NLĐ thực hiện không đủ thời gian làm việc thực tế trong 14 ngày thì NSDLĐ có trách nhiệm đóng BHXH hay không?

258 lượt xem
Người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bên mình không đủ thời gian làm việc thực tế trong tháng từ 14 ngày trở lên, bên mình có thực hiện báo giảm với lý do như trên, thì trong tháng đó người lao động sẽ vẫn có BHYT, còn các khoản đóng khác sẽ dừng (BHXH, BHTN, BHTN-BNN). Tuy nhiên cơ quan bảo hiểm xã hội lại báo giảm như nghỉ không lương (dừng toàn bộ BHXH, BHYT, BHTN).

Bên mình có yêu cầu cơ quan bảo hiểm xã hội thay đổi lại do người lao động chỉ không làm đủ ngày công để đóng toàn bộ các khoản bảo hiểm và sẽ vẫn được đóng bảo hiểm y tế

Cơ quan bảo hiểm xã hội trả lời là không được, trừ khi báo tăng toàn bộ lại. Cơ quan bảo hiểm xã hội làm như vậy đúng hay sai các bạn?

Trường hợp người lao động thực hiện không đủ thời gian làm việc thực tế trong 14 ngày thì có phải đóng bảo hiểm xã hội hay không? Bên cạnh đó, người lao động này có được hưởng bảo hiểm y tế hay không?

Ban biên tập
19-01-2021

Theo quy định tại khoản 4 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH, người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH.

Do đó, trong tháng mà bạn báo giảm cho người lao động của bạn do không đủ thời gian làm việc thực tế từ 14 ngày trở lên thì không phải đóng BHXH tháng đó, tuy nhiên, các khoản đóng khác về BHYT, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì vẫn phải đóng như bình thường. Do đó, người lao động của bạn vẫn sẽ được hưởng BHYT.

Tuy nhiên, nếu người lao động của bạn thuộc trường hợp tại khoản 5 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH, nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về BHXH thì không phải đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN nhưng vẫn được hưởng quyền lợi BHYT.

Do đó, nếu bạn có yêu cầu cơ quan bảo hiểm xã hội thay đổi lại do người lao động chỉ không làm đủ ngày công để đóng toàn bộ các khoản bảo hiểm cho nên sẽ vẫn được đóng bảo hiểm y tế và sau đó cơ quan bảo hiểm xã hội trả lời là không được, trừ khi báo tăng toàn bộ lại là phù hợp bởi lẽ trước đó bạn đã báo giảm với cơ quan bảo hiểm xã hội về trường hợp thứ nhất ở khoản 4 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH, sau đó bạn có đính chính lại với lý do nêu trên thì cơ quan bảo hiểm xã hội xác định trường hợp của người lao động bạn không rơi vào hai trường hợp nêu trên nữa nên bạn phải báo tăng trở lại là hợp lý.

Lưu ý : Việc đưa ra ý kiến tư vấn của Trogiupluat căn cứ vào các quy định của pháp luật tại thời điểm tư vấn và chỉ mang tính chất tham khảo. Khi tham khảo, người dùng cần kiểm tra lại quy định của pháp luật hiện hành để đảm bảo tính chính xác.

Bình luận