Xử lý vi phạm về lao động
123 lượt xem
Khi
có hành vi vi phạm về các vấn đề lao động thì việc xử lý vi phạm được thực hiện
theo những biện pháp nào?
Ban biên tập
13-01-2021
Xử lý vi phạm về các vấn đề lao động được quy định tại Điều 217 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
Thứ nhất, người nào có hành vi vi phạm quy định của Bộ luật này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm thì xử lý vi phạm theo:
+ Xử lý kỷ luật;
+ Xử phạt vi phạm hành chính hoặc;
+ Bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
(Trường hợp nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật).
Thứ hai, khi đã có quyết định của Tòa án về cuộc đình công là bất hợp pháp thì người lao động đang tham gia đình công phải ngừng ngay đình công và trở lại làm việc; nếu người lao động không ngừng đình công, không trở lại làm việc thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị xử lý kỷ luật lao động theo quy định của pháp luật về lao động.
Thứ ba, trường hợp người lợi dụng đình công gây mất trật tự, an toàn công cộng, làm tổn hại máy, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động; người có hành vi cản trở thực hiện quyền đình công, kích động, lôi kéo, ép buộc người lao động đình công; người có hành vi trù dập, trả thù người tham gia đình công, người lãnh đạo cuộc đình công thì tùy theo mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Lưu ý: Trong trường hợp cuộc đình công là bất hợp pháp mà gây thiệt hại cho người sử dụng lao động thì tổ chức đại diện người lao động tổ chức và lãnh đạo đình công phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Trên đây là những biện pháp xử lý vi phạm nếu có hành vi vi phạm luật lao động và lưu ý cần thiết về vấn đề này.
Lưu ý : Việc đưa ra ý kiến tư vấn của Trogiupluat căn cứ vào các quy định của pháp luật tại thời điểm tư vấn và chỉ mang tính chất tham khảo. Khi tham khảo, người dùng cần kiểm tra lại quy định của pháp luật hiện hành để đảm bảo tính chính xác.