Công văn 1670/BGTVT-ATGT Về việc tăng cường triển khai các nhiệm vụ bảo đảm TTATGT sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Tân Sửu.
1670/BGTVT-ATGT
Công văn
Không xác định
01-03-2021
01-03-2021
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:
1670/BGTVT-ATGT | Hà Nội, ngày 01 tháng 3 năm 2021 |
Kính gửi: | - Tổng cục Đường bộ Việt Nam; |
Trong 02 tháng đầu năm 2021, tình hình trật tự an toàn
giao thông (TTATGT) trên toàn quốc có diễn biến phức tạp, tai nạn giao thông có xu hướng gia tăng,
đã xảy ra một số vụ tai nạn giao thông đường bộ nghiêm trọng, gây thiệt hại lớn
về người và tài sản (như: vụ tai nạn giao thông xảy ra tại tỉnh Gia Lai ngày
14/2/2021 giữa 02 xe máy làm 04 người chết, 01 người bị thương; vụ tai nạn giao
thông xảy ra tại tỉnh Bình Định ngày 15/02/2021 giữa xe ô tô và xe máy làm
03 người chết, 02 người bị thương...), để tăng cường công tác bảo đảm TTATGT trong thời gian tới,
Bộ Giao thông vận tải yêu cầu các cơ quan, đơn vị tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ được nêu tại Công điện
số 1711/CĐ-TTg ngày 07/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc
đảm bảo TTATGT gắn với phòng, chống dịch covid - 19 trong dịp Tết Dương lịch, Tết
Nguyên đán Tân Sửu và Lễ hội xuân 2021, đồng thời tập trung triển khai một số nhiệm vụ sau:
- Tăng cường giám sát thông tin qua thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô, kịp thời cung cấp dữ
liệu cho lực lượng Thanh tra giao thông, công an ở địa phương để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với các xe
vi phạm quy định trong hoạt động kinh doanh vận tải;
- Chỉ đạo, triển khai rà soát, bổ sung hệ thống biển báo
nguy hiểm, biển hạn chế tốc độ, biển chỉ dẫn trên các đoạn tuyến đường quốc lộ có nguy cơ mất
an toàn giao thông; đồng thời, rà soát, huy động nguồn lực để triển khai phương
án lắp đặt dải phân cách giữa trên một số đoạn, tuyến quốc lộ có nguy cơ cao xảy ra va chạm đối đầu của
phương tiện tham gia giao thông;
- Huy động các nguồn lực để xử lý kịp thời các điểm đen,
điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông trên các tuyến quốc lộ, đặc biệt là đoạn tuyến
đi qua khu vực đèo dốc;
- Tiếp tục triển khai quyết liệt nhiệm vụ kiểm soát tải
trọng phương tiện theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 32/CT-TTg
ngày 25/11/2016 về công tác kiểm soát tải trọng phương tiện.
- Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý các hành
vi vi phạm pháp luật về bảo đảm TTATGT đường sắt, đặc biệt là các hành vi vi phạm
tại cầu chung, đường ngang đường sắt; việc chấp hành quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về báo hiệu đường sắt trong công tác tổ chức chạy tàu;
- Chỉ đạo Tổng công ty Đường sắt Việt Nam phối hợp chặt
chẽ
với chính quyền địa phương tổ chức hướng dẫn giao thông trong giờ cao điểm tại cầu chung giữa đường sắt và đường bộ, tổ chức cảnh
giới hoặc chốt gác tại các đường ngang và lối đi dân sinh có nguy cơ cao xảy ra
tai nạn giao thông. Tăng cường kiểm tra, rà soát hệ thống kết cấu hạ tầng,
thông tin tín hiệu, trang thiết bị liên quan đến công tác tổ chức chạy tàu để bổ sung,
cải tạo kịp thời.
3. Cục Đường thủy nội địa Việt Nam
- Tăng cường công tác điều tiết, khống chế bảo đảm an
toàn giao thông và chống va trôi tại các tuyến đường thủy nội địa có mật độ giao thông cao; thường xuyên kiểm tra, rà soát để điều chỉnh, duy tu hệ thống báo hiệu đường
thủy, đảm bảo màu sắc, ánh sáng cho phương tiện vận tải đi lại an toàn;
- Triển khai thanh tra, kiểm tra hoạt động vận tải hành
khách của phương tiện và bến thủy nội địa. Kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm là nguyên nhân trực tiếp gây tai nạn giao thông
như: chất lượng an toàn kỹ thuật của phương tiện, của bến không đảm bảo; chở quá số người quy định trên phương tiện; người điều khiển phương tiện không có bằng, chứng chỉ chuyên môn; bến
bãi không đảm bảo điều kiện an toàn, chưa được cấp phép.
- Tiếp tục thực hiện nghiêm Chỉ thị số 11/CT-BGTVT ngày 21/12/2016 của Bộ trưởng Bộ Giao
thông vận tải về tăng cường các giải pháp bảo đảm an toàn hàng hải và an toàn giao thông đường thủy nội địa; tăng cường
công tác kiểm tra, giám sát tàu biển hoạt động trong khu vực vùng nước cảng biển, đặc biệt các tuyến từ bờ ra đảo;
- Rà soát, triển khai đầu tư, nâng cấp hệ thống phao tiêu
báo hiệu ở các tuyến luồng, vị trí quan trọng để hỗ trợ tàu thuyền hành hải an toàn; tăng cường sử dụng các
trang thiết bị hỗ trợ,
giám sát (VTS, AIS, LRIT ...) trong công tác quản lý an toàn giao thông hàng hải.
- Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo lực lượng chức
năng ban hành kế hoạch triển khai đợt cao điểm về tuần tra, kiểm soát
và xử lý vi phạm về trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn;
- Tăng cường khai thác dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình của
xe ô tô; thực hiện thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định về kinh doanh vận tải bằng
xe ô tô đối với
các doanh nghiệp kinh doanh vận tải có phương tiện thường xuyên vi phạm quy định
về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (đặc biệt là doanh nghiệp
có xe xảy ra tai nạn giao thông), xử lý nghiêm các vi phạm (nếu có) theo quy định;
- Chỉ đạo, triển khai rà soát, bổ sung hệ thống biển báo nguy hiểm, biển hạn chế tốc độ, biển chỉ dẫn đối với các đoạn tuyến
đường
do địa phương quản lý có nguy cơ mất
an toàn giao thông;
- Huy động các nguồn lực để xử lý kịp thời các điểm đen,
điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông trên các tuyến đường do địa phương quản lý, đặc
biệt là đoạn tuyến đi qua khu vực đèo dốc;
- Triển khai các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục
pháp luật về bảo đảm
TTATGT gắn với chủ đề như “Đã uống rượu, bia không lái xe”; tổ chức các hoạt động
tuyên truyền phổ biến
giáo dục pháp luật liên quan tới quy định của Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia, Nghị định số 100/2019/NĐ-CP
ngày 31/12/2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
và đường sắt;
- Tiếp tục triển khai quyết liệt nhiệm vụ kiểm soát tải trọng phương tiện theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 32/CT-TTg ngày 25/11/2016 về công tác kiểm
soát tải trọng phương tiện.
Bộ Giao thông vận tải yêu cầu các cơ quan, đơn vị khẩn
trương thực hiện./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |