Công văn 165/UBDT-CSDT Về việc Kế hoạch triển khai Kết luận số 92-KL/TW
165/UBDT-CSDT
Công văn
Không xác định
25-02-2021
25-02-2021
ỦY
BAN DÂN TỘC | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 165/UBDT-CSDT | Hà Nội, ngày 25tháng 02năm 2021 |
Kính gửi: Bộ Lao động Thương binh và Xã hội
Phúc đáp Công văn số 108/LĐTBXH-KHLĐ ngày 15
tháng 01 năm 2021 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc xây dựng kế
hoạch triển khai Kết luận số 92-KL/TW ngày 5/11/2020 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị
Trung ương 5 Khóa XI một số
vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020, Ủy ban Dân tộc báo cáo kế
hoạch triển khai kết luận số 92-KL/TW giai đoạn 2021-2025 như sau:
1. Về công tác tuyên truyền, quán triệt thể chế hóa Nghị quyết
Nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng to lớn
của công tác tuyên truyền, vận động trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và
miền núi. Ủy ban Dân tộc luôn xác định đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm lâu dài mang tính
chiến lược trong việc quản lý nhà nước về công tác dân tộc nhằm nâng cao nhận
thức, ý thức chấp hành các chủ trương đường lối của Đảng chính sách pháp luật
của Nhà nước. Thực hiện Kết luận số 92-KL/TW ngày 5 tháng 11 năm 2020 của Bộ
Chính trị Ủy ban Dân tộc luôn tích cực tổ chức thực hiện các hoạt động tuyên
truyền, vận động trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi các nội dung tuyên truyền gắn với
nhiệm vụ chính trị của Ủy ban và tiếp tục thực hiện các chính sách tuyên truyền
trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số như: Quyết định số 1163/QĐ-TTg ngày 08/8/2017 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên
truyền, vận động đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017-2021”; Quyết định số 45/QĐ-TTg ngày
9/1/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc “Cấp một số ấn phẩm, tạp chí cho vùng dân tộc thiểu số và miền
núi, vùng đặc biệt khó khăn” giai đoạn 2019-2021; Tăng cường công tác tuyên
truyền cho các dân tộc thiểu số dọc theo tuyến biên giới Việt Nam - Lào, Việt Nam - Cam Pu Chia
theo Nghị quyết số 16/NQ-CP ngày 1/6/2018 của Chính phủ; Thực hiện Đề án hỗ trợ thông tin, tuyên truyền về dân tộc tôn giáo theo Quyết định số 219/QĐ-TTg ngày 21/2/2019 của Thủ tướng
Chính phủ.
2. Hoàn thiện thể chế luật pháp, chính sách về dân tộc thiểu
số và miền núi toàn diện, bao trùm, bền vững.
Để hoàn thiện thể chế luật
pháp, chính sách dân tộc thiểu số và miền núi toàn diện, bao trùm, bền vững, Ủy ban Dân tộc xây dựng, ban hành Quyết định số 21/QĐ-UBDT ngày 18 tháng 1 năm 2021 về
việc ban hành Chương trình
hành động thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 1 tháng 1 năm 2021 của Chính
phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân
sách nhà nước năm 2021 và Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01 tháng 01 năm 2021 của
Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi
trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2021 với mục tiêu
như sau:
- Tập trung cao độ trong chỉ đạo, điều hành
để hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền
núi năm 2021, đặt nền móng vững chắc cho cả giai đoạn 2021-2025, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ được
Đảng, Nhà nước giao tại: Kết luận số 65-KL/TW ngày 30/10/2019 của Bộ Chính trị
về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ-TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng
khóa IX về công tác dân tộc trong tình hình mới; Nghị quyết số 88/2019/QH14
ngày 18/11/2029 của Quốc hội phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã
hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030; Nghị quyết
số 12/NQ-CP ngày 15/02/2020
của Chính phủ về việc triển khai Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 19/6/2020 của
Quốc hội khóa XIV về việc phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển
kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.
- Tiếp tục quán triệt quan điểm, chủ trương
của Đảng về vấn đề dân tộc, đoàn kết dân tộc tại Kết luận số 65-KL/TW ngày 30/10/2019 của Bộ Chính trị
về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng
khóa IX về công tác dân tộc trong tình hình mới.
- Tiếp tục phấn đấu đạt một số mục tiêu phát
triển bền vững đến năm 2030 vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo
Nghị quyết số 136/NQ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ về phát triển bền vững và
Quyết định số 681/QĐ-TTg ngày 4/6/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành
lộ trình thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững Việt Nam đến năm 2030.
- Tập trung xây dựng và thực hiện Chiến lược
công tác dân tộc giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045.
- Triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu
quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030.
- Xây dựng Đề án xác định thành phần, tên gọi của một số dân
tộc và xây dựng danh mục các dân tộc Việt nam.
- Tiếp tục triển khai Quyết định số
1898/QĐ-TTg ngày 28/11/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Hỗ trợ
hoạt động bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2018-2025”.
- Tổ chức triển khai thực hiện Quyết định số 1292/QĐ-TTg ngày 24/8/2020 của Thủ tướng
Chính phủ về phê duyệt Đề án
sắp xếp, tổ chức lại các đơn
vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Thực hiện Đề án bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ,
công chức, viên chức giai đoạn 2018-2025 theo Quyết định số 771/QĐ-TTg ngày 26/8/2018 của Thủ tướng
Chính phủ.
- Triển khai Đề án “Tăng cường hợp tác quốc tế hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số” theo Quyết định số 2152/QĐ-TTg ngày 18/12/2020
của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án kéo dài thời gian thực hiện Quyết định số 2214/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 của Thủ tướng
Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Tăng cường hợp tác quốc tế hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số đến năm 2025”.
3. Tổ chức thực hiện có hiệu quả chính sách, chương trình, đề
án về dân tộc thiểu số và miền núi.
Để triển khai có hiệu quả chính sách, chương trình Đề án về dân tộc thiểu số
và miền núi, Ủy ban Dân tộc
luôn chủ động phối hợp với các bộ, ngành và địa phương tổ chức triển khai hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển bền
vững kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021
- 2030 với các dự án thành phần, cụ thể: Dự án 1: Giải quyết tình trạng thiếu
đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt; Dự án 2: Quy hoạch, sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư ở những nơi cần
thiết; Dự án 3: Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, phát huy tiềm năng, thế
mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị; Dự án 4: Đầu tư
cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục
vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và các đơn vị sự nghiệp công của lĩnh vực dân tộc;
Dự án 5: Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; Dự án
6: Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu
số gắn với phát triển du lịch; Dự án 7: Chăm sóc sức khỏe nhân dân, nâng cao
thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số; phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em;
Dự án 8: Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em; Dự án 9: Đầu tư phát triển nhóm dân tộc rất ít người, nhóm dân tộc
còn nhiều khó khăn; Dự án 10: Truyền thông, tuyên truyền, vận động trong vùng
đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Đồng thời, Ủy ban Dân tộc đã tham mưu ban
hành Quyết định số 39/2020/QĐ-TTg ngày 31/12/2020 về tiêu chí xác định các dân
tộc còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù giai đoạn 2021-2025 làm cơ sở
để xác định đối tượng thụ hưởng thực hiện các chính sách đầu tư, hỗ trợ phát triển đối với các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù trong Chương trình
mục tiêu quốc gia phát triển
kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 để triển khai thực hiện từ năm 2021
nhằm thu hẹp dần khoảng cách về mức sống, thu nhập giữa các nhóm dân tộc thiểu số tại vùng dân tộc thiểu số và miền
núi. Phấn đấu đến năm 2025 đạt được các mục tiêu sau:
- Phấn đấu mức thu nhập bình quân của người
dân tộc thiểu số tăng trên 2 lần so với năm 2020;
- Tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc
thiểu số mỗi năm giảm trên
3%; phấn đấu 60% số xã, thôn
ra khỏi địa bàn đặc biệt khó khăn;
- 100% xã có đường ô tô đến trung tâm xã được rải nhựa hoặc bê tông;
70% thôn có đường ô tô đến trung tâm được cứng hóa. 100% số trường, lớp học và trạm y tế được xây dựng kiên cố; 99% số hộ dân được sử dụng
điện lưới quốc gia và các nguồn điện khác phù hợp; 90% đồng bào dân tộc thiểu
số được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; 100% đồng bào dân tộc thiểu số được xem truyền hình và nghe đài
phát thanh;
- Hoàn thành cơ bản công tác định canh, định
cư; sắp xếp, bố trí ổn định
90% số hộ di cư không theo quy hoạch. Quy hoạch, sắp xếp, di dời, bố trí 60% số
hộ dân tộc thiểu số đang cư trú phân tán, rải rác trong rừng đặc dụng, các khu vực xa xôi, hẻo lánh, nơi có nguy
cơ xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở. Giải quyết cơ bản tình trạng thiếu đất ở,
đất sản xuất cho đồng bào;
- Tỷ lệ học sinh học mẫu giáo 5 tuổi đến
trường trên 98%, học sinh trong độ tuổi học tiểu học trên 97%, học trung học cơ
sở trên 95%, học trung học phổ thông trên 60%; người từ 15 tuổi trở lên đọc
thông, viết thạo tiếng phổ thông trên 90%;
- Tăng cường công tác y tế để đồng bào dân tộc thiểu số được
tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe hiện đại; tiếp tục khống chế, tiến tới
loại bỏ dịch bệnh ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; 98% đồng bào
dân tộc thiểu số tham gia bảo hiểm y tế. Trên 80% phụ nữ có thai được khám thai
định kỳ, sinh con ở cơ sở y tế hoặc có sự trợ giúp của cán bộ y tế; giảm tỷ lệ
trẻ em suy dinh dưỡng thể nhẹ cân xuống dưới 15%;
- 50% lao động trong độ tuổi được đào tạo
nghề phù hợp với nhu cầu,
điều kiện của người dân tộc thiểu số;
- Bảo tồn và phát triển các giá trị, bản sắc
văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc; 80% thôn có nhà sinh hoạt cộng
đồng; 50% thôn có đội văn hóa, văn nghệ (câu lạc bộ) truyền thống hoạt động
thường xuyên, có chất lượng;
- Đào tạo, quy hoạch, xây dựng đội ngũ cán
bộ người dân tộc thiểu số, nhất là các dân tộc thiểu số
tại chỗ. Bảo đảm tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số phù
hợp với tỷ lệ dân số là người dân tộc thiểu số ở từng địa phương.
Trên đây Kế hoạch triển khai Kết luận số 92-KL/TW của Ủy ban Dân tộc kính gửi Bộ Lao động
Thương binh và Xã hội tổng
hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ./.
| KT.
BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM |