Thành phần nào không bắt buộc trong cấu tạo của một quy phạm PL

1.4K lượt xem
Theo em thành phần nào không bắt buộc trong cấu tạo của một quy phạm PL? Lấy ví dụ minh hoạ?
Ban biên tập
12-11-2021

Quy phạm pháp luật là quy tắc xử xử chung do Nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện để điều chỉnh quan hệ xã hội theo những định hướng và nhằm đạt được nhũng múc đích nhất định. Theo đó, quy phạm pháp luật có 3 bộ phận:

- Giả định:

Là phần xác định chủ thể tham gia quan hệ pháp luật và những hoàn cảnh, điều kiện mà chủ thể gặp phải trong thực tiễn.

- Quy định:

Là phần xác định chủ thể phải làm gì khi gặp phải hoàn cảnh, điều kiện đã nêu trong phần giả định.

- Chế tài:

Là phần nêu rõ biện pháp, hình thức xử lý của Nhà nước đối với người đã xử sự không đúng với quy định, hậu quả mà người đó phải gánh chịu.

Tuy nhiên, trong thực tiễn xây dựng pháp luật, phần lớn các quy phạm pháp luật được xây dựng từ hai bộ phận là giả định – quy định hoặc giả định – chế tài.

Các quy phạm pháp luật hiến pháp thông thường chỉ có phần giả định và quy định, còn các quy phạm pháp luật phần riêng của Bộ luật Hình sự thường chỉ có phần giả định và chế tài.

Như vậy, phần quy định hoặc chế tài là thành phần không bắt buộc phải có trong tất cả các quy phạm pháp luật.

Ví dụ minh họa:

“Lực lượng vũ trang nhân dân tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, Nhân dân, với Đảng và Nhà nước, có nhiệm vụ bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ Nhân dân, Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa; cùng toàn dân xây dựng đất nước và thực hiện nghĩa vụ quốc tế”. (căn cứ Điều 65 Hiến pháp 2013).

Theo đó, quy phạm này chỉ có phần Giả định – Quy định

- Giả định: “Lực lượng vũ trang nhân dân” Phần giả định trong trường hợp này nêu lên quan hệ xã hội mà quy phạm này điều chỉnh, xác định rõ đối tượng phải chịu sự điều chỉnh của quy phạm pháp luật này đó là lực lượng vũ trang nhân dân.

- Quy định:tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, Nhân dân, với Đảng và Nhà nước, có nhiệm vụ bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ Nhân dân, Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa; cùng toàn dân xây dựng đất nước và thực hiện nghĩa vụ quốc tế”.

- Chế tài: Không có.

Lưu ý : Việc đưa ra ý kiến tư vấn của Trogiupluat căn cứ vào các quy định của pháp luật tại thời điểm tư vấn và chỉ mang tính chất tham khảo. Khi tham khảo, người dùng cần kiểm tra lại quy định của pháp luật hiện hành để đảm bảo tính chính xác.

Bình luận