Thủ tục triệu tập và họp Hội đồng thành viên trong công ty hợp danh
205 lượt xem
Thủ tục triệu tập và họp Hội
đồng thành viên trong công ty hợp danh được thực hiện như thế nào?
Ban biên tập
17-07-2020
Việc triệu tập và họp Hội đồng thành viên được thực hiện như sau:
Thứ nhất, về chủ thể có thầm quyền triệu tập họp Hội đồng thành viên:
Chủ tịch Hội đồng thành viên có thể triệu tập họp Hội đồng thành viên khi xét thấy cần thiết hoặc theo yêu cầu của thành viên hợp danh.
Thành viên hợp danh có quyền yêu cầu triệu tập họp Hội đồng thành viên để thảo luận và quyết định công việc kinh doanh của công ty.
Trường hợp Chủ tịch Hội đồng thành viên không triệu tập họp theo yêu cầu của thành viên hợp danh thì thành viên đó triệu tập họp Hội đồng thành viên. Thành viên yêu cầu triệu tập họp phải chuẩn bị nội dung, chương trình và tài liệu họp.[1]
Thứ hai, trình tự và thủ tục tiến hành họp Hội đồng thành viên:
Thông báo mời họp có thể bằng giấy mời, điện thoại, fax hoặc phương tiện điện tử khác. Thông báo mời họp phải nêu rõ mục đích, yêu cầu và nội dung họp, chương trình và địa điểm họp, tên thành viên yêu cầu triệu tập họp.
Các tài liệu thảo luận được sử dụng để quyết định các vấn đề của Hội đồng thành viên phải được gửi trước đến tất cả thành viên; thời hạn gửi trước do Điều lệ công ty quy định.
Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc thành viên yêu cầu triệu tập họp chủ tọa cuộc họp. Cuộc họp của Hội đồng thành viên phải được ghi biên bản của công ty. Nội dung biên bản phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính;
b) Mục đích, chương trình và nội dung họp;
c) Thời gian, địa điểm họp;
d) Họ, tên chủ tọa, thành viên dự họp;
đ) Các ý kiến của thành viên dự họp;
e) Các nghị quyết được thông qua, số thành viên tán thành và nội dung cơ bản của các nghị quyết đó;
g) Họ, tên, chữ ký của các thành viên dự họp.
Hội đồng thành viên sẽ thông qua các vấn đề thuộc thẩm quyền theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 177 Luật Doanh nghiệp và Điều lệ công ty.
Lưu ý : Việc đưa ra ý kiến tư vấn của Trogiupluat căn cứ vào các quy định của pháp luật tại thời điểm tư vấn và chỉ mang tính chất tham khảo. Khi tham khảo, người dùng cần kiểm tra lại quy định của pháp luật hiện hành để đảm bảo tính chính xác.