Công văn 151/UBDT-CSDT Về việc hướng dẫn Quyết định 703/QĐ-TTg ngày 28/5/2020
151/UBDT-CSDT
Công văn
Không xác định
18-02-2021
18-02-2021
ỦY BAN DÂN TỘC | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 151/UBDT-CSDT | Hà Nội, ngày 18tháng 02năm 2021 |
Kính gửi: Bộ Tài chính
Phúc đáp Công văn số 674/BTC-HCSN ngày
21/01/2021 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn Quyết định 703/QĐ-TTg ngày
28/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ. Sau khi nghiên cứu, Ủy ban Dân tộc có ý kiến về địa bàn, đối tượng và
nội dung hỗ trợ theo Nghị
quyết số 88/2019/QH14 của Quốc hội như sau:
1. Phạm vi:
Đề án thực hiện ở địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030. Trong
đó tập trung ưu tiên đầu tư cho địa bàn đặc biệt khó khăn trong vùng đồng bào
dân tộc thiểu số và miền núi.
2. Đối tượng điều chỉnh:
- Xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi;
- Hộ gia đình, cá nhân người dân tộc thiểu số;
- Hộ gia đình, cá nhân người dân tộc Kinh
thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo sinh sống ở xã, thôn đặc biệt khó khăn;
- Doanh nghiệp, hợp tác xã, các tổ chức kinh
tế, xã hội hoạt động ở địa bàn vùng đặc biệt khó khăn.
3. Về nội dung hỗ trợ, tại Dự án
3: Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các
vùng miền để sản xuất hàng
hóa theo chuỗi giá trị của Chương
trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu
số và miền núi giai đoạn 2021-2025, Ủy ban Dân tộc đang dự kiến một số nội dung, gồm:
a) Tiểu Dự án 1: Phát triển kinh tế nông, lâm
nghiệp gắn với bảo vệ rừng và nâng cao thu nhập cho người dân.
- Đối tượng:
+ Hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số, hộ gia đình người Kinh nghèo đang sinh
sống ổn định tại các xã có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn (khu vực II và
III) thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi, có thực hiện một trong các hoạt
động bảo vệ và phát triển rừng: bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên; trồng rừng, cây lâm sản ngoài gỗ trên đất quy hoạch phát triển
rừng được Nhà nước giao đất; nhận khoán bảo vệ rừng;
+ Cộng đồng dân cư thôn được giao rừng theo
quy định của pháp luật, tại các xã có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn (khu
vực II và III) thuộc vùng dân tộc và miền núi theo tiêu chí Thủ tướng Chính phủ
quy định, thực hiện bảo vệ
rừng được giao hoặc rừng nhận khoán;
- Nội dung thực hiện
+ Hỗ trợ khoán bảo vệ rừng đối với diện
tích rừng Nhà nước giao cho Ban quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ; Rừng đặc dụng, rừng phòng hộ là rừng tự nhiên Nhà nước giao cho các
công ty lâm nghiệp quản lý; rừng chưa giao, chưa cho thuê do Ủy ban nhân dân
xã, phường, thị trấn quản lý,
+ Hỗ trợ bảo vệ rừng đối với rừng quy hoạch rừng phòng hộ và rừng sản xuất là rừng tự nhiên đã
giao cho cộng đồng, hộ gia đình.
+ Hỗ trợ khoanh nuôi tái sinh có trồng rừng bổ sung.
+ Hỗ trợ trồng rừng sản xuất, khai thác
kinh tế dưới tán rừng và phát triển lâm sản ngoài gỗ đối với diện tích đất được quy
hoạch phát triển rừng sản xuất đã giao ổn định, lâu dài cho hộ gia đình được hỗ trợ một lần cho chu kỳ đầu tiên để trồng
rừng sản xuất bằng loài cây
lấy gỗ, cây lâm sản ngoài gỗ,
+ Trồng rừng phòng hộ đối với diện tích
đất được quy hoạch trồng rừng phòng hộ đã giao cho hộ gia đình: Nhà nước cấp
kinh phí theo thiết kế - dự
toán để trồng, chăm sóc, bảo
vệ rừng và được hưởng lợi từ rừng theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát
triển rừng,
+ Trợ cấp gạo trồng rừng cho hộ gia đình nghèo tham gia trồng rừng sản xuất, phát triển lâm sản ngoài gỗ,
trồng rừng phòng hộ.
b) Tiểu dự án 2: Đầu tư phát triển sản xuất
theo chuỗi giá trị, vùng trồng dược liệu quý, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi
nghiệp và thu hút đầu tư vùng
đồng bào đồng bào DTTS&MN
* Nội dung 1: Đầu tư phát triển sản xuất
theo chuỗi giá trị
- Đối tượng: Các hộ nghèo, cận nghèo và một
số hộ không thuộc hộ nghèo ở thôn ĐBKK, xã KV III vùng DTTS&MN; các doanh
nghiệp (sản xuất, chế biến, kinh
doanh), các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã tham gia vào chuỗi giá trị.
- Địa bàn thực hiện: Các xã khu vực III và
thôn ĐBKK vùng DTTS&MN.
- Nội dung thực hiện:
+ Với các địa phương có thế mạnh trong
phát triển nguồn nguyên liệu, có điều kiện phát triển sản xuất (trồng trọt,
chăn nuôi, tiểu thủ công nghiệp...) thì thực hiện dự án phát triển sản xuất
theo chuỗi giá trị thông qua các tổ chức kinh tế, sự nghiệp (doanh nghiệp, HTX,
tổ hợp tác...), người dân trong vùng dự án được tham gia và hưởng lợi từ dự án.
Căn cứ vào tình hình thực tế, các địa phương lựa chọn dự án phát triển
sản xuất liên kết theo chuỗi
giá trị gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm cho phù hợp. Trong đó tập trung đầu tư, hỗ trợ một số nội dung chủ yếu sau:
(i) Hỗ trợ tư vấn xây dựng liên kết, chi phí khảo sát đánh giá tiềm
năng phát triển chuỗi giá trị, tư vấn xây dựng phương áp, kế hoạch sản xuất
kinh doanh, quy trình kỹ thuật, đánh giá thị trường, phương án và hỗ trợ phát
triển thị trường.
(ii) Đầu tư nguyên liệu, cây giống, con giống,
vật tư kỹ thuật.
(iii) Tập huấn kỹ thuật sản xuất, nghiệp vụ quản lý, quản trị chuỗi giá trị, năng lực tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ.
(iv) Hướng dẫn áp dụng quy trình kỹ
thuật và quản lý chất lượng đồng bộ. Hỗ trợ xây dựng, đăng ký thương hiệu, chỉ
dẫn địa lý cho sản phẩm. Hỗ
trợ các hoạt động quảng bá sản phẩm, mở rộng các kênh phân phối.
Đối với những địa phương đã bước đầu đã
hình thành sản xuất theo chuỗi giá trị thì nội dung hỗ trợ tập trung vào củng cố, mở rộng, nâng cấp liên
kết chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm đã có.
Ưu tiên tập trung xây dựng vùng nguyên
liệu ổn định, hỗ trợ áp dụng kỹ thuật và quản lý chất lượng đồng bộ, nâng cao năng lực sơ chế, chế biến và
phát triển thị trường.
Dự án sử dụng lao động trực tiếp thực hiện
các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ là người nghèo tại địa phương theo
tỉ lệ phù hợp, nhằm thực hiện
tốt mục tiêu giảm nghèo của Chương trình.
+ Với các địa phương không có điều kiện
thực hiện phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị thì thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh
kế (không khuyến khích).
Căn cứ vào tình hình thực tế, các địa
phương, cơ sở tự lựa chọn loại hình phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế phù
hợp. Các nội dung cụ thể hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế được xây
dựng tùy theo nhu cầu của từng địa phương, trong đó tập trung hỗ trợ một số nội dung chủ yếu sau:
(i) Hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản: Tập huấn, chuyển
giao kỹ thuật; cây giống, con giống vật nuôi; thiết bị, vật tư, dụng cụ sản
xuất; phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, thú y; hỗ trợ làm
chuồng trại chăn nuôi, cải tạo ao nuôi thủy sản...
(ii) Hỗ trợ phát triển ngành nghề và dịch vụ:
nhà xưởng; máy móc thiết bị; vật tư sản xuất; dạy nghề, hướng nghiệp, tiếp cận
thị trường, tạo việc làm;
(iii) Hỗ trợ các hoạt động đa dạng hóa sinh kế
khác do cộng đồng đề xuất, phù hợp với phong tục, tập quán, nhu cầu của cộng
đồng; phù hợp với mục tiêu của Chương trình và quy định của pháp luật.
* Nội dung 2: Đầu tư vùng trồng dược liệu
quý
- Phạm vi: Các huyện nghèo triển khai thực
hiện dự án phải đảm bảo đáp ứng các tiêu chí sau:
+ Là huyện có xã đặc biệt khó khăn theo
tiêu chí tại Quyết định số 33/2020/QĐ-TTg ngày 12 tháng 11 năm 2020 của Thủ
tướng Chính phủ về tiêu chí phân định vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền
núi theo trình độ phát triển giai đoạn 2021-2025;
+ Là huyện vùng DTTS&MN, có điều kiện
kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, có ít nhất 50% tỷ lệ dân số là người DTTS;
+ Có tiềm năng phát triển các loại dược
liệu có giá trị kinh tế và y tế cao;
+ Có nhu cầu, kế hoạch, định hướng phát
triển dược liệu cụ thể;
+ Đối với các dự án có đề xuất triển khai
trồng, phát triển Sâm Ngọc Linh, cần có độ cao từ 1.000 mét trở lên so với mực
nước biển; có ít nhất 1.000 ha rừng nguyên sinh và rừng phòng hộ.
- Đối tượng thụ hưởng:
+ Cá nhân, hộ gia đình người DTTS, hộ
nghèo sinh sống trong vùng có
điều kiện tự nhiên phù hợp để phát triển sâm và dược liệu quý;
+ Thôn, bản, xã, huyện, tỉnh nơi triển
khai dự án.
+ Doanh nghiệp triển khai dự án phát triển
vùng trồng dược liệu quý hoặc
Trung tâm giống có cam kết sử dụng tối thiểu 70% lao động là người DTTS tại chỗ
(phấn đấu có ít nhất 50% lao động là nữ) và có đăng ký hoạt động, nộp thuế ở
địa bàn vùng đồng bào DTTS&MN, cam kết hỗ trợ thu mua và tiêu thụ dược liệu sản xuất trong
vùng.
- Nội dung thực hiện:
+ Địa phương triển khai dự án hỗ trợ, bố
trí, tạo điều kiện cho doanh nghiệp thuê đủ môi trường rừng để triển khai dự án
căn cứ thực tế của từng tỉnh.
+ Hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng vùng
nguyên liệu.
+ Hỗ trợ đầu tư các khu, vùng nuôi trồng dược liệu ứng dụng công nghệ cao để
xây dựng cơ sở hạ tầng, thiết bị và xử lý môi trường.
+ Trường hợp khu vực dự án chưa có đường giao thông kết nối
đạt chuẩn cấp V miền núi, hệ thống điện, cấp thoát nước để phục vụ dự án, Nhà
nước hỗ trợ đầu tư xây dựng các hạng mục trên.
+ Hỗ trợ kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở chế biến dược liệu quý để xây dựng cơ sở
hạ tầng về xử lý chất thải, giao thông, điện, nước, nhà xưởng và mua thiết bị
trong hàng rào dự án.
+ Hỗ trợ kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở bảo
quản dược liệu quý (gồm sấy, chiếu xạ, khử trùng, đông lạnh, bảo quản sinh
học...) để xây dựng hạ tầng về giao thông, điện, nước, xử lý chất thải, nhà
xưởng và mua thiết bị.
+ Hỗ trợ doanh nghiệp trực tiếp đào tạo nghề cho lao động tại chỗ, thời gian hỗ trợ 03
tháng.
+ Hỗ trợ chi phí quảng cáo, xây dựng
thương hiệu sản phẩm chủ lực quốc gia và cấp tỉnh.
+ Hỗ trợ kinh phí thực hiện
đề tài nghiên cứu khoa học, mua bản quyền công nghệ, mua công nghệ hoặc mua kết
quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ để tạo ra sản phẩm mới, cải
tiến công nghệ, giảm thiểu ô
nhiễm môi trường, tiết kiệm nguyên liệu, nhiên liệu, tiết kiệm năng lượng.
+ Hỗ trợ chi phí chuyển giao, ứng dụng khoa
học kỹ thuật mới, áp dụng quy
trình kỹ thuật và quản lý chất lượng đồng bộ theo chuỗi.
+ Hỗ trợ cây giống, con giống, vật tư, bao
bì, nhãn mác sản phẩm.
+ Đối với các dự án trung tâm nhân giống
ứng
dụng công nghệ cao,
Nhà nước hỗ trợ 01 lần 80% chi phí sản xuất giống gốc, và 50% chi phí sản xuất
giống thương phẩm. Trong đó, dự kiến 4 dự án trung tâm nhân giống tại các tỉnh:
Quảng Nam (Nam Trà My); Hà Giang (Vị Xuyên); Yên Bái (Mù Cang Chải); Kon Tum
(Tu Mơ Rông).
+ Hỗ trợ tiếp cận vốn vay Ngân hàng Chính sách xã hội.
c) Tiểu dự án 3: Phát triển kinh tế xã hội -
mô hình bộ đội gắn với dân bản vùng dân tộc thiểu số và miền núi
- Phạm vi
Các xã khu vực biên giới, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, địa bàn chiến lược về
quốc phòng an ninh.
- Nội dung thực hiện
+ Hỗ trợ các dự án, mô hình chăn nuôi: Hỗ
trợ phát triển chăn nuôi; Chế biến thức ăn chăn nuôi tại chỗ; Tập huấn, tư vấn
kỹ thuật gắn với nhiệm vụ xây
dựng thế trận quốc phòng an ninh; Hoạt động khác (quản lý, thăm quan, sơ kết, tổng kết...).
+ Hỗ trợ các dự án, mô hình trồng trọt (phát triển cây trồng phù hợp với thổ nhưỡng của từng vùng, miền): Hỗ trợ phát triển trồng trọt; Tập huấn, tư vấn kỹ
thuật gắn với nhiệm vụ xây dựng thế trận quốc phòng an ninh; Hoạt động khác
(quản lý, thăm quan, sơ kết, tổng kết...).
+ Cán bộ, chiến sỹ Biên phòng nâng bước em tới trường
4.Một số ý kiến tham gia:
Căn cứ Báo cáo nghiên cứu khả thi Chương
trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 20212025 theo các
nội dung trên, xác định cụ thể như sau:
- Về địa bàn Chương trình mục tiêu quốc gia:
Dự kiến tổng số xã thuộc vùng DTTS&MN là 3.415 xã (1.601 xã khu vực I, 272 xã khu vực II, 1.542 xã khu vực III), 1.568 thôn đặc biệt khó
khăn.
- Đối tượng điều chỉnh: Xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; Hộ gia
đình, cá nhân người dân tộc thiểu số; Hộ gia đình, cá nhân người dân tộc Kinh thuộc diện hộ nghèo, cận
nghèo sinh sống ở xã, thôn đặc biệt khó khăn; Doanh nghiệp, hợp tác xã, các tổ
chức kinh tế, xã hội hoạt động ở địa bàn vùng đặc biệt khó khăn.
- Nội dung của Dự án 3: Phát triển sản xuất
nông, lâm nghiệp, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất
hàng hóa theo chuỗi giá trị, Chương trình mục tiêu quốc gia tập trung vào các
hoạt động: Hỗ trợ bảo vệ và phát triển rừng: bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh rừng
tự nhiên; trồng rừng, cây lâm sản ngoài gỗ trên đất quy hoạch phát triển rừng được Nhà nước giao đất; nhận khoán bảo vệ
rừng. Hỗ trợ phát triển sản xuất: giống cây trồng, vật nuôi, vật tư, kỹ thuật, chăm sóc, thu hoạch, chế biến,
tiêu thụ sản phẩm.
Tuy nhiên, tại Nội dung 2 (Đầu tư vùng
trồng dược liệu quý) Tiểu dự án 2, Dự án 3 có hoạt động dự án trung tâm nhân giống ứng dụng công nghệ cao,
dự kiến 4 dự án trung tâm nhân giống tại các tỉnh: Quảng Nam (huyện Nam Trà
My); Hà Giang (huyện Vị Xuyên); Yên Bái (huyện Mù Cang Chải); Kon Tum (huyện Tu
Mơ Rông). Do đó, trong quá trình triển khai thực hiện, đề nghị Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn phối hợp với Ủy ban Dân tộc để tránh
trùng lặp địa bàn, đối tượng như trên.
Ủy ban Dân tộc kính gửi Bộ Tài chính tổng
hợp, hoàn thiện văn bản hướng dẫn./.
| KT.
BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM |