinh cảnh, khu bảo vệ cảnh quan có diện tích mỗi khu dưới 3.000 ha thì thành
lập một ban quản lý rừng đặc dụng trên địa bàn;
b) Tổ chức được
giao khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học, vườn thực vật quốc gia, rừng
giống quốc gia tự tổ chức quản lý khu rừng.
Khoản này được hướng dẫn bởi Điều 10
và điều 18 Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ về quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp, cụ thể:
Điều 10. Trách nhiệm quản lý về rừng
đặc dụng
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm trước Chính
phủ thực hiện quản lý nhà nước đối với hệ thống rừng đặc dụng trong phạm vi cả
nước; trực tiếp tổ chức quản lý các khu rừng đặc dụng nằm trên địa bàn từ 02
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước đối với hệ thống rừng đặc
dụng ở địa phương.
Điều 18. Trách nhiệm quản lý về rừng
phòng hộ
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm trước Chính
phủ thực hiện quản lý nhà nước đối với hệ thống rừng phòng hộ trong phạm vi cả
nước; trực tiếp tổ chức quản lý các khu rừng phòng hộ nằm trên địa bàn từ 02
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước đối với hệ thống rừng phòng
hộ ở địa phương.
2. Tổ chức quản
lý rừng phòng hộ được quy định như sau:
a) Thành lập ban
quản lý rừng phòng hộ đối với rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ biên giới
có diện tích tập trung từ 5.000 ha trở lên hoặc rừng phòng hộ chắn gió, chắn
cát bay; rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển có diện tích từ 3.000 ha trở lên;
b) Các khu rừng
phòng hộ không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này thì giao cho tổ
chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, đơn vị vũ trang trên địa
bàn để quản lý.
Khoản này được hướng dẫn bởi Điều 18 Nghị
định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ về quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật Lâm nghiệp, cụ thể:
Điều 18. Trách nhiệm quản lý về rừng
phòng hộ
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm trước Chính
phủ thực hiện quản lý nhà nước đối với hệ thống rừng phòng hộ trong phạm vi cả
nước; trực tiếp tổ chức quản lý các khu rừng phòng hộ nằm trên địa bàn từ 02
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước đối với hệ thống rừng phòng
hộ ở địa phương.
3. Việc tổ chức
quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ thực hiện theo Quy chế quản lý rừng.
QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG
Điều 27. Phương án quản lý rừng bền vững
1. Trách nhiệm
xây dựng và thực hiện phương án quản lý rừng bền vững được quy định như sau:
a) Chủ rừng là
tổ chức phải xây dựng và thực hiện phương án quản lý rừng bền vững;
b) Khuyến khích
chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư hoặc hộ gia đình, cá nhân
liên kết xây dựng và thực hiện phương án quản lý rừng bền vững.
Khoản này được hướng dẫn tại Điều 3,
4 Thông tư số 28/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và phát
triển nông thôn Quy định về quản lý rừng bền vững, cụ thể:
Điều 3. Xây dựng, thực hiện và điều chỉnh phương án quản lý rừng bền vững
1. Chủ rừng có trách nhiệm xây dựng và thực hiện phương án quản lý rừng
bền vững theo quy định tại khoản 1 Điều 27 của Luật Lâm nghiệp.
2. Chủ rừng tự xây dựng hoặc thuê đơn vị tư vấn xây dựng phương án quản
lý rừng bền vững.
3. Thời gian thực hiện phương án quản lý rừng bền vững tối đa là 10 năm
kể từ ngày phương án được phê duyệt. Trường hợp khi cơ quan nhà nước có thẩm
quyền điều chỉnh diện tích rừng, đất lâm nghiệp có ảnh hưởng đến mục đích sử
dụng của khu rừng hoặc khi chủ rừng có nhu cầu thay đổi kế hoạch quản lý, sản
xuất, kinh doanh chủ rừng phải điều chỉnh phương án quản lý rừng bền vững,
trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đối với những nội dung điều chỉnh.
Điều 4. Hồ sơ, tài liệu, bản đồ phục vụ xây dựng phương án quản lý rừng
bền vững
1. Hồ sơ, tài liệu, bản đồ phục vụ xây dựng phương án quản lý rừng bền
vững phải có nguồn gốc hợp pháp và còn hiệu lực áp dụng.
2. Hồ sơ, tài liệu, bản đồ được thu thập, điều tra trực tiếp hoặc kế thừa
từ hồ sơ, tài liệu, bản đồ sẵn có đến thời điểm lập phương án quản lý rừng bền
vững, trường hợp có thay đổi phải điều tra, thống kê, cập nhật bổ sung.
3. Các loại bản đồ, tỷ lệ bản đồ của phương án quản lý rừng bền vững:
a) Các loại bản đồ gồm: bản đồ hiện trạng rừng theo tiêu chuẩn Việt Nam
số TCVN 11565:2016; bản đồ hiện trạng sử dụng đất theo quy định của Bộ Tài
nguyên và Môi trường;
b) Tỷ lệ bản đồ: 1/5.000 hoặc 1/10.000 hoặc 1/25.000 hoặc 1/50.000 theo
hệ quy chiếu VN 2000 do chủ rừng tự chọn loại tỷ lệ bản đồ phù hợp với quy mô
diện tích của khu rừng.
2. Nội dung cơ
bản của phương án quản lý rừng bền vững đối với rừng đặc dụng bao gồm:
a) Đánh giá điều
kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh; thực trạng hệ sinh thái
rừng, đa dạng sinh học, nguồn gen sinh vật, di tích lịch sử - văn hóa, cảnh
quan;
b) Xác định mục
tiêu, phạm vi quản lý rừng bền vững;
c) Xác định diện
tích rừng tại các phân khu chức năng bị suy thoái được phục hồi và bảo tồn;
d) Xác định hoạt
động quản lý, bảo vệ, bảo tồn, phát triển và sử dụng rừng;
đ) Giải pháp và
tổ chức thực hiện.
Khoản này được hướng dẫn tại Điều 5
Thông tư số 28/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và phát triển
nông thôn Quy định về quản lý rừng bền vững, cụ thể:
Điều 5. Nội dung phương án quản lý rừng bền vững đối với rừng đặc dụng
1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh;
thực trạng hệ sinh thái rừng, đa dạng sinh học, di tích lịch sử - văn hóa, cảnh
quan:
a) Đánh giá hiện trạng sử dụng đất, rừng, hệ sinh thái rừng, đa dạng sinh
học, di tích lịch sử - văn hóa, cảnh quan trong phạm vi của khu rừng; đánh giá
điều kiện tự nhiên về vị trí địa lý, địa hình, khí hậu thủy văn, thổ nhưỡng và
kinh tế - xã hội theo số liệu thống kê;
b) Tổng hợp đặc điểm dân số, lao động, dân tộc, thu nhập bình quân đầu người/năm
theo Mẫu số 01 Phụ lục VII kèm theo Thông tư này;
c) Tổng hợp, đánh giá hiện trạng cơ sở hạ tầng về giao thông theo Mẫu số 02 Phụ lục VII kèm theo Thông tư này;
d) Tổng hợp, đánh giá hiện trạng sử dụng đất của chủ rừng từ kết quả
thống kê hoặc kiểm kê đất đai cấp xã năm gần nhất với năm xây dựng phương án
quản lý rừng bền vững theo Mẫu số 03 Phụ lục VII kèm
theo Thông tư này;
đ) Tổng hợp, đánh giá hiện trạng rừng, trữ lượng rừng từ kết quả điều
tra, kiểm kê, theo dõi diễn biến rừng theo Mẫu số 04
và Mẫu số 05 Phụ lục VII kèm theo Thông tư này;
e) Đánh giá đa dạng loài thực vật rừng, động vật rừng chủ yếu; xác định
các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, đặc hữu và sinh cảnh
sống của chúng; xác định hệ sinh thái rừng suy thoái cần phục hồi, khu vực cảnh
quan cần được bảo vệ và tổng hợp danh mục các loài thực vật rừng, động vật rừng
theo các Mẫu số 06, 07, 08 và 09 Phụ lục VII kèm
theo Thông tư này.
2. Xác định mục tiêu, phạm vi quản lý rừng bền vững trong giai đoạn thực
hiện phương án:
a) Về môi trường: xác định tổng diện tích rừng được bảo vệ, độ che phủ
của rừng, diện tích rừng suy thoái cần được phục hồi; hệ sinh thái, đa dạng
sinh học, các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, đặc hữu
được bảo vệ; phát triển và bảo tồn các loài cây bản địa; giảm số vụ cháy rừng,
vi phạm pháp luật về lâm nghiệp;
b) Về xã hội: giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động; ổn
định sinh kế người dân sống trong vùng đệm; nâng cao nhận thức về quản lý rừng
bền vững; từng bước hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng;
c) Về kinh tế: xác định nguồn tài chính bền vững từ các hoạt động chi trả
dịch vụ môi trường rừng, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí, thuê môi
trường rừng, phí, lệ phí; sản lượng gỗ khai thác từ rừng trồng nghiên cứu, thực
nghiệm khoa học, lâm sản ngoài gỗ, trữ lượng các-bon rừng.
3. Xác định diện tích rừng tại các phân khu chức năng bị suy thoái cần
phục hồi và bảo tồn:
a) Diện tích rừng bị suy thoái cần được phục hồi và bảo tồn gồm diện tích
rừng tự nhiên nghèo, nghèo kiệt và diện tích rừng chưa có trữ lượng;
b) Phân chia các trạng thái rừng theo trữ lượng để xác định diện tích
rừng bị suy thoái cần được phục hồi và bảo tồn trên cơ sở kết quả điều tra,
kiểm kê, theo dõi diễn biến rừng.
4. Xác định hoạt động quản lý, bảo vệ, bảo tồn, phát triển và sử dụng
rừng:
a) Tổng hợp kế hoạch sử dụng đất của chủ rừng từ kế hoạch sử dụng đất cấp
xã theo Mẫu số 10 Phụ lục VII kèm theo Thông tư này;
b) Xây dựng kế hoạch quản lý, bảo vệ rừng, bảo vệ hệ sinh thái rừng theo
quy định tại Điều 37 của Luật Lâm nghiệp, Quy chế quản lý rừng và tổng hợp kế
hoạch bảo vệ rừng theo Mẫu số 11 Phụ lục VII kèm
theo Thông tư này;
c) Xây dựng kế hoạch bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ các loài thực vật
rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, đặc hữu theo quy định tại Điều 38 của Luật Lâm nghiệp, Quy chế quản lý rừng và xác định
khu rừng có giá trị bảo tồn cao theo quy định tại Phụ lục IV kèm theo Thông tư
này;
d) Xây dựng phương án phòng cháy và chữa cháy rừng theo quy định tại Điều
39 của Luật Lâm nghiệp và Quy chế quản lý rừng;
đ) Xây dựng kế hoạch phòng trừ sinh vật gây hại rừng theo quy định tại
Điều 40 của Luật Lâm nghiệp và Quy chế quản lý rừng; áp dụng quy trình sử dụng
hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật an toàn và bảo vệ môi trường;
e) Xây dựng kế hoạch phát triển rừng: xác định địa điểm, diện tích, loài
cây trồng; xác định các biện pháp lâm sinh, phát triển rừng đặc dụng theo quy
định tại Điều 45 và Điều 46 của Luật Lâm nghiệp, Quy chế quản lý rừng và quy
định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về các biện pháp lâm sinh; tổng
hợp kế hoạch phát triển rừng theo Mẫu số 11 Phụ lục
VII kèm theo Thông tư này;
g) Xây dựng kế hoạch nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập theo quy
định tại khoản 1 Điều 53 của Luật Lâm nghiệp và Quy chế quản lý rừng;
h) Xây dựng kế hoạch phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí
phù hợp với tiềm năng của khu rừng theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và khoản
5 Điều 53 của Luật Lâm nghiệp và Quy chế quản lý rừng;
i) Xác định vùng đệm và kế hoạch ổn định đời sống dân cư sống trong rừng
đặc dụng theo quy định tại Điều 54 của Luật Lâm nghiệp và Quy chế quản lý rừng;
k) Kế hoạch xây dựng, bảo trì kết cấu hạ tầng phục vụ bảo vệ và phát
triển rừng theo quy định tại Điều 51 của Luật Lâm nghiệp, Quy chế quản lý rừng
và tổng hợp theo Mẫu số 13 Phụ lục VII kèm theo
Thông tư này;
l) Xây dựng kế hoạch hoạt động hỗ trợ cho cộng đồng dân cư và người dân
địa phươmg về giống, kỹ thuật, đào tạo, tập huấn bảo vệ và phát triển rừng,
quản lý rừng bền vững và hạ tầng;
m) Xây dựng kế hoạch tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ
và phát triển rừng, quản lý rừng bền vững;
n) Xây dựng kế hoạch thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng, thuê môi
trường rừng;
o) Xây dựng kế hoạch khoán bảo vệ và phát triển rừng cho hộ gia đình, cá
nhân, cộng đồng dân cư tại chỗ theo quy định hiện hành của Nhà nước;
p) Theo dõi diễn biến rừng theo quy định tại Điều 35 của Luật Lâm nghiệp
và quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về theo dõi diễn biến
rừng.
5. Giải pháp thực hiện phương án quản lý rừng bền vững:
a) Giải pháp về tổ chức, nguồn nhân lực;
b) Giải pháp về phối hợp với các bên liên quan;
c) Giải pháp về khoa học, công nghệ gắn với bảo tồn và phát triển;
d) Giải pháp về nguồn vốn, huy động, thu hút các nguồn vốn đầu tư;
đ) Các giải pháp khác.
6. Tổ chức thực hiện phương án quản lý rừng bền vững:
a) Phân công trách nhiệm, nhiệm vụ thực hiện phương án;
b) Kiểm tra, giám sát thực hiện phương án.
7. Mẫu Phương án quản lý rừng bền vững của chủ rừng là tổ chức quản lý
rừng đặc dụng theo Phụ lục II kèm theo Thông tư này.
3. Nội dung cơ
bản của phương án quản lý rừng bền vững đối với rừng phòng hộ bao gồm:
a) Đánh giá điều
kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh; thực trạng tài nguyên
rừng;
b) Xác định mục
tiêu, phạm vi quản lý rừng bền vững;
c) Xác định chức
năng phòng hộ của rừng;
d) Xác định hoạt
động quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng;
đ) Giải pháp và
tổ chức thực hiện.
Khoản này được hướng dẫn tại Điều 6
Thông tư số 28/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và phát triển
nông thôn Quy định về quản lý rừng bền vững, cụ thể:
Điều 6. Nội dung phương án quản lý rừng bền vững đối với rừng phòng hộ
1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh,
thực trạng tài nguyên rừng, đa dạng sinh học theo quy định tại khoản 1 Điều 5
của Thông tư này.
2. Xác định mục tiêu, phạm vi quản lý rừng bền vững trong giai đoạn thực
hiện phương án:
a) Về môi trường: xác định tổng diện tích rừng được bảo vệ, độ che phủ
của rừng; đảm bảo chức năng phòng hộ của rừng, phòng chống sạt lở, xói mòn đất,
chắn sóng lấn biển, bảo vệ đê biển, chắn cát, chắn gió, bảo vệ nguồn nước, an
toàn hồ đập, bảo vệ môi trường sinh thái, cảnh quan; giảm số vụ cháy rừng, vi
phạm pháp luật về lâm nghiệp;
b) Về xã hội: giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động; ổn định
sinh kế người dân trong khu vực; nâng cao nhận thức về quản lý rừng bền vững;
từng bước hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng;
c) Về kinh tế: xác định nguồn tài chính bền vững từ các hoạt động chi trả
dịch vụ môi trường rừng, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí, thuê môi
trường rừng; sản lượng gỗ khai thác tận thu, tận dụng, gỗ khai thác từ rừng
trồng và lâm sản ngoài gỗ, trữ lượng các-bon rừng.
3. Xác định chức năng phòng hộ của rừng theo tiêu chi rừng phòng hộ quy
định tại Quy chế quản lý rừng, phù hợp với diện tích rừng được giao.
4. Xác định kế hoạch quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng:
a) Tổng hợp kế hoạch sử dụng đất của chủ rừng; xây dựng kế hoạch bảo vệ
rừng, bảo vệ hệ sinh thái rừng; bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ các loài thực
vật rừng, động vật rừng; xây dựng phương án phòng cháy và chữa cháy rừng; xây
dựng kế hoạch phòng trừ sinh vật gây hại rừng theo quy định tại các điểm a, b,
c, d và điểm đ khoản 4 Điều 5 của Thông tư này;
b) Xây dựng kế hoạch phát triển rừng: xác định diện tích, địa điểm, lựa
chọn loài cây trồng; xác định các biện pháp lâm sinh, phát triển rừng phòng hộ
theo quy định tại Điều 45 và Điều 47 của Luật Lâm nghiệp, Quy chế quản lý rừng
và quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về các biện pháp lâm
sinh; tổng hợp kế hoạch phát triển rừng theo Mẫu số 11
Phụ lục VII kèm theo Thông tư này;
c) Xây dựng kế hoạch khai thác lâm sản: xác định diện tích, chủng loại,
sản lượng, địa điểm khai thác lâm sản theo quy định tại Điều 55 của Luật Lâm
nghiệp, Quy chế quản lý rừng và quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn về khai thác lâm sản. Cách tính sản lượng gỗ khai thác rừng theo quy định
tại Phụ lục V và tổng hợp kế hoạch khai thác lâm sản
theo Mẫu số 12 Phụ lục VII kèm theo Thông tư này;
d) Xây dựng kế hoạch nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập theo quy
định tại khoản 1 Điều 56 của Luật Lâm nghiệp và Quy chế quản lý rừng;
đ) Xây dựng kế hoạch phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí
phù hợp với tiềm năng của khu rừng theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và khoản
5 Điều 56 của Luật Lâm nghiệp và Quy chế quản lý rừng;
e) Kế hoạch sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp theo quy định tại Điều
57 của Luật Lâm nghiệp và Quy chế quản lý rừng;
g) Xây dựng và bảo trì kết cấu hạ tầng; xây dựng kế hoạch hoạt động dịch
vụ cho cộng đồng dân cư; chi trả dịch vụ môi trường rừng, thuê môi trường rừng;
tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; khoán bảo vệ và phát triển rừng;
theo dõi diễn biến rừng theo quy định tại các điểm k, l, m, n, o và điểm p
khoản 4 Điều 5 của Thông tư này.
5. Giải pháp và tổ chức thực hiện phương án theo quy định tại khoản 5 và
khoản 6 Điều 5 của Thông tư này.
6. Mẫu Phương án quản lý rừng bền vững của chủ rừng là tổ chức quản lý
rừng phòng hộ theo Phụ lục II kèm theo Thông tư này.
4. Nội dung cơ
bản của phương án quản lý rừng bền vững đối với rừng sản xuất bao gồm:
a) Đánh giá điều
kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội; thực trạng tài nguyên rừng; kết quả sản xuất,
kinh doanh; đánh giá thị trường có ảnh hưởng, tác động đến hoạt động của chủ
rừng;
b) Xác định mục
tiêu, phạm vi quản lý rừng bền vững;
c) Xác định hoạt
động quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng và thương mại lâm sản;
d) Giải pháp và
tổ chức thực hiện.
Khoản này được hướng dẫn tại Điều 7
Thông tư số 28/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và phát triển
nông thôn Quy định về quản lý rừng bền vững, cụ thể:
Điều 7. Nội dung phương án quản lý rừng bền vững đối với rừng sản xuất
1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội; thực trạng tài nguyên
rừng; kết quả sản xuất, kinh doanh; đánh giá thị trường có ảnh hưởng, tác động
đến hoạt động của chủ rừng:
a) Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội; thực trạng tài nguyên
rừng, đa dạng sinh học theo quy định tại khoản 1 Điều 5 của Thông tư này;
b) Đánh giá kết quả sản xuất, kinh doanh của chủ rừng trong 03 năm liên
tiếp liền kề đến trước năm xây dựng phương án quản lý rừng bền vững theo Mẫu số 14 Phụ lục VII kèm theo Thông tư này;
c) Đánh giá thị trường tiêu thụ gỗ, sản phẩm gỗ trong nước có ảnh hưởng,
tác động đến hoạt động của chủ rừng; dự tính, dự báo các tác động của thị
trường đến hoạt động sản xuất, kinh doanh rừng, chế biến, thương mại lâm sản;
khả năng liên kết nâng cao hiệu quả sản xuất.
2. Xác định mục tiêu, phạm vi quản lý rừng bền vững trong giai đoạn thực
hiện phương án:
a) Về kinh tế: trồng rừng thâm canh, nâng cao năng xuất, chất lượng rừng
trồng; nâng cao chất lượng rừng tự nhiên; diện tích, sản lượng gỗ khai thác từ
rừng trồng, sản lượng gỗ khai thác tận thu, tận dụng; giá trị thu từ các hoạt
động chi trả dịch vụ môi trường rừng, trữ lượng các-bon rừng và các dịch vụ
khác;
b) Về môi trường: tổng diện tích rừng được bảo vệ, độ che phủ của rừng
đạt được; bảo tồn tính đa dạng sinh học, bảo vệ các loài thực vật rừng, động
vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; giảm số vụ cháy rừng, vi phạm pháp luật về lâm
nghiệp; diện tích rừng được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững;
c) Về xã hội: giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động; đào
tạo, tập huấn, nâng cao nhận thức về bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng và quản
lý rừng bền vững; từng bước hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng.
3. Xác định kế hoạch quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng và thương
mại lâm sản:
a) Tổng hợp kế hoạch sử dụng đất của chủ rừng; xây dựng kế hoạch bảo vệ
rừng, bảo vệ hệ sinh thái rừng; bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ các loài thực
vật rừng, động vật rừng; xây dựng phương án phòng cháy và chữa cháy rừng; xây
dựng kế hoạch phòng trừ sinh vật gây hại rừng theo quy định tại các điểm a, b,
c, d và điểm đ khoản 4 Điều 5 của Thông tư này;
b) Phân chia chức năng rừng theo các khu rừng có giá trị bảo tồn cao theo
quy định tại Phụ lục IV của Thông tư này;
c) Xây dựng kế hoạch phát triển rừng: xác định địa điểm, diện tích, loài
cây trồng; xác định các biện pháp lâm sinh, phát triển rừng sản xuất theo quy
định tại Điều 45 và Điều 48 của Luật Lâm nghiệp, Quy chế quản lý rừng và quy
định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về các biện pháp lâm sinh; tổng
hợp kế hoạch phát triển rừng theo Mẫu số 11 Phụ lục
VII kèm theo Thông tư này;
d) Xây dựng kế hoạch khai thác lâm sản: xác định diện tích, chủng loại,
sản lượng, địa điểm khai thác lâm sản theo quy định tại Điều 58 và Điều 59 của
Luật Lâm nghiệp, Quy chế quản lý rừng và quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn về khai thác lâm sản. Cách tính sản lượng gỗ khai thác rừng
theo quy định tại Phụ lục V và tổng hợp kế hoạch khai
thác lâm sản theo Mẫu số 12 Phụ lục VII kèm theo
Thông tư này;
đ) Xây dựng kế hoạch nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập; kế hoạch
phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí phù hợp với tiềm năng của
khu rừng theo quy định tại các khoản 3, 4 và khoản 5 Điều 60 của Luật Lâm
nghiệp và Quy chế quản lý rừng;
e) Xây dựng kế hoạch sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp theo quy định
tại khoản 1 và khoản 2 Điều 60 của Luật Lâm nghiệp và Quy chế quản lý rừng;
g) Xây dựng và bảo trì kết cấu hạ tầng; xây dựng kế hoạch hoạt động dịch
vụ cho cộng đồng dân cư; chi trả dịch vụ môi trường rừng, thuê môi trường rừng;
tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; theo dõi diễn biến rừng theo quy
định tại các điểm k, l, m, n và điểm p khoản 4 Điều 5 của Thông tư này;
h) Xây dựng kế hoạch cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững phù hợp với mục
đích sử dụng rừng;
i) Xây dựng kế hoạch chế biến, thương mại lâm sản: xác định vị trí, quy
mô nhà xưởng, công nghệ, máy móc, thiết bị, nguồn nguyên liệu, loại hình sản
phẩm, thị trường tiêu thụ, các nguồn lực đầu tư.
4. Giải pháp và tổ chức thực hiện phương án quản lý rừng bền vững theo
quy định tại khoản 5 và khoản 6 Điều 5 của Thông tư này.
5. Mẫu Phương án quản lý rừng bền vững của chủ rừng là tổ chức quản lý
rừng sản xuất theo Phụ lục II kèm theo Thông tư này.
5. Bộ trưởng Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chi tiết về nội dung phương án
quản lý rừng bền vững; quy định trình tự, thủ tục xây dựng, phê duyệt phương án
quản lý rừng bền vững.
Điều này được hướng dẫn từ Điều 8 đến
Điều 13 Thông tư số 28/2018/TT-BNNPTNT
ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Quy định về quản lý
rừng bền vững, cụ thể:
Điều 8. Nội dung phương án quản lý rừng bền vững của hộ gia đình, cá
nhân, cộng đồng dân cư, nhóm hộ
Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư hoặc hộ gia đình, cá nhân liên kết
hình thành nhóm hộ tự nguyện xây dựng và tổ chức thực hiện phương án quản lý
rừng bền vững theo nội dung hướng dẫn tại Phụ lục III kèm theo Thông tư này.
Điều 9. Phương án quản lý rừng bền vững của chủ rừng quản lý từ hai loại
rừng trở lên
1. Chủ rừng quản lý từ hai loại rừng trở lên xây dựng chung một phương án
quản lý rừng bền vững cho các loại rừng.
2. Nội dung phương án quản lý rừng bền vững thực hiện theo quy định tại
Thông tư này. Mẫu phương án quản lý rừng bền vững của chủ rừng là tổ chức theo Phụ lục II và chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng
đồng dân cư hoặc hộ gia đình, cá nhân liên kết hình thành nhóm hộ theo Phụ lục III kèm theo Thông tư này.
Chương III. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC XÂY DỰNG, PHÊ
DUYỆT PHƯƠNG ÁN QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG
Điều 10. Trình tự xây dựng phương án quản lý rừng bền vững
1. Chủ rừng xây dựng kế hoạch, đề cương, dự toán xây dựng phương án quản
lý rừng bền vững.
2. Rà soát, đánh giá thông tin hồ sơ, tài liệu, bản đồ hiện có.
3. Điều tra, thu thập thông tin hồ sơ, tài liệu, bản đồ bổ sung.
4. Xây dựng phương án quản lý rừng bền vững.
Điều 11. Phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững của chủ rừng là tổ
chức quản lý rừng đặc dụng thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
1. Cơ quan có thẩm phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững là Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Hồ sơ đề nghị phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững:
a) Tờ trình của chủ rừng đề nghị phê duyệt phương án quản lý rừng bền
vững theo quy định tại Phụ lục VI kèm theo Thông tư
này;
b) Phương án quản lý rừng bền vững theo quy định tại Phụ lục II kèm theo
Thông tư này;
c) Các loại bản đồ theo quy định tại khoản 3 Điều 4 của Thông tư này.
3. Cách thức nộp hồ sơ: chủ rừng nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua bưu điện
hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc trực tuyến.
4. Trình tự thực hiện:
a) Chủ rừng nộp 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này
đến Tổng cục Lâm nghiệp. Đối với hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 01 ngày làm
việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Tổng cục Lâm nghiệp có trách nhiệm hướng dẫn
trực tiếp hoặc bằng văn bản cho chủ rừng biết để hoàn thiện;
b) Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ,
Tổng cục Lâm nghiệp xem xét, lấy ý kiến các Cục, Vụ, đơn vị liên quan về nội
dung phương án.
Trường hợp nội dung phương án quản lý rừng bền vững đạt yêu cầu, Tổng cục
Lâm nghiệp trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt phương án.
Trường hợp nội dung phương án quản lý rừng bền vững chưa đạt yêu cầu,
Tổng cục Lâm nghiệp thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho chủ rừng biết để
bổ sung, hoàn thiện phương án trong thời hạn 05 ngày làm việc trước khi trình
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt phương án;
c) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững và trả kết
quả cho chủ rừng. Trường hợp không phê duyệt phương án phải trả lời bằng văn
bản và nêu rõ lý do.
Điều 12. Phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững của chủ rừng là tổ
chức kinh tế và chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư
1. Chủ rừng là tổ chức kinh tế được nhà nước cho thuê đất để trồng rừng
sản xuất bằng vốn tự đầu tư; chủ rừng là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
được Nhà nước cho thuê đất để trồng rừng sản xuất tự phê duyệt và thực hiện
phương án quản lý rừng bền vững.
2. Chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư hoặc hộ gia đình,
cá nhân liên kết hình thành nhóm hộ tự phê duyệt và thực hiện phương án quản lý
rừng bền vững.
Điều 13. Phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững của chủ rừng là tổ
chức không thuộc đối tượng quy định tại Điều 11 và khoản 1 Điều 12 của Thông tư
này
1. Cơ quan có thẩm phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững là Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh.
2. Hồ sơ đề nghị phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững theo quy định
tại khoản 2 Điều 11 của Thông tư này.
3. Cách thức nộp hồ sơ theo quy định tại khoản 3 Điều 11 của Thông tư
này.
4. Trình tự thực hiện:
a) Chủ rừng nộp 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này
đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Đối với hồ sơ không hợp lệ, trong
thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn có trách nhiệm hướng dẫn trực tiếp hoặc bằng văn bản cho chủ
rừng biết để hoàn thiện;
b) Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, lấy ý kiến các Sở, ngành: Tài
nguyên và Môi trường, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Công Thương về nội dung phương
án.
Trường hợp nội dung phương án quản lý rừng bền vững đạt yêu cầu, Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt phương
án.
Trường hợp nội dung phương án quản lý rừng bền vững chưa đạt yêu cầu, Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho
chủ rừng biết để bổ sung, hoàn thiện phương án trong thời hạn 05 ngày làm việc
trước khi trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt phương án;
c) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt
phương án quản lý rừng bền vững và trả kết quả cho chủ rừng. Trường hợp không
phê duyệt phương án phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
1. Chứng chỉ quản lý rừng bền vững được cấp cho chủ rừng theo nguyên tắc tự nguyện.
2. Chủ rừng được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững trong nước hoặc quốc tế khi có phương án quản lý rừng bền vững và đáp ứng các tiêu chí quản lý rừng bền vững.
3. Tổ chức hoạt động đánh giá, cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững tại Việt Nam phải tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam.
4. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về tiêu chí quản lý rừng bền vững.
Điều này được hướng dẫn bởi Điều 34
Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ về quy định chi tiết
thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp, cụ thể:
Điều 34. Hoạt động cấp chứng chỉ quản
lý rừng bền vững
1. Hoạt động cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững là hoạt động kinh doanh
dịch vụ đánh giá sự phù hợp thuộc danh mục đầu tư, kinh doanh có điều kiện theo
quy định của pháp luật về đầu tư.
2. Việc công nhận, đăng ký hoạt động của tổ chức đánh giá, cấp chứng chỉ
quản lý rừng bền vững thực hiện theo quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ
đánh giá sự phù hợp của Chính phủ.
3. Cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững theo tiêu chuẩn quản lý rừng bền
vững được quốc tế công nhận hoặc Bộ tiêu chí quản lý rừng bền vững do Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành theo quy định tại khoản
4 Điều 28 của Luật Lâm nghiệp.
Điều này được hướng dẫn tại Chương IV
từ Điều 14 đến Điều 17 Thông tư số
28/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Quy định về quản lý rừng bền vững, cụ thể:
Chương IV. TIÊU CHÍ
QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG VÀ CHỨNG CHỈ QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG
Điều 14. Tiêu chí quản
lý rừng bền vững
Bộ tiêu chí quản lý
rừng bền vững gồm 07 nguyên tắc, 34 tiêu chí và 122 chỉ số. Chi tiết Bộ tiêu
chí quản lý rừng bền vững theo quy định tại Phụ lục I kèm theo Thông tư này.
Điều 15. Loại chứng chỉ
quản lý rừng bền vững
1. Chứng chỉ quản lý
rừng bền vững gồm:
a) Chứng chỉ quản lý
rừng bền vững do Việt Nam cấp;
b) Chứng chỉ quản lý
rừng bền vững do tổ chức quốc tế cấp;
c) Chứng chỉ quản lý
rừng bền vững do Việt Nam hợp tác với quốc tế cấp.
2. Chứng chỉ quản lý
rừng bền vững theo quy định tại khoản 1 Điều này là bằng chứng chứng minh tính
hợp pháp của nguồn gốc gỗ.
Điều 16. Tổ chức đánh
giá, cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững
1. Tổ chức đánh giá,
cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững gồm:
a) Tổ chức đánh giá,
cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững Việt Nam;
b) Tổ chức đánh giá,
cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững quốc tế;
c) Tổ chức đánh giá,
cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững hợp tác giữa Việt Nam và quốc tế.
2. Hoạt động của Tổ
chức đánh giá, cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững thực hiện theo quy định tại
Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về
điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp.
Điều 17. Cấp chứng chỉ
quản lý rừng bền vững
1. Chủ rừng tự nguyện
và tự quyết định lựa chọn loại chứng chỉ quản lý rừng bền vững và Tổ chức đánh
giá, cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững.
2. Cấp chứng chỉ quản
lý rừng bền vững:
a) Chủ rừng được cấp
chứng chỉ quản lý rừng bền vững khi đáp ứng các điều kiện theo quy định tại
khoản 2 Điều 28 của Luật Lâm nghiệp;
b) Việc đánh giá, cấp
chứng chỉ quản lý rừng bền vững thực hiện theo hướng dẫn của Tổ chức đánh giá,
cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững.
ĐÓNG, MỞ CỬA RỪNG TỰ NHIÊN
Điều 29. Nguyên tắc đóng, mở cửa rừng tự nhiên
1. Bảo đảm quản lý rừng bền vững, bảo tồn tài nguyên rừng và đa dạng sinh học.
2. Bảo đảm công khai và minh bạch.
3. Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các bên liên quan khi thực hiện đóng, mở cửa rừng tự nhiên.
1. Đóng cửa rừng tự nhiên được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Tình trạng phá rừng, khai thác rừng trái quy định của pháp luật diễn biến phức tạp, có nguy cơ làm suy giảm nghiêm trọng tài nguyên rừng;
b) Rừng tự nhiên nghèo cần được phục hồi; đa dạng sinh học và chức năng phòng hộ của rừng bị suy thoái nghiêm trọng.
2. Mở cửa rừng tự nhiên được thực hiện khi khắc phục được tình trạng quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Việc đóng, mở cửa rừng tự nhiên thực hiện theo Quy chế quản lý rừng.
1. Thủ tướng Chính phủ quyết định đóng, mở cửa rừng tự nhiên trên phạm vi cả nước hoặc trên phạm vi nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định đóng, mở cửa rừng tự nhiên đối với diện tích rừng tự nhiên tại địa phương sau khi được Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua đề án đóng, mở cửa rừng tự nhiên.
3. Quyết định đóng, mở cửa rừng tự nhiên phải được công bố, niêm yết công khai.
4. Trình tự, thủ tục công bố quyết định đóng, mở cửa rừng tự nhiên thực hiện theo Quy chế quản lý rừng.
Điều này được hướng dẫn bởi Điều 33
Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ về quy định chi tiết
thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp, cụ thể:
Điều 33. Trình tự, thủ tục đóng, mở
cửa rừng tự nhiên
1. Nội dung cơ bản của đề án đóng hoặc mở cửa rừng tự nhiên bao gồm:
a) Xác định được sự cần thiết của việc đóng hoặc mở cửa rừng tự nhiên;
b) Đánh giá thực trạng điều kiện kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh
trên phạm vi địa bàn;
c) Đánh giá hiện trạng tài nguyên rừng về trữ lượng, chất lượng; đánh giá
về hệ sinh thái rừng, đa dạng sinh học của rừng;
d) Xác định được các giải pháp quản lý, tổ chức thực hiện trong thời gian
đóng hoặc mở cửa rừng tự nhiên; xác định quyền và lợi ích hợp pháp của các bên
liên quan khi thực hiện đóng hoặc mở cửa rừng tự nhiên;
đ) Xác định và bố trí nguồn kinh phí thực hiện đóng, mở cửa rừng.
2. Trình tự, thủ tục đóng hoặc mở cửa rừng tự nhiên thuộc thẩm quyền của
Thủ tướng Chính phủ
a) Hồ sơ đề nghị đóng hoặc mở cửa rừng tự nhiên bao gồm: văn bản đề nghị
của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; đề án đóng hoặc mở cửa rừng tự
nhiên;
b) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Thủ tướng Chính phủ hồ sơ
đóng hoặc mở cửa rừng tự nhiên quy định tại điểm a khoản này;
c) Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, Thủ
tướng Chính phủ xem xét, quyết định đóng hoặc mở cửa rừng tự nhiên.
3. Trình tự, thủ tục đóng hoặc mở cửa rừng tự nhiên thuộc thẩm quyền của
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
a) Hồ sơ đề nghị đóng hoặc mở cửa rừng tự nhiên bao gồm: văn bản đề nghị
của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; đề án đóng hoặc mở cửa rừng tự
nhiên;
b) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh hồ sơ đóng hoặc mở cửa rừng tự nhiên quy định tại điểm a khoản này.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm trình Hội đồng nhân dân cùng
cấp thông qua đề án đóng hoặc mở cửa rừng tự nhiên;
c) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày được Hội đồng nhân dân cùng
cấp thông qua đề án đóng hoặc mở cửa rừng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
xem xét, quyết định đóng hoặc mở cửa rừng tự nhiên trên địa bàn.
4. Công bố quyết định đóng, mở cửa rừng tự nhiên
Quyết định đóng, mở cửa rừng tự nhiên được công bố công khai trên các
phương tiện thông tin trong phạm vi cả nước, Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
1. Nhà nước cấp kinh phí bảo vệ và phát triển rừng sản xuất là rừng tự nhiên trong giai đoạn đóng cửa rừng tự nhiên.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định hỗ trợ cho chủ rừng khi thực hiện quyết định đóng cửa rừng tự nhiên của Thủ tướng Chính phủ.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét, quyết định hỗ trợ cho chủ rừng khi thực hiện quyết định đóng cửa rừng tự nhiên của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
ĐIỀU TRA, KIỂM KÊ, THEO DÕI DIỄN BIẾN, CƠ SỞ DỮ LIỆU RỪNG
Điều 33. Điều tra rừng
1. Nội dung điều tra rừng bao gồm:
a) Điều tra, phân loại rừng; phân cấp mức độ xung yếu của rừng phòng hộ;
b) Điều tra, đánh giá chất lượng rừng, tiềm năng phát triển rừng;
c) Điều tra, đánh giá tình trạng mất rừng và suy thoái rừng;
d) Điều tra, đánh giá đa dạng sinh học trong rừng;
đ) Xây dựng và duy trì hệ thống giám sát diễn biến rừng;
e) Đánh giá về giảm phát thải khí nhà kính do thực hiện các giải pháp hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý rừng bền vững, bảo tồn và nâng cao trữ lượng các-bon rừng.
2. Tổ chức điều tra rừng được quy định như sau:
a) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thực hiện và công bố kết quả điều tra rừng toàn quốc 05 năm một lần và theo chuyên đề; chỉ đạo việc thực hiện điều tra rừng cấp tỉnh;
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện điều tra rừng tại địa phương và công bố kết quả.
3. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chi tiết nội dung điều tra rừng; quy định phương pháp, quy trình điều tra rừng.
Điều này được hướng dẫn tại Chương
III từ Điều 9 đến Điều 24 Thông tư số
33/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Quy định về điều tra, kiểm kê và theo dõi diễn biến rừng, cụ thể:
Mục 1. ĐIỀU TRA RỪNG THEO CHUYÊN ĐỀ
Điều 9. Nhiệm vụ, quy trình và tổ
chức điều tra rừng theo chuyên đề
1. Nhiệm vụ điều tra rừng theo chuyên đề, bao gồm: điều tra diện tích
rừng; điều tra trữ lượng rừng; điều tra cấu trúc rừng; điều tra tăng trưởng
rừng; điều tra tái sinh rừng; điều tra lâm sản ngoài gỗ; điều tra lập địa; điều
tra đa dạng hệ sinh thái rừng; điều tra hệ thực vật rừng; điều tra hệ động vật
rừng có xương sống; điều tra côn trùng rừng và sâu, bệnh hại rừng.
2. Quy trình điều tra rừng theo chuyên đề:
a) Công tác chuẩn bị, bao gồm: xây dựng đề cương và dự toán kinh phí;
chuẩn bị vật liệu và trang thiết bị cần thiết; thu thập và xử lý ảnh, bản đồ,
tài liệu liên quan; xác định dung lượng mẫu cần thiết theo nội dung điều tra;
thiết kế hệ thống mẫu điều tra trên bản đồ;
b) Điều tra thực địa, bao gồm: thiết lập mẫu điều tra trên thực địa; thu
thập số liệu, mẫu vật trên các mẫu điều tra; điều tra bổ sung các lô trạng thái
rừng xây dựng bản đồ hiện trạng rừng, bản đồ chuyên đề khác (nếu có); kiểm tra,
giám sát và nghiệm thu chất lượng điều tra thực địa;
c) Xử lý, tính toán nội nghiệp, bao gồm: biên tập, hoàn thiện bản đồ hiện
trạng rừng và bản đồ chuyên đề (nếu có); lựa chọn phần mềm, phương pháp thông
kế toán học và xử lý, tính toán diện tích rừng, các chỉ tiêu chất lượng rừng,
lập địa, đa dạng sinh học; phân tích, tổng hợp, viết báo cáo kết quả điều tra
rừng và các báo cáo chuyên đề; kiểm tra, nghiệm thu chất lượng thành quả điều
tra rừng theo chuyên đề.
3. Tổ chức điều tra rừng theo chuyên đề:
a) Tổ chức điều tra rừng theo chuyên đề thực hiện theo quy định của pháp
luật;
b) Cơ quan quyết định các dự án điều tra rừng theo chuyên đề có trách
nhiệm phê duyệt và công bố kết quả điều tra.
Điều 10. Điều tra diện tích rừng
1. Nội dung điều tra diện tích rừng:
a) Điều tra diện tích rừng tự nhiên nguyên sinh, rừng tự nhiên thứ sinh;
b) Điều tra diện tích rừng núi đất, rừng núi đá, rừng trên đất ngập nước
và rừng trên cát;
c) Điều tra diện tích rừng trồng theo loài cây, cấp tuổi;
d) Điều tra diện tích khoanh nuôi tái sinh, diện tích mới trồng chưa
thành rừng, diện tích khác đang được sử dụng để bảo vệ phát triển rừng;
đ) Điều tra diện tích các trạng thái rừng theo chủ rừng và theo đơn vị
hành chính.
2. Phương pháp điều tra diện tích rừng:
a) Điều tra diện tích rừng được thực hiện theo lô trạng thái rừng;
b) Giải đoán ảnh viễn thám; xây dựng bản đồ giải đoán hiện trạng rừng
bằng phần mềm chuyên dụng;
c) Điều tra bổ sung hiện trạng các lô trạng thái rừng ngoài thực địa;
d) Biên tập, hoàn thiện bản đồ hiện trạng rừng và tính toán diện tích các
lô trạng thái rừng bằng các phần mềm chuyên dụng.
3. Thành quả điều tra, đánh giá diện tích rừng:
a) Bản đồ hiện trạng rừng theo yêu cầu của nội dung điều tra đảm bảo tuân
thủ các quy định của pháp luật về bản đồ;
b) Hệ thống số liệu điều tra gốc, số liệu tổng hợp theo các Biểu số 04,
05 và Biểu số 08 Phụ lục II kèm theo Thông tư này;
c) Báo cáo kết quả điều tra, đánh giá diện tích rừng.
Điều 11. Điều tra trữ lượng rừng
1. Nội dung điều tra trữ lượng rừng:
a) Điều tra trữ lượng gỗ của rừng tự nhiên và rừng trồng;
b) Điều tra trữ lượng tre nứa của rừng tự nhiên và rừng trồng;
c) Điều tra trữ lượng gỗ và trữ lượng tre nứa của rừng hỗn giao gỗ - tre
nứa và rừng hỗn giao tre nứa - gỗ.
2. Phương pháp điều tra trữ lượng rừng:
a) Sử dụng ô tiêu chuẩn bố trí ngẫu nhiên hoặc hệ thống, diện tích 1.000
m2, đối với những trạng thái rừng tự nhiên có diện tích lớn hơn
2.000 ha;
b) Sử dụng ô tiêu chuẩn bố trí điển hình, diện tích từ 500 m2
đến 1.000 m2, đối với những trạng thái rừng tự nhiên có diện tích
nhỏ hơn 2.000 ha; tỷ lệ diện tích rút mẫu điều tra từ 0,01% đến 0,1%;
c) Sử dụng ô tiêu chuẩn bố trí điển hình theo từng trạng thái rừng (loài
cây, cấp tuổi), diện tích từ 100 m2 đến 500 m2 đối với
rừng trồng; tỷ lệ diện tích rút mẫu điều tra từ 0,01% đến 0,05%;
d) Điều tra cây gỗ và cây tre nứa bao gồm: xác định tên loài cây, phẩm
chất cây, đo chiều cao vút ngọn, đường kính thân tại vị trí 1,3 m; trường hợp
cần tính toán trữ lượng rừng bị mất thì đo đường kính tại vị trí 1,3 m đối với
cây đã bị chặt hạ vẫn còn trên hiện trường, đo đường kính gốc chặt đối với cây
bị chặt chỉ còn gốc;
đ) Sử dụng các thiết bị điều tra nhanh trữ lượng rừng;
e) Sử dụng biểu trữ lượng, sản lượng lập sẵn để tra cứu;
g) Sử dụng các phần mềm chuyên dụng để xử lý, phương pháp thống kê toán
học tính toán trữ lượng rừng.
3. Thành quả điều tra trữ lượng rừng:
a) Hệ thống số liệu điều tra gốc và biểu tổng hợp trữ lượng rừng theo các
Biểu số 01, 02, 03, 06, 07 và Biểu số 09 Phụ lục II kèm theo Thông tư này;
b) Báo cáo kết quả điều tra, đánh giá trữ lượng rừng.
Điều 12. Điều tra cấu trúc rừng
1. Nội dung điều tra cấu trúc rừng:
a) Chỉ tiêu bình quân lâm phần, bao gồm: đường kính ở vị trí 1,3 m, chiều
cao vút ngọn, tiết diện ngang, trữ lượng;
b) Cấu trúc tổ thành rừng;
c) Cấu trúc mật độ cây rừng;
d) Cấu trúc tầng tán rừng;
đ) Độ tàn che của rừng;
e) Phân bố số cây theo đường kính;
g) Phân bố số cây theo chiều cao;
h) Tương quan giữa chiều cao với đường kính.
2. Phương pháp điều tra cấu trúc rừng:
a) Sử dụng sử dụng ô tiêu chuẩn bố trí điển hình, diện tích tối thiểu
2.000 m2 để điều tra cấu trúc rừng;
b) Đo đếm, thu thập các chỉ tiêu, bao gồm: tên cây rừng, đường kính tại
vị trí 1,3 m, chiều cao vút ngọn, chiều cao dưới cành, đường kính tán cây; vẽ
trắc đồ dọc và trắc đồ ngang của tầng cây gỗ tỷ lệ 1/100;
c) Sử dụng các phương pháp toán học và phần mềm để tính toán các chỉ tiêu
bình quân lâm phần theo quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Thành quả điều tra cấu trúc rừng:
a) Hệ thống số liệu điều tra gốc, các biểu tổng hợp kết quả điều tra cấu
trúc rừng theo các Biểu số 01, 10 và Biểu số 29 Phụ lục II kèm theo Thông tư
này;
b) Trắc đồ ngang, trắc đồ dọc về cấu trúc không gian của rừng;
c) Báo cáo kết quả điều tra, đánh giá cấu trúc rừng.
Điều 13. Điều tra tăng trưởng rừng
1. Nội dung điều tra tăng trưởng rừng:
a) Tăng trưởng thường xuyên hàng năm;
b) Tăng trưởng thường xuyên định kỳ;
c) Tăng trưởng bình quân định kỳ;
d) Tăng trưởng bình quân chung;
đ) Suất tăng trưởng;
e) Điều tra tăng trưởng cây cá lẻ, bao gồm: đường kính, chiều cao, hình
dạng thân cây, thể tích cây;
g) Điều tra tăng trưởng lâm phần, bao gồm: mật độ, đường kính bình quân,
chiều cao bình quân, tổng tiết diện ngang và trữ lượng lâm phần.
2. Phương pháp điều tra tăng trưởng rừng:
a) Phương pháp điều tra tăng trưởng cây cá lẻ, bao gồm: phương pháp giải
tích thân cây, phương pháp khoan tăng trưởng, phương pháp đo lặp định kỳ theo
thời gian và phương pháp sử dụng mô hình sinh trưởng một số loài cây;
b) Phương pháp điều tra tăng trưởng lâm phần, bao gồm: thiết lập ô định
vị để điều tra đo đếm tăng trưởng các chỉ tiêu điều tra lâm phần qua các năm;
trường hợp rừng trồng điều tra tăng trưởng theo các cấp đất;
c) Phương pháp tính toán tăng trưởng rừng tại các điểm a, b, c, d và điểm
đ khoản 1 Điều này theo quy định tại Biểu số 11 Phụ lục II kèm theo Thông tư
này.
3. Thành quả điều tra tăng trưởng rừng:
a) Hệ thống số liệu điều tra gốc và biểu tổng hợp kết quả điều tra tăng
trưởng rừng theo các Biểu số 11, 12, 13, 14, 15 và Biểu số 16 Phụ lục II kèm
theo Thông tư này;
b) Báo cáo kết quả điều tra, đánh giá tăng trưởng rừng.
Điều 14. Điều tra tái sinh rừng
1. Nội dung điều tra tái sinh rừng:
a) Tên các loài cây tái sinh;
b) Chiều cao cây tái sinh;
c) Nguồn gốc cây tái sinh;
d) Mật độ cây tái sinh;
đ) Tổ thành cây tái sinh;
e) Mức độ phân bố cây tái sinh;
g) Chất lượng cây tái sinh;
h) Quan hệ cây tái sinh với tầng cây gỗ;
i) Tỷ lệ cây tái sinh có triển vọng.
2. Phương pháp điều tra tái sinh rừng:
a) Sử dụng ô tiêu chuẩn đo đếm cây tái sinh, được bố trí trong các ô tiêu
chuẩn điều tra cây gỗ, ô định vị hoặc trên diện tích khoanh nuôi tái sinh rừng;
b) Thu thập thông tin, đo đếm các chỉ tiêu theo nội dung quy định tại các
điểm a, b, c, e và điểm g khoản 1 Điều này;
c) Sử dụng thống kê toán học và các phần mềm để tính toán các chỉ tiêu
chiều cao bình quân cây tái sinh, mật độ bình quân cây tái sinh, nhóm chất
lượng cây tái sinh và các chỉ tiêu theo quy định tại các điểm đ, h và điểm i
khoản 1 Điều này.
3. Thành quả điều tra tái sinh rừng:
a) Hệ thống số liệu và biểu tổng hợp kết quả điều tra tái sinh rừng theo
Biểu số 17 và Biểu số 18 Phụ lục II kèm theo Thông tư này;
b) Tổng hợp cây tái sinh triển vọng theo Biểu số 19 Phụ lục II kèm theo
Thông tư này;
c) Báo cáo kết quả điều tra, đánh giá tái sinh rừng.
Điều 15. Điều tra lâm sản ngoài gỗ
1. Nội dung điều tra lâm sản ngoài gỗ:
a) Các sản phẩm có sợi, bao gồm: các loài cây tre, nứa, song, mây, lá và
thân cây có sợi và các loại cỏ;
b) Các sản phẩm làm thực phẩm có nguồn gốc thực vật, bao gồm: thân, chồi,
rễ, củ, lá, hoa, quả, quả hạch, gia vị, hạt có dầu và nấm;
c) Các sản phẩm làm thuốc và mỹ phẩm có nguồn gốc từ thực vật;
d) Các sản phẩm chiết xuất, bao gồm: nhựa, nhựa dầu, nhựa mủ, ta nanh và
thuốc nhuộm, dầu béo và tinh dầu;
đ) Các sản phẩm khác ngoài gỗ.
2. Phương pháp điều tra lâm sản ngoài gỗ:
a) Điều tra thành phần loài: sử dụng tuyến điều tra điển hình hoặc ô tiêu
chuẩn điển hình, xác định toàn bộ các loài lâm sản ngoài gỗ xuất hiện trên
tuyến điều tra hoặc trong ô tiêu chuẩn;
b) Điều tra diện tích: sử dụng phương pháp theo quy định tại khoản 2 Điều
10 của Thông tư này để điều tra diện tích lâm sản ngoài gỗ trong rừng tự nhiên;
thống kê, chồng xếp các bản đồ cây trồng lâm sản ngoài gỗ để bổ sung diện tích
rừng trồng lâm sản ngoài gỗ;
c) Điều tra trữ lượng: trường hợp lâm sản ngoài gỗ là các bộ phận của cây
gỗ, sử dụng phương pháp theo quy định tại khoản 2 Điều 11 của Thông tư này;
trường hợp lâm sản ngoài gỗ có nguồn gốc từ thực vật khác lập các ô tiêu chuẩn
đo đếm toàn bộ các cá thể lâm sản ngoài gỗ, xác định các bộ phận được sử dụng
của cây, xác định năng suất của từng cây để xác định trữ lượng hàng năm và tiềm
năng; trường hợp lâm sản ngoài gỗ có nguồn gốc từ động vật lập các tuyến điều
tra kết hợp với phỏng vấn người dân để xác định các bộ phận sử dụng, năng suất
hàng năm để tính toán trữ lượng.
3. Thành quả điều tra lâm sản ngoài gỗ:
a) Hệ thống số liệu điều tra gốc và biểu tổng hợp kết quả điều tra lâm
sản ngoài gỗ theo các Biểu số 03, 07, 20, 21 và Biểu số 22 Phụ lục II kèm theo
Thông tư này;
b) Bản đồ phân bố lâm sản ngoài gỗ;
c) Báo cáo kết quả điều tra, đánh giá lâm sản ngoài gỗ.
Điều 16. Điều tra lập địa
1. Nội dung điều tra lập địa:
a) Điều tra lập địa cấp 1;
b) Điều tra lập địa cấp 2;
c) Điều tra lập địa cấp 3;
d) Điều tra đất rừng;
đ) Mức độ chi tiết các chỉ tiêu điều tra lập địa cấp 1, cấp 2, cấp 3 và
đất rừng theo quy định tại Biểu số 23 Phụ lục II kèm theo Thông tư này.
2. Phương pháp điều tra lập địa:
a) Sử dụng ô tiêu chuẩn điều tra lập địa, diện tích từ 100 đến 200 m2;
mô tả các yếu tố lập địa, bao gồm: địa hình, địa thế, khí hậu, thủy văn, lớp
phủ bề mặt;
b) Đào, mô tả phẫu diện đất và phân tích các chỉ tiêu lý, hóa của đất
theo quy định tại Biểu số 23 và Biểu số 24 Phụ lục II kèm theo Thông tư này;
c) Chồng ghép các bản đồ.
3. Thành quả điều tra lập địa:
a) Bản đồ lập địa cấp 1, cấp 2, cấp 3 theo quy định của pháp luật về bản
đồ;
b) Hệ thống số liệu điều tra gốc, biểu kết quả phân tích đất;
c) Thuyết minh bản đồ lập địa.
Điều 17. Điều tra cây cá lẻ
1. Nội dung điều tra cây cá lẻ:
a) Điều tra hình dạng thân cây, bao gồm: hình số thường và hình số tự
nhiên của thân cây;
b) Điều tra cây ngả hoặc bộ phận thân cây, bao gồm: đường kính, chiều dài
(hoặc chiều cao) thân cây và thể tích cây (có vỏ, không vỏ);
c) Điều tra cây đứng, bao gồm: đường kính thân tại vị trí 1,3 m, đường
kính gốc, đường kính tán, chiều cao vút ngọn, chiều cao dưới cành, thể tích cây
(có vỏ, không vỏ) và phẩm chất cây;
d) Điều tra gốc chặt, bao gồm: đường kính và chiều cao.
2. Phương pháp điều tra cây cá lẻ:
a) Sử dụng các dụng cụ đo chuyên dùng trong điều tra rừng để đo tính trực
tiếp trên thân cây đứng hoặc bộ phận cây ngả và gốc chặt;
b) Xác định hình số thường: giải tích thân cây để tính thể tích thực của
cây và so sánh với thể tích hình viên trụ có đường kính bằng đường kính vị trí
1,3 m trên thân cây và chiều cao hình viên trụ bằng chiều dài thân cây;
c) Xác định hình số tự nhiên: giải tích thân cây để tính thể tích thực
của cây và so sánh với thể tích hình viên trụ có đường kính bằng đường kính vị
trí 1/10 tính từ gốc trên thân cây và chiều cao bằng chiều dài thân cây;
d) Tính thể tích bộ phận cây ngả: công thức tính thể tích bộ phận cây ngả
hoặc khúc gỗ tròn được tính theo tiết diện ngang bình quân nhân (x) với chiều
dài của cây ngả hoặc khúc gỗ tròn;
đ) Thể tích cây đứng tính gián tiếp qua công thức: V = G.H.F (trong đó: V
là thể tích thân cây; G là diện tích tiết diện ngang thân cây; H là chiều cao
cây; F là hình số) hoặc sử dụng các biểu thể tích lập sẵn và các mô hình tính
thể tích lập sẵn để tra cứu, xác định thể tích cây đứng;
e) Đường kính tán cây được đo thông qua hình chiếu tán trên mặt đất hoặc
đo vẽ trắc đồ ngang của tán cây theo đúng hình dạng và phân bố của chúng trong
lâm phần;
g) Đánh giá phẩm chất cây đứng qua quan sát hình thái và sinh trưởng phát
triển của cây để phân chia các cấp: tốt, trung bình và xấu.
3. Thành quả điều tra cây cá lẻ:
a) Hệ thống số liệu đo đếm, thu thập và biểu tổng hợp kết quả điều tra,
tính toán cây cá lẻ theo Biểu số 25 và Biểu số 26 Phụ lục II kèm theo Thông tư
này;
b) Báo cáo kết quả điều tra, đánh giá cây cá lẻ.
Điều 18. Điều tra đa dạng hệ sinh thái
rừng
1. Nội dung điều tra đa dạng hệ sinh thái rừng:
a) Điều tra diện tích các kiểu thảm thực vật rừng;
b) Điều tra đặc trưng cơ bản của hệ sinh thái rừng, bao gồm các nhóm yếu
tố: động vật rừng, thực vật rừng, địa lý, địa hình, khí hậu, thủy văn và yếu tố
tác động của con người;
c) Điều tra cấu trúc các hệ sinh thái khác, bao gồm: mặt nước tự nhiên và
nhân tạo, trảng cỏ, cây bụi và các sinh cảnh khác.
2. Phương pháp điều tra đa dạng hệ sinh thái rừng:
a) Sử dụng bản đồ hiện trạng rừng theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều
10 của Thông tư này để xác định các kiểu thảm thực vật rừng;
b) Sử dụng ô tiêu chuẩn điển hình có diện tích 2.000 m2 để
điều tra các kiểu thảm thực vật rừng, mô tả các đặc trưng được quy định tại
điểm b và điểm c khoản 1 Điều này.
3. Thành quả điều tra đa dạng hệ sinh thái rừng:
a) Bản đồ hệ sinh thái rừng thể hiện ranh giới phân bố các kiểu thảm thực
vật sinh thái phát sinh theo quy định của pháp luật về bản đồ;
b) Báo cáo thuyết minh đa dạng hệ sinh thái rừng.
Điều 19. Điều tra đa dạng thực vật
rừng
1. Nội dung điều tra đa dạng thực vật rừng:
a) Điều tra thành phần thực vật rừng, bao gồm: thực vật bậc cao có mạch
và thực vật chưa có mạch;
b) Xây dựng danh lục các loài thực vật rừng;
c) Xác định yếu tố địa lý thực vật rừng;
d) Xác định dạng sống thực vật rừng;
đ) Xác định công dụng của thực vật rừng;
e) Điều tra phân bố các loài thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.
2. Phương pháp điều tra thực vật rừng:
a) Sử dụng tuyến điều tra điển hình đi qua các đai cao, các dạng địa
hình, các trạng thái rừng khác nhau; xác định toàn bộ các loài thực vật xuất
hiện; ghi chép dạng sống, công dụng của thực vật theo Biểu số 27 Phụ lục II kèm
theo Thông tư này; xác định phân bố của các loài thực vật rừng nguy cấp, quý,
hiếm trên bản đồ hoặc bằng máy định vị trên tuyến điều tra kết hợp với phỏng
vấn người dân địa phương;
b) Thu mẫu tiêu bản thực vật rừng và mô tả theo Biểu số 28 Phụ lục II kèm
theo Thông tư này.
3. Thành quả điều tra thực vật rừng:
a) Danh lục thực vật theo Biểu số 29 Phụ lục II kèm theo Thông tư này;
b) Danh lục các loài thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm;
c) Bản đồ phân bố thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm;
d) Mẫu tiêu bản thực vật rừng;
đ) Báo cáo kết quả điều tra, đánh giá đa dạng thực vật rừng.
Điều 20. Điều tra đa dạng động vật
rừng có xương sống
1. Nội dung điều tra đa dạng động vật rừng có xương sống:
a) Điều tra, xây dựng danh lục thú;
b) Điều tra, xây dựng danh lục chim;
c) Điều tra, xây dựng danh lục bò sát, lưỡng cư;
d) Điều tra, xây dựng danh lục cá;
đ) Điều tra quần thể, phân bố và xây dựng danh lục các loài động vật nguy
cấp, quý, hiếm.
2. Phương pháp điều tra động vật rừng có xương sống:
a) Sử dụng tuyến và điểm điển hình đại diện cho các sinh cảnh; quan sát
trực tiếp, đếm số lượng cá thể, số lượng đàn, cấu trúc đàn đối với thú lớn,
phạm vi hoạt động của đàn; nhận biết tiếng kêu, hót; nhận biết dấu vết đặc
trưng; sử dụng bẫy ảnh; mẫu phiếu ghi chép điều tra động vật rừng có xương sống
theo Biểu số 30 Phụ lục II kèm theo Thông tư này; thu mẫu tiêu bản và mô tả
theo Biểu số 31 Phụ lục II kèm theo Thông tư này;
b) Điều tra mẫu vật, dấu vết còn giữ lại ở các thôn, bản, kết hợp phỏng
vấn người dân địa phương.
3. Thành quả điều tra đa dạng động vật rừng có xương sống:
a) Danh lục động vật rừng theo Biểu số 32 Phụ lục II kèm theo Thông tư này;
b) Danh lục động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm;
c) Bản đồ phân bố động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm;
d) Mẫu tiêu bản động vật rừng và phiếu mô tả tiêu bản;
đ) Báo cáo kết quả điều tra, đánh giá động vật rừng có xương sống.
Điều 21. Điều tra côn trùng rừng và
sâu, bệnh hại rừng
1. Nội dung điều tra côn trùng rừng và sâu, bệnh hại rừng:
a) Điều tra côn trùng rừng, bao gồm: thành phần loài, mật độ, phân bố;
b) Xây dựng danh lục côn trùng rừng;
c) Xây dựng danh lục các loài côn trùng rừng nguy cấp, quý, hiếm;
d) Điều tra và dự báo sâu, bệnh hại rừng;
đ) Thu thập mẫu tiêu bản côn trùng rừng và sâu, bệnh hại rừng.
2. Phương pháp điều tra côn trùng rừng và sâu, bệnh hại rừng:
a) Sử dụng ô tiêu chuẩn điều tra rừng có diện tích 2.500 m2;
trong ô tiêu chuẩn điều tra rừng thiết lập các tuyến điều tra hệ thống để điều
tra côn trùng biết bay, thiết lập các ô tiêu chuẩn 01 m2 để điều tra
côn trùng đất, chọn các cây tiêu chuẩn để điều tra côn trùng rừng trên cây hoặc
sâu, bệnh hại rừng; ghi chép các chỉ tiêu điều tra côn trùng rừng theo Biểu số
33 Phụ lục II kèm theo Thông tư này; thu thập mẫu tiêu bản và mô tả côn trùng
rừng và sâu bệnh hại rừng theo Biểu số 34 Phụ lục II kèm theo Thông tư này;
b) Sử dụng tuyến điều tra bố trí điển hình để thu thập số liệu, mẫu tiêu
bản của sâu, bệnh hại rừng.
3. Thành quả điều tra côn trùng rừng và sâu, bệnh hại rừng:
a) Danh lục côn trùng rừng theo Biểu số 35 Phụ lục II kèm theo Thông tư
này;
b) Danh lục sâu, bệnh hại rừng;
c) Danh lục côn trùng rừng nguy cấp, quý, hiếm;
d) Mẫu tiêu bản côn trùng, sâu, bệnh hại rừng và phiếu mô tả;
đ) Báo cáo kết quả điều tra, đánh giá côn trùng rừng;
e) Báo cáo kết quả điều tra và dự báo sâu, bệnh hại rừng.
Điều 22. Điều tra sinh khối và trữ
lượng các-bon rừng
1. Nội dung điều tra sinh khối và trữ lượng các-bon rừng:
a) Điều tra sinh khối thực vật sống, bao gồm: các bộ phận của cây trên
mặt đất và dưới đất;
b) Điều tra trữ lượng các bon rừng, bao gồm: các-bon trong sinh khối sống
theo quy định tại điểm a khoản này; các-bon trong gỗ chết, các-bon trong thảm
mục; các-bon trong đất,
2. Phương pháp điều tra sinh khối và trữ lượng các-bon:
a) Thiết lập hệ thống ô tiêu chuẩn theo quy định tại các điểm a và b
khoản 2 Điều 11 của Thông tư này để thu thập số liệu tính toán sinh khối và quy
đổi trữ lượng các-bon;
b) Thu thập mẫu điều tra, bao gồm: cây gỗ, cây tái sinh, cây bụi, thảm
tươi, dây leo, thảm mục, các bộ phận cây dưới mặt đất để tính toán trực tiếp
trữ lượng các-bon;
c) Lấy mẫu đất và phân tích trữ lượng các-bon trong đất;
d) Tính toán trữ lượng các-bon bằng phương pháp trực tiếp từ mẫu điều tra
được quy định tại điểm b khoản này hoặc quy đổi gián tiếp khác từ sinh khối
theo quy định tại điểm a khoản này,
3. Thành quả điều tra sinh khối và trữ lượng các-bon: báo cáo kết quả
điều tra, đánh giá sinh khối và trữ lượng các-bon rừng.
Mục 2. ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ RỪNG THEO
CHU KỲ
Điều 23. Nhiệm vụ, quy trình và tổ
chức điều tra, đánh giá rừng theo chu kỳ
1. Nhiệm vụ điều tra, đánh giá rừng theo chu kỳ
Theo mục tiêu và yêu cầu quản lý, các nhiệm vụ điều tra rừng theo chu kỳ
được xác định cụ thể như sau:
a) Điều tra diện tích rừng theo quy định tại khoản 1 Điều 10 của Thông tư
này;
b) Điều tra trữ lượng rừng theo quy định tại khoản 1 Điều 11 của Thông tư
này; điều tra trữ lượng lâm sản ngoài gỗ theo quy định tại các khoản 1 Điều 15
của Thông tư này; điều tra trữ lượng các-bon theo quy định tại điểm b khoản 1
Điều 22 Thông tư này;
c) Điều tra cấu trúc rừng theo quy định tại khoản 1 Điều 12 của Thông tư
này;
d) Điều tra tăng trưởng rừng theo quy định tại khoản 1 Điều 13 của Thông
tư này;
đ) Điều tra tái sinh rừng theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Thông tư
này;
e) Điều tra cấu trúc cây bụi, thảm tươi;
g) Điều tra lập địa theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 16 Thông tư
này;
h) Điều tra đang dạng hệ sinh thái theo quy định tại khoản 1 Điều 18 của
Thông tư này;
i) Điều tra đa dạng thực vật rừng theo quy định tại khoản 1 Điều 19 của
Thông tư này;
k) Điều tra đa dạng động vật rừng có xương sống theo quy định tại khoản 1
Điều 20 của Thông tư này;
l) Điều tra côn trùng rừng và sâu bệnh hại rừng theo quy định tại khoản
khoản 1 Điều 21 của Thông tư này.
2. Quy trình điều tra, đánh giá rừng theo chu kỳ:
a) Công tác chuẩn bị, bao gồm: xây dựng đề cương và lập kế hoạch điều
tra, đánh giá rừng theo chu kỳ; xây dựng và ban hành các biện pháp kỹ thuật
thực hiện; chuẩn bị vật liệu và trang thiết bị cần thiết; thu thập dữ liệu điều
tra, đánh giá rừng chu kỳ trước; thiết kế hệ thống chùm ô và ô định vị sinh
thái rừng trên bản đồ; giải đoán ảnh vệ tinh xây dựng bản đồ hiện trạng rừng;
b) Điều tra thực địa, bao gồm: thiết lập chùm ô và ô định vị sinh thái rừng
trên thực địa; thu thập số liệu, mẫu vật trên chùm ô và ô định vị; điều tra bổ
sung xây dựng bản đồ trạng thái rừng xây dựng bản đồ hiện trạng rừng; kiểm tra,
giám sát và nghiệm thu chất lượng điều tra thực địa;
c) Xử lý, tính toán nội nghiệp, bao gồm: biên tập, hoàn thiện bản đồ hiện
trạng rừng; lựa chọn phần mềm, phương pháp thống kế toán học và xử lý, tính
toán diện tích rừng, các chỉ tiêu chất lượng rừng, lập địa, đa dạng sinh học; phân
tích, tổng hợp, viết các báo cáo kết quả điều tra rừng theo chu kỳ; kiểm tra,
nghiệm thu chất lượng thành quả điều tra rừng theo chu kỳ;
d) Thiết lập và cập nhật hệ thống cơ sở dữ liệu điều tra, đánh giá rừng
theo chu kỳ.
3. Tổ chức điều tra, đánh giá rừng theo chu kỳ:
a) Tổng cục Lâm nghiệp trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn phê duyệt chủ trương đầu tư, đề cương và dự toán kinh phí thực hiện điều
tra, đánh giá rừng theo chu kỳ trên phạm vi cả nước;
b) Cơ quan chuyên môn được giao nhiệm vụ thực hiện các nội dung kỹ thuật
theo phương pháp được quy định tại Điều 24 của Thông tư này;
c) Tổng cục Lâm nghiệp giám sát quá trình thực hiện, nghiệm thu kết quả
thực hiện hằng năm; hoàn thiện hồ sơ trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn phê duyệt sau khi kết thúc chu kỳ điều tra;
d) Chu kỳ điều tra và việc công bố kết quả điều tra theo quy định tại
khoản 2 Điều 33 của Luật Lâm nghiệp.
Điều 24. Phương pháp điều tra, đánh
giá rừng theo chu kỳ
1. Điều tra diện tích rừng theo chu kỳ sử dụng phương pháp theo quy định
tại khoản 2 Điều 10 của Thông tư này.
2. Điều tra chất lượng rừng theo hệ thống chùm ô:
a) Trên toàn bộ diện tích rừng và diện tích chưa có rừng thiết lập hệ
thống lưới ô vuông 8 km x 8 km, trên mỗi mắt lưới bố trí một chùm ô;
b) Trong mỗi chùm ô thiết lập 5 ô đo đếm theo dạng hình chữ L; khoảng cách
giữa các ô đo đếm là 150 m; mỗi ô đo đếm có diện tích 1000 m2;
c) Định kỳ 5 năm điều tra, thu thập số liệu từ các chùm ô, bao gồm: các
chỉ tiêu về trữ lượng rừng theo phương pháp quy định tại điểm d và điểm g khoản
2 Điều 11 của Thông tư này; các chỉ tiêu tái sinh rừng theo phương pháp quy
định tại khoản 2 Điều 14 của Thông tư này; xác định thành phần loài lâm sản
ngoài gỗ và trữ lượng lâm sản ngoài gỗ theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 15
của Thông tư này; xác định thành phần loài, đo đếm chiều cao và độ che phủ của
cây bụi, thảm tươi; điều tra trữ lượng các-bon rừng theo phương pháp quy định
tại các điểm b, c và điểm d khoản 2 Điều 22 của Thông tư này.
3. Điều tra chất lượng rừng theo hệ thống ô định vị sinh thái rừng quốc
gia:
a) Lựa chọn 10% vị trí các mắt lưới 8 km x 8 km đại diện cho các kiểu
rừng theo đai cao, tiểu vùng sinh thái và vùng sinh thái thiết lập hệ thống ô
định vị sinh thái rừng quốc gia có diện tích 100 ha/ô;
b) Trong mỗi ô định vị sinh thái, thiết lập 3 ô nghiên cứu có diện tích
01 ha/ô;
c) Định kỳ 5 năm điều tra, thu thập số liệu trong các ô định vị sinh
thái, bao gồm: các chỉ tiêu trữ lượng rừng, tái sinh rừng, lâm sản ngoài gỗ,
cây bụi, thảm tươi, trữ lượng các-bon rừng theo quy định tại điểm c khoản 2
Điều này; các chỉ tiêu cấu trúc rừng theo phương pháp quy định tại điểm b và
điểm c khoản 2 Điều 12 của Thông tư này; các chỉ tiêu về tăng trưởng rừng theo
phương pháp quy định tại khoản 2 điều 13 của Thông tư này; các chỉ tiêu về lập
địa theo phương pháp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 16 của Thông tư này; các
chỉ tiêu về đa dạng hệ sinh thái rừng theo phương pháp quy định tại khoản 2
Điều 18 của Thông tư này; sử dụng bản đồ hiện trạng rừng theo quy định tại điểm
a khoản 3 Điều 10 của Thông tư này để xác định các kiểu thảm thực vật rừng, mô
tả các đặc trưng cơ bản của hệ sinh thái rừng; các chỉ tiêu về đa dạng thực vật
rừng theo phương pháp quy định tại khoản 2 Điều 19 của Thông tư này; các chỉ
tiêu về đa dạng động vật rừng có xương sống theo phương pháp quy định tại khoản
2 Điều 20 của Thông tư này; sử dụng các ô nghiên cứu để điều tra các chỉ tiêu
về điều tra côn trùng rừng và sâu bệnh, hại rừng theo phương pháp quy định tại
điểm a khoản 2 Điều 21 của Thông tư này.
d) Giữa các chu kỳ 5 năm rà soát cập nhật các thông tin biến động về chủ
rừng, diện tích rừng và các thông tin thay đổi khác do tác động ngoại cảnh
trong ô định vị sinh thái rừng quốc gia.
1. Kiểm kê rừng thực hiện theo cấp chính quyền gắn với chủ quản lý cụ thể trên phạm vi toàn quốc để xác định hiện trạng diện tích, trữ lượng rừng, đất chưa có rừng quy hoạch cho lâm nghiệp; điều chỉnh, bổ sung cơ sở dữ liệu rừng và đất chưa có rừng.
2. Nội dung cơ bản của kiểm kê rừng bao gồm:
a) Tập hợp và xử lý thông tin về tài nguyên rừng;
b) Kiểm kê diện tích, trữ lượng rừng của lô rừng;
c) Kiểm kê diện tích, trữ lượng rừng của chủ rừng;
d) Kiểm kê tổng diện tích, trữ lượng rừng theo cấp hành chính;
đ) Lập hồ sơ quản lý rừng của lô, khoảnh, tiểu khu, chủ rừng, đơn vị hành chính.
e) Công bố kết quả kiểm kê rừng.
3. Việc kiểm kê rừng được thực hiện 10 năm một lần phù hợp với thời điểm kiểm kê đất đai.
4. Chủ rừng có trách nhiệm thực hiện kiểm kê rừng và chịu sự kiểm tra của cơ quan chuyên ngành về lâm nghiệp cấp tỉnh đối với chủ rừng là tổ chức; hoặc cơ quan chuyên ngành về lâm nghiệp cấp huyện đối với chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư; kê khai số liệu kiểm kê rừng theo biểu mẫu quy định và chịu trách nhiệm về nội dung kê khai.
5. Cơ quan chuyên ngành về lâm nghiệp có trách nhiệm hướng dẫn, hỗ trợ về kỹ thuật và kiểm tra, giám sát thực hiện kiểm kê rừng; hỗ trợ kinh phí kiểm kê rừng cho chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư.
6. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chi tiết nội dung kiểm kê rừng; quy định phương pháp, quy trình kiểm kê rừng.
Điều này được hướng dẫn tại Chương IV
từ Điều 25 đến Điều 31 Thông tư số 33/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ
Nông nghiệp và phát triển nông thôn Quy định về điều tra, kiểm kê và theo dõi
diễn biến rừng, cụ thể:
Điều 25. Nhiệm vụ và tổ chức kiểm kê
rừng
1. Nhiệm vụ kiểm kê rừng, bao gồm: kiểm kê theo trạng thái; kiểm kê theo
chủ quản lý; kiểm kê theo mục đích sử dụng và lập hồ sơ quản lý rừng.
2. Tổ chức kiểm kê rừng:
a) Tổng cục Lâm nghiệp trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn xin chủ trương, xây dựng dự án và tổ chức thực hiện kiểm kê rừng theo quy
định của pháp luật;
b) Ủy ban nhân dân các cấp tổ chức thực hiện kiểm kê rừng tại địa phương;
c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt, công bố kết quả kiểm kê rừng cấp
tỉnh;
d) Tổng cục Lâm nghiệp tổng hợp, trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn phê duyệt và công bố kết quả kiểm kê rừng toàn quốc.
Điều 26. Quy trình kiểm kê rừng
1. Tổng cục Lâm nghiệp cung cấp thông tin điều tra rừng toàn quốc theo
chu kỳ ở thời điểm gần nhất cho các địa phương để thực hiện kiểm kê rừng.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn các chủ rừng thực
hiện kiểm kê rừng trên địa bàn tỉnh.
3. Cơ quan chuyên môn về lâm nghiệp thực hiện các nội dung kỹ thuật, bao
gồm:
a) Chồng ghép bản đồ hiện trạng rừng cấp xã, bản đồ giao đất lên nền ảnh
vệ tinh để xây dựng bản đồ phục vụ kiểm kê rừng;
b) Xác định cụ thể vị trí, ranh giới của các chủ rừng trên bản đồ phục vụ
kiểm kê rừng;
c) Bàn giao kết quả thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều này
cho các chủ rừng.
4. Chủ rừng kiểm tra hiện trạng rừng tại thời điểm kiểm kê và điền thông
tin theo Biểu số 01 và Biểu số 02 Phụ lục III kèm theo Thông tư này.
5. Hạt Kiểm lâm cấp huyện phối hợp với chủ rừng, chính quyền địa phương
và các cơ quan chuyên môn về lâm nghiệp thực hiện các công việc:
a) Kiểm tra hiện trường để hiệu chỉnh vị trí, ranh giới và những thông
tin khác của lô kiểm kê trong trường hợp cần thiết;
b) Hiệu chỉnh thông tin thuộc tính vào từng lô kiểm kê trên bản đồ số
trong trường hợp có sự thay đổi;
c) Biên tập và hoàn thiện bản đồ kiểm kê rừng cấp xã, lập hồ sơ quản lý
rừng theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 31 của Thông tư này.
6. Ủy ban nhân dân cấp xã và Ủy ban nhân dân cấp huyện xác nhận bản đồ
kiểm kê rừng và hồ sơ quản lý rừng của cấp hành chính tương đương, gửi Chi cục
Kiểm lâm cấp tỉnh.
7. Chi cục Kiểm lâm cấp tỉnh phối hợp với các cơ quan chuyên môn thực
hiện các công việc:
a) Ghép các bản đồ kết quả kiểm kê rừng của cấp hành chính nhỏ thành bản
đồ kết quả kiểm kê rừng của cấp hành chính lớn hơn;
b) Xây dựng biểu tổng hợp kết quả kiểm kê rừng theo cấp hành chính, theo
các Biểu số 03, 04, 05, 06, 07, 08, 09 và Biểu số 10 Phụ lục III kèm theo Thông
tư này;
c) Lập hồ sơ quản lý rừng cấp tỉnh theo quy định tại khoản 2 Điều 31 của
Thông tư này.
Điều 27. Kiểm kê theo trạng thái
1. Kiểm kê diện tích, trữ lượng rừng:
a) Rừng tự nhiên và rừng trồng;
b) Rừng trên núi đất, rừng trên núi đá, rừng ngập nước, rừng trên cát;
c) Rừng gỗ, rừng tre nứa, rừng hỗn giao gỗ và tre nứa, rừng cau dừa.
2. Kiểm kê diện tích chưa có rừng:
a) Diện tích có cây tái sinh đang trong giai đoạn khoanh nuôi, phục hồi
để thành rừng;
b) Diện tích đã trồng cây rừng nhưng chưa đạt các tiêu chí thành rừng;
c) Diện tích khác đang được sử dụng để bảo vệ và phát triển rừng.
Điều 28. Kiểm kê theo chủ quản lý
1. Kiểm kê trữ lượng rừng, diện tích rừng của chủ rừng quy định tại Điều
8 của Luật Lâm nghiệp.
2. Kiểm kê diện tích, trữ lượng rừng do Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý.
Điều 29. Kiểm kê theo mục đích sử
dụng
1. Kiểm kê rừng đặc dụng, bao gồm: vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên,
khu bảo tồn loài - sinh cảnh, khu bảo vệ cảnh quan, khu rừng nghiên cứu thực
nghiệm khoa học, vườn thực vật quốc gia và rừng giống quốc gia.
2. Kiểm kê rừng phòng hộ, bao gồm: rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng bảo vệ
nguồn nước của cộng đồng dân cư, rừng phòng hộ biên giới, rừng phòng hộ chắn
gió, chắn cát bay và rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển.
3. Kiểm kê rừng sản xuất, bao gồm: rừng tự nhiên và rừng trồng.
Điều 30. Thành quả kiểm kê
1. Bản đồ kết quả kiểm kê rừng sử dụng hệ quy chiếu VN2000, tỷ lệ theo
quy định của pháp luật về bản đồ:
a) Cấp xã: tỷ lệ tối thiểu 1/10.000;
b) Cấp huyện: tỷ lệ 1/50.000;
c) Cấp tỉnh: tỷ lệ 1/100.000;
d) Toàn quốc: tỷ lệ 1/1.000.000;
đ) Bản đồ kết quả kiểm kê rừng của chủ rừng nhóm II: tỷ lệ phù hợp với
diện tích tương ứng.
2. Hệ thống biểu tổng hợp kết quả kiểm kê rừng theo cấp hành chính thực
hiện theo quy định tại điểm b khoản 7 Điều 26 của Thông tư này.
Điều 31. Lập hồ sơ quản lý rừng
1. Hồ sơ quản lý rừng của chủ rừng:
a) Hồ sơ quản lý rừng của chủ rừng nhóm I được lập theo Biểu số 11 Phụ
lục III kèm theo Thông tư này, trong đó sơ đồ vị trí thửa đất được trích lục từ
bản đồ kết quả kiểm kê rừng cấp xã;
b) Hồ sơ quản lý rừng của chủ rừng nhóm II được lập theo Biểu số 12 Phụ
lục III kèm theo Thông tư này.
2. Hồ sơ quản lý rừng theo đơn vị hành chính, bao gồm:
a) Sổ quản lý rừng: cấp xã, theo Biểu số 13 Phụ lục III kèm theo Thông tư
này; cấp huyện, theo Biểu số 14 Phụ lục III kèm theo Thông tư này; cấp tỉnh,
theo Biểu số 15 Phụ lục III kèm theo Thông tư này;
b) Hệ thống bản đồ kết quả kiểm kê rừng các cấp, theo quy định tại khoản
1 Điều 30 của Thông tư này;
c) Hệ thống biểu kết quả kiểm kê rừng, theo quy định tại điểm b khoản 7 Điều 26 của Thông tư này.
1. Theo dõi diễn biến rừng được thực hiện hằng năm nhằm nắm vững hiện trạng diện tích các loại rừng, đất chưa có rừng; biến động diện tích các loại rừng phục vụ công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
2. Lô rừng là đơn vị cơ sở để theo dõi diễn biến rừng, được tập hợp theo khoảnh, tiểu khu rừng đối với từng chủ rừng và tổng hợp trên địa bàn cấp xã, huyện, tỉnh, quốc gia.
3. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chi tiết Điều này.
Điều này được hướng dẫn tại Chương IV
từ Điều 32 đến Điều 38 Thông tư số 33/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ
Nông nghiệp và phát triển nông thôn Quy định về điều tra, kiểm kê và theo dõi
diễn biến rừng, cụ thể:
Điều 32. Nhiệm vụ và yêu cầu theo dõi diễn biến rừng
1. Nhiệm vụ
theo dõi diễn biến rừng:
a) Theo dõi
diễn biến diện tích theo trạng thái rừng;
b) Theo dõi
diễn biến diện tích theo chủ rừng;
c) Theo dõi
diễn biến diện tích theo mục đích sử dụng rừng;
d) Theo dõi
diễn biến diện tích rừng theo các nguyên nhân.
2. Yêu cầu
theo dõi diễn biến rừng:
a) Sử dụng
kết quả kiểm kê rừng được tích hợp vào cơ sở dữ liệu theo dõi diễn biến rừng
trung tâm đặt tại Tổng cục Lâm nghiệp (gọi tắt là Dữ liệu trung tâm) làm dữ
liệu gốc để thực hiện theo dõi diễn biến rừng hằng năm. Dữ liệu công bố năm
trước là cơ sở dữ liệu thực hiện theo dõi diễn biến rừng năm sau;
b) Sử dụng
Phần mềm cập nhật diễn biến rừng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban
hành;
b) Sử dụng
các thiết bị, dụng cụ đo vẽ, cập nhật cần thiết, bao gồm: máy vi tính cá nhân,
máy định vị vệ tinh, máy tính bảng để khoanh vẽ các lô rừng có biến động.
Điều 33. Quy trình thực hiện theo dõi diễn biến rừng
1. Thu thập
thông tin biến động về rừng:
a) Trong thời
hạn 15 ngày kể từ ngày có biến động về diện tích rừng, chủ rừng nhóm II có
trách nhiệm báo cáo Hạt Kiểm lâm cấp huyện, chủ rừng nhóm I có trách nhiệm báo
cáo kiểm lâm địa bàn về biến động diện tích rừng được giao, được thuê, cán bộ
kiểm lâm địa bàn báo cáo Hạt Kiểm lâm cấp huyện biến động về rừng đối với những
diện tích rừng do Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý và tiếp nhận, thu thập và kiểm
tra, xác minh thông tin biến động về rừng do các chủ rừng nhóm I báo cáo;
b) Mẫu báo
cáo thông tin biến động về diện tích rừng theo Biểu số 01 Phụ lục IV kèm theo
Thông tư này.
2. Thời điểm
xác định có biến động về rừng theo các nguyên nhân quy định như sau:
a) Có biên
bản nghiệm thu kết quả trồng rừng hoặc sau khi kết thúc thời vụ trồng rừng, kết
quả khoanh nuôi tái sinh thành rừng theo các nguyên nhân tại điểm a và điểm c
khoản 1 Điều 37 của Thông tư này;
b) Sau 03 năm
kể từ ngày có biên bản nghiệm thu kết quả trồng rừng hoặc sau khi kết thúc thời
vụ trồng rừng năm thứ nhất đối với nguyên nhân tại điểm b khoản 1 Điều 37 của
Thông tư này;
c) Thời điểm
kết thúc việc khai thác chính rừng trồng đối với nguyên nhân tại điểm a khoản 2
Điều 37 của Thông tư này;
d) Biên bản
kiểm tra xác định diện tích rừng bị thiệt hại của cơ quan có thẩm quyền đối với
các nguyên nhân quy định tại các điểm b, c và điểm d khoản 2 Điều 37 của Thông
tư này;
đ) Biên bản
nghiệm thu hoàn thành khai thác tận dụng gỗ và lâm sản của cấp có thẩm quyền
đối với nguyên nhân quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 37 của Thông tư này;
e) Các văn
bản hoặc biên bản được cơ quan có thẩm quyền lập đối với các nguyên nhân quy
định tại điểm d khoản 1 và điểm e khoản 2 Điều 37 của Thông tư này.
3. Cập nhật
diễn biến rừng:
a) Trong thời
hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo về biến động rừng của chủ rừng hoặc
cán bộ kiểm lâm địa bàn, Hạt Kiểm lâm cấp huyện kiểm tra hồ sơ diễn biến rừng;
kiểm tra xác minh tại hiện trường; cập nhật diễn biến vào phần mềm cập nhật
diễn biến rừng và đồng bộ kết quả cập nhật lên dữ liệu trung tâm;
b) Chi cục
Kiểm lâm cấp tỉnh kiểm tra, đánh giá mức độ đầy đủ của tài liệu, số liệu, cơ sở
dữ liệu, kết quả cập nhật diễn biến rừng do Hạt Kiểm lâm cấp huyện báo cáo;
tổng hợp kết quả theo dõi diễn biến rừng và diện tích chưa thành rừng của toàn
tỉnh;
c) Cục Kiểm
lâm tổng hợp kết quả theo dõi diễn biến rừng toàn quốc;
d) Nội dung
thu thập và cập nhật thông tin biến động về rừng quy định tại các Điều 34, 35,
36 và Điều 37 của Thông tư này.
4. Phê duyệt
và công bố kết quả theo dõi diễn biến rừng
a) Hồ sơ phê
duyệt kết quả, bao gồm: Tờ trình phê duyệt kết quả theo dõi diễn biến rừng;
biểu kết quả tổng hợp theo các Biểu số 02, 03, 04 và Biểu số 05 Phụ lục IV của
Thông tư này; báo cáo đánh giá tình hình diễn biến rừng, phân tích nguyên nhân
tăng, giảm diện tích rừng, diện tích chưa thành rừng trong kỳ và so với cùng kỳ
năm trước; cơ sở dữ liệu theo dõi diễn biến rừng, bao gồm: bản đồ hiện trạng
rừng và thông tin thuộc tính bản đồ (dạng số);
b) Hạt Kiểm
lâm cấp huyện lập hồ sơ phê duyệt kết quả theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều
này, trình Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định công bố hiện trạng rừng, báo
cáo Chi cục Kiểm lâm cấp tỉnh trước ngày 31 tháng 01 năm sau;
c) Chi cục
Kiểm lâm lập hồ sơ phê duyệt kết quả theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều này,
báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
quyết định công bố hiện trạng rừng, báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn trước ngày 28 tháng 02 năm sau;
d) Cục Kiểm
lâm lập hồ sơ phê duyệt kết quả theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này, báo
cáo Tổng cục Lâm nghiệp trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định
công bố hiện trạng rừng toàn quốc trước ngày 31 tháng 3 năm sau.
Điều 34. Theo dõi diễn biến diện tích theo trạng thái
rừng
1. Theo dõi
diễn biến diện tích rừng:
a) Rừng tự
nhiên và rừng trồng;
b) Rừng trên
núi đất, rừng trên núi đá, rừng ngập nước, rừng trên cát;
c) Rừng gỗ,
rừng tre nứa, rừng hỗn giao gỗ và tre nứa, rừng cau dừa.
2. Theo dõi
diễn biến diện tích chưa có rừng:
a) Diện tích
cây trồng chưa thành rừng;
b) Diện tích
khoanh nuôi tái sinh;
c) Diện tích
khác đang được sử dụng để bảo vệ và phát triển rừng.
Điều 35. Theo dõi diễn biến diện tích theo chủ rừng
1. Theo dõi
diễn biến diện tích rừng của các chủ rừng quy định tại Điều 8 của Luật Lâm
nghiệp.
2. Theo dõi
diễn biến diện tích rừng do Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý.
Điều 36. Theo dõi diễn biến diện tích theo mục đích sử
dụng rừng
1. Theo dõi
diễn biến rừng đặc dụng, bao gồm: vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu
bảo tồn loài - sinh cảnh, khu bảo vệ cảnh quan, khu rừng nghiên cứu thực nghiệm
khoa học, vườn thực vật quốc gia, rừng giống quốc gia.
2. Theo dõi
diễn biến rừng phòng hộ, bao gồm: rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng bảo vệ nguồn
nước của cộng đồng dân cư, rừng phòng hộ biên giới, phòng hộ chắn gió, chắn cát
bay, rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển.
3. Theo dõi
diễn biến rừng sản xuất.
Điều 37. Theo dõi diễn biến diện tích rừng theo các
nguyên nhân
1. Tăng diện
tích rừng:
a) Trồng
rừng;
b) Rừng trồng
đủ tiêu chí thành rừng;
c) Khoanh
nuôi tái sinh đủ tiêu chí thành rừng;
d) Các nguyên
nhân khác.
2. Giảm diện
tích rừng:
a) Khai thác
rừng;
b) Khai thác rừng
trái phép;
c) Cháy rừng;
d) Phá rừng
trái pháp luật, lấn chiếm đất rừng;
đ) Chuyển mục
đích sử dụng rừng sang mục đích khác;
e) Các nguyên
nhân khác (sâu, bệnh hại rừng, lốc xoáy, hạn hán, lũ lụt, sạt lở, băng
tuyết...).
Điều 38. Thành quả theo dõi diễn biến rừng
1. Bản đồ kết
quả diễn biến rừng sử dụng hệ quy chiếu VN2000, tỷ lệ theo quy định của pháp
luật về bản đồ:
a) Cấp xã: tỷ
lệ tối thiểu 1/10.000;
b) Cấp huyện:
tỷ lệ 1/50.000;
c) Cấp tỉnh:
tỷ lệ 1/100.000;
d) Toàn quốc:
tỷ lệ 1/1,000.000;
đ) Bản đồ của
chủ rừng nhóm II: tỷ lệ phù hợp với diện tích tương ứng.
2. Biểu tổng
hợp theo dõi diễn biến rừng và diện tích chưa thành rừng của các cấp hành chính
và chủ rừng nhóm II thực hiện theo các Biểu số 02, 03, 04 và Biểu số 05 Phụ lục
IV kèm theo Thông tư này.
3. Quản lý
lưu trữ kết quả theo dõi diễn biến rừng:
a) Dữ liệu
kết quả theo dõi diễn biến rừng (dạng giấy và dạng số) quy định tại khoản 1 và
khoản 2 Điều này được quản lý lưu trữ hằng năm;
b) Dữ liệu
kết quả dạng giấy của cấp xã được quản lý lưu trữ tại Ủy ban nhân dân cấp xã và
Hạt Kiểm lâm cấp huyện; dữ liệu kết quả dạng giấy của cấp huyện được quản lý
lưu trữ tại Hạt Kiểm lâm cấp huyện và chi cục Kiểm lâm cấp tỉnh; dữ liệu kết
quả dạng giấy của cấp tỉnh được quản lý lưu trữ tại Chi cục Kiểm lâm cấp tỉnh,
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; dữ liệu kết quả dạng giấy toàn quốc
được lưu trữ tại Cục Kiểm lâm;
c) Dữ liệu
kết quả dạng số được tích hợp vào cơ sở dữ liệu trên Hệ thống thông tin ngành
Lâm nghiệp đặt tại Tổng cục Lâm nghiệp, được quản lý lưu trữ tại các cấp huyện,
tỉnh và Tổng cục Lâm nghiệp.
1. Cơ sở dữ liệu rừng là tập hợp thông tin, dữ liệu về rừng được thiết lập, cập nhật và duy trì đáp ứng yêu cầu sử dụng thông tin cho công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng và yêu cầu quản lý khác; là bộ phận của hệ thống thông tin về lâm nghiệp.
2. Cơ sở dữ liệu rừng bao gồm:
a) Cơ sở dữ liệu về các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến rừng;
b) Cơ sở dữ liệu về quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng; bảo tồn thiên nhiên, loài nguy cấp, quý, hiếm, nghiên cứu khoa học liên quan đến rừng;
c) Cơ sở dữ liệu về điều tra rừng, kiểm kê rừng, diễn biến rừng, kết quả giảm phát thải khí nhà kính liên quan đến rừng;
d) Cơ sở dữ liệu khác liên quan đến rừng.
3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức lập, quản lý cơ sở dữ liệu rừng thống nhất trong phạm vi cả nước.
BẢO VỆ RỪNG
Điều 37. Bảo vệ hệ sinh thái rừng
Cơ quan nhà nước, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư có hoạt động ảnh hưởng trực tiếp đến hệ sinh thái rừng, sinh trưởng và phát triển của các loài sinh vật rừng phải tuân thủ quy định của Luật này, pháp luật về bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học, bảo vệ và kiểm dịch thực vật, thú y và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Điều này được hướng dẫn bởi khoản 1
Điều 11, khoản 1 Điều 19, khoàn 1 Điều 26 Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày
16/11/2018 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm
nghiệp, cụ thể:
Điều 11. Bảo vệ rừng đặc dụng
1. Bảo vệ hệ sinh thái rừng
a) Việc bảo vệ hệ sinh thái rừng thực hiện theo quy định tại Điều 37 của Luật Lâm nghiệp;
b) Không tiến hành các hoạt động sau đây trong rừng đặc dụng: các hoạt
động làm thay đổi cảnh quan tự nhiên của khu rừng; khai thác trái phép tài
nguyên sinh vật và các tài nguyên thiên nhiên khác; gây ô nhiễm môi trường;
mang hóa chất độc hại, chất nổ, chất dễ cháy trái quy định của pháp luật vào
rừng; chăn thả gia súc, gia cầm, vật nuôi trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của
rừng đặc dụng.
Điều 19. Bảo vệ rừng phòng hộ
1. Bảo vệ hệ sinh thái rừng
a) Việc bảo vệ hệ sinh thái rừng thực hiện theo quy định tại Điều 37 của Luật Lâm nghiệp;
b) Không tiến hành các hoạt động sau đây trong rừng phòng hộ: các hoạt động
làm thay đổi cảnh quan tự nhiên của khu rừng; khai thác trái phép tài nguyên
sinh vật và các tài nguyên thiên nhiên khác; gây ô nhiễm môi trường; mang hóa
chất độc hại, chất nổ, chất dễ cháy trái quy định của pháp luật vào rừng; chăn
thả gia súc, gia cầm, vật nuôi trên diện tích mới trồng rừng, đang trong thời
kỳ chăm sóc.
Điều 26. Bảo vệ rừng sản xuất
1. Bảo vệ hệ sinh thái rừng
a) Việc bảo vệ hệ sinh thái rừng thực hiện theo quy định tại Điều 37 của Luật Lâm nghiệp;
b) Khi tiến hành các hoạt động làm ảnh hưởng trực tiếp đến hệ sinh thái rừng, phải thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và chỉ được thực hiện các hoạt động đó sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
1. Loài thực vật
rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm phải được lập danh mục để quản lý, bảo
vệ.
2. Chính phủ quy
định Danh mục và chế độ quản lý, bảo vệ thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp,
quý, hiếm; trình tự, thủ tục khai thác các loài thực vật rừng, động vật rừng
nguy cấp, quý, hiếm và các loài thực vật rừng hoang dã, động vật rừng hoang dã
thuộc Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật
hoang dã nguy cấp.
Khoản này được hướng dẫn chi tiết tại
Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 của Chính phủ về Quản lý thực vật
rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi công ước về Buôn bán quốc
tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.
3. Bộ trưởng Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định trình tự, thủ tục khai thác gỗ,
lâm sản ngoài gỗ và động vật rừng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều
này.
Điều này được hướng dẫn bởi khoản 2
Điều 11, khoản 2 Điều 19, khoản 2 Điều 26 Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018
của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp, cụ
thể:
Khoản 2 Điều 11. Bảo vệ thực vật
rừng, động vật rừng trong rừng đặc dụng
a) Việc bảo vệ thực vật rừng, động vật rừng thực hiện theo quy định tại Điều 38 của Luật Lâm nghiệp; quy định của Chính phủ về quản lý
thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn
bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp;
b) Tất cả các loài động vật rừng trong khu rừng đặc dụng phải được bảo
vệ, không thực hiện các hoạt động ảnh hưởng tiêu cực đến sinh cảnh sống tự
nhiên và nguồn thức ăn của động vật rừng;
c) Được thả những loài động vật bản địa khỏe mạnh, không có bệnh và đã có
phân bố trong khu rừng đặc dụng; số lượng động vật của từng loài thả vào rừng
phải phù hợp với vùng sống, nguồn thức ăn của chúng và bảo đảm cân bằng sinh
thái của khu rừng;
d) Không thả và nuôi, trồng các loài động vật, thực vật không có phân bố
tự nhiên tại khu rừng đặc dụng.
Khoản 2 Điều 19. Bảo vệ thực vật
rừng, động vật rừng trong rừng phòng hộ
a) Việc bảo vệ thực vật rừng, động vật rừng thực hiện theo quy định tại Điều 38 của Luật Lâm nghiệp; quy định của Chính phủ về quản lý
thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn
bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp;
b) Tất cả các loài động vật rừng trong khu rừng phòng hộ phải được bảo
vệ, không thực hiện các hoạt động ảnh hưởng tiêu cực đến sinh cảnh sống tự
nhiên và nguồn thức ăn của động vật rừng.
Khoản 2 Điều 26. Bảo vệ thực vật
rừng, động vật rừng trong rừng sản xuất
a) Việc bảo vệ thực vật rừng, động vật rừng thực hiện theo quy định tại Điều 38 của Luật Lâm nghiệp và quy định của Chính phủ về quản
lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về
buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp;
b) Tất cả các loài động vật rừng trong khu rừng sản xuất phải được bảo vệ, bảo đảm sinh cảnh sống tự nhiên và nguồn thức ăn của động vật rừng.
1. Chủ rừng phải
lập và thực hiện phương án phòng cháy và chữa cháy rừng; chấp hành sự hướng
dẫn, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Khoản này được hướng dẫn bởi Điều 45
Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ về quy định chi tiết
thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp, cụ thể:
Điều 45. Phương án phòng cháy và chữa
cháy rừng
1. Trách nhiệm lập phương án phòng cháy và chữa cháy rừng
a) Chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư lập phương án phòng
cháy và chữa cháy rừng theo Mẫu số 01 Phụ lục III kèm theo Nghị định này;
b) Chủ rừng là tổ chức lập phương án phòng cháy và chữa cháy rừng theo
Mẫu số 02 Phụ lục III kèm theo Nghị định này;
c) Ủy ban nhân dân cấp xã được giao quản lý đối với diện tích rừng chưa
giao, chưa cho thuê lập phương án phòng cháy và chữa cháy rừng trên địa bàn
theo Mẫu số 03 Phụ lục III kèm theo Nghị định này.
2. Phương án phòng cháy và chữa cháy rừng do tổ chức, Ủy ban nhân dân cấp
xã lập theo quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều này phải gửi đến cơ quan Kiểm
lâm, Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ cấp huyện tham gia ý
kiến.
3. Phương án phòng cháy và chữa cháy rừng phải được bổ sung chỉnh lý kịp
thời khi có những thay đổi về tính chất, đặc điểm nguy hiểm về cháy và các điều
kiện liên quan đến hoạt động chữa cháy rừng.
4. Chủ rừng chịu trách nhiệm tổ chức thực tập phương án phòng cháy và
chữa cháy rừng theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.
5. Cơ quan Kiểm lâm, Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ có
trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc xây dựng và thực hiện phương án phòng cháy
và chữa cháy rừng.
2. Mọi trường
hợp sử dụng lửa trong rừng, gần rừng để dọn nương rẫy, dọn đồng ruộng, chuẩn bị
đất trồng rừng, đốt trước mùa khô hanh hoặc dùng lửa vì mục đích khác, người sử
dụng lửa phải thực hiện các biện pháp phòng cháy và chữa cháy rừng.
3. Tổ chức, hộ
gia đình, cá nhân tiến hành hoạt động trong rừng, xây dựng công trình ở trong
rừng, ven rừng phải chấp hành quy định về phòng cháy và chữa cháy; thực hiện
biện pháp phòng cháy và chữa cháy rừng của chủ rừng.
4. Khi xảy ra
cháy rừng, chủ rừng phải kịp thời chữa cháy rừng, thông báo ngay cho cơ quan,
tổ chức, cá nhân liên quan; khắc phục hậu quả sau cháy rừng và báo cáo cho cơ
quan nhà nước có thẩm quyền. Cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân liên quan có
trách nhiệm phối hợp chữa cháy rừng kịp thời.
5. Trường hợp
cháy rừng xảy ra trên diện rộng có nguy cơ gây thảm họa dẫn đến tình trạng khẩn
cấp, việc chữa cháy rừng phải thực hiện theo quy định của pháp luật về tình
trạng khẩn cấp.
6. Kiểm lâm chủ
trì, phối hợp với lực lượng cảnh sát phòng cháy và chữa cháy, cứu hộ, cứu nạn
hướng dẫn chủ rừng xây dựng phương án phòng cháy và chữa cháy rừng.
7. Chính phủ quy
định chi tiết Điều này.
Điều này được hướng dẫn từ Điều 46
đến Điều 56 Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ về quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp, cụ thể:
Điều 46. Cấp dự báo cháy rừng
1. Cấp dự báo cháy rừng gồm 5 cấp, từ cấp I đến cấp V; ký hiệu biển báo
cấp cháy rừng là 1/2 hình tròn có đường kính vành ngoài 2,5 m; vành trong 1,8 m
nền trắng, xung quanh viền màu đỏ và có mũi tên (quay được) chỉ cấp dự báo từ
cấp I đến cấp V. Chi tiết quy định về cấp dự báo cháy rừng tại Mẫu số 04 Phụ
lục III kèm theo Nghị định này.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có rừng ban hành cấp dự báo cháy rừng và
các bảng tra cấp dự báo cháy rừng.
3. Cơ quan Kiểm lâm các cấp căn cứ tình hình thời tiết, khí tượng thủy
văn để dự báo và thông tin cấp dự báo cháy rừng liên tục hàng ngày trên các
phương tiện thông tin đại chúng khi dự báo đến cấp IV và cấp V.
Điều 47. Điều kiện an toàn về phòng
cháy đối với khu rừng
1. Điều kiện an toàn về phòng cháy đối với khu rừng
a) Có quy định, nội quy về phòng cháy và chữa cháy rừng; có biển báo,
biển cấm lửa được bố trí tại các vị trí quy định, phù hợp với đặc điểm và tính
chất cháy của từng loại rừng;
b) Có phương án phòng cháy và chữa cháy rừng quy định tại Điều 45 của
Nghị định này;
c) Có các công trình phòng cháy và chữa cháy rừng phù hợp với đặc điểm và
tính chất của từng loại rừng;
d) Trang bị phương tiện, dụng cụ phòng cháy và chữa cháy rừng phù hợp với
đặc điểm và tính chất cháy của từng loại rừng theo phương án phòng cháy và chữa
cháy rừng;
đ) Có lực lượng phòng cháy và chữa cháy được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp
vụ phòng cháy và chữa cháy rừng và tổ chức thường trực sẵn sàng, đáp ứng yêu
cầu chữa cháy tại chỗ;
e) Có hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy rừng theo
quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.
2. Đối với các khu rừng có đường sắt, đường dây điện cao thế, đường ống
dẫn khí đốt, dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ đi qua và công trình có nguy cơ gây cháy
rừng phải có đường băng cản lửa, hành lang an toàn phù hợp với từng loại công
trình theo quy định của pháp luật và thường xuyên kiểm tra, dọn sạch vật liệu
cháy trong đường băng cản lửa.
3. Khi đốt nương, rẫy, đồng ruộng, đốt thực bì để chuẩn bị đất trồng rừng
và làm giảm vật liệu cháy trong rừng, người sử dụng lửa phải thực hiện:
a) Biện pháp an toàn phòng cháy và chữa cháy;
b) Không đốt vào những ngày có dự báo nguy cơ cháy rừng ở cấp IV, cấp V.
Trong ngày, tiến hành đốt lúc gió nhẹ, vào trước 9 giờ buổi sáng và sau 16 giờ
buổi chiều;
c) Trước khi đốt phải thông báo với trưởng thôn, bản, tổ đội phòng cháy,
chữa cháy rừng. Trong khi đốt phải bố trí người canh gác, có đủ dụng cụ để dập
lửa khi cháy lan vào rừng; sau khi đốt xong phải dập tắt hết tàn lửa.
4. Sử dụng lửa ở những cơ sở, công trình, công trường và nhà ở được phép
bố trí ở trong rừng phải bảo đảm không để cháy lan vào rừng; sau khi sử dụng
lửa phải dập tắt hết tàn lửa.
Điều 48. Yêu cầu về phòng cháy đối
với dự án phát triển rừng
Khi lập dự án phát triển rừng phải có giải pháp phòng cháy và chữa cháy,
bảo đảm các nội dung sau:
1. Giải pháp ngăn cháy, chống cháy lan giữa các lô, khoảnh và tiểu khu
rừng phù hợp với đặc điểm cháy của từng loại rừng; đến đường sắt, hệ thống
đường dây điện cao thế, đường ống dẫn khí đốt, dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, nhà
và công trình hiện có.
2. Công trình phòng cháy và chữa cháy rừng phù hợp với đặc điểm của từng
loại rừng.
3. Dự toán thiết kế phải bảo đảm đủ kinh phí cho việc thực hiện các hạng
mục công trình phòng cháy và chữa cháy rừng.
Điều 49. Tổ chức, quản lý lực lượng
phòng cháy và chữa cháy rừng
1. Chủ rừng là tổ chức có trách nhiệm thành lập, quản lý hoạt động của
đội phòng cháy và chữa cháy rừng; bảo đảm kinh phí, trang bị phương tiện và các
điều kiện để duy trì hoạt động của đội phòng cháy và chữa cháy rừng.
2. Cơ quan Kiểm lâm có trách nhiệm thành lập, quản lý hoạt động của các
đơn vị phòng cháy và chữa cháy rừng thuộc phạm vi quản lý của mình; chỉ đạo,
kiểm tra và tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ phòng cháy và
chữa cháy rừng chuyên ngành; lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng của chủ rừng và
lực lượng bảo vệ rừng của cơ sở.
3. Cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ có trách
nhiệm hướng dẫn và phối hợp với cơ quan Kiểm lâm thực hiện những quy định tại
khoản 2 Điều này.
4. Việc huấn luyện, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ phòng cháy và chữa
cháy cho lực lượng phòng cháy và chữa cháy rừng thực hiện theo quy định của
pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.
Điều 50. Kiểm tra an toàn về phòng
cháy và chữa cháy rừng
1. Kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng được tiến hành theo
các nội dung sau đây:
a) Thực hiện các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng quy
định tại Điều 47 của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật về phòng
cháy và chữa cháy;
b) Thực hiện trách nhiệm phòng cháy và chữa cháy rừng phù hợp với từng
đối tượng quy định tại Điều 53 và các điều có liên quan của Nghị định này và
quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy;
c) Chấp hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn về phòng cháy và chữa cháy rừng và
các yêu cầu phòng cháy và chữa cháy rừng của người hoặc cơ quan có thẩm quyền.
2. Kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng được tiến hành theo
chế độ kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất.
3. Trách nhiệm kiểm tra an toàn phòng cháy và chữa cháy rừng trước và
trong mùa khô hanh được quy định như sau:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, chủ rừng trong phạm vi quản lý của
mình có trách nhiệm tổ chức kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng
theo quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện
trở lên trong phạm vi quản lý của mình có trách nhiệm tổ chức kiểm tra an toàn
phòng cháy và chữa cháy rừng theo chế độ định kỳ và đột xuất;
c) Cơ quan Kiểm lâm có trách nhiệm kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa
cháy rừng định kỳ đối với các khu rừng có nguy cơ xảy ra cháy; kiểm tra đột xuất
khi có dấu hiệu nguy hiểm cháy rừng hoặc vi phạm quy định an toàn phòng cháy và
chữa cháy rừng và khi có yêu cầu bảo vệ đặc biệt;
d) Cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ có trách
nhiệm kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng 06 tháng hoặc 01 năm đối
với rừng có nguy cơ xảy ra cháy và kiểm tra đột xuất khi có dấu hiệu nguy hiểm
cháy hoặc vi phạm quy định an toàn phòng cháy và chữa cháy rừng và khi có yêu
cầu bảo vệ đặc biệt.
Điều 51. Trách nhiệm báo cháy, chữa
cháy và tham gia chữa cháy rừng, chỉ huy chữa cháy rừng
1. Người phát hiện cháy rừng phải bằng mọi cách báo cháy ngay cho người
xung quanh và cho một hoặc các đơn vị sau đây:
a) Chủ rừng;
b) Đội phòng cháy và chữa cháy rừng nơi gần nhất;
c) Cơ quan Kiểm lâm hoặc cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu
nạn cứu hộ nơi gần nhất;
d) Chính quyền địa phương sở tại hoặc cơ quan Công an, Quân đội nơi gần
nhất.
2. Cơ quan, đơn vị quy định tại khoản 1 Điều này khi nhận được tin báo về
cháy rừng xảy ra trong địa bàn được phân công quản lý phải nhanh chóng huy động
lực lượng, phương tiện đến tổ chức chữa cháy, đồng thời báo cho các cơ quan,
đơn vị cần thiết khác biết để chi viện chữa cháy; trường hợp cháy rừng xảy ra
ngoài địa bàn được phân công quản lý thì sau khi nhận được tin báo cháy phải
bằng mọi cách nhanh chóng báo cho các cơ quan, đơn vị quản lý địa bàn nơi xảy
ra cháy biết để xử lý và tham gia chữa cháy rừng.
3. Người có mặt tại nơi xảy ra cháy rừng phải tìm mọi biện pháp để ngăn
chặn cháy lan và dập cháy; người tham gia chữa cháy phải chấp hành mệnh lệnh
của người chỉ huy chữa cháy.
4. Chủ rừng và các lực lượng công an, kiểm lâm, quân đội, dân quân tự vệ,
cơ quan hữu quan khác có nhiệm vụ chữa cháy và tham gia chữa cháy theo quy định
của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.
5. Việc huy động lực lượng, phương tiện và tài sản để chữa cháy rừng, chỉ
huy chữa cháy rừng, tình thế cấp thiết được sử dụng quyền quyết định phá, dỡ
nhà, công trình, vật chướng ngại và di chuyển tài sản khi chữa cháy rừng thực
hiện theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.
Điều 52. Khắc phục hậu quả, xử lý sau
cháy rừng
1. Chủ rừng xác định mức độ rừng bị thiệt hại sau khi cháy, thống kê và
báo cáo cơ quan Kiểm lâm, Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ,
chính quyền địa phương sở tại.
2. Căn cứ mức độ thiệt hại, chủ rừng xác định và thực hiện các giải pháp
phục hồi rừng sau khi cháy gồm: khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên hoặc có
trồng bổ sung hoặc trồng rừng mới.
3. Cơ quan Kiểm lâm sở tại phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã tổng hợp,
báo cáo cấp có thẩm quyền mức độ thiệt hại, giải pháp khắc phục hậu quả, hỗ trợ
thiệt hại.
Khái niệm “cơ quan kiểm lâm sở tại”
được giải thích tại khoản 1 Điều 3 Thông tư số 27/2018/TT-BNNPTNT ngày
16/11/2018 Quy định về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản, cụ thể:
1. Cơ quan Kiểm lâm sở tại bao gồm: Hạt Kiểm lâm cấp huyện; Chi cục Kiểm
lâm cấp tỉnh ở những địa phương không có Hạt Kiểm lâm cấp huyện.
4. Cơ quan Kiểm lâm, Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, cơ
quan điều tra, xác định nguyên nhân, đối tượng gây cháy rừng, mức độ thiệt hại
và xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều 53. Trách nhiệm về phòng cháy và
chữa cháy rừng của chủ rừng
1. Trách nhiệm của chủ rừng là tổ chức
a) Tổ chức thực hiện các quy định, nội quy, điều kiện an toàn, biện pháp
về phòng cháy và chữa cháy rừng theo quy định của pháp luật;
b) Xây dựng, ban hành các quy định, nội quy và biện pháp về phòng cháy và
chữa cháy trong phạm vi rừng mình quản lý;
c) Xây dựng và tổ chức thực hiện phương án phòng cháy và chữa cháy đối
với khu vực rừng mình quản lý;
d) Tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiến thức phòng cháy và chữa cháy
rừng; huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy rừng; thành lập, quản lý và
duy trì hoạt động của tổ, đội phòng cháy và chữa cháy rừng;
đ) Kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng; đề xuất xử lý các hành
vi vi phạm quy định, nội quy về phòng cháy và chữa cháy rừng và tổ chức khắc
phục kịp thời các thiếu sót, vi phạm quy định an toàn về phòng cháy và chữa
cháy rừng theo thẩm quyền;
e) Đầu tư xây dựng công trình, trang bị phương tiện, dụng cụ phòng cháy
và chữa cháy rừng;
g) Bảo đảm kinh phí đầu tư cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy rừng
theo quy định hiện hành của Nhà nước;
h) Báo cáo định kỳ và đột xuất về công tác phòng cháy và chữa cháy rừng,
thông báo kịp thời cho cơ quan Kiểm lâm sở tại, cơ quan Cảnh sát phòng cháy,
chữa cháy và cứu nạn cứu hộ và cơ quan quản lý trực tiếp những thay đổi có liên
quan đến bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy rừng thuộc phạm vi quản lý;
i) Phối hợp với các chủ rừng khác, chính quyền sở tại, cơ quan, tổ chức
xung quanh trong việc bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng; không
gây nguy hiểm cháy đối với các khu rừng, cơ quan, tổ chức và hộ gia đình lân
cận;
k) Thực hiện các hoạt động phòng cháy và chữa cháy rừng khi có yêu cầu
của cơ quan có thẩm quyền;
l) Phối hợp và tạo điều kiện cho các cơ quan chức năng điều tra, truy tìm
thủ phạm gây cháy rừng.
2. Trách nhiệm của chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư
a) Tổ chức thực hiện các quy định, nội quy, điều kiện an toàn, biện pháp
về phòng cháy và chữa cháy rừng theo quy định của pháp luật;
b) Kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng; đề xuất xử lý các
hành vi vi phạm quy định, nội quy về phòng cháy và chữa cháy rừng và tổ chức
khắc phục kịp thời các thiếu sót, vi phạm quy định an toàn về phòng cháy và
chữa cháy rừng;
c) Đầu tư trang bị phương tiện, dụng cụ phòng cháy và chữa cháy rừng theo
quy định;
d) Bảo đảm kinh phí đầu tư cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy rừng
theo quy định hiện hành của Nhà nước;
đ) Phối hợp với các chủ rừng khác, chính quyền sở tại, cơ quan, tổ chức
xung quanh trong việc bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng; không
gây nguy hiểm cháy đối với các khu rừng, cơ quan, tổ chức và hộ gia đình lân cận;
e) Thực hiện các hoạt động phòng cháy và chữa cháy khi có yêu cầu của cơ
quan có thẩm quyền;g) Phối hợp và tạo điều kiện cho các cơ quan chức năng điều
tra, truy tìm thủ phạm gây cháy rừng.
Điều 54. Trách nhiệm của người đứng
đầu cơ quan, tổ chức có hoạt động ở trong rừng, ven rừng
1. Thực hiện các quy định, nội quy, điều kiện an toàn, biện pháp về phòng
cháy và chữa cháy rừng theo quy định của pháp luật.
2. Đôn đốc nhắc nhở các thành viên trong phạm vi quản lý của mình thực
hiện quy định, nội quy, các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng.
3. Phát hiện cháy, báo cháy và tham gia chữa cháy rừng.
4. Phối hợp với chủ rừng, cơ quan, tổ chức xung quanh trong việc bảo đảm
an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng; không gây nguy hiểm cháy đối với các
khu rừng.
5. Tham gia các hoạt động phòng cháy và chữa cháy rừng khi có yêu cầu của
cơ quan có thẩm quyền, tích cực tham gia chữa cháy rừng khi có cháy rừng xảy
ra.
Điều 55. Trách nhiệm của hộ gia đình,
cá nhân, cộng đồng dân cư sinh sống, hoạt động ở trong rừng, ven rừng
1. Thực hiện các quy định, nội quy, điều kiện an toàn, biện pháp về phòng
cháy và chữa cháy rừng theo quy định của pháp luật.
2. Đôn đốc nhắc nhở các thành viên trong gia đình thực hiện quy định, nội
quy, các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng.
3. Phối hợp với chủ rừng, các hộ gia đình, cơ quan, tổ chức trên địa bàn
trong việc bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng; không gây nguy hiểm
cháy đối với các khu rừng.
4. Tham gia các hoạt động phòng cháy và chữa cháy rừng khi có yêu cầu của
cơ quan có thẩm quyền.
5. Bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng khi được phép sử dụng
nguồn lửa, nguồn nhiệt, các thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt và bảo quản,
sử dụng chất cháy trong rừng và ven rừng.
6. Ngăn chặn và báo kịp thời khi phát hiện nguy cơ trực tiếp phát sinh
cháy rừng và hành vi vi phạm quy định an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng;
báo cháy và chữa cháy kịp thời khi phát hiện cháy và chấp hành nghiêm lệnh huy
động tham gia chữa cháy rừng.
Điều 56. Trách nhiệm của các cơ quan,
đơn vị về phòng cháy và chữa cháy đối với dự án phát triển rừng
1. Cơ quan lập dự án phát triển rừng có trách nhiệm sau:
a) Bảo đảm các yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy rừng khi lập dự án phát
triển rừng;
b) Giám sát quá trình thực hiện dự án phát triển rừng và thi công xây
dựng các công trình phòng cháy và chữa cháy rừng;
c) Tham gia nghiệm thu dự án phát triển rừng và các công trình phòng cháy
và chữa cháy rừng.
2. Chủ đầu tư có trách nhiệm sau:
a) Tổ chức thực hiện dự án phát triển rừng, thi công xây dựng các công
trình phòng cháy và chữa cháy rừng theo đúng dự án, thiết kế đã được phê duyệt;
b) Tổ chức kiểm tra, giám sát thi công và nghiệm thu dự án phát triển
rừng và công trình phòng cháy và chữa cháy rừng.
3. Đơn vị thực hiện dự án phát triển rừng, thi công xây dựng các công
trình phòng cháy và chữa cháy rừng có trách nhiệm sau:
a) Thực hiện dự án phát triển rừng, thi công công trình phòng cháy và
chữa cháy rừng theo đúng thiết kế đã được phê duyệt;
b) Bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy trong quá trình thực hiện dự
án phát triển rừng và thi công công trình phòng cháy và chữa cháy rừng.
4. Cơ quan Kiểm lâm và cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn,
cứu hộ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm sau:
a) Xem xét và trả lời về các giải pháp phòng cháy và chữa cháy đối với dự
án phát triển rừng, dự án xây dựng mới hoặc cải tạo công trình phòng cháy và
chữa cháy rừng;
b) Kiểm tra việc thực hiện những yêu cầu, quy định về phòng cháy và chữa
cháy, xử lý các vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy rừng;
c) Cơ quan Kiểm lâm tham gia nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy đối
với dự án phát triển rừng và công trình phòng cháy và chữa cháy rừng.
1. Việc phòng, trừ sinh vật gây hại rừng; nuôi hoặc chăn, thả động vật vào rừng phải thực hiện theo quy định của Luật này, pháp luật về đa dạng sinh học, bảo vệ và kiểm dịch thực vật, thú y.
2. Chủ rừng phải thực hiện các biện pháp phòng, trừ sinh vật gây hại rừng; khi phát hiện có sinh vật gây hại rừng trên diện tích rừng được giao, được thuê thì phải báo ngay cho cơ quan bảo vệ và kiểm dịch thực vật, cơ quan quản lý chuyên ngành thú y gần nhất để được hướng dẫn và hỗ trợ biện pháp phòng, trừ; tăng cường áp dụng biện pháp lâm sinh, sinh học trong phòng, trừ sinh vật gây hại rừng.
3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm tổ chức dự báo tình hình dịch bệnh; chỉ đạo biện pháp phòng, trừ sinh vật gây hại rừng.
4. Ủy ban nhân dân các cấp tổ chức, chỉ đạo việc phòng, trừ sinh vật gây hại rừng tại địa phương, không để sinh vật gây hại rừng lây lan sang địa phương khác.
1. Ban quản lý rừng đặc dụng, ban quản lý rừng phòng hộ nơi không thành lập Kiểm lâm; doanh nghiệp nhà nước, tổ chức không thuộc lực lượng vũ trang được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng và đất rừng được tổ chức lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng.
2. Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
a) Tuần tra, kiểm tra về bảo vệ rừng, đất rừng quy hoạch cho lâm nghiệp;
b) Thực hiện biện pháp phòng cháy và chữa cháy rừng;
c) Thực hiện biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn hành vi vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ, phát triển rừng; được sử dụng công cụ hỗ trợ theo quy định của pháp luật.
3. Chủ rừng có trách nhiệm trực tiếp quản lý, chỉ đạo hoạt động của lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng; bảo đảm chế độ cho lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng theo quy định của pháp luật.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
1. Kiểm tra nguồn gốc lâm sản bao gồm hoạt động kiểm tra hồ sơ lâm sản, kiểm tra lâm sản trong quá trình khai thác, vận chuyển, chế biến, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, gây nuôi, trồng cấy nhân tạo, cất giữ lâm sản theo quy định của pháp luật.
2. Việc kiểm tra nguồn gốc lâm sản được thực hiện theo kế hoạch hoặc đột xuất khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
3. Kiểm lâm các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình chủ trì, phối hợp với lực lượng Công an nhân dân, Quân đội nhân dân, dân quân tự vệ, quản lý thị trường, hải quan và cơ quan, tổ chức liên quan trong việc đấu tranh phòng ngừa, kiểm tra, phát hiện và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.
4. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, lực lượng Công an nhân dân, Quân đội nhân dân, dân quân tự vệ, quản lý thị trường, hải quan, cơ quan tư pháp và cơ quan, tổ chức liên quan phối hợp với Kiểm lâm thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật.
5. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về hồ sơ lâm sản hợp pháp, trình tự, thủ tục quản lý nguồn gốc lâm sản.
1. Cơ quan nhà nước, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư có trách nhiệm bảo vệ rừng theo quy định của Luật này, pháp luật về phòng cháy và chữa cháy, bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học, bảo vệ và kiểm dịch thực vật, thú y và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư có trách nhiệm thông báo kịp thời cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc chủ rừng về cháy rừng, sinh vật gây hại rừng và hành vi vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ rừng; chấp hành sự huy động nhân lực, phương tiện của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi xảy ra cháy rừng.
PHÁT TRIỂN RỪNG1
Điều 44. Phát triển giống cây lâm nghiệp
1. Thiết lập hệ thống rừng giống quốc gia để lưu giữ nguồn gen, cung ứng nguồn giống chất lượng cao bền vững.
2. Xây dựng, nâng cấp rừng giống, vườn giống, vườn cây đầu dòng; đối với cây trồng chính, chỉ đưa vào sản xuất, kinh doanh giống, nguồn giống, vật liệu giống được công nhận.
3. Nâng cao phẩm chất di truyền, chọn, tạo giống mới có năng suất, chất lượng cao, khả năng chống chịu tốt, đáp ứng yêu cầu kinh doanh lâm sản và thích ứng với biến đổi khí hậu.
4. Nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật trong chọn, tạo, nhân giống cây trồng lâm nghiệp cho năng suất, chất lượng cao; tăng cường năng lực quản lý, điều hành sản xuất, cung ứng giống; nâng cao nhận thức về giống cây lâm nghiệp cho người dân và cơ quan, tổ chức.
5. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định danh mục giống cây trồng chính; trình tự, thủ tục công nhận giống, nguồn giống, vật liệu giống.
---------------------
[1] Khái niệm “Phát triển rừng” được hướng
dẫn bởi khoản 1 Điều 3 Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính
phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp, cụ thể:
Phát triển rừng là hoạt động trồng mới rừng, trồng lại rừng sau khai
thác, bị thiệt hại do thiên tai hoặc do các nguyên nhân khác; khoanh nuôi xúc
tiến tái sinh phục hồi rừng, cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt và việc áp dụng
các biện pháp kỹ thuật lâm sinh khác để tăng diện tích, trữ lượng, chất lượng
rừng.
1. Biện pháp lâm
sinh bao gồm:
a) Khoanh nuôi
xúc tiến tái sinh tự nhiên hoặc có trồng bổ sung;
Điểm này được hướng dẫn tại khoản 1,
2 Điều 3 và Điều 4, Điều 5 Thông tư số 29/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về các biện pháp lâm sinh, cụ
thể:
Điều
3. Giải thích từ ngữ
1. Khoanh
nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên là biện pháp lâm sinh phát huy tối đa khả năng tái
sinh, diễn thế tự nhiên để phục hồi rừng bằng các biện pháp bảo vệ, chống chặt
phá, phòng cháy và chữa cháy rừng, phát dọn dây leo, cây bụi để thúc đẩy thành
rừng trong thời hạn xác định.
2.Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung là biện pháp lâm
sinh phát huy tối đa khả năng tái sinh, diễn thế tự nhiên để phục hồi rừng bằng
các biện pháp bảo vệ, chống chặt phá, phòng cháy và chữa cháy rừng và phát dọn
dây leo cây bụi, kết hợp với trồng bổ sung một lượng cây nhất định ở nơi thiếu
cây tái sinh mục đích để thúc đẩy thành rừng trong thời hạn xác định.
Điều 4. Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên
1. Đối tượng:
a) Diện tích không đạt tiêu chí thành rừng do khai thác kiệt;
Nương rẫy bỏ hoang, đất có trảng cỏ, cây bụi xen cây gỗ và bãi bồi cửa
sông, ven biển có mật độ cây tái sinh mục đích đạt chiều cao trên 0,5m lớn hơn
500 cây/ha. Cây tái sinh mục đích phân bổ tương đối đều trên toàn diện tích
hoặc có các khoảng trống dưới 1000 m2;
b) Diện tích tre, luồng, nứa, vầu, lồ ô....(sau đây viết chung là tre nứa)
sau khai thác có tỷ lệ che phủ từ 20% đến dưới 60% và có khả năng tự tái sinh
phục hồi thành rừng;
c) Núi đá có cây gỗ tái sinh nhưng chưa đạt tiêu chí thành rừng.
2. Nội dung biện pháp:
a) Đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này thực hiện các biện pháp:
Bảo vệ, chống chặt phá cây tái sinh hiện có và phòng cháy, chữa cháy rừng;
Phát dọn dây leo, cây bụi và chặt bỏ cây cong queo, sâu bệnh, cây phi mục
đích;
Sửa gốc chồi và tỉa bớt chồi xấu, để lại mỗi gốc không quá 02 chồi và thực
hiện vệ sinh rừng;
b) Đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều này thực hiện chặt những cây
bị sâu bệnh, dập gãy, cụt ngọn và không được khai thác măng trong giai đoạn
khoanh nuôi;
c) Các đối tượng quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều này thuộc phân
khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng và điểm c khoản 1 Điều này chỉ thực
hiện biện pháp bảo vệ, chống chặt phá cây tái sinh hiện có, phòng cháy và chữa
cháy rừng;
d) Thời gian tác động đối với rừng phòng hộ, rừng đặc dụng là 06 năm; đối
với rừng sản xuất từ 06 năm đến 08 năm; hai năm đầu tác động ít nhất 02
lần/năm, các năm sau tác động 01 lần/năm.
Điều 5. Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung
1. Đối tượng:
a) Diện tích không đạt tiêu chí thành rừng do khai thác kiệt;
Nương rẫy bỏ hoang, đất có trảng cỏ, cây bụi xen cây gỗ và bãi bồi cửa
sông, ven biển có mật độ cây tái sinh mục đích đạt chiều cao trên 0,5 m từ 300
cây/ha đến dưới 500 cây/ha đối với rừng phòng hộ, rừng sản xuất hoặc từ 100
cây/ha đến dưới 500 cây/ha đối với rừng đặc dụng (trừ phân khu bảo vệ nghiêm
ngặt, phân bố không đều, có các khoảng trống từ 1000 m2 đến dưới
3000 m2;
Nương rẫy bỏ hoang, đất có trảng cỏ, cây bụi xen cây gỗ và bãi bồi cửa
sông, ven biển có mật độ cây tái sinh mục đích đạt chiều cao trên 0,5 m trên
500 cây/ha, phân bố không đều, có các khoảng trống lớn hơn 1000 m2;
b) Diện tích tre nứa sau khai thác có tỷ lệ che phủ dưới 20%, có khả năng
tự tái sinh phục hồi thành rừng đối với rừng phòng hộ, rừng đặc dụng (trừ phân
khu bảo vệ nghiêm ngặt).
2. Nội dung biện pháp:
a) Các đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này thực hiện theo quy
định tại điểm a khoản 2 Điều 4 Thông tư này; các đối tượng quy định tại điểm b
khoản 1 Điều này thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 4 Thông tư
này;
b) Loài cây trồng bổ sung là cây gỗ, cây đa tác dụng, cây lâm sản ngoài gỗ:
Đối với rừng đặc dụng là cây bản địa có phân bố trong hệ sinh thái của rừng
đặc dụng đó;
Đối với rừng phòng hộ là cây bản địa có phân bố trong khu vực hoặc từ những
vùng sinh thái tương tự;
Đối với rừng sản xuất là cây bản địa có giá trị kinh tế, đáp ứng mục đích
sản xuất, kinh doanh;
c) Tiêu chuẩn cây giống: trồng bằng cây con có bầu đối với trồng rừng đặc
dụng và rừng phòng hộ, chiều cao cây con từ 0,5 m trở lên;
d) Tùy theo mật độ cây tái sinh hiện có để xác định mật độ trồng bổ sung,
đảm bảo không quá 800 cây/ha;
đ) Trồng theo băng đối với diện tích cây tái sinh phân bố không đều hoặc
trồng theo đám đối với các khoảng trống lớn; hố trồng có bề mặt hình vuông,
kích thước hố có chiều dài cạnh 30 cm và chiều sâu 30 cm trở lên (sau đây viết
là 30 x 30 x 30 cm);
e) Chăm sóc cây tái sinh mục đích và cây trồng bổ sung, trồng dặm cây trồng
bị chết; làm cỏ, vun xới xung quanh gốc cây trồng bổ sung theo hình tròn có
đường kính từ 0,6 m trở lên;
d) Thời gian chăm sóc đối với rừng phòng hộ, rừng đặc dụng là 06 năm, đối
với rừng sản xuất từ 06 năm đến 08 năm; trong 03 năm đầu sau khi trồng, mỗi năm
chăm sóc ít nhất 02 lần, các năm sau chăm sóc mỗi năm 01 lần;
b) Nuôi dưỡng,
làm giàu rừng;
Điểm này được hướng dẫn tại khoản 3,
4 Điều 3, Điều 6, Điều 7 Thông tư số 29/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về các biện pháp lâm sinh, cụ thể:
Điều
3. Giải thích từ ngữ
3. Nuôi dưỡng rừng là biện pháp lâm sinh
điều chỉnh mật độ, tổ thành loài bằng các biện pháp loại bỏ những cây phi mục
đích, phẩm chất xấu, cây dây leo cạnh tranh dinh dưỡng với cây mục đích; giữ
lại cây mục đích có phẩm chất tốt nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và giá
trị của rừng.
4. Làm giàu rừng là biện pháp lâm sinh
kết hợp giữa nuôi dưỡng rừng với trồng bổ sung những cây mục đích với số lượng
nhất định, đồng thời giữ lại cây mục đích sẵn có trong rừng.
Điều 6. Nuôi dưỡng rừng tự nhiên
1. Đối tượng:
a) Đối với rừng phòng hộ và rừng đặc
dụng (trừ phân khu bảo vệ nghiêm ngặt) là rừng phục hồi có cây gỗ đạt chiều cao
tham gia vào tán rừng với số lượng từ 400 cây/ha trở lên hoặc cây tái sinh mục
đích có chiều cao trên 01 m với số lượng từ 500 cây/ha trở lên. Cây gỗ và cây
tái sinh mục đích phân bố tương đối đều trên toàn diện tích;
Rừng tre nứa có tỷ lệ che phủ trên 60%
và từ 200 bụi/ha trở lên, phân bố tương đối đều trên toàn bộ diện tích;
b) Đối với rừng sản xuất là rừng phục
hồi, đáp ứng mục đích sản xuất kinh doanh có số lượng cây gỗ tầng cao, chất lượng
tốt trên 500 cây/ha hoặc cây tái sinh mục đích đạt chiều cao trên 01 m với số
lượng trên 1000 cây/ha. Cây gỗ và cây tái sinh mục đích phân bố tương đối đều
trên toàn bộ diện tích;
Rừng tre nứa có tỷ lệ che phủ trên 70%,
có trên 200 bụi/ha phân bố tương đối đều trên toàn bộ diện tích.
2. Nội dung biện pháp:
a) Đối với rừng cây gỗ thuộc rừng phòng
hộ và rừng đặc dụng: thực hiện phát dây leo, không phát cây bụi, thảm tươi;
chặt những cây cong queo, sâu bệnh, dập gãy, cụt ngọn, giữ lại những cây sinh
trưởng khỏe mạnh, đảm bảo độ tàn che tối thiểu 0,6;
Số lần chặt từ 01 lần đến 02 lần, giữa
hai lần chặt cách nhau từ 03 năm đến 07 năm;
b) Đối với rừng cây gỗ thuộc rừng sản
xuất: thực hiện phát dây leo không có giá trị kinh tế, cây bụi chèn ép cây tái
sinh; chặt những cây cong queo, sâu bệnh, dập gãy, cụt ngọn, giữ lại những cây
sinh trưởng, phát triển khỏe mạnh, không sâu bệnh;
Số lần chặt từ 01 lần đến 03 lần, giữa
hai lần chặt cách nhau từ 03 năm đến 07 năm, trong khoảng thời gian từ 1/2 đến
2/3 luân kỳ khai thác; đảm bảo độ tàn che tối thiểu 0,4;
c) Đối với rừng tre nứa, thực hiện phát
dây leo, cây bụi lấn át tre nứa; chặt những cây tre nứa cụt ngọn, dập nát, già
cỗi; không khai thác măng trong thời gian nuôi dưỡng.
Điều 7. Làm giàu rừng tự nhiên
1. Đối tượng:
a) Đối với rừng phòng hộ và rừng đặc
dụng (trừ phân khu bảo vệ nghiêm ngặt) là rừng phục hồi có cây gỗ đạt chiều cao
tham gia vào tán rừng với số lượng dưới 400 cây/ha hoặc cây tái sinh mục đích có
chiều cao trên 01 m với số lượng dưới 500 cây/ha. Cây gỗ và cây tái sinh mục
đích phân bố không đều trên toàn bộ diện tích;
Rừng tre nứa có tỷ lệ che phủ trên 60%
và dưới 200 bụi/ha;
b) Đối với rừng sản xuất là rừng tự
nhiên phục hồi đáp ứng mục đích sản xuất kinh doanh có số lượng cây gỗ tầng
cao, chất lượng tốt dưới 500 cây gỗ/ha hoặc số lượng cây tái sinh mục đích đạt
chiều cao trên 01 m dưới 1000 cây/ha. Cây gỗ và cây tái sinh mục đích phân bố
không đều trên toàn bộ diện tích;
Rừng tre nứa có tỷ lệ che phủ trên 70%
và dưới 200 bụi/ha.
2. Nội dung biện pháp làm giàu rừng theo
băng:
a) Loài cây trồng:
Đối với rừng đặc dụng là cây bản địa có
phân bố trong hệ sinh thái của rừng đặc dụng đó;
Đối với rừng phòng hộ là cây bản địa có
phân bố trong khu vực hoặc từ những vùng sinh thái tương tự;
Đối với rừng sản xuất là cây bản địa có
giá trị kinh tế, đáp ứng mục đích sản xuất, kinh doanh;
b) Tiêu chuẩn cây trồng: Trồng bằng cây
con gieo từ hạt, có bầu đối với trồng rừng đặc dụng và rừng phòng hộ, chiều cao
cây con từ 0,5 m trở lên;
c) Tạo băng trồng cây (băng chặt): thực
hiện ở những khoảng trống có diện tích dưới 1000 m2 hoặc những nơi
cây rừng phân bố không đều;
Bố trí băng trồng theo đường đồng mức ở
nơi có độ dốc cao trên 25°; nơi dưới 25° bố trí băng theo hướng đông tây;
Căn cứ vào tính chịu bóng của cây trồng
và chiều cao của cây trong băng chừa để xác định chiều rộng băng trồng hợp lý,
chiều rộng của băng trồng tối thiểu bằng 2/3 chiều cao tán rừng của băng chừa;
Phát dọn cây trong băng chặt nhưng để
lại những cây mục đích;
d) Băng chừa: bề rộng băng từ 06 m đến
12 m, trong băng thực hiện các biện pháp phát dây leo, cây bụi, chặt bỏ cây
cong queo sâu bệnh, không làm vỡ tầng tán của băng chừa;
đ) Thời vụ trồng: các tỉnh phía Bắc
trồng vào vụ xuân, xuân hè hoặc vụ hè thu; các tỉnh còn lại trồng vào đầu mùa
mưa hoặc lựa chọn mùa trồng phù hợp với khí hậu của từng địa phương;
e) Mật độ trồng: tối đa 500 cây/ha, mỗi
băng trồng tối thiểu 01 hàng cây;
g) Kích thước hố trồng từ 30 x 30 x 30
cm trở lên;
h) Chăm sóc rừng: thực hiện chăm sóc
rừng trong 03 năm đầu sau khi trồng, mỗi năm chăm sóc ít nhất 02 lần. Nội dung
công việc: trồng dặm, phát dây leo, cỏ dại xâm lấn trên băng trồng, vun xới đất
xung quanh gốc cây trồng theo hình tròn có đường kính từ 0,6 m trở lên;
Từ năm thứ tư trở đi đến khi cây trồng
đạt chiều cao từ 08 m trở lên, thực hiện chăm sóc ít nhất mỗi năm 01 lần, với
các công việc chặt tỉa cây chồi, cây tạp tái sinh xâm lấn trên băng trồng và
cây phi mục đích trong băng chừa.
3. Nội dung biện pháp làm giàu rừng theo
đám:
a) Thực hiện làm giàu rừng theo đám ở
những nơi có khoảng trống từ 1000 m2 đến dưới 3000 m2;
b) Các biện pháp kỹ thuật thực hiện theo
các quy định tại điểm a, điểm b, điểm d, điểm e, điểm g, điểm h khoản 2 Điều
này;
c) Mật độ trồng: tối đa 500 cây/ha; vị
trí cây trồng cách mép rừng từ 03 m đến 04 m và cách những cây tái sinh mục
đích có sẵn với cự ly thích hợp, đảm bảo cho cây trồng sinh trưởng tốt.
c) Cải tạo rừng
tự nhiên;
Điểm này được hướng dẫn tại khoản 5
Điều 3, Điều 8 Thông tư số 29/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về các biện pháp lâm sinh, cụ thể:
Điều
3. Giải thích từ ngữ
5. Cải tạo rừng tự nhiên là biện pháp
lâm sinh thay thế rừng tự nhiên nghèo kiệt có năng suất, chất lượng thấp bằng
rừng trồng có năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao hơn.
Điều 8. Cải tạo rừng tự nhiên
1. Đối tượng:
a) Rừng cây gỗ lá rộng thường xanh và
rừng thường xanh nửa rụng lá có cấu trúc tầng tán rừng đã bị phá vỡ, độ tàn che
dưới 0,3 và không có khả năng phát triển thành rừng có giá trị kinh tế, có các
chỉ số sau: số lượng cây gỗ, phẩm chất tốt dưới 50 cây/ha, trữ lượng cây gỗ mục
đích có đường kính tại vị trí 1,3 m từ 06 cm trở lên dưới 30m3/ha và
số lượng cây gỗ tái sinh mục đích, phẩm chất tốt có chiều cao trên 01 m dưới
800 cây/ha, phân bố không đều trên toàn bộ diện tích;
b) Rừng lá kim: số cây có đường kính
trung bình tại vị trí 1,3 m từ 06 cm trở lên dưới 80 cây/ha, phân bố không đều
trên diện tích; độ tàn che của rừng dưới 0,3;
c) Rừng tràm có độ tàn che dưới 0,3 và
có các chỉ số sau: mật độ dưới 5000 cây/ha, trong đó số cây có đường kính bình
quân tại vị trí 1,3 m lớn hơn 06 cm dưới 2500 cây/ha;
d) Rừng tre nứa: diện tích che phủ trên
70%, không có khả năng phục hồi thành rừng có giá trị kinh tế. Đối với rừng
tre, luồng, vầu, số cây có đường kính thân cây từ 06 cm trở lên, dưới 1000
cây/ha (lồ ô dưới 2000 cây/ha); Đối với rừng nứa, số cây có đường kính thân cây
nhỏ hơn 03 cm hoặc từ 03 cm trở lên dưới 6000 cây/ha và dưới 200 bụi/ha.
đ) Rừng hỗn loài tre nứa và gỗ không có
khả năng phục hồi thành rừng có giá trị kinh tế, có các chỉ số: trữ lượng cây
gỗ có đường kính tại vị trí 1,3 m từ 06 cm trở lên dưới 15 m3/ha và
số cây nứa có đường kính thân cây từ 03 cm trở lên dưới 3000 cây/ha, dưới 100
bụi/ha hoặc số cây tre, luồng, vầu, lô ô có đường kính từ 06 cm trở lên dưới
500 cây/ha.
2. Nội dung biện pháp:
a) Cải tạo toàn diện: áp dụng đối với
các lô rừng có độ dốc dưới 25°, thực hiện biện pháp khai thác trắng trên toàn
bộ diện tích lô rừng, giữ lại cây gỗ và cây tái sinh mục đích; trồng rừng theo
quy định tại khoản 2 Điều 11 Thông tư này;
b) Cải tạo cục bộ theo băng: áp dụng đối
với các lô rừng có độ dốc từ 25° trở lên, thực hiện biện pháp khai thác trắng
cục bộ theo băng, chiều rộng của băng chặt và băng chừa từ 08 m đến 12 m; giữ
lại cây gỗ và cây tái sinh mục đích trên băng chặt; trồng rừng theo quy định
tại khoản 2 Điều 11 Thông tư này;
c) Cải tạo cục bộ theo đám: áp dụng đối
với các lô rừng có độ dốc từ 25° trở lên, khai thác trắng cục bộ theo đám với
diện tích từ 3000 m2 đến 5000 m2; giữ lại cây gỗ và cây
tái sinh mục đích; trồng rừng theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Thông tư này;
3. Đối tượng quy định tại Điều này là
rừng sản xuất: diện tích tối đa được cải tạo một lần không quá 50 ha trong một
tiểu khu rừng; khi cây trồng trên diện tích cải tạo đủ tiêu chí thành rừng, mới
được thực hiện ở diện tích rừng khác trong cùng tiểu khu.
d) Trồng rừng
mới, trồng lại rừng, chăm sóc, nuôi dưỡng rừng trồng.
Điểm này được hướng dẫn tại khoản 6,
7, 8 Điều 3 và từ Điều 9 đến Điều 14 Thông tư số 29/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018
của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về các biện pháp lâm sinh,
cụ thể:
Điều
3. Giải thích từ ngữ
6. Trồng mới rừng là biện pháp lâm sinh
tạo rừng lần đầu trên diện tích đất chưa có rừng.
7. Trồng lại rừng là biện pháp lâm sinh
tạo rừng trên diện tích đất rừng trồng sau khai thác hay bị thiệt hại do thiên
tai hoặc do các nguyên nhân khác.
8. Chăm sóc rừng trồng là biện pháp lâm
sinh thúc đẩy cây rừng sinh trưởng và phát triển tốt hơn bằng các biện pháp
phát cỏ, xới đất, bón phân và các hoạt động khác.
Điều 9. Trồng mới rừng đặc dụng
1. Đối tượng:
Diện tích đất chưa có rừng thuộc vườn
quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài - sinh cảnh (trừ phân khu
bảo vệ nghiêm ngặt), khu bảo vệ cảnh quan:
Đất trống; đất có thực bì là cỏ thưa, lau
lách;
Đất có cây bụi, cây gỗ rải rác, cây tái
sinh mục đích có chiều cao trên 0,5m với số lượng dưới 100 cây/ha đối với đất
đồi núi, dưới 300 cây/ha đối với bãi bồi cửa sông, ven biển hoặc dưới 1000
cây/ha đối với đất ngập nước, đất phèn không có khả năng tái sinh tự nhiên
thành rừng.
2. Nội dung biện pháp:
a) Chọn loài cây trồng:
Đối với vườn quốc gia, khu dự trữ thiên
nhiên, khu bảo tồn loài - sinh cảnh là các loài cây bản địa có phân bố trong
khu rừng đặc dụng đó;
Đối với khu bảo vệ cảnh quan chọn loài
cây bản địa phù hợp với điều kiện lập địa nơi trồng;
b) Xử lý thực bì: phát dọn thực bì theo
băng hoặc theo đám, thực bì được gom lại từng dải dọc theo đường đồng mức và
không được đốt. Khi xử lý thực bì phải chữa lại cây gỗ có sẵn và cây tái sinh
mục đích;
c) Cuốc hố, bón phân: cuốc hố theo hàng,
kích thước hố trồng từ 30 x 30 x 30 cm trở lên, lấp hố kết hợp với bón lót
trước khi trồng trên đất đồi núi;
Đối với đất bãi bồi cửa sông, ven biển
và các trảng cát ven biển, tùy theo điều kiện cụ thể để chọn kích thước hố và
cách thức đào, lấp hố phù hợp;
d) Tiêu chuẩn cây giống đem trồng phải
là cây gieo từ hạt, có bầu; đối với loài cây trồng thuộc Danh mục loài cây trồng lâm nghiệp chính
do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành phải đạt tiêu
chuẩn quốc gia về cây giống;
Đối với loài cây trồng rừng ngập mặn tùy
điều kiện cụ thể có thể sử dụng trái (quả) giống để trồng rừng;
đ) Phương thức trồng: trồng hỗn giao ít
nhất hai loài cây trở lên, theo băng hoặc theo đám; trồng thuần loài đối với
nơi có điều kiện lập địa đặc thù hoặc loài cây ưa sáng; mật độ trồng tối thiểu
500 cây/ha;
e) Đối với vườn quốc gia, khu dự trữ
thiên nhiên, khu bảo tồn loài - sinh cảnh, khu bảo vệ cảnh quan thực hiện các
biện pháp kỹ thuật quy định tại khoản 2 Điều này, các biện pháp kỹ thuật cụ thể
khác thực hiện theo hướng dẫn kỹ thuật của từng loài.
3. Đối với khu rừng nghiên cứu, thực
nghiệm khoa học, rừng giống quốc gia, vườn thực vật quốc gia thực hiện theo
nhiệm vụ khoa học công nghệ do chủ rừng hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền
quyết định.
Điều 10. Trồng mới rừng phòng hộ
1. Đối tượng:
a) Diện tích đất chưa có rừng thuộc rừng
phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ biên giới, rừng bảo vệ nguồn nước của cộng
đồng dân cư gồm:
Đất trống; đất có thực bì là cỏ tranh,
lau lách;
Đất có cây bụi, cây gỗ rải rác, cây tái
sinh mục đích có chiều cao trên 0,5 m với số lượng dưới 300 cây/ha, không có
khả năng tái sinh tự nhiên thành rừng;
b) Diện tích đất chưa có rừng thuộc rừng
phòng hộ chắn gió, chắn cát bay gồm: đất trống trên đất cát hoặc đất nhiễm mặn
ven bờ biển;
c) Diện tích đất chưa có rừng thuộc rừng
phòng hộ chắn sóng, lấn biển gồm: đất trống trên các bãi bồi cửa sông, ven biển
hoặc có cây tái sinh mục đích chiều cao trên 0,5m với số lượng dưới 300 cây/ha.
2. Nội dung biện pháp:
a) Chọn loài cây trồng:
Đối tượng quy định tại điểm a khoản 1
Điều này chọn những loài cây phù hợp với điều kiện lập địa: ưu tiên trồng cây
bản địa, cây có tán lá rậm, thường xanh, hệ rễ phát triển, tuổi thọ của cây dài;
chọn cây phù trợ để trồng xen với cây trồng chính nhưng không ảnh hưởng xấu đến
cây trồng chính, gồm các loài cây sinh trưởng nhanh có tác dụng cải tạo đất
hoặc cây lương thực, thực phẩm, cây đặc sản rừng, cây dược liệu, cây lâm sản
ngoài gỗ;
Đối tượng quy định tại điểm b khoản 1
Điều này chọn các loài cây có bộ rễ sâu bám chắc, ưu tiên trồng cây bản địa,
sinh trưởng được trong điều kiện lập địa khắc nghiệt và có khả năng chống chịu
gió bão, sâu bệnh tốt;
Đối tượng quy định tại điểm c khoản 1
Điều này chọn những loài cây có khả năng thích nghi với môi trường nước mặn,
nước lợ; ưu tiên trồng các loài cây bản địa, cây nhập nội đã trồng rừng thành
công trên các bãi bồi cửa sông, ven biển và các điều kiện lập địa khắc nghiệt
khác;
b) Đối tượng quy định tại điểm a, điểm b
khoản 1 Điều này thực hiện phát dọn thực bì theo băng hoặc theo đám. Thực bì
được gom thành dải dọc theo đường đồng mức và không được đốt; được phát trắng
thực bì ở nơi có độ dốc dưới 15°, nhưng phải chừa lại đai cây xanh ở đỉnh dông,
ven khe suối, bờ sông, hồ. Khi xử lý thực bì phải chừa lại toàn bộ cây gỗ có
sẵn và cây tái sinh mục đích; ở nơi đất dốc trên 15°, chỉ cuốc hố cục bộ so le
hình nanh sâu theo đường đồng mức hoặc vuông góc với hướng gió chính, kích
thước hố trồng từ 30 x 30 x 30 cm trở lên, lấp hố kết hợp với bón lót;
c) Đối tượng quy định tại điểm c khoản 1
Điều này thực hiện trồng rừng ở những khu vực có sóng lớn cần cắm cọc giữ cây;
tạo hàng rào chắn rác hoặc hàng rào giảm sóng ở khu vực bãi bồi ngập nước cửa
sông, ven biển;
d) Tiêu chuẩn cây giống đem trồng thực
hiện theo điểm d khoản 2 Điều 9 Thông tư này;
đ) Mật độ trồng: tùy thuộc vào điều kiện
cụ thể của từng đối tượng rừng phòng hộ và chọn loài cây trồng để xác định mật
độ trồng phù hợp, đảm bảo mật độ của loài cây trồng chính từ 400 cây/ha trở
lên;
e) Phương thức trồng: trồng thuần loài
đối với loài cây ưa sáng hoặc trồng hỗn giao nhiều loài cây theo băng hoặc theo
đám; có thể trồng xen cây bản địa và cây phù trợ để cải tạo đất và tăng thu
nhập; đối với nơi điều kiện lập địa xấu, nghèo dinh dưỡng được phép trồng thuần
loài các cây mọc nhanh để cải tạo đất trong 01 chu kỳ khai thác và thực hiện
trồng lại rừng theo điểm b khoản 2 Điều 12 Thông tư này;
g) Các biện pháp kỹ thuật cụ thể khác
thực hiện theo hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng của từng loài.
Điều 11. Trồng mới rừng sản xuất
1. Đối tượng:
a) Diện tích đất chưa có rừng là đất
trống hoặc đất có thực bì là cỏ tranh, lau lách;
b) Diện tích đất chưa có rừng, thực bì
là cây bụi, cây gỗ rải rác và cây gỗ tái sinh mục đích có chiều cao trên 0,5 m
với số lượng dưới 500 cây/ha, không có khả năng phục hồi thành rừng có giá trị
kinh tế;
c) Diện tích tre nứa có tỷ lệ che phủ
dưới 20%, không có khả năng phục hồi thành rừng có giá trị kinh tế; diện tích
giang, lịm, le ở tất cả các mật độ và tỷ lệ che phủ.
2. Nội dung biện pháp:
a) Chọn loài cây trồng: chọn loài cây
trồng chính phù hợp với mục đích sản xuất, kinh doanh và điều kiện lập địa nơi
trồng; có thể chọn cây phù trợ (cây lương thực, thực phẩm, cây lâm sản ngoài
gỗ, cây công nghiệp, cây ăn quả) để trồng xen nhằm cải tạo đất, hỗ trợ cây
trồng chính sinh trưởng phát triển tốt;
b) Xử lý thực bì: phát dọn thực bì toàn
diện, theo băng hoặc theo đám phù hợp với điều kiện lập địa và đặc tính sinh
thái của loài cây trồng. Thực bì xử lý xong được gom theo băng, hạn chế đốt
thực bì. Trường hợp đốt thực bì phải đốt theo băng, theo đám và đốt có kiểm
soát;
c) Làm đất: làm đất toàn diện bằng cơ
giới hay thủ công, làm đất cục bộ theo băng hoặc theo đám, có biện pháp hạn chế
xói mòn đất đối với đốc dốc trên 25° như làm bậc thang theo đường đồng mức; có
thể đào mương, lên líp, san ủi tạo mặt bằng để trồng rừng ở những nơi có điều
kiện lập địa đặc biệt;
d) Tiêu chuẩn cây giống đem trồng đảm
bảo tiêu chuẩn và chất lượng cây giống theo quy định;
đ) Mật độ trồng: tùy theo loài cây, điều
kiện lập địa, phương thức trồng và mục đích kinh doanh để chọn mật độ trồng phù
hợp;
e) Phương thức trồng: tùy theo điều kiện
lập địa và mục đích kinh doanh để chọn phương thức trồng thuần loài hay trồng
hỗn giao nhiều loài cây hoặc trồng xen giữa cây lâm nghiệp với cây lương thực,
thực phẩm, cây lâm sản ngoài gỗ;
g) Đối với rừng dễ cháy, cần xây dựng
các đường băng, đường ranh cản lửa và thực hiện các biện pháp phòng chống cháy
rừng theo quy định của pháp luật;
h) Các biện pháp kỹ thuật cụ thể khác
thực hiện theo hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng đối với từng loài.
Điều 12. Trồng lại rừng
1. Đối tượng:
a) Diện tích đất rừng trồng sau khai
thác trắng;
b) Diện tích rừng bị thiệt hại do thiên
tai và các nguyên nhân khác không có khả năng phục hồi tự nhiên thành rừng;
c) Diện tích rừng phòng hộ, rừng đặc
dụng (trừ phân khu bảo vệ nghiêm ngặt) sau khai thác các loài cây trồng xen,
trồng cây mọc nhanh cải tạo đất.
2. Nội dung biện pháp:
a) Các đối tượng quy định tại điểm a,
điểm b khoản 1 Điều này thuộc rừng đặc dụng, thực hiện các biện pháp kỹ thuật
trồng rừng theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Thông tư này;
Đối tượng thuộc rừng phòng hộ, thực hiện
biện pháp kỹ thuật trồng rừng theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư này;
Đối tượng thuộc rừng sản xuất, thực hiện
biện pháp kỹ thuật trồng rừng theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Thông tư này và
sau 03 chu kỳ khai thác trở lên cần thay đổi cây trồng bằng một loài cây trồng
lâm nghiệp khác thích hợp, nhằm hạn chế phát sinh dịch sâu, bệnh hại hoặc bị
suy giảm năng suất, chất lượng rừng trồng.
b) Đối tượng quy định tại điểm c khoản 1
Điều này thực hiện biện pháp khai thác rừng theo băng khi cây rừng có biểu hiện
già cỗi, sinh trưởng kém; chiều rộng của băng chặt và băng chừa bằng 2/3 chiều
cao của cây rừng;
Các biện pháp kỹ thuật khác thực hiện
theo điểm a, điểm b, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h khoản 2 Điều 7 Thông tư
này;
Khi cây trồng đạt chiều cao từ 08 m trở
lên, khai thác băng chừa và trồng lại rừng như đối với băng chặt.
Điều 13. Chăm sóc rừng trồng
1. Đối tượng:
a) Rừng sau khi trồng đến 03 năm tuổi
đối với cây mọc nhanh;
b) Rừng sau khi trồng đến 05 năm tuổi
đối với cây sinh trưởng chậm và rừng trồng ven biển.
2. Nội dung biện pháp:
a) Phát cây bụi, dây leo, cỏ dại xâm
lấn; xới đất và vun gốc cho cây; bảo vệ cây tái sinh mục đích;
Số lần chăm sóc: tùy thuộc vào mức độ
xâm lấn của thực bì ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây trồng để thực hiện số lần
chăm sóc phù hợp; trung bình mỗi năm chăm sóc 02 lần;
c) Bón thúc: tùy theo đặc điểm sinh
trưởng phát triển cửa rừng để quyết định thời điểm, số lần bón thúc, loại phân
bón và khối lượng phân bón; bón thúc được tiến hành cùng với xới đất vun gốc
cây;
d) Trồng dặm: sau khi trồng 01 tháng,
kiểm tra tỷ lệ sống; nếu tỷ lệ cây sống dưới 85% so với mật độ trồng ban đầu
thì phải trồng dặm;
đ) Ngoài những quy định tại khoản 2 Điều
này, các biện pháp kỹ thuật chăm sóc cụ thể đối với rừng trồng trên cạn và chăm
sóc rừng trồng ngập mặn thực hiện theo hướng dẫn kỹ thuật của từng loài.
Điều 14. Nuôi dưỡng rừng trồng
1. Đối tượng:
a) Rừng trồng sản xuất trong giai đoạn
từ rừng non khép tán đến trước kỳ khai thác chính từ 02 năm đến 04 năm đối với
loài cây sinh trưởng nhanh và từ 06 năm đến 10 năm đối với loài cây sinh trưởng
chậm;
b) Rừng trồng sản xuất các loài cây
trồng sinh trưởng nhanh, thuần loài, đều tuổi, trên điều kiện lập địa tốt, độ
dày tầng đất trên 50 cm, trong khu vực không có hoặc có xảy ra gió bão, lốc
xoáy nhưng dưới cấp 6; mật độ rừng trồng trên 1000 cây/ha để chuyển hóa rừng
trồng gỗ nhỏ sang rừng trồng gỗ lớn trong thời hạn xác định.
2. Nội dung biện pháp:
a) Phát dọn dây leo, cây bụi, cỏ dại xâm
lấn;
b) Tỉa thưa là những cây cong queo, sâu
bệnh, bị chèn ép, cụt ngọn không đáp ứng được mục đích kinh doanh và một số cây
sinh trưởng bình thường nhưng mật độ quá dày; giữ lại cây khỏe mạnh, có tán lá
cân đối, thân thẳng, tròn đều;
Cường độ tỉa thưa theo 04 mức khác nhau:
mức độ thấp là khoảng cách giữa các cây chừa nhỏ hơn 1/3 đường kính tán cây ở
tuổi khai thác chính; mức độ trung bình là khoảng cách giữa các cây chừa từ 1/3
đến dưới 1/2 đường kính tán cây ở tuổi khai thác chính; mức độ cao là khoảng
cách giữa các cây chừa từ 1/2 đến gần bằng đường kính tán cây ở tuổi khai thác
chính; mức độ rất cao là khoảng cách giữa các cây chừa bằng hoặc lớn hơn đường
kính tán cây ở tuổi khai thác chính;
Số lần tỉa thưa từ 01 lần đến 03 lần; kỳ
dãn cách từ 03 đến 06 năm phụ thuộc vào loài cây, điều kiện lập địa, tuổi cây
và cường độ chặt tỉa thưa; tiến hành tỉa thưa lần sau khi rừng đã khép tán sau
lần tỉa thưa trước liền kề;
Thời điểm tỉa thưa: vào mùa khô hoặc
những tháng ít mưa (trước hoặc sau mùa sinh trưởng);
Kỹ thuật chặt tỉa thưa: chiều cao gốc
chặt không quá 2/3 đường kính gốc cây chặt, chọn hướng cây đổ để không ảnh
hưởng tới cây giữ lại; không chặt quá 03 cây liền nhau và đảm bảo cây giữ lại
phân bố đều trong rừng;
c) Vệ sinh, chăm sóc rừng sau tỉa thưa:
tiến hành vệ sinh rừng, thu gom thân cây, cành cây to ra khỏi khu rừng; thu dọn
cành cây nhỏ, băm thành từng đoạn và dải thành băng, không được đốt; có các biện
pháp phòng cháy và chữa cháy rừng;
d) Tỉa cành: tỉa cành cho cây mục đích,
cắt các thân phụ và cành quá lớn, nằm ở phía dưới tán (những cành già, nằm ở
dưới 1/3 chiều cao cây); cắt sát với thân cây, tránh làm xước vỏ thân cây;
e) Mật độ cây để lại đến thời điểm khai
thác chính từ 400 cây/ha đến 800 cây/ha đối với rừng trồng các loài cây sinh
trưởng nhanh có chu kỳ kinh doanh gỗ lớn từ 10 năm đến 15 năm; từ 300 cây/ha
đến 700 cây/ha đối với rừng trồng các loài cây sinh trưởng chậm có chu kỳ kinh
doanh gỗ lớn trên 15 năm;
g) Đối tượng quy định tại điểm b khoản 1
Điều này, ngoài áp dụng các biện pháp kỹ thuật tại khoản 2 Điều này, tùy theo
điều kiện lập địa và mức độ thâm canh có thể áp dụng biện pháp bón phân sau khi
chặt tỉa thưa. Thời điểm bón phân vào đầu mùa mưa. Loại phân bón, khối lượng
phân bón phụ thuộc vào điều kiện lập địa và đặc điểm sinh trưởng của cây trồng;
h) Các biện pháp kỹ thuật cụ thể thực
hiện theo hướng dẫn kỹ thuật của từng loài.
2. Bộ trưởng Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chi tiết Điều này.
1. Đối với vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài - sinh cảnh, thực hiện các hoạt động sau đây:
a) Duy trì cấu trúc rừng tự nhiên, bảo đảm sự phát triển tự nhiên của rừng trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng;
b) Phục hồi cấu trúc rừng tự nhiên; áp dụng biện pháp kết hợp tái sinh tự nhiên với làm giàu rừng, trồng loài cây bản địa trong phân khu phục hồi sinh thái của rừng đặc dụng và phân khu dịch vụ, hành chính của rừng đặc dụng;
c) Cứu hộ, bảo tồn và phát triển các loài sinh vật.
2. Đối với khu bảo vệ cảnh quan, thực hiện các hoạt động sau đây:
a) Duy trì diện tích rừng hiện có;
b) Áp dụng biện pháp kỹ thuật trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên, làm giàu rừng để nâng cao chất lượng rừng.
3. Đối với khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học, thực hiện hoạt động bảo vệ và phát triển rừng theo nhiệm vụ nghiên cứu khoa học do chủ rừng hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định.
4. Đối với rừng giống quốc gia, thực hiện hoạt động để duy trì và phát triển rừng theo kế hoạch được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
5. Đối với vườn thực vật quốc gia, thực hiện hoạt động sưu tập, chọn lọc, lưu giữ, gây trồng loài cây bản địa gắn với nghiên cứu khoa học, đào tạo, giáo dục môi trường, tham quan du lịch.
1. Đối với rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ biên giới, phải được xây dựng thành rừng tập trung, liền vùng, duy trì và hình thành cấu trúc rừng bảo đảm chức năng phòng hộ.
2. Đối với rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ biên giới, rừng bảo vệ nguồn nước của cộng đồng dân cư, thực hiện các hoạt động sau đây:
a) Bảo vệ, kết hợp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên với làm giàu rừng;
b) Trồng rừng ở nơi đất trống, không có khả năng tái sinh tự nhiên thành rừng; trồng hỗn giao nhiều loài cây bản địa, loài cây đa tác dụng, cây lâm sản ngoài gỗ.
3. Đối với rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay; rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển, thực hiện các hoạt động sau đây:
a) Thiết lập đai rừng phù hợp với điều kiện tự nhiên ở từng vùng;
b) Áp dụng biện pháp trồng rừng bằng loài cây có bộ rễ sâu bám chắc, ưu tiên cây bản địa, sinh trưởng được trong điều kiện khắc nghiệt và có khả năng chống chịu tốt; được trồng bổ sung tại những nơi chưa đủ tiêu chí thành rừng.
1. Duy trì diện
tích rừng sản xuất là rừng tự nhiên hiện có; phục hồi rừng tự nhiên ở những
diện tích trước đây đã khai thác mà chưa đạt tiêu chí thành rừng; chỉ được cải tạo
rừng tự nhiên ở những diện tích không có khả năng tự phục hồi.
2. Hình thành
vùng rừng trồng tập trung, áp dụng công nghệ sinh học hiện đại và kỹ thuật thâm
canh rừng để nâng cao năng suất rừng trồng, cung cấp nguyên liệu cho công
nghiệp chế biến lâm sản.
3. Khuyến khích
trồng rừng hỗn loài, lâm sản ngoài gỗ; kết hợp trồng cây gỗ nhỏ mọc nhanh và
cây gỗ lớn dài ngày; chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang rừng trồng gỗ lớn ở
những nơi nó điều kiện thích hợp.
Điều này được hướng dẫn bởi Điều 27
Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ về quy định chi tiết
thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp, cụ thể:
Điều 27. Phát triển rừng sản xuất
1. Nội dung phát triển rừng sản xuất thực hiện theo quy định tại Điều 48 của Luật Lâm nghiệp.
2. Tổ chức phát triển rừng sản xuất
a) Chủ rừng thực hiện phát triển rừng sản xuất theo phương án quản lý
rừng bền vững;
b) Chủ rừng tự đầu tư hoặc liên doanh, liên kết để thực hiện các dự án
phát triển rừng và tổ chức sản xuất trên diện tích rừng, đất trồng rừng sản
xuất được Nhà nước giao hoặc cho thuê theo quy định của pháp luật.
3. Các biện pháp lâm sinh áp dụng để phát triển rừng được thực hiện theo
quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Khái niệm rừng trồng gỗ lớn, rừng trồng gỗ nhỏ được giải thích tại
1. Tổ chức, cá nhân trồng cấy nhân tạo và gây nuôi các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; các loài thực vật rừng, động vật rừng thuộc Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp; động vật rừng thông thường phải bảo đảm điều kiện về nguồn giống hợp pháp, cơ sở nuôi bảo đảm an toàn với người và động vật nuôi, vệ sinh môi trường, phòng ngừa dịch bệnh, không ảnh hưởng tiêu cực đến bảo tồn quần thể loài trong môi trường tự nhiên.
2. Chính phủ quy định chi tiết điều kiện, trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp phép trồng cấy nhân tạo và gây nuôi các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; các loài thực vật rừng, động vật rừng thuộc Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp; loài động vật rừng thông thường.
1. Trồng cây phân tán là trồng cây ngoài diện tích rừng để tăng diện tích cây xanh, tạo cảnh quan, bảo vệ môi trường, kết hợp cung cấp gỗ, củi và dịch vụ du lịch.
2. Cơ quan, tổ chức ở trung ương và địa phương có trách nhiệm tuyên truyền, phát động toàn dân thực hiện phong trào trồng cây phân tán; tổ chức trồng, quản lý, bảo vệ cây phân tán tại đô thị, nông thôn, khu công nghiệp.
3. Nhà nước có chính sách hỗ trợ về giống, hướng dẫn kỹ thuật trồng cây phân tán.
1. Hệ thống đường lâm nghiệp bao gồm đường vận xuất, vận chuyển lâm sản, đường tuần tra bảo vệ rừng; kho, bến bãi tập kết lâm sản.
2. Công trình phòng, trừ sinh vật gây hại rừng, cứu hộ, bảo vệ, phát triển động vật rừng, thực vật rừng.
3. Công trình phòng cháy và chữa cháy rừng bao gồm đường ranh cản lửa, chòi canh lửa rừng, trạm quan sát, dự báo lửa rừng; kênh, mương, bể chứa nước, đập, hồ chứa nước phòng cháy và chữa cháy rừng.
4. Trạm bảo vệ rừng; biển báo, biển cảnh báo, cọc mốc ranh giới khu rừng, tiểu khu, khoảnh và lô rừng.
5. Công trình kết cấu hạ tầng cần thiết khác phục vụ bảo vệ và phát triển rừng.
SỬ DỤNG RỪNG
SỬ DỤNG RỪNG ĐẶC DỤNG
Điều 52. Khai thác lâm sản trong rừng đặc dụng
1. Đối với vườn
quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài - sinh cảnh, được quy định như
sau:
a) Không khai
thác lâm sản trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng; không khai
thác tận thu cây gỗ đã chết, cây gãy đổ trong phân khu phục hồi sinh thái của
rừng đặc dụng;
b) Được khai
thác tận thu cây gỗ đã chết, cây gãy đổ, nấm trong phân khu dịch vụ; hành chính
của rừng đặc dụng;
Khái niệm “khai thác tận thu” được
hướng dẫn bởi khoản 7 Điều 3 Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của
Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp, cụ
thể:
Khai thác tận thu là việc thu gom những cây gỗ bị đổ gãy, bị chết do
thiên tai; gỗ cháy, gỗ khô mục, cành, ngọn còn nằm trong rừng.
Khái niệm “khai thác tận thu” còn
được giải thích tại khoản 8 Điều 3 Thông
tư số 27/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 Quy định về quản lý, truy xuất nguồn
gốc lâm sản, cụ thể:
8. Khai thác tận thu là việc tận thu gỗ, thực vật
rừng ngoài gỗ từ những cây gỗ, thực vật rừng bị đổ gãy, bị chết tự nhiên hoặc
chết do thiên tai còn nằm trong rừng.
c) Được khai
thác tận dụng gỗ, củi, thực vật rừng ngoài gỗ, nấm trong phạm vi giải phóng mặt
bằng để xây dựng công trình được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
Khái niệm “khai thác tận dụng” được
hướng dẫn bởi khoản 6 Điều 3 Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của
Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp, cụ
thể:
Khai thác tận dụng là việc tận dụng những cây gỗ trong quá trình thực
hiện các biện pháp lâm sinh, nghiên cứu khoa học và giải phóng mặt bằng các dự
án khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác.
Khái niệm “khai thác tận dụng” còn
được giải thích tại khoản 7 Điều 3 Thông
tư số 27/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 Quy định về quản lý, truy xuất nguồn
gốc lâm sản, cụ thể:
7. Khai thác tận dụng là việc khai thác
những cây gỗ, thực vật rừng ngoài gỗ và dẫn xuất của thực vật rừng trong quá trình thực hiện các biện pháp lâm sinh,
nghiên cứu khoa học; khai thác lâm sản trên diện tích chuyển mục đích sử dụng
rừng sang mục đích khác.
Khái niệm “thực vật rừng ngoài gỗ”
được giải thích tại khoản 4 Điều 3 Thông tư số 27/2018/TT-BNNPTNT ngày
16/11/2018 Quy định về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản, cụ thể:
4. Thực vật rừng ngoài gỗ là củi, các loại song, mây, tre, nứa, thực vật
rừng thân thảo, bộ phận và dẫn xuất của chúng.
d) Được thu thập
mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, nấm, nguồn gen sinh vật theo
nhiệm vụ khoa học và công nghệ sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê
duyệt.
2. Đối với khu
rừng bảo vệ cảnh quan, được quy định như sau:
a) Được khai
thác tận dụng gỗ, củi, thực vật rừng ngoài gỗ, nấm trong quá trình thực hiện
biện pháp lâm sinh để bảo tồn, tôn tạo, khôi phục hệ sinh thái, cảnh quan, văn
hóa, lịch sử và trong phạm vi giải phóng mặt bằng để xây dựng công trình sau
khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
b) Được thu thập
mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, nấm, nguồn gen sinh vật theo
nhiệm vụ khoa học và công nghệ sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê
duyệt;
c) Đối với rừng
tín ngưỡng, được khai thác tận thu cây gỗ đã chết, cây gãy đổ, thực vật rừng,
nấm, lâm sản ngoài gỗ; khai thác gỗ phục vụ mục đích chung của cộng đồng được
cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
3. Đối với khu
rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học, được quy định như sau:
a) Được khai
thác lâm sản theo nhiệm vụ khoa học và công nghệ sau khi được cơ quan nhà nước
có thẩm quyền phê duyệt;
b) Được khai
thác tận dụng gỗ, củi, thực vật rừng ngoài gỗ, nấm trong quá trình thực hiện
điều chỉnh tổ thành rừng, nuôi dưỡng rừng và áp dụng biện pháp lâm sinh khác;
khai thác tận thu gỗ, củi, thực vật rừng trong phạm vi giải phóng mặt bằng để
xây dựng công trình được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
c) Được khai
thác, thu thập các loài thực vật rừng, động vật rừng, nấm, vi sinh vật, mẫu vật
các loài thực vật rừng, động vật rừng, nguồn gen phục vụ nghiên cứu khoa học và
phát triển công nghệ.
4. Đối với vườn
thực vật quốc gia, rừng giống quốc gia, được quy định như sau:
a) Được khai
thác vật liệu giống;
b) Được khai
thác tận dụng gỗ, củi, thực vật rừng ngoài gỗ, nấm trong quá trình thực hiện
điều chỉnh tổ thành rừng, nuôi dưỡng rừng và áp dụng biện pháp lâm sinh khác;
khai thác tận thu gỗ, củi, thực vật rừng, nấm trong phạm vi giải phóng mặt bằng
để xây dựng công trình được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; khai thác
tận thu cây gỗ đã chết, cây gãy đổ.
5. Việc khai
thác lâm sản trong rừng đặc dụng thực hiện theo quy định của Luật này và Quy
chế quản lý rừng.
Điều này được hướng dẫn bởi Điều 12
Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ về quy định chi tiết
thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp, cụ thể:
Điều 12. Khai thác lâm sản trong rừng
đặc dụng
1. Đối với vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài - sinh
cảnh
a) Đối tượng khai thác, thu thập mẫu vật: theo quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều 52 của Luật Lâm nghiệp;
b) Điều kiện: có phương án khai thác tận thu gỗ theo quy định của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn đối với đối tượng quy định tại điểm
b khoản 1 Điều 52 của Luật Lâm nghiệp; quyết định chuyển mục đích sử dụng
rừng sang mục đích khác đối với đối tượng quy định tại điểm c
khoản 1 Điều 52 của Luật Lâm nghiệp; chương trình, đề tài nghiên cứu khoa
học được phê duyệt đối với đối tượng quy định tại điểm d khoản 1
Điều 52 của Luật Lâm nghiệp.
2. Đối với khu rừng bảo vệ cảnh quan
a) Đối tượng khai thác, thu thập mẫu vật: theo quy định tại khoản
2 Điều 52 của Luật Lâm nghiệp;
b) Điều kiện: có dự án lâm sinh trong trường hợp khai thác tận dụng trong
quá trình thực hiện các biện pháp lâm sinh đối với đối tượng quy định tại điểm a khoản 2 Điều 52 của Luật Lâm nghiệp; quyết định chuyển
mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác đối với đối tượng khai thác tận dụng
trong phạm vi giải phóng mặt bằng quy định tại điểm a khoản 2
Điều 52 của Luật Lâm nghiệp; chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học được
phê duyệt đối với đối tượng quy định tại điểm b khoản 2 Điều 52
của Luật Lâm nghiệp; phương án khai thác tận thu gỗ theo quy định của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với đối tượng quy định tại điểm c khoản 2 Điều 52 của Luật Lâm nghiệp.
3. Đối với khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học
a) Đối tượng khai thác, thu thập mẫu vật: theo quy định tại khoản 3 Điều 52 của Luật Lâm nghiệp;
b) Điều kiện: Có chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học được duyệt đối
với đối tượng quy định tại điểm a, điểm c khoản 3 Điều 52 của
Luật Lâm nghiệp; dự án lâm sinh trong trường hợp khai thác tận dụng trong
quá trình thực hiện các biện pháp lâm sinh đối với đối tượng quy định tại điểm b khoản 3 Điều 52 của Luật Lâm nghiệp; quyết định chuyển
mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác đối với đối tượng khai thác tận dụng
trong phạm vi giải phóng mặt bằng quy định tại điểm b khoản 3
Điều 52 của Luật Lâm nghiệp.
4. Đối với vườn thực vật quốc gia, rừng giống quốc gia
a) Đối tượng khai thác: theo quy định tại khoản 4 Điều 52
của Luật Lâm nghiệp;
b) Điều kiện: có dự án lâm sinh đối với trường hợp khai thác tận dụng trong quá trình thực hiện các biện pháp lâm sinh đối với đối tượng quy định tại điểm b khoản 4 Điều 52 của Luật Lâm nghiệp; phương án khai thác tận thu gỗ theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với đối tượng quy định tại điểm b khoản 4 Điều 52 của Luật Lâm nghiệp; quyết định chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác đối với đối tượng khai thác tận dụng trong phạm vi giải phóng mặt bằng quy định tại điểm b khoản 4 Điều 52 của Luật Lâm nghiệp.
1. Hoạt động nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng đặc dụng thực hiện theo Quy chế quản lý rừng và quy định khác của pháp luật có liên quan. Không được thực hiện hoạt động nghỉ dưỡng, giải trí trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng.
2. Chủ rừng xây dựng đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng đặc dụng trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
3. Tổ chức, cá nhân đầu tư hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí phải lập dự án theo quy định của pháp luật có liên quan và phù hợp với đề án du dịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí.
4. Chủ rừng tự tổ chức, hợp tác, liên kết hoặc cho tổ chức, cá nhân thuê môi trường rừng để kinh doanh du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng đặc dụng bảo đảm không làm ảnh hưởng đến việc bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên, đa dạng sinh học, cảnh quan môi trường và các chức năng khác của khu rừng.
5. Trình tự, thủ tục xây dựng, thẩm định và phê duyệt đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí và quản lý xây dựng công trình phục vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng đặc dụng thực hiện theo Quy chế quản lý rừng và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Điều này được hướng dẫn bởi Điều 13,
14,15 Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ về quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp, cụ thể:
Điều 13. Hoạt động nghiên cứu khoa
học, giảng dạy, thực tập trong rừng đặc dụng
1. Trường hợp chủ rừng tự tổ chức thì thực hiện theo đề tài, dự án, kế
hoạch đã được duyệt.
2. Đối với các tổ chức nghiên cứu khoa học, cơ sở đào tạo, nhà khoa học,
học sinh, sinh viên thực hiện việc nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập trừ
quy định tại khoản 1 Điều này phải đáp ứng yêu cầu sau đây:
a) Có kế hoạch nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập tại khu rừng đặc
dụng (bản chính);
b) Các hoạt động nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập, thu thập mẫu
vật, nguồn gen, vận chuyển, lưu giữ, công bố mẫu vật, nguồn gen thực hiện theo
quy định của pháp luật, quy chế quản lý và sự hướng dẫn, giám sát của chủ rừng;
c) Thông báo cho chủ rừng về kết quả hoạt động nghiên cứu khoa học, giảng
dạy, thực tập; tài liệu công bố trong nước hoặc quốc tế (nếu có).
Điều 14. Trình tự, thủ tục xây dựng,
thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng,
giải trí trong rừng đặc dụng
1. Chủ rừng xây dựng đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí phù
hợp với phương án quản lý rừng bền vững được duyệt. Nội dung chủ yếu của đề án
bao gồm:
a) Hiện trạng tài nguyên thiên nhiên; tài nguyên du lịch và các loại sản
phẩm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí;
b) Thuyết minh chi tiết phương án phát triển các tuyến, địa điểm tổ chức
du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí bao gồm: vị trí, diện tích, hiện hạng,
mục đích, thời gian và phương thức tổ chức thực hiện;
c) Địa điểm, quy mô xây dựng các công trình phục vụ du lịch sinh thái,
nghỉ dưỡng, giải trí;
d) Các giải pháp bảo vệ, phát triển rừng, bảo tồn thiên nhiên, đa dạng
sinh học và bảo vệ môi trường;
đ) Tổ chức giám sát hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí;
e) Các loại bản đồ tỷ lệ 1/5.000 hoặc 1/10.000 hoặc 1/25.000 theo hệ quy
chiếu VN2000 gồm: Bản đồ hiện trạng tài nguyên thiên nhiên, du lịch của khu
rừng đặc dụng; bản đồ quy hoạch các tuyến, điểm du lịch, nghỉ dưỡng, giải trí,
tổ chức không gian kiến trúc và hạ tầng du lịch của khu rừng đặc dụng.
2. Hồ sơ đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí bao gồm:
a) Tờ trình của chủ rừng (bản chính);
b) Đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí quy định tại khoản 1
Điều này (bản chính).
3. Trình tự thẩm định, phê duyệt đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng,
giải trí
a) Chủ rừng gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính 02 bộ hồ sơ quy định
tại khoản 2 Điều này đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với khu
rừng đặc dụng thuộc địa phương quản lý, hoặc Tổng cục Lâm nghiệp đối với khu
rừng đặc dụng thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý.
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày
nhận được hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải thông báo bằng văn bản cho chủ
rừng để hoàn thiện;
b) Trong thời hạn 15 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận hồ sơ tại điểm a
khoản này tổ chức lấy ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan;
c) Trong thời hạn 20 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận hồ sơ tại điểm a
khoản này hoàn thành tổ chức thẩm định hồ sơ đề án du lịch sinh thái, nghỉ
dưỡng, giải trí;
d) Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ do
cơ quan tiếp nhận hồ sơ tại điểm a khoản này, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt đề án du lịch sinh thái, nghỉ
dưỡng, giải trí.
4. Nội dung thẩm định đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí, bao
gồm:
a) Hiện trạng tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên du lịch và các loại sản
phẩm du lịch;
b) Địa điểm, quy mô xây dựng các công trình du lịch sinh thái, nghỉ
dưỡng, giải trí;
c) Thời gian, phương thức tổ chức thực hiện;
d) Các giải pháp bảo vệ, phát triển rừng, bảo tồn thiên nhiên, đa dạng
sinh học và bảo vệ môi trường;
đ) Tổ chức giám sát hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí.
5. Tổ chức thực hiện đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí
a) Sau khi đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí được phê duyệt,
chủ rừng chủ trì, phối hợp với tổ chức, cá nhân lập dự án du lịch sinh thái,
nghỉ dưỡng, giải trí theo phương thức tự tổ chức, liên kết hoặc cho thuê môi
trường rừng phù hợp với đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí được phê
duyệt. Việc lập dự án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí phải tuân thủ các
quy định của Luật Lâm nghiệp và các quy định của pháp luật khác liên quan;
b) Chủ rừng có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, giám sát tổ chức, cá nhân
thuê môi trường rừng thực hiện dự án theo đúng quy định của pháp luật;
c) Kinh phí lập đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí được cân
đối trong kế hoạch tài chính hằng năm theo quy định hiện hành của Nhà nước.
Trường hợp liên kết với tổ chức, cá nhân khác thì kinh phí lập dự án du lịch
sinh thái do hai bên thỏa thuận. Kinh phí lập dự án du lịch sinh thái, nghỉ
dưỡng, giải trí do tổ chức, cá nhân thuê môi trường rừng bảo đảm.
6. Cho thuê môi trường rừng để kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ
dưỡng, giải trí
a) Chủ rừng được phép cho các tổ chức, cá nhân thuê môi trường rừng đặc
dụng để kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí. Việc cho
thuê môi trường rừng đặc dụng để kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ
dưỡng, giải trí phải được thông báo rộng rãi. Giá cho thuê môi trường rừng do
các bên tự thỏa thuận nhưng không thấp hơn 1% tổng doanh thu thực hiện trong
năm của bên thuê môi trường rừng trong phạm vi diện tích thuê môi trường rừng;
Trường hợp có hai tổ chức, cá nhân trở lên cùng đề nghị được thuê môi trường
rừng thì tổ chức đấu giá với mức giá khởi điểm không thấp hơn 1% tổng doanh thu
thực hiện trong năm của bên thuê môi trường rừng trong phạm vi diện tích thuê
môi trường rừng. Thời gian thuê không quá 30 năm, định kỳ 5 năm đánh giá việc
thực hiện hợp đồng, hết thời gian cho thuê nếu bên thuê thực hiện đúng hợp đồng
và có nhu cầu thì chủ rừng xem xét tiếp tục kéo dài thời gian cho thuê;
b) Trước khi ký hợp đồng cho thuê môi trường rừng, chủ rừng phải điều tra
thống kê tài nguyên rừng trên diện tích cho thuê để làm căn cứ cho thuê và giám
sát, đánh giá việc thực hiện hợp đồng.
Điều 15. Quản lý xây dựng công trình
phục vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng đặc dụng
1. Công trình xây dựng phục vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí
bảo đảm không làm ảnh hưởng đến đa dạng sinh học và cảnh quan tự nhiên của khu
rừng; phù hợp với đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí được cơ quan có
thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều 14 của Nghị định
này.
2. Trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt chỉ được lập các tuyến đường mòn,
đường cáp trên không, đường cáp ngầm dưới mặt đất, trạm quan sát cảnh quan, lều
trú chân, biển chỉ dẫn bảo vệ rừng kết hợp du lịch sinh thái.
3. Trong phân khu phục hồi sinh thái chỉ được lập các tuyến đường bộ phù
hợp nhưng tối đa không vượt quá quy mô đường cấp IV miền núi, trạm quan sát
cảnh quan, lều trú chân, biển chỉ dẫn, đường cáp trên không, đường cáp ngầm
dưới mặt đất, cầu dành cho người đi bộ ở khu rừng ngập nước.
4. Trong phân khu dịch vụ hành chính của vườn quốc gia, khu dự trữ thiên
nhiên, khu bảo tồn loài sinh cảnh; khu bảo vệ cảnh quan; khu rừng nghiên cứu
thực nghiệm khoa học được xây dựng các công trình phục vụ cho hoạt động du lịch
sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa,
danh lam thắng cảnh bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
a) Không ảnh hưởng đến mục tiêu bảo tồn, không phá vỡ cảnh quan môi trường,
không chặt phá rừng; các công trình xây dựng phải dựa vào thiên nhiên, hài hòa
với cảnh quan môi trường, chiều cao tối đa của công trình nghỉ dưỡng không quá
12 m;
b) Không làm mất quyền sở hữu của Nhà nước về rừng, tài nguyên thiên
nhiên trên mặt đất và dưới lòng đất;
c) Chỉ được xây dựng các công trình ở những nơi đất trống, trảng cỏ, đất
có cây bụi không có khả năng tự phục hồi;
d) Chịu trách nhiệm bảo vệ, bảo tồn, phát triển tài nguyên rừng trên diện
tích tổ chức hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí; chịu sự hướng
dẫn, kiểm tra, giám sát của chủ rừng;
đ) Không làm ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh, danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử - văn hóa.
1. Không được di dân từ nơi khác đến rừng đặc dụng.
2. Ban quản lý rừng đặc dụng khoán bảo vệ và phát triển rừng với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư tại chỗ để bảo vệ và phát triển rừng. Căn cứ điều kiện cụ thể, ban quản lý rừng đặc dụng phối hợp với chính quyền địa phương lập dự án di dân, tái định cư trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt để di dân ra khỏi phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng.
3. Đối với phân khu phục hồi sinh thái của rừng đặc dụng, ban quản lý rừng đặc dụng khoán bảo vệ và phát triển rừng hoặc hợp tác, liên kết với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư tại chỗ để bảo vệ và phát triển rừng.
4. Đất ở, đất sản xuất của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư xen kẽ trong rừng đặc dụng không thuộc quy hoạch rừng đặc dụng thì hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư được tiếp tục sử dụng theo quy hoạch sử dụng đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và phù hợp với phương án quản lý rừng bền vững của chủ rừng.
5. Ban quản lý rừng đặc dụng có trách nhiệm xây dựng chương trình, dự án đầu tư phát triển vùng đệm; tổ chức thực hiện chương trình, dự án đầu tư vùng đệm có sự tham gia của cộng đồng dân cư địa phương; phối hợp với chính quyền địa phương rà soát, lập kế hoạch quản lý đối với diện tích đất ở, đất sản xuất xen kẽ trong rừng đặc dụng trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
6. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư địa phương hoặc tổ chức có hoạt động trong vùng đệm có quyền giám sát, tham gia thực hiện, phối hợp quản lý chương trình, dự án đầu tư vùng đệm theo quy định của pháp luật.
7. Việc thực hiện ổn định đời sống dân cư sống trong rừng đặc dụng và vùng đệm của rừng đặc dụng theo Quy chế quản lý rừng.
Điều này được hướng dẫn bởi Điều 16
Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ về quy định chi tiết
thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp, cụ thể:
Điều 16. Ổn định đời sống dân cư sống
trong rừng đặc dụng và vùng đệm của rừng đặc dụng
1. Xác định vùng đệm
a) Vùng đệm bên trong khu rừng đặc dụng: khu vực đang có cộng đồng dân cư,
cụm dân cư sinh sống ổn định trước khi thành lập khu rừng đặc dụng, không có
điều kiện di dân tái định cư ra khỏi khu rừng đặc dụng; có quy hoạch ổn định
dân cư lâu dài tại chỗ phù hợp với quy hoạch của khu rừng đặc dụng; diện tích
vùng đệm bên trong được xác định trên cơ sở hiện trạng về đất, mặt nước sử dụng
thực tế của cộng đồng dân cư, canh tác ổn định trước khi thành lập khu rừng đặc
dụng;
b) Vùng đệm bên ngoài khu rừng đặc dụng: khu vực có cộng đồng dân cư sinh
sống và hoạt động sản xuất kinh doanh, sinh hoạt theo truyền thống; khu vực
diện tích các thôn liền kề với ranh giới ngoài của khu rừng đặc dụng;
c) Khu rừng đặc dụng có ranh giới tiếp giáp với biên giới quốc gia, khu
rừng phòng hộ, khu bảo tồn khác hoặc khu vực quốc phòng thì không phải xác định
vùng đệm bên ngoài đối với phần tiếp giáp đó.
2. Nội dung chương trình, dự án đầu tư phát triển vùng đệm
a) Đánh giá điều kiện tự nhiên, dân sinh, kinh tế xã hội, hiện trạng tài
nguyên rừng, sử dụng đất, mặt nước;
b) Tổ chức các biện pháp bảo vệ rừng, bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên và đa
dạng sinh học;
c) Hỗ trợ cộng đồng dân cư vùng đệm về sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp có
hiệu quả về kinh tế, xã hội, môi trường và phù hợp với tập quán địa phương;
d) Tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức pháp luật bảo vệ rừng, bảo
tồn hệ sinh thái và đa dạng sinh học;
đ) Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế xã hội để giảm
áp lực lên công tác bảo tồn trong khu rừng đặc dụng theo chính sách đầu tư và
cơ chế tài chính cho hệ thống rừng đặc dụng theo quy định;
e) Xác định nhu cầu vốn đầu tư, nguồn vốn đầu tư, phân kỳ đầu tư;
g) Tổ chức quản lý vùng đệm, trong đó quy định cụ thể nghĩa vụ, trách
nhiệm, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã, thôn, cộng đồng dân cư vùng đệm và
Ban quản lý khu rừng đặc dụng trong việc thực hiện dự án đầu tư vùng đệm.
3. Ban quản lý khu rừng đặc dụng chủ trì, phối hợp với chính quyền và
cộng đồng dân cư xây dựng chương trình, dự án đầu tư phát triển vùng đệm. Hồ sơ
trình thẩm định, phê duyệt chương trình, dự án đầu tư vùng đệm theo quy định
của Luật Đầu tư công.
SỬ DỤNG RỪNG PHÒNG HỘ
Điều 55. Khai thác lâm sản trong rừng phòng hộ
1. Đối với rừng
phòng hộ là rừng tự nhiên, được khai thác cây gỗ đã chết, cây gãy đổ, cây bị
sâu bệnh, cây đứng ở nơi mật độ lớn hơn mật độ quy định.
2. Đối với rừng
phòng hộ là rừng tự nhiên, việc khai thác lâm sản ngoài gỗ được quy định như
sau:
a) Được khai
thác măng, tre, nứa, nấm trong rừng phòng hộ khi đã đạt yêu cầu phòng hộ;
b) Được khai
thác lâm sản ngoài gỗ khác mà không làm ảnh hưởng đến khả năng phòng hộ của
rừng.
3. Đối với rừng
phòng hộ là rừng trồng, được quy định như sau:
a) Được khai
thác cây phụ trợ, chặt tỉa thưa khi rừng trồng có mật độ lớn hơn mật độ quy
định;
b) Được khai
thác cây trồng chính khi đạt tiêu chuẩn khai thác theo phương thức khai thác
chọn hoặc chặt trắng theo băng, đám rừng;
Khái niệm “khai thác chính” được
hướng dẫn bởi khoản 5 Điều 3 Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của
Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp, cụ
thể:
Khai thác chính là việc chặt hạ cây rừng để lấy gỗ nhằm mục đích kinh tế
là chính, đồng thời bảo đảm phát triển, sử dụng rừng bền vững đã xác định trong
phương án quản lý rừng bền vững theo quy định của pháp luật.
c) Sau khi khai
thác, chủ rừng phải thực hiện việc tái sinh hoặc trồng lại rừng trong vụ trồng
rừng kế tiếp và tiếp tục quản lý, bảo vệ.
4. Việc khai
thác lâm sản trong rừng phòng hộ thực hiện theo quy định của Luật này và Quy
chế quản lý rừng.
Điều này được hướng dẫn bởi Điều 20,
21 Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ về quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp, cụ thể:
Điều 20. Khai thác lâm sản trong rừng
phòng hộ
1. Khai thác gỗ rừng tự nhiên
a) Đối tượng: theo quy định tại khoản 1 Điều 55 của Luật
Lâm nghiệp;
b) Điều kiện: có phương án khai thác tận thu gỗ theo quy định của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn; đối với khai thác cây đứng ở nơi có mật độ lớn
hơn mật độ quy định chỉ thực hiện trong thời gian mở cửa rừng;
c) Phương thức khai thác: đối với khai thác cây đứng thực hiện theo
phương thức khai thác chọn với cường độ không quá 20% trữ lượng; rừng sau khi
khai thác độ tàn che phải lớn hơn 0,6.
2. Khai thác lâm sản ngoài gỗ trong rừng tự nhiên
a) Đối tượng: theo quy định tại khoản 2 Điều 55 của Luật
Lâm nghiệp;
b) Điều kiện: phải bảo đảm duy trì sự phát triển bền vững của khu rừng,
sản lượng loài khai thác không được lớn hơn lượng tăng trưởng của loài đó; sau
khi khai thác không làm ảnh hưởng chức năng phòng hộ của rừng;
c) Phương thức khai thác: do chủ rừng tự quyết định.
3. Khai thác gỗ rừng trồng
a) Đối tượng: theo quy định tại khoản 3 Điều 55 của Luật
Lâm nghiệp;
b) Điều kiện: chủ rừng phải lập phương án khai thác gỗ theo quy định của
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
c) Phương thức khai thác: Khai thác tỉa thưa cây trồng chính phải bảo đảm
mật độ còn lại ít nhất 600 cây/ha và phân bố đều trong lô. Khai thác chọn cây
trồng chính cường độ không quá 20% trữ lượng. Khai thác trắng theo băng thì
chiều rộng băng không quá 30 m; khai thác trắng theo đám thì diện tích đám
không quá 3 ha, tổng diện tích khai thác hằng năm không vượt quá 20% tổng diện
tích rừng đã đạt tiêu chuẩn phòng hộ.
4. Khai thác tận dụng gỗ rừng tự nhiên, rừng trồng
a) Đối tượng: cây gỗ trên diện tích rừng chuyển mục đích sử dụng rừng
sang mục đích khác, khi thực hiện các biện pháp kỹ thuật lâm sinh, phục vụ công
tác đào tạo và nhiệm vụ nghiên cứu khoa học;
b) Điều kiện: phải có quyết định phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền về
chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích sử dụng khác; dự án lâm sinh; chương
trình, đề tài nghiên cứu khoa học.
Điều 21. Quy định hưởng lợi từ khai
thác lâm sản trong rừng phòng hộ
1. Hưởng lợi từ khai thác lâm sản được quy định tại Điều
55 của Luật Lâm nghiệp
a) Chủ rừng phòng hộ được hưởng toàn bộ lâm sản khai thác từ rừng phòng
hộ là rừng tự nhiên sau khi hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định của Nhà
nước;
b) Chủ rừng phòng hộ được hưởng toàn bộ lâm sản khai thác rừng phòng hộ
là rừng trồng bằng ngân sách nhà nước, hỗ trợ từ các chương trình, dự án có
nguồn gốc ngân sách nhà nước sau khi hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy
định của Nhà nước;
c) Lâm sản khai thác từ rừng phòng hộ do người được giao hoặc khoán rừng
phòng hộ tự đầu tư, sau khi hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định của Nhà
nước, được hưởng toàn bộ sản phẩm thu được.
2. Ban quản lý rừng phòng hộ được hưởng giá trị thu được từ dịch vụ ngoài
lâm sản; thực hiện chi trả cho người nhận khoán; chia sẻ lợi ích cho hộ gia
đình, cá nhân, cộng đồng dân cư tham gia bảo vệ rừng theo quy định của Nhà
nước.
3. Ban quản lý rừng phòng hộ; người được giao hoặc khoán rừng phòng hộ ổn định được hưởng toàn bộ sản phẩm nông, ngư nghiệp kết hợp và lâm sản ngoài gỗ sau khi hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định của Nhà nước.
1. Hoạt động
nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập trong rừng phòng hộ thực hiện theo Quy
chế quản lý rừng và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Khoản này được hướng dẫn bởi Điều 22
Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ về quy định chi tiết
thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp, cụ thể:
Điều 22. Hoạt động nghiên cứu khoa
học, giảng dạy, thực tập trong rừng phòng hộ
1. Trường hợp chủ rừng tự tổ chức thì thực hiện theo đề tài, dự án, kế
hoạch đã được duyệt.
2. Đối với các tổ chức nghiên cứu khoa học, cơ sở đào tạo, nhà khoa học,
học sinh, sinh viên thực hiện việc nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập trừ
quy định tại khoản 1 Điều này phải đáp ứng yêu cầu sau:
a) Có kế hoạch nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập tại khu rừng
phòng hộ (bản chính);
b) Các hoạt động nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập, thu thập mẫu
vật, nguồn gen, vận chuyển, lưu giữ, công bố mẫu vật, nguồn gen thực hiện theo
quy định của pháp luật, quy chế quản lý và sự hướng dẫn, giám sát của chủ rừng;
c) Thông báo cho chủ rừng về kết quả hoạt động nghiên cứu khoa học, giảng
dạy, thực tập; tài liệu công bố trong nước hoặc quốc tế (nếu có).
2. Chủ rừng xây
dựng đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí của khu rừng phòng hộ trình
cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
3. Tổ chức, cá
nhân đầu tư hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí phải lập dự án
theo quy định của pháp luật có liên quan và phù hợp với đề án du dịch sinh
thái, nghỉ dưỡng, giải trí.
4. Chủ rừng tự
tổ chức, hợp tác, liên kết hoặc cho tổ chức, cá nhân thuê môi trường rừng để
kinh doanh du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng bảo đảm không làm
ảnh hưởng đến bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên, đa dạng sinh học, cảnh quan môi
trường và các chức năng khác của khu rừng.
Khoản này được hướng dẫn bởi khoản 6
Điều 23 Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ về quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp, cụ thể:
Điều 23. Trình tự, thủ tục xây dựng,
thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng,
giải trí trong rừng phòng hộ
6. Cho thuê môi trường rừng để kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ
dưỡng, giải trí
a) Chủ rừng được phép cho các tổ chức, cá nhân thuê môi trường rừng phòng
hộ để kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí. Việc cho thuê
môi trường rừng phòng hộ để kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng,
giải trí phải được thông báo rộng rãi. Giá cho thuê môi trường rừng do các bên
tự thỏa thuận nhưng không thấp hơn 1% tổng doanh thu thực hiện trong năm của
bên thuê môi trường rừng trong phạm vi diện tích thuê môi trường rừng. Trường
hợp có hai tổ chức, cá nhân trở lên cùng đề nghị được thuê môi trường rừng, thì
tổ chức đấu giá với mức giá khởi điểm không thấp hơn 1% tổng doanh thu thực
hiện trong năm của bên thuê môi trường rừng trong phạm vi diện tích thuê môi
trường rừng. Thời gian thuê không quá 30 năm, định kỳ 5 năm đánh giá việc thực
hiện hợp đồng, hết thời gian cho thuê nếu bên thuê thực hiện đúng hợp đồng và
có nhu cầu thì chủ rừng xem xét tiếp tục kéo dài thời gian cho thuê;
b) Trước khi ký hợp đồng cho thuê môi trường rừng, chủ rừng phải điều tra
thống kê tài nguyên rừng trên diện tích cho thuê để làm căn cứ cho thuê và giám
sát, đánh giá việc thực hiện hợp đồng.
5. Trình tự, thủ
tục xây dựng, thẩm định và phê duyệt đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải
trí và diện tích đất rừng được sử dụng để xây dựng công trình phục vụ du lịch
sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng phòng hộ thực hiện theo Quy chế quản
lý rừng và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Khoản này được hướng dẫn từ khoản 1
đến khoản 5 Điều 23 và Điều 24 Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của
Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp, cụ
thể:
Điều 23. Trình tự, thủ tục xây dựng,
thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng,
giải trí trong rừng phòng hộ
1. Chủ rừng xây dựng đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí phù
hợp với phương án quản lý rừng bền vững được duyệt. Nội dung chủ yếu của đề án
bao gồm:
a) Hiện trạng tài nguyên thiên nhiên; tài nguyên du lịch và các loại sản
phẩm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí;
b) Thuyết minh chi tiết phương án phát triển các tuyến, địa điểm tổ chức
du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí bao gồm: vị trí, diện tích, hiện trạng,
mục đích, thời gian và phương thức tổ chức thực hiện;
c) Địa điểm, quy mô xây dựng các công trình phục vụ du lịch sinh thái,
nghỉ dưỡng, giải trí;
d) Các giải pháp bảo vệ, phát triển rừng, bảo tồn thiên nhiên, đa dạng
sinh học, bảo vệ môi trường và duy trì chức năng phòng hộ của rừng;
đ) Tổ chức giám sát hoạt động du lịch sinh thái;
e) Các loại bản đồ du lịch sinh thái tỷ lệ 1/5.000 hoặc 1/10.000 hoặc
1/25.000 theo hệ quy chiếu VN2000 gồm: Bản đồ hiện trạng tài nguyên thiên
nhiên, du lịch của khu rừng phòng hộ; bản đồ quy hoạch các tuyến, điểm du lịch,
tổ chức không gian kiến trúc và hạ tầng du lịch của khu rừng phòng hộ.
2. Hồ sơ đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí bao gồm:
a) Tờ trình của chủ rừng (bản chính);
b) Đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí quy định tại khoản 1
Điều này (bản chính).
3. Trình tự thẩm định, phê duyệt đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng,
giải trí
a) Chủ rừng gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính 02 bộ hồ sơ quy định
tại khoản 2 Điều này đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với khu
rừng phòng hộ thuộc địa phương quản lý; hoặc Tổng cục Lâm nghiệp đối với khu
rừng phòng hộ thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý.
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày
nhận được hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải thông báo cho chủ rừng để hoàn
thiện.
b) Trong thời hạn 15 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận hồ sơ tại điểm a khoản
này tổ chức lấy ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan;
c) Trong thời hạn 20 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận hồ sơ tại điểm a
khoản này hoàn thành tổ chức thẩm định hồ sơ đề án du lịch sinh thái, nghỉ
dưỡng, giải trí;
d) Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ do
cơ quan tiếp nhận hồ sơ tại điểm a khoản này trình, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
hoặc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt đề án du lịch sinh thái,
nghỉ dưỡng, giải trí.
4. Nội dung thẩm định đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí bao
gồm:
a) Hiện trạng tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên du lịch và các loại sản
phẩm du lịch;
b) Địa điểm, quy mô xây dựng các ,công trình du lịch sinh thái, nghỉ
dưỡng, giải trí;
c) Thời gian, phương thức tổ chức thực hiện;
d) Các giải pháp bảo vệ, phát triển rừng, bảo tồn thiên nhiên, đa dạng
sinh học, bảo vệ môi trường và duy trì chức năng phòng hộ của rừng;
đ) Tổ chức giám sát hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí.
5. Tổ chức thực hiện đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí
a) Sau khi đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí được duyệt, chủ
rừng chủ trì, phối hợp với tổ chức, cá nhân lập dự án đầu tư du lịch sinh thái,
nghỉ dưỡng, giải trí theo phương thức tự tổ chức, liên kết hoặc cho thuê môi
trường rừng phù hợp với đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí được phê
duyệt. Việc lập dự án đầu tư du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí phải tuân
thủ các quy định của Luật Lâm nghiệp và các quy định của pháp luật khác có liên
quan;
b) Chủ rừng có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, giám sát tổ chức, cá nhân
thuê môi trường rừng thực hiện dự án theo đúng quy định của pháp luật;
c) Kinh phí lập đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí được cân
đối trong kế hoạch tài chính hằng năm theo quy định hiện hành của Nhà nước. Trường
hợp liên kết với tổ chức, cá nhân khác thì kinh phí lập dự án đầu tư du lịch
sinh thái do hai bên thỏa thuận. Kinh phí lập dự án đầu tư du lịch sinh thái,
nghỉ dưỡng, giải trí do tổ chức, cá nhân thuê môi trường rừng đảm bảo.
Điều 24. Quản lý xây dựng các công
trình phục vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng phòng hộ
1. Công trình xây dựng phục vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí
bảo đảm không làm ảnh hưởng đến chức năng phòng hộ và cảnh quan tự nhiên của
khu rừng; phù hợp với đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí được cơ
quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều 23 Nghị định
này.
2. Khi xây dựng các công trình phục vụ cho hoạt động du lịch sinh thái,
nghỉ dưỡng, giải trí bảo đảm các nguyên tắc sau:
a) Không phá vỡ cảnh quan môi trường, không chặt phá rừng; các công trình
xây dựng phải dựa vào thiên nhiên, hài hòa với cảnh quan môi trường; bảo đảm
đúng quy định của pháp luật;
b) Không làm mất quyền sở hữu của Nhà nước về rừng, tài nguyên thiên
nhiên trên mặt đất và dưới lòng đất;
c) Chỉ được xây dựng các công trình ở những nơi đất trống, trảng cỏ, đất
có cây bụi không có khả năng tự phục hồi;
d) Chịu trách nhiệm bảo vệ, bảo tồn, phát triển tài nguyên rừng trên diện
tích tổ chức hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí; chịu sự hướng
dẫn, kiểm tra, giám sát của chủ rừng;
đ) Không làm ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh, danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử - văn hóa.
1. Được trồng xen cây nông nghiệp, cây lâm sản ngoài gỗ; chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản dưới tán rừng, không làm ảnh hưởng khả năng phòng hộ của rừng.
2. Được sử dụng diện tích đất chưa có rừng để sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp kết hợp, không làm ảnh hưởng khả năng phòng hộ của rừng.
3. Việc sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp trong rừng phòng hộ thực hiện theo Quy chế quản lý rừng và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Điều này được hướng dẫn tại Điều 25
Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ về quy định chi tiết
thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp, cụ thể:
Điều 25. Sản xuất lâm, nông, ngư
nghiệp kết hợp trong rừng phòng hộ
1. Nguyên tắc
a) Không thực hiện sản xuất lâm, nông ngư nghiệp kết hợp ở rừng phòng hộ
đầu nguồn có độ dốc trên 30 độ; vùng bờ biển bị xói lở thuộc rừng phòng hộ chắn
gió, chắn cát bay, rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển;
b) Sử dụng hiệu quả không gian, môi trường rừng để thực hiện sản xuất
nông nghiệp, ngư nghiệp kết hợp;
c) Hài hòa giữa lợi ích của Nhà nước với lợi ích của chủ rừng, tổ chức,
cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng tham gia hoạt động lâm nghiệp.
2. Đối với khu rừng phòng hộ đã có rừng
Chủ rừng, bên nhận khoán ổn định là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân
cư được trồng xen cây nông nghiệp, cây lâm sản ngoài gỗ, chăn nuôi và nuôi
trồng thủy sản dưới tán rừng phòng hộ, nhưng không được làm suy giảm diện tích
rừng, chất lượng, ảnh hưởng đến tái sinh rừng và khả năng phòng hộ của rừng.
3. Đối với đất chưa có rừng
a) Chủ rừng, bên nhận khoán ổn định là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng
dân cư được sử dụng đất chưa có rừng để kết hợp sản xuất nông nghiệp, ngư
nghiệp, nhưng phải trồng rừng trên diện tích đất được giao, khoán bảo đảm tỷ lệ
diện tích có rừng từ 80% trở lên của lô rừng đối với rừng phòng hộ đầu nguồn,
rừng chắn gió, chắn cát bay; 60% trở lên đối với rừng ngập mặn có kết hợp nuôi
trồng thủy sản. Các biện pháp kỹ thuật lâm sinh để phát triển rừng phòng hộ
thực hiện theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
b) Được trồng xen cây nông nghiệp, cây công nghiệp, cây ăn quả với cây
rừng trên diện tích đất được giao, khoán. Không được chăn thả gia súc, gia cầm,
vật nuôi trên diện tích mới trồng rừng, đang trong thời kỳ chăm sóc;
c) Được sử dụng diện tích đất xen giữa các băng trồng cây rừng để sản
xuất nông nghiệp, ngư nghiệp kết hợp với tỷ lệ không quá 20% diện tích đất của
lô rừng được giao, khoán thuộc khu vực rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ
chắn gió, chắn cát bay; 40% diện tích mặt nước đối với rừng ngập mặn có kết hợp
nuôi trồng thủy sản.
4. Chủ rừng, bên nhận khoán ổn định được hưởng toàn bộ sản phẩm thu được
từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp kết hợp quy định tại khoản 2,
khoản 3 Điều này.
5. Cơ quan quản lý nhà nước về lâm nghiệp các cấp chịu trách nhiệm hướng dẫn chủ rừng, bên nhận khoán ổn định thực hiện các hoạt động sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp theo quy định của pháp luật.
SỬ DỤNG RỪNG SẢN XUẤT
Điều 58. Khai thác lâm sản trong rừng sản xuất là rừng tự nhiên
1. Điều kiện khai thác lâm sản trong rừng sản xuất là rừng tự nhiên được quy định như sau:
a) Chủ rừng là tổ chức phải có phương án quản lý rừng bền vững được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
b) Chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư khai thác gỗ có đề nghị và được Ủy ban nhân dân cấp huyện chấp thuận.
2. Việc khai thác lâm sản trong rừng sản xuất là rừng tự nhiên thực hiện theo quy định của Luật này và Quy chế quản lý rừng.
Điều này được hướng dẫn tại Điều 28
Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ về quy định chi tiết
thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp, cụ thể:
Điều 28. Khai thác lâm sản trong rừng
sản xuất là rừng tự nhiên
1. Khai thác chính gỗ rừng tự nhiên
a) Đối tượng: là cây gỗ trên diện tích rừng giàu, rừng trung bình;
b) Điều kiện: thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 58
của Luật Lâm nghiệp và không trong thời gian đóng cửa rừng;
c) Phương thức: khai thác chọn với cường độ khai thác tối đa là 35% trữ
lượng gỗ của lô rừng.
2. Khai thác tận dụng gỗ rừng tự nhiên
a) Đối tượng: trên diện tích rừng chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục
đích khác; khi thực hiện các biện pháp lâm sinh; phục vụ công tác đào tạo và
nhiệm vụ nghiên cứu khoa học;
b) Điều kiện: phải có quyết định phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền về
chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác; dự án lâm sinh; chương trình,
đề tài nghiên cứu khoa học.
3. Khai thác tận thu gỗ rừng tự nhiên
a) Đối tượng: cây gỗ, cành, gốc bị khô mục, đổ gãy, bị cháy, chết do
thiên tai nằm trong rừng;
b) Điều kiện: chủ rừng phải lập phương án khai thác tận thu gỗ theo quy
định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
4. Khai thác thực vật rừng thông thường ngoài gỗ, dẫn xuất từ thực vật
rừng thông thường
a) Đối tượng: loài thực vật rừng thông thường ngoài gỗ, dẫn xuất từ thực
vật rừng thông thường;
b) Điều kiện: phải bảo đảm duy trì sự phát triển bền vững của khu rừng,
sản lượng loài khai thác không được lớn hơn lượng tăng trưởng của loài đó;
c) Phương thức khai thác: do chủ rừng tự quyết định.
Khái niệm “thực vật rừng thông
thường” được giải thích tại khoản 5 Điều
3 Thông tư số 27/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 Quy định về quản lý, truy xuất
nguồn gốc lâm sản, cụ thể:
5. Thực
vật rừng thông thường là những loài không thuộc Danh mục thực vật rừng, động
vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và không thuộc Phụ lục CITES.
5. Khai thác động vật rừng thông thường
a) Đối tượng: các loài động vật rừng thông thường;
b) Điều kiện: chủ rừng phải có phương án khai thác động vật rừng thông
thường.
6. Khai thác loài nguy cấp, quý, hiếm phải thực hiện theo quy định của Chính
phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi
Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.
7. Hưởng lợi từ khai thác lâm sản
Chủ rừng được hưởng toàn bộ giá trị lâm sản khai thác, sau khi đã thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của Nhà nước.
1. Chủ rừng quyết định khai thác rừng trồng thuộc sở hữu của mình.
2. Trường hợp rừng trồng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, chủ rừng phải lập hồ sơ khai thác lâm sản trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt nguồn vốn quyết định.
3. Việc khai thác lâm sản trong rừng sản xuất là rừng trồng thực hiện theo quy định của Luật này và Quy chế quản lý rừng.
Điều này được hướng dẫn tại Điều 29
Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ về quy định chi tiết
thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp, cụ thể:
Điều 29. Khai thác lâm sản trong rừng
sản xuất là rừng trồng
1. Khai thác gỗ rừng trồng
a) Điều kiện: sau khi khai thác trắng phải trồng lại rừng ngay trong vụ
trồng rừng kế tiếp hoặc tái sinh rừng. Đối với rừng trồng bằng nguồn vốn ngân
sách nhà nước phải có phương án khai thác gỗ theo quy định của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn;
b) Phương thức khai thác: khai thác trắng theo băng, đám hoặc toàn bộ
diện tích rừng do chủ rừng tự quyết định.
2. Khai thác tận dụng gỗ rừng trồng
a) Đối tượng: là cây gỗ trên diện tích rừng chuyển mục đích sử dụng rừng,
khi thực hiện các biện pháp lâm sinh, phục vụ cho công tác đào tạo và nghiên
cứu khoa học;
b) Điều kiện: rừng trồng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước phải có quyết
định phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền về chuyển mục đích sử dụng rừng sang
mục đích khác; dự án lâm sinh; chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học.
3. Khai thác tận thu gỗ rừng trồng
a) Đối tượng: cây gỗ bị khô mục, đổ gãy, bị cháy, chết do thiên tai nằm
trong rừng;
b) Điều kiện: rừng trồng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước có báo cáo
khối lượng, địa danh khai thác gỗ theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn.
4. Khai thác các loài nguy cấp, quý, hiếm phải thực hiện theo quy định
của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và
thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy
cấp.
5. Hưởng lợi từ khai thác lâm sản
a) Rừng trồng do chủ rừng tự đầu tư thì được hưởng toàn bộ giá trị lâm
sản;
b) Rừng trồng do ngân sách nhà nước đầu tư hoặc hỗ trợ đầu tư, chủ rừng được hưởng toàn bộ giá trị lâm sản sau khi thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của Nhà nước.
1. Được trồng xen cây nông nghiệp, cây lâm sản ngoài gỗ; chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản dưới tán rừng, không làm suy giảm chất lượng rừng.
2. Được sử dụng diện tích đất chưa có rừng để sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp kết hợp, không làm thoái hóa, ô nhiễm đất; không chuyển mục đích sử dụng đất rừng.
3. Được kết hợp kinh doanh du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí, nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập.
4. Được tự tổ chức, hợp tác, liên doanh, liên kết hoặc cho tổ chức, cá nhân thuê rừng, thuê môi trường rừng phù hợp với quyền của chủ rừng để kinh doanh du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí.
5. Được xây dựng công trình phục vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí.
6. Các hoạt động quy định tại Điều này thực hiện theo Quy chế quản lý rừng và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Điều này được hướng dẫn tại Điều 30,
31, 32 Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ về quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp, cụ thể:
Điều 30. Sản xuất lâm, nông, ngư
nghiệp kết hợp trong rừng sản xuất
1. Nguyên tắc
a) Sử dụng hiệu quả không gian, môi trường rừng để thực hiện sản xuất
nông nghiệp, ngư nghiệp kết hợp;
b) Hài hòa giữa lợi ích của Nhà nước với lợi ích của chủ rừng trong hoạt
động sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp.
2. Đối với diện tích đã có rừng
Chủ rừng được trồng xen cây nông nghiệp, cây lâm sản ngoài gỗ, chăn nuôi
và nuôi trồng thủy sản dưới tán rừng, nhưng không được làm suy giảm diện tích
rừng, chất lượng, ảnh hưởng đến tái sinh rừng của rừng.
3. Đối với đất chưa có rừng
a) Chủ rừng được sử dụng đất chưa có rừng để kết hợp sản xuất nông
nghiệp, ngư nghiệp, nhưng phải trồng rừng trên diện tích được giao, được thuê
bảo đảm tỷ lệ diện tích có rừng của lô rừng từ 60% trở lên đối với rừng ngập
mặn có kết hợp nuôi trồng thủy sản; 70% trở lên đối với rừng khác;
b) Được trồng xen cây nông nghiệp, cây công nghiệp, cây ăn quả với cây
rừng trên diện tích được giao, được thuê. Không được chăn thả gia súc, gia cầm,
vật nuôi trên diện tích mới trồng rừng, đang trong thời kỳ chăm sóc rừng trồng;
c) Được sử dụng diện tích đất xen giữa các băng trồng cây rừng để sản
xuất nông nghiệp, ngư nghiệp kết hợp, không quá 40% diện tích đất của lô rừng
được giao, được thuê đối với rừng ngập mặn có kết hợp với nuôi trồng thủy sản
và 30% diện tích đất của lô rừng được giao, được thuê đối với rừng khác.
4. Chủ rừng được hưởng toàn bộ sản phẩm thu được từ các hoạt động sản
xuất nông nghiệp, ngư nghiệp kết hợp quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này.
Điều 31. Hoạt động nghiên cứu khoa
học, giảng dạy, thực tập trong rừng sản xuất
1. Chủ rừng tự tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học, dịch vụ nghiên cứu
khoa học.
2. Tổ chức nghiên cứu khoa học, cơ sở đào tạo, nhà khoa học, học sinh,
sinh viên thực hiện việc nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập tại khu rừng
phải chấp hành các quy định sau đây:
a) Thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về lâm nghiệp, pháp luật về
nghiên cứu khoa học, giáo dục, đào tạo và các quy định liên quan;
b) Có kế hoạch nghiên cứu khoa học, giáo dục, đào tạo tại khu rừng được
chủ rừng chấp thuận;
c) Chỉ được thu thập mẫu vật, nguồn gen loài sinh vật với số lượng đã
được xác định trong kế hoạch nghiên cứu khoa học, giáo dục, đào tạo đã được phê
duyệt và được chủ rừng chấp thuận.
Điều 32. Hoạt động du lịch sinh thái,
nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng sản xuất
1. Chủ rừng được tự tổ chức hoặc hợp tác với các tổ chức, cá nhân khác để
kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí hoặc cho các tổ
chức, cá nhân thuê môi trường rừng để kinh doanh du lịch, nghỉ dưỡng, giải trí.
2. Hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí phải thực hiện theo
phương án quản lý rừng bền vững được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
3. Mức thuê môi trường rừng để kinh doanh du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí bao gồm các hoạt động dịch vụ lữ hành, vận tải khách du lịch, lưu trú du lịch, dịch vụ ăn uống, mua sắm, thể thao, vui chơi giải trí, chăm sóc sức khỏe, thăm quan, quảng cáo và các dịch vụ liên quan khác phục vụ khách du lịch trong phạm vi khu rừng của chủ rừng do các bên tự thỏa thuận nhưng không thấp hơn 1% tổng doanh thu thực hiện trong năm của bên thuê môi trường rừng.
DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG
Điều 61. Các loại dịch vụ môi trường rừng
1. Bảo vệ đất, hạn chế xói mòn và bồi lắng lòng hồ, lòng sông, lòng suối.
2. Điều tiết, duy trì nguồn nước cho sản xuất và đời sống xã hội.
3. Hấp thụ và lưu giữ các-bon của rừng; giảm phát thải khí nhà kính từ hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý rừng bền vững, tăng trưởng xanh.
4. Bảo vệ, duy trì vẻ đẹp cảnh quan tự nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học hệ sinh thái rừng cho kinh doanh dịch vụ du lịch.
5. Cung ứng bãi đẻ, nguồn thức ăn, con giống tự nhiên, nguồn nước từ rừng và các yếu tố từ môi trường, hệ sinh thái rừng để nuôi trồng thủy sản.
1. Rừng được chi trả dịch vụ môi trường rừng khi đáp ứng các tiêu chí quy định tại khoản 3 Điều 2 của Luật này và cung ứng một hoặc một số dịch vụ môi trường rừng quy định tại Điều 61 của Luật này.
2. Bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng phải chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng cho bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng.
3. Thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng bằng tiền thông qua hình thức chi trả trực tiếp hoặc chi trả gián tiếp.
4. Tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng là một yếu tố trong giá thành sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng.
5. Bảo đảm công khai, dân chủ, khách quan, công bằng; phù hợp với pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
1. Đối tượng được
chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng bao gồm:
a) Chủ rừng được
quy định tại Điều 8 của Luật này;
b) Tổ chức, hộ
gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư có hợp đồng nhận khoán bảo vệ và phát triển
rừng với chủ rừng là tổ chức do Nhà nước thành lập;
c) Ủy ban nhân
dân cấp xã và tổ chức khác được Nhà nước giao trách nhiệm quản lý rừng theo quy
định của pháp luật.
2. Đối tượng
phải chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng được quy định như sau:
a) Cơ sở sản
xuất thủy điện phải chi trả tiền dịch vụ về bảo vệ đất, hạn chế xói mòn và bồi
lắng lòng hồ, lòng sông, lòng suối, điều tiết và duy trì nguồn nước cho sản
xuất thủy điện;
b) Cơ sở sản
xuất và cung ứng nước sạch phải chi trả tiền dịch vụ về điều tiết và duy trì
nguồn nước cho sản xuất nước sạch;
c) Cơ sở sản
xuất công nghiệp phải chi trả tiền dịch vụ về điều tiết và duy trì nguồn nước
cho sản xuất công nghiệp;
d) Tổ chức, cá
nhân kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí phải chi trả
tiền dịch vụ về bảo vệ, duy trì vẻ đẹp cảnh quan tự nhiên, bảo tồn đa dạng sinh
học hệ sinh thái rừng;
đ) Tổ chức, cá
nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh gây phát thải khí nhà kính lớn phải chi trả
tiền dịch vụ về hấp thụ và lưu giữ các-bon của rừng;
e) Cơ sở nuôi
trồng thủy sản phải chi trả tiền dịch vụ cung ứng bãi đẻ, nguồn thức ăn, con
giống tự nhiên, nguồn nước và các yếu tố từ môi trường, hệ sinh thái rừng cho
nuôi trồng thủy sản;
g) Các đối tượng
khác theo quy định của pháp luật.
Khoản này được hướng dẫn tại Điều 57
Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ về quy định chi tiết
thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp, cụ thể:
Điều 57. Đối tượng phải trả tiền dịch
vụ môi trường rừng
1. Cơ sở sản xuất thủy điện được quy định tại điểm a
khoản 2 Điều 63 của Luật Lâm nghiệp.
2. Cơ sở sản xuất và cung ứng nước sạch được quy định tại điểm
b khoản 2 Điều 63 của Luật Lâm nghiệp.
3. Cơ sở sản xuất công nghiệp quy định tại điểm c khoản 2
Điều 63 của Luật Lâm nghiệp có sử dụng nước từ nguồn nước phục vụ cho sản
xuất công nghiệp, bao gồm các cơ sở sản xuất công nghiệp thuộc các ngành nghề
theo quy định hiện hành.
4. Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng,
giải trí quy định tại điểm d khoản 2 Điều 63 của Luật Lâm
nghiệp thực hiện chi trả trực tiếp theo quy định tại khoản 1 Điều 58 của Nghị
định này, bao gồm: các hoạt động dịch vụ lữ hành, vận tải khách du lịch, lưu
trú du lịch, dịch vụ ăn uống, mua sắm, thể thao, vui chơi giải trí, chăm sóc
sức khỏe, tham quan, quảng cáo và các dịch vụ liên quan khác phục vụ khách du
lịch trong phạm vi khu rừng cung ứng dịch vụ môi trường rừng của chủ rừng.
5. Đối với tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh gây phát thải
khí nhà kính lớn theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 63 của Luật
Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thí điểm đến hết
năm 2020, tổng kết, trình Chính phủ quy định chi tiết đối tượng, hình thức chi
trả, mức chi trả, quản lý, sử dụng tiền chi trả dịch vụ về hấp thụ và lưu giữ
các bon của rừng.
6. Cơ sở nuôi trồng thủy sản quy định tại điểm e khoản 2
Điều 63 của Luật Lâm nghiệp là doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản hoặc doanh
nghiệp liên kết với các hộ gia đình, cá nhân nuôi trồng thủy sản thực hiện chi
trả trực tiếp quy định tại khoản 1 Điều 58 của Nghị định này.
3. Hình thức chi
trả dịch vụ môi trường rừng được quy định như sau:
a) Bên sử dụng
dịch vụ môi trường rừng trả tiền trực tiếp cho bên cung ứng dịch vụ môi trường
rừng;
Điểm này được hướng dẫn tại Mục 3
Chương V từ Điều 64 đến Điều 65 Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của
Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp, cụ
thể:
Điều 64. Ký và thực hiện hợp đồng chi
trả dịch vụ môi trường rừng
1. Bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng ký hợp đồng với bên sử dụng dịch
vụ môi trường rừng, trong đó xác định loại dịch vụ, mức chi trả, thời gian chi
trả, phương thức chi trả. Mức chi trả không thấp hơn mức chi trả được quy định
tại Điều 59 của Nghị định này; hợp đồng chi trả dịch vụ môi trường rừng được
lập thành bốn bản, bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng giữ một bản, bên sử
dụng dịch vụ môi trường rừng giữ một bản, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp
tỉnh giữ một bản, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giữ một bản.
2. Bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng trả tiền cho bên cung ứng dịch vụ
môi trường rừng từ ngày có hoạt động sử dụng dịch vụ môi trường rừng theo hợp
đồng chi trả dịch vụ môi trường rừng.
Điều 65. Sử dụng tiền chi trả dịch vụ
môi trường rừng
1. Bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng có quyền quyết định việc sử dụng
số tiền thu được từ dịch vụ môi trường rừng sau khi thực hiện nghĩa vụ về tài
chính với Nhà nước theo quy định của pháp luật.
2. Trường hợp bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng là tổ chức, tiền thu
được từ dịch vụ môi trường rừng, sau khi trừ đi các chi phí hợp lý liên quan
đến việc tổ chức thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, bao gồm
cả tiền trả cho bên nhận khoán bảo vệ rừng, phần còn lại được hạch toán là
nguồn thu của đơn vị và được chi theo quy định của pháp luật về tài chính áp
dụng cho tổ chức đó.
b) Bên sử dụng
dịch vụ môi trường rừng trả tiền cho bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng ủy
thác qua quỹ bảo vệ và phát triển rừng;
Điểm này được hướng dẫn tại Mục 2
chương V (từ Điều 60 đến Điều 63) và Mục 4 Chương V (từ Điều 66 đến Điều 72) Nghị
định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ về quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật Lâm nghiệp, cụ thể:
Mục 2. XÁC ĐỊNH DIỆN TÍCH RỪNG CUNG
ỨNG DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG ỦY THÁC QUA QUỸ BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG
Điều 60. Căn cứ xác định diện tích
rừng
1. Kết quả điều tra, kiểm kê rừng theo chu kỳ.
2. Kết quả theo dõi diễn biến rừng hằng năm.
3. Bản đồ lưu vực nơi cung ứng dịch vụ môi trường rừng.
4. Kết quả chi trả dịch vụ môi trường rừng của năm trước liền kề.
Điều 61. Xây dựng bản đồ chi trả dịch
vụ môi trường rừng
1. Hằng năm, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với
Hạt Kiểm lâm, Ủy ban nhân dân cấp xã xây dựng bản đồ chi trả dịch vụ môi trường
rừng cấp xã cho chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, Ủy ban nhân
dân cấp xã và tổ chức khác được Nhà nước giao trách nhiệm quản lý rừng trên cơ
sở chồng xếp bản đồ kết quả kiểm kê, theo dõi diễn biến rừng cấp xã với bản đồ
lưu vực nơi cung ứng dịch vụ môi trường rừng. Nội dung xây dựng bản đồ lưu vực
nơi cung ứng dịch vụ môi trường rừng được quy định tại Phụ lục IV kèm theo Nghị
định này.
2. Hằng năm, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với
Chi cục Kiểm lâm, chủ rừng là tổ chức xây dựng bản đồ chi trả dịch vụ môi
trường rừng trên cơ sở chồng xếp bản đồ kết quả kiểm kê, theo dõi diễn biến rừng
của chủ rừng là tổ chức với bản đồ lưu vực nơi cung ứng dịch vụ môi trường
rừng.
3. Chi phí xây dựng bản đồ chi trả dịch vụ môi trường rừng và chi phí xây
dựng bản đô lưu vực nơi cung ứng dịch vụ môi trường rừng được sử dụng từ nguồn
kinh phí quản lý của Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh, của chủ rừng là tổ
chức hoặc nguồn kinh phí hợp pháp khác.
Điều 62. Xác định diện tích rừng được
chi trả dịch vụ môi trường rừng của chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng
dân cư; Ủy ban nhân dân cấp xã và tổ chức khác được Nhà nước giao trách nhiệm
quản lý rừng
1. Trước ngày 15 tháng 02 hằng năm, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp
tỉnh chủ trì, phối hợp với Hạt Kiểm lâm xác định diện tích rừng được chi trả
dịch vụ môi trường rừng của năm trước cho chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân,
cộng đồng dân cư, Ủy ban nhân dân cấp xã và các tổ chức khác được Nhà nước giao
trách nhiệm quản lý rừng trên cơ sở cập nhật bản đồ chi trả dịch vụ môi trường
rừng từ kết quả theo dõi diễn biến rừng năm trước.
Trước ngày 01 tháng 3 hằng năm, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh
phối hợp với Hạt Kiểm lâm kiểm tra, xác minh diện tích rừng được chi trả dịch
vụ môi trường rừng của năm trước đối với trường hợp có kiến nghị.
2. Trước ngày 15 tháng 3 hằng năm, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp
tỉnh, phối hợp với Hạt Kiểm lâm tổng hợp diện tích được chi trả dịch vụ môi
trường rừng của năm trước theo Mẫu số 01 Phụ lục V kèm theo Nghị định này làm
cơ sở thanh toán tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng.
3. Chi phí xác định diện tích rừng được chi trả dịch vụ môi trường rừng
sử dụng từ nguồn kinh phí quản lý của Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh
hoặc nguồn kinh phí hợp pháp khác.
Điều 63. Xác định diện tích rừng được
chi trả dịch vụ môi trường rừng của chủ rừng là tổ chức
1. Trước ngày 15 tháng 02 hằng năm, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp
tỉnh chủ trì, phối hợp với Chi cục Kiểm lâm và chủ rừng là tổ chức xác định
diện tích rừng được chi trả dịch vụ môi trường rừng năm trước trên cơ sở cập
nhật bản đồ chi trả dịch vụ môi trường rừng từ kết quả theo dõi diễn biến rừng
năm trước.
2. Trước ngày 28 tháng 02 hằng năm, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp
tỉnh phối hợp với Chi cục Kiểm lâm và chủ rừng là tổ chức kiểm tra, xác minh
diện tích rừng được chi trả dịch vụ môi trường rừng đối với trường hợp có kiến
nghị.
3. Trước ngày 15 tháng 3 hằng năm, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh
tổng hợp diện tích rừng được chi trả dịch vụ môi trường rừng của chủ rừng là tổ
chức theo Mẫu số 02 Phụ lục V kèm theo Nghị định này làm cơ sở thanh toán tiền
chi trả dịch vụ môi trường rừng.
4. Chi phí xác định diện tích rừng được chi trả dịch vụ môi trường rừng
sử dụng từ nguồn kinh phí quản lý của Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh,
của chủ rừng là tổ chức hoặc nguồn kinh phí hợp pháp khác.
Mục 4. QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG TIỀN DỊCH
VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG ỦY THÁC QUA QUỸ BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG
Điều
66. Ký hợp đồng chi trả dịch vụ môi trường rừng
1. Bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng ký hợp đồng ủy thác với Quỹ Bảo vệ
và phát triển rừng Việt Nam đối với diện tích cung ứng dịch vụ môi trường rừng
trong lưu vực nằm trên địa giới hành chính từ hai tỉnh trở lên.
2. Bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng ký hợp đồng ủy thác với Quỹ Bảo vệ
và phát triển rừng cấp tỉnh đối với diện tích cung ứng dịch vụ môi trường rừng
trong lưu vực nằm trên địa giới hành chính của một tỉnh.
3. Hợp đồng ủy thác chi trả dịch vụ môi trường rừng theo Mẫu số 01 Phụ
lục VI kèm theo Nghị định này.
Điều
67. Thực hiện hợp đồng chi trả dịch vụ môi trường rừng
1. Bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng trả tiền dịch vụ môi trường rừng
từ ngày có hoạt động sử dụng dịch vụ môi trường rừng.
2. Trước ngày 15 tháng 10, bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng gửi kế
hoạch nộp tiền dịch vụ môi trường rừng năm sau về Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng
theo Mẫu số 02 Phụ lục VI kèm theo Nghị định này.
3. Chậm nhất 15 ngày kể từ ngày kết thúc quý, bên sử dụng dịch vụ môi
trường rừng lập bản kê nộp tiền dịch vụ môi trường rừng theo Mẫu số 03 Phụ lục
VI kèm theo Nghị định này gửi Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng.
4. Bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng nộp tiền theo từng quý; thời gian
nộp tiền chậm nhất là 20 ngày kể từ ngày kết thúc quý đối với Quý I, II, III;
45 ngày kể từ ngày kết thúc quý đối với Quý IV.
5. Chậm nhất 50 ngày kể từ ngày kết thúc năm, bên sử dụng dịch vụ môi
trường rừng tổng hợp nộp tiền dịch vụ môi trường rừng gửi Quỹ Bảo vệ và phát
triển rừng theo Mẫu số 04 Phụ lục VI kèm theo Nghị định này.
Điều 68. Lập kế hoạch thu, chi và dự
toán chi quản lý
1. Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam
a) Rà soát, xác định diện tích cung ứng dịch vụ môi trường rừng trong lưu
vực nằm trên địa giới hành chính từ hai tỉnh trở lên trình Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn công bố;
b) Tổng hợp kế hoạch nộp tiền của các bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng
nằm trên địa giới hành chính từ hai tỉnh và thông báo cho Quỹ Bảo vệ và phát
triển rừng cấp tỉnh số tiền dự kiến điều phối theo Mẫu số 05 Phụ lục VI kèm
theo Nghị định này trước ngày 31 tháng 10 hằng năm;
c) Lập kế hoạch thu, chi theo Mẫu số 06 Phụ lục VI kèm theo Nghị định
này; dự toán chi quản lý theo Mẫu số 07 Phụ lục VI kèm theo Nghị định này vào
Quý IV hằng năm, báo cáo Hội đồng quản lý Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt
Nam thông qua, trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định.
2. Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh
a) Rà soát, xác định diện tích cung ứng dịch vụ môi trường rừng, lập danh
sách bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng.
b) Tổng hợp kế hoạch nộp tiền dịch vụ môi trường rừng của các bên sử dụng
dịch vụ môi trường rừng;
c) Lập kế hoạch thu, chi theo Mẫu số 08 Phụ lục VI kèm theo Nghị định
này; dự toán chi quản lý theo Mẫu số 09 Phụ lục VI kèm theo Nghị định này vào
Quý IV hằng năm; báo cáo Hội đồng đồng quản lý Quỹ thông qua, trình Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh quyết định;
d) Thông báo kế hoạch thu, chi đến chủ rừng là tổ chức, Ủy ban nhân dân
cấp xã, tổ chức khác được Nhà nước giao trách nhiệm quản lý rừng theo quy định
của pháp luật; gửi quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt kế hoạch
thu, chi về Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam.
Điều
69. Xác định tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng
1. Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam
Trước ngày 31 tháng 12 hằng năm, căn cứ số tiền dịch vụ môi trường rừng
thực thu trong năm và diện tích rừng trong lưu vực do Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn công bố, Giám đốc Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam xác
định số tiền điều phối cho Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh.
2. Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh
a) Trước ngày 31 tháng 3 hằng năm, căn cứ số tiền dịch vụ môi trường rừng
thực thu năm trước và kết quả xác định diện tích rừng được chi trả dịch vụ môi
trường rừng, Giám đốc Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh xác định số tiền
chi trả cho bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng năm trước để chi trả cho bên
cung ứng dịch vụ môi trường rừng;
b) Trước ngày 15 tháng 4 hằng năm, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh
thông báo cho bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng số tiền chi trả dịch vụ môi
trường rừng theo Mẫu số 10, Mẫu số 11 Phụ lục VI kèm theo Nghị định này.
3. Chủ rừng là tổ chức có khoán bảo vệ rừng
Trước ngày 01 tháng 6 hằng năm, căn cứ số tiền thực nhận từ Quỹ Bảo vệ và
phát triển rừng cấp tỉnh, chủ rừng là tổ chức có khoán bảo vệ rừng xác định số
tiền chi trả cho bên nhận khoán bảo vệ rừng.
4. Nội dung xác định tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng theo quy định
tại Phụ lục VII kèm theo Nghị định này.
Điều
70. Sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng
1. Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam
a) Kinh phí quản lý được trích tối đa 0,5% tổng số tiền dịch vụ môi
trường rừng thực thu trong năm để chi cho các hoạt động của bộ máy Quỹ. Mức
trích cụ thể trong kế hoạch thu, chi hằng năm của Quỹ, trình Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn quyết định. Nội dung chi hoạt động của bộ máy Quỹ bao gồm:
Chi thường xuyên: chi lương, phụ cấp lương và các khoản đóng góp cho các thành
viên Ban Điều hành Quỹ, chi tiền trách nhiệm quản lý cho các thành viên Hội
đồng quản lý Quỹ, Ban Kiểm soát Quỹ; chi tiền công; chi thanh toán dịch vụ công
cộng, vật tư văn phòng, thông tin, tuyên truyền liên lạc; chi họp, hội nghị;
chi công tác phí, thuê mướn; chi sửa chữa duy tu tài sản phục vụ công tác
chuyên môn và cơ sở hạ tầng; chi thẩm định chương trình, dự án, thẩm định trong
hoạt động đấu thầu; chi các hoạt động tiếp nhận và thanh toán tiền; chi kiểm
tra giám sát và chi khác (nếu có);
Chi không thường xuyên: hỗ trợ xây dựng phương án quản lý rừng bền vững
và cấp chứng chỉ rừng; chi các hoạt động rà soát xác định diện tích rừng cung
ứng dịch vụ môi trường rừng; chi hội nghị, bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn
nghiệp vụ; chi mua sắm, sửa chữa lớn tài sản phục vụ hoạt động bộ máy Quỹ, mua
sắm các trang thiết bị đặc thù phục vụ công tác chi trả; chi tuyên truyền; chi
dịch vụ kiểm toán; chi đoàn ra, đoàn vào và chi khác (nếu có).
b) Nội dung chi, mức chi hoạt động bộ máy Quỹ thực hiện theo quy định hiện
hành. Trường hợp pháp luật chưa quy định nội dung chi, mức chi, căn cứ khả năng
tài chính, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam xây dựng nội dung chi, mức
chi cụ thể quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ;
c) Kinh phí quản lý quy định tại điểm a khoản 1 Điều này là nguồn thu của
Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam, được thực hiện cơ chế tự chủ tài chính
đối với đơn vị sự nghiệp công lập;
d) Sau khi trừ kinh phí quản lý đã trích, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng
Việt Nam điều phối số tiền còn lại cho Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh
theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Nghị định này;
đ) Đối với số tiền thu được từ bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng nhưng
không xác định được hoặc chưa xác định được đối tượng nhận tiền dịch vụ môi
trường rừng thì Quỹ bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam điều phối số tiền đó cho
các tỉnh có mức chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng bình quân 01 ha từ thấp
nhất trở lên.
2. Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh
a) Kinh phí quản lý được trích tối đa 10% tổng số tiền dịch vụ môi trường
rừng thực thu trong năm để chi cho các hoạt động của bộ máy Quỹ. Mức trích cụ
thể trong kế hoạch thu, chi hằng năm của Quỹ, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
quyết định. Nội dung chi hoạt động của bộ máy Quỹ bao gồm:
Chi thường xuyên: chi lương, phụ cấp lương và các khoản đóng góp cho các
thành viên Ban Điều hành Quỹ, chi tiền trách nhiệm quản lý cho các thành viên
Hội đồng quản lý Quỹ, Ban Kiểm soát Quỹ; chi tiền công; chi thanh toán dịch vụ
công cộng, vật tư văn phòng, thông tin, tuyên truyền liên lạc; chi họp, hội
nghị; chi công tác phí, thuê mướn; chi sửa chữa duy tu tài sản phục vụ công tác
chuyên môn và cơ sở hạ tầng; chi thẩm định chương trình, dự án, thẩm định trong
hoạt động đấu thầu; chi các hoạt động tiếp nhận và thanh toán tiền; chi kiểm
tra giám sát và chi khác (nếu có);
Chi không thường xuyên: chi hỗ trợ xây dựng phương án quản lý rừng bền
vững và cấp chứng chỉ rừng; chi các hoạt động rà soát xác định diện tích rừng
cung ứng dịch vụ môi trường rừng, các hoạt động kỹ thuật theo dõi, đánh giá
chất lượng dịch vụ môi trường rừng; chi hỗ trợ hoạt động liên quan đến chi trả
dịch vụ môi trường rừng cấp huyện, xã; chi hội nghị, bồi dưỡng, tập huấn chuyên
môn nghiệp vụ; chi mua sắm, sửa chữa lớn tài sản phục vụ hoạt động bộ máy Quỹ,
mua sắm các trang thiết bị đặc thù phục vụ công tác chi trả; chi tuyên truyền;
chi dịch vụ kiểm toán; chi đoàn ra, đoàn vào và chi khác (nếu có).
b) Nội dung chi, mức chi hoạt động bộ máy Quỹ, chi phụ cấp kiêm nhiệm,
chi hỗ trợ chi phí quản lý đối với các đơn vị, tổ chức được Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh giao hỗ trợ Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh thực hiện nhiệm vụ chi
trả thực hiện theo quy định hiện hành. Trường hợp pháp luật chưa quy định nội
dung chi, mức chi, căn cứ khả năng tài chính, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp
tỉnh xây dựng nội dung chi, mức chi cụ thể quy định trong quy chế chi tiêu nội
bộ;
c) Kinh phí quản lý quy định tại điểm a khoản 2 Điều này là nguồn thu của
Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh, được thực hiện cơ chế tự chủ tài chính
đối với đơn vị sự nghiệp công lập;
d) Kinh phí dự phòng được trích tối đa 5% tổng số tiền dịch vụ môi trường
rừng thực thu trong năm để hỗ trợ cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư
được giao, khoán bảo vệ rừng ổn định lâu dài trong trường hợp có thiên tai, khô
hạn hoặc mức chi trả trên cùng đơn vị diện tích cung ứng dịch vụ môi trường
rừng trên địa bàn tỉnh thấp hơn năm trước liền kề, Giám đốc Quỹ Bảo vệ và phát
triển rừng cấp tỉnh lập kế hoạch hỗ trợ các hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân
cư, được giao, khoán bảo vệ rừng ổn định lâu dài trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
quyết định. Kinh phí dự phòng đã được phê duyệt trong năm chưa thực hiện được
hoặc chưa sử dụng hết phải chuyển trả cho bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng;
đ) Số tiền còn lại sau khi trừ kinh phí quản lý đã trích, kinh phí dự
phòng đã sử dụng theo quy định tại điểm a, điểm d khoản 2 Điều này, Quỹ Bảo vệ
và phát triển rừng cấp tỉnh chi trả cho bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng
theo quy định tại khoản 2 Điều 69 của Nghị định này;
e) Đối với số tiền thu được từ bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng nhưng
không xác định được hoặc chưa xác định được đối tượng nhận tiền dịch vụ môi
trường rừng, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết
định điều tiết số tiền dịch vụ môi trường rừng cho bên cung ứng có mức chi trả
dịch vụ môi trường rừng bình quân 01 ha từ thấp nhất trở lên; hỗ trợ công tác
bảo vệ, phát triển rừng, trồng cây phân tán, trồng rừng cảnh quan trong khu vực
có cung ứng dịch vụ môi trường rừng; tuyên truyền, phổ biến chính sách nâng cao
năng lực thực thi chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng.
3. Chủ rừng
a) Chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư được sử dụng toàn
bộ số tiền dịch vụ môi trường rừng để quản lý bảo vệ, phát triển rừng và nâng
cao đời sống;
b) Chủ rừng là các doanh nghiệp: toàn bộ số tiền dịch vụ môi trường rừng
nhận được là nguồn thu của doanh nghiệp, được quản lý, sử dụng theo quy định
của pháp luật về tài chính đối với doanh nghiệp;
c) Chủ rừng là tổ chức không bao gồm điểm b khoản 3 Điều này không khoán
bảo vệ rừng hoặc khoán một phần diện tích, toàn bộ số tiền nhận được tương ứng
với diện tích rừng tự bảo vệ được sử dụng cho các hoạt động phục vụ công tác
quản lý, bảo vệ rừng của chủ rừng, bao gồm: xây dựng và thực hiện phương án
quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng; các hạng mục công trình lâm sinh,
các công trình cơ sở kỹ thuật phục vụ công tác bảo vệ và phát triển rừng; các
hoạt động tuần tra, truy quét các điểm nóng, xử lý các vi phạm pháp luật về bảo
vệ, phát triển rừng; mua sắm tài sản, công cụ, dụng cụ, duy tu bảo dưỡng, sửa
chữa tài sản trang thiết bị phục vụ công tác bảo vệ rừng; lập hồ sơ, xây dựng
bản đồ chi trả dịch vụ môi trường rừng, kiểm tra, giám sát, đánh giá, nghiệm
thu, tuyên truyền, vận động, đào tạo, tập huấn, hội nghị và các hoạt động khác
phục vụ công tác chi trả dịch vụ môi trường rừng; chi trả lương và các khoản có
tính chất lương đối với các đối tượng không hưởng lương từ nguồn ngân sách Nhà
nước và các hoạt động khác phục vụ cho công tác quản lý, bảo vệ và phát triển
rừng.
Số tiền dịch vụ môi trường rừng nhận được cho diện tích chủ rừng tự bảo
vệ là nguồn thu của chủ rừng, chủ rừng quản lý theo quy định của pháp luật về
tài chính phù hợp với loại hình tổ chức của chủ rừng;
d) Chủ rừng là tổ chức được quy định tại điểm c khoản 3 Điều này có khoán
bảo vệ rừng cho tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư được trích 10%
tổng số tiền dịch vụ môi trường rừng chi trả cho diện tích rừng khoán bảo vệ
nêu trên để chi cho công tác quản lý các khu rừng cung ứng dịch vụ môi trường
rừng, gồm: các hạng mục công trình lâm sinh, các công trình cơ sở kỹ thuật phục
vụ công tác bảo vệ và phát triển rừng; các hoạt động tuần tra, truy quét các
điểm nóng, xử lý các vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; mua sắm
tài sản, công cụ, dụng cụ, duy tu bảo dưỡng, sửa chữa tài sản trang thiết bị
phục vụ công tác bảo vệ rừng; lập hồ sơ, xây dựng bản đồ chi trả dịch vụ môi
trường rừng, kiểm tra, giám sát, đánh giá, nghiệm thu, tuyên truyền, vận động,
đào tạo, tập huấn, hội nghị và các hoạt động khác phục vụ công tác chi trả dịch
vụ môi trường rừng; chi trả lương và các khoản có tính chất lương đối với các
đối tượng không hưởng lương từ nguồn ngân sách nhà nước và các hoạt động khác
phục vụ cho công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
Số tiền trích để chi cho công tác quản lý của chủ rừng được coi là nguồn
thu của chủ rừng và được quản lý theo quy định pháp luật về tài chính phù hợp
với loại hình tổ chức của chủ rừng.
Số tiền còn lại sau khi trích kinh phí quản lý được chủ rừng chi trả cho
bên nhận khoán theo quy định tại khoản 3 Điều 69 của Nghị định này.
4. Ủy ban nhân dân cấp xã, tổ chức khác được Nhà nước giao trách nhiệm
quản lý rừng xây dựng phương án sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng phục vụ
cho công tác quản lý, bảo vệ rừng trình Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt gửi
Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh. Nội dung chi bao gồm:
a) Chi cho người bảo vệ rừng;
b) Xăng, dầu cho phương tiện tuần tra, kiểm tra rừng;
c) Hỗ trợ cho những người được huy động tham gia ngăn chặn, chống chặt
phá rừng và chữa cháy rừng bị tai nạn, thương tật;
d) Bồi dưỡng làm đêm, làm thêm giờ, công tác kiêm nhiệm;
đ) Phổ biến, tuyên truyền giáo dục pháp luật và tập huấn, bồi dưỡng nghiệp
vụ quản lý bảo vệ rừng;
e) Hội nghị, hội thảo sơ tổng kết và công tác thi đua khen thưởng;
g) Các khoản chi khác.
Điều
71. Tạm ứng, thanh toán, quyết toán tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng
1. Tạm ứng tiền dịch vụ môi trường rừng
Căn cứ kế hoạch thu, chi được phê duyệt, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng
cấp tỉnh tạm ứng tiền dịch vụ môi trường rừng cho bên cung ứng dịch vụ môi
trường rừng và chi cho các đơn vị, tổ chức được giao hỗ trợ Quỹ Bảo vệ và phát
triển rừng cấp tỉnh thực hiện nhiệm vụ chi trả. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy
định số lần tạm ứng, tỷ lệ tạm ứng tiền dịch vụ môi trường rừng.
2. Thanh toán tiền dịch vụ môi trường rừng
a) Căn cứ số tiền thực thu trong năm, kết quả xác định diện tích rừng
được chi trả dịch vụ môi trường rừng, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh
hoặc đơn vị, tổ chức được giao hỗ trợ chi trả thực hiện thanh toán tiền cho bên
cung ứng dịch vụ môi trường rừng trước ngày 01 tháng 6 năm sau;
b) Sau khi hoàn thành việc thanh toán, đơn vị, tổ chức được giao hỗ trợ
chi trả lập báo cáo tổng hợp theo Mẫu số 12, Mẫu số 13 Phụ lục VI kèm theo Nghị
định này, gửi Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh kèm theo chứng từ trước
ngày 15 tháng 6 năm sau;
c) Căn cứ số kinh phí quản lý được sử dụng, nội dung chi, mức chi được Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt và chứng từ chi hợp pháp, Quỹ Bảo vệ và phát triển
rừng cấp tỉnh thanh toán tiền cho các đơn vị, tổ chức được giao hỗ trợ chi trả.
3. Hình thức tạm ứng, thanh toán tiền dịch vụ môi trường rừng
a) Đối với bên cung ứng dịch vụ môi trường là tổ chức, việc tạm ứng,
thanh toán được thực hiện qua tài khoản ngân hàng;
b) Đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thực hiện tạm ứng,
thanh toán qua tài khoản hoặc bằng tiền mặt. Nhà nước khuyến khích tạm ứng,
thanh toán qua tài khoản ở những nơi đủ điều kiện thực hiện.
4. Quyết toán tiền dịch vụ môi trường rừng:
a) Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng khóa sổ kế toán vào ngày 31 tháng 12
hằng năm, lập báo cáo quyết toán theo Mẫu số 14 Phụ lục VI kèm theo Nghị định
này, thời gian lập và điều chỉnh báo cáo quyết toán đến ngày 30 tháng 6 năm
sau, nộp cơ quan quản lý trực tiếp trước ngày 15 tháng 7 năm sau;
b) Chủ rừng là tổ chức có thực hiện khoán bảo vệ rừng lập báo cáo quyết
toán kinh phí chi trả dịch vụ môi trường rừng theo Mẫu số 15 Phụ lục VI kèm
theo Nghị định này, nộp cơ quan quản lý trực tiếp và Quỹ Bảo vệ và phát triển
rừng cấp tỉnh trước ngày 30 tháng 6 năm sau;
c) Ủy ban nhân dân cấp xã và các tổ chức khác được Nhà nước giao trách
nhiệm quản lý rừng khóa sổ kế toán, lập và nộp báo cáo theo quy định về quản lý
tài chính đối với từng loại hình tổ chức;
d) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, xét duyệt báo cáo quyết toán
kinh phí chi trả dịch vụ môi trường rừng của Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt
Nam;
đ) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (trường hợp Quỹ Bảo vệ và phát
triển rừng cấp tỉnh trực thuộc Sở) hoặc Sở Tài chính (trường hợp Quỹ Bảo vệ và
phát triển rừng cấp tỉnh trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh), xét duyệt báo
cáo quyết toán kinh phí chi trả dịch vụ môi trường rừng của Quỹ Bảo vệ và phát
triển rừng cấp tỉnh;
e) Cơ quan quản lý trực tiếp xét duyệt báo cáo quyết toán kinh phí chi
trả dịch vụ môi trường rừng của chủ rừng là tổ chức trực thuộc;
g) Cơ quan tài chính cấp huyện xét duyệt báo cáo quyết toán kinh phí chi
trả dịch vụ môi trường rừng của Ủy ban nhân dân cấp xã và các tổ chức khác được
Nhà nước giao trách nhiệm quản lý rừng;
h) Thời gian xét duyệt quyết toán kinh phí chi trả dịch vụ môi trường
rừng thực hiện theo quy định hiện hành về chế độ tài chính đối với từng loại
hình tổ chức.
Điều
72. Kiểm tra, giám sát, công khai tài chính
1. Kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng
a) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Tài
chính tổ chức kiểm tra tại địa phương và Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt
Nam;
b) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (trường hợp Quỹ Bảo vệ và phát
triển rừng trực thuộc Sở) hoặc Sở Tài chính (trường hợp Quỹ Bảo vệ và phát
triển rừng trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) chủ trì tổ chức kiểm tra Quỹ
Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh;
c) Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam kiểm tra việc quản lý, sử dụng
tiền dịch vụ môi trường rừng Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh; kiểm tra
việc nộp tiền của bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng;
d) Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh kiểm tra việc quản lý, sử dụng
tiền dịch vụ môi trường rừng các bên liên quan trên địa bàn tỉnh; kiểm tra việc
nộp tiền chi trả của bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng;
đ) Chủ rừng là tổ chức kiểm tra bên nhận khoán;
e) Các cơ quan, tổ chức và toàn thể nhân dân tham gia giám sát đối với
các cơ quan nhà nước, các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư liên
quan đến quản lý, sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng.
2. Công khai tài chính
a) Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng, chủ rừng là tổ chức, Ủy ban nhân dân
cấp xã, các tổ chức khác được Nhà nước giao trách nhiệm quản lý rừng thực hiện
công khai tài chính theo quy định của pháp luật về tài chính;
b) Công khai danh sách đối tượng được chi trả, số tiền được chi trả, kế
hoạch chi trả hằng quý, hằng năm theo Quy chế dân chủ tại cơ sở bằng các hình
thức: niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và tại nơi họp cộng
đồng dân cư, bản hoặc nơi công cộng thuận lợi nhất để người dân tiện theo dõi;
thông báo bằng văn bản hệ thống truyền thanh của xã, thôn, bản hoặc công bố
trong hội nghị nhân dân của xã, thôn, bản.
c) Nhà nước
khuyến khích áp dụng chi trả trực tiếp cho tất cả các trường hợp nếu bên cung
ứng và bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng tự thỏa thuận trên cơ sở mức tiền
chi trả dịch vụ do Chính phủ quy định.
Điểm này được hướng dẫn tại Mục 3 từ
Điều 64 đến Điều 65 Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ
về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp, cụ thể:
Điều 64. Ký và thực hiện hợp đồng chi
trả dịch vụ môi trường rừng
1. Bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng ký hợp đồng với bên sử dụng dịch
vụ môi trường rừng, trong đó xác định loại dịch vụ, mức chi trả, thời gian chi
trả, phương thức chi trả. Mức chi trả không thấp hơn mức chi trả được quy định
tại Điều 59 của Nghị định này; hợp đồng chi trả dịch vụ môi trường rừng được
lập thành bốn bản, bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng giữ một bản, bên sử
dụng dịch vụ môi trường rừng giữ một bản, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp
tỉnh giữ một bản, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giữ một bản.
2. Bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng trả tiền cho bên cung ứng dịch vụ
môi trường rừng từ ngày có hoạt động sử dụng dịch vụ môi trường rừng theo hợp
đồng chi trả dịch vụ môi trường rừng.
Điều 65. Sử dụng tiền chi trả dịch vụ
môi trường rừng
1. Bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng có quyền quyết định việc sử dụng
số tiền thu được từ dịch vụ môi trường rừng sau khi thực hiện nghĩa vụ về tài
chính với Nhà nước theo quy định của pháp luật.
2. Trường hợp bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng là tổ chức, tiền thu
được từ dịch vụ môi trường rừng, sau khi trừ đi các chi phí hợp lý liên quan
đến việc tổ chức thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, bao gồm
cả tiền trả cho bên nhận khoán bảo vệ rừng, phần còn lại được hạch toán là
nguồn thu của đơn vị và được chi theo quy định của pháp luật về tài chính áp
dụng cho tổ chức đó.
4. Việc quản lý
sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng được thực hiện như sau:
a) Xác định tổng
số tiền thu được từ dịch vụ môi trường rừng;
b) Xác định mức
chi trả dịch vụ môi trường rừng;
c) Xác định đối
tượng được chi trả dịch vụ môi trường rừng;
d) Xác định hình
thức chi trả dịch vụ môi trường rừng;
đ) Lập kế hoạch
thu, chi dịch vụ môi trường rừng;
e) Xác định
trường hợp được miễn, giảm nộp tiền dịch vụ môi trường rừng;
g) Tổ chức chi
trả dịch vụ môi trường rừng;
h) Kiểm tra,
giám sát quản lý sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng.
Khoản này được hướng dẫn tại Điều 58,
59 Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ về quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp, cụ thể:
Điều 58. Hình thức chi trả tiền dịch
vụ môi trường rừng
1. Bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng trả tiền trực tiếp cho bên cung
ứng dịch vụ môi trường rừng theo quy định tại điểm a, điểm c
khoản 3 Điều 63 của Luật Lâm nghiệp được thực hiện trên cơ sở hợp đồng thỏa
thuận tự nguyện.
2. Bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng trả tiền cho bên cung ứng dịch vụ
môi trường rừng ủy thác qua Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 63 của Luật Lâm nghiệp áp dụng trong
trường hợp bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng và bên sử dụng dịch vụ môi
trường rừng không thỏa thuận được hợp đồng chi trả dịch vụ môi trường rừng theo
hình thức chi trả trực tiếp.
Điều 59. Mức chi trả và xác định số
tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng
1. Mức chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng áp dụng đối với cơ sở sản
xuất thủy điện là 36 đồng/kwh điện thương phẩm. Sản lượng điện để tính tiền chi
trả dịch vụ môi trường rừng là sản lượng điện của các cơ sở sản xuất thủy điện
bán cho bên mua điện theo hợp đồng mua bán điện.
Số tiền phải chi trả dịch vụ môi trường rừng trong kỳ hạn thanh toán được
xác định bằng sản lượng điện thương phẩm trong kỳ hạn thanh toán (kwh) nhân với
mức chi trả dịch vụ môi trường rừng tính trên 1kwh (36 đồng/kwh).
2. Mức chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng áp dụng đối với cơ sở sản
xuất và cung ứng nước sạch là 52 đồng/m3 nước thương phẩm. Sản lượng
nước để tính tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng là sản lượng nước của cơ sở
sản xuất và cung ứng nước sạch bán cho người tiêu dùng.
Số tiền phải chi trả dịch vụ môi trường rừng trong kỳ hạn thanh toán được
xác định bằng sản lượng nước thương phẩm trong kỳ hạn thanh toán (m3)
nhân với mức chi trả dịch vụ môi trường rừng tính trên 1 m3 nước (52
đồng/m3).
3. Mức chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng đối với cơ sở sản xuất công
nghiệp có sử dụng nước từ nguồn nước là 50 đồng/m3. Khối lượng nước
để tính tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng là khối lượng nước cơ sở sản xuất
công nghiệp đã sử dụng, tính theo đồng hồ đo nước hoặc theo lượng nước được cơ
quan có thẩm quyền cấp phép hoặc theo chứng từ mua bán nước giữa cơ sở sản xuất
công nghiệp với đơn vị kinh doanh nước.
Số tiền phải chi trả dịch vụ môi trường rừng trong kỳ hạn thanh toán được
xác định bằng khối lượng nước (m3) do cơ sở sản xuất công nghiệp sử
dụng nhân với mức chi trả dịch vụ môi trường rừng tính trên 1 m3
nước (50 đồng/m3).
4. Mức chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng của các tổ chức, cá nhân kinh
doanh dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí quy định tại điểm d khoản 2 Điều 63 của Luật Lâm nghiệp tối thiểu bằng 1 %
trên tổng doanh thu thực hiện trong kỳ; mức chi trả cụ thể dựa trên cơ sở, điều
kiện thực tiễn, do bên cung ứng và bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng tự thỏa
thuận.
5. Mức chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng của doanh nghiệp nuôi trồng
thủy sản hoặc doanh nghiệp liên kết với các hộ gia đình, cá nhân nuôi trồng
thủy sản quy định tại điểm e khoản 2 Điều 63 của Luật Lâm
nghiệp tối thiểu bằng 1% tổng doanh thu thực hiện trong kỳ; mức chi trả cụ
thể dựa trên cơ sở, điều kiện thực tiễn, do bên cung ứng và bên sử dụng dịch vụ
môi trường rừng tự thỏa thuận.
6. Khi giá bán lẻ điện, nước bình quân chung quy định tại khoản 1, khoản
2 và khoản 3 Điều này biến động tăng hoặc giảm 20%, Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn trình Chính phủ quyết định điều chỉnh mức chi trả dịch vụ môi
trường rừng tương ứng.
5. Chính phủ quy
định chi tiết đối tượng, hình thức chi trả, mức chi trả dịch vụ môi trường rừng
và điều chỉnh, miễn, giảm mức chi trả dịch vụ môi trường rừng; quản lý sử dụng
tiền dịch vụ môi trường rừng.
Khoản này được hướng dẫn tại Mục 5 từ
Điều 73 đến Điều 75 Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ
về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp, cụ thể:
Mục 5. MIỄN, GIẢM TIỀN DỊCH VỤ MÔI
TRƯỜNG RỪNG
Điều 73. Trường hợp miễn, giảm
1. Tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất kinh doanh bị ảnh hưởng của thiên
tai, hỏa hoạn, động đất, bão lụt, lũ quét, lốc, sóng thần, lở đất xảy ra, làm
thiệt hại trực tiếp đến vốn, tài sản của mình dẫn tới mất khả năng hoặc phải
ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh và không thuộc đối tượng bắt buộc phải mua
bảo hiểm tài sản theo quy định của pháp luật.
2. Cá nhân hoạt động sản xuất kinh doanh bị mất năng lực hành vi dân sự,
chết hoặc bị tuyên bố là chết, mất tích không còn tài sản để trả hoặc người
giám hộ, người thừa kế thực sự không có khả năng trả nợ thay cho cá nhân đó.
3. Tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh có quyết định giải thể hoặc phá
sản của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật, không còn vốn, tài
sản để chi trả nợ cho bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng.
Điều 74. Mức miễn, giảm
1. Miễn tiền dịch vụ môi trường rừng: tổ chức, cá nhân được miễn 100% số
tiền phải chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng trong trường hợp mức độ rủi ro
thiệt hại về vốn và tài sản của bên chi trả dịch vụ môi trường rừng từ 70% đến
100% so với tổng tài sản hoặc phương án sản xuất, kinh doanh hoặc trong các
trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 73 của Nghị định này.
2. Giảm tiền dịch vụ môi trường rừng: tổ chức, cá nhân được giảm tối đa 50%
số tiền phải chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng trong trường hợp mức độ rủi
ro thiệt hại về vốn và tài sản của bên chi trả dịch vụ môi trường rừng từ 40%
đến dưới 70% so với tổng tài sản hoặc phương án sản xuất, kinh doanh.
Điều 75. Hồ sơ và trình tự miễn, giảm
1. Hồ sơ miễn, giảm
Khi xảy ra rủi ro bất khả kháng quy định tại Điều 73 của Nghị định này,
bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng lập 01 bộ hồ sơ đề nghị miễn, giảm tiền
dịch vụ môi trường rừng gửi đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (đối với
bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng trong phạm vi địa giới hành chính của một
tỉnh) hoặc Tổng cục Lâm nghiệp (đối với bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng
trong phạm vi nằm trên địa giới hành chính từ hai tỉnh trở lên). Hồ sơ miễn,
giảm bao gồm:
a) Văn bản đề nghị miễn, giảm của bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng
hoặc người giám hộ, người thừa kế của bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng,
trong đó nêu rõ nguyên nhân, nội dung rủi ro bất khả kháng; mức độ thiệt hại về
vốn và tài sản; nội dung đề nghị miễn, giảm; thời gian đề nghị miễn, giảm;
b) Bản kê tổn thất, thiệt hại về vốn và tài sản; bản sao chụp quyết định
giải thể hoặc phá sản (nếu có) của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp
luật đối với bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng là tổ chức;
c) Riêng trường hợp miễn tiền dịch vụ môi trường rừng đối với bên sử dụng
dịch vụ môi trường rừng là cá nhân, ngoài văn bản đề nghị tại điểm a khoản 1
Điều này, người giám hộ phải gửi bản sao chụp quyết định của tòa án trong
trường hợp mất năng lực hành vi dân sự; người thừa kế phải gửi bản sao chụp
giấy chứng tử, chứng nhận mất tích trong trường hợp chết hoặc mất tích.
2. Trình tự miễn, giảm
a) Đối với hồ sơ nộp trực tiếp, trong thời gian 1/2 ngày làm việc kể từ
thời điểm nhận hồ sơ, bên nhận hồ sơ phải thông báo bằng văn bản cho bên nộp hồ
sơ về tính hợp lệ của hồ sơ;
b) Đối với hồ sơ nhận qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng,
trong thời gian 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, bên nhận hồ sơ phải
thông báo bằng văn bản cho bên nộp hồ sơ về tính hợp lệ của hồ sơ;
c) Trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đề nghị
miễn, giảm hợp lệ, bên nhận hồ sơ quyết định thành lập Đoàn kiểm tra xác minh;
d) Trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ khi có quyết định thành lập,
Đoàn kiểm tra phải tiến hành kiểm tra, xác minh;
đ) Trong thời gian 05 ngày làm việc sau khi kết thúc kiểm tra, Đoàn kiểm
tra hoàn thành báo cáo, gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định miễn, giảm đối
với tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ môi trường rừng trong phạm vi địa giới hành
chính của một tỉnh hoặc gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định
miễn, giảm đối với tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ môi trường rừng trong phạm
vi nằm trên địa giới hành chính từ hai tỉnh trở lên;
e) Quyết định miễn, giảm được gửi Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng, tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ môi trường rừng để thực hiện.
1. Bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng có quyền sau đây:
a) Được thông báo về tình hình thực hiện, kết quả bảo vệ và phát triển rừng trong phạm vi khu rừng có cung ứng dịch vụ môi trường rừng; thông báo về diện tích, chất lượng và trạng thái rừng ở khu vực có cung ứng dịch vụ môi trường rừng;
b) Được quỹ bảo vệ và phát triển rừng thông báo kết quả chi trả ủy thác tiền dịch vụ môi trường rừng đến bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng;
c) Tham gia vào quá trình lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát và nghiệm thu kết quả bảo vệ và phát triển rừng trên phạm vi khu rừng có cung ứng dịch vụ môi trường rừng;
d) Đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét việc điều chỉnh tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng trong trường hợp bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng không bảo đảm đúng diện tích rừng hoặc làm suy giảm chất lượng, trạng thái rừng mà bên sử dụng dịch vụ đã chi trả số tiền tương ứng.
2. Bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng có nghĩa vụ sau đây:
a) Ký hợp đồng, kê khai số tiền dịch vụ môi trường rừng phải chi trả ủy thác vào quỹ bảo vệ và phát triển rừng;
b) Trả tiền dịch vụ môi trường rừng đầy đủ và đúng hạn theo hợp đồng cho chủ rừng trong trường hợp chi trả trực tiếp hoặc cho quỹ bảo vệ và phát triển rừng trong trường hợp chi trả gián tiếp.
1. Bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng có quyền sau đây:
a) Yêu cầu chi trả tiền sử dụng dịch vụ môi trường rừng theo quy định tại khoản 3 Điều 63 của Luật này;
b) Được cung cấp thông tin về giá trị dịch vụ môi trường rừng;
c) Tham gia vào việc xây dựng kế hoạch, lập hồ sơ phục vụ chi trả, kiểm tra quá trình thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng của cơ quan quản lý nhà nước và của quỹ bảo vệ và phát triển rừng.
2. Bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng có nghĩa vụ sau đây:
a) Phải bảo đảm diện tích cung ứng dịch vụ môi trường rừng được bảo vệ và phát triển theo quy hoạch, kế hoạch quản lý đối với từng loại rừng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
b) Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư nhận khoán bảo vệ và phát triển rừng phải bảo đảm diện tích cung ứng dịch vụ môi trường rừng được bảo vệ và phát triển theo hợp đồng khoán đã ký với chủ rừng;
c) Bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng là tổ chức do Nhà nước thành lập phải quản lý, sử dụng số tiền được chi trả theo quy định của pháp luật.
CHẾ BIẾN VÀ THƯƠNG MẠI LÂM SẢN
CHẾ BIẾN LÂM SẢN
Điều 66. Chính sách phát triển chế biến lâm sản
1. Chính sách phát triển chế biến lâm sản được quy định như sau:
a) Hỗ trợ doanh nghiệp hợp tác, liên doanh, liên kết với chủ rừng để tạo vùng nguyên liệu, quản lý rừng bền vững, tiêu thụ sản phẩm, ứng dụng khoa học, công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới và giải pháp tăng trưởng xanh, nâng cao giá trị gia tăng;
b) Ưu tiên phát triển công nghiệp hỗ trợ trong chế biến lâm sản;
c) Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực trong chế biến lâm sản.
2. Chính sách phát triển chế biến lâm sản quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện theo quy định của Chính phủ.
1. Cơ sở chế biến và hoạt động chế biến mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng phải tuân thủ quy định của Luật này, pháp luật về đầu tư, doanh nghiệp, bảo vệ môi trường, bảo vệ và kiểm dịch thực vật, thú y, chất lượng sản phẩm, hàng hóa, an toàn thực phẩm và phù hợp với Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.
2. Việc chế biến mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và mẫu vật các loài thực vật rừng hoang dã, động vật rừng hoang dã thuộc Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
a) Mẫu vật có nguồn gốc hợp pháp từ cơ sở trồng cấy nhân tạo hoặc gây nuôi;
b) Mẫu vật có nguồn gốc khai thác hợp pháp từ tự nhiên;
c) Mẫu vật sau xử lý tịch thu theo quy định của pháp luật.
3. Chế biến mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng thông thường phải bảo đảm có nguồn gốc hợp pháp.
1. Cơ sở chế biến lâm sản có quyền sau đây:
a) Sản xuất những mặt hàng lâm sản Nhà nước không cấm;
b) Được Nhà nước bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp; hỗ trợ liên kết chuỗi sản xuất, chế biến; áp dụng chính sách quy định tại Điều 66 của Luật này và pháp luật về đầu tư, doanh nghiệp trong khu vực nông thôn, nhất là khu vực vùng sâu, vùng xa.
2. Cơ sở chế biến lâm sản có nghĩa vụ sau đây:
a) Tuân thủ quy định của pháp luật về đầu tư, doanh nghiệp, bảo vệ môi trường, lao động, tài chính; quy định về hồ sơ lâm sản hợp pháp và kiểm tra nguồn gốc lâm sản;
b) Chế biến mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng phải thực hiện theo quy định tại Điều 67 của Luật này;
c) Chấp hành sự quản lý, kiểm tra, thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quá trình sản xuất.
1. Nhà nước xây dựng và vận hành Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam; ban hành tiêu chí, thẩm quyền, quy trình, thủ tục phân loại doanh nghiệp khai thác, vận chuyển, tiêu thụ, chế biến và xuất khẩu gỗ, sản phẩm gỗ.
2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
THƯƠNG MẠI LÂM SẢN
Điều 70. Chính sách phát triển thị trường lâm sản
1. Chính sách phát triển thị trường lâm sản được quy định như sau:
a) Tổ chức, cá nhân hợp tác, liên kết, thu mua, tiêu thụ lâm sản được cung cấp tín dụng ưu đãi theo quy định của pháp luật;
b) Nhà nước hỗ trợ hoạt động xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại, phát triển thị trường, cung cấp thông tin thị trường lâm sản trong nước và quốc tế.
2. Chính sách phát triển thị trường lâm sản quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện theo quy định của Chính phủ.
1. Cơ sở thương
mại lâm sản có quyền sau đây:
a) Kinh doanh
những mặt hàng lâm sản Nhà nước không cấm;
b) Được Nhà nước
bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp; hỗ trợ hợp tác, liên kết chuỗi kinh doanh
lâm sản; áp dụng chính sách quy định tại Điều 70 của Luật này và pháp luật về
đầu tư, doanh nghiệp trong khu vực nông thôn, nhất là khu vực vùng sâu, vùng
xa.
2. Cơ sở thương
mại lâm sản có nghĩa vụ sau đây:
a) Tuân thủ quy
định của pháp luật về đầu tư, doanh nghiệp, bảo vệ môi trường, lao động, tài
chính; quy định về hồ sơ lâm sản hợp pháp và kiểm tra nguồn gốc lâm sản;
b) Chấp hành sự quản lý, kiểm tra, thanh tra trong quá trình kinh doanh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Chỉ dẫn áp dụngQuy định
về hồ sơ lâm sản hợp phápđược quy địnhtại Chương III từ Điều 16 đến
Điều 32 Thông tư số 27/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 Quy định về quản lý,
truy xuất nguồn gốc lâm sản, cụ thể:
Chương III. HỒ SƠ LÂM SẢN HỢP PHÁP
Mục 1. HỒ SƠ NGUỒN GỐC LÂM SẢN
Điều 16. Hồ sơ lâm sản khai thác
trong nước
1. Hồ sơ lâm sản khai thác từ rừng tự nhiên:
a) Gỗ khai thác tận dụng từ rừng tự nhiên:
Bản chính bảng kê lâm sản có xác nhận của cơ quan Kiểm lâm sở tại.
Bản sao quyết định chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác hoặc
bản sao dự án lâm sinh hoặc chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học được phê
duyệt.
Bản chính báo cáo địa danh, diện tích, khối lượng lâm sản dự kiến khai
thác theo Mẫu số 07 kèm theo Thông tư này;
b) Gỗ khai thác tận thu từ rừng tự nhiên:
Đối với gỗ loài thực vật thông thường: bản chính bảng
kê lâm sản có xác nhận của cơ quan Kiểm lâm sở tại và hồ sơ quy định tại khoản
1 Điều 9 Thông tư này.
Đối với gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật
rừng nguy cấp, quý, hiếm và Phụ lục CITES: bản chính bảng kê lâm sản có xác
nhận của cơ quan Kiểm lâm sở tại và bản sao phương án khai thác theo quy định
của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và
thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy
cấp;
c) Thực vật rừng ngoài gỗ và dẫn xuất của thực vật rừng khai thác từ rừng
tự nhiên:
Đối với thực vật rừng thông thường: bản chính bảng kê lâm sản do chủ lâm
sản lập và hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư này.
Đối với thực vật rừng ngoài gỗ và dẫn xuất của thực vật rừng thuộc Danh
mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và Phụ lục CITES: bản
chính bảng kê lâm sản có xác nhận của cơ quan Kiểm lâm sở tại và bản sao phương
án khai thác theo quy định của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật
rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động
vật, thực vật hoang dã nguy cấp;
d) Động vật rừng, bộ phận, dẫn xuất của chúng khai thác từ tự nhiên:
Đối với động vật rừng thông thường và bộ phận, dẫn xuất của chúng: bản
chính bảng kê lâm sản có xác nhận của cơ quan Kiểm lâm sở tại, bản sao phương
án khai thác có phê duyệt theo quy định tại Điều 11 Thông tư này.
Đối với động vật rừng, bộ phận, dẫn xuất của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng,
động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và Phụ lục CITES: bản chính bảng kê lâm sản
có xác nhận của cơ quan Kiểm lâm sở tại và bản sao phương án khai thác theo quy
định của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm
và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy
cấp.
2. Hồ sơ lâm sản khai thác từ rừng
trồng:
a) Gỗ khai thác chính từ rừng trồng do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu:
bản chính bảng kê lâm sản do chủ lâm sản lập và hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều
12 Thông tư này;
b) Gỗ khai thác tận dụng từ rừng trồng do Nhà nước là đại diện chủ sở
hữu: bản chính bảng kê lâm sản do chủ lâm sản lập và hồ sơ quy định tại khoản 1
Điều 13 Thông tư này;
c) Gỗ khai thác tận thu từ rừng trồng do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu:
bản chính bảng kê lâm sản do chủ lâm sản lập và hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều
14 Thông tư này;
d) Gỗ khai thác từ rừng trồng thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân: bản
chính bảng kê lâm sản do chủ lâm sản lập.
Điều 17. Hồ sơ lâm sản nhập khẩu
1. Tờ khai hải quan theo quy định hiện hành.
2. Bản chính bảng kê lâm sản (Packing-list) do chủ lâm sản hoặc tổ chức,
cá nhân nước ngoài xuất khẩu lâm sản lập.
3. Bản sao giấy phép CITES nhập khẩu do Cơ quan thẩm quyền Quản lý CITES
Việt Nam cấp đối với lâm sản thuộc các Phụ lục CITES.
4. Các tài liệu về nguồn gốc lâm sản theo quy định của nước xuất khẩu.
Điều 18. Hồ sơ lâm sản sau xử lý tịch
thu
1. Bản chính hợp đồng mua bán tài sản đấu giá.
2. Hóa đơn theo quy định của Bộ Tài chính.
3. Bản chính bảng kê lâm sản do cơ quan bán lập.
Mục 2. HỒ SƠ LÂM SẢN MUA BÁN, VẬN
CHUYỂN TRONG NƯỚC
Điều 19. Hồ sơ đối với gỗ, thực vật
rừng ngoài gỗ và dẫn xuất của thực vật rừng khai thác từ rừng tự nhiên trong
nước chưa chế biến
1. Bản chính bảng kê lâm sản do chủ lâm sản lập. Đối với lâm sản quy định
tại khoản 1 và khoản 2 Điều 6 Thông tư này, bảng kê lâm sản có xác nhận của cơ
quan Kiểm lâm sở tại.
2. Bản sao hồ sơ nguồn gốc lâm sản của chủ lâm sản bán.
Điều 20. Hồ sơ đối với gỗ, thực vật
rừng ngoài gỗ và dẫn xuất của thực vật rừng khai thác từ rừng trồng chưa chế
biến
1. Bản chính bảng kê lâm sản do chủ lâm sản lập.
2. Bản sao hồ sơ nguồn gốc lâm sản của chủ lâm sản bán.
Điều 21. Hồ sơ đối với gỗ và thực vật
rừng ngoài gỗ nhập khẩu chưa chế biến
1. Bản chính bảng kê lâm sản do chủ lâm sản lập.
2. Bản sao hồ sơ nguồn gốc lâm sản của chủ lâm sản bán.
3. Đối với lâm sản nhập khẩu vận chuyển từ cửa khẩu nhập khẩu đến kho
hàng của tổ chức, cá nhân nhập khẩu: thực hiện theo quy định tại Điều 17 Thông
tư này.
Điều 22. Hồ sơ đối với lâm sản sau xử lý tịch thu chưa chế biến
1. Bản chính bảng kê lâm sản do chủ lâm sản lập.
2. Bản sao hồ sơ nguồn gốc lâm sản của chủ lâm sản bán.
3. Đối với lâm sản mua trực tiếp từ Hội đồng đấu giá, sau đó lâm sản vận
chuyển về kho hàng của tổ chức, cá nhân mua: thực hiện theo quy định tại Điều
18 Thông tư này.
Điều 23. Hồ sơ đối với gỗ, thực vật
rừng ngoài gỗ và dẫn xuất của thực vật rừng có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên,
từ rừng trồng, nhập khẩu, sau xử lý tịch thu đã chế biến
1. Bản chính bảng kê lâm sản do chủ lâm sản lập.
2. Bản sao hồ sơ nguồn gốc lâm sản của chủ lâm sản bán.
Điều 24. Hồ sơ đối với động vật rừng,
bộ phận, dẫn xuất và sản phẩm của động vật rừng có nguồn gốc từ tự nhiên, nhập
khẩu hoặc gây nuôi
1. Bản chính bảng kê lâm sản do chủ lâm sản lập. Đối với lâm sản quy định
tại khoản 3 Điều 6 Thông tư này, bảng kê lâm sản có xác nhận của cơ quan Kiểm
lâm sở tại.
2. Bản sao hồ sơ nguồn gốc lâm sản của chủ lâm sản bán.
Điều 25. Hồ sơ đối với lâm sản vận
chuyển nội bộ
1. Bản chính phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ.
2. Bản chính bảng kê lâm sản do chủ lâm sản lập. Trường hợp vận chuyển
nội bộ ra ngoài tỉnh đối với lâm sản quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3
Điều 6 Thông tư này thì bảng kê lâm sản có xác nhận của cơ quan Kiểm lâm sở
tại.
3. Bản sao hồ sơ nguồn gốc lâm sản.
Mục 3. HỒ SƠ LÂM SẢN KHI XUẤT KHẨU,
VẬN CHUYỂN QUÁ CẢNH
Điều 26. Hồ sơ đối với gỗ tròn, gỗ
xẻ, sản phẩm gỗ khi xuất khẩu
1. Bản chính bảng kê lâm sản do chủ lâm sản lập. Đối với lâm sản quy định
tại khoản 1 Điều 6 Thông tư này thì bảng kê lâm sản có xác nhận của cơ quan
Kiểm lâm sở tại.
2. Giấy phép theo quy định tại các Hiệp ước giữa nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam với nước nhập khẩu (nếu có).
3. Bản sao giấy phép CITES xuất khẩu do Cơ quan thẩm quyền Quản lý CITES
Việt Nam cấp đối với lâm sản thuộc các Phụ lục CITES và lâm sản thuộc Danh mục
thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.
Điều 27. Hồ sơ đối với động vật rừng,
bộ phận, dẫn xuất và sản phẩm của động vật rừng khi xuất khẩu
1. Bản chính bảng kê lâm sản có xác nhận của cơ quan Kiểm lâm sở tại.
2. Bản sao giấy phép CITES xuất khẩu do Cơ quan thẩm quyền Quản lý CITES
Việt Nam cấp đối với lâm sản thuộc các Phụ lục CITES và lâm sản thuộc Danh mục
thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.
Điều 28. Hồ sơ đối với thực vật rừng
ngoài gỗ, dẫn xuất và sản phẩm của chúng khi xuất khẩu
1. Bản chính bảng kê lâm sản do chủ lâm sản lập. Đối với lâm sản quy định
tại khoản 2 Điều 6 Thông tư này, bảng kê lâm sản có xác nhận của cơ quan Kiểm
lâm sở tại.
2. Bản sao giấy phép CITES xuất khẩu do Cơ quan thẩm quyền Quản lý CITES
Việt Nam cấp đối với lâm sản thuộc các Phụ lục CITES và lâm sản thuộc Danh mục
thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.
Điều 29. Hồ sơ đối với lâm sản vận chuyển
quá cảnh
1. Hồ sơ hàng hóa vận chuyển quá cảnh theo quy định hiện hành.
2. Trường hợp lâm sản vận chuyển quá cảnh được bốc dỡ, chuyển tiếp phương
tiện trên lãnh thổ của Việt Nam: chủ lâm sản phải lập bảng kê lâm sản cho từng
phương tiện.
Mục 4. HỒ SƠ LÂM SẢN TẠI CƠ SỞ CHẾ
BIẾN, MUA BÁN, CẤT GIỮ LÂM SẢN; GÂY NUÔI, CHẾ BIẾN MẪU VẬT CÁC LOÀI ĐỘNG VẬT
RỪNG
Điều 30. Sổ theo dõi nhập, xuất lâm
sản
1. Mẫu sổ theo dõi nhập, xuất lâm sản áp dụng cho tổ chức theo Mẫu số 11
kèm theo Thông tư này.
2. Tổ chức có trách nhiệm lập sổ theo dõi nhập, xuất lâm sản bằng sổ giấy
hoặc sổ điện tử; ghi đầy đủ nội dung vào sổ ngay sau khi nhập, xuất lâm sản.
Điều 31. Hồ sơ lâm sản tại cơ sở chế
biến, mua bán gỗ, thực vật rừng ngoài gỗ; gây nuôi, chế biến mẫu vật các loài
động vật rừng
1. Đối với cơ sở chế biến, mua bán gỗ, thực vật rừng ngoài gỗ:
a) Sổ theo dõi nhập, xuất lâm sản;
b) Bảng kê lâm sản và hồ sơ nguồn gốc lâm sản hợp pháp quy định tại Thông
tư này;
c) Chủ cơ sở chế biến, mua bán gỗ, thực vật rừng ngoài gỗ có trách nhiệm
quản lý, lưu giữ bản chính các hồ sơ quy định tại các điểm a, điểm b khoản này
trong thời hạn 05 năm kể từ khi xuất lâm sản.
2. Đối với cơ sở nuôi, chế biến mẫu vật các loài động vật rừng:
a) Sổ theo dõi hoạt động nuôi, chế biến động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm
và động vật hoang dã nguy cấp thuộc các Phụ lục CITES; nuôi động vật rừng thông thường theo quy định của Chính phủ về
quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi
Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp;
b) Bảng kê lâm sản và các tài liệu khác liên quan đến hồ sơ nguồn gốc hợp
pháp của động vật rừng có tại cơ sở nuôi, chế biến theo quy định;
c) Chủ cơ sở nuôi, chế biến mẫu vật các loài động vật rừng có trách nhiệm
quản lý, lưu giữ bản chính các hồ sơ quy định tại các điểm a, điểm b khoản này
trong thời hạn 05 năm kể từ khi xuất lâm sản.
Điều 32. Hồ sơ lâm sản tại nơi cất
giữ
Chủ lâm sản có trách nhiệm lưu giữ hồ sơ lâm sản tương ứng với từng giai đoạn của chuỗi cung ứng lâm sản, bao gồm: hồ sơ lâm sản trong khai thác, vận chuyển, chế biến, sản xuất, mua bán, nhập khẩu và lâm sản sau xử lý tịch thu theo quy định tại Thông tư này.
1. Quản lý thương mại lâm sản được quy định như sau:
a) Dự báo thị trường và định hướng phát triển chế biến lâm sản trong từng thời kỳ;
b) Đàm phán điều ước quốc tế về thương mại, mở cửa thị trường lâm sản, công nhận lẫn nhau về gỗ hợp pháp và tiêu chí quản lý rừng bền vững;
c) Cấp giấy phép, giấy chứng nhận đối với lâm sản xuất khẩu, nhập khẩu phù hợp với điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
d) Việc xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, quá cảnh mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng vì mục đích thương mại phải tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam và Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp;
đ) Thương mại nội địa lâm sản phải thực hiện quy định về hồ sơ lâm sản hợp pháp và kiểm tra nguồn gốc lâm sản;
e) Chính phủ quy định chi tiết khoản này.
2. Kinh doanh mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng được quy định như sau:
a) Kinh doanh mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; các loài thực vật rừng hoang dã, động vật rừng hoang dã thuộc Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp phải bảo đảm truy xuất nguồn gốc và quản lý theo chuỗi từ khai thác, trồng cấy, gây nuôi đến chế biến và tiêu dùng;
b) Mẫu vật các loài quy định tại điểm a khoản này phải được đánh dấu xác định nguồn gốc hợp pháp phù hợp với tính chất và chủng loại của từng loại mẫu vật, bảo đảm chống làm giả hoặc tẩy xoá;
c) Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định trình tự, thủ tục, hồ sơ truy xuất nguồn gốc và đánh dấu mẫu vật các loài quy định tại điểm a và điểm b khoản này.
Quy định về đánh dấu mẫu vật và kiểm
tra truy xuất nguồn gốc lâm sản được quy định tại Chương IV và Chương V từ Điều
33 đến Điều 42 Thông tư số 27/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 Quy định về quản
lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản, cụ thể:
Chương IV. ĐÁNH DẤU MẪU VẬT
Điều 33. Đối tượng đánh dấu
Mẫu vật các loài thuộc Danh mục thực vật rừng, động
vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; các loài thuộc các Phụ lục CITES; sản phẩm gỗ
hoàn chỉnh khi mua bán.
Điều 34. Đánh dấu mẫu vật
1. Mẫu vật của các loài thuộc các Phụ lục CITES đã có quy định đánh dấu
thì thực hiện theo quy định của CITES.
2. Việc đánh dấu có thể thực hiện bằng tem, mã số, mã vạch, mã QR, chíp điện
tử, vòng, khuyên hoặc vật liệu khác (sau đây gọi chung là nhãn đánh dấu) có
chứa đựng thông tin để truy xuất nguồn gốc.
3. Chủ mẫu vật tự quyết định chất liệu, kích thước, hình thức của nhãn
đánh dấu, phù hợp với tính chất, chủng loại của mẫu vật và đảm bảo đúng quy
định của pháp luật về nhãn hàng hóa.
Nhãn đánh dấu được gắn trực tiếp lên mẫu vật, bảo đảm có thể dễ dàng nhận
biết bằng mắt thường hoặc thiết bị đọc.
4. Sau khi hoàn thành đánh dấu mẫu vật, trong thời
hạn 01 ngày làm việc, chủ lâm sản ghi đủ các thông tin đánh dấu vào sổ theo dõi
đánh dấu mẫu vật bằng sổ giấy hoặc sổ điện tử theo Mẫu số 12 kèm theo Thông tư
này và chịu trách nhiệm về tính trung thực, rõ ràng, chính xác của nhãn đánh
dấu.
Điều 35. Thông tin trên nhãn đánh dấu
1. Tên mẫu vật: nêu rõ tên mẫu vật.
2. Tên loài: tên phổ thông và tên khoa học.
3. Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân là chủ mẫu vật.
4. Nguồn gốc, xuất xứ mẫu vật: thể hiện rõ nguồn gốc khai thác từ rừng tự
nhiên, rừng trồng, gây nuôi trong nước hay nhập khẩu; địa chỉ nơi khai thác
hoặc nơi sản xuất mẫu vật.
5. Định lượng mẫu vật: là lượng mẫu vật được thể hiện bằng đơn vị đo
lường hoặc theo số đếm tuỳ theo đặc điểm của từng loại mẫu vật.
6. Các thông tin khác thể hiện nguồn gốc của mẫu vật.
Chương V. KIỂM TRA TRUY XUẤT NGUỒN
GỐC LÂM SẢN
Mục 1. ĐỐI TƯỢNG, HÌNH THỨC, NGUYÊN
TẮC VÀ THẨM QUYỀN BAN HÀNH QUYẾT ĐỊNH KIỂM TRA
Điều 36. Đối tượng, hình thức kiểm
tra
1. Đối tượng kiểm tra: tổ chức, cá nhân có hoạt động khai thác, vận
chuyển, chế biến, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, cất giữ lâm sản và
gây nuôi động vật rừng, đánh dấu mẫu vật, sản phẩm gỗ.
2. Hình thức kiểm tra:
a) Kiểm tra theo kế hoạch;
b) Kiểm tra đột xuất khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật quy định tại khoản
1 Điều 40 Thông tư này hoặc theo yêu cầu của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà
nước có thẩm quyền.
Điều 37. Thẩm quyền ban hành quyết
định kiểm tra
1. Cục trưởng Cục Kiểm lâm, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm, Đội trưởng
Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy chữa cháy rừng, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm (sau
đây viết tắt là Thủ trưởng cơ quan Kiểm lâm), trong phạm vi, chức năng, nhiệm
vụ được giao có thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra.
2. Người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này có thể giao quyền
cho cấp phó của mình thực hiện thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra theo quy
định của pháp luật.
Điều 38. Nguyên tắc hoạt động kiểm
tra
1. Hoạt động kiểm tra của cơ quan Kiểm lâm do Tổ kiểm tra hoặc Đoàn kiểm
tra (sau đây viết tắt là Tổ kiểm tra) thực hiện khi có quyết định của người có
thẩm quyền.
2. Trường hợp Tổ kiểm tra đang thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm
quả tang thì phải áp dụng ngay các biện pháp ngăn chặn cần thiết và báo cáo
theo quy định.
3. Mọi trường hợp xác minh, kiểm tra nguồn gốc lâm sản phải thực hiện
đúng trình tự, thủ tục kiểm tra theo quy định của pháp luật và phải lập biên
bản kiểm tra. Trường hợp xác minh, kiểm tra nguồn gốc lâm sản, lập biên bản
theo Mẫu số 05 kèm theo Thông tư này. Trường hợp kiểm tra khai thác lâm sản,
lập biên bản theo Mẫu số 13 kèm theo Thông tư này.
Điều 39. Kiểm tra theo kế hoạch
1. Kế hoạch kiểm tra thường xuyên hàng năm: Trước ngày 30 tháng 11 hằng
năm, căn cứ chương trình công tác và sự chỉ đạo của Thủ trưởng cơ quan quản lý
nhà nước cấp trên, Thủ trưởng cơ quan Kiểm lâm có trách nhiệm xây dựng kế hoạch
kiểm tra năm sau, trình cấp trên trực tiếp phê duyệt.
2. Kế hoạch kiểm tra theo chuyên đề: Căn cứ tình hình khai thác, vận
chuyển, chế biến, mua bán và quản lý lâm sản trên địa bàn cần phải kiểm tra
ngăn chặn và xử lý, Thủ trưởng cơ quan Kiểm lâm chủ động xây dựng kế hoạch kiểm
tra theo chuyên đề.
Điều 40. Kiểm tra đột xuất
1. Căn cứ để kiểm tra đột xuất:
a) Thông tin từ phương tiện thông tin đại chúng;
b) Thông tin từ đơn thư khiếu nại, tố cáo hoặc tin
báo của tổ chức, cá nhân;
c) Thông tin từ đơn yêu cầu xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân;
d) Thông tin từ phát hiện của công chức Kiểm lâm quản lý địa bàn hoặc
công chức Kiểm lâm được giao nhiệm vụ theo dõi, phát hiện vi phạm;
đ) Văn bản chỉ đạo của Thủ trưởng cơ quan quản lý
nhà nước có thẩm quyền;
e) Khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
2. Công chức Kiểm lâm thu thập, tiếp nhận thông tin về hành vi vi phạm
pháp luật hoặc dấu hiệu vi phạm pháp luật phải báo cáo ngay Thủ trưởng cơ quan
Kiểm lâm trực tiếp để xử lý thông tin.
3. Căn cứ thông tin quy định tại khoản 1 Điều này, Thủ trưởng cơ quan Kiểm
lâm có trách nhiệm xử lý thông tin, chỉ đạo kiểm tra, chịu trách nhiệm về quyết
định của mình; chỉ đạo việc lập sổ theo dõi thông tin và tổ chức quản lý sổ
theo dõi thông tin theo chế độ quản lý tài liệu mật.
Mục 2. TRÌNH TỰ, NỘI DUNG KIỂM TRA
Điều 41. Trình tự kiểm tra
1. Công bố quyết định kiểm tra với đối tượng được kiểm tra hoặc người có
liên quan của đối tượng được kiểm tra và người chứng kiến (nếu có).
2. Yêu cầu đối tượng được kiểm tra hoặc người có liên quan của đối tượng
được kiểm tra chấp hành quyết định kiểm tra của người có thẩm quyền và làm việc
với Tổ kiểm tra.
3. Tổ chức kiểm tra theo đúng nội dung của quyết định kiểm tra đã công
bố. Trường hợp có vấn đề phát sinh trong quá trình kiểm tra vượt quá thẩm
quyền, Tổ kiểm tra phải báo cáo ngay với Thủ trưởng cấp trên để kịp thời xử lý.
4. Kiểm tra vận chuyển lâm sản: Tổ kiểm tra chỉ được dừng phương tiện
giao thông đang lưu thông để kiểm tra lâm sản khi có căn cứ theo quy định tại khoản
1 Điều 40 Thông tư này. Hiệu lệnh dừng phương tiện có thể sử dụng một loại hoặc
sử dụng kết hợp còi, cờ hiệu Kiểm lâm, đèn pin.
5. Kiểm tra lâm sản nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh tại cửa khẩu: Trong
trường hợp cần xác minh nguồn gốc lâm sản nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh, Chi
cục Kiểm lâm cấp tỉnh phối hợp với cơ quan Hải quan cửa khẩu tổ chức kiểm tra,
xác minh nguồn gốc lâm sản theo quy định tại Thông tư này.
6. Chủ cơ sở chế biến, mua bán lâm sản, cơ sở gây nuôi động vật rừng, chủ
lâm sản hoặc người điều khiển phương tiện vận chuyển lâm sản phải chấp hành các
yêu cầu kiểm tra của Tổ kiểm tra; xuất trình ngay hồ sơ về quản lý cơ sở chế
biến, mua bán lâm sản, cơ sở gây nuôi động vật rừng và hồ sơ nguồn gốc lâm sản
theo quy định tại Thông tư này.
Điều 42. Nội dung kiểm tra
1. Đối với khai thác lâm sản:
a) Việc chấp hành quy định của pháp luật trước khi khai thác; chấp hành
quy định của pháp luật trong và sau quá trình khai thác; hồ sơ, tài liệu liên
quan đến khai thác lâm sản;
b) Đối với gỗ đã khai thác được vận xuất, vận chuyển về bãi tập trung:
thực hiện kiểm tra về số lượng, khối lượng, loài gỗ, số hiệu gỗ, bảng kê lâm
sản; hồ sơ khai thác theo quy định tại Mục 1 Chương III Thông tư này;
c) Đối với lâm sản ngoài gỗ: kiểm tra về số lượng,
khối lượng, tên loài, bảng kê lâm sản; hồ sơ khai thác theo quy định tại Mục 1 Chương
III Thông tư này.
2. Đối với vận chuyển lâm sản:
a) Hồ sơ lâm sản theo quy định tại Mục 2, Mục 3
Chương III Thông tư này;
b) Lâm sản hiện có trên phương tiện vận chuyển.
3. Đối với cơ sở chế biến, mua bán gỗ, thực vật rừng ngoài gỗ:
a) Hồ sơ lâm sản theo quy định tại khoản 1 Điều 31 Thông tư này;
b) Lâm sản hiện có tại cơ sở;
c) Việc lưu trữ hồ sơ lâm sản.
4. Đối với lâm sản nhập khẩu, xuất khẩu, vận chuyển quá cảnh:
a) Hồ sơ lâm sản theo quy định tại Điều 17 và Mục 3
Chương III Thông tư này;
b) Lâm sản hiện có tại cửa khẩu.
5. Đối với cơ sở nuôi, chế biến mẫu vật các loài động vật rừng:
a) Hồ sơ động vật rừng gây nuôi theo quy định tại khoản 2 Điều 31 Thông
tư này;
b) Động vật rừng đang nuôi.
6. Đối với nơi cất giữ lâm sản:
a) Hồ sơ lâm sản tại nơi cất giữ theo quy định tại Điều 32 Thông tư này;
b) Lâm sản hiện có tại nơi cất giữ.
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CHỦ RỪNG
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CHUNG CỦA CHỦ RỪNG
Điều 73. Quyền chung của chủ rừng
1. Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng theo quy định của pháp luật.
2. Được hưởng lâm sản tăng thêm từ rừng do tự đầu tư vào rừng tự nhiên, rừng trồng là rừng đặc dụng, rừng phòng hộ.
3. Sử dụng rừng phù hợp với thời hạn giao rừng, cho thuê rừng và thời hạn giao đất, cho thuê đất trồng rừng theo quy định của Luật này và pháp luật về đất đai.
4. Được cung ứng dịch vụ môi trường rừng và hưởng lợi từ dịch vụ môi trường rừng.
5. Được hướng dẫn về kỹ thuật và hỗ trợ khác theo quy định để bảo vệ và phát triển rừng, bảo tồn đa dạng sinh học rừng; được hưởng lợi từ công trình hạ tầng phục vụ bảo vệ và phát triển rừng do Nhà nước đầu tư.
6. Được Nhà nước bồi thường giá trị rừng, tài sản do chủ rừng đầu tư, xây dựng hợp pháp tại thời điểm quyết định thu hồi rừng.
7. Được Nhà nước hỗ trợ kinh phí đối với chủ rừng phát triển rừng sản xuất khi bị thiệt hại do thiên tai.
8. Hợp tác, liên kết với tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài để bảo vệ và phát triển rừng.
9. Được bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp khác.
1. Quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng bền vững theo Quy chế quản lý rừng, quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Thực hiện quy định về theo dõi diễn biến rừng.
3. Trả lại rừng khi Nhà nước thu hồi rừng theo quy định của Luật này.
4. Bảo tồn đa dạng sinh học rừng, thực vật rừng, động vật rừng.
5. Phòng cháy và chữa cháy rừng; phòng, trừ sinh vật gây hại rừng.
6. Chấp hành sự quản lý, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
7. Thực hiện nghĩa vụ tài chính và các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CHỦ RỪNG LÀ BAN QUẢN LÝ RỪNG ĐẶC DỤNG, BAN QUẢN LÝ RỪNG PHÒNG HỘ
Điều 75. Quyền và nghĩa vụ của ban quản lý rừng đặc dụng
1. Ban quản lý rừng đặc dụng có quyền sau đây:
a) Các quyền quy định tại Điều 73 của Luật này;
b) Được hưởng chính sách đầu tư bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng theo quy định tại Điều 94 của Luật này;
c) Khai thác lâm sản trong rừng đặc dụng theo quy định tại Điều 52, rừng sản xuất là rừng tự nhiên theo quy định tại Điều 58, rừng sản xuất là rừng trồng theo quy định tại Điều 59 của Luật này;
d) Được cho thuê môi trường rừng; hợp tác, liên kết kinh doanh du lịch sinh thái; nghỉ dưỡng, giải trí trừ phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng theo phương án quản lý rừng bền vững được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
đ) Tiến hành hoạt động khoa học và công nghệ, giảng dạy, thực tập, hợp tác quốc tế.
2. Ban quản lý rừng đặc dụng có nghĩa vụ sau đây:
a) Các nghĩa vụ quy định tại Điều 74 của Luật này;
b) Lập và trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững và thực hiện phương án đã được phê duyệt;
c) Hỗ trợ cộng đồng dân cư trong vùng đệm ổn định đời sống, phát triển kinh tế - xã hội theo quy định tại Điều 54 của Luật này;
d) Khoán bảo vệ và phát triển rừng cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư tại chỗ theo quy định của Chính phủ.
1. Ban quản lý rừng phòng hộ có quyền sau đây:
a) Các quyền quy định tại Điều 73 và điểm đ khoản 1 Điều 75 của Luật này;
b) Cho thuê môi trường rừng; hợp tác, liên kết kinh doanh du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí theo phương án quản lý rừng bền vững được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
c) Được hưởng chính sách đầu tư bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ, rừng đặc dụng theo quy định tại Điều 94 của Luật này;
d) Khai thác lâm sản trong rừng đặc dụng là khu bảo vệ cảnh quan theo quy định tại Điều 52, rừng phòng hộ theo quy định tại Điều 55, rừng sản xuất là rừng tự nhiên theo quy định tại Điều 58, rừng sản xuất là rừng trồng theo quy định tại Điều 59 của Luật này.
2. Ban quản lý rừng phòng hộ có nghĩa vụ sau đây:
a) Các nghĩa vụ quy định tại Điều 74 của Luật này;
b) Lập và trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững và thực hiện phương án đã được phê duyệt;
c) Khoán bảo vệ và phát triển rừng cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư tại chỗ theo quy định của Chính phủ.
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CHỦ RỪNG LÀ TỔ CHỨC KINH TẾ
Điều 77. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế được Nhà nước giao rừng giống quốc gia xen kẽ trong diện tích rừng đã giao
1. Tổ chức kinh tế được Nhà nước giao rừng giống quốc gia xen kẽ trong diện tích rừng đã giao có quyền sau đây:
a) Các quyền quy định tại Điều 73 của Luật này;
b) Được Nhà nước bảo đảm kinh phí đầu tư để duy trì và phát triển rừng giống theo kế hoạch được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
c) Khai thác lâm sản trong rừng giống quốc gia theo quy định tại Điều 52 của Luật này;
d) Bán sản phẩm để tạo nguồn thu và được quản lý, sử dụng nguồn thu theo quy định của pháp luật về tài chính.
2. Tổ chức kinh tế được Nhà nước giao rừng giống quốc gia xen kẽ trong diện tích rừng đã giao có nghĩa vụ sau đây:
a) Các nghĩa vụ quy định tại Điều 74 của Luật này;
b) Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch duy trì và phát triển rừng giống được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
1. Tổ chức kinh tế được Nhà nước giao rừng phòng hộ, rừng đặc dụng là khu bảo vệ cảnh quan có quyền sau đây:
a) Các quyền quy định tại Điều 73 của Luật này;
b) Được hưởng chính sách đầu tư bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ theo quy định tại Điều 94 của Luật này;
c) Khai thác lâm sản trong rừng đặc dụng là khu bảo vệ cảnh quan theo quy định tại Điều 52, rừng phòng hộ theo quy định tại Điều 55 của Luật này;
d) Cho thuê môi trường rừng; hợp tác, liên kết đầu tư phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí; sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp theo phương án quản lý rừng bền vững được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
2. Tổ chức kinh tế được Nhà nước giao rừng phòng hộ, rừng đặc dụng là khu bảo vệ cảnh quan có nghĩa vụ sau đây:
a) Các nghĩa vụ quy định tại Điều 74 của Luật này;
b) Lập và trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững và thực hiện phương án đã được phê duyệt;
c) Ký hợp đồng khoán bảo vệ và phát triển rừng cho hộ gia đình; cá nhân, cộng đồng dân cư tại chỗ theo quy định của Chính phủ.
1. Tổ chức kinh tế được Nhà nước cho thuê rừng sản xuất có quyền sau đây:
a) Các quyền quy định tại Điều 73 của Luật này;
b) Được chia sẻ lợi ích từ rừng theo hợp đồng thuê rừng;
c) Được sở hữu cây trồng, vật nuôi và tài sản khác gắn liền với rừng do chủ rừng đầu tư;
d) Khai thác lâm sản trong rừng sản xuất là rừng tự nhiên theo quy định tại Điều 58, rừng sản xuất là rừng trồng theo quy định tại Điều 59 của Luật này.
2. Tổ chức kinh tế được Nhà nước cho thuê rừng sản xuất có nghĩa vụ sau đây:
a) Các nghĩa vụ quy định tại Điều 74 của Luật này;
b) Lập và trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phương án quản lý rừng bền vững và thực hiện phương án đã được phê duyệt.
1. Tổ chức kinh tế được Nhà nước giao đất để trồng rừng phòng hộ bằng vốn ngân sách nhà nước có quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 73 và Điều 74 của Luật này;
b) Được tổ chức trồng rừng theo dự toán thiết kế do cơ quan chủ quản nguồn vốn phê duyệt;
c) Khai thác lâm sản trong rừng phòng hộ theo quy định tại Điều 55 của Luật này và được chia sẻ lợi ích từ rừng theo chính sách của Nhà nước.
2. Tổ chức kinh tế được Nhà nước giao đất để trồng rừng phòng hộ bằng vốn tự đầu tư có quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 73 và Điều 74 của Luật này;
b) Được sở hữu cây trồng xen, vật nuôi và tài sản khác trên đất trồng rừng phòng hộ;
c) Khai thác lâm sản trong rừng phòng hộ theo quy định tại Điều 55 của Luật này.
3. Tổ chức kinh tế được Nhà nước cho thuê đất để trồng rừng sản xuất bằng vốn tự đầu tư có quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 73 và Điều 74 của Luật này;
b) Được sở hữu cây trồng, vật nuôi và tài sản khác trên đất trồng rừng;
c) Khai thác lâm sản trong rừng sản xuất là rừng trồng theo quy định tại Điều 59 của Luật này;
d) Được chuyển nhượng, cho thuê rừng sản xuất là rừng trồng; thế chấp, góp vốn bằng giá trị rừng sản xuất là rừng trồng.
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CHỦ RỪNG LÀ HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN, CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ
Điều 81. Quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao rừng phòng hộ
1. Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao rừng phòng hộ có quyền sau đây:
a) Các quyền quy định tại Điều 73 của Luật này;
b) Được Nhà nước bảo đảm kinh phí bảo vệ và phát triển rừng;
c) Khai thác lâm sản trong rừng phòng hộ theo quy định tại Điều 55 của Luật này và được chia sẻ lợi ích từ rừng theo chính sách của Nhà nước;
d) Được chuyển đổi diện tích rừng được giao cho hộ gia đình, cá nhân trong cùng xã, phường, thị trấn; cá nhân được để lại quyền sử dụng rừng cho người thừa kế theo quy định của pháp luật.
2. Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao rừng phòng hộ có nghĩa vụ quy định tại Điều 74 của Luật này.
1. Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao rừng sản xuất có quyền sau đây:
a) Các quyền quy định tại Điều 73 của Luật này;
b) Đối với rừng sản xuất là rừng tự nhiên, được khai thác lâm sản theo quy định tại Điều 58 của Luật này và được chia sẻ lợi ích từ rừng theo chính sách của Nhà nước;
c) Đối với rừng sản xuất là rừng trồng, được khai thác lâm sản theo quy định tại Điều 59 của Luật này; được chia sẻ lợi ích từ rừng theo chính sách của Nhà nước; được sở hữu cây trồng, vật nuôi và tài sản khác gắn liền với rừng trồng do chủ rừng đầu tư;
d) Được chuyển đổi diện tích rừng được giao cho hộ gia đình, cá nhân trong cùng xã, phường, thị trấn; cá nhân được để lại quyền sử dụng rừng cho người thừa kế theo quy định của pháp luật.
2. Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao rừng sản xuất có nghĩa vụ quy định tại Điều 74 của Luật này.
1. Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước cho thuê rừng sản xuất có quyền sau đây:
a) Các quyền quy định tại Điều 73 của Luật này;
b) Được chia sẻ lợi ích từ rừng theo hợp đồng thuê rừng; được sở hữu cây trồng, vật nuôi và tài sản khác gắn liền với rừng trồng do chủ rừng đầu tư;
c) Khai thác lâm sản trong rừng sản xuất là rừng tự nhiên theo quy định tại Điều 58, rừng sản xuất là rừng trồng theo quy định tại Điều 59 của Luật này;
d) Cá nhân được để lại quyền sử dụng rừng cho người thừa kế theo quy định của pháp luật.
2. Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước cho thuê rừng sản xuất có nghĩa vụ quy định tại Điều 74 của Luật này.
1. Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất để trồng rừng sản xuất, rừng phòng hộ có quyền sau đây:
a) Các quyền quy định tại Điều 73 của Luật này;
b) Được sở hữu cây trồng, vật nuôi và tài sản khác trên đất trồng rừng sản xuất do chủ rừng đầu tư;
c) Được sở hữu cây trồng xen, vật nuôi và tài sản khác trên đất trồng rừng phòng hộ do chủ rừng đầu tư;
d) Khai thác lâm sản trong rừng phòng hộ theo quy định tại Điều 55, rừng sản xuất là rừng trồng theo quy định tại Điều 59 của Luật này;
đ) Được chia sẻ lợi ích từ rừng trong trường hợp trồng rừng bằng vốn ngân sách nhà nước;
e) Được chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê rừng sản xuất là rừng trồng; thế chấp, góp vốn bằng giá trị rừng sản xuất là rừng trồng;
g) Cá nhân được để lại quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng, quyền sử dụng rừng cho người thừa kế theo quy định của pháp luật.
2. Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất để trồng rừng sản xuất, rừng phòng hộ có nghĩa vụ quy định tại Điều 74 của Luật này.
1. Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước cho thuê đất để trồng rừng sản xuất có quyền sau đây:
a) Các quyền quy định tại Điều 73 của Luật này;
b) Được sở hữu cây trồng, vật nuôi và tài sản khác trên đất trồng rừng; khai thác lâm sản trong rừng sản xuất là rừng trồng theo quy định tại Điều 59 của Luật này;
c) Được chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê rừng sản xuất là rừng trồng; thế chấp, góp vốn bằng giá trị rừng sản xuất là rừng trồng trong thời gian thuê đất; cá nhân được để lại quyền sở hữu rừng cho người thừa kế theo quy định của pháp luật.
2. Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước cho thuê đất để trồng rừng sản xuất có nghĩa vụ quy định tại Điều 74 của Luật này.
1. Cộng đồng dân cư được giao rừng tín ngưỡng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất có quyền sau đây:
a) Các quyền quy định tại Điều 73 của Luật này;
b) Được Nhà nước bảo đảm kinh phí bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ giao cho cộng đồng dân cư;
c) Được hướng dẫn sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp, canh tác dưới tán rừng, chăn thả gia súc theo Quy chế quản lý rừng; được hỗ trợ phát triển kinh tế rừng, hỗ trợ phục hồi rừng bằng cây lâm nghiệp bản địa;
d) Khai thác lâm sản trong rừng đặc dụng là rừng tín ngưỡng theo quy định tại Điều 52, rừng phòng hộ theo quy định tại Điều 55, rừng sản xuất là rừng tự nhiên theo quy định tại Điều 58, rừng sản xuất là rừng trồng theo quy định tại Điều 59 của Luật này; được chia sẻ lợi ích từ rừng theo chính sách của Nhà nước; được sở hữu cây trồng, vật nuôi và tài sản khác trên đất trồng rừng do chủ rừng đầu tư.
2. Cộng đồng dân cư được giao rừng tín ngưỡng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất có nghĩa vụ sau đây:
a) Các nghĩa vụ quy định tại Điều 74 của Luật này;
b) Hoàn thiện, thực hiện hương ước, quy ước bảo vệ và phát triển rừng phù hợp với quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;
c) Bảo đảm duy trì diện tích rừng được giao;
d) Không được phân chia rừng cho các thành viên trong cộng đồng dân cư;
đ) Không được chuyển nhượng, cho thuê, tặng cho quyền sử dụng rừng; thế chấp, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng rừng.
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CHỦ RỪNG LÀ ĐƠN VỊ VŨ TRANG; TỔ CHỨC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐÀO TẠO, GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP; DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
Điều 87. Quyền và nghĩa vụ của đơn vị vũ trang được Nhà nước giao rừng đặc dụng là khu bảo vệ cảnh quan, rừng phòng hộ, rừng sản xuất
1. Đơn vị vũ trang được Nhà nước giao rừng đặc dụng là khu bảo vệ cảnh quan, rừng phòng hộ, rừng sản xuất có quyền sau đây:
a) Các quyền quy định tại Điều 73 của Luật này;
b) Được Nhà nước bảo đảm kinh phí cho hoạt động bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ;
c) Khai thác lâm sản trong rừng đặc dụng là khu bảo vệ cảnh quan theo quy định tại Điều 52, rừng phòng hộ theo quy định tại Điều 55, rừng sản xuất là rừng tự nhiên theo quy định tại Điều 58, rừng sản xuất là rừng trồng theo quy định tại Điều 59 của Luật này.
2. Đơn vị vũ trang được Nhà nước giao rừng đặc dụng là khu bảo vệ cảnh quan, rừng phòng hộ, rừng sản xuất có nghĩa vụ sau đây:
a) Các nghĩa vụ quy định tại Điều 74 của Luật này;
b) Bảo đảm duy trì diện tích rừng được giao;
c) Không được chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê quyền sử dụng rừng; thế chấp, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng rừng.
1. Tổ chức khoa học và công nghệ, đào tạo, giáo dục nghề nghiệp về lâm nghiệp được Nhà nước giao khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học; vườn thực vật quốc gia; rừng giống quốc gia có quyền sau đây:
a) Các quyền quy định tại Điều 73 của Luật này;
b) Khai thác lâm sản trong khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học; vườn thực vật quốc gia; rừng giống quốc gia theo quy định tại Điều 52 của Luật này;
c) Hợp tác, liên kết với tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ;
d) Được bán sản phẩm rừng trồng, cây giống lâm nghiệp và lâm sản khác theo Quy chế quản lý rừng.
2. Tổ chức khoa học và công nghệ, đào tạo, giáo dục nghề nghiệp về lâm nghiệp được Nhà nước giao khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học; vườn thực vật quốc gia; rừng giống quốc gia có nghĩa vụ sau đây:
a) Các nghĩa vụ quy định tại Điều 74 của Luật này;
b) Không được chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê quyền sử dụng rừng; thế chấp, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng rừng;
c) Thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ, đào tạo, giáo dục nghề nghiệp về lâm nghiệp.
1. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được Nhà nước cho thuê đất để trồng rừng sản xuất có quyền sau đây:
a) Các quyền quy định tại Điều 73 của Luật này;
b) Được sở hữu cây trồng, vật nuôi và tài sản khác do doanh nghiệp đầu tư trên đất được thuê theo quy định của pháp luật;
c) Khai thác lâm sản trong rừng sản xuất là rừng trồng theo quy định tại Điều 59 của Luật này.
2. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được Nhà nước cho thuê đất để trồng rừng sản xuất có nghĩa vụ quy định tại Điều 74 của Luật này.
ĐỊNH GIÁ RỪNG, ĐẦU TƯ, TÀI CHÍNH TRONG LÂM NGHIỆP
ĐỊNH GIÁ RỪNG TRONG LÂM NGHIỆP
Điều 90. Định giá rừng
1. Định giá rừng bao gồm các hoạt động nhằm xác định tổng giá trị kinh tế của rừng.
2. Nguyên tắc định giá rừng được quy định như sau:
a) Phù hợp với giá trị lâm sản và giá trị dịch vụ môi trường rừng đang giao dịch trên thị trường tại thời điểm định giá;
b) Phù hợp với từng loại rừng gắn với quy định về quyền sử dụng rừng, khả năng sinh lợi và thu nhập từ rừng;
c) Bảo đảm công khai, minh bạch, khách quan và khoa học.
3. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định phương pháp định giá rừng; khung giá rừng sản xuất, rừng phòng hộ và rừng đặc dụng thuộc sở hữu toàn dân.
4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định khung giá rừng trên địa bàn quản lý.
Điều này được hướng dẫn bởi Thông tư
số 32/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông
thôn Quy định phương pháp định giá rừng; khung giá rừng
1. Trường hợp Nhà nước giao rừng, tổ chức đấu giá quyền sử dụng rừng, cho thuê rừng; tính giá trị rừng khi thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng.
2. Trường hợp Nhà nước thu hồi rừng, thanh lý rừng; xác định giá trị vốn góp; cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, thoái vốn nhà nước.
3. Trường hợp xác định giá trị phải bồi thường khi có hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại đối với rừng; thiệt hại do thiên tai, cháy rừng và các thiệt hại khác đối với rừng; xác định giá trị rừng phục vụ giải quyết tranh chấp liên quan tới rừng.
4. Trường hợp xác định thuế, phí và lệ phí liên quan đến rừng.
5. Trường hợp khác theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
ĐẦU TƯ VÀ TÀI CHÍNH TRONG LÂM NGHIỆP
Điều 92. Nguồn tài chính trong lâm nghiệp
1. Ngân sách nhà nước.
2. Đầu tư, đóng góp, ủng hộ, tài trợ từ tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.
3. Thu từ khai thác lâm sản; cho thuê rừng, đất rừng.
4. Thu từ thực hiện nghĩa vụ nộp tiền trồng rừng thay thế do chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác.
5. Thu từ dịch vụ môi trường rừng và cho thuê môi trường rừng.
6. Vốn tín dụng từ tổ chức tài chính trong nước và nước ngoài.
7. Nguồn tài chính khác theo quy định của pháp luật.
1. Căn cứ vào yêu cầu quản lý, phát triển lâm nghiệp và khả năng của ngân sách nhà nước trong từng thời kỳ, Chính phủ quy định những hoạt động được sử dụng ngân sách nhà nước.
2. Việc lập, chấp hành, kiểm toán, quyết toán và giám sát ngân sách nhà nước cho lâm nghiệp được thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
1. Nhà nước có chính sách đầu tư cho các hoạt động sau đây:
a) Bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ;
b) Bảo vệ và cứu hộ thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm;
c) Nghiên cứu, ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ quản lý nhà nước về lâm nghiệp;
d) Xây dựng khu nghiên cứu phát triển, khu công nghệ cao;
đ) Đầu tư phương tiện, trang bị, thiết bị nhằm bảo vệ rừng; quan trắc, cảnh báo nguy cơ cháy rừng; xây dựng công trình phòng cháy và chữa cháy rừng; phòng, trừ sinh vật gây hại rừng;
e) Xây dựng, nâng cấp, cải tạo kết cấu hạ tầng phục vụ cho bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ.
2. Nhà nước có chính sách hỗ trợ đầu tư cho các hoạt động sau đây:
a) Hoạt động chuyển giao công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, khuyến lâm và cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững;
b) Phát triển kết cấu hạ tầng gắn với đầu tư phát triển, kinh doanh rừng sản xuất theo chuỗi giá trị;
c) Hợp tác, liên kết bảo vệ và phát triển rừng của đồng bào dân tộc thiểu số, cộng đồng dân cư gắn với chương trình phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới;
d) Đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực cho chủ rừng;
đ) Xúc tiến đầu tư, phát triển thị trường, thương mại trong hoạt động lâm nghiệp; mở rộng, tăng cường hợp tác quốc tế về lâm nghiệp.
3. Nhà nước có chính sách ưu đãi đầu tư cho các hoạt động sau đây:
a) Phát triển rừng sản xuất ở những vùng đất trống, đồi núi trọc;
b) Trồng rừng gỗ lớn và chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang rừng trồng gỗ lớn; phát triển lâm sản ngoài gỗ;
c) Phục hồi rừng tự nhiên;
d) Phát triển giống cây lâm nghiệp công nghệ cao.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Điều này được hướng dẫn tại Chương VI từ Điều 87 đến Điều 89 Nghị định số
156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một
số điều của Luật Lâm nghiệp, cụ thể:
Chương VI. CHÍNH SÁCH ĐẦU TƯ BẢO VỆ
VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG
Điều 87. Chính sách đầu tư
Nhà nước bảo đảm ngân sách đầu tư cho các hoạt động sau:
1. Bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ:
a) Hoạt động quản lý của các ban quản lý rừng;
b) Trồng, chăm sóc, bảo vệ và khoanh nuôi tái sinh rừng;
c) Kiểm kê, theo dõi, giám sát diễn biến tài nguyên rừng và đa dạng sinh
học; điều tra, kiểm kê rừng và công bố hiện trạng rừng;
d) Quản lý thông tin về lâm nghiệp và cơ sở dữ liệu về rừng;
đ) Sưu tập tiêu bản thực vật rừng, động vật rừng;
e) Nghiên cứu khoa học, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, khuyến lâm;
g) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ và phát triển
rừng;
h) Kiểm tra, ngăn chặn, đấu tranh, phòng ngừa và xử lý các vi phạm pháp
luật về bảo vệ và phát triển rừng;
i) Xây dựng và triển khai phương án quản lý rừng bền vững;
k) Giao rừng, cắm mốc ranh giới rừng.
2. Bảo vệ và cứu hộ thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm
a) Theo dõi, giám sát và tổ chức cứu hộ các loài thực vật rừng, động vật
rừng nguy cấp, quý, hiếm;
b) Mua sắm trang thiết bị giám sát, cứu hộ, bảo vệ thực vật rừng, động
vật rừng nguy cấp, quý, hiếm;
c) Chăm sóc, nuôi dưỡng các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp,
quý, hiếm.
3. Nghiên cứu, ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ
và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ quản lý nhà nước về lâm nghiệp
a) Ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới trong điều
tra, kiểm kê, theo dõi diễn biến rừng; phòng cháy và chữa cháy rừng; phòng, trừ
sinh vật gây hại rừng; chọn, tạo, nhân giống cây trồng thân gỗ, cây lâm sản
ngoài gỗ; phục hồi rừng, nâng cao chất lượng rừng tự nhiên;
b) Nghiên cứu, bảo tồn các hệ sinh thái rừng, định giá rừng, xác định giá
trị dịch vụ môi trường rừng;
c) Nghiên cứu giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học đối với các hệ sinh thái
rừng, ứng phó với biến đổi khí hậu;
d) Xây dựng và hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn và các hướng dẫn
kỹ thuật về lâm nghiệp.
4. Xây dựng khu nghiên cứu phát triển, khu công nghệ cao
a) Nhân giống cây bằng công nghệ nuôi cấy mô, phôi sinh dưỡng; tạo giống
mới bằng công nghệ biến nạp gen, công nghệ đột biến gen, công nghệ tế bào, công
nghệ di truyền phân tử;
b) Nghiên cứu, phát triển, ứng dụng cơ giới hóa, tự động hóa, công nghệ
sinh học, sử dụng vật liệu mới và tiết kiệm năng lượng trong sản xuất cây giống
quy mô công nghiệp, trồng và chăm sóc rừng;
c) Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ viễn thám, công nghệ thông tin, công
nghệ sinh học trong quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng;
đ) Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao trong khai thác gỗ và lâm sản;
đ) Nghiên cứu, ứng dụng, trình diễn công nghệ cao trong chế biến, bảo
quản gỗ và lâm sản.
5. Mua sắm phương tiện, trang bị, thiết bị: bảo vệ rừng; quan trắc, cảnh
báo nguy cơ cháy rừng; phòng, trừ sinh vật gây hại rừng.
6. Xây dựng, duy tu, bảo dưỡng, nâng cấp, cải tạo kết cấu hạ tầng phục vụ
cho bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ
a) Đường giao thông tính từ đường giao thông hiện có đến văn phòng của
Ban quản lý rừng; đường lâm nghiệp: đường vận xuất, vận chuyển trong phạm vi
ranh giới của Ban quản lý rừng; đường tuần tra bảo vệ rừng;
b) Văn phòng làm việc, nhà công vụ cho cán bộ tạm trú, trạm bảo vệ rừng;
trung tâm cứu hộ kết hợp chăn thả động vật hoang dã; trung tâm giáo dục môi
trường kết hợp nhà khách; nhà bảo tàng động vật, thực vật rừng; các công trình
phục vụ nghiên cứu khoa học;
c) Đường ranh cản lửa, chòi canh lửa rừng, trạm quan sát, dự báo lửa
rừng; kênh mương, cầu, cống, bể, bồn chứa nước, đập, hồ chứa và đường ống dẫn
nước phục vụ công tác phòng cháy và chữa cháy rừng;
d) Biển báo, biển cảnh báo, cọc mốc ranh giới khu rừng;
đ) Kho, bãi tập kết nguyên nhiên vật liệu, công cụ, dụng cụ phục vụ công
tác bảo vệ, phát triển rừng; bến tầu, thuyền đối với địa điểm văn phòng, trạm
bảo vệ rừng nằm cạnh sông, biển;
e) Hệ thống điện độc lập (điện mặt trời, điện gió, thủy điện nhỏ,...)
trong trường hợp nơi đặt văn phòng ban quản lý rừng, trạm quản lý bảo vệ rừng
không có hệ thống điện lưới quốc gia; hệ thống thông tin liên lạc;
g) Các công trình phục vụ cho quản lý và bảo vệ rừng khác.
7. Quy hoạch Lâm nghiệp cấp quốc gia, điều tra cơ bản về lâm nghiệp, xây
dựng các chương trình, đề án phát triển lâm nghiệp.
8. Điều tra, kiểm kê, theo dõi diễn biến và cơ sở dữ liệu rừng.
9. Bảo vệ và phát triển rừng sản xuất là rừng tự nhiên trong thời gian
đóng cửa rừng.
10. Duy trì và phát triển rừng giống, vườn thực vật quốc gia theo kế
hoạch được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
11. Đối tượng, mức đầu tư và trình tự đầu tư do Chính phủ quy định cụ thể
trong từng thời kỳ trên cơ sở khả năng cân đối ngân sách và tình hình phát
triển kinh tế xã hội của đất nước.
Điều 88. Chính sách hỗ trợ đầu tư
Ngân sách nhà nước hỗ trợ đầu tư cho các hoạt động sau đây:
1. Chuyển giao công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, khuyến
lâm và cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững
a) Ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới trong: thâm
canh rừng trồng cung cấp gỗ lớn, trồng cây bản địa, trồng rừng hỗn loài; hiện
đại hóa quy trình sản xuất giống cây trồng lâm nghiệp, trồng, chăm sóc, bảo vệ,
khai thác rừng; khai thác, vận chuyển, chế biến và bảo quản lâm sản; công nghiệp
hỗ trợ trong chế biến lâm sản;
b) Nghiên cứu đổi mới mô hình tổ chức sản xuất lâm nghiệp theo chuỗi giá
trị, gắn với phát triển rừng bền vững; phát triển mô hình sản xuất lâm, nông,
ngư nghiệp kết hợp;
c) Chuyển giao công nghệ và kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực lâm nghiệp
vào sản xuất, kinh doanh, quản lý lâm nghiệp;
d) Đào tạo, thử nghiệm, chuyển giao, vận hành công nghệ cao, công nghệ
tiên tiến, công nghệ mới, các hoạt động khuyến lâm;
đ) Xây dựng phương án, triển khai công tác quản lý rừng bền vững và cấp
chứng chỉ rừng sản xuất.
2. Phát triển kết cấu hạ tầng gắn với đầu tư phát triển, kinh doanh rừng
sản xuất theo chuỗi giá trị
a) Xây dựng trung tâm sản xuất giống cây rừng chất lượng cao, vườn ươm
giống cây rừng;
b) Xây dựng đường lâm nghiệp tại những khu vùng rừng sản xuất có quy mô
tập trung từ 500 ha trở lên;
c) Xây dựng các công trình bảo vệ rừng (chòi canh lửa, biển báo, đường
băng cản lửa) tại những khu rừng sản xuất có quy mô tập trung từ 500 ha trở
lên;
d) Hỗ trợ đầu tư xây dựng và kinh phí vận chuyển cho các nhà máy chế biến
gỗ rừng trồng tại các vùng kinh tế xã hội khó khăn.
3. Hợp tác, liên kết bảo vệ và phát triển rừng của đồng bào dân tộc thiểu
số, cộng đồng dân cư gắn với chương trình phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng
nông thôn mới
a) Trồng rừng sản xuất và phát triển lâm sản ngoài gỗ cho đối tượng là hộ
nông dân tại các vùng miền núi, biên giới, hải đảo và vùng kinh tế xã hội đặc
biệt khó khăn;
b) Bảo vệ rừng và khoanh nuôi tái sinh có trồng bổ sung đối với rừng sản
xuất là rừng tự nhiên cho đối tượng là hộ gia đình nông dân tại các vùng miền
núi, biên giới, hải đảo và vùng kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn;
c) Hỗ trợ phát triển sinh kế, cải thiện đời sống người dân vùng đệm của
các khu rừng đặc dụng và rừng phòng hộ;
d) Hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số, hộ gia đình nghèo tại các vùng
kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn tham gia trồng rừng sản xuất được vay vốn từ
Ngân hàng Chính sách xã hội theo quy định hiện hành;
đ) Hỗ trợ gạo cho hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số, hộ gia đình nghèo
tại các vùng kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn để thay đổi tập quán canh tác du
canh, thực hiện trồng rừng thay thế nương rẫy.
4. Đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực cho chủ rừng
a) Sản xuất, kinh doanh giống;
b) Trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng;
c) Khai thác, chế biến và thương mại lâm sản;
d) Ứng dụng công nghệ viễn thám, công nghệ thông tin trong quản lý, bảo
vệ và theo dõi diễn biến rừng;
đ) Phòng cháy và chữa cháy rừng; phòng trừ sâu bệnh hại rừng.
5. Xúc tiến đầu tư, phát triển thị trường, thương mại trong hoạt động lâm
nghiệp; mở rộng, tăng cường hợp tác quốc tế về lâm nghiệp
a) Hoạt động xúc tiến đầu tư, phát triển thị trường, thương mại sản phẩm;
b) Mở rộng, tăng cường hợp tác quốc tế về lâm nghiệp.
6. Đối tượng, mức hỗ trợ và trình tự hỗ trợ đầu tư do Chính phủ quy định
cụ thể trong từng thời kỳ.
Điều 89. Chính sách ưu đãi đầu tư
1. Nhà nước ưu đãi đầu tư cho các hoạt động theo quy định tại khoản 3 Điều 94 của Luật Lâm nghiệp.
2. Các hoạt động đầu tư khác được hưởng ưu đãi theo quy định của Luật Đầu
tư, Luật Đầu tư công.
3. Đối tượng, nội dung, nguyên tắc và thủ tục ưu đãi đầu tư cụ thể được
thực hiện theo quy định pháp luật về đầu tư và ưu đãi đầu tư.
1. Quỹ bảo vệ và phát triển rừng là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách; tổ chức, hoạt động theo loại hình đơn vị sự nghiệp công lập, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập.
2. Nguyên tắc hoạt động của quỹ bảo vệ và phát triển rừng được quy định như sau:
a) Hoạt động không vì mục đích lợi nhuận;
b) Chỉ hỗ trợ cho chương trình, dự án hoặc hoạt động phi dự án liên quan đến bảo vệ và phát triển rừng mà ngân sách nhà nước chưa đầu tư hoặc chưa đáp ứng đủ yêu cầu đầu tư;
c) Bảo đảm công khai, minh bạch, hiệu quả; quản lý, sử dụng đúng mục đích và phù hợp với quy định của pháp luật.
3. Tổ chức quỹ bảo vệ và phát triển rừng được quy định như sau:
a) Quỹ bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành lập ở cấp trung ương;
b) Quỹ bảo vệ và phát triển rừng ở cấp tỉnh do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập.
4. Nguồn tài chính hình thành quỹ bảo vệ và phát triển rừng bao gồm:
a) Tài trợ, đóng góp tự nguyện, vốn ủy thác của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài;
b) Tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng;
c) Tiền trồng rừng thay thế do chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác;
d) Các nguồn tài chính hợp pháp khác ngoài ngân sách nhà nước.
5. Hằng năm, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình quản lý, sử dụng Quỹ bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về tình hình quản lý, sử dụng quỹ bảo vệ và phát triển rừng ở cấp tỉnh.
6. Chính phủ quy định chi tiết về nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, nguồn tài chính, cơ chế quản lý, sử dụng tài chính của quỹ bảo vệ và phát triển rừng.
Điều này được hướng dẫn tại Mục 6, 7,
8 chương V từ Điều 76 đến Điều 86 Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018
của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp, cụ
thể:
Mục 6. NHIỆM VỤ VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA QUỸ BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG
Điều 76. Nhiệm vụ của Quỹ Bảo vệ và
phát triển rừng
1. Nhiệm vụ của Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam
a) Rà soát, ký kết hợp đồng, tiếp nhận và quản lý nguồn tiền ủy thác chi
trả dịch vụ môi trường rừng;
b) Vận động, tiếp nhận và quản lý các nguồn tài chính ủy thác; nguồn viện
trợ, tài trợ, đóng góp tự nguyện, ủy thác của tổ chức, cá nhân trong nước và
ngoài nước; nguồn tài chính hợp pháp khác ngoài ngân sách nhà nước;
c) Tiếp nhận, quản lý tiền trồng rừng thay thế;
d) Tổ chức thẩm định trình cấp có thẩm quyền phê duyệt các chương trình,
dự án và các hoạt động phi dự án do Quỹ hỗ trợ;
đ) Làm đầu mối giúp Tổng cục lâm nghiệp tổ chức kiểm tra, giám sát việc
thu nộp và chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng do Quỹ điều phối tại Quỹ bảo vệ
và phát triển rừng cấp tỉnh;
e) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các đối tượng được hưởng nguồn
tài chính do Quỹ hỗ trợ;
g) Thực hiện các quy định của pháp luật về tài chính, thống kê, kế toán
và kiểm toán; báo cáo tình hình quản lý, sử dụng Quỹ cho cấp có thẩm quyền;
h) Kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành, bổ
sung, sửa đổi các quy định về đối tượng, hoạt động được hỗ trợ từ Quỹ;
i) Tổng hợp, báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về tình hình
thu, chi tiền dịch vụ môi trường rừng hằng năm của cả nước;
k) Thực hiện tuyên truyền, phổ biến chính sách chi trả dịch vụ môi trường
rừng tại trung ương và địa phương;
l) Thực hiện các nhiệm vụ khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao
hoặc quy định.
2. Nhiệm vụ của Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh
a) Rà soát, ký kết hợp đồng, tiếp nhận và quản lý nguồn tiền ủy thác chi
trả dịch vụ môi trường rừng;
b) Vận động, tiếp nhận và quản lý các nguồn tài chính ủy thác khác; nguồn
viện trợ, tài trợ, đóng góp tự nguyện, của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài
nước; nguồn tài chính hợp pháp khác ngoài ngân sách nhà nước;
c) Tiếp nhận, quản lý tiền trồng rừng thay thế;
d) Đại diện cho bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng ký hợp đồng với bên
sử dụng dịch vụ môi trường rừng phải trả tiền ủy thác về Quỹ Bảo vệ và phát
triển rừng cấp tỉnh;
đ) Làm đầu mối giúp cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức kiểm tra, giám
sát việc quản lý sử dụng kinh phí quản lý, việc thanh toán tiền cho các hộ nhận
khoán bảo vệ rừng của các chủ rừng có khoán bảo vệ rừng;
e) Tổ chức thẩm định trình cấp có thẩm quyền phê duyệt các chương trình,
dự án và các hoạt động phi dự án do Quỹ hỗ trợ;
g) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các đối tượng được hưởng nguồn
tài chính do Quỹ hỗ trợ;
h) Thực hiện các quy định của pháp luật về tài chính, thống kê, kế toán
và kiểm toán; báo cáo tình hình quản lý, sử dụng Quỹ cho cấp có thẩm quyền;
i) Kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành, bổ
sung, sửa đổi các quy định về đối tượng, hoạt động được hỗ trợ từ Quỹ;
k) Báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt
Nam về tình hình thu chi tiền dịch vụ môi trường rừng của địa phương hằng năm
theo Mẫu số 16 Phụ lục VI kèm theo Nghị định này;
l) Thực hiện tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật có liên quan;
m) Đối với những tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chưa có điều kiện
thành lập Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng, thì cơ quan, tổ chức làm thay nhiệm vụ
của Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh có trách nhiệm thực hiện các nhiệm
vụ quy định tại khoản này.
Điều 77. Cơ cấu tổ chức
1. Tổ chức Quỹ ở cấp trung ương
a) Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam (sau đây gọi là Quỹ trung ương)
do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông nghiệp quyết định thành lập và quản lý.
Quỹ có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại ngân hàng và
Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật; tổ chức, hoạt động theo loại hình
đơn vị sự nghiệp công lập;
b) Bộ máy quản lý và điều hành của Quỹ gồm có: Hội đồng quản lý Quỹ, Ban
kiểm soát, Ban điều hành và các phòng chuyên môn;
c) Hội đồng quản lý Quỹ, Ban kiểm soát và Ban điều hành được quy định
trong điều lệ về tổ chức hoạt động của Quỹ, do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn ban hành.
2. Tổ chức Quỹ ở cấp tỉnh
a) Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh (sau đây gọi là Quỹ cấp tỉnh)
do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập trên cơ sở nhu cầu và
khả năng huy động các nguồn tài chính để phục vụ công tác quản lý bảo vệ và
phát triển rừng. Quỹ thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn. Quỹ có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản
tại ngân hàng và Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật; tổ chức, hoạt
động theo loại hình đơn vị sự nghiệp công lập;
b) Bộ máy quản lý và điều hành của Quỹ gồm có: Hội đồng quản lý Quỹ, Ban
kiểm soát, Ban điều hành và các phòng chuyên môn;
c) Hội đồng quản lý Quỹ, Ban kiểm soát và Ban điều hành được quy định
trong điều lệ về tổ chức hoạt động của Quỹ, do Chủ tịch Ủy ban nhân cấp tỉnh
ban hành.
Điều 78. Mối quan hệ giữa Quỹ trung
ương và Quỹ cấp tỉnh
1. Trách nhiệm của Quỹ trung ương
a) Điều phối tiền dịch vụ môi trường rừng và các nguồn ủy thác khác cho
Quỹ cấp tỉnh;
b) Hỗ trợ tài chính, hỗ trợ kỹ thuật cho Quỹ cấp tỉnh;
c) Tổ chức đào tạo, tập huấn, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ cho Quỹ cấp
tỉnh;
d) Tổ chức trao đổi, học tập kinh nghiệm về nghiệp vụ quản lý giữa các
Quỹ cấp tỉnh;
đ) Tổ chức kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng kinh phí của Quỹ Bảo
vệ và phát triển rừng cấp tỉnh.
2. Trách nhiệm của Quỹ cấp tỉnh
a) Tiếp nhận, quản lý, sử dụng các nguồn tài chính, hỗ trợ kỹ thuật từ
Quỹ trung ương;
b) Chịu sự kiểm tra, giám sát của Quỹ trung ương về quản lý, sử dụng kinh
phí của Quỹ;
c) Báo cáo tình hình quản lý và sử dụng quỹ cho Quỹ trung ương để tổng
hợp báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Mục 7. NGUỒN TÀI CHÍNH VÀ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TÀI CHÍNH CỦA QUỸ BẢO VỆ VÀ
PHÁT TRIỂN RỪNG
Điều 79. Nguồn tài chính
1. Nguồn tài chính của Quỹ trung ương
a) Tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng; tiền ủy thác của các tổ chức, cá
nhân trong nước và ngoài nước theo hợp đồng ủy thác liên quan đến bảo vệ và
phát triển rừng;
b) Tiền trồng rừng thay thế do chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích
khác;
c) Tiền viện trợ, tài trợ, đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân
trong nước và ngoài nước;
d) Lãi tiền gửi các tổ chức tín dụng;
đ) Các nguồn tài chính hợp pháp khác ngoài ngân sách nhà nước.
2. Nguồn tài chính của Quỹ cấp tỉnh
a) Tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng; tiền ủy thác của các tổ chức, cá
nhân trong nước và ngoài nước theo hợp đồng ủy thác liên quan đến bảo vệ và
phát triển rừng;
b) Tiền trồng rừng thay thế do chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích
khác;
c) Tiền viện trợ, tài trợ, đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân
trong nước và ngoài nước;
d) Nguồn hỗ trợ từ Quỹ trung ương;
đ) Lãi tiền gửi các tổ chức tín dụng;
e) Các nguồn tài chính hợp pháp khác ngoài ngân sách nhà nước.
Điều 80. Nội dung chi của Quỹ Bảo vệ
và phát triển rừng
1. Quỹ trung ương
a) Điều phối tiền dịch vụ môi trường rừng cho quỹ cấp tỉnh; chi thực hiện
các nhiệm vụ ủy thác theo hợp đồng ủy thác khác từ nguồn kinh phí được quy định
tại điểm a khoản 1 Điều 79 của Nghị định này;
b) Chi tiền trồng rừng thay thế do chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang
mục đích khác theo quy định từ nguồn kinh phí được quy định tại điểm b khoản 1
Điều 79 của Nghị định này;
c) Chi hỗ trợ cho các chương trình, dự án, các hoạt động phi dự án từ
nguồn kinh phí được quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 Điều 79 của Nghị
định này, bao gồm: hỗ trợ kinh phí để chống chặt phá rừng và sản xuất, kinh
doanh, vận chuyển lâm sản trái phép; tuyên truyền, phổ biến và triển khai thực
hiện chính sách pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; thử nghiệm và phổ biến
nhân rộng mô hình bảo vệ và phát triển rừng, quản lý rừng bền vững; thử nghiệm,
ứng dụng giống cây lâm nghiệp mới; hỗ trợ trồng cây phân tán; phát triển lâm
sản ngoài gỗ trên đất lâm nghiệp; đào tạo nguồn nhân lực cho việc bảo vệ và
phát triển rừng đến cấp tỉnh và hỗ trợ các hoạt động khác liên quan đến bảo vệ
và phát triển rừng;
d) Chi hỗ trợ kinh phí cho Quỹ cấp tỉnh từ nguồn kinh phí được quy định
tại các điểm c, d và đ khoản 1 Điều 79 của Nghị định này;
đ) Chi hoạt động của bộ máy Quỹ từ nguồn kinh phí quản lý dịch vụ môi
trường rừng theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 70 của Nghị định này; từ
nguồn kinh phí quản lý theo hợp đồng ủy thác, lãi tiền gửi, nguồn tài chính hợp
pháp khác theo quy định của pháp luật. Nội dung chi, mức chi hoạt động bộ máy
Quỹ thực hiện theo quy định hiện hành. Trường hợp pháp luật chưa có quy định
nội dung chi, mức chi, căn cứ khả năng tài chính, Quỹ xây dựng nội dung chi,
mức chi trong quy chế chi tiêu nội bộ; quyết định việc chi tiêu và chịu trách
nhiệm trước pháp luật.
2. Quỹ cấp tỉnh
a) Chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng; chi thực hiện các nhiệm vụ ủy
thác theo hợp đồng ủy thác khác từ nguồn kinh phí được quy định tại điểm a
khoản 2 Điều 79 của Nghị định này;
b) Chi tiền trồng rừng thay thế do chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang
mục đích khác theo quy định từ nguồn kinh phí được quy định tại điểm b khoản 2
Điều 79 của Nghị định này;
c) Chi hỗ trợ cho các chương trình, dự án và các hoạt động phi dự án từ
nguồn kinh phí được quy định tại các điểm c, d và e khoản 2 Điều 79 của Nghị
định này, bao gồm: hỗ trợ kinh phí để chống chặt phá rừng, kinh doanh, vận
chuyển lâm sản trái phép; tuyên truyền, phổ biến và triển khai thực hiện chính
sách pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; thử nghiệm và phổ biến nhân rộng
mô hình bảo vệ và phát triển rừng, quản lý rừng bền vững; thử nghiệm, ứng dụng
giống cây lâm nghiệp mới; hỗ trợ trồng cây phân tán; phát triển lâm sản ngoài
gỗ trên đất lâm nghiệp; đào tạo nguồn nhân lực cho việc bảo vệ và phát triển
rừng ở cơ sở và hỗ trợ các hoạt động khác liên quan đến bảo vệ và phát triển
rừng;
d) Chi hoạt động của bộ máy Quỹ từ nguồn kinh phí quản lý dịch vụ môi
trường rừng theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 70 của Nghị định này; từ
nguồn kinh phí quản lý theo hợp đồng ủy thác; lãi tiền gửi; nguồn tài chính hợp
pháp khác theo quy định của pháp luật. Nội dung chi, mức chi hoạt động bộ máy
Quỹ thực hiện theo quy định hiện hành. Trường hợp pháp luật chưa có quy định
nội dung chi, mức chi, căn cứ khả năng tài chính, Quỹ xây dựng nội dung chi,
mức chi trong quy chế chi tiêu nội bộ; quyết định việc chi tiêu và chịu trách
nhiệm trước pháp luật.
Điều 81. Lập kế hoạch tài chính, báo
cáo tài chính, quyết toán
1. Quỹ trung ương
a) Hằng năm, Quỹ lập kế hoạch tài chính gồm: kế hoạch thu, chi tiền dịch
vụ môi trường rừng và các nguồn tài chính khác; dự toán chi hoạt động của Quỹ
thông qua Hội đồng Quản lý Quỹ, trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
quyết định;
b) Hằng năm, Quỹ lập báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán theo quy định
của pháp luật về tài chính kế toán hiện hành gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn xét duyệt.
2. Quỹ cấp tỉnh
a) Hằng năm, Quỹ lập kế hoạch tài chính gồm: kế hoạch thu, chi tiền dịch
vụ môi trường rừng và các nguồn tài chính khác; dự toán chi hoạt động của Quỹ
thông qua Hội đồng Quản lý Quỹ, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định;
b) Hằng năm, Quỹ lập báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán theo quy định
của Pháp luật về tài chính kế toán hiện hành. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn xét duyệt báo cáo quyết toán đối với Quỹ trực thuộc Sở; Sở Tài chính xét
duyệt báo cáo quyết toán đối với Quỹ trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
3. Việc giao quyền tự chủ tài chính cho Quỹ trung ương, Quỹ cấp tỉnh thực
hiện theo quy định của Chính phủ về cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập
trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp khác và văn bản hướng dẫn thực
hiện.
Điều 82. Chế độ kế toán, kiểm toán,
quản lý tài sản và công khai tài chính
Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng các cấp thực hiện chế độ kế toán, kiểm
toán, quản lý tài sản và công khai tài chính như sau:
1. Thực hiện công tác kế toán theo chế độ kế toán hành chính sự nghiệp để
thực hiện công tác kế toán.
2. Thực hiện quản lý, sử dụng tài sản theo quy định của Luật Quản lý, sử
dụng tài sản công và các văn bản hướng dẫn.
3. Khuyến khích thực hiện kiểm toán độc lập báo cáo tài chính.
4. Thực hiện công khai tài chính theo quy định pháp luật về tài chính
hiện hành; khuyến khích thực hiện đánh giá độc lập kết quả thực hiện chính sách
dịch vụ môi trường rừng.
Mục 8. QUẢN LÝ CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG PHI DỰ ÁN ĐƯỢC
QUỸ HỖ TRỢ
Điều 83. Phương thức và nội dung hỗ
trợ tài chính
1. Hỗ trợ không hoàn lại toàn phần hoặc một phần vốn cho các tổ chức, hộ
gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư việc thực hiện các chương trình, dự án và
các hoạt động phi dự án theo các nội dung quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Các nội dung được hỗ trợ
a) Quỹ trung ương hỗ trợ các hoạt động quy định tại điểm c khoản 1 Điều
80 của Nghị định này;
b) Quỹ cấp tỉnh hỗ trợ các hoạt động quy định tại điểm c khoản 2 Điều 80
của Nghị định này.
Điều 84. Phê duyệt chương trình, dự
án và hoạt động phi dự án
1. Quỹ trung ương
a) Trước ngày 31 tháng 12 hằng năm, tổ chức, hộ gia đình cá nhân, cộng đồng
dân cư có nhu cầu hỗ trợ gửi văn bản đề nghị hỗ trợ, kèm theo văn kiện chương
trình, dự án hoặc các hoạt động phi dự án trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính
đến Ban điều hành Quỹ;
b) Trước ngày 25 tháng 02 hằng năm, Ban điều hành Quỹ chủ trì, phối hợp với
các cơ quan chức năng tổ chức thẩm định, báo cáo Hội đồng quản lý Quỹ thông
qua, trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt;
c) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, sau khi Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn phê duyệt, Giám đốc Quỹ thông báo qua dịch vụ bưu chính cho tổ chức,
hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư được hỗ trợ biết, để triển khai thực
hiện.
2. Quỹ cấp tỉnh
a) Trước ngày 31 tháng 12 hằng năm, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng
đồng dân cư có nhu cầu hỗ trợ gửi văn bản đề nghị hỗ trợ, kèm theo văn kiện
chương trình, dự án hoặc các hoạt động phi dự án trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu
chính đến Ban điều hành Quỹ;
b) Trước ngày 25 tháng 02 hằng năm, Ban điều hành Quỹ chủ trì, phối hợp
với các Cơ quan chức năng tổ chức thẩm định, báo cáo Hội đồng quản lý Quỹ thông
qua, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt;
c) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, sau khi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê
duyệt, Giám đốc Quỹ thông báo qua dịch vụ bưu chính cho tổ chức, hộ gia đình,
cá nhân, cộng đồng dân cư được hỗ trợ biết để triển khai thực hiện.
Điều 85. Triển khai thực hiện các
chương trình, dự án hoặc các hoạt động phi dự án
1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thực hiện các chương
trình, dự án và các hoạt động phi dự án theo quyết định được cơ quan có thẩm
quyền phê duyệt.
2. Việc thành lập ban quản lý để tổ chức triển khai thực hiện theo yêu
cầu của cơ quan có thẩm quyền.
Điều 86. Kiểm tra, đánh giá thực hiện
các chương trình, dự án hoặc các hoạt động phi dự án
1. Quỹ trung ương
a) Ban điều hành Quỹ chỉ đạo thực hiện, kiểm tra tình hình thực hiện các
chương trình, dự án hoặc các hoạt động phi dự án được Quỹ trung ương hỗ trợ
theo định kỳ hoặc đột xuất;
b) Trường hợp cần thiết, Ban điều hành Quỹ được thuê tư vấn để kiểm tra
và đánh giá tình hình thực hiện các chương trình, dự án hoặc các hoạt động phi
dự án do Quỹ trung ương hỗ trợ.
2. Quỹ cấp tỉnh
a) Ban điều hành Quỹ chỉ đạo thực hiện, kiểm tra tình hình thực hiện các
chương trình, dự án hoặc các hoạt động phi dự án được Quỹ cấp tỉnh hỗ trợ theo
định kỳ hoặc đột xuất;
b) Trường hợp cần thiết, Ban điều hành Quỹ được thuê tư vấn để kiểm tra
và đánh giá tình hình thực hiện các chương trình, dự án hoặc các hoạt động phi
dự án do Quỹ cấp tỉnh hỗ trợ.
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ LÂM NGHIỆP
Điều 96. Hoạt động khoa học và công nghệ về lâm nghiệp
1. Ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới trong các hoạt động sau đây:
a) Điều tra, kiểm kê, theo dõi diễn biến rừng;
b) Phòng cháy và chữa cháy rừng; phòng, trừ sinh vật gây hại rừng;
c) Chọn, tạo, nhân giống cây trồng thân gỗ, cây lâm sản ngoài gỗ;
d) Thâm canh rừng trồng cung cấp gỗ lớn, trồng cây bản địa, trồng rừng hỗn loài; hiện đại hóa quy trình trồng, chăm sóc, bảo vệ, khai thác rừng;
đ) Phục hồi rừng, nâng cao chất lượng rừng tự nhiên nghèo;
e) Khai thác, vận chuyển, chế biến và bảo quản lâm sản;
g) Công nghiệp hỗ trợ trong chế biến lâm sản.
2. Nghiên cứu hệ sinh thái rừng, giá trị dịch vụ môi trường rừng.
3. Nghiên cứu giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học rừng, ứng phó với biến đổi khí hậu.
4. Nghiên cứu đổi mới mô hình tổ chức sản xuất lâm nghiệp theo chuỗi giá trị, gắn với phát triển rừng bền vững; mô hình lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp bền vững.
5. Chuyển giao công nghệ và kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực lâm nghiệp vào sản xuất, kinh doanh, quản lý lâm nghiệp.
6. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lâm nghiệp.
1. Nhà nước có cơ chế, chính sách ưu tiên cho nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ phù hợp với chu kỳ sinh trưởng, phát triển của rừng và ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong lâm nghiệp.
2. Nhà nước ưu tiên đầu tư cho hoạt động khoa học và công nghệ quy định tại các điểm a, b, c và đ khoản 1, các khoản 2, 3 và 6 Điều 96 của Luật này.
3. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện thực hiện hoạt động khoa học và công nghệ quy định tại các điểm d, e và g khoản 1, khoản 4 và khoản 5 Điều 96 của Luật này.
1. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện hợp tác quốc tế về lâm nghiệp với các quốc gia, vùng lãnh thổ, tổ chức quốc tế trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi, tôn trọng độc lập, chủ quyền, pháp luật của mỗi bên và pháp luật quốc tế.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ, cơ quan ngang Bộ có liên quan đề xuất việc ký kết điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế về lâm nghiệp; là cơ quan đầu mối, đại diện quốc gia thực hiện quyền, nghĩa vụ của thành viên Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, Công ước chống sa mạc hóa và các điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế khác liên quan đến lâm nghiệp.
1. Khuyến khích mở rộng hợp tác về lâm nghiệp với các quốc gia, vùng lãnh thổ, tổ chức, cá nhân nước ngoài hỗ trợ việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, cam kết về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và cam kết quốc tế khác mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
2. Khuyến khích tổ chức, cá nhân Việt Nam hợp tác với tổ chức, cá nhân nước ngoài trong việc bảo vệ và phát triển rừng, chế biến và thương mại lâm sản, nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước về lâm nghiệp phù hợp với pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế.
3. Tạo thuận lợi cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư, hỗ trợ hoạt động đào tạo nguồn nhân lực, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ về bảo vệ và phát triển rừng, bảo tồn thiên nhiên, chế biến và thương mại lâm sản tại Việt Nam; phát triển và sử dụng hợp lý, có hiệu quả các nguồn lực hợp tác quốc tế cho ngành lâm nghiệp và ứng phó với biến đổi khí hậu.
4. Thúc đẩy hợp tác với các nước có chung đường biên giới để giải quyết có hiệu quả vấn đề về cháy rừng, khói mù xuyên biên giới, phòng, chống buôn bán bất hợp pháp về gỗ và mẫu vật các loài thực vật hoang dã, động vật hoang dã, bảo tồn thiên nhiên.
5. Chính phủ ban hành chính sách hợp tác quốc tế về lâm nghiệp phù hợp với điều kiện cụ thể trong từng thời kỳ.
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ LÂM NGHIỆP VÀ KIỂM LÂM
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ LÂM NGHIỆP
Điều 100. Nguyên tắc tổ chức hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về lâm nghiệp
1. Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về lâm nghiệp được tổ chức thống nhất, phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ quản lý nhà nước về lâm nghiệp.
2. Cơ quan, quản lý chuyên ngành về lâm nghiệp được tổ chức ở trung ương, cấp tỉnh; nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về lâm nghiệp ở cấp huyện được tổ chức theo quy định của Chính phủ.
3. Phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn, không chồng chéo chức năng quản lý; công khai, minh bạch.
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về lâm nghiệp trong phạm vi cả nước.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về lâm nghiệp, có trách nhiệm sau đây:
a) Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về lâm nghiệp;
b) Xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, định mức kinh tế - kỹ thuật về lâm nghiệp;
c) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Quy chế quản lý rừng, chế độ quản lý, bảo vệ các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm;
d) Trình Thủ tướng Chính phủ thành lập khu rừng phòng hộ, khu rừng đặc dụng có tầm quan trọng quốc gia hoặc nằm trên địa bàn nhiều tỉnh;
đ) Chỉ đạo thống nhất về chuyên môn, nghiệp vụ của Kiểm lâm;
e) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ có liên quan quản lý, bảo vệ rừng; bảo vệ hệ sinh thái rừng, đa dạng sinh học trong các loại rừng;
g) Hướng dẫn, kiểm tra việc điều tra rừng, kiểm kê rừng, theo dõi diễn biến rừng và lập hồ sơ quản lý rừng; lập và quản lý cơ sở dữ liệu rừng;
h) Tổ chức phòng cháy và chữa cháy rừng; phòng, trừ sinh vật gây hại rừng;
i) Xây dựng hệ thống rừng giống quốc gia, vườn thực vật quốc gia;
k) Quản lý, tổ chức thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng;
l) Quản lý hoạt động cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững, định giá rừng;
m) Quản lý hoạt động chế biến và thương mại lâm sản theo quy định của pháp luật;
n) Tổ chức nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới về lâm nghiệp; đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực trong lâm nghiệp;
o) Tổ chức thông tin, truyền thông, giáo dục nâng cao nhận thức của cộng đồng về lâm nghiệp; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về lâm nghiệp;
р) Đầu mối hợp tác quốc tế về lâm nghiệp;
q) Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo về lâm nghiệp theo quy định của pháp luật.
3. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Tài nguyên và Môi trường, các Bộ, cơ quan ngang Bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện quản lý nhà nước về lâm nghiệp.
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm sau đây:
a) Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về lâm nghiệp, quyết định chương trình, dự án phát triển lâm nghiệp bền vững tại địa phương;
b) Tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về lâm nghiệp, chiến lược phát triển lâm nghiệp, quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia, chương trình, dự án, kế hoạch phát triển lâm nghiệp tại địa phương;
с) Tổ chức thực hiện việc phân loại rừng, phân định ranh giới các loại rừng theo thẩm quyền;
d) Giao rừng, cho thuê rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, thu hồi rừng đối với tổ chức; tổ chức trồng rừng thay thế;
đ) Tổ chức thực hiện điều tra rừng, kiểm kê rừng, theo dõi diễn biến rừng tại địa phương;
e) Cập nhật cơ sở dữ liệu rừng, lập hồ sơ quản lý rừng của địa phương;
g) Tổ chức bảo vệ rừng; bảo tồn đa dạng sinh học rừng; phòng cháy và chữa cháy rừng; phòng, trừ sinh vật gây hại rừng; phát triển rừng; sử dụng rừng; chế biến và thị trường lâm sản tại địa phương;
h) Quyết định khung giá rừng trên địa bàn tỉnh;
i) Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ tiên tiến trong lâm nghiệp tại địa phương;
k) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về lâm nghiệp tại địa phương;
l) Huy động các lực lượng, vật tư, phương tiện, thiết bị của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn để ứng phó khẩn cấp chữa cháy rừng theo thẩm quyền;
m) Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật; giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực lâm nghiệp theo quy định của pháp luật.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm sau đây:
a) Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về lâm nghiệp, quyết định chương trình, dự án phát triển lâm nghiệp bền vững tại địa phương;
b) Tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về lâm nghiệp, chương trình, dự án phát triển lâm nghiệp bền vững tại địa phương;
c) Tổ chức thực hiện việc phân loại rừng, phân định ranh giới các loại rừng tại địa phương theo quy định của pháp luật;
d) Giao rừng, cho thuê rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, thu hồi rừng đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư; lập hồ sơ quản lý rừng; tổ chức trồng rừng thay thế;
đ) Tổ chức thực hiện điều tra rừng, kiểm kê rừng, theo dõi diễn biến rừng tại địa phương;
e) Tổ chức quản lý, bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng;
g) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về lâm nghiệp tại địa phương;
h) Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã lập dự án giao đất, giao rừng đối với diện tích rừng chưa giao, chưa cho thuê theo quy định của pháp luật;
i) Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật; giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực lâm nghiệp tại địa phương theo quy định của pháp luật.
3. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm sau đây:
a) Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về lâm nghiệp, quyết định chương trình, dự án về phát triển lâm nghiệp bền vững, sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp, canh tác nương rẫy và tổ chức thực hiện tại địa phương;
b) Quản lý diện tích, ranh giới khu rừng; xác nhận hồ sơ đề nghị giao rừng, thuê rừng đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư theo quy định của pháp luật;
c) Tổ chức quản lý, bảo vệ diện tích rừng Nhà nước chưa giao, chưa cho thuê;
d) Tổ chức thực hiện kiểm kê rừng tại địa phương;
đ) Hướng dẫn cộng đồng dân cư xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn phù hợp với quy định của pháp luật;
e) Tổ chức hoạt động phòng cháy và chữa cháy rừng; phòng, chống hành vi vi phạm pháp luật về lâm nghiệp trên địa bàn; xử lý vi phạm pháp luật, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực lâm nghiệp tại địa phương theo quy định của pháp luật.
4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp chịu trách nhiệm về cháy rừng, phá rừng hoặc mất rừng do hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng gây ra thuộc phạm vi lĩnh vực, địa bàn quản lý.
KIỂM LÂM
Điều 103. Chức năng của Kiểm lâm
Kiểm lâm là tổ chức có chức năng quản lý, bảo vệ rừng, bảo đảm chấp hành pháp luật về lâm nghiệp; là lực lượng chuyên ngành về phòng cháy và chữa cháy rừng.
1. Nhiệm vụ của Kiểm lâm được quy định như sau:
a) Xây dựng chương trình, kế hoạch bảo vệ rừng, phương án phòng, chống hành vi vi phạm pháp luật về lâm nghiệp, phòng cháy và chữa cháy rừng;
b) Bảo vệ rừng đặc dụng, rừng phòng hộ; phối hợp với cơ quan liên quan tổ chức bảo vệ rừng thuộc sở hữu toàn dân chưa giao, chưa cho thuê;
c) Tổ chức cảnh báo, dự báo nguy cơ cháy rừng; tổ chức lực lượng chuyên ngành phòng cháy và chữa cháy rừng, theo dõi diễn biến rừng hằng năm;
d) Tổ chức đấu tranh phòng ngừa, kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật trong bảo vệ rừng, khai thác rừng, sử dụng rừng, vận chuyển, kinh doanh, cất giữ, chế biến lâm sản theo quy định của pháp luật;
đ) Hướng dẫn chủ rừng lập và thực hiện phương án phòng cháy và chữa cháy rừng; bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ bảo vệ rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng cho chủ rừng;
e) Tuyên truyền, vận động Nhân dân bảo vệ và phát triển rừng; tổ chức lực lượng quần chúng bảo vệ rừng ở cơ sở;
g) Thực hiện nhiệm vụ khác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao theo quy định của pháp luật.
2. Quyền hạn của Kiểm lâm được quy định như sau:
a) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan cung cấp thông tin, tài liệu trong thi hành công vụ theo quy định của pháp luật;
b) Xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp ngăn chặn hành vi vi phạm hành chính; khởi tố, điều tra vi phạm pháp luật về lâm nghiệp theo quy định của pháp luật;
c) Sử dụng phương tiện, thiết bị chuyên dụng, vũ khí, công cụ hỗ trợ và trang phục theo quy định của pháp luật.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
1. Kiểm lâm được tổ chức ở trung ương, ở cấp tỉnh.
2. Kiểm lâm được tổ chức ở cấp huyện trên cơ sở yêu cầu, nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng, bảo đảm chấp hành pháp luật về lâm nghiệp, phòng cháy và chữa cháy rừng, phát triển rừng, sử dụng rừng, chế biến và thương mại lâm sản tại địa phương.
3. Kiểm lâm trong vườn quốc gia; khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài - sinh cảnh, rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay, rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển thuộc Kiểm lâm ở trung ương hoặc ở cấp tỉnh được tổ chức trên cơ sở yêu cầu, nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
1. Trang bị bảo đảm hoạt động đối với Kiểm lâm được quy định như sau:
a) Được trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ và phương tiện, thiết bị chuyên dụng cho hoạt động tuần tra bảo vệ rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng;
b) Được trang bị thống nhất về đồng phục, phù hiệu, cấp hiệu, cờ hiệu, giấy chứng nhận kiểm lâm.
2. Chế độ, chính sách đối với Kiểm lâm được quy định như sau:
a) Kiểm lâm được hưởng chế độ lương theo ngạch, bậc; phụ cấp thâm niên nghề, phụ cấp ưu đãi nghề và các chế độ phụ cấp khác theo quy định của pháp luật;
b) Kiểm lâm bị thương hoặc hy sinh trong khi thi hành công vụ được công nhận và được hưởng chế độ, chính sách như thương binh, liệt sĩ theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 107. Hiệu lực thi hành
1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2019.
2. Luật Bảo vệ và phát triển rừng số 29/2004/QH11 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành.
1. Chủ rừng đã được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành thì được tiếp tục thực hiện đến hết thời hạn được giao, cho thuê; thực hiện quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Chủ rừng là tổ chức kinh tế được Nhà nước giao rừng sản xuất trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành thì được tiếp tục thực hiện đến hết thời hạn được giao; quyền và nghĩa vụ được thực hiện theo quy định tại các điểm a, c và d khoản 1 và khoản 2 Điều 79 của Luật này.
3. Đối với các dự án thực hiện chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác đã được phê duyệt nhưng chưa thực hiện giải phóng mặt bằng trước khi Luật này có hiệu lực thi hành, phải trồng rừng thay thế theo quy định tại Điều 21 của Luật này.
4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm rà soát diện tích rừng tự nhiên hiện có để đưa vào quy hoạch rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành.
Luật này được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 15 tháng 11 năm 2017.
CHỦ TỊCH QUỐC HỘI
Nguyễn Thị Kim Ngân
(Kèm theo
Thông tư số 31/2018/TT-BNNPTNT ngày 16tháng 11 năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Mẫu số 01 | Biên bản kiểm tra hiện trạng khu vực ranh giới rừng có tranh chấp |
Mẫu số 02 | Bản mô tả đường phân định ranh giới rừng |
Mẫu số 03 | Bảng tọa độ các điểm đặc trưng trên đường phân định ranh giới rừng |
Mẫu số 04 | Bản tọa độ vị trí mốc, bảng |
Mẫu số 05 | Bảng tổng hợp tọa độ vị trí mốc, bảng |
Mẫu
số 01
CỘNG HÒA
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
(Địa
danh), ngày... tháng... năm...
BIÊN BẢN
KIỂM TRA HIỆN TRẠNG KHU VỰC RANH GIỚI RỪNG CÓ TRANH CHẤP
Chúng tôi gồm:
1. Ông (bà): đại diện Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn .......................................
2. Ông (bà): đại diện chủ rừng .....................................................................................
2. Ông (bà): đại diện chủ rừng liền kề có
tranh chấp ......................................................
3. Ông (bà): đại diện kiểm lâm địa bàn: ........................................................................
Sau khi đã cùng nhau kiểm tra trên bản đồ, hồ sơ và khu vực thực địa trên
đường ranh giới có tranh chấp, cụ thể như sau:
- Khu vực ranh giới tranh chấp: thuộc tiểu
khu………………khoảnh……………lô………………. của chủ rừng:………………….........; thuộc Tiểu khu…………….khoảnh……….lô……….của chủ rừng liền
kề có tranh chấp.
- Diện tích tranh chấp:……………………..(ha), chiều dài ranh giới tranh chấp………………(m)
- Hiện trạng rừng khu vực tranh chấp ............................................................................
- Nguyên nhân tranh chấp: ...........................................................................................
- Hồ sơ kèm theo: .......................................................................................................
Đề xuất, kiến nghị: .......................................................................................................
...................................................................................................................................
Biên bản này làm tại:....................................................................................................
Chúng tôi thống nhất cùng ký tên./.
Đại diện chủ rừng liền kề | Đại diện chủ rừng | Đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Mẫu số 02
CỘNG HÒA
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
(Địa
danh), ngày... tháng... năm...
BẢN MÔ TẢ
ĐƯỜNG PHÂN ĐỊNH RANH GIỚI RỪNG
Tên chủ rừng: xã (tên xã); huyện (tên
huyện); tỉnh (tên tỉnh)
Chúng tôi gồm:
1. Ông (bà): đại diện Sở Nông nghiệp và
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
2. Ông (bà): đại diện chủ rừng .....................................................................................
3. Ông (bà): đại diện cho đơn vị tư vấn
(nếu có): ..........................................................
Sau khi đã cùng nhau xem xét trên bản đồ
và thực địa dọc theo đường phân định ranh giới, chúng tôi thống nhất mô tả
đường phân định ranh giới như sau:
Đoạn 1: bắt đầu từ điểm đặc trưng số…… (tọa độ X = ………m; Y = ………m) đến điểm đặc trưng số....(X = ……..m; Y = …….m), chiều dài ……… m (mô tả chi tiết các địa hình, địa vật, sông,
suối... mà đoạn ranh giới gặp)
Đoạn 2: từ điểm đặc trưng số..., đến
điểm đặc trưng
số …... (X = ………m; Y = ………… m).................chiều dài ….……….m (mô tả chi tiết các địa hình, địa vật, sông,
suối... mà đoạn ranh giới gặp)
Đoạn 3: từ điểm đặc trưng số … đến điểm đặc trưng số………. (X = ……..m; Y = …….. m)…………..chiều dài ………..….m (mô tả chi tiết các địa hình, địa vật,
sông, suối... mà đoạn ranh giới gặp)
Đoạn ...: từ điểm đặc trưng số …..…., ranh giới ……......m đến điểm đặc trưng số…….. (mô tả chi
tiết các địa hình, địa vật, sông, suối... mà đoạn ranh giới gặp)
Bản mô tả được làm tại ………. tổng số đoạn mô tả....; tổng chiều dài ...m.
Đại diện Đơn vị | Đại diện chủ rừng | Đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Mẫu
số 03
CỘNG HÒA
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
(Địa
danh), ngày... tháng... năm...
BẢNG TỌA
ĐỘ CÁC ĐIỂM ĐẶC TRƯNG TRÊN ĐƯỜNG PHÂN ĐỊNH RANH GIỚI RỪNG
Tên chủ rừng: xã (tên xã); huyện (tên
huyện); tỉnh (tên tỉnh)
STT điểm | Tọa độ (m) | Xã | Chủ rừng liền kề (nếu có) | |
Kinh độ (X) | Vĩ độ (Y) | |||
1 | ||||
2 | ||||
3 | ||||
4 | ||||
5 | ||||
6 | ||||
7 | ||||
8 | ||||
.... |
Đại diện Đơn vị | Đại diện chủ rừng | Đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Mẫu số 04
CỘNG HÒA
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
(Địa danh),
ngày... tháng... năm...
BẢN TỌA
ĐỘ VỊ TRÍ MỐC, BẢNG
Tên chủ rừng: xã (tên xã); huyện (tên
huyện); tỉnh (tên tỉnh)
Số hiệu mốc, bảng: .....................................................................................................
Thuộc khu rừng: ..........................................................................................................
SƠ ĐỒ VỊ
TRÍ MỐC, BẢNG O |
Nơi cắm mốc, bảng: …………………………………..Tỷ lệ …………………………………….
Tại: xã ……………………huyện …………………….- tỉnh…………
Vị trí mốc, bảng có tọa độ địa lý theo hệ quy chiếu VN 2000, kinh
tuyến trục………..
Tọa độ | Độ, phút, giây | m | Ghi chú |
Vĩ độ | ………….. m | ||
Kinh độ | ………….. m |
UBND xã | Đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn |
Mẫu số 05
CỘNG HÒA
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
(Địa
danh), ngày... tháng... năm...
BẢNG TỔNG
HỢP TỌA ĐỘ VỊ TRÍ MỐC, BẢNG
Tên chủ rừng: xã (tên xã); huyện (tên
huyện); tỉnh (tên tỉnh)
STT mốc | Tọa độ (m) | Tọa độ (độ, phút, giây) | Xã | Ghi chú | ||
Kinh độ (X) | Vĩ độ (Y) | Kinh độ (X) | Vĩ độ (Y) | |||
1 | ||||||
2 | ||||||
3 | ||||||
4 | ||||||
5 | ||||||
6 | ||||||
Đại diện Đơn vị tư vấn | Đại diện chủ rừng | Đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
PHỤ LỤC I
VÍ DỤ VỀ CÁCH TÍNH GIÁ CÂY ĐỨNG ĐỐI VỚI RỪNG TỰ NHIÊN
(Ban hành kèm theo Thông tư số: 32/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ
trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
I.
Yêu cầu:Xác định giá cây đứng của
khu rừng tự nhiên phòng hộ đầu nguồn có diện tích 36,5 ha.
II.
Thực hiện:Trên cơ sở hướng dẫn, tiến
hành các bước có kết quả sau:
1.
Thu thập thông tin, xác định trữ lượng gỗ và phân loại gỗ
Dựa
trên kết quả tổng hợp thông tin và kiểm tra hiện trường, xác định được trữ
lượng gỗ theo nhóm gỗ cho khu rừng định giá như sau:
Bảng 1. Trữ lượng gỗ theo nhóm gỗ
TT | Nhóm gỗ | Trữ lượng gỗ (m3/ha) | Tỷ lệ (%) | Tổng lượng gỗ (m3) |
1 | I | 0,0 | 0,0 | 0,0 |
2 | II | 0,0 | 0,0 | 0,0 |
1 | III | 7,5 | 5,0 | 182,5 |
2 | IV | 15,0 | 10,0 | 365,0 |
3 | V | 37,5 | 25,0 | 912,5 |
4 | VI | 52,5 | 35,0 | 1.277,5 |
5 | VII | 37,5 | 25,0 | 912,5 |
6 | VIII | 0,0 | 0,0 | 0,0 |
| Tổng | 150,0 | 100,0 | 3.650,0 |
2.
Thu thập thông tin, tổng hợp và xác định giá bán gỗ tròn tại bãi giao.
Giá
bán gỗ tròn tại bãi giao dựa trên các thông tin về đấu giá gỗ và kết quả điều
tra được tổng hợp như sau:
Bảng 2. Ước tính giá bán gỗ tròn tại bãi giao
TT | Nhóm gỗ | Giá gỗ tròn tại bãi giao (đồng/m3) | Mức thuế suất thuế tài nguyên (%) |
1 | I | 6.500.000 | 35 |
2 | II | 4.800.000 | 30 |
1 | III | 3.700.000 | 20 |
2 | IV | 2700.000 | 18 |
3 | V | 1.350.000 | 12 |
4 | VI | 1.300.000 | 12 |
5 | VII | 1.630.000 | 12 |
6 | VIII | 1.200.000 | 12 |
3.
Tính chi phí liên quan đến khai thác, vận xuất, vận chuyển gỗ từ rừng đến bãi
giao và các chi phí khác (như thuế tài nguyên, v.v...)
Kết
quả xác định chi phí liên quan đến khai thác, vận xuất, vận chuyển tới bãi
giao. Thuế tài nguyên được tính dựa trên quy định tại biểu mức thuế suất thuế
tài nguyên (tại Bảng 2) nhân với giá bán gỗ tròn và khối lượng gỗ từng loại.
Bảng 3. Ước tính chi phí khai thác, vận xuất, vận
chuyển và thuế tài nguyên
TT | Nhóm gỗ | Chi phí khai thác, vận xuất, vận chuyển tới bãi giao
(đồng) | Chi phí thuế tài nguyên (đồng) |
1 | I | 0 | 0 |
2 | II | 0 | 0 |
1 | III | 73.515.000 | 135.050.000 |
2 | IV | 83.317.000 | 177.390.000 |
3 | V | 133.307.200 | 147.825.000 |
4 | VI | 405.802.800 | 199.290.000 |
5 | VII | 109.782.400 | 178.485.000 |
6 | VIII | 0 | 0 |
Tổng
chi phí (đồng) | 805.724.400 | 838.040.000 |
4.
Tính giá cây đứng
Giá
cây đứng được tính dựa trên các thông tin về trữ lượng gỗ theo nhóm gỗ; giá gỗ
tròn theo nhóm gỗ; chi phí khai thác vận xuất, vận chuyển tới bãi giao và thuế
tài nguyên. Kết quả xác định giá cây đứng như sau;
Bảng 4. Giá cây đứng của khu rừng định giá
TT | Nhóm gỗ | Tổng lượng gỗ (m3) | Giá gỗ tròn tại bãi giao (đồng/m3) | Doanh thu (đồng) | Chi phí khai thác (đồng) | Thuế tài nguyên (đồng) | Giá cây đứng (đồng) |
1 | I | 0,0 | 0,0 | 0,0 | 0,0 | 0,0 | 0,0 |
2 | II | 0,0 | 0,0 | 0,0 | 0,0 | 0,0 | 0,0 |
1 | III | 182,5 | 3.700.000 | 675.250.000 | 73.515.000 | 135.050.000 | 466.685.000 |
2 | IV | 365,0 | 2.700.000 | 985.500.000 | 83.317.000 | 177.390.000 | 724.793.000 |
3 | V | 912,5 | 1.350.000 | 1.231.875.000 | 133.307.200 | 147.825.000 | 950.742.800 |
4 | VI | 1.277,5 | 1.300.000 | 1.660.750.000 | 405.802.800 | 199.290.000 | 1.055.657.200 |
5 | VII | 912,5 | 1.630.000 | 1.487.375.000 | 109.782.400 | 178.485.000 | 1,199.107.600 |
6 | VIII | 0,0 | 0,0 | 0,0 | 0,0 | 0,0 | 0,0 |
| Tổng | 3.650,0 |
| 6.040.750.000 | 805.724.400 | 838.040.000 | 4.396.985.600 |
Như
vậy, giá cây đứng bình quân của khu rừng định giá là:
Gcđ = 4.396.985.000 đồng/36,5 ha= 120.465.359 đồng/ha
[1]
Mẫu số 01. THỐNG KÊ DÂN SINH, KINH TẾ - XÃ HỘI
(thống kê các xã liên quan đến lâm
phận của chủ rừng đến 31/12/20...)
Tên chủ rừng: ..........................................................................................................
STT | Đơn vị hành chính | Tổng số hộ | Nhân khẩu | Lao động | Diện tích canh tác bình quân (ha/hộ) | Thu nhập bình quân (1000 đồng/hộ) | ||||||||
Tổng | Kinh | DT khác | Tổng | Nam | Nữ | Tổng | Nông nghiệp | Lâm nghiệp | Tổng | Nông nghiệp | Lâm nghiệp | |||
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) | (9) | (10) | (11) | (12) | (13) | (14) | (15) |
1 | Xã A: |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 | Xã B: |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| - |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| .... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Tổng cộng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Ngày... tháng... năm…… |
Mẫu số 02. HIỆN TRẠNG CÁC CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG VỀ GIAO THÔNG
Tên chủ rừng:
.......................................
STT | Loại đường | Tên tuyến đường | Số hiệu tuyến (nếu có) | Cấp đường | Chiều dài (km) | Mô tả đánh giá |
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) |
1 | Liên xã |
|
|
|
|
|
2 | Liên huyện |
|
|
|
|
|
| ... |
|
|
|
|
|
| Quốc lộ |
|
|
|
|
|
Tổng |
|
|
|
|
|
|
| Ngày... tháng... năm……. |
Mẫu số 03: THỐNG KÊ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT CỦA CHỦ RỪNG THEO ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP
XÃ
(Đến ngày 31/12/20....)
Tên chủ rừng:
...............................................
Đơn vị tính: ha
Thứ tự | LOẠI ĐẤT | Mã | Tổng diện tích đất của chủ rừng | Hiện trạng sử dụng đất của chủ rừng theo đơn vị hành chính cấp xã | |||||||||
Xã A | Xã B | Xã C | Xã D | Xã Đ | .... | .... | .... | .... | Ghi chú | ||||
(1) | (2) | (3) | (4)=(5)+....+(13) | (5) | (6) | (7) | (8) | (9) | (10) | (11) | (12) | (13) | (14) |
I | Tổng diện tích đất của chủ rừng
quản lý |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Đất nông nghiệp | NNP |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1.1 | Đất sản xuất nông nghiệp | SXN |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1.1.1 | Đất trồng cây hàng năm | CHN |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1.1.1.1 | Đất trồng lúa | LUA |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1.1.1.2 | Đất trồng cây hàng năm khác | HNK |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1.1.2 | Đất trồng cây lâu năm | CLN |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1.2 | Đất lâm nghiệp | LNP |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1.2.1 | Đất rừng sản xuất | RSX |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1.2.2 | Đất rừng phòng hộ | RPH |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1.2.3 | Đất rừng đặc dụng | RDD |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1.3 | Đất nuôi trồng thủy sản | NTS |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1.4 | Đất làm muối | LMU |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1.5 | Đất nông nghiệp khác | NKH |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 | Đất phi nông nghiệp | PNN |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2.1 | Đất ở | OCT |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2.1.1 | Đất ở tại nông thôn | ONT |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2.1.2 | Đất ở tại đô thị | ODT |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2.2 | Đất chuyên dùng | CDG |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2.2.1 | Đất xây dựng trụ sở cơ quan | TSC |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2.2.2 | Đất quốc phòng | CQP |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2.2.3 | Đất an ninh | CAN |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2.2.4 | Đất xây dựng công trình sự nghiệp | DSN |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2.2.5 | Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp | CSK |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2.2.6 | Đất có mục đích công cộng. | CCC |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2.3 | Đất cơ sở tôn giáo | TON |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2.4 | Đất cơ sở tín ngưỡng | TIN |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2.5 | Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng | NTD |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2.6 | Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối | SON |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2.7 | Đất có mặt nước chuyên dùng | MNC |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2.8 | Đất phi nông nghiệp khác | PNK |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 | Đất chưa sử dụng | CSD |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3.1 | Đất bằng chưa sử dụng | BCS |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3.2 | Đất đồi núi chưa sử dụng | DCS |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3.3 | Núi đá không có rừng cây | NCS |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
II | Đất có mặt nước ven biển (quan sát) | MVB |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Đất mặt nước ven biển nuôi trồng thủy sản | MVT |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 | Đất mặt nước ven biển có rừng | MVR |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 | Đất mặt nước ven biển có mục đích khác | MVK |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| ..., ngày... tháng.... năm ....... |
Mẫu số 04. THỐNG KÊ HIỆN TRẠNG RỪNG NĂM 20....
Tên chủ rừng:
.......................................
Đơn vị tính: ha
TT | Phân loại rừng | Mã | Tổng | Rừng đặc dụng | Rừng phòng hộ | Rừng sản xuất | Ghi chú | |||||||||||
Cộng | Vườn quốc gia | Khu dự trữ thiên nhiên | Khu bảo tồn loài - sinh cảnh | Khu bảo vệ cảnh quan | Khu NC, TNKH, vườn TVQG, rừng
giống QG | Cộng | Đầu nguồn | Rừng bảo vệ nguồn nước | Rừng phòng hộ biên giới | Rừng chắn gió, chắn cát | Rừng chắn sóng, lấn biển | |||||||
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) | (9) | (10) | (11) | (12) | (13) | (14) | (15) | (16) | (17) | (18) | |
I | RỪNG PHÂN THEO NGUỒN GỐC HÌNH THÀNH | 1100 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
1 | Rừng tự nhiên | 1110 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
| - Rừng nguyên sinh | 1111 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
| - Rừng thứ sinh | 1112 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
2 | Rừng trồng | 1120 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
| - Trồng mới trên đất chưa có rừng | 1121 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
| - Trồng lại sau khi khai thác rừng trồng đã có | 1122 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
| - Tái sinh tự nhiên từ rừng trồng đã khai thác | 1123 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
II | RỪNG PHÂN THEO ĐIỀU KIỆN LẬP ĐỊA | 1200 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
1 | Rừng trên núi đất | 1210 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
2 | Rừng trên núi đá | 1220 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
3 | Rừng trên đất ngập nước | 1230 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
| - Rừng ngập mặn | 1231 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
| - Rừng trên đất phèn | 1232 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
| - Rừng ngập nước ngọt | 1233 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
4 | Rừng trên cát | 1240 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
III | RỪNG PHÂN THEO LOÀI CÂY | 1300 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
1 | Rừng gỗ tự nhiên | 1310 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
| - Rừng gỗ lá rộng TX hoặc nửa rụng lá | 1311 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
| - Rừng gỗ lá rộng rụng lá | 1312 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
| - Rừng gỗ lá kim | 1313 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
| - Rừng gỗ hỗn giao lá rộng và lá kim | 1313 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
2 | Rừng tre nứa | 1320 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
| - Nứa | 1321 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
| - Vầu | 1322 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
| - Tre/luồng | 1323 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
| - Lồ ô | 1324 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
| - Các loài khác | 1325 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
3 | Rừng hỗn giao gỗ và tre nứa | 1330 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
| - Gỗ là chính | 1331 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
| - Tre nứa là chính | 1332 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
4 | Rừng cau dừa | 1340 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
IV | RỪNG GỖ TỰ NHIÊN PHÂN THEO TRỮ
LƯỢNG | 1400 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
1 | Rừng giàu | 1410 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
2 | Rừng trung bình | 1420 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
3 | Rừng nghèo | 1430 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
4 | Rừng nghèo kiệt | 1440 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
5 | Rừng chưa có trữ lượng | 1450 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
V | DIỆN TÍCH CHƯA THÀNH RỪNG | 2000 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
1 | Diện tích trồng chưa thành rừng | 2010 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
2 | Diện tích khoanh nuôi tái sinh | 2020 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
3 | Diện tích khác | 2030 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
| ...,ngày... tháng.... năm ... |
Mẫu số 05. THỐNG KÊ TRỮ LƯỢNG CÁC LOẠI RỪNG NĂM 20....
Tên chủ rừng:
...........................................
Đơn vị tính: (gỗ: m3/ha;
tre, nứa: 1000 cây/ha)
TT | Phân loại rừng | Mã | Tổng | Rừng đặc dụng | Rừng phòng hộ | Rừng sản xuất | Ghi chú | ||||||||||
Cộng | Vườn quốc gia | Khu dự trữ thiên nhiên | Khu bảo tồn loài - sinh cảnh | Khu bảo vệ cảnh quan | Khu NC, TNKH, vườn TVQG ,rừng giống QG | Cộng | Đầu nguồn | Rừng bảo vệ nguồn nước | Rừng phòng hộ biên giới | Rừng chắn gió, chắn cát | Rừng chắn sóng, lấn biển | ||||||
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (15) | (9) | (10) | (11) | (12) | (13) | (14) | (15) | (16) | (17) | (18) |
I | RỪNG PHÂN THEO NGUỒN GỐC HÌNH THÀNH | 1100 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Rừng tự nhiên | 1110 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| - Rừng nguyên sinh | 1111 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| - Rừng thứ sinh | 1112 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 | Rừng trồng | 1120 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| - Trồng mới trên đất chưa có rừng | 1121 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| - Trồng lại sau khi khai thác rừng trồng đã có | 1122 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| - Tái sinh tự nhiên từ rừng trồng đã khai thác | 1123 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
II | RỪNG PHÂN THEO ĐIỀU KIỆN LẬP ĐỊA | 1200 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Rừng trên núi đất | 1210 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 | Rừng trên núi đá | 1220 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 | Rừng trên đất ngập nước | 1230 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| - Rừng ngập mặn | 1231 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| - Rừng trên đất phèn | 1232 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| - Rừng ngập nước ngọt | 1233 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4 | Rừng trên cát | 1240 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
III | RỪNG PHÂN THEO LOÀI CÂY | 1300 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Rừng gỗ tự nhiên | 1310 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| - Rừng gỗ lá rộng TX hoặc nửa rụng lá | 1311 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| - Rừng gỗ lá rộng rụng lá | 1312 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| - Rừng gỗ lá kim | 1313 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| - Rừng gỗ hỗn giao lá rộng và lá kim | 1313 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 | Rừng tre nứa | 1320 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| - Nứa | 1321 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| - Vầu | 1322 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| - Tre/luồng | 1323 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| - Lồ ô | 1324 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| - Các loài khác | 1325 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 | Rừng hỗn giao gỗ và tre nứa | 1330 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| - Gỗ là chính | 1331 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| - Tre nứa là chính | 1332 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4 | Rừng cau dừa | 1340 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
IV | RỪNG GỖ TỰ NHIÊN PHÂN THEO TRỮ
LƯỢNG | 1400 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Rừng giàu | 1410 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 | Rừng trung bình | 1420 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 | Rừng nghèo | 1430 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4 | Rừng nghèo kiệt | 1440 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5 | Rừng chưa có trữ lượng | 1450 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| ...,ngày ... tháng .... năm... |
Mẫu số 06. DANH MỤC CÁC LOÀI THỰC VẬT RỪNG CHỦ YẾU
Tên chủ rừng:
.....................................
TT | Họ | Loài | Ghi chú | ||
Tên Việt Nam | Tên Khoa học | Tên Việt Nam | Tên Khoa học | ||
1 |
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| ...,ngày ... tháng .... năm... |
Mẫu số 07. DANH MỤC CÁC LOÀI THỰC VẬT RỪNG NGUY CẤP, QUÝ, HIẾM
Tên chủ rừng: ............................
TT | Tên khoa học loài cây | Tên Việt Nam | Địa điểm phân bổ | Theo quy định của: | |||
IUCN | SĐVN | NĐCP | CITES | ||||
1 |
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| ...,ngày ... tháng .... năm... |
Mẫu số 08. DANH MỤC CÁC LOÀI ĐỘNG VẬT RỪNG CHỦ YẾU
Tên chủ rừng:
...........................................
TT | Họ | Loài | Ghi chú | ||
Tên Việt Nam | Tên Khoa học | Tên Việt Nam | Tên Khoa học | ||
1 |
|
|
|
| Ví dụ: ít, trung bình, nhiều. |
2 |
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| ...,ngày ... tháng .... năm... |
Mẫu số 09. DANH MỤC CÁC LOÀI ĐỘNG VẬT RỪNG NGUY CẤP, QUÝ, HIẾM
Tên chủ rừng:
..............................................
TT | Tên khoa học loài động vật rừng | Tên Việt Nam | Địa điểm phân bố | Theo quy định của: | |||
IUCN | SĐVN | NĐCP | CITES | ||||
1 |
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| ...,ngày ... tháng .... năm... |
Ghi chú: SĐVN: Sách đỏ Việt Nam;
NĐCP: Nghị định của Chính phủ
Mẫu số 10. TỔNG HỢP KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT GIAI ĐOẠN 20..- 20...
Tên chủ rừng:
..............................................
Đơn vị tính: ha
Thứ tự | LOẠI ĐẤT | Mã | Hiện trạng tổng diện tích đất của chủ rừng năm 201... | Tổng hợp Kế hoạch sử dụng đất 5 năm của chủ rừng giai đoạn 201..-202.. | |||||
Giai đoạn 201...- 202.. | Ghi chú | ||||||||
|
|
|
| Năm .... | Năm .... | Năm .... | Năm .... | Năm .... |
|
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) | (9) | (10) |
I | Tổng diện tích đất của chủ rừng
quản lý |
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Đất nông nghiệp | NNP |
|
|
|
|
|
|
|
1.1 | Đất sản xuất nông nghiệp | SXN |
|
|
|
|
|
|
|
1.1.1 | Đất trồng cây hàng năm | CHN |
|
|
|
|
|
|
|
1.1.1.1 | Đất trồng lúa | LUA |
|
|
|
|
|
|
|
1.1.1.2 | Đất trồng cây hàng năm khác | HNK |
|
|
|
|
|
|
|
1.1.2 | Đất trồng cây lâu năm | CLN |
|
|
|
|
|
|
|
1.2 | Đất lâm nghiệp | LNP |
|
|
|
|
|
|
|
1.2.1 | Đất rừng sản xuất | RSX |
|
|
|
|
|
|
|
1.2.2 | Đất rừng phòng hộ | RPH |
|
|
|
|
|
|
|
1.2.3 | Đất rừng đặc dụng | RDD |
|
|
|
|
|
|
|
1.3 | Đất nuôi trồng thủy sản | NTS |
|
|
|
|
|
|
|
1.4 | Đất làm muối | LMU |
|
|
|
|
|
|
|
1.5 | Đất nông nghiệp khác | NKH |
|
|
|
|
|
|
|
2 | Đất phi nông nghiệp | PNN |
|
|
|
|
|
|
|
2.1 | Đất ở | OCT |
|
|
|
|
|
|
|
2.1.1 | Đất ở tại nông thôn | ONT |
|
|
|
|
|
|
|
2.1.2 | Đất ở tại đô thị | ODT |
|
|
|
|
|
|
|
2.2 | Đất chuyên dùng | CDG |
|
|
|
|
|
|
|
2.2.1 | Đất xây dựng trụ sở cơ quan | TSC |
|
|
|
|
|
|
|
2.2.2 | Đất quốc phòng | CQP |
|
|
|
|
|
|
|
2.2.3 | Đất an ninh | CAN |
|
|
|
|
|
|
|
2.2.4 | Đất xây dựng công trình sự nghiệp | DSN |
|
|
|
|
|
|
|
2.2.5 | Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp | CSK |
|
|
|
|
|
|
|
2.2.6 | Đất có mục đích công cộng | CCC |
|
|
|
|
|
|
|
2.3 | Đất cơ sở tôn giáo | TON |
|
|
|
|
|
|
|
2.4 | Đất cơ sở tín ngưỡng | TIN |
|
|
|
|
|
|
|
2.5 | Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng | NTD |
|
|
|
|
|
|
|
2.6 | Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối | SON |
|
|
|
|
|
|
|
2.7 | Đất có mặt nước chuyên dùng | MNC |
|
|
|
|
|
|
|
2.8 | Đất phi nông nghiệp khác | PNK |
|
|
|
|
|
|
|
3 | Đất chưa sử dụng | CSD |
|
|
|
|
|
|
|
3.1 | Đất bằng chưa sử dụng | BCS |
|
|
|
|
|
|
|
3.2 | Đất đồi núi chưa sử dụng | DCS |
|
|
|
|
|
|
|
3.3 | Núi đá không có rừng cây | NCS |
|
|
|
|
|
|
|
II | Đất có mặt nước ven biển (quan sát) | MVB |
|
|
|
|
|
|
|
1 | Đất mặt nước ven biển nuôi trồng thủy sản | MVT |
|
|
|
|
|
|
|
2 | Đất mặt nước ven biển có rừng | MVR |
|
|
|
|
|
|
|
3 | Đất mặt nước ven biển có mục đích khác | MVK |
|
|
|
|
|
|
|
| ...,ngày ... tháng .... năm... |
Mẫu số 11. TỔNG HỢP KẾ HOẠCH BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 20..-
20...
Tên chủ rừng:
..............................................................
Đơn vị tính: ha
| HẠNG MỤC | Tổng cộng | Rừng đặc dụng | Rừng phòng hộ | Rừng sản xuất | Ghi chú | |||||||||
Cộng | Năm... | ... | .... | Cộng | Năm... | ... | .... | Cộng | Năm... | ... | .... | ||||
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) | (9) | (10) | (11) | (12) | (13) | (14) | (15) | (16) |
I | BẢO VỆ RỪNG HIỆN CÓ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| 1. Bảo vệ rừng tự nhiên |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| 2. Bảo vệ rừng trồng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
II | PHÁT TRIỂN RỪNG |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| 1. Khoanh nuôi rừng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| 2. Khoanh nuôi rừng có trồng bổ sung |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| 3. Làm giàu rừng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| 4. Trồng rừng mới |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| 5. Trồng lại rừng sau khai thác |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| 6. Chăm sóc rừng trồng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| a) Chăm sóc rừng trồng năm 1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| b) Chăm sóc rừng trồng năm 2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| c) Chăm sóc rừng trồng năm 3 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
III | CẤP CHỨNG CHỈ QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| 1. Rừng tự nhiên (ha) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| 2. Rừng trồng (ha) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| ...,ngày ... tháng .... năm... |
Mẫu số 12. TỔNG HỢP KẾ HOẠCH KHAI THÁC LÂM SẢN GIAI ĐOẠN 20..- 20...
Tên chủ rừng:
..................................................
Đơn vị tính: m3; 1000 cây,
tấn
| HẠNG MỤC | Tổng cộng | Rừng đặc dụng | Rừng phòng hộ | Rừng sản xuất | Ghi chú | |||||||||
Cộng | Năm.. | .... | .... | Cộng | Năm... | ... | .... | Cộng | Năm... | ... | .... | ||||
(1) | (2) |
| (4) | (5) | (6) | (7) | (8) | (9) | (10) | (11) | (12) | (13) | (14) | (15) | (16) |
I | KHAI THÁC RỪNG TỰ NHIÊN |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| 1. Khai thác chính |
| Không áp dụng | Không áp dụng | Chưa áp dụng |
| |||||||||
| - Diện tích (ha) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| - Sản lượng (m3) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| 2. Khai thác tận thu |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| 3. Khai thác tận dụng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
II | KHAI THÁC RỪNG TRỒNG |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| 1. Khai thác rừng trồng |
| Chỉ áp dụng rừng trồng thực nghiệm,
nghiên cứu khoa học | Theo quy chế quản lý rừng (% diện
tích được khai thác) |
|
|
|
|
| ||||||
| - Diện tích (ha) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| - Sản lượng (m3) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| 2. Khai tác tận thu |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| 3. Khai tác tận dụng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
III | KHAI THÁC LÂM SẢN NGOÀI GỖ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| 1. Tre, nứa, vầu, lồ ô... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| - Diện tích (ha) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| - Sản lượng (1.000 cây) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| 2. Song, mây (Tấn) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| 3. Nhựa thông (Tấn) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| …………….. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| ..., ngày... tháng.... năm.... |
Mẫu số 13. TỔNG HỢP KẾ HOẠCH XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG, PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY RỪNG
GIAI ĐOẠN 20..- 20...
Tên chủ rừng:
............................
Đơn vị tính: m2; trạm, km,
cái
| HẠNG MỤC | Tổng cộng | Rừng đặc dụng | Rừng phòng hộ | Rừng sản xuất | Ghi chú | |||||||||
Cộng | Năm… | ... | .... | Cộng | Năm… | ... | .... | Cộng | Năm… | ... | .... | ||||
(1) | (2) |
| (4) | (5) | (6) | (7) | (8) | (9) | (10) | (11) | (12) | (13) | (14) | (15) | (16) |
1 | Chòi canh lửa rừng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
a | Xây dựng mới |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Số lượng (chòi) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Diện tích (m2) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
b | Sửa chữa, cải tạo nâng cấp |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Số lượng (chòi) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Diện tích (m2) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 | Trạm bảo vệ rừng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
a | Xây dựng mới |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Số lượng (Trạm) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Diện tích (m2) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
b | Sửa chữa, cải tạo nâng cấp |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Số lượng (Trạm) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Diện tích (m2) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 | Đường ranh cản lửa |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
a | Băng trắng (km) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Xây dựng mới |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- | Tu bổ, nâng cấp |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
b | Băng xanh (km) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- | Xây dựng mới |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- | Tu bổ, nâng cấp |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4 | Biển báo cấp độ nguy cơ cháy rừng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- | Xây dựng mới (cái) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- | Sửa chữa, cải tạo nâng cấp (cái) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5 | Đường lâm nghiệp, vận xuất, vận
chuyển |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| - Xây dựng mới (km) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| - Sửa chữa, nâng cấp (km) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
6 | Nhà làm việc (m2) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| - Xây dựng mới |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| - Sửa chữa, nâng cấp |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
7 | Nhiệm vụ khác ...... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| ...,ngày ... tháng .... năm... |
PHỤ LỤC II
MẪU
PHƯƠNG ÁN QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG
(áp dụng đối với chủ rừng là tổ chức)
(Ban hành kèm theo Thông tư số 28/2018/TT-BNNPTNT ngày 16 tháng 11 năm 2018
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Phần 1
MỞ ĐẦU
1. Khái quát chung về công tác quản lý bảo vệ, phát triển rừng đảm bảo
mục đích sử dụng rừng
2. Sự cần thiết phải xây dựng và thực hiện phương án quản lý rừng bền
vững (sau đây viết tắt là phương án)
Chương 1
CĂN CỨ XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN
I. CHÍNH SÁCH VÀ PHÁP LUẬT CỦA NHÀ NƯỚC
1. Văn bản quy phạm pháp luật của trung ương
2. Văn bản của địa phương
II. CAM KẾT QUỐC TẾ
III. TÀI LIỆU SỬ DỤNG
1. Tài liệu dự án, đề án, quyết định thành lập, giao nhiệm vụ cho chủ
rừng
2. Các tài liệu điều tra chuyên đề của khu rừng
3. Bản đồ: bản đồ hiện trạng rừng và hiện trạng sử dụng đất, bản đồ giao
đất, giao rừng, các loại bản đồ chuyên đề khác có liên quan
4. Quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh
5. Số liệu hiện trạng tài nguyên rừng, kế hoạch sử dụng đất của đơn vị
Chương 2
ĐẶC ĐIỂM HIỆN TRẠNG CỦA ĐƠN VỊ
I. THÔNG TIN CHUNG
MẪU PHƯƠNG ÁN QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG 2. Địa chỉ (trụ sở làm việc của chủ
rừng): xã ...............; huyện ................; tỉnh ................;
3. Điện thoại: ................................; Email:
...........................; Website: .............................
4. Quyết định thành lập, chức năng, nhiệm vụ của đơn vị chủ rừng hoặc
Giấy đăng ký kinh doanh, ngành nghề kinh doanh theo quy định của pháp luật
5. Cơ cấu tổ chức của đơn vị
Nhận xét: đặc điểm chung của đơn vị.
II. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, ĐỊA HÌNH, KHÍ HẬU, THỦY VĂN VÀ THỔ NHƯỠNG
1. Vị trí địa lý, địa hình
2. Khí hậu
3. Thủy văn
4. Địa chất và thổ nhưỡng
Nhận xét: những thuận lợi, khó khăn; nội dung cần quan tâm, chú ý khi xây
dựng và thực hiện phương án.
III. DÂN SINH, KINH TẾ, XÃ HỘI
1. Dân số, dân tộc, lao động
2. Kinh tế: những hoạt động kinh tế chính, thu nhập đời sống của dân cư
3. Xã hội: thực trạng giáo dục và đào tạo, y tế, văn hóa
Nhận xét: những thuận lợi, khó khăn; nội dung cần quan tâm, chú ý khi xây
dựng và thực hiện phương án.
IV. GIAO THÔNG
1. Hệ thống giao thông đường bộ trong khu vực
2. Hệ thống giao thông đường thủy
Nhận xét: những thuận lợi, khó khăn; nội dung cần quan tâm, chú ý khi xây
dựng và thực hiện phương án.
V. DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG
1. Những loại dịch vụ môi trường rừng mà đơn vị đang triển khai, thực
hiện
2. Đánh giá tiềm năng cung cấp các loại dịch vụ môi trường
Nhận xét: những thuận lợi, khó khăn; nội dung cần quan tâm, chú ý khi xây
dựng và thực hiện phương án.
VI. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT
1. Thống kê hiện trạng sử dụng đất của đơn vị chủ rừng
2. Phân tích, đánh giá hiện trạng sử dụng đất, tình hình quản lý, sử dụng
đất
Nhận xét: những thuận lợi, khó khăn; nội dung cần quan tâm, chú ý khi xây
dựng và thực hiện phương án.
VII. HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN RỪNG
1. Hiện trạng diện tích, trạng thái, chất lượng các loại rừng thuộc phạm
vi quản lý của chủ rừng
2. Tổng trữ lượng, trữ lượng bình quân các loại rừng
3. Hiện trạng phân bố lâm sản ngoài gỗ
Nhận xét: tình hình tài nguyên có những ảnh hưởng thuận lợi, khó khăn đối
với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, bảo tồn đa dạng sinh học của
đơn vị.
VIII. HIỆN TRẠNG VỀ CƠ SỞ VẬT CHẤT, CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ĐÃ THỰC HIỆN
1. Thống kê số lượng, diện tích văn phòng, nhà, xưởng, trạm... hiện có
của đơn vị theo các nguồn vốn đầu tư
2. Thống kê số lượng phương tiện, thiết bị...của chủ rừng
3. Kết quả các chương trình, dự án đã thực hiện
Nhận xét: thực trạng về cơ sở hạ tầng có những thuận lợi, khó khăn đối
với công tác quản lý và các hoạt động của đơn vị
IX. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ BẢO VỆ, PHÁT TRIỂN RỪNG, BẢO TỒN ĐA DẠNG
SINH HỌC
1. Quản lý rừng tự nhiên
2. Quản lý rừng trồng
3. Công tác bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng và sâu bệnh gây hại
rừng
4. Quản lý lâm sản ngoài gỗ
5. Quản lý, bảo tồn đa dạng sinh học
a) Đa dạng thực vật rừng
b) Đa dạng động vật rừng
c) Cứu hộ, phát triển sinh vật
d) Danh mục loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; những
loài đặc hữu
6. Công tác quản lý, xử lý vi phạm pháp luật về công tác quản lý, bảo vệ
và phát triển rừng, bảo tồn đa dạng sinh học
Nhận xét: những ưu điểm, tồn tại trong công tác quản lý, bảo vệ, phát
triển rừng, bảo tồn đa dạng sinh học.
IX-A. PHÂN KHU CHỨC NĂNG CỦA KHU RỪNG ĐẶC DỤNG (áp dụng đối với chủ quản
lý rừng đặc dụng)
1. Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt
2. Phân khu phục hồi sinh thái
3. Phân khu dịch vụ, hành chính
4. Vùng đệm: diện tích, hiện trạng vùng đệm ngoài, vùng đệm trong (nếu
có)
Nhận xét: thực trạng phân khu, vùng đệm có những thuận lợi, khó khăn đối
với công tác quản lý bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học và các hoạt động của
đơn vị.
IX-B. XÁC ĐỊNH CHỨC NĂNG PHÒNG HỘ CỦA RỪNG (áp dụng đối với chủ rừng quản
lý rừng phòng hộ)
Căn cứ tiêu chí rừng phòng hộ, chủ rừng xác định chứng năng phòng hộ của
rừng và xác định diện tích của từng loại rừng được giao, gồm:
1. Diện tích rừng phòng hộ đầu nguồn...ha (rừng tự nhiên...ha; rừng
trồng...ha)
2. Diện tích rừng bảo vệ nguồn nước của cộng đồng dân cư... ha (rừng tự
nhiên ...ha; rừng trồng...ha)
3. Diện tích rừng phòng hộ biên giới ... ha (rừng tự nhiên.. .ha; rừng
trồng...ha)
4. Diện tích rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay... ha (rừng tự nhiên
...ha; rừng trồng...ha)
5. Diện tích rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển ... ha (rừng tự nhiên...ha;
rừng trồng...ha)
Nhận xét: những thuận lợi, khó khăn.
IX-C. KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CHỦ RỪNG TRONG BA (03) NĂM LIÊN
TIẾP LIỀN KỀ (áp dụng đối với chủ rừng quản lý rừng sản xuất)
Nhận xét: những thuận lợi, khó khăn.
IX-D. KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ CÔNG ÍCH CỦA CHỦ RỪNG TRONG BA (03) NĂM
LIÊN TIẾP LIỀN KẾ (áp dụng đối với chủ rừng quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ)
1. Về thực hiện phân loại đơn vị sự nghiệp công.
2. Hạng mục các nguồn kinh phí của chủ rừng: nguồn từ ngân sách nhà nước,
nguồn thu từ phí, lệ phí, nguồn thu từ liên kết, liên doanh, nguồn thu từ dịch
vụ môi trường rừng, nguồn thu từ nghiên cứu khoa học, nguồn thu khác...
3. Hạng mục các nguồn chi của chủ rừng: chi lương, chi cho các hoạt động
bảo vệ, phát triển rừng...chi khác theo quy định.
Chương 3
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ HIỆU QUẢ PHƯƠNG
ÁN
I. MỤC TIÊU VÀ PHẠM VI QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG
1. Mục tiêu chung
2. Mục tiêu cụ thể
a) Mục tiêu về kinh tế
b) Mục tiêu về môi trường
c) Mục tiêu về xã hội
II. KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
Mô tả kế hoạch sử dụng đất của chủ rừng
III. XÁC ĐỊNH KHU VỰC LOẠI TRỪ VÀ KHU VỰC TỔ CHỨC SẢN XUẤT, KINH DOANH
RỪNG (áp dụng đối với chủ quản lý rừng sản xuất)
1. Khu vực loại trừ (khu vực rừng cần đưa vào quản lý, bảo vệ, hạn chế
hoặc không khai thác lâm sản)
2. Khu vực rừng đã được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững (nếu có)
3. Khu vực rừng, đất lâm nghiệp tổ chức sản xuất kinh doanh rừng hướng
đến cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững
IV. KẾ HOẠCH KHOÁN BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG CHO HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN,
CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ TẠI CHỖ (áp dụng cho rừng đặc dụng, phòng hộ; áp dụng cho rừng
sản xuất (nếu có))
1. Kế hoạch khoán bảo vệ và phát triển rừng
a) Khoán ổn định
b) Khoán công việc, dịch vụ
2. Kế hoạch, nội dung thực hiện đồng quản lý
V. KẾ HOẠCH QUẢN LÝ, BẢO VỆ, PHÁT TRIỂN, SỬ DỤNG RỪNG BỀN VỮNG, BẢO TỒN
ĐA DẠNG SINH HỌC
1. Kế hoạch bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học
a) Bảo vệ rừng: bảo vệ toàn bộ diện tích rừng hiện có: .... ha, trong đó:
- Rừng đặc dụng: ...ha (rừng tự nhiên...ha; rừng trồng...ha).
- Rừng phòng hộ (nếu có): ...ha (rừng tự nhiên ...ha; rừng trồng ...ha).
- Rừng sản xuất (nếu có): ...ha (rừng tự nhiên ...ha; rừng trồng ...ha).
b) Kế hoạch xây dựng phương án bảo vệ, phòng cháy và chữa cháy rừng
c) Kế hoạch phòng trừ sinh vật gây hại rừng
d) Kế hoạch bảo tồn đa dạng sinh học và khu rừng có giá trị bảo tồn cao
2. Kế hoạch phát triển rừng
a) Kế hoạch phát triển rừng đặc dụng, phòng hộ
- Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên hoặc có trồng bổ sung
- Làm giàu rừng
- Trồng rừng mới, chăm sóc rừng
b) Kế hoạch phát triển rừng sản xuất
- Phát triển rừng tự nhiên
+ Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên hoặc có trồng bổ sung;
+ Nuôi dưỡng, làm giàu rừng;
- Phát triển rừng trồng
+ Lựa chọn loài cây trồng;
+ Sản xuất cây con;
+ Trồng rừng mới;
+ Trồng lại rừng sau khai thác;
+ Chăm sóc, nuôi dưỡng rừng trồng.
3. Khai thác lâm sản
a) Kế hoạch khai thác lâm sản rừng đặc dụng
- Khai thác rừng trồng thực nghiệm, nghiên cứu, khoa học
- Khai thác tận dụng, tận thu lâm sản
b) Kế hoạch khai thác lâm sản rừng phòng hộ
- Khai thác tận dụng, tận thu gỗ
- Khai thác gỗ rừng trồng
- Khai thác lâm sản ngoài gỗ
c) Kế hoạch khai thác lâm sản rừng sản xuất
- Khai thác lâm sản trong rừng sản xuất là rừng tự nhiên
+ Khai thác tận dụng, tận thu gỗ rừng tự nhiên
+ Khai thác lâm sản ngoài gỗ
- Khai thác lâm sản trong rừng sản xuất là rừng trồng
+ Khai thác gỗ rừng trồng
+ Khai thác tận dụng, tận thu gỗ rừng trồng
+ Khai thác lâm sản ngoài gỗ
d) Những cơ sở và kỹ thuật xây dựng kế hoạch khai thác
- Xác định chu kỳ khai thác theo loài cây
- Chọn đối tượng rừng đưa vào khai thác
- Tỷ lệ lợi dụng gỗ, củi
- Loại sản phẩm, quy cách sản phẩm
- Kỹ thuật và công nghệ theo tiêu chuẩn khai thác tác động thấp.
- Xây dựng kế hoạch cho một chu kỳ: trình tự đưa các lô rừng vào khai
thác bảo đảm ổn định trong chu kỳ, xác định cụ thể địa danh, diện tích, sản
lượng khai thác.
đ) Công nghệ khai thác: công nghệ sử dụng, kỹ thuật mở đường vận xuất,
vận chuyển (chiều rộng đường, mật độ đường, cự ly giữa các tuyến), kỹ thuật
khai thác, an toàn lao động theo kỹ thuật khai thác tác động thấp.
e) Tổ chức khai thác, tiêu thụ sản phẩm
- Tự tổ chức khai thác hoặc bán cây đứng cho đơn vị khai thác
- Tiêu thụ gỗ (tiêu thụ trong tỉnh hoặc ngoài tỉnh), hoặc tự tổ chức chế
biến
4. Nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập, đào tạo nguồn nhân lực
a) Danh mục, kế hoạch triển khai các chương trình, đề tài, dự án nghiên
cứu khoa học
b) Nhu cầu và kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực
5. Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí
a) Dự kiến các địa điểm, khu vực tổ chức du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng,
giải trí
b) Các phương thức tổ chức thực hiện bao gồm: tự tổ chức; liên kết với
các tổ chức, cá nhân và cho tổ chức, cá nhân thuê môi trường rừng tổ chức du
lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí
c) Khu vực dự kiến xây dựng, bố trí các công trình phục vụ du lịch sinh
thái, nghỉ dưỡng, giải trí
6. Sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp (áp dụng đối với rừng phòng hộ
và rừng sản xuất)
a) Dự kiến khu vực tổ chức sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp, bao
gồm: tên địa danh, diện tích, loài cây trồng, vật nuôi sản xuất nông lâm kết
hợp
b) Dự kiến hình thức tổ chức sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp: chủ
rừng tự tổ chức sản suất; tổ chức, cá nhân nhận khoán ổn định sản xuất
7. Xây dựng hạ tầng phục vụ quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng
- Duy tu bảo dưỡng đường, tên tuyến, thời gian thực hiện
- Mở đường mới, đường nhánh, tên tuyến, giá trị sử dụng, thời gian thực
hiện
- Hệ thống bãi gỗ, số lượng, địa điểm, diện tích (chỉ áp dụng cho rừng
trồng phòng hộ và rừng sản xuất)
- Xây dựng các công trình phúc lợi (nếu có) như nhà làm việc, câu lạc bộ,
trạm quản lý bảo vệ, chòi canh, chỉ rõ mục đích, số lượng, thời gian thực hiện
- Xây dựng vườn ươm, mục đích, địa điểm, diện tích, công suất, thời gian
thực hiện
8. Hoạt động dịch vụ cho cộng đồng
a) Dự kiến các dịch vụ cho cộng đồng
b) Hình thức tổ chức thực hiện
9. Hoạt động chi trả dịch vụ môi trường rừng, thuê môi trường rừng
a) Các dịch vụ được tiến hành
b) Tổ chức triển khai, thực hiện
10. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ, phát triển rừng
11. Theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, đa dạng sinh học; điều tra, kiểm
kê rừng
a) Chương trình theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, giám sát đa dạng sinh
học
b) Điều tra, kiểm kê rừng
12. Chế biến, thương mại lâm sản: vị trí nhà xưởng, công nghệ, thiết bị,
máy móc, sản phẩm, thị trường tiêu thụ... (áp dụng cho chủ quản lý rừng sản
xuất hoặc phòng hộ (nếu có)).
VI. NHU CẦU VỐN VÀ NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ
1. Tổng hợp nhu cầu vốn cho kế hoạch quản lý rừng bền vững
a) Xây dựng phương án quản lý rừng bền vững
b) Bảo vệ rừng
c) Phát triển rừng
d) Nghiên cứu khoa học, cứu hộ động vật rừng, thực vật rừng, đào tạo, tập
huấn
đ) Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí
e) Ổn định dân cư
g) Xây dựng cơ sở hạ tầng
h) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật
i) Chế biến, thương mại lâm sản (chỉ áp dụng cho chủ rừng có hoạt động
này)
...............................................
2. Nguồn vốn đầu tư
a) Vốn tự có
b) Vốn liên doanh, liên kết, hợp tác đầu tư
c) Vốn vay các tổ chức tín dụng
d) Ngân sách nhà nước (nhiệm vụ công ích, khoa học công nghệ...)
đ) Dịch vụ môi trường rừng
e) Khai thác lâm sản
g) Hỗ trợ quốc tế
h) Các nguồn khác....
VII. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Giải pháp về công tác quản lý, nguồn nhân lực
2. Giải pháp về phối hợp với các bên liên quan
3. Giải pháp về khoa học, công nghệ
4. Giải pháp về nguồn vốn, huy động nguồn vốn đầu tư
5. Giải pháp về thị trường (chỉ áp dụng với chủ rừng có sản xuất kinh
doanh)
6. Giải pháp khác
VIII. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA PHƯƠNG ÁN
1. Hiệu quả về kinh tế
a) Giá trị sản phẩm thu được.
b) Sản phẩm từ các hoạt động lâm sinh.
c) Tăng vốn rừng (tăng về diện tích, trữ lượng rừng trồng).
d) Giá trị kinh tế thu từ các dịch vụ: cây con, môi trường rừng, chế
biến, thương mại lâm sản, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí ...vv
2. Hiệu quả về xã hội
Đối tượng bị tác động và mức độ ảnh hưởng, bao gồm cả tác động tích cực
và tác động tiêu cực (giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, tăng thu
nhập của người dân, nâng cao năng lực, đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng)
3. Hiệu quả về môi trường
Tiên lượng các tác động tích cực, tiêu cực đối với môi trường, về bảo tồn
đa dạng sinh học và các mẫu sinh thái có giá trị bảo tồn; tăng độ che phủ của
rừng, phát triển các loài cây bản địa, tác dụng của việc bảo vệ các khu vực
loại trừ và thực hiện khai thác tác động thấp.
Chương 4
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
I. PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ
Mô tả và phân nhiệm vụ cụ thể đối với từng vị trí, bộ phận chuyên môn,
nghiệp vụ của đơn vị để thực hiện các nhiệm vụ đã xác định trong Phương án
II. KẾ HOẠCH KIỂM TRA, GIÁM SÁT
Mô tả được mục tiêu của công tác kiểm tra, giám sát phải đạt được. Xác
định cụ thể các chỉ tiêu kiểm tra, giám sát đối với từng nhiệm vụ
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Những nội dung cơ bản có tính chất tổng hợp nhất đã được xác định
trong phương án. Việc thực hiện phương án sẽ đạt được những kết quả nổi bật so
với phương thức trước đó.
2. Để thực hiện phương án đạt mục tiêu đề ra, những vấn đề khó khăn phải
kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền để tháo gỡ hoặc cần phải bổ sung cơ
chế, chính sách./.
Phần 2
HỆ THỐNG PHỤ LỤC, BIỂU, BẢN ĐỒ KÈM
THEO PHƯƠNG ÁN QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG
PHỤ LỤC III
PHƯƠNG
ÁN QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG
(áp dụng cho hộ gia đình, cá nhân, nhóm hộ,
cộng đồng dân cư)
(Ban hành kèm theo Thông tư số 28/2018/TT-BNNPTNT ngày 16 tháng 11 năm 2018
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
MỞ ĐẦU
Phần thứ nhất
CĂN CỨ PHÁP LÝ VÀ TÀI LIỆU SỬ DỤNG
I. CĂN CỨ PHÁP LÝ
1. Các văn bản trung ương
2. Các văn bản địa phương
3. Các cam kết quốc tế
II. TÀI LIỆU SỬ DỤNG
Nêu các tài liệu, số liệu, thông tin, bản đồ sử dụng cho việc lập kế
hoạch quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng bền vững.
Phần thứ hai
QUY MÔ HỘ GIA ĐÌNH THAM GIA NHÓM HỘ
VÀ HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN RỪNG
I. QUY MÔ HIỆN TRẠNG HỘ GIA ĐÌNH THAM GIA NHÓM HỘ
1. Quá trình hình thành nhóm hộ
2. Mục đích, ý nghĩa hình thành nhóm hộ để quản lý rừng bền vững và hướng
đến cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững
3. Cơ cấu tổ chức hình thành nhóm hộ
Mô hình tổ chức nhóm hộ, được bố trí sắp xếp như sau:
- Ban đại diện gồm: Mời đại diện các ban, ngành của huyện, xã nơi có
rừng, các chủ rừng đại diện cho các hộ theo từng xã, cùng với đại diện cơ sở
chế biến có nhu cầu sử dụng nguyên liệu gỗ có chứng chỉ, thực hiện liên kết với
nhóm hộ.
- Trưởng nhóm hộ là người có uy tín, do các hộ tự nguyện bầu để thay mặt
các hộ thực hiện nhiệm vụ của nhóm, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các
hộ thành viên thực hiện liên kết với doanh nghiệp chế biến gỗ.
- Văn phòng thường trực nhóm hộ: do các hộ và cơ sở chế biến lâm sản
thống nhất lựa chọn.
4. Quy mô, diện tích hộ gia đình tham gia nhóm hộ phân theo xã
- Số lượng hộ gia đình tham gia theo xã
- Xác định diện tích của hộ gia đình, trong đó diện tích hành lang ven
sông, suối, khu rừng có giá trị bảo tồn cao...(diện tích loại trừ); diện tích
rừng trồng hướng đến cấp chứng chỉ rừng, tổng hợp theo Biểu 01
Biểu 01: Diện tích rừng của các nhóm
hộ phân theo xã, huyện....tỉnh...
Tên xã | Tổng diện tích (ha) | Diện tích loại trừ (ha) | Diện tích tham gia chứng chỉ rừng
(ha) |
(1) | (2=3+4) | (3) | (4) |
Nhóm hộ: xã A | |||
......... | |||
Tổng |
II. HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN RỪNG
1. Hiện trạng tài nguyên rừng
- Nêu hiện trạng rừng khu vực có các hộ gia đình tự nguyện tham gia nhóm
hộ
- Tổng diện tích rừng, trong đó:
+ Rừng phòng hộ (rừng tự nhiên, rừng trồng)
+ Rừng sản xuất (rừng tự nhiên, rừng trồng)
2. Tài nguyên thực vật rừng, động vật rừng phân bố trong khu vực
Phần thứ ba
MỤC TIÊU VÀ KẾ HOẠCH QUẢN LÝ RỪNG BỀN
VỮNG
I. MỤC TIÊU QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG
1. Mục tiêu chung:Thiết lập được khu rừng của nhóm hộ đảm bảo phù hợp về quy mô diện tích
của phương án quản lý rừng bền vững nhằm đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh
tế hộ gia đình, đồng thời bảo vệ môi trường sinh thái, đa dạng sinh học thông
qua thiết lập phương án quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ quản lý rừng bền
vững.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Về kinh tế
b) Về xã hội
c) Về môi trường
3. Thời gian thực hiện kế hoạch quản lý
II. KẾ HOẠCH QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG
1. Điều tra rừng và phân loại chức năng rừng
a) Điều tra rừng
b) Thực hiện phân loại chức năng rừng
c) Thực hiện điều tra đánh giá thực vật rừng, động vật rừng
- Điều tra thực vật rừng
Biểu 02: Danh mục các loài thực vật
rừng
TT | Tên họ | Số lượng loài | Địa điểm | |
Tên Việt Nam | Tên khoa học | |||
1 | Họ Cúc | Asteraceae | 2 | Tiểu khu... xã .... huyện
............ |
... | ....... | ....... | ....... | ................. |
Tổng cộng | ...... |
- Điều tra động vật rừng
Biểu 03: Danh mục các loài động vật
rừng
TT | Tên Loài | Địa Điểm | Ghi Chú |
1 | Sóc | Tiểu khu .... xã .... huyện ..... | Ví dụ: ít, trung bình, nhiều |
... | ..... | ...... | ..... |
d) Kết quả đánh giá khu vực là rừng có giá trị bảo tồn cao
- Rừng đặc dụng và các loài nguy cấp (HCVF1)
- Rừng cấp cảnh quan lớn có ý nghĩa quốc gia, khu vực hoặc toàn cầu, nằm
trong, hoặc bao gồm đơn vị quản lý rừng (HCVF2)
- Rừng thuộc về hoặc bao gồm những hệ sinh thái hiếm, đang bị đe dọa hoặc
nguy cấp (HCV3)
- Rừng đóng vai trò quan trọng trong duy trì nguồn nước sinh hoạt (HCV4)
- Rừng đóng vai trò nền tảng trong việc đáp ứng các nhu cầu cơ bản của
cộng đồng địa phương (HCV 5)
- Rừng đóng vai trò quan trọng trong việc nhận diện văn hóa truyền thống
của cộng đồng địa phương (HCV6)
2. Kế hoạch bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng
Đối tượng, biện pháp kỹ thuật, các hoạt động phòng cháy và chữa cháy
rừng.
3. Các hoạt động lâm sinh
- Khoanh nuôi rừng, làm giàu rừng
- Trồng rừng mới, trồng lại rừng
Chăm sóc rừng trồng
4. Kế hoạch trồng rừng nguyên liệu
Biểu 04: Kế hoạch trồng rừng
Loài cây | Năm trồng | Mật độ trồng (cây/ha) | Diện tích (ha) | Địa điểm |
Keo tai tượng | 2019 | 100 | 100 | Xã, tiểu khu, khoảnh, lô |
.... | …... | …. | …. | …… |
Tổng | ...... |
5. Kế hoạch chăm sóc rừng trồng
Biểu 05: Kế hoạch chăm sóc rừng trồng
Hoạt động | Diện tích chăm sóc (ha) | ||||||
Năm.. | Năm.. | Năm.. | Năm.. | Năm.. | Năm.. | Năm.. | |
Năm 1 | |||||||
.......... |
6. Kế hoạch khai thác gỗ rừng trồng
- Biện pháp kỹ thuật khai thác tuân thủ quy trình khai thác tác động
thấp.
- Diện tích khai thác bình quân ha/năm, trữ lượng m3/năm,
thiết kế khai thác, thực hiện các hoạt động khai thác, vận xuất, vận chuyển
tuân thủ kỹ thuật khai thác tác động thấp.
- Vệ sinh rừng sau khai thác, quản lý rác thải, mở đường khai thác gỗ và
duy tu bảo dưỡng đường hàng năm.
- Theo dõi giám sát khai thác, vận chuyển gỗ và hồ sơ gỗ có nguồn gốc
Biểu 06: Diện tích rừng khai thác và
sản lượng khai thác
Năm khai thác | Diện tích (ha) | Sản lượng khai thác (m3) | Địa điểm khai thác | Năm trồng rừng |
2019 | 100 | 1.200 | Xã..tiểu khu ... | 2008 |
...... | ..... | ..... | ....... | ...... |
CỘNG |
7. Phân tích chi phí và lợi nhuận thuần
Biểu 07: Phân tích chi phí và lợi nhuận
TT | Hoạt động | Đơn vị tính | Khối lượng | Đơn giá (1.000 đ) | Thành tiền (1.000 đ) | Ghi chú |
A | Tổng chi phí | Đồng | ||||
1 | Cây giống | Cây | ||||
2 | Làm đất, trồng rừng | Công | ||||
3 | Phân bón | Tấn | ||||
4 | Chăm sóc rừng | Công | ||||
5 | Khai thác, vận xuất | Ha | ||||
6 | Nộp thuế | |||||
B | Tổng thu (bán gỗ) | |||||
C | Lợi nhuận (A-B) |
8. Kế hoạch theo dõi đánh giá, giám sát
Nội dung theo dõi đánh giá, giám sát bao gồm:
- Kế hoạch định kỳ đối với thành viên nhóm.
- Giám sát nhà thầu.
- Các hoạt động tập huấn, đào tạo.
9. Kế hoạch giống cây trồng
10. Chuỗi hành trình sản phẩm (FM/CoC)
11. Đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho nhóm hộ, cộng đồng
Phần thứ tư
TỔ CHỨC VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
I. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Cơ cấu tổ chức nhóm hộ
a) Ban đại diện nhóm cấp huyện
b) Ban đại diện nhóm hộ cấp xã
c) Nhóm hộ cấp thôn, bản...
2. Chức năng và nhiệm vụ của các ban đại diện và nhóm hộ
3. Theo dõi đánh giá thực hiện kế hoạch
II. GIẢI PHÁP PHỐI HỢP THỰC HIỆN VỚI CÁC BÊN LIÊN QUAN
1. Đối với cơ sở chế biến gỗ, bao tiêu sản phẩm gỗ rừng trồng có chứng
chỉ
2. Đối với hộ gia đình tham gia nhóm hộ
3. Đối với trưởng thôn, bản...
4. Đối với chính quyền địa phương cấp xã.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
2. Khuyến nghị
Phụ lục: DANH SÁCH
Nhóm hộ, cộng đồng dân cư, hộ gia
đình tham gia phương án quản lý rừng bền vững huyện .............
tỉnh.............
TT | Xã | Thôn, ấp | Chủ rừng | Khoảnh | Lô | Diện tích (ha) | R. Phòng hộ (ha) | R. Sản xuất (ha) | ||
R. Tự nhiên | Rừng Trồng | R. Tự nhiên | Rừng Trồng | |||||||
1 | Thượng Hiền | Đông Quý | Nguyễn Văn A | 07 | 12 | 16 | 1,5 | 2 | 1,5 | 11 |
... | ....... | ...... | ..... | ........ | .... | ..... | .... | ..... | ..... | ....... |
Tổng | ..... | ..... | ........ | .... | ..... | .... | ..... | ..... | ....... |
PHỤ LỤC V
CÁCH TÍNH SẢN LƯỢNG GỖ KHAI THÁC RỪNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 28/2018/TT-BNNPTNT ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
1. Đối với rừng tự nhiên
Xác định sản lượng gỗ khai thác, theo một trong hai phương pháp sau:
a) Phương pháp thứ nhất: theo tăng trưởng trữ lượng rừng, áp dụng công thức:
L = Mt.Ztb . R .K
Trong đó:
L: sản lượng khai thác hàng năm (m3).
Mt: tổng trữ lượng các loại rừng đưa vào khai thác (m3).
Ztb: suất tăng trưởng bình quân năm (%): căn cứ vào các công trình nghiên cứu về tăng trưởng tại địa phương để xác định đối với từng loại rừng. Trường hợp chưa có nghiên cứu thì sử dụng suất tăng trưởng bình quân cho các loại rừng gỗ như sau: rừng rất giàu và rừng giàu từ 2,2 - 2,6%; rừng trung bình từ 2,6 - 2,9%; rừng nghèo từ 3,1 - 3,7%. Riêng đối với rừng khộp suất tăng trưởng từ 1,5 - 1,7%.
R: tỷ lệ lợi dụng gỗ (%): theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn thiết kế khai thác chọn gỗ rừng tự nhiên.
K: hệ số tiếp cận (%): được xác định trong khoảng 0,7 ÷ 0,8.
b) Phương pháp thứ hai: theo diện tích khai thác, áp dụng công thức:
Trong đó:
L: sản lượng khai thác hàng năm (m3).
Skt: tổng diện tích rừng đưa vào khai thác trong 1 luân kỳ (ha), bao gồm: diện tích rừng rất giàu, rừng giàu và rừng trung bình.
Mkt: trữ lượng bình quân của diện tích rừng đủ tiêu chuẩn khai thác (m3/ha).
Ckt: cường độ khai thác bình quân (%).
R: tỷ lệ lợi dụng gỗ (%): theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn thiết kế khai thác chọn gỗ rừng tự nhiên.
K: hệ số tiếp cận (%): tùy theo địa hình được xác định từ 0,7 ÷ 0,8.
T: luân kỳ khai thác (năm): thông thường khoảng 35 năm.
2. Đối với rừng trồng
Tính toán diện tích, sản lượng khai thác hàng năm, như sau:
a) Diện tích khai thác:
Tính theo công thức Si = S/R (ha), trong đó:
Si là diện tích khai thác hàng năm (ha);
S là tổng diện tích rừng trồng có trong chu kỳ khai thác (ha);
R: thời gian của một chu kỳ khai thác (năm).
b) Sản lượng khai thác:
Tính theo công thức: LT - ST x RT, trong đó:
LT: sản lượng khai thác (m3),
ST: trữ lượng rừng trồng đưa vào khai thác (m3),
RT: tỷ lệ lợi dụng gỗ rừng trồng (%), được xác định theo thực tế của địa phương./.
PHỤ LỤC VI
(Ban hành kèm theo Thông tư số 28/2018/TT-BNNPTNT ngày 16 tháng 11 năm
2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
CƠ QUAN QUẢN LÝ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /TTr- | ....., ngày tháng
năm 20.... |
TỜ TRÌNH
V/v Phê duyệt Phương án quản lý rừng
bền vững đối với rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất
Kính gửi: ....................(1).....................
Căn cứ Thông tư số
/2018/TT-BNNPTNT ngày / /2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn quy định về quản lý rừng bền vững, đề nghị ......(1).............. xem
xét, phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững đối với rừng ……….. như sau:
1. Tên chủ rừng:
2. Địa chỉ:
3. Hiện trạng tài nguyên rừng, đất đai và kết quả quản lý bảo vệ, phát
triển rừng, bảo tồn đa dạng sinh học, hiệu quả sản xuất kinh doanh của chủ rừng
(nêu tóm tắt nội dung).
4. Mục tiêu Phương án: (nêu tóm tắt các mục tiêu).
5. Hiện trạng sử dụng đất đai, tài nguyên rừng, đa dạng sinh học, công
tác quản lý bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng, sản xuất, kinh doanh (nêu tóm
tắt nội dung).
6. Kế hoạch sử dụng đất, kế hoạch quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng
rừng, bảo tồn, sản xuất, kinh doanh; nhu cầu, nguồn vốn đầu tư; hiệu quả của
phương án (nêu tóm tắt nội dung).
7. Giải pháp và tổ chức thực hiện Phương án (nêu tóm tắt nội dung).
(có phương án quản lý rừng bền vững và bản đồ kèm theo)
Kính trình ......(1)........... xem xét, phê duyệt phương án./.
Nơi nhận: | Chủ rừng |
Ghi chú: (1) cơ quan tiếp nhận, phê
duyệt phương án của chủ rừng.
NGHỊ ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ THỰC VẬT RỪNG, ĐỘNG VẬT RỪNG NGUY CẤP, QUÝ, HIẾM VÀ THỰC THI CÔNG ƯỚC VỀ BUÔN BÁN QUỐC TẾ CÁC LOÀI ĐỘNG VẬT, THỰC VẬT HOANG DÃ NGUY CẤP
CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 06/2019/NĐ-CP | Hà Nội,
ngày 22 tháng 01 năm 2019 |
NGHỊ ĐỊNH
VỀ QUẢN LÝ THỰC VẬT RỪNG, ĐỘNG VẬT RỪNG NGUY CẤP, QUÝ,
HIẾM VÀ THỰC THI CÔNG ƯỚC VỀ BUÔN BÁN QUỐC TẾ CÁC LOÀI ĐỘNG VẬT, THỰC VẬT HOANG
DÃ NGUY CẤP
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm
2015;
Căn cứ Luật Lâm nghiệp ngày 15 tháng 11 năm 2017;
Căn cứ Luật Thủy sản ngày 21 tháng 11 năm 2017;
Căn cứ Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật,
thực vật hoang dã nguy cấp;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn;
Chính phủ ban hành Nghị định về quản lý thực vật rừng,
động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các
loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.
Chương I
QUY ĐỊNH
CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị
định này quy định Danh mục các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý,
hiếm; chế độ quản lý, bảo vệ, trình tự, thủ tục khai thác các loài thực vật
rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; nuôi động vật rừng thông thường; thực
thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp
(sau đây viết tắt là CITES) tại Việt Nam.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Nghị
định này áp dụng đối với cơ quan nhà nước, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong
nước; người Việt Nam định cư ở nước ngoài và tổ chức, cá nhân nước ngoài có
hoạt động liên quan đến thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và các
loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc các Phụ lục CITES; nuôi động
vật rừng thông thường trên lãnh thổ Việt Nam.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong
Nghị định này, các từ ngữ được hiểu như sau:
1.
Loài dùng để chỉ một loài, một phân loài hoặc một quần thể động vật, thực vật
cách biệt về địa lý.
2.
Loài lai là kết quả giao phối hay cấy ghép hai loài hoặc hai phân loài động vật
hoặc thực vật với nhau. Trong trường hợp loài lai là kết quả giao phối hay cấy
ghép giữa hai loài được quy định trong các Nhóm hoặc Phụ lục khác nhau, loài
lai đó được quản lý theo loài thuộc Nhóm hoặc Phụ lục mức độ bảo vệ cao hơn.
3.
Giấy phép CITES, chứng chỉ CITES do Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam
cấp đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, tái nhập khẩu, nhập
nội từ biển hợp pháp mẫu vật các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp
thuộc các Phụ lục CITES; xuất khẩu mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật
rừng nguy cấp, quý, hiếm theo quy định tại Nghị định này và không thuộc Danh
mục các loài thuộc Phụ lục CITES.
4.
Phụ lục CITES bao gồm:
a)
Phụ lục I là những loài động vật, thực vật hoang dã bị đe dọa tuyệt chủng, bị
cấm xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển và quá cảnh mẫu vật
khai thác từ tự nhiên vì mục đích thương mại;
b)
Phụ lục II là những loài động vật, thực vật hoang dã hiện chưa bị đe dọa tuyệt
chủng nhưng có thể sẽ bị tuyệt chủng, nếu hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tái
xuất khẩu, nhập nội từ biển và quá cảnh mẫu vật những loài này khai thác từ tự
nhiên vì mục đích thương mại không được kiểm soát;
c)
Phụ lục III là những loài động vật, thực vật hoang dã mà một quốc gia thành
viên CITES yêu cầu các quốc gia thành viên khác hợp tác để kiểm soát hoạt động
xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu vì mục đích thương mại.
5.
Bộ phận của động vật, thực vật hoang dã nguy cấp là bất kỳ thành phần nào (như
da, vỏ, rễ) ở dạng thô hay đã qua sơ chế (như bảo quản, làm bóng...) có khả
năng nhận dạng được của loài đó.
6.
Dẫn xuất của các loài động vật, thực vật là toàn bộ các dạng vật chất được lấy
ra từ động vật, thực vật như: Máu, dịch mật của động vật; nhựa, tinh dầu lấy ra
từ thực vật; hoặc là các phần của động vật, thực vật đã được chế biến như là
thuốc, nước hoa, đồng hồ, túi xách...
7.
Mẫu vật các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp bao gồm động vật, thực
vật hoang dã còn sống hay đã chết, trứng, ấu trùng, bộ phận, dẫn xuất của các
loài đó.
8.
Động vật rừng thông thường là các loài động vật rừng thuộc các lớp thú, chim,
bò sát, lưỡng cư và không thuộc: Danh mục loài thực vật rừng, động vật rừng
nguy cấp, quý, hiếm do Chính phủ ban hành hoặc Danh mục các loài thuộc Phụ lục
CITES; Danh mục động vật được nuôi, thuần hoá thành vật nuôi theo quy định của
pháp luật về chăn nuôi.
9.
Khai thác mẫu vật loài động vật, thực vật là hoạt động lấy mẫu vật loài động
vật, thực vật hoang dã trong môi trường tự nhiên.
10.
Vì mục đích thương mại là bất kỳ hoạt động giao dịch nào đối với mẫu vật loài
động vật, thực vật hoang dã nhằm mục đích lợi nhuận.
11.
Không vì mục đích thương mại là các hoạt động phục vụ ngoại giao; nghiên cứu
khoa học; trao đổi giữa các vườn động vật, vườn thực vật, bảo tàng; triển lãm
trưng bày giới thiệu sản phẩm; biểu diễn xiếc; trao đổi, trao trả mẫu vật giữa
các Cơ quan quản lý CITES.
12.
Vườn động vật là nơi sưu tập, nuôi giữ các loài động vật hoang dã nhằm mục đích
trưng bày, nhân giống, giáo dục môi trường và nghiên cứu khoa học.
13.
Vườn thực vật là nơi sưu tập, chăm sóc các loài thực vật hoang dã phục vụ mục
đích trưng bày, nhân giống, giáo dục môi trường và nghiên cứu khoa học.
14.
Nhập nội từ biển là hoạt động đưa vào lãnh thổ Việt Nam mẫu vật loài động vật,
thực vật hoang dã quy định tại Phụ lục CITES được khai thác từ vùng biển không
thuộc quyền tài phán của bất kỳ quốc gia nào.
15.
Tái xuất khẩu là xuất khẩu mẫu vật đã nhập khẩu trước đó.
16.
Môi trường có kiểm soát là môi trường có sự quản lý của con người nhằm tạo ra
những loài thuần chủng hoặc những cây lai, con lai. Môi trường có kiểm soát
phải đảm bảo các điều kiện để ngăn ngừa sự xâm nhập hoặc phát tán của động vật,
thực vật, trứng, giao tử, hợp tử, hạt, mầm, gen, dịch bệnh ra ngoài hoặc vào
trong môi trường đó.
17.
Cơ sở nuôi, cơ sở trồng, bao gồm: Cơ sở nuôi sinh trưởng, nuôi sinh sản loài
động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và/hoặc loài động vật hoang dã nguy cấp thuộc
các Phụ lục CITES và/hoặc loài động vật rừng thông thường; cơ sở trồng cấy nhân
tạo loài thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và/hoặc loài thực vật hoang dã thuộc
Phụ lục CITES không vì mục đích thương mại hoặc vì mục đích thương mại.
18.
Nuôi sinh trưởng là hình thức nuôi giữ con non, trứng của các loài động vật
hoang dã khai thác từ tự nhiên để nuôi lớn, cho ấp nở thành các cá thể con
trong môi trường có kiểm soát.
19.
Nuôi sinh sản là hình thức nuôi giữ động vật hoang dã để sản sinh ra các thế hệ
kế tiếp trong môi trường có kiểm soát.
20.
Trồng cấy nhân tạo là hình thức trồng, cấy từ hạt, mầm, hợp tử, ghép cành hoặc
các cách nhân giống khác thực vật hoang dã trong môi trường có kiểm soát.
21.
Nguồn giống sinh sản là cá thể động vật ban đầu hợp pháp được nuôi trong cơ sở
nuôi sinh sản để sản xuất ra các cá thể thế hệ kế tiếp.
22.
Thế hệ F1 gồm các cá thể được sinh ra trong môi trường có kiểm soát, trong đó có
ít nhất bố hoặc mẹ được khai thác từ tự nhiên.
23.
Thế hệ F2 hoặc các thế hệ kế tiếp gồm các cá thể được sinh ra trong môi trường
có kiểm soát bởi cặp bố, mẹ thế hệ F1 trở đi.
24.
Vật dụng cá nhân, vật dụng hộ gia đình có nguồn gốc động vật, thực vật hoang dã
là mẫu vật có nguồn gốc hợp pháp của cá nhân, hộ gia đình. Mẫu vật sống không
được coi là vật dụng cá nhân, vật dụng hộ gia đình.
25.
Mẫu vật đồ lưu niệm là vật dụng cá nhân, vật dụng hộ gia đình có được ngoài
quốc gia thường trú của chủ sở hữu mẫu vật. Động vật sống không được coi là mẫu
vật đồ lưu niệm.
26.
Mẫu vật săn bắt là mẫu vật có được từ các hoạt động săn bắt hợp pháp.
27.
Mẫu vật tiền Công ước là mẫu vật có được trước ngày loài đó được quy định tại
các Phụ lục CITES hoặc trước khi quốc gia thành viên gia nhập, trong các trường
hợp sau:
a)
Mẫu vật được đưa ra khỏi nơi sinh sống tự nhiên của chúng;
b)
Mẫu vật được sinh ra trong môi trường có kiểm soát;
c)
Chủ sở hữu có quyền sở hữu hợp pháp đối với mẫu vật.
28.
Quốc gia thành viên CITES là quốc gia mà ở đó CITES có hiệu lực.
Chương II
DANH MỤC,
CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ THỰC VẬT RỪNG, ĐỘNG VẬT RỪNG NGUY CẤP, QUÝ, HIẾM; NUÔI ĐỘNG VẬT
RỪNG THÔNG THƯỜNG
Điều 4. Danh mục thực vật rừng, động vật
rừng nguy cấp, quý, hiếm
1.
Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm được ban hành kèm
theo Nghị định này, gồm:
a)
Nhóm I: Các loài thực vật rừng, động vật rừng đang bị đe dọa tuyệt chủng nghiêm
cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại và các loài thuộc Phụ lục I CITES
phân bố tự nhiên tại Việt Nam.
Nhóm
IA: các loài thực vật rừng.
Nhóm
IB: các loài động vật rừng.
b)
Nhóm II: Các loài thực vật rừng, động vật rừng chưa bị đe dọa tuyệt chủng nhưng
có nguy cơ bị đe dọa nếu không được quản lý chặt chẽ, hạn chế khai thác, sử
dụng vì mục đích thương mại và các loài thuộc Phụ lục II CITES có phân bố tự
nhiên tại Việt Nam.
Nhóm
IIA: Các loài thực vật rừng.
Nhóm
IIB: Các loài động vật rừng.
2.
Sửa đổi, bổ sung Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.
Định
kỳ 05 năm một lần, hoặc trong trường hợp có thay đổi về các loài quy định tại
khoản 1 Điều này hoặc Danh mục các loài thuộc Phụ lục I và II CITES thay đổi
liên quan tới các loài thực vật rừng, động vật rừng phân bố tự nhiên ở Việt
Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung
Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.
Điều 5. Bảo vệ thực vật rừng, động vật
rừng nguy cấp, quý, hiếm
1.
Hoạt động săn, bắn, bắt, khai thác, nuôi, nhốt, giết, tàng trữ, chế biến, vận
chuyển, buôn bán các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm
không được ảnh hưởng tiêu cực đến sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển của loài
đó trong tự nhiên.
2.
Mọi hoạt động săn, bắn, bắt, khai thác, nuôi, nhốt, giết, tàng trữ, vận chuyển,
buôn bán, chế biến, quảng cáo, trưng bày, xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái
xuất, tạm xuất tái nhập mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp,
quý, hiếm phải được quản lý, đảm bảo nguồn gốc hợp pháp.
3.
Khu vực sinh cảnh sống thường xuyên, tập trung của các loài thực vật rừng, động
vật rừng nguy cấp, quý, hiếm được nghiên cứu làm cơ sở để thành lập các khu
rừng đặc dụng.
4.
Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có hoạt động sản xuất, xây dựng công trình, điều
tra, thăm dò, nghiên cứu, tham quan, du lịch và các hoạt động khác trong các diện
tích rừng có thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm phải thực hiện
các quy định tại Nghị định này và quy định pháp luật khác có liên quan.
Điều 6. Điều tra, đánh giá hiện trạng
thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm
1.
Các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm được điều tra, đánh
giá tình trạng cùng với hoạt động điều tra rừng theo quy định của Quy chế quản
lý rừng.
2.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức điều tra, đánh giá thực vật
rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm trên phạm vi cả nước, Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh tổ chức điều tra, đánh giá trên diện tích rừng trong phạm vi của tỉnh.
3.
Nhà nước khuyến khích chủ rừng thực hiện việc điều tra, đánh giá hiện trạng và
diễn biến thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm trong phạm vi diện
tích được nhà nước giao, cho thuê.
Điều 7. Nghiên cứu khoa học về thực vật
rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm
1.
Hoạt động nghiên cứu khoa học về bảo tồn, phát triển bền vững các loài thực vật
rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm thực hiện theo đúng đề tài, dự án đã được
phê duyệt và tuân thủ Quy chế quản lý rừng.
2.
Trước khi thực hiện hoạt động nghiên cứu khoa học phải báo cáo bằng văn bản với
chủ rừng và cơ quan quản lý nhà nước về lâm nghiệp cấp tỉnh để giám sát quá
trình thực hiện.
Điều 8. Xử lý trường hợp động vật rừng
nguy cấp, quý, hiếm xâm hại hoặc đe dọa tính mạng, tài sản của con người
1.
Trong trường hợp động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm đe dọa xâm hại nghiêm trọng
tài sản hoặc tính mạng con người; tổ chức, cá nhân phải áp dụng các biện pháp
xua đuổi, hạn chế gây tổn thương đến động vật, đồng thời thông tin ngay với cơ
quan Kiểm lâm hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cấp huyện nơi gần nhất.
2.
Trường hợp động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm đe dọa tấn công trực tiếp đến tính
mạng con người ở ngoài các khu rừng đặc dụng, phòng hộ, sau khi đã áp dụng các
biện pháp xua đuổi nhưng không có hiệu quả, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện
quyết định và chỉ đạo việc bẫy, bắt, bắn cá thể động vật đó.
3.
Xử lý đối với mẫu vật các loài động vật hoang dã sau khi bẫy, bắt, bắn quy định
tại khoản 2 Điều này thực hiện theo quy định tại Điều 10 và Điều 32 Nghị định
này.
Điều 9. Khai thác, nuôi, trồng, chế
biến, kinh doanh, quảng cáo, vận chuyển, xuất khẩu mẫu vật thực vật rừng, động
vật rừng nguy cấp, quý, hiếm
1.
Khai thác; nuôi, trồng; chế biến, kinh doanh, quảng cáo, trưng bày; xuất khẩu;
vận chuyển, cất giữ mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp,
quý, hiếm các loài Nhóm I thực hiện theo quy định tại Nghị định này đối với các
loài thuộc Phụ lục I CITES.
2.
Khai thác; nuôi, trồng; chế biến, kinh doanh, quảng cáo, trưng bày; xuất khẩu;
vận chuyển, cất giữ mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp,
quý, hiếm các loài Nhóm II thực hiện theo quy định tại Nghị định này đối với
các loài thuộc Phụ lục II CITES.
3.
Miễn trừ giấy phép CITES nhập khẩu trong thành phần hồ sơ đề nghị cấp giấy phép
xuất khẩu mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm
Nhóm I không thuộc Phụ lục I CITES.
Điều 10. Xử lý mẫu vật các loài thực vật
rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm sau tịch thu
1.
Xử lý mẫu vật sống:
a)
Việc xử lý tịch thu phải chăm sóc mẫu vật, tránh rủi ro để mẫu vật bị chết;
b)
Ngay sau xử lý mẫu vật theo quy định của pháp luật phải bàn giao cho cơ quan
Kiểm lâm sở tại để tổ chức chăm sóc và bảo quản mẫu vật. Đối với mẫu vật sống
xử lý theo thứ tự ưu tiên sau: Thả lại môi trường tự nhiên phù hợp với sinh
cảnh và phân bố tự nhiên của loài nếu mẫu vật khỏe mạnh; hoặc chuyển giao cho
cơ sở cứu hộ động vật, vườn động vật hoặc vườn thực vật nếu mẫu vật yếu cần cứu
hộ hoặc tiêu hủy.
2.
Mẫu thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm không thuộc các đối tượng
quy định tại khoản 1 Điều này xử lý như sau:
a)
Mẫu vật các loài Nhóm IA, IB thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý
và sử dụng tài sản công;
b)
Mẫu vật các loài Nhóm IIA, IIB chuyển giao cho tổ chức khoa học, đào tạo, giáo
dục môi trường, bảo tàng chuyên ngành để trưng bày vì mục đích giáo dục bảo
tồn; bán đấu giá cho tổ chức, cá nhân nuôi, trồng, chế biến, kinh doanh theo
quy định của pháp luật; hoặc tiêu hủy trong trường hợp không thể thực hiện các
biện pháp xử lý khác.
Điều 11. Nuôi động vật rừng thông thường
Tổ
chức, cá nhân nuôi động vật rừng thông thường phải đảm bảo các điều kiện sau:
1.
Đảm bảo nguồn gốc động vật rừng nuôi hợp pháp theo quy định của pháp luật;
2.
Đảm bảo an toàn cho con người; thực hiện các quy định của pháp luật về môi
trường, thú y;
3.
Thực hiện việc ghi chép sổ theo dõi vật nuôi quy định theo Mẫu số 16 tại Phụ
lục ban hành kèm theo Nghị định này; trong thời hạn tối đa 03 ngày làm việc, kể
từ ngày đưa động vật rừng thông thường về cơ sở nuôi, tổ chức, cá nhân phải gửi
thông báo cho cơ quan Kiểm lâm sở tại để theo dõi, quản lý theo quy định của
pháp luật.
Chương III
THỰC THI
CITES
Mục 1: KHAI THÁC
Điều 12. Khai thác mẫu vật các loài động
vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục I, II CITES
1.
Khai thác từ tự nhiên mẫu vật thuộc Phụ lục I CITES trong các trường hợp sau:
a)
Phục vụ các dự án, đề tài nghiên cứu khoa học;
b)
Tạo nguồn giống gốc phục vụ nuôi sinh sản, trồng cấy nhân tạo;
c)
Phục vụ công tác đối ngoại theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
2.
Khai thác từ tự nhiên mẫu vật thuộc Phụ lục II CITES trong các trường hợp sau:
a)
Phục vụ các dự án, đề tài nghiên cứu khoa học;
b)
Tạo nguồn giống gốc phục vụ nuôi sinh sản, trồng cấy nhân tạo;
c)
Phục vụ công tác đối ngoại theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ;
d)
Phục vụ thương mại bền vững theo quy định của pháp luật.
3.
Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân khai thác:
a)
Có phương án khai thác theo Mẫu số 01 và Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm
theo Nghị định này;
b)
Trước khi thực hiện hoạt động khai thác phải thông báo cơ quan quản lý nhà nước
về lâm nghiệp hoặc thủy sản cấp tỉnh để giám sát thực hiện;
c)
Khai thác không ảnh hưởng tiêu cực đến bảo tồn và phát triển bền vững của quần
thể;
d)
Thực hiện đúng các quy định của pháp luật Việt Nam và CITES về khai thác mẫu
vật các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.
Điều 13. Kiểm tra, giám sát hoạt động
khai thác mẫu vật các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục
I, II CITES
1.
Cơ quan quản lý nhà nước về lâm nghiệp cấp tỉnh có trách nhiệm kiểm tra, giám
sát hoạt động khai thác, nguồn gốc mẫu vật các loài động vật, thực vật rừng
hoang dã thuộc Phụ lục I, II CITES trên địa bàn.
2.
Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh có trách nhiệm kiểm tra, giám sát
hoạt động khai thác, nguồn gốc mẫu vật các loài thủy sản thuộc Phụ lục I, II
CITES trên địa bàn.
Mục 2: NUÔI, TRỒNG
Điều 14. Điều kiện nuôi, trồng các loài
động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục CITES không vì mục đích
thương mại
1.
Có dự án, đề tài nghiên cứu khoa học được phê duyệt và có phương án nuôi, trồng
theo Mẫu số 04, Mẫu số 05, Mẫu số 06 và Mẫu số 07 tại Phụ lục ban hành kèm theo
Nghị định này.
2.
Cơ sở nuôi, trồng phù hợp với đặc tính sinh trưởng của loài được nuôi, trồng;
đảm bảo an toàn cho người và vật nuôi, trồng, vệ sinh môi trường, phòng ngừa
dịch bệnh.
3.
Đảm bảo nguồn giống hợp pháp: Khai thác hợp pháp; mẫu vật sau xử lý tịch thu
theo quy định của pháp luật; nhập khẩu hợp pháp hoặc mẫu vật từ cơ sở nuôi,
trồng hợp pháp khác.
4.
Trong quá trình nuôi, trồng phải lập sổ theo dõi nuôi, trồng theo Mẫu số 16,
Mẫu số 17 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này; định kỳ báo cáo và chịu
sự kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản, về lâm nghiệp
cấp tỉnh.
Điều 15. Điều kiện nuôi, trồng các loài
động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục CITES vì mục đích thương mại
1.
Đối với động vật:
a)
Đảm bảo nguồn giống hợp pháp: Khai thác hợp pháp; mẫu vật sau xử lý tịch thu
theo quy định của pháp luật; nhập khẩu hợp pháp hoặc mẫu vật từ cơ sở nuôi hợp
pháp khác;
b)
Chuồng, trại được xây dựng phù hợp với đặc tính của loài nuôi; bảo đảm các điều
kiện an toàn cho người và vật nuôi, vệ sinh môi trường, phòng ngừa dịch bệnh;
c)
Loài nuôi là loài được Cơ quan khoa học CITES Việt Nam công bố có khả năng sinh
sản liên tiếp qua nhiều thế hệ trong môi trường có kiểm soát; và được Cơ quan
khoa học CITES Việt Nam xác nhận bằng văn bản việc nuôi sinh sản, sinh trưởng
không làm ảnh hưởng đến sự tồn tại của loài nuôi và các loài có liên quan trong
tự nhiên;
d)
Có phương án nuôi theo Mẫu số 04, Mẫu số 06 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị
định này.
2.
Đối với thực vật:
a)
Đảm bảo nguồn giống hợp pháp: Khai thác hợp pháp; mẫu vật sau xử lý tịch thu
theo quy định của pháp luật; nhập khẩu hợp pháp hoặc mẫu vật từ cơ sở trồng hợp
pháp khác;
b)
Cơ sở trồng phù hợp với đặc tính của loài;
c)
Có phương án trồng theo Mẫu số 05, Mẫu số 07 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị
định này.
3.
Trong quá trình nuôi, trồng phải lập sổ theo dõi nuôi, trồng theo Mẫu số 16,
Mẫu số 17 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này; định kỳ báo cáo và chịu
sự kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản, về lâm nghiệp
cấp tỉnh.
Điều 16. Mã số cơ sở nuôi, trồng
1.
Nội dung mã số gồm: tên, địa chỉ, thông tin liên lạc của cơ sở, thông tin về
loài nuôi, trồng theo Mẫu số 08 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
2.
Hình thức thể hiện mã số:
a)
Hai chữ cái đầu thể hiện Phụ lục và loại mẫu vật: IA là thực vật thuộc Phụ lục
I hoặc Nhóm I; IB là động vật thuộc Phụ lục I hoặc Nhóm I; IIA là thực vật
thuộc Phụ lục II hoặc Nhóm II; IIB là động vật thuộc Phụ lục II hoặc Nhóm II
tại Danh mục ban hành kèm theo Nghị định này;
b)
Các chữ cái tiếp theo thể hiện mục đích của cơ sở nuôi, trồng: mã quốc gia VN
đối với nuôi, trồng không vì mục đích thương mại; chữ viết tắt của tỉnh nơi đặt
cơ sở đối với nuôi, trồng vì mục đích thương mại. Quy ước viết tắt tên tỉnh,
thành phố được quy định theo Mẫu số 08 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định
này.
c)
Các chữ số tiếp theo thể hiện số thứ tự của cơ sở nuôi, trồng cấy nhân tạo trên
địa bàn tỉnh.
3.
Trong trường hợp cơ sở nuôi, trồng đồng thời mẫu vật của nhiều loài có quy chế,
bảo vệ khác nhau thì mã số của cơ sở nuôi, trồng theo loài có quy chế quản lý,
bảo vệ cao nhất.
Điều 17. Đăng ký mã số cơ sở nuôi, trồng
các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục I CITES
1.
Cơ quan cấp mã số
Cơ
quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam có trách nhiệm cấp mã số cơ sở nuôi,
trồng các loài thuộc Phụ lục I CITES.
2.
Hồ sơ đề nghị đăng ký mã số cơ sở nuôi, trồng
a)
Đề nghị cấp mã số cơ sở nuôi, trồng theo Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm
theo Nghị định này;
b)
Bản chính phương án nuôi theo Mẫu số 04, phương án trồng theo Mẫu số 05 tại Phụ
lục ban hành kèm theo Nghị định này.
3.
Trình tự tiếp nhận hồ sơ, cấp mã số nuôi, trồng
a)
Đại diện hợp pháp của chủ cơ sở gửi trực tiếp; qua bưu điện hoặc qua cổng thông
tin điện tử một cửa quốc gia 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này tới Cơ
quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam;
b)
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cơ quan
thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam cấp mã số cho cơ sở. Trường hợp cần kiểm tra
thực tế các điều kiện nuôi, trồng quy định tại Điều 14, Điều 15 Nghị định này,
Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam chủ trì, phối hợp với Cơ quan khoa
học CITES Việt Nam và các tổ chức thực hiện, nhưng thời hạn cấp không quá 30
ngày.
Trường
hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ
sơ, Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam thông báo bằng văn bản cho cơ sở
biết;
c)
Đối với cơ sở nuôi, trồng vì mục đích thương mại loài thuộc Phụ lục I CITES
phải đăng ký với Ban Thư ký CITES, Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam
hoàn thiện hồ sơ trong thời hạn 15 ngày làm việc gửi Ban Thư ký CITES, nhưng
thời hạn cấp không quá 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được thông báo từ Ban
Thư ký;
d)
Trong vòng 01 ngày làm việc, kể từ ngày cấp mã số cơ sở nuôi, trồng, Cơ quan
thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam đăng tải mã số đã cấp lên cổng thông tin điện
tử của Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam.
4.
Trường hợp cơ sở nuôi, trồng nhiều Nhóm loài khác nhau, trong đó có loài thuộc
Phụ lục I CITES thì sẽ cấp mã số theo quy định tại Điều này.
5.
Hủy mã số trong trường hợp: Cơ sở tự đề nghị hủy; cơ sở không đáp ứng các điều
kiện nuôi, trồng; cơ sở vi phạm các quy định tại Nghị định này và quy định của
pháp luật có liên quan.
6.
Xử lý động vật, thực vật do chủ cơ sở nuôi, trồng tự nguyện trao trả cho nhà
nước:
a)
Đại diện hợp pháp của cơ sở nuôi, trồng tự nguyện trao trả động vật, thực vật
cho nhà nước gửi thông báo tới:
Cơ
quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh đối với các loài thủy sản;
Chi
cục Kiểm lâm đối với các loài động vật, thực vật khác;
b)
Xử lý động vật, thực vật do chủ cơ sở nuôi, trồng tự nguyện trao trả:
Trong
thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của tổ chức, cá nhân,
cơ quan quy định tại điểm a khoản này phải hoàn thành xử lý động vật, thực vật
do chủ nuôi tự nguyện trao trả theo thứ tự ưu tiên sau:
Thả,
trồng lại vào môi trường tự nhiên phù hợp với sinh cảnh và phân bố tự nhiên của
loài nếu động vật, thực vật khỏe mạnh và có khả năng tái thả, trồng;
Chuyển
giao cho các cơ sở cứu hộ động vật; vườn động vật hoặc vườn thực vật; cơ sở
nghiên cứu khoa học, đào tạo, giáo dục môi trường, bảo tàng chuyên ngành để
phục vụ nghiên cứu, giáo dục bảo tồn;
Tiêu
hủy trong trường hợp động vật, thực vật bị bệnh hoặc không thực hiện được các
biện pháp nêu trên;
c)
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày hoàn thành xử lý động vật, thực vật
do tổ chức, cá nhân tự nguyện trao trả, Cơ quan quy định tại điểm a khoản này
báo cáo Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam và thông báo cho chủ cơ sở
nuôi, trồng tự nguyện trao trả về kết quả xử lý.
Điều 18. Đăng ký mã số cơ sở nuôi, trồng
các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục II, III CITES
1.
Cơ quan cấp mã số
a)
Cơ quan Kiểm lâm cấp tỉnh có trách nhiệm cấp mã số cơ sở nuôi, trồng các loài
thuộc Phụ lục II, III CITES không thuộc điểm b khoản này;
b)
Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh có trách nhiệm cấp mã số cơ sở
nuôi, trồng các loài thủy sản thuộc Phụ lục II CITES.
2.
Hồ sơ đề nghị đăng ký mã số cơ sở nuôi, trồng
a)
Đề nghị cấp mã số cơ sở nuôi, trồng theo Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm
theo Nghị định này;
b)
Bản chính phương án nuôi theo Mẫu số 06, phương án trồng theo Mẫu số 07 tại Phụ
lục ban hành kèm theo Nghị định này.
3.
Trình tự tiếp nhận hồ sơ, cấp mã số nuôi, trồng
a)
Đại diện hợp pháp của chủ cơ sở gửi trực tiếp; qua bưu điện hoặc qua cổng thông
tin điện tử một cửa quốc gia 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 2 tới cơ quan quy
định tại khoản 1 của Điều này;
b)
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan quy
định tại khoản 1 Điều này có trách nhiệm cấp mã số. Trường hợp cần kiểm tra
thực tế các điều kiện nuôi, trồng quy định tại Điều 14, Điều 15 Nghị định này,
cơ quan cấp mã số chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức thực
hiện, nhưng thời hạn cấp không quá 30 ngày;
Trường
hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được
hồ sơ, cơ quan cấp mã số thông báo bằng văn bản cho cơ sở biết.
c)
Trong vòng 01 ngày làm việc, kể từ ngày cấp mã số cơ sở nuôi, trồng, cơ quan
cấp mã số gửi thông tin về Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam để đăng
tải mã số đã cấp lên cổng thông tin điện tử của Cơ quan thẩm quyền quản lý
CITES Việt Nam.
4.
Hủy mã số trong trường hợp: Cơ sở tự đề nghị hủy; Cơ sở không đáp ứng các điều
kiện nuôi, trồng; cơ sở vi phạm các quy định tại Nghị định này và quy định của
pháp luật có liên quan.
5.
Xử lý động vật, thực vật chủ cơ sở nuôi, trồng tự nguyện trao trả cho Nhà nước
Động
vật, thực vật do chủ cơ sở nuôi, trồng tự nguyện trao trả cho Nhà nước được xử
lý như quy định tại điểm a và điểm b khoản 6 Điều 17 Nghị định này.
Trong
thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày hoàn thành xử lý động vật, thực vật do
chủ nuôi tự nguyện trao trả, cơ quan xử lý thông báo cho chủ cơ sở nuôi, trồng
về kết quả xử lý.
Mục 3: XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU, TÁI XUẤT
KHẨU, NHẬP NỘI TỪ BIỂN VÀ QUÁ CẢNH
Điều 19. Điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu,
tái xuất khẩu, nhập nội từ biển mẫu vật từ tự nhiên của các loài động vật, thực
vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục CITES
1.
Có giấy phép, chứng chỉ CITES theo quy định tại Điều 22 Nghị định này.
2.
Mẫu vật các loài thuộc Phụ lục CITES là vật dụng cá nhân, hộ gia đình được miễn
trừ giấy phép, chứng chỉ CITES khi đáp ứng các điều kiện:
a)
Không vì mục đích thương mại;
b)
Mang theo người hoặc là vật dụng hộ gia đình;
c)
Số lượng không vượt quá quy định theo công bố của Cơ quan thẩm quyền quản lý
CITES Việt Nam.
Điều 20. Điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu,
tái xuất khẩu mẫu vật nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng cấy nhân tạo của
các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục CITES
1.
Đối với mẫu vật các loài thuộc Phụ lục I CITES:
a)
Có giấy phép, chứng chỉ theo quy định của Nghị định này;
b)
Mẫu vật động vật từ thế hệ F2 trở về sau được sinh sản tại cơ sở nuôi sinh sản
đã được cấp mã số theo quy định tại Điều 17, 18 Nghị định này;
c)
Mẫu vật thực vật từ cơ sở trồng cấy nhân tạo đã được cấp mã số theo quy định
tại Điều 17, 18 Nghị định này.
2.
Đối với mẫu vật các loài thuộc Phụ lục II, III CITES:
a)
Có giấy phép, chứng chỉ quy định của Nghị định này;
b)
Mẫu vật các loài động vật từ thế hệ F1 có nguồn gốc từ cơ sở nuôi sinh sản, mẫu
vật nuôi sinh trưởng từ cơ sở nuôi sinh trưởng đã được cấp mã số theo quy định
tại Điều 17, 18 Nghị định này;
c)
Mẫu vật của các loài thực vật thuộc Phụ lục II, III CITES có nguồn gốc từ cơ sở
trồng nhân tạo đã được cấp mã số theo quy định tại Điều 17, 18 Nghị định này.
Điều 21. Điều kiện quá cảnh mẫu vật sống
động vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục CITES
1.
Có giấy phép CITES xuất khẩu, tái xuất khẩu do Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES
nước xuất khẩu cấp.
2.
Gửi bản sao giấy phép CITES xuất khẩu, tái xuất khẩu tới Cơ quan thẩm quyền
quản lý CITES Việt Nam 15 ngày làm việc trước khi làm thủ tục quá cảnh.
3.
Trong quá trình vận chuyển phải đảm bảo an toàn cho người, động vật quá cảnh;
đảm bảo các điều kiện chăm sóc, đối xử nhân đạo với động vật.
Điều 22. Giấy phép, chứng chỉ CITES
1.
Giấy phép CITES quy định theo Mẫu số 09 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định
này áp dụng cho việc xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển mẫu
vật các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc các Phụ lục CITES và
các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm. Giấy phép CITES phải
được ghi đầy đủ thông tin, dán tem CITES hoặc mã vạch, ký và đóng dấu của Cơ
quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam.
2.
Chứng chỉ CITES xuất khẩu mẫu vật lưu niệm quy định theo Mẫu số 10 tại Phụ lục
ban hành kèm theo Nghị định này áp dụng cho mẫu vật lưu niệm quy định tại các
Phụ lục CITES. Chứng chỉ CITES xuất khẩu mẫu vật lưu niệm phải được ghi đầy đủ
thông tin, có chữ ký, họ và tên của chủ cơ sở nuôi, trồng.
3.
Chứng chỉ mẫu vật tiền Công ước quy định theo Mẫu số 11 tại Phụ lục ban hành
kèm theo Nghị định này áp dụng cho các mẫu vật tiền Công ước.
4.
Thời hạn hiệu lực tối đa của giấy phép, chứng chỉ xuất khẩu và tái xuất khẩu là
06 tháng; thời hạn hiệu lực tối đa của giấy phép nhập khẩu là 12 tháng, kể từ
ngày được cấp.
5.
Giấy phép, chứng chỉ CITES chỉ được cấp một bản duy nhất và luôn đi kèm lô
hàng/mẫu vật CITES.
6.
Cơ quan cấp giấy phép CITES, chứng chỉ mẫu vật tiền công ước là Cơ quan thẩm
quyền quản lý CITES Việt Nam.
7.
Cơ sở chế biến, kinh doanh trực tiếp cấp chứng chỉ CITES mẫu vật lưu niệm.
Điều 23. Trình tự, thủ tục cấp giấy phép
CITES xuất khẩu, tái xuất khẩu mẫu vật các loài động vật, thực vật hoang dã
nguy cấp thuộc Phụ lục CITES
1.
Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam có trách nhiệm cấp giấy phép CITES
xuất khẩu, tái xuất khẩu.
2.
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép:
a)
Đề nghị cấp giấy phép theo Mẫu số 12 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định
này;
b)
Bản sao tài liệu chứng minh mẫu vật có nguồn gốc hợp pháp theo quy định của
Nghị định này;
c)
Trường hợp xuất khẩu, tái xuất khẩu mẫu vật không vì mục đích thương mại phục
vụ nghiên cứu khoa học, quan hệ ngoại giao: Ngoài thành phần hồ sơ quy định tại
điểm a và điểm b khoản này, nộp thêm bản sao giấy phép nhập khẩu do Cơ quan
quản lý CITES nước nhập khẩu cấp đối với mẫu vật loài thuộc Phụ lục I CITES; bản
sao bản ký kết về chương trình hợp tác nghiên cứu khoa học do cơ quan có thẩm
quyền phê duyệt đối với trường hợp phục vụ nghiên cứu khoa học; văn bản xác
nhận quà biếu, tặng ngoại giao do cơ quan có thẩm quyền xác nhận đối với trường
hợp phục vụ quan hệ ngoại giao;
d)
Trường hợp xuất khẩu, tái xuất khẩu mẫu vật không vì mục đích thương mại phục
vụ triển lãm không vì mục đích thương mại, biểu diễn xiếc: Ngoài thành phần hồ
sơ quy định tại điểm a và điểm b khoản này, nộp thêm bản sao quyết định cử đi
tham dự triển lãm, biểu diễn xiếc ở nước ngoài của cơ quan có thẩm quyền hoặc
giấy mời tham dự của tổ chức nước ngoài; bản sao giấy phép nhập khẩu do Cơ quan
quản lý CITES nước nhập khẩu cấp đối với mẫu vật quy định tại Phụ lục I CITES;
đ)
Trường hợp xuất khẩu, tái xuất khẩu mẫu vật săn bắn: Ngoài thành phần hồ sơ quy
định tại điểm a khoản này, nộp thêm bản sao hồ sơ nguồn gốc hợp pháp của mẫu
vật hoặc bản sao giấy phép, chứng chỉ mẫu vật săn bắn do cơ quan có thẩm quyền
của nước có liên quan cấp;
e)
Trường hợp xuất khẩu, tái xuất khẩu mẫu vật tiền Công ước: Ngoài thành phần hồ
sơ quy định tại điểm a khoản này, nộp thêm bản sao hồ sơ chứng minh mẫu vật
tiền Công ước; hoặc bản sao giấy phép CITES nhập khẩu đối với trường hợp tái
xuất khẩu mẫu vật.
3.
Trình tự tiếp nhận hồ sơ cấp phép:
a)
Tổ chức, cá nhân có nhu cầu được cấp giấy phép xuất khẩu, tái xuất khẩu gửi
trực tiếp; qua đường bưu điện hoặc qua Hệ thống thủ tục hành chính một cửa quốc
gia 01 hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này tới Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES
Việt Nam;
b)
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận
được hồ sơ, Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam thông báo cho tổ chức, cá
nhân biết;
c)
Trong thời hạn 08 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cơ quan
thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam có trách nhiệm cấp giấy phép. Trường hợp cần
tham vấn Cơ quan khoa học CITES Việt Nam hoặc cơ quan có liên quan của nước
nhập khẩu thì Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam tổ chức thực hiện,
nhưng thời hạn cấp không quá 30 ngày làm việc;
d)
Trong vòng 01 ngày làm việc, kể từ ngày cấp giấy phép, Cơ quan thẩm quyền quản
lý CITES Việt Nam thực hiện việc trả giấy phép cho tổ chức, cá nhân đề nghị,
đồng thời đăng tải kết quả giải quyết lên cổng thông tin điện tử của Cơ quan
thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam.
Điều 24. Trình tự thủ tục cấp chứng chỉ
CITES xuất khẩu mẫu vật lưu niệm
1.
Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam cấp ấn phẩm chứng chỉ cho chủ cơ sở
chế biến, kinh doanh.
2.
Điều kiện cơ sở được cấp ấn phẩm chứng chỉ:
a)
Mẫu vật lưu niệm từ cơ sở nuôi trồng có mã số;
b)
Thực hiện việc ghi chép sổ theo dõi hoạt động theo Mẫu số 14 tại Phụ lục ban
hành kèm theo Nghị định này;
c)
Thanh toán chi phí in ấn phẩm chứng chỉ cho Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES
Việt Nam.
3.
Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ CITES xuất khẩu mẫu vật lưu niệm:
a)
Đề nghị cấp chứng chỉ theo Mẫu số 13 ban hành kèm theo Nghị định này;
b)
Bản sao sổ theo dõi hoạt động theo Mẫu số 14 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị
định này.
4.
Trình tự tiếp nhận hồ sơ cấp ấn phẩm chứng chỉ CITES:
a)
Cơ sở chế biến, kinh doanh có nhu cầu được cấp ấn phẩm chứng chỉ CITES xuất
khẩu mẫu vật lưu niệm gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc qua Hệ thống
thủ tục hành chính một cửa quốc gia 01 hồ sơ quy định tại khoản 3 Điều này tới
Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam;
b)
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cơ quan
thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam có trách nhiệm cấp ấn phẩm chứng chỉ CITES
xuất khẩu mẫu vật lưu niệm cho cơ sở yêu cầu.
Trường
hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được
hồ sơ, Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam thông báo cho cơ sở biết.
5.
Chứng chỉ CITES xuất khẩu mẫu vật lưu niệm chỉ cấp cho các sản phẩm hoàn chỉnh
tại các cửa hàng bán đồ lưu niệm. Mỗi chứng chỉ CITES xuất khẩu mẫu vật lưu
niệm cấp tối đa 04 mẫu vật cho một khách hàng.
6.
Cơ sở chế biến, kinh doanh trực tiếp cấp chứng chỉ CITES xuất khẩu mẫu vật lưu
niệm cho khách hàng.
7.
Cơ sở cấp chứng chỉ phải chấp hành sự hướng dẫn, kiểm tra của Cơ quan thẩm
quyền quản lý CITES Việt Nam và cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành cấp tỉnh;
báo cáo về tình hình sử dụng chứng chỉ trước ngày 01 tháng 12 hàng năm và nộp
lại số chứng chỉ không sử dụng trước ngày 15 tháng 01 năm kế tiếp về Cơ quan
thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam.
Điều 25. Trình tự, thủ tục cấp giấy phép
CITES nhập khẩu mẫu vật các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ
lục CITES
1.
Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam có trách nhiệm cấp giấy phép CITES
nhập khẩu.
2.
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép:
a) Đề
nghị cấp giấy phép theo Mẫu số 12 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b)
Bản sao giấy phép CITES xuất khẩu do Cơ quan quản lý CITES của nước xuất khẩu,
tái xuất khẩu cấp;
c)
Trường hợp nhập khẩu mẫu vật sống của loài động vật, thực vật lần đầu tiên được
nhập khẩu và không có phân bố tự nhiên ở Việt Nam: Ngoài thành phần hồ sơ quy
định tại điểm a, b khoản này, có xác nhận bằng văn bản của Cơ quan khoa học
CITES Việt Nam về cơ sở có đủ điều kiện, năng lực nuôi giữ, chăm sóc mẫu vật;
d)
Trường hợp nhập khẩu không vì mục đích thương mại phục vụ nghiên cứu khoa học,
ngoại giao và tham gia triển lãm, biểu diễn xiếc: Ngoài thành phần hồ sơ quy
định tại điểm a khoản này, nộp thêm một trong các giấy tờ sau: Bản sao văn bản
ký kết về chương trình hợp tác nghiên cứu khoa học do cơ quan có thẩm quyền phê
duyệt đối với trường hợp nghiên cứu khoa học; hoặc văn bản xác nhận quà biếu,
tặng ngoại giao do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đối với trường hợp phục vụ
ngoại giao; hoặc bản sao giấy mời tham gia triển lãm, biểu diễn xiếc của cơ
quan có thẩm quyền đối với trường hợp phục vụ triển lãm không vì mục đích
thương mại, biểu diễn xiếc;
đ)
Trường hợp nhập khẩu mẫu vật tiền Công ước, mẫu vật săn bắn: Ngoài thành phần
hồ sơ quy định tại điểm a khoản này, nộp thêm bản sao hồ sơ chứng minh mẫu vật
tiền Công ước hoặc bản sao giấy phép, chứng chỉ của Cơ quan quản lý CITES nước
xuất khẩu cấp đối với mẫu vật tiền Công ước; hoặc bản sao giấy phép CITES xuất
khẩu, giấy chứng nhận mẫu vật săn bắn do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất
khẩu cấp đối với mẫu vật săn bắn.
3.
Trình tự tiếp nhận hồ sơ cấp phép:
a)
Tổ chức, cá nhân có nhu cầu được cấp giấy phép nhập khẩu gửi trực tiếp; qua
đường bưu điện hoặc qua Hệ thống thủ tục hành chính một cửa quốc gia 01 hồ sơ
quy định tại khoản 2 Điều này tới Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam;
b)
Trong thời hạn 08 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cơ quan
thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam có trách nhiệm cấp giấy phép. Trường hợp cần
tham vấn Cơ quan khoa học CITES Việt Nam hoặc cơ quan có liên quan của nước
xuất khẩu thì Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam tổ chức thực hiện,
nhưng thời hạn cấp không quá 30 ngày.
Trường
hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ
sơ, Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam thông báo cho tổ chức, cá nhân
biết;
c)
Trong vòng 01 ngày làm việc, kể từ ngày cấp giấy phép Cơ quan thẩm quyền quản
lý CITES Việt Nam thực hiện việc trả giấy phép cho tổ chức, cá nhân đề nghị
đồng thời đăng tải kết quả giải quyết lên cổng thông tin điện tử của Cơ quan
thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam.
Điều 26. Trình tự, thủ tục cấp phép
CITES nhập nội từ biển mẫu vật động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ
lục I, II CITES
1.
Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam có trách nhiệm cấp giấy phép CITES
nhập nội từ biển.
2.
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép:
a)
Đề nghị nhập nội từ biển mẫu vật theo Mẫu số 15 tại Phụ lục ban hành kèm theo
Nghị định này;
b)
Bản sao xác nhận của Cơ quan khoa học CITES Việt Nam theo đề nghị của Cơ quan
thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam rằng việc nhập nội không làm ảnh hưởng tới sự
tồn tại của loài đó trong tự nhiên;
c)
Cung cấp mã số cơ sở hoặc tài liệu chứng minh có đủ điều kiện để nuôi giữ, chăm
sóc và đối xử nhân đạo đối với mẫu vật sống đối với cơ sở chưa đăng ký mã số;
d)
Hồ sơ chứng minh mẫu vật nhập nội không được sử dụng vì mục đích thương mại đối
với loài thuộc Phụ lục I CITES.
3.
Trình tự tiếp nhận hồ sơ cấp phép:
a)
Tổ chức, cá nhân có nhu cầu được cấp giấy phép nhập nội từ biển gửi trực tiếp;
qua đường bưu điện hoặc qua Hệ thống thủ tục hành chính một cửa quốc gia 01 hồ
sơ quy định tại khoản 2 Điều này tới Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam;
b)
Trong thời hạn 08 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cơ quan
thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam có trách nhiệm cấp giấy phép. Trường hợp cần
tham vấn Cơ quan khoa học CITES Việt Nam, cơ quan quản lý chuyên ngành thủy sản
trung ương và các cơ quan có liên quan, thì Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES
Việt Nam tổ chức thực hiện, nhưng thời hạn cấp không quá 30 ngày.
Trường
hợp hồ sơ không hợp lệ trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ
sơ, Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam thông báo cho tổ chức, cá nhân
biết;
c)
Trong vòng 01 ngày làm việc, kể từ ngày cấp giấy phép Cơ quan thẩm quyền quản
lý CITES Việt Nam thực hiện việc trả giấy phép cho tổ chức, cá nhân đề nghị
đồng thời đăng tải kết quả giải quyết lên cổng thông tin điện tử của Cơ quan
thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam.
Điều 27. Trình tự, thủ tục cấp chứng chỉ
CITES mẫu vật tiền Công ước mẫu vật các loài động vật, thực vật hoang dã nguy
cấp thuộc các Phụ lục CITES
1.
Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam có trách nhiệm cấp giấy chứng chỉ
CITES mẫu vật tiền Công ước.
2.
Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ
a)
Đề nghị cấp chứng chỉ mẫu vật tiền Công ước theo Mẫu số 15 tại Phụ lục ban hành
kèm theo Nghị định này;
b)
Bản sao hồ sơ nguồn gốc hợp pháp của mẫu vật.
3.
Trình tự tiếp nhận hồ sơ cấp phép:
a)
Tổ chức, cá nhân có nhu cầu được cấp chứng chỉ CITES mẫu vật tiền Công ước gửi
trực tiếp; qua đường bưu điện hoặc qua Hệ thống thủ tục hành chính một cửa quốc
gia 01 hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này tới Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES
Việt Nam;
b)
Trong thời hạn 08 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cơ quan thẩm
quyền quản lý CITES Việt Nam có trách nhiệm cấp chứng chỉ CITES mẫu vật tiền
Công ước. Trường hợp cần tham vấn các cơ quan có liên quan, thì Cơ quan thẩm
quyền quản lý CITES Việt Nam tổ chức thực hiện, nhưng thời hạn cấp không quá 30
ngày.
Trường
hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được
hồ sơ, Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam thông báo cho tổ chức, cá nhân
biết.
Điều 28. Quy định về cấp giấy phép CITES
thông qua Hệ thống thủ tục hành chính một cửa quốc gia
1.
Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ qua Hệ thống thủ tục hành chính một cửa quốc gia
không phải nộp hồ sơ giấy. Thành phần hồ sơ nộp trên hệ thống thực hiện theo
các Điều 23, Điều 24, Điều 25, Điều 26 và Điều 27 Nghị định này. Các chứng từ
tải lên trên hệ thống phải được sao chụp từ chứng từ gốc.
2.
Kết quả xử lý hồ sơ được trả trực tiếp; qua đường bưu điện hoặc qua Hệ thống
thủ tục hành chính một cửa quốc gia.
3.
Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm lưu giữ bản chính các chứng từ liên quan theo
quy định về thành phần hồ sơ tại Điều 23, Điều 24, Điều 25, Điều 26 và Điều 27
Nghị định này trong 05 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ và xuất trình với các cơ quan
chức năng khi được yêu cầu.
Mục 4: CHẾ BIẾN, KINH DOANH, VẬN CHUYỂN,
CẤT GIỮ
Điều 29. Chế biến, kinh doanh, quảng
cáo, trưng bày mẫu vật các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ
lục CITES
1.
Điều kiện chế biến, kinh doanh:
a)
Cơ sở chế biến, kinh doanh và hoạt động chế biến, kinh doanh mẫu vật các loài động
vật, thực vật hoang dã nguy cấp thực hiện theo quy định của Nghị định này, pháp
luật về bảo vệ môi trường, bảo vệ thực vật, thú y, chất lượng, vệ sinh an toàn
thực phẩm và các quy định hiện hành của nhà nước;
b)
Mẫu vật có nguồn gốc hợp pháp theo quy định tại Nghị định này;
c)
Có sổ theo dõi hoạt động theo Mẫu số 14 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định
này; chịu sự kiểm tra của Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam, cơ quan
quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
2.
Được chế biến, kinh doanh, quảng cáo, trưng bày vì mục đích thương mại:
a)
Mẫu vật các loài thuộc Phụ lục II CITES khai thác hợp pháp từ tự nhiên;
b)
Mẫu vật các loài động vật thuộc Phụ lục I CITES có nguồn gốc nuôi sinh sản từ
thế hệ F2 trở về sau; các loài động vật thuộc Phụ lục II CITES có nguồn gốc
nuôi sinh sản từ thế hệ F1 trở về sau; mẫu vật các loài thực vật thuộc Phụ lục
I CITES có nguồn gốc trồng cấy nhân tạo theo quy định của Nghị định này;
c)
Mẫu vật các loài thuộc Phụ lục II CITES sau xử lý tịch thu.
3. Sản
phẩm chế biến từ động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc các Phụ lục phải
được quản lý truy xuất nguồn gốc:
a)
Tổ chức, cá nhân chế biến động vật, thực vật hoang dã nguy cấp phải mở sổ theo
dõi hoạt động theo Mẫu số 14 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này, gồm
theo dõi nguyên liệu đầu vào, sản phẩm đầu ra của quá trình chế biến phù hợp
với loại mẫu vật chế biến;
b)
Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh kiểm tra nguồn gốc, hoạt động chế
biến sản phẩm các loài thủy sản hoang dã nguy cấp trên cơ sở sổ theo dõi hoạt
động;
c)
Cơ quan Kiểm lâm sở tại kiểm tra nguồn gốc; hoạt động chế biến sản phẩm động
vật, thực vật hoang dã thuộc các Phụ lục CITES không thuộc trường hợp quy định
tại điểm b khoản này trên cơ sở sổ theo dõi hoạt động.
Điều 30. Vận chuyển, cất giữ mẫu vật các
loài động vật, thực vật hoang dã thuộc Phụ lục CITES
1.
Vận chuyển mẫu vật phải đáp ứng những điều kiện sau:
a)
Có hồ sơ hợp pháp theo quy định của pháp luật về quản lý lâm sản và thủy sản;
b)
Có giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật khi vận chuyển mẫu vật
ra địa bàn ngoài tỉnh theo quy định của pháp luật về thú y và bảo vệ thực vật;
c)
Đảm bảo an toàn cho mẫu vật sống và người có liên quan trong quá trình vận
chuyển và tại cơ sở tiếp nhận mẫu vật.
2.
Cất giữ mẫu vật động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc các Phụ lục CITES
phải có nguồn gốc hợp pháp.
Mục 5: GIÁM ĐỊNH VÀ XỬ LÝ SAU TỊCH THU
Điều 31. Giám định mẫu vật các loài động
vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục CITES
1.
Mẫu vật các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc các Phụ lục CITES
được giám định trong những trường hợp sau:
a)
Cần xác định chính xác loài, loài phụ hoặc quần thể động vật, thực vật hoang dã
để áp dụng các quy định phù hợp của pháp luật Việt Nam và CITES;
b)
Phục vụ công tác điều tra, xử lý vi phạm về động vật, thực vật hoang dã nguy
cấp;
c)
Các trường hợp khác mà Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam và các cơ quan
chức năng thấy cần thiết để đảm bảo việc chấp hành pháp luật;
d)
Các trường hợp yêu cầu xác định mẫu vật của các quốc gia nhập khẩu.
2.
Việc lấy mẫu giám định mẫu vật các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp
thuộc các Phụ lục CITES thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam và
CITES.
3.
Chi phí giám định do tổ chức, cá nhân sở hữu hoặc cơ quan trưng cầu giám định
chi trả.
4.
Cơ quan khoa học CITES Việt Nam là cơ quan giám định mẫu vật CITES.
Điều 32. Xử lý mẫu vật bị tịch thu của
các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục CITES
1.
Xử lý mẫu vật động vật sống, thực vật sống bị tịch thu theo quy định tại khoản
1 Điều 10 Nghị định này.
2.
Xử lý mẫu vật bị tịch thu và có kết luận của cơ quan kiểm dịch xác nhận là mang
dịch bệnh truyền nhiễm thì thực hiện việc tiêu hủy theo quy định của pháp luật.
3.
Mẫu vật bị tịch thu có nguồn gốc nước ngoài xử lý như sau:
a)
Giám đốc Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam xem xét, quyết định việc trả
lại mẫu vật cho nước xuất xứ đối với mẫu vật quy định tại các Phụ lục CITES xác
định được nước xuất xứ. Chi phí chăm sóc, bảo quản và trả lại mẫu vật do quốc
gia xuất xứ nhận lại chi trả;
Trong
vòng 30 ngày làm việc, kể từ ngày Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam
thông báo bằng văn bản đến Cơ quan quản lý CITES của nước xuất xứ về mẫu vật bị
tịch thu mà Cơ quan quản lý CITES nước xuất xứ không có phản hồi hoặc từ chối
tiếp nhận lại mẫu vật thì mẫu vật sẽ bị tịch thu và xử lý theo quy định của
pháp luật Việt Nam;
b)
Đối với các mẫu vật bị tịch thu trong trường hợp không có nơi cất giữ đảm bảo
thì cơ quan bắt giữ lập biên bản, chuyển giao cho cơ quan Kiểm lâm sở tại đối
với mẫu vật thực vật rừng, động vật rừng; cơ quan quản lý chuyên ngành thủy sản
cấp tỉnh đối với mẫu vật các loài thủy sản; cơ sở có khả năng cứu hộ đối với
mẫu vật sống hoặc cơ quan kiểm dịch động vật, thực vật gần nhất để xử lý theo
quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam, phù hợp với Công ước CITES.
Mục 6: BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM THỰC THI CITES
Điều 33. Cơ quan thẩm quyền quản lý
CITES Việt Nam
1.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định cơ cấu tổ chức của Cơ quan thẩm
quyền quản lý CITES Việt Nam phù hợp với quy định của CITES và pháp luật Việt
Nam để tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực
hiện các quy định tại Nghị định này.
2.
Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài
khoản riêng; văn phòng chính đặt tại Hà Nội, có đại diện tại miền Trung và miền
Nam.
3.
Chức năng, nhiệm vụ của Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam:
a)
Đại diện Việt Nam tham gia, đảm bảo thực hiện các quyền và nghĩa vụ của quốc
gia thành viên CITES tại các cuộc họp Hội nghị các nước thành viên CITES;
b)
Chủ trì, phối hợp với các Cơ quan khoa học CITES Việt Nam và các cơ quan, tổ
chức liên quan trong việc thực thi CITES tại Việt Nam;
c)
Tổ chức thực hiện các hoạt động quan hệ quốc tế; truyền thông về thực thi CITES
và phòng chống buôn bán trái pháp luật các loài động vật, thực vật hoang dã
nguy cấp;
d)
Dịch và công bố danh mục các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp quy định
tại các Phụ lục CITES sau khi được Hội nghị các quốc gia thành viên thông qua
việc bổ sung, sửa đổi; dịch và công bố hướng dẫn của CITES về việc lấy mẫu giám
định động vật, thực vật hoang dã nguy cấp;
đ)
Đề xuất sửa đổi, bổ sung danh mục các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp
quy định tại các Phụ lục CITES;
e)
Cấp, thu hồi giấy phép, chứng chỉ quy định tại Nghị định này và xác nhận theo
yêu cầu của quốc gia nhập khẩu;
g)
In ấn, phát hành giấy phép, giấy chứng chỉ CITES;
h)
Hướng dẫn, cấp, hủy mã số cơ sở nuôi, trồng thực vật rừng, động vật rừng nguy
cấp, quý, hiếm và động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc các Phụ lục CITES;
đăng ký tới Ban Thư ký CITES các cơ sở nuôi, trồng các loài động vật, thực vật
hoang dã nguy cấp quy định tại Phụ lục I CITES vì mục đích thương mại đủ điều
kiện xuất khẩu;
i)
Tổ chức kiểm tra hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ
biển và quá cảnh mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý,
hiếm và các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc các Phụ lục CITES
tại khu vực cửa khẩu;
k)
Xử lý và hướng dẫn xử lý mẫu vật quy định tại các Phụ lục CITES bị tịch thu
theo quy định của pháp luật Việt Nam và CITES;
l)
Chủ trì phối hợp với các bên có liên quan tổ chức đào tạo, hướng dẫn nghiệp vụ
cho các cơ quan quản lý, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có liên quan về việc
thực thi CITES;
m)
Đại diện Việt Nam trong các hiệp định song phương, đa phương về kiểm soát buôn
bán mẫu vật động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc các Phụ lục CITES;
4.
Nhà nước đảm bảo kinh phí cho các hoạt động của Cơ quan thẩm quyền quản lý
CITES Việt Nam, khuyến khích các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong và ngoài
nước hỗ trợ cho hoạt động của Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam.
Điều 34. Cơ quan khoa học CITES Việt Nam
1.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định các cơ quan khoa học
có chuyên môn và năng lực phù hợp làm Cơ quan khoa học CITES Việt Nam đồng thời
thông báo cho Ban Thư ký CITES theo quy định của CITES.
2.
Chức năng, nhiệm vụ của Cơ quan khoa học CITES Việt Nam:
Tư
vấn cho Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam, các cơ quan quản lý liên
quan khi có yêu cầu về các vấn đề sau:
a)
Thực trạng quần thể, vùng phân bố, mức độ nguy cấp, quý, hiếm của các loài động
vật, thực vật hoang dã nguy cấp trong tự nhiên; xây dựng hạn ngạch khai thác;
b)
Cấp giấy phép CITES, chứng chỉ CITES xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, quá
cảnh mẫu vật các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc các Phụ lục
CITES;
c)
Tên khoa học các loài động vật, thực vật;
d)
Giám định mẫu vật động vật, thực vật hoang dã;
đ)
Cứu hộ, chăm sóc mẫu vật sống;
e)
Sinh cảnh và vùng phân bố phù hợp để thả động vật hoang dã bị tịch thu;
g)
Nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật
hoang dã; thẩm định các dự án về nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng cấy
nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã;
h)
Công bố danh mục các loài có khả năng gây nuôi sinh sản vì mục đích thương mại.
3.
Được Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam ủy quyền bằng văn bản để kiểm
tra các cơ sở nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng cấy nhân tạo, các hoạt
động xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển và quá cảnh mẫu vật
khi cần thiết.
4.
Tham gia đoàn công tác của Việt Nam trong các cuộc họp, hội nghị, hội thảo quốc
tế liên quan đến việc thực thi CITES.
5.
Soạn thảo tài liệu khoa học, các đề xuất liên quan đến việc thực thi CITES;
chuẩn bị các báo cáo kỹ thuật theo yêu cầu của Ban Thư ký CITES; phối hợp với
Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam và các cơ quan thực thi pháp luật lấy
mẫu giám định đối với các mẫu vật khi có yêu cầu.
6.
Nhà nước đảm bảo kinh phí cho các hoạt động của Cơ quan khoa học CITES Việt Nam
khi thực hiện việc tư vấn, tham mưu cho Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES quản
lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi công ước về
buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.
Điều 35. Công bố hạn ngạch xuất khẩu
quốc tế; xây dựng hạn ngạch khai thác
1.
Công bố hạn ngạch xuất khẩu quốc tế:
a)
Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam công bố trên Cổng thông tin điện tử
Chính phủ và của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hạn ngạch xuất khẩu do
Ban thư ký CITES thông báo đối với những loài có hạn ngạch xuất khẩu quốc tế;
b)
Hạn ngạch xuất khẩu quốc tế được sử dụng để xác định số lượng, khối lượng mẫu
vật một loài được khai thác.
2.
Xây dựng hạn ngạch khai thác
Khi tổ
chức, cá nhân đề nghị khai thác mẫu vật một loài mà CITES quy định áp dụng hạn
ngạch xuất khẩu, Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam tham vấn Cơ quan
khoa học CITES Việt Nam về khả năng khai thác để quyết định việc xây dựng hạn
ngạch khai thác.
Trường
hợp Cơ quan Khoa học CITES Việt Nam xác nhận rằng việc khai thác ảnh hưởng tiêu
cực đến sự tồn tại của loài đó trong tự nhiên thì không xây dựng hạn ngạch khai
thác.
Trường
hợp Cơ quan khoa học CITES Việt Nam xác định rằng việc khai thác không ảnh hưởng
tiêu cực đến sự tồn tại của loài đó trong tự nhiên thì Cơ quan thẩm quyền quản
lý CITES Việt Nam phối hợp với Cơ quan khoa học CITES Việt Nam xây dựng hạn
ngạch khai thác theo hướng dẫn của CITES.
Điều 36. Thu hồi, hoàn trả giấy phép,
chứng chỉ CITES
1. Cơ
quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam thu hồi giấy phép, chứng chỉ trong các
trường hợp sau đây:
a)
Giấy phép, chứng chỉ được cấp không đúng quy định;
b)
Giấy phép, chứng chỉ được sử dụng sai mục đích;
c)
Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép, chứng chỉ có hành vi vi phạm quy định của
pháp luật về quản lý, bảo vệ thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm
và quy định của CITES.
2.
Hoàn trả giấy phép, chứng chỉ hết hiệu lực:
a)
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày giấy phép, chứng chỉ hết hiệu lực mà giấy
phép, chứng chỉ không được sử dụng, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đã được cấp
giấy phép, chứng chỉ phải gửi trả giấy phép, chứng chỉ hết hiệu lực cho Cơ quan
thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam;
b)
Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam có quyền từ chối cấp phép các lần
tiếp theo trong trường hợp các tổ chức, cá nhân không thực hiện nghĩa vụ nộp
trả giấy phép, chứng chỉ hết hiệu lực trước đó.
Điều 37. Thống kê và lưu giữ mẫu vật các
loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục CITES sau tịch thu
1.
Trước ngày 31 tháng 12 hàng năm, Bộ Tài chính có trách nhiệm cung cấp thông
tin, số liệu thống kê mẫu vật các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp
thuộc Phụ lục CITES theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản
công do cơ quan trực thuộc lưu giữ về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để
báo cáo Hội nghị các quốc gia thành viên CITES theo quy định của CITES.
2.
Nội dung thông tin cung cấp gồm: Số lượng, khối lượng mẫu vật theo từng loại cụ
thể hiện đang lưu giữ, nguồn gốc của mẫu vật.
3.
Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam tổng hợp báo cáo về số lượng mẫu vật
các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục CITES đang lưu giữ
khi có yêu cầu của Ban thư ký CITES.
Chương IV
TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
Điều 38. Trách nhiệm quản lý cơ sở nuôi
sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng cấy nhân tạo các loài thực vật rừng, động vật
rừng nguy cấp, quý, hiếm và động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục
CITES
1.
Cơ quan Kiểm lâm cấp tỉnh có trách nhiệm quản lý, kiểm tra các cơ sở nuôi sinh
sản, nuôi sinh trưởng, trồng cấy nhân tạo các loài thực vật rừng, động vật rừng
nguy cấp, quý, hiếm và các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc các
Phụ lục CITES không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2.
Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh có trách nhiệm quản lý, kiểm tra
các cơ sở nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng cấy nhân tạo các loài thủy sản
thuộc các Phụ lục CITES.
3.
Cơ quan Kiểm lâm cấp tỉnh, cơ quan quản lý chuyên ngành thủy sản cấp tỉnh thực
hiện việc quản lý, theo dõi và cập nhật thông tin sau mỗi lần kiểm tra vào sổ
theo dõi nuôi động vật theo Mẫu số 16, sổ theo dõi cơ sở trồng thực vật theo
Mẫu số 17 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
Hệ
thống sổ theo dõi phải được lưu giữ dưới dạng bản cứng và tệp tin điện tử.
Cơ
quan cấp mã số và cơ quan kiểm soát cơ sở nuôi, trồng khuyến khích cơ sở báo
cáo hoạt động của cơ sở bằng tệp tin điện tử.
4.
Cơ quan quản lý quy định tại khoản 1, 2 Điều này cập nhật thông tin sau mỗi lần
kiểm tra, gửi kèm báo cáo (theo Mẫu số 18 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị
định này) đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Cơ quan thẩm quyền quản
lý CITES Việt Nam để cập nhật số liệu phục vụ công tác quản lý từng thời kỳ
trước ngày 30 tháng 11 hàng năm và phối hợp với Cơ quan thẩm quyền quản lý
CITES Việt Nam, các cơ quan có liên quan kiểm tra cơ sở nuôi, trồng các loài
thuộc Phụ lục I, II của CITES. Việc kiểm tra được tiến hành phù hợp theo từng
giai đoạn vòng đời của các loài nuôi.
5.
Việc kiểm tra phải lập thành báo cáo theo các Mẫu số 19, 20, 21 và 22 tại Phụ
lục ban hành kèm theo Nghị định này.
Điều 39. Trách nhiệm của các cơ quan
liên quan trong việc kiểm soát hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu,
nhập nội từ biển mẫu vật thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và
các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục CITES
1.
Cơ quan Hải quan xác nhận số lượng mẫu vật thực tế xuất khẩu, tái xuất khẩu vào
giấy phép, chứng chỉ quy định tại Điều 22 Nghị định này do Cơ quan thẩm quyền
quản lý CITES Việt Nam cấp; trả giấy phép xuất khẩu, tái xuất khẩu cho tổ chức,
cá nhân xuất khẩu để gửi kèm theo hàng hóa; ghi số hiệu và ngày, tháng, năm của
giấy phép, chứng chỉ vào tờ khai Hải quan; gửi bản sao giấy phép, chứng chỉ đã
xác nhận trong mỗi quý vào tuần đầu của quý tiếp theo cho Cơ quan thẩm quyền
quản lý CITES Việt Nam.
Đối
với mẫu vật nhập khẩu, Cơ quan Hải quan xác nhận số lượng thực nhập trên giấy
phép nhập khẩu, thu và lưu giấy phép nhập khẩu; ghi số hiệu và ngày, tháng, năm
của giấy phép, chứng chỉ vào tờ khai Hải quan; trả giấy phép xuất khẩu, tái
xuất khẩu do nước xuất khẩu cấp cho nhà nhập khẩu; gửi bản sao giấy phép, chứng
chỉ nhập khẩu đã xác nhận trong mỗi quý vào tuần đầu của quý tiếp theo cho Cơ
quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam.
2. Các
cơ quan: Kiểm lâm, Thủy sản, Hải quan, Công an, Bộ đội Biên phòng, Thuế, Quản
lý thị trường, Thú y, Kiểm dịch động vật, Kiểm dịch thực vật, Bảo vệ môi
trường, Bảo tồn đa dạng sinh học trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ có trách
nhiệm:
a)
Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật đối với các
hành vi vi phạm trong lĩnh vực quản lý xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, quá
cảnh, nhập nội từ biển, nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng cấy nhân tạo mẫu
vật các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và các loài động
vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc các Phụ lục CITES; nuôi động vật rừng
thông thường;
b)
Cung cấp thông tin và phối hợp với Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam về
việc xử lý các vụ vi phạm liên quan đến việc xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất
khẩu, quá cảnh, nhập nội từ biển mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng
nguy cấp, quý, hiếm và các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc các
Phụ lục CITES theo nội dung yêu cầu của CITES.
Chương V
ĐIỀU KHOẢN
THI HÀNH
Điều 40. Hiệu lực thi hành
1.
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 10 tháng 3 năm 2019.
2.
Các văn bản sau đây hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực
thi hành:
a.)
Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về quản lý
thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm;
b)
Nghị định số 82/2006/NĐ-CP ngày 10 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về quản lý
hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển, quá cảnh, nuôi
sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật
hoang dã nguy cấp, quý, hiếm;
c)
Điều 5 Nghị định số 98/2011/NĐ-CP ngày 26 tháng 10 năm 2011 của Chính phủ về
sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về nông nghiệp;
d)
Chương IV Nghị định số 66/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy
định điều kiện đầu tư kinh doanh về bảo vệ và kiểm dịch thực vật; giống cây
trồng; nuôi động vật rừng thông thường; chăn nuôi; thủy sản; thực phẩm;
đ)
Thông tư số 47/2012/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 9 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về quản lý khai thác từ tự nhiên và
nuôi động vật rừng thông thường;
e)
Thông tư số 16/2007/TT-BNN ngày 14 tháng 02 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn quản lý, sử dụng chứng chỉ xuất khẩu
mẫu vật lưu niệm thuộc Phụ lục Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật,
thực vật hoang dã nguy cấp;
g)
Quyết định số 95/2008/QĐ-BNN ngày 29 tháng 9 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Quy chế quản lý gấu nuôi.
3.
Đối với các loài thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý,
hiếm đồng thời thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ thì
áp dụng chế độ quản lý theo quy định tại Nghị định này, trừ hoạt động khai thác
tạo nguồn giống ban đầu phục vụ nghiên cứu khoa học.
4.
Hoạt động xuất khẩu, tái xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái
nhập, nhập nội từ biển, quá cảnh mẫu vật CITES thực hiện theo quy định của Nghị
định này.
Điều 41. Điều khoản chuyển tiếp
1.
Các cơ sở nuôi, trồng không vì mục đích thương mại thành lập trước khi Nghị
định này có hiệu lực thi hành, trong thời hạn 03 (ba) tháng kể từ ngày Nghị
định này có hiệu lực, chủ cơ sở thực hiện mở sổ, ghi chép và lưu giữ sổ theo dõi
đầu vật nuôi theo Mẫu số 16, sổ theo dõi cơ sở trồng thực vật theo Mẫu số 17
tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này; gửi sổ tới cơ quan có thẩm quyền
để cấp mã số cơ sở nuôi, trồng.
2.
Các cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học đã được Ủy ban nhân dân tỉnh cấp giấy chứng
nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học phải mở sổ theo dõi đầu vật nuôi hoặc sổ
theo dõi mẫu vật thực vật trồng cấy nhân tạo gửi về Cơ quan cấp mã số cơ sở
nuôi, trồng theo quy định tại Nghị định này.
3.
Tổ chức, cá nhân đã nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép, chứng chỉ; chấp thuận quá
cảnh trước ngày Nghị định này có hiệu lực nhưng chưa được cơ quan có thẩm quyền
giải quyết thì thực hiện theo các quy định tại Nghị định này.
4.
Tổ chức, cá nhân đã nộp hồ sơ đề nghị đăng ký cơ sở nuôi sinh sản, nuôi sinh
trưởng, trồng cấy nhân tạo nhưng chưa được cơ quan có thẩm quyền giải quyết thì
thực hiện theo quy định tại Nghị định này.
Điều 42. Trách nhiệm thi hành
Các
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ
tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm
thi hành Nghị định này./.
| TM. CHÍNH
PHỦ |
THÔNG TƯ SỐ 30/2018/TT-BNNPTNT QUY ĐỊNH DANH MỤC LOÀI CÂY TRỒNG LÂM NGHIỆP CHÍNH; CÔNG NHẬN GIỐNG VÀ NGUỒN GIỐNG; QUẢN LÝ VẬT LIỆU GIỐNG CÂY TRỒNG LÂM NGHIỆP CHÍNH
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 30/2018/TT-BNNPTNT | Hà Nội, ngày 16tháng 11năm 2018 |
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH
DANH MỤC LOÀI CÂY TRỒNG LÂM NGHIỆP CHÍNH; CÔNG NHẬN GIỐNG VÀ NGUỒN GIỐNG; QUẢN
LÝ VẬT LIỆU GIỐNG CÂY TRỒNG LÂM NGHIỆP CHÍNH
Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của
Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển
nông thôn;
Căn cứ Luật Lâm nghiệp ngày 15 tháng 11
năm 2017;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục
Lâm nghiệp;
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn ban hành Thông tư quy định Danh mục loài cây trồng lâm nghiệp chính; công nhận giống và nguồn giống; quản
lý vật liệu giống cây trồng lâm nghiệp chính.
Chương I
QUY ĐỊNH
CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định Danh mục loài cây
trồng lâm nghiệp chính; công nhận giống và nguồn giống; quản lý vật liệu giống
cây trồng lâm nghiệp chính.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá
nhân trong nước và nước ngoài có hoạt động liên quan đến công nhận giống và
nguồn giống; quản lý vật liệu giống cây trồng lâm nghiệp chính.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
1. Loài cây trồng lâm nghiệp chính là những loài cây lấy gỗ và lâm sản ngoài gỗ đáp
ứng các tiêu chí quy định tại Điều 4 của Thông tư này.
2. Giống cây trồng lâm nghiệp chính là giống của các loài cây trồng lâm nghiệp chính.
3. Nguồn giống là nơi cung cấp vật
liệu nhân giống bao gồm: lâm phần tuyển chọn, rừng giống chuyển hóa, rừng giống trồng, vườn giống, cây trội và
vườn cây đầu dòng.
4. Lâm phần tuyển chọn là khu rừng tự nhiên hoặc rừng trồng có chất lượng trên mức trung bình, được chọn để cung cấp giống tạm thời cho
sản xuất, nhưng chưa được tác động bằng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh hoặc chưa qua đánh giá để công nhận là rừng
giống chuyển hóa.
5. Rừng giống chuyển hóa là rừng
giống được chọn từ những lâm phần tốt nhất trong rừng tự nhiên hoặc rừng trồng
được tác động bằng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh theo quy định để lấy giống.
6. Rừng giống trồng là rừng giống được trồng bằng cây gieo ươm từ hạt
thu hái từ cây trội và trồng không theo sơ đồ.
7. Vườn giống là vườn được trồng
theo sơ đồ nhất định từ các dòng vô tính (vườn giống vô tính) hoặc từ hạt của
cây trội (vườn giống hữu tính) đã được tuyển chọn và công nhận.
8. Cây trội(cây mẹ) là cây tốt nhất được tuyển chọn trong rừng tự nhiên, rừng trồng, cây trồng
phân tán, rừng giống hoặc vườn giống được sử dụng để lấy vật liệu nhân giống.
9. Cây đầu dòng là cây có năng
suất, chất lượng cao và ổn định, có khả năng chống chịu sâu bệnh hại và điều
kiện bất lợi tốt hơn các cây khác trong quần thể một giống được công nhận qua
khảo nghiệm dòng vô tính để cung
cấp vật liệu nhân giống vô tính.
10. Vườn cây đầu dòng là vườn cây
được trồng bằng cây giống vô tính nhân từ cây đầu dòng để cung cấp vật liệu sản
xuất giống vô tính.
11. Vật liệu giống là cây giống để
trồng rừng hoặc vật liệu nhân giống.
12. Vật liệu nhân giống là hạt
giống, cây hoàn chỉnh hoặc bộ phận của chúng được sử dụng sản xuất ra cây
giống.
13. Khảo nghiệm giống là quá trình
theo dõi, đánh giá trong điều
kiện và thời gian nhất định nhằm xác định năng suất, chất lượng và khả năng
chống chịu sâu bệnh hại và điều kiện bất lợi của giống.
14. Trồng sản xuất thử nghiệm là
việc trồng thử trên một đơn vị diện tích và thời gian nhất định để đánh giá
năng suất, chất lượng của giống trồng sản xuất thử nghiệm so với giống đối
chứng.
15. Loài cây sinh trưởng nhanhlà những loài cây đạt lượng tăng trưởng đường
kính bình quân hàng năm từ 02 cm/năm trở lên hoặc năng suất bình quân trong một
chu kỳ kinh doanh đạt từ 10 m3/ha/năm trở lên.
16. Loài cây sinh trưởng chậm là những
loài cây đạt lượng tăng trưởng đường kính bình quân hàng năm dưới 02 cm/năm
hoặc năng suất bình quân trong một chu kỳ kinh doanh dưới 10 m3/ha/năm.
Chương II
LOÀI CÂY
TRỒNG LÂM NGHIỆP CHÍNH
Điều 4. Tiêu chí loài cây trồng lâm nghiệp
chính
1. Có giống và nguồn giống đã được công
nhận, đáp ứng nhu cầu và mục đích trồng rừng.
2. Có diện tích trồng rừng tập trung từ 02
vùng sinh thái trở lên.
Điều 5. Danh mục và sửa đổi, bổ sung Danh
mục loài cây trồng lâm nghiệp chính
1. Danh mục loài cây trồng lâm nghiệp
chính ban hành kèm theo Phụ lục I của Thông tư này.
2. Danh mục loài cây trồng lâm nghiệp
chính được sửa đổi, bổ sung khi có loài đáp ứng tiêu chí để bổ sung vào Danh
mục hoặc đưa ra khỏi Danh mục đối với loài không đáp ứng tiêu chí theo quy định
tại Điều 4 Thông tư này.
3. Tổng cục Lâm nghiệp trình Bộ trưởng Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định sửa đổi, bổ sung Danh mục loài cây trồng lâm nghiệp
chính.
Chương III
CÔNG NHẬN
GIỐNG VÀ NGUỒN GIỐNG; QUẢN LÝ VẬT LIỆU GIỐNG CÂY TRỒNG LÂM NGHIỆP CHÍNH
Mục 1. CÔNG NHẬN GIỐNG CÂY TRỒNG LÂM
NGHIỆP
Điều 6. Tiêu chí công nhận giống cây trồng
lâm nghiệp
1. Giống đã qua khảo nghiệm hoặc trồng sản
xuất thử nghiệm theo quy định tại Điều 7 và Điều 8 của Thông tư này.
2. Kết quả khảo nghiệm đáp ứng yêu cầu của
tiêu chuẩn quốc gia về giống được công nhận hoặc kết quả trồng sản xuất thử
nghiệm có năng suất, chất lượng
tương đương trở lên so với giống cùng loài hoặc nhóm loài đã công nhận được
trồng cùng vùng sinh thái.
3. Được Tổng cục Lâm nghiệp đề nghị công
nhận.
Điều 7. Khảo nghiệm giống cây trồng lâm
nghiệp
1. Đối tượng khảo nghiệm: giống cây trồng
lâm nghiệp chọn tạo trong nước; giống cây trồng lâm nghiệp chưa được công nhận,
nhập khẩu lần đầu.
2. Hình thức khảo nghiệm: khảo nghiệm
loài, khảo nghiệm xuất xứ, khảo nghiệm hậu thế, khảo nghiệm dòng vô tính.
3. Nội dung khảo nghiệm bao gồm: khảo
nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng (khảo nghiệm VCU) để đánh giá năng suất, chất lượng, khả
năng chống chịu sâu bệnh hại và điều kiện bất lợi theo các tiêu chuẩn quốc gia
về khảo nghiệm.
Điều 8. Trồng sản xuất thử nghiệm giống
cây trồng lâm nghiệp
1. Đối tượng trồng sản xuất thử nghiệm:
giống cây bản địa, giống cây trồng lâm nghiệp chưa được công nhận, nhập khẩu
lần đầu có năng suất, chất lượng cao tại nước xuất khẩu, có nguồn gốc xuất xứ
rõ ràng và phù hợp với điều kiện sinh thái nơi trồng sản xuất thử nghiệm.
2. Diện tích trồng sản xuất thử nghiệm từ
02 ha đến 05 ha.
3. Thời gian đánh giá kết quả sản xuất thử
nghiệm: cây sinh trưởng nhanh là 03 năm; cây sinh trưởng chậm là 06 năm; cây lâm sản ngoài gỗ có sản
phẩm được thu hoạch trong 02 vụ kế tiếp.
Điều 9. Trình tự, thủ tục công nhận giống
cây trồng lâm nghiệp
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
công nhận giống cây trồng lâm nghiệp.
2. Hồ sơ đề nghị công nhận giống cây trồng
lâm nghiệp:
a) Văn bản đề nghị công nhận giống cây
trồng lâm nghiệp theo Mẫu số
01 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Báo cáo kết quả khảo nghiệm giống hoặc
trồng sản xuất thử nghiệm theo Mẫu số 02 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Hồ sơ, tài liệu đối với giống nhập khẩu
gồm các thông tin về năng suất, chất lượng, điều kiện sinh thái nơi trồng hoặc
nơi khảo nghiệm tại nước xuất khẩu.
3. Cách thức nộp hồ sơ: tổ chức, cá nhân
nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích
hoặc trực tuyến.
4. Trình tự thực hiện:
a) Tổ chức, cá nhân có nhu cầu công nhận
giống cây trồng lâm nghiệp gửi 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều này đến Tổng cục Lâm nghiệp.
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận
được hồ sơ, Tổng cục Lâm nghiệp có trách nhiệm hướng dẫn trực tiếp hoặc bằng
văn bản cho tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ;
b) Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ
ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Tổng cục Lâm nghiệp thành lập Hội đồng thẩm định,
tiến hành thẩm định hồ sơ, thực hiện kiểm tra hiện trường, lập báo cáo thẩm
định trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Hội đồng thẩm định gồm đại
diện chuyên gia, nhà khoa học, cơ quan quản lý;
c) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ
ngày nhận được báo cáo thẩm định, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết
định công nhận giống cây trồng lâm nghiệp theo Mẫu số 03 Phụ lục II và Mục A Phụ lục III ban hành
kèm theo Thông tư này; trả kết quả cho tổ chức, cá nhân hoặc thông báo bằng văn
bản đối với trường hợp không công nhận và nêu rõ lý do.
Điều 10. Hủy bỏ quyết định công nhận giống
cây trồng lâm nghiệp
1. Quyết định công nhận giống cây trồng
lâm nghiệp bị hủy bỏ trong
các trường hợp sau:
a) Giống bị thoái hóa, suy giảm về năng
suất, chất lượng so với tiêu chuẩn quốc gia về giống được công nhận;
b) Giống không đáp ứng nhu cầu và mục đích
trồng rừng.
2. Tổng cục Lâm nghiệp tổ chức đánh giá và
trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hủy bỏ quyết định công
nhận giống cây lâm nghiệp; thông báo cho chủ sở hữu giống và các cơ quan liên
quan.
Mục 2. CÔNG NHẬN NGUỒN GIỐNG CÂY TRỒNG LÂM
NGHIỆP
Điều 11. Tiêu chí công nhận nguồn giống
cây trồng lâm nghiệp
1. Đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn quốc
gia về nguồn giống được công nhận.
2. Được Chi cục Kiểm lâm đề nghị công
nhận.
Điều 12. Trình tự, thủ tục công nhận nguồn
giống cây trồng lâm nghiệp
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận nguồn
giống.
2. Hồ sơ đề nghị công nhận nguồn giống:
a) Văn bản đề nghị công nhận nguồn giống
cây trồng lâm nghiệp theo Mẫu
số 04 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Báo cáo kỹ thuật về nguồn giống theo Mẫu số 05 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông
tư này.
3. Cách thức nộp hồ sơ: tổ chức, cá nhân
nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích
hoặc trực tuyến.
4. Trình tự thực hiện:
a) Tổ chức, cá nhân có nhu cầu công nhận
nguồn giống cây trồng lâm nghiệp nộp 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều
này đến Chi cục Kiểm lâm. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày
làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Chi cục Kiểm lâm có trách nhiệm hướng dẫn
trực tiếp hoặc bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ;
b) Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ
ngày nhận hồ sơ hợp lệ, Chi cục Kiểm lâm thành lập Hội đồng thẩm định tiến hành
thẩm định hồ sơ, thực hiện kiểm tra hiện trường và lập báo cáo thẩm định trình Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn. Hội đồng thẩm định gồm đại diện chuyên gia, nhà khoa học, cơ quan
quản lý;
c) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ
ngày nhận được báo cáo thẩm định, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết
định công nhận nguồn giống theo Mẫu số 06 Phụ lục II và Mục B Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này; trả
kết quả cho tổ chức, cá nhân hoặc thông báo bằng văn bản đối với trường hợp
không công nhận và nêu rõ lý do.
5. Thời hạn của quyết định công nhận nguồn
giống:
a) 15 năm đối với vườn giống;
b) 07 năm đối với rừng giống trồng;
c) 05 năm đối với rừng giống chuyển hóa,
lâm phần tuyển chọn;
d) 10 năm đối với cây trội, vườn cây đầu dòng
cung cấp vật liệu ghép;
đ) 03 năm đối với vườn cây đầu dòng cung
cấp hom.
6. Sau thời hạn sử dụng quy định tại khoản
5 Điều này, các nguồn giống muốn tiếp tục sử dụng phải được đánh giá và công nhận lại theo quy định tại
các khoản 1, 2, 3, 4 và khoản 5 Điều này. Đối với vườn cây đầu dòng cung cấp
hom không thực hiện công nhận lại.
Điều 13. Hủy bỏ quyết định công nhận nguồn
giống
1. Quyết định công nhận nguồn giống cây
lâm nghiệp bị hủy bỏ trong
các trường hợp sau:
a) Nguồn giống bị thoái hóa, suy giảm về
năng suất, chất lượng so với tiêu chuẩn quốc gia về nguồn giống được công nhận;
b) Nguồn giống không đáp ứng nhu cầu và
mục đích trồng rừng.
2. Chi cục Kiểm lâm tổ chức đánh giá và
trình Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hủy bỏ quyết định công nhận nguồn
giống cây lâm nghiệp; thông báo cho chủ sở hữu nguồn giống và các cơ quan liên
quan.
Mục 3. QUẢN LÝ VẬT LIỆU GIỐNG CÂY TRỒNG
LÂM NGHIỆP CHÍNH
Điều 14. Yêu cầu đối với vật liệu giống
cây trồng lâm nghiệp chính
1. Đối với lô hạt giống: lô hạt giống phải
thu hái từ nguồn giống được công nhận còn thời hạn sử dụng; chất lượng hạt
giống đảm bảo theo tiêu chuẩn quốc gia về hạt giống.
2. Đối với cây giống trong bình mô: cây
giống trong bình mô phải sản xuất từ giống được công nhận, đảm bảo chất lượng
theo tiêu chuẩn quốc gia về cây mầm mô.
3. Đối với lô cây giống: cây giống phải
được sản xuất từ cây trong bình mô hoặc vật liệu nhân giống được thu hái từ
nguồn giống đã công nhận còn thời hạn sử dụng, bảo đảm chất lượng theo tiêu chuẩn
quốc gia về cây giống.
Điều 15. Hồ sơ vật liệu giống cây trồng
lâm nghiệp chính
1. Thành phần hồ sơ:
a) Đối với lô hạt giống: Bảng kê vật liệu
giống; bản chụp quyết định công nhận nguồn giống; phiếu xuất kho và hóa đơn bán
hàng, trong đó ghi rõ khối lượng hạt giống và mã số của nguồn giống thu
hái hạt giống;
b) Đối với cây giống trong bình mô: Bảng
kê vật liệu giống; bản chụp quyết định công nhận giống hoặc hợp đồng mua giống;
phiếu xuất kho và hóa đơn bán hàng, trong đó ghi rõ số lượng cây mầm mô và tên,
mã số của giống sản xuất;
c) Đối với lô cây giống: Bảng kê vật liệu
giống; các hồ sơ liên quan khác của nguồn gốc vật liệu nhân giống để sản xuất
cây giống (hóa đơn tài chính, phiếu xuất kho, quyết định công nhận nguồn
giống).
2. Tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất,
kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp chính lập bảng kê theo Mẫu số 07 hoặc Mẫu số 08 hoặc Mẫu số 09 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này
và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của nguồn gốc vật liệu
giống tại bảng kê vật liệu giống.
Điều 16. Công bố tiêu chuẩn giống cây trồng
lâm nghiệp chính
Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh
giống cây trồng lâm nghiệp chính phải công bố tiêu chuẩn áp dụng đối với giống
do mình sản xuất, kinh doanh và không được thấp hơn tiêu chuẩn quốc gia.
Điều 17. Quản lý sản xuất, kinh doanh vật
liệu giống cây trồng lâm nghiệp chính
1. Tổ chức, cá nhân tự chịu trách nhiệm về
số lượng và chất lượng vật liệu giống do mình sản xuất, kinh doanh.
2. Tổ chức, cá nhân kinh doanh vật liệu
giống có trách nhiệm giao cho khách hàng hồ sơ liên quan đến vật liệu giống khi
xuất bán để sử dụng trong quá trình vận chuyển, lưu thông và sử dụng vật liệu
giống.
3. Bảng kê vật liệu giống và hồ sơ liên
quan chứng minh nguồn gốc vật liệu giống hợp pháp phải được lưu giữ tại tổ
chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh và sử dụng giống.
Chương IV
TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
Điều 18. Trách nhiệm thực hiện
1. Tổng cục Lâm nghiệp:
a) Tổng hợp, công bố danh mục giống và
nguồn giống được công nhận hoặc hủy bỏ quyết định công nhận, đơn vị sản xuất,
kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp trên trang thông tin điện tử của Tổng cục
Lâm nghiệp;
Điều 20. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ
ngày 01 tháng 01 năm 2019.
2. Thông tư số 44/2015/TT-BNNPTNT ngày
23/11/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Danh mục
giống cây trồng lâm nghiệp chính; Quyết định số 89/2005/QĐ-BNN ngày 29/12/2005
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Quy chế
quản lý giống cây trồng lâm nghiệp hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu
lực.
3. Trường hợp các văn bản quy phạm pháp
luật và các tiêu chuẩn viện dẫn tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc
được thay thế bởi văn bản
khác thì áp dụng các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế đó.
4. Trong quá trình thực hiện Thông tư, nếu
có vướng mắc, đề nghị các cơ
quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn để xem xét, giải quyết./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
PHỤ LỤC I
DANH MỤC LOÀI CÂY TRỒNG LÂM NGHIỆP CHÍNH
(Ban hành kèm theo Thông tư số 30/2018/TT-BNNPTNT ngày 16 tháng 11 năm 2018
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
I. Nhóm các loài cây lấy gỗ
1. Bạch đàn carnal (Eucalyptus
camaldulensis)
2. Bạch đàn lai (Eucalyptus hybrid)
3. Bạch đàn urô (Eucalyptus urophylla
S.T.Blake)
4. Dầu rái (Dipterocarpus alatus
Roxb)
5. Keo tai tượng (Acacia mangium
Willd)
6. Keo lá tràm (Acacia auriculiformis
A.Cunn. ex Benth)
7. Keo lai (Acacia hybrid)
8. Mỡ (Mangletia conifera Dandy)
9. Sa mộc (Cunninghamia lanceolata (Lamb.) Hook)
10. Sao đen (Hopea odorata Roxb)
11. Thông mã vĩ (Pinus massoniana
Lamb)
12. Thông ba lá (Pinus kesiya Royle
ex Gordon)
13. Tràm lá dài (Melaleuca leucadendra
L)
14. Tràm cừ (Melaleuca cajuputi Powell)
II. Nhóm các loài cây lâm sản ngoài gỗ
15. Hồi (Illicium verum Hook.f)
16. Mắc ca (Macadamia integrifolia Maid. Et Betche)
17. Quế (Cinamomum cassia Presl)
18. Sơn tra (Docynia indica (Wall) Dec)
19. Thông nhựa (Pinus merkusii Junght. et de Vries)
20. Trám (Sterculia foetida L )
PHỤ LỤC
II
CÁC BIỂU MẪU
CÔNG NHẬN GIỐNG, NGUỒN GIỐNG VÀ QUẢN LÝ VẬT LIỆU GIỐNG
Ban hành kèm theo Thông tư số 30/2018/TT-BNNPTNT ngày 16 tháng 11năm 2018của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Mẫu số 01. Văn bản đề nghị công nhận giống cây trồng lâm nghiệp.
Mẫu số 02. Báo cáo kết quả khảo nghiệm hoặc trồng sản xuất thử nghiệm giống cây trồng
lâm nghiệp.
Mẫu số 03. Quyết định công nhận giống.
Mẫu số 04. Văn bản đề nghị công nhận nguồn giống cây trồng
lâm nghiệp.
Mẫu số 05. Báo cáo kỹ thuật về nguồn giống cây trồng lâm nghiệp.
Mẫu số 06. Quyết định công nhận nguồn giống.
Mẫu số 07. Bảng kê vật liệu giống đối với hạt giống
Mẫu số 08. Bảng kê vật liệu giống đối với cây trong bình mô
Mẫu số 09. Bảng kê vật liệu giống đối với cây giống
THÔNG TƯ SỐ 32/2018/TT-BNNPTNT NGÀY 16/11/2018 CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN QUY ĐỊNH PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ RỪNG; KHUNG GIÁ RỪNG
BỘ
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:
32/2018/TT-BNNPTNT | Hà
Nội, ngày 16 tháng 11 năm 2018 |
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ RỪNG; KHUNG GIÁ RỪNG
Căn
cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn;
Căn
cứ Luật Lâm nghiệp ngày 15 tháng 11 năm 2017;
Căn
cứ Luật Giá ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Căn
cứ Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giá năm 2012 và Nghị định
số 149/2016/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung
một số điều của Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013;
Theo
đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp;
Bộ
trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư quy định phương
pháp định giá rừng; khung giá rừng.
Chương
I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều
1. Phạm vi điều chỉnh
Thông
tư này quy định phương pháp định giá rừng; khung giá rừng đối với rừng đặc
dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất thuộc sở hữu toàn dân.
Điều
2. Đối tượng áp dụng
Thông
tư này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư
có hoạt động liên quan đến phương pháp định giá rừng; khung giá rừng.
Chương
II
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Mục
1. PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ RỪNG TỰ NHIÊN
Điều
3. Giá rừng tự nhiên
1.
Giá rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất là rừng tự nhiên (Gtn)
được tính bằng tiền cho 01 ha (đồng/ha), bao gồm giá cây đứng (Gcđ) và
giá quyền sử dụng rừng (Gsd), công thức tính như sau:
Gtn = Gcđ + Gsd
2.
Giá cây đứng (Gcđ) là giá trị cây gỗ tại rừng, được tính bằng tiền cho
01 ha (đồng/ha) của khu rừng;
3.
Giá quyền sử dụng rừng (Gsd) là tổng thu nhập được tính bằng tiền cho 01
ha (đồng/ha) mà chủ rừng được hưởng từ rừng trong thời gian được giao rừng, cho
thuê rừng.
Điều
4. Định giá cây đứng
Giá
cây đứng được xác định dựa vào giá thị trường và thực hiện như sau:
1.
Thu thập, tổng hợp, xác định tổng trữ lượng gỗ và trữ lượng gỗ bình quân theo
từng nhóm gỗ cho khu rừng cần định giá, bao gồm:
a)
Trữ lượng gồ: xác định tổng trữ lượng, trữ lượng từng nhóm gỗ cho 01 ha;
b)
Nhóm gỗ: xác định theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2.
Xác định giá bán gỗ tròn tại bãi giao (bãi giao là nơi dự kiến tập kết gỗ có
điều kiện giao thông thuận lợi để vận chuyển gỗ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
quyết định), bao gồm:
a)
Thu thập, tổng hợp thông tin giá bán gỗ tròn trên địa bàn gần với khu rừng định
giá; thông tin về đấu giá gỗ; các quy định về giá gỗ tròn để tính thuế tài
nguyên;
b)
Thu thập, tổng hợp thông tin tại các khu rừng có khai thác và phỏng vấn các bên
liên quan;
c)
Xác định giá bán gỗ tròn theo nhóm gỗ;
d)
Trường hợp không xác định được giá gỗ tròn tại bãi giao, thì áp dụng giá gỗ tròn
ở địa bàn lân cận có đặc điểm và điều kiện tương đương.
3.
Xác định các chi phí liên quan đến khai thác, vận xuất, vận chuyển gỗ từ rừng
đến bãi giao, thuế tài nguyên và các chi phí khác, bao gồm:
a)
Thu thập, tổng hợp thông tin về định mức cho hoạt động khai thác rừng;
b)
Thu thập tài liệu, hồ sơ tính toán chi phí khai thác rừng ở thời điểm gần nhất;
các quy định về thuế tài nguyên, phí và các thông tin liên quan khác;
c)
Thu thập thông tin, phỏng vấn các bên liên quan về chi phí khai thác, vận xuất,
vận chuyển tới bãi giao và các chi phí hợp lý khác;
d)
Xác định chi phí khai thác, vận xuất, vận chuyển đến bãi giao (tính bình quân
cho 01 m3 gỗ tròn). Trường hợp không có thông tin về chi phí khai thác,
thì ước tính chi phí khai thác, vận xuất, vận chuyển ở nơi có khai thác và điều
kiện tương đương;
đ)
Thu thập, tổng hợp thông tin về thuế tài nguyên phải nộp theo quy định.
4.
Tính giá cây đứng
a)
Giá cây đứng (đồng/ha) được tính như sau:
Trong
đó:
Mi là trữ lượng
gỗ của nhóm gỗ i tính bằng m3;
Pi là giá gỗ tròn
tại bãi giao sau khi trừ chi phí khai thác, thuế và các chi phí khác của nhóm
gỗ i tính bằng đồng cho 01 m3 gỗ tròn;
n là số lượng
nhóm gỗ phân loại (n chạy theo nhóm gỗ, theo quy định của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn).
b)
Ví dụ cách tính giá cây đứng tại Phụ lục I kèm theo Thông tư này.
Điều
5. Định giá quyền sử dụng rừng
Giá
quyền sử dụng rừng được xác định dựa trên thu nhập từ rừng trong thời gian quản
lý và sử dụng rừng, bao gồm thu nhập từ khai thác lâm sản, dịch vụ môi trường
rừng và các lợi ích khác, xác định như sau:
1.
Xác định doanh thu bình quân từ khu rừng định giá trong 03 năm liền kề trước
thời điểm định giá, bao gồm:
a)
Doanh thu từ lâm sản (gỗ, lâm sản ngoài gỗ);
b)
Doanh thu từ dịch vụ môi trường rừng;
c)
Doanh thu từ hoạt động nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập;
d)
Doanh thu từ hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí;
đ)
Các nguồn thu hợp pháp khác.
2.
Xác định chi phí bình quân trong 03 năm liền kề trước thời điểm định giá, bao
gồm:
a) Chi
phí khai thác chính, khai thác tận thu, tận dụng và các chi phí khác liên quan
tới khai thác;
b)
Chi phí đối với hoạt động nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập;
c)
Chi phí đối với hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí;
d)
Chi phí trồng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh, bảo vệ rừng và duy tu bảo dưỡng
công trình phục vụ trực tiếp cho hoạt động kinh doanh du lịch sinh thái, nghỉ
dưỡng, giải trí;
đ)
Chi dịch vụ môi trường rừng;
e)
Thuế, phí và các chi phí hợp lý khác;
Các
chi phí trên được tính theo quy định của Nhà nước; nhân công theo định mức hoặc
theo thực tế đã bỏ ra; giá nhân công tính tại thời điểm định giá; các chi phí
không có quy định của Nhà nước tính theo giá thực tế tại thị trường địa phương
tương ứng với khoảng thời gian trên (theo từng năm).
3.
Xác định thời gian quản lý và sử dụng rừng: số năm còn lại được quản lý và sử
dụng rừng được xác định trên cơ sở hồ sơ giao rừng, cho thuê rừng.
4.
Tính giá quyền sử dụng rừng (đồng/ha)
a)
Trường hợp tính cho 1 năm theo công thức sau:
b)
Trường hợp tính cho thời gian trên 1 năm theo công thức sau:
Trong
đó:
B là tổng doanh
thu bình quân của khu rừng cần định giá (đồng/ha) từ lâm sản (gỗ, lâm sản ngoài
gỗ), dịch vụ môi trường rừng, nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập, kinh
doanh dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí và các nguồn thu khác
tính trong 03 năm liền kề trước thời điểm định giá;
C là tổng chi
phí bình quân (đồng/ha) tính trong 03 năm liền kề trước thời điểm định giá;
t là thời gian
quản lý và sử dụng rừng còn lại tính bằng năm (t chạy từ 1 đến n);
r là tỷ lệ chiết
khấu được tính theo tỷ lệ phần trăm (%) nhằm xác định giá trị hiện tại của dòng
tiền. Tỷ lệ chiết khấu áp dụng là tỷ lệ lãi suất tiền gửi trung bình, được tính
như sau:
-
Xác định tỷ lệ lãi suất tiền gửi kỳ hạn một năm cao nhất trong 03 năm liền kề
trước thời điểm định giá của ngân hàng thương mại trên địa bàn;
-
Xác định tỷ lệ lãi suất tiền gửi kỳ hạn một năm thấp nhất trong 03 năm liền kề
trước thời điểm định giá của ngân hàng thương mại trên địa bàn;
-
Tính tỷ lệ lãi suất trung bình tiền gửi kỳ hạn 01 năm.
c)
Trường hợp không xác định chính xác được thu nhập và chi phí làm cơ sở định giá
rừng, áp dụng mức thu nhập và chi phí đối với khu rừng khác ở địa bàn lân cận
có đặc điểm, điều kiện tương đương và có sự điều chỉnh (nếu cần) tùy theo điều
kiện địa hình và các đặc điểm riêng biệt của khu rừng cần định giá.
d)
Ví dụ cách tính giá quyền sử dụng rừng tại Phụ lục II kèm theo Thông tư này.
Mục
2. PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ RỪNG TRỒNG
Điều
6. Giá rừng trồng
1.
Giá rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất là rừng trồng được tính bằng
tiền (đồng/ha) cho 01 ha rừng trồng mà chủ rừng được hưởng từ rừng trong thời
gian được giao rừng, cho thuê rừng.
2.
Giá rừng trồng (Grt) bao gồm tổng chi phí đã đầu tư tạo rừng (CPrt)
và thu nhập dự kiến (TNrt) đối với rừng trồng tại thời điểm định
giá, được tính như sau:
Grt = CPrt + TNrt
3.
Trường hợp rừng mới trồng chưa thành rừng có liên quan đến hoạt động thu hồi,
chuyển đổi mục đích sử dụng đất, giá rừng trồng tối thiểu được xác định bằng
tổng chi phí đã đầu tư tạo rừng (CPrt).
Điều
7. Xác định tổng chi phí đầu tư
1.
Tổng chi phí đã đầu tư rừng trồng, được tính như sau:
Trong
đó:
CPrt là tổng chi
phí đã đầu tư tạo rừng;
Ci là chi phí đầu
tư tạo rừng trong năm thứ i;
i
= 1(năm bắt đầu đầu tư tạo rừng), 2,
3.... đến năm định giá;
r được tính theo
quy định tại điểm b khoản 4 Điều 5 của Thông tư này;
n là thời gian
tính từ năm bắt đầu đầu tư (năm 1) đến năm định giá.
2.
Chi phí đã đầu tư là tổng hợp toàn bộ chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp từ
thời điểm bắt đầu trồng rừng đến thời điểm định giá:
a)
Chi phí trực tiếp, bao gồm: chi phí tạo rừng, trong đó có chi phí giống cây,
vật liệu, nhân công, thiết bị, máy móc, công cụ lao động, chi phí bảo vệ rừng
(nhân công bảo vệ, trang thiết bị, đầu tư các công trình phục vụ trực tiếp cho
phòng cháy, chữa cháy rừng, phòng, trừ sinh vật hại rừng);
b)
Chi phí gián tiếp, bao gồm: chi phí quản lý, khảo sát, thiết kế, giám sát, nghiệm
thu, kiểm kê, thuế, phí; chi phí phân bổ khác về bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa
cháy rừng;
c)
Các chi phí khác.
3.
Trường hợp không xác định được chi phí đầu tư làm cơ sở xác định giá rừng trồng,
áp dụng mức chi phí đối với khu rừng khác ở địa bàn lân cận có đặc điểm, điều
kiện tương đương và có sự điều chỉnh (nếu cần) tùy theo điều kiện địa hình và
các đặc điểm riêng biệt của khu rừng cần định giá.
4.
Ví dụ cách tính chi phí đầu tư tại mục 1 phần II Phụ lục III kèm theo Thông tư
này.
Điều
8. Xác định thu nhập dự kiến
1.
Thu nhập dự kiến của rừng trồng, được tính như sau:
Trong
đó:
B là tổng doanh
thu (đồng) của khu rừng cần định giá từ lâm sản (gỗ, lâm sản ngoài gỗ), dịch vụ
môi trường rừng, hoạt động nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập, du lịch
sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí và các nguồn thu khác từ thời điểm định giá cho
đến hết chu kỳ kinh doanh rừng trồng. Đối với rừng phòng hộ, rừng đặc dụng là
rừng trồng, tính từ thời điểm định giá cộng thêm 10 năm.
C là tổng chi
phí (đồng) của khu rừng cần định giá tính từ thời điểm định giá cho đến hết chu
kỳ kinh doanh rừng trồng;
r được tính theo
quy định tại điểm b khoản 4 Điều 5 của Thông tư này;
t là thời gian
sử dụng rừng còn lại (tính bằng năm) từ năm định giá đến hết thời hạn được giao
rừng, cho thuê rừng.
2.
Nguồn thu nhập dự kiến của rừng trồng, bao gồm:
a)
Thu từ lâm sản (gỗ, lâm sản ngoài gỗ);
b)
Thu từ dịch vụ môi trường rừng;
c)
Thu từ hoạt động nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập;
d)
Thu từ hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí;
đ)
Nguồn thu hợp pháp khác.
3.
Trường hợp không xác định được thu nhập dự kiến làm cơ sở xác định giá rừng
trồng áp dụng mức thu nhập của khu rừng khác trên địa bàn có đặc điểm, điều
kiện tương đương và có sự điều chỉnh (nếu cần) tùy theo điều kiện địa hình và
các đặc điểm riêng biệt của khu rừng cần định giá.
4.
Ví dụ cách tính thu nhập dự kiến tại mục 2 phần II Phụ lục III kèm theo Thông
tư này.
Điều
9. Trình tự định giá rừng trồng
1.
Khảo sát, thu thập, tổng hợp thông tin về hiện trạng rừng, công trình, kết cấu
hạ tầng gắn liền với mục đích bảo vệ, phát triển rừng tại thời điểm định giá.
2.
Thu thập, tổng hợp số liệu về chi phí hợp lý đã đầu tư tạo rừng tính từ thời
điểm đầu tư đến thời điểm định giá.
3.
Xác định nguồn thu nhập dự kiến của rừng trồng tại thời điểm định giá.
4.
Xác định mức lãi suất bình quân tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn 01 năm tại ngân hàng
thương mại trên địa bàn ở thời điểm định giá.
5.
Xác định các khoản lãi suất tương ứng với lãi tiền gửi ngân hàng đối với khoản
chi phí đầu tư trong thời gian từ thời điểm đầu tư đến thời điểm định giá.
6.
Xác định giá rừng trồng trên cơ sở các thông tin được thu thập, tổng hợp và
phân tích theo trình tự định giá.
Mục
3. ĐỊNH GIÁ RỪNG
Điều
10. Nguyên tắc định giá rừng
Nguyên
tắc định giá rừng theo quy định tại khoản 2 Điều 90 của Luật Lâm nghiệp.
Điều
11. Định giá rừng tự nhiên
1.
Trường hợp cho thuê rừng:
a)
Giá cho thuê rừng là giá khởi điểm được tính bằng tiền (đồng/ha) trong thời
gian cho thuê rừng;
b)
Giá khởi điểm cho thuê rừng được tính như sau:
Trong
đó:
GTtn là giá khởi
điểm cho thuê rừng tự nhiên (đồng/ha);
Gsd là giá quyền
sử dụng rừng tính trong 01 năm (đồng/ha);
r được tính theo
quy định tại điểm b khoản 4 Điều 5 của Thông tư này;
t là thời gian
cho thuê rừng tính bằng năm (từ 1 đến n năm).
c)
Giá cho thuê rừng được xác định thông qua đấu giá cho thuê rừng theo quy định
của pháp luật về đấu giá.
2.
Trường hợp thu hồi rừng, thanh lý rừng; xác định giá trị góp vốn; cổ phần hóa
doanh nghiệp nhà nước, thoái vốn nhà nước (chuyển nhượng vốn):
a)
Giá rừng khi thu hồi rừng, thanh lý rừng được tính bằng giá quyền sử dụng rừng
và được xác định theo quy định tại Điều 5 của Thông tư này;
b)
Giá rừng khi góp vốn; cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, thoái vốn nhà nước
được tính bằng giá cây đứng (đồng/ha) và được xác định theo quy định tại Điều 4
của Thông tư này. Việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, thoái vốn (chuyển
nhượng vốn) nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật.
3.
Các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 91 của Luật Lâm nghiệp được xác định
như sau:
Trong
đó:
Gtn là giá rừng tự
nhiên được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 3 của Thông tư này;
BTtn là giá trị thiệt
hại, giá trị phải bồi thường đối với rừng tự nhiên;
Dtn là mức độ
thiệt hại ước tính bằng tỷ lệ phần mười cho 01 ha rừng tự nhiên;
Ktn là hệ số điều
chỉnh thiệt hại về môi trường, chức năng sinh thái của rừng có giá trị bằng: 05
đối với rừng đặc dụng, 04 đối với rừng phòng hộ và 03 đối với rừng sản xuất là rừng
tự nhiên.
4.
Thuế, phí và lệ phí liên quan đến rừng:
a)
Giá rừng làm cơ sở tính thuế, phí và lệ phí liên quan được tính trên giá quyền
sử dụng rừng;
b)
Xác định mức thuế, phí và lệ phí liên quan theo quy định của pháp luật về thuế,
phí và lệ phí.
Điều
12. Định giá rừng trồng
1.
Trường hợp cho thuê rừng:
a)
Giá cho thuê rừng (GTrt) là giá khởi điểm được tính bằng tiền (đồng/ha)
trong thời gian cho thuê rừng;
b)
Giá khởi điểm cho thuê rừng, được tính như sau:
GTrt = TNrt x t
Trong
đó:
TNrt là thu nhập dự
kiến trong thời gian cho thuê (đồng/ha) được xác định theo quy định tại Điều 8
của Thông tư này;
t là thời gian
cho thuê rừng tính bằng năm.
c)
Giá cho thuê rừng được xác định thông qua đấu giá cho thuê rừng theo quy định
của pháp luật về đấu giá.
2.
Trường hợp thu hồi rừng, thanh lý rừng; xác định giá trị góp vốn; cổ phần hóa
doanh nghiệp nhà nước, thoái vốn nhà nước (chuyển nhượng vốn):
a)
Giá rừng khi thu hồi rừng, thanh lý rừng được tính bằng tổng thu nhập dự kiến
trong thời gian cho thuê và được xác định theo quy định tại Điều 8 của Thông tư
này;
b)
Giá rừng khi góp vốn; cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, thoái vốn nhà nước
được tính bằng giá rừng trồng (Grt), bao gồm tổng chi phí đã đầu tư tạo rừng
(CPrt) được xác định theo quy định tại Điều 7 của Thông tư này và thu nhập dự
kiến (TNrt) xác định theo quy định tại Điều 8 của Thông tư này. Việc cổ phần
hóa doanh nghiệp nhà nước, thoái vốn (chuyển nhượng vốn) nhà nước thực hiện
theo quy định của pháp luật.
3.
Các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 91 của Luật Lâm nghiệp được xác định
như sau:
BTrt = Grt x Drt x Krt
Trong
đó:
BTrt là giá trị
thiệt hại, giá trị phải bồi thường đối với rừng trồng;
Grt là giá rừng
trồng được xác định theo quy định tại khoản 2 Điều 6 của Thông tư này;
Drt là mức độ
thiệt hại ước tính bằng tỷ lệ phần mười cho 01 ha rừng trồng;
Krt là hệ số điều
chỉnh thiệt hại về môi trường và chức năng sinh thái của rừng có giá trị bằng:
03 đối với rừng đặc dụng, 02 đối với rừng phòng hộ và 01 đối với rừng sản xuất.
4.
Thuế, phí và lệ phí liên quan đến rừng:
a)
Giá rừng tính thuế, phí và lệ phí liên quan được tính trên cơ sở xác định múc
thu nhập dự kiến (TNrt);
b)
Xác định mức thuế, phí và lệ phí liên quan theo quy định hiện hành của pháp
luật về thuế, phí và lệ phí.
Mục
4. KHUNG GIÁ RỪNG
Điều
13. Nguyên tắc và thẩm quyền ban hành khung giá rừng
1.
Khung giá rừng được xác định bằng phương pháp định giá chung đối với rừng đặc
dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất thuộc sở hữu toàn dân theo quy định tại
Thông tư này và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
2.
Căn cứ quy định của pháp luật về quản lý rừng, định giá rừng, Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh ban hành khung giá cho từng loại rừng trên phạm vi của tỉnh và kịp
thời điều chỉnh khung giá rừng khi các yếu tố hình thành giá rừng thay đổi.
3.
Khung giá rừng được xem xét điều chỉnh trong trường hợp có biến động tăng hoặc
giảm trên 20% so với giá quy định hiện hành liên tục trong thời gian sáu (06)
tháng trở lên.
Điều
14. Cách xác định khung giá rừng
1.
Khung giá rừng quy định giá tối thiểu và giá tối đa cho các loại rừng, làm căn
cứ xây dựng bảng giá các loại rừng trên từng địa bàn cụ thể.
2.
Giá tối thiểu và giá tối đa đối với rừng tự nhiên được xác định như sau:
a)
Giá tối thiểu đối với rừng tự nhiên được xác định dựa trên giá cây đứng và giá
quyền sử dụng rừng tối thiểu. Giá cây đứng tối thiểu được xác định dựa trên giá
bán gỗ tròn tối thiểu của các nhóm gỗ do Nhà nước quy định trong tính thuế tài
nguyên. Giá quyền sử dụng rừng tối thiểu được tính dựa trên thu nhập tối thiểu
thu được từ khu rừng;
b)
Giá tối đa đối với rừng tự nhiên được xác định dựa trên giá cây đứng và giá
quyền sử dụng rừng tối đa. Giá cây đứng tối đa được xác định dựa trên giá bán
gỗ tròn tối đa của các nhóm gỗ do Nhà nước quy định trong tính thuế tài nguyên
(hoặc theo thị trường trong trường hợp cụ thể). Giá quyền sử dụng rừng tối đa
được tính dựa trên thu nhập tối đa thu được từ khu rừng.
3.
Giá tối thiểu và giá tối đa đối với rừng trồng được xác định như sau:
a) Giá
tối thiểu đối với rừng trồng được xác định dựa trên tổng chi phí đã đầu tư tạo
rừng tối đa và thu nhập dự kiến tối thiểu từ khu rừng;
b)
Giá tối đa đối với rừng trồng được xác định dựa trên tổng chi phí đã đầu tư tạo
rừng tối thiểu và thu nhập dự kiến tối đa từ khu rừng.
Chương
III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều
15. Trách nhiệm của Tổng cục Lâm nghiệp
1.
Tổ chức kiểm tra việc ban hành khung giá rừng, định giá rừng tại các địa
phương.
3.
Tổng hợp, báo cáo tình hình hình xây dựng khung giá rừng, định giá rừng trên
phạm vi cả nước.
Điều
16. Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn
1.
Tham mưu cho ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện Thông tư này và ban
hành khung giá rừng tại địa phương.
2.
Tổ chức kiểm tra, xử lý những vấn đề liên quan đến định giá rừng, ban hành
khung giá rừng thuộc thẩm quyền.
3.
Báo cáo tình hình xây dựng khung giá rừng, định giá rừng tại địa phương.
Điều
17. Điều khoản thi hành
1.
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2019.
2.
Thông tư liên tịch số 65/2008/TTLT-BNN-BTC ngày 26 tháng 5 năm 2008 của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số
48/2007/NĐ-CP ngày 28 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ về nguyên tắc và phương
pháp xác định giá các loại rừng hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu
lực thi hành.
3.
Bãi bỏ Điều 5, Điều 6, Điều 7 và các nội dung quy định về định giá rừng trồng
tại Thông tư liên tịch số 17/2015/TTLT-BNNPTNT-BTC ngày 22 tháng 04 năm 2015
của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính hướng dẫn phương pháp
xác định giá trị rừng trồng, vườn cây để sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng
cao hiệu quả hoạt động của các công ty nông, lâm nghiệp.
4.
Trong quá trình thực hiện nếu có phát sinh hoặc vướng mắc, các cơ quan, tổ
chức, cá nhân liên quan kịp thời phản ánh về Tổng cục Lâm nghiệp để tổng hợp báo
cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
PHỤ LỤC I
VÍ DỤ VỀ CÁCH TÍNH GIÁ CÂY ĐỨNG ĐỐI VỚI RỪNG TỰ NHIÊN
(Ban hành kèm theo Thông tư số: 32/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ
trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
I.
Yêu cầu:Xác định giá cây đứng của
khu rừng tự nhiên phòng hộ đầu nguồn có diện tích 36,5 ha.
II.
Thực hiện:Trên cơ sở hướng dẫn, tiến
hành các bước có kết quả sau:
1.
Thu thập thông tin, xác định trữ lượng gỗ và phân loại gỗ
Dựa
trên kết quả tổng hợp thông tin và kiểm tra hiện trường, xác định được trữ
lượng gỗ theo nhóm gỗ cho khu rừng định giá như sau:
Bảng 1. Trữ lượng gỗ theo nhóm gỗ
TT | Nhóm gỗ | Trữ lượng gỗ (m3/ha) | Tỷ lệ (%) | Tổng lượng gỗ (m3) |
1 | I | 0,0 | 0,0 | 0,0 |
2 | II | 0,0 | 0,0 | 0,0 |
1 | III | 7,5 | 5,0 | 182,5 |
2 | IV | 15,0 | 10,0 | 365,0 |
3 | V | 37,5 | 25,0 | 912,5 |
4 | VI | 52,5 | 35,0 | 1.277,5 |
5 | VII | 37,5 | 25,0 | 912,5 |
6 | VIII | 0,0 | 0,0 | 0,0 |
| Tổng | 150,0 | 100,0 | 3.650,0 |
2.
Thu thập thông tin, tổng hợp và xác định giá bán gỗ tròn tại bãi giao.
Giá
bán gỗ tròn tại bãi giao dựa trên các thông tin về đấu giá gỗ và kết quả điều
tra được tổng hợp như sau:
Bảng 2. Ước tính giá bán gỗ tròn tại bãi giao
TT | Nhóm gỗ | Giá gỗ tròn tại bãi giao (đồng/m3) | Mức thuế suất thuế tài nguyên (%) |
1 | I | 6.500.000 | 35 |
2 | II | 4.800.000 | 30 |
1 | III | 3.700.000 | 20 |
2 | IV | 2700.000 | 18 |
3 | V | 1.350.000 | 12 |
4 | VI | 1.300.000 | 12 |
5 | VII | 1.630.000 | 12 |
6 | VIII | 1.200.000 | 12 |
3.
Tính chi phí liên quan đến khai thác, vận xuất, vận chuyển gỗ từ rừng đến bãi
giao và các chi phí khác (như thuế tài nguyên, v.v...)
Kết
quả xác định chi phí liên quan đến khai thác, vận xuất, vận chuyển tới bãi
giao. Thuế tài nguyên được tính dựa trên quy định tại biểu mức thuế suất thuế
tài nguyên (tại Bảng 2) nhân với giá bán gỗ tròn và khối lượng gỗ từng loại.
Bảng 3. Ước tính chi phí khai thác, vận xuất, vận
chuyển và thuế tài nguyên
TT | Nhóm gỗ | Chi phí khai thác, vận xuất, vận chuyển tới bãi giao
(đồng) | Chi phí thuế tài nguyên (đồng) |
1 | I | 0 | 0 |
2 | II | 0 | 0 |
1 | III | 73.515.000 | 135.050.000 |
2 | IV | 83.317.000 | 177.390.000 |
3 | V | 133.307.200 | 147.825.000 |
4 | VI | 405.802.800 | 199.290.000 |
5 | VII | 109.782.400 | 178.485.000 |
6 | VIII | 0 | 0 |
Tổng
chi phí (đồng) | 805.724.400 | 838.040.000 |
4.
Tính giá cây đứng
Giá
cây đứng được tính dựa trên các thông tin về trữ lượng gỗ theo nhóm gỗ; giá gỗ
tròn theo nhóm gỗ; chi phí khai thác vận xuất, vận chuyển tới bãi giao và thuế
tài nguyên. Kết quả xác định giá cây đứng như sau;
Bảng 4. Giá cây đứng của khu rừng định giá
TT | Nhóm gỗ | Tổng lượng gỗ (m3) | Giá gỗ tròn tại bãi giao (đồng/m3) | Doanh thu (đồng) | Chi phí khai thác (đồng) | Thuế tài nguyên (đồng) | Giá cây đứng (đồng) |
1 | I | 0,0 | 0,0 | 0,0 | 0,0 | 0,0 | 0,0 |
2 | II | 0,0 | 0,0 | 0,0 | 0,0 | 0,0 | 0,0 |
1 | III | 182,5 | 3.700.000 | 675.250.000 | 73.515.000 | 135.050.000 | 466.685.000 |
2 | IV | 365,0 | 2.700.000 | 985.500.000 | 83.317.000 | 177.390.000 | 724.793.000 |
3 | V | 912,5 | 1.350.000 | 1.231.875.000 | 133.307.200 | 147.825.000 | 950.742.800 |
4 | VI | 1.277,5 | 1.300.000 | 1.660.750.000 | 405.802.800 | 199.290.000 | 1.055.657.200 |
5 | VII | 912,5 | 1.630.000 | 1.487.375.000 | 109.782.400 | 178.485.000 | 1,199.107.600 |
6 | VIII | 0,0 | 0,0 | 0,0 | 0,0 | 0,0 | 0,0 |
| Tổng | 3.650,0 |
| 6.040.750.000 | 805.724.400 | 838.040.000 | 4.396.985.600 |
Như
vậy, giá cây đứng bình quân của khu rừng định giá là:
Gcđ = 4.396.985.000 đồng/36,5 ha= 120.465.359 đồng/ha
PHỤ LỤC II
VÍ DỤ VỀ TÍNH GIÁ QUYỀN SỬ DỤNG RỪNG TỰ NHIÊN
(Ban hành kèm theo số: 32/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ trưởng Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
I.
Yêu cầu:Xác định giá quyền sử dụng
rừng của khu rừng tự nhiên phòng hộ đầu nguồn có diện tích 36,5 ha.
II.
Thực hiện:Trên cơ sở hướng dẫn, tiến
hành các bước; có kết quả sau:
1.
Xác định doanh thu bình quân từ khu rừng định giá trong 03 năm liền kề trước
thời điểm định giá. Các nguồn thu từ khu rừng định giá, bao gồm: khai thác tận
thu, lâm sản ngoài gỗ và tiền dịch vụ môi trường rừng. Khu rừng định giá không
có nguồn thu từ nghỉ dưỡng, giải trí; hoạt động nghiên cứu khoa học. Tổng hợp
các nguồn thu từ khu rừng định giá nêu tại bảng 1.
Bàng 1. Doanh thu từ lâm sản và dịch vụ môi trường
rừng
Đơn vị tính: đồng
TT | Nguồn thu | 2015 | 2016 | 2017 | Trung bình |
1 | Khai
thác tận thu | 20.000.000 | 10.500.000 | 15.000.000 | 15.166.667 |
2 | Lâm
sản ngoài gỗ | 25.000.000 | 10.000.000 | 15.500 000 | 16.833.333 |
3 | Nghỉ
dưỡng, giải trí | 0 | 0 | 0 | 0 |
4 | Hoạt
động NCKH | 0 | 0 | 0 | 0 |
5 | Tiền
DVMTR | 10.950.000 | 14.600.000 | 10.950.000 | 12.166.667 |
Thu
nhập bình quân năm (B) đồng/năm | 44.166.667 |
2.
Xác định chi phí bình quân trong 03 năm liền kề thời điểm định giá
Các
chi phí liên quan được xác định, bao gồm: chi phí cho khai thác tận thu, khai
thác lâm sản ngoài gỗ, bảo vệ rừng. Không có các chi phí liên quan đến nghỉ
dưỡng, giải trí; nghiên cứu khoa học. Tổng hợp các loại chi phí liên quan như
sau:
Bảng 2. Chi phí liên quan đến doanh thu của khu rừng
Đơn vị tính: đồng
TT | Hạng mục chi phí | 2015 | 2016 | 2017 | Trung bình |
1 | Khai
thác tận thu | 8.500.000 | 4.500.000 | 5.000.000 | 6.000.000 |
2 | Lâm
sản ngoài gỗ | 7.500.000 | 5.500.000 | 4.000.000 | 5.666.667 |
3 | Quản
lý phí | 0 | 0 | 0 | 0 |
5 | Bảo
vệ rừng | 4.500.000 | 4.500.000 | 4.500.000 | 4.500.000 |
6 | Duy
tu bảo dưỡng hạ tầng lâm sinh | 0 | 0 | 0 | 0 |
7 | Thuế,
phí | 0 | 0 | 0 | 0 |
Chi
phí bình quân (C) đồng/năm | 16.166.667 |
3.
Xác định thu nhập bình quân cho 01 ha:
Thu
nhập bình quân năm cho 01 ha rừng là:
4.
Xác định tỷ lệ chiết khấu (%) bình quân
Tỷ
lệ chiết khấu lấy theo lãi suất tiền gửi tiết kiệm trung bình kỳ hạn 1 năm xác
định trong 3 năm liền kề là 10%/năm.
5.
Tính giá quyền sử dụng rừng
a)
Giá quyền sử dụng rừng đối với khu rừng cần định giá trong 1 năm được tính như
sau:
b)
Giá quyền sử dụng rừng trong 20 năm đối với khu rừng cần định giá:
c)
Giá quyền sử dụng rừng trong 10 năm đối với khu rừng cần định giá:
PHỤ LỤC III
VÍ DỤ VỀ TÍNH GIÁ RỪNG TRỒNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số: 32/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ
trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
I.
Yêu cầu:Xác định giá rừng trồng keo
tai tượng 5 năm tuổi trên diện tích 30 ha. Rừng trồng là rừng sản xuất với chu
kỳ kinh doanh 10 năm.
II.
Thực hiện:Trên cơ sở hướng dẫn, tiến
hành các bước thu thập, xác định thông tin có kết quả sau:
1.
Xác định tổng chi phí đầu tư đến năm hiện tại (rừng 5 năm tuổi).
Xác
định các chi phí được dựa trên thiết kế, dự toán trồng rừng và các chứng từ hợp
lệ. Kết quả xác định các chi phí đầu tư trồng rừng từ năm 1 đến thời điểm định
giá được tổng hợp như sau (bảng 1). Tỷ lệ chiết khấu được xác định là 12%.
Bảng 1. Tổng hợp chi phí đầu tư
TT | Hạng mục | Chi phí đầu tư theo năm (đồng/ha) | |||||
Năm 1 | Năm 2 | Năm 3 | Năm 4 | Năm 5 | Tổng | ||
1 | Chi
phí trực tiếp | 12.500.000 | 3.500.000 | 2.500.000 | 1.000.000 | 3.000.000 | 22.500.000 |
2 | Chi
phí chung | 1.875.000 | 525.000 | 375.000 | 150.000 | 450.000 | 3.375.000 |
3 | Chi
phí khác | 500.000 | 300.000 | 0 | 0 | 0 | 800.000 |
4 | Tổng
chi phí | 14.875.000 | 4.325.000 | 2.875.000 | 1.150.000 | 3.450.000 | 26.675.000 |
5 | Tỷ
lệ chiết khấu (%) | 12 | 12 | 12 | 12 | 12 |
|
6 | Chi
phí đầu tư quy về thời điểm định giá | 26.214.833 | 6.805.471 | 4.039.168 | 1.442.560 | 3.864.000 | 42.366.032 |
2.
Xác định thu nhập dự kiến
Kết
quả điều tra thu được như sau:
-
Trữ lượng cây đứng hiện tại là 75 m3/ha; ước tính trữ lượng gỗ tại
năm khai thác (năm thứ 10) là 150 m3/ha; lượng gỗ sử dụng cho gỗ xẻ
là 60% và 40% là cho gỗ dăm;
-
Giá bán gỗ xẻ tại bãi giao là 1.800.000 đồng/m3 và gỗ dăm là 600.000
đồng/m3;
-
Thu nhập dự kiến chi từ nguồn khai thác gỗ; không có các nguồn thu nhập khác;
-
Chi phí từ năm thứ 6 đến năm thứ 10 gồm chi phí bảo vệ rừng (300.000
đồng/ha/năm);
-
Chi phí khai thác, vận xuất, vận chuyển đến bãi giao ước tính là 400.000 đồng/m3
gỗ;
-
Chi phí khác (dụng cụ, vật tư) phục vụ khai thác là 10.000.000 đồng;
- Tỷ
lệ chiết khấu xác định là 12%.
Trên
cơ sở các số liệu điều tra, tính toán doanh thu dự kiến, các chi phí và thu
nhập. Kết quả tại bảng 2.
Bảng 2. Thu nhập dự kiến từ năm thứ 6 đến năm thứ 10
TT | Hạng mục | Dự kiến theo năm (triệu đồng/ha) | |||||
Năm 6 | Năm 7 | Năm 8 | Năm 9 | Năm 10 | Tổng | ||
A | Doanh
thu dự kiến (B) | 0 | 0 | 0 | 0 | 198,0 | 198,0 |
1 | Gỗ
xẻ (60%) | 0 | 0 | 0 | 0 | 162,0 | 162,0 |
2 | Gỗ
dăm (40%) | 0 | 0 | 0 | 0 | 36,0 | 36,0 |
3 | Lâm
sản ngoài gỗ | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 |
4 | Dịch
vụ môi trường rừng | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 |
5 | Khác | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 |
B | Chi
phí năm thứ 6 đến năm thứ 10 (C) | 0,3 | 0,3 | 0,3 | 0,3 | 70,3 | 71,5 |
1 | Bảo
vệ rừng | 0,3 | 0,3 | 0,3 | 0,3 | 0,3 | 1,5 |
2 | Chi
phí khai thác, vận xuất vận chuyển đến bãi giao | 0 | 0 | 0 | 0 | 60,0 | 60,0 |
3 | Các
chi phí khác | 0 | 0 | 0 | 0 | 10,0 | 10,0 |
C | Thu
nhập thuần (B-C) | -0,3 | -0,3 | -0,3 | -0,3 | 127,7 | 126,5 |
Với
tỷ lệ chiết khấu 12% thì thu nhập dự kiến quy về thời điểm định giá (năm thứ 5)
được xác định như sau:
3.
Tính giá rừng trồng
Giá
rừng trồng của khu rừng định giá sẽ là:
Grt = CPrt + TNrt = 42,4 + 71,5 = 113,9 triệu đồng/ha