Những lĩnh vực xây dựng, đầu tư thực hiện dự án CDM?
189 lượt xem
Xin hỏi: Lĩnh vực xây dựng,
đầu tư thực hiện dự án CDM bao
gồm những lĩnh vực nào?
Ban biên tập
13-07-2020
Theo Quyết định số 130/2007/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ thì lĩnh vực xây dựng, đầu tư thực hiện dự án CDM là toàn bộ các lĩnh vực kinh tế có mang lại kết quả giảm phát thải khí nhà kính, bao gồm các lĩnh vực sau:
a) Nâng cao hiệu quả sử dụng, bảo tồn và tiết kiệm năng lượng;
b) Khai thác, ứng dụng các nguồn năng lượng tái tạo;
c) Chuyển đổi sử dụng nhiên liệu hóa thạch nhằm giảm phát thải khí nhà kính;
d) Thu hồi và sử dụng khí đốt đồng hành từ các mỏ khai thác dầu;
đ) Thu hồi khí mêtan (CH4) từ các bãi chôn lấp rác thải, từ các hầm khai thác than để tiêu huỷ hoặc sử dụng cho phát điện, sinh hoạt;
e) Trồng rừng hoặc tái trồng rừng để tăng khả năng hấp thụ, giảm phát thải khí nhà kính;
f) Giảm phát thải khí mêtan (CH4) từ các hoạt động trồng trọt và chăn nuôi;
g) Các lĩnh vực khác mang lại kết quả giảm phát thải khí nhà kính.
Cụ thể Thông tư 15/2014/TT-BTNMT ngày 24 tháng 03 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường xác định Dự án CDM được xây dựng, đầu tư trong các lĩnh vực sau đây:
1. Sản xuất năng lượng.
2. Chuyển tải năng lượng.
3. Tiêu thụ năng lượng.
4. Nông nghiệp.
5. Xử lý chất thải.
6. Trồng rừng và tái trồng rừng.
7. Công nghiệp hóa chất.
8. Công nghiệp chế tạo.
9. Xây dựng.
10. Giao thông.
11. Khai mỏ hoặc khai khoáng.
12. Sản xuất kim loại.
13. Phát thải từ nhiên liệu (nhiên liệu rắn, dầu và khí).
14. Phát thải từ sản xuất và tiêu thụ Halocarbons và Sulphur hexafluoride.
15. Sử dụng dung môi.
16. Thu hồi và lưu giữ các-bon.
17. Các lĩnh vực khác theo quy định của Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu và phù hợp với pháp luật Việt Nam
Lưu ý : Việc đưa ra ý kiến tư vấn của Trogiupluat căn cứ vào các quy định của pháp luật tại thời điểm tư vấn và chỉ mang tính chất tham khảo. Khi tham khảo, người dùng cần kiểm tra lại quy định của pháp luật hiện hành để đảm bảo tính chính xác.