Tài liệu, chứng cứ chứng minh chủ thể quyền trong trường hợp đặc biệt

162 lượt xem

Đối với các đối tượng sở hữu trí tuệ không quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 24 Nghị định 105/2006/NĐ-CP, cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu quyền có thể dùng tài liệu nào để làm chứng cứ, chứng minh tư cách chủ thể quyền?

Ban biên tập
25-09-2020

 

Theo quy định tại khoản 3 Điều 24 Nghị định 105/2006/NĐ-CP:

Đối với đối tượng sở hữu trí tuệ không quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 24 Nghị định 105/2006/NĐ-CP, các cá nhân, tổ chức có thể dùng các tài liệu, hiện vật, thông tin về căn cứ phát sinh quyền, xác lập quyền để làm chứng cứ chứng minh tư cách chủ thể quyền. Cụ thể:

a) Đối với quyền tác giả, quyền của người biểu diễn, quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, quyền của tổ chức phát sóng không đăng ký: bản gốc hoặc bản sao tác phẩm, bản định hình cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa, kèm theo các tài liệu khác chứng minh việc tạo ra, công bố, phổ biến các đối tượng nói trên và các tài liệu, chứng cứ kèm theo (nếu có);

b) Đối với bí mật kinh doanh: bản mô tả nội dung, hình thức lưu giữ, cách thức bảo vệ và phương thức có được bí mật kinh doanh;

c) Đối với tên thương mại: bản mô tả nội dung, hình thức sử dụng và quá trình sử dụng tên thương mại;

d) Đối với nhãn hiệu nổi tiếng: tài liệu thể hiện các tiêu chí đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ và giải trình về quá trình sử dụng để nhãn hiệu trở thành nổi tiếng.

 

Lưu ý : Việc đưa ra ý kiến tư vấn của Trogiupluat căn cứ vào các quy định của pháp luật tại thời điểm tư vấn và chỉ mang tính chất tham khảo. Khi tham khảo, người dùng cần kiểm tra lại quy định của pháp luật hiện hành để đảm bảo tính chính xác.

Bình luận