Thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động
406 lượt xem
Ai được quyền giao kết hợp đồng lao động?
Ban biên tập
13-01-2021
Theo quy định tại khoản 1, 3, 4, 5 Điều 18 Bộ luật Lao động 2019, quyền giao kết hợp đồng lao động được quy định như sau:
Người lao động phải trực tiếp giao kết hợp đồng lao động, trừ trường hợp rơi vào khoản 2 Điều này.
Người được quyền giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động là người thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;
+ Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;
+ Người đại diện của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;
+ Cá nhân trực tiếp sử dụng lao động.
Người được quyền giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động là người thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên;
+ Người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi khi có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật của người đó;
+ Người chưa đủ 15 tuổi và người đại diện theo pháp luật của người đó;
+ Người lao động được những người lao động trong nhóm ủy quyền hợp pháp giao kết hợp đồng lao động.
Lưu ý: Người được ủy quyền giao kết hợp đồng lao động không được ủy quyền lại cho người khác giao kết hợp đồng lao động.
Trên đây là quy định về thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động mà người lao động và người sử dụng lao động cần nắm rõ khi giao kết.
Lưu ý : Việc đưa ra ý kiến tư vấn của Trogiupluat căn cứ vào các quy định của pháp luật tại thời điểm tư vấn và chỉ mang tính chất tham khảo. Khi tham khảo, người dùng cần kiểm tra lại quy định của pháp luật hiện hành để đảm bảo tính chính xác.