Phương thức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện của người lao động

340 lượt xem
Phương thức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được pháp luật quy định như thế nào?
Ban biên tập
18-01-2021

Theo quy định tại khoản 2 Điều 87 Luật Bảo hiểm xã hội, Điều 9 Nghị định 134/2015/NĐ-CPĐiều 8 Thông tư 01/2016/TT-BLĐTBXH, người lao động đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất được chọn đóng theo một trong các phương thức sau:

Thứ nhất, đóng hằng tháng;

Thứ hai, đóng 03 tháng hoặc 06 tháng hoặc 12 tháng một lần;

Thứ ba,đóng một lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 5 năm một lần với mức thấp hơn mức đóng hằng tháng;

Thứ tư,đóng một lần cho những năm còn thiếu đối với người tham gia bảo hiểm xã hội đã đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu theo quy định nhưng thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu không quá 10 năm (120 tháng) thì được đóng cho đủ 20 năm để hưởng lương hưu với mức cao hơn mức đóng hằng tháng so với quy định tại Điều 87 Luật này.

Trong trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định mà thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu trên 10 năm nếu có nguyện vọng thì tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện theo một trong các phương thức quy định nêu trên cho đến khi thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu không quá 10 năm thì được đóng một lần cho những năm còn thiếu để hưởng lương hưu như quy định trên.

Người lao động có thể căn cứ vào các quy định về phương thức đóng trên đây và các điều kiện của bản thân để lựa chọn phương thức đóng bảo hiểm xã hội phù hợp nhất.

Lưu ý : Việc đưa ra ý kiến tư vấn của Trogiupluat căn cứ vào các quy định của pháp luật tại thời điểm tư vấn và chỉ mang tính chất tham khảo. Khi tham khảo, người dùng cần kiểm tra lại quy định của pháp luật hiện hành để đảm bảo tính chính xác.

Bình luận