Thuế TNCN đối với hoạt động chuyển nhượng cổ phần của cá nhân trong công ty cổ phần

401 lượt xem

Theo quy định của pháp luật, cá nhân có thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng chứng khoán của công ty cổ phần thực hiện kê khai và tính thuế thu nhập cá nhân như thế nào?

Ban biên tập
19-06-2020

Quy định về chính sách thuế TNCN

* Đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn

Tại Điểm 4 Điều 2 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn:

“4. Thu nhập từ chuyển nhượng vốn

Thu nhập từ chuyển nhượng vốn là khoản TNCN nhận được bao gồm:

Thu nhập từ chuyển nhượng vốn góp trong công ty trách nhiệm hữu hạn (bao gồm cả công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên), công ty hợp danh, hợp đồng hợp tác kinh doanh, hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức kinh tế, tổ chức khác.”

* Đối với thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán tại Khoản b Điểm 4 Điều 2 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn:

“b) Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán, bao gồm: thu nhập từ chuyển nhượng cổ phiếu, quyền mua cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu, chứng chỉ quỹ và các loại chứng khoán khác theo quy định của Luật Chứng khoán; thu nhập từ chuyển nhượng cổ phần của các cá nhân trong công ty cổ phần theo quy định của Luật Doanh nghiệp.”

Tại Điểm b Điều 16 Thông tư số 92/2015/TT-BTC ngày 15/6/2015 hướng dẫn Sửa đổi, bổ sung Điểm a và Điểm b Khoản 2 Điều 11 Thông tư số 111/2013/TT-BTC như sau:

b) Thuế suất và cách tính thuế:

Cá nhân chuyển nhượng chứng khoán nộp thuế theo thuế suất 1% trên giá chuyển nhượng chứng khoán từng lần.

Cách tính thuế:

Thuế TNCN phải nộp = Giá chuyển nhượng chứng khoán từng lần x Thuế suất 0,1%

Tại Điều 4 Thông tư số 25/2018/TT-BTC ngày 16/3/2018 của Bộ Tài chính Sửa đổi, bổ sung Điểm b Khoản 4 Điều 2 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính như sau:

“b. Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán, bao gồm: thu nhập từ chuyển nhượng cổ phiếu, quyền mua cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu, chứng chỉ quỹ và các loại chứng khoán khác theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 của Luật Chứng khoán. Thu nhập từ chuyển nhượng cổ phiếu của các cá nhân trong công ty cổ phần theo quy định tại Khoản 2 Điều 6 của Luật chứng khoán và Điều 120 của Luật Doanh nghiệp.”

* Quy định tại Khoản 1, 2 Điều 6 Luật Chứng khoán số 2006 quy định:

Chứng khoán là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với tài sản hoặc phần vốn của tổ chức phát hành. Chứng khoán được thể hiện dưới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử, bao gồm các loại sau đây:

a) Cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ;

b) Quyền mua cổ phần, chứng quyền, quyền chọn mua, quyền chọn bán, hợp đồng tương lai, nhóm chứng khoán hoặc chỉ số chứng khoán.

2. Cổ phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn cổ phần của tổ chức phát hành.

* Tại Điều 120 của Luật Doanh nghiệp 2014 quy định:

“Điều 120. Cổ phiếu

1. Cổ phiếu là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ty đó. cổ phiếu phải có các nội dung chủ yếu sau đây:...”

Như vậy, “Cổ phiếu” là hình thức thể hiện “cổ phần”, do đó, các cá nhân chuyển nhượng vốn trong công ty cổ phần theo quy định tại Luật Doanh nghiệp và Luật Chứng khoán được xác định là thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán.

Căn cứ pháp luật về thuế TNCN và các văn bản hướng dẫn thì cá nhân có thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán thực, hiện khai, nộp thuế theo thuế suất 0,1% trên giá chuyển nhượng theo hướng dẫn tại Điều 16 và Điều 21 Thông tư số 92/2015/TT-BTC.

Lưu ý : Việc đưa ra ý kiến tư vấn của Trogiupluat căn cứ vào các quy định của pháp luật tại thời điểm tư vấn và chỉ mang tính chất tham khảo. Khi tham khảo, người dùng cần kiểm tra lại quy định của pháp luật hiện hành để đảm bảo tính chính xác.

Bình luận