Nghĩa vụ trả thù lao cho tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí

263 lượt xem

TH1: 10% số tiền làm lợi mà chủ sở hữu thu được do sử dụng sáng chế, thiết kế bố trí, kiểu dáng công nghiệp.

TH2: 15% tổng tiền thanh toán mà chủ sở hữu nhận được trong mỗi lần nhận tiền do chuyển giao sáng chế, thiết kế bố trí, kiểu dáng công nghiệp.

Phân tích nội dung 2 trường hợp trên như nào ạ? Và áp dụng trường hợp nào để áp dụng quyền lợi cao nhất cho tác giả.

Ban biên tập
04-10-2021

TH1:10% số tiền làm lợi mà chủ sở hữu thu được do sử dụng sáng chế, thiết kế bố trí, kiểu dáng công nghiệp.

TH2:15% tổng tiền thanh toán mà chủ sở hữu nhận được trong mỗi lần nhận tiền do chuyển giao sáng chế, thiết kế bố trí, kiểu dáng công nghiệp.

Căn cứ quy định tại Khoản 2 Điều 135 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005. Cụ thể:

“Điều 135. Nghĩa vụ trả thù lao cho tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí

2. Mức thù lao tối thiểu mà chủ sở hữu phải trả cho tác giả được quy định như sau:

a) 10% số tiền làm lợi mà chủ sở hữu thu được do sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí;

b) 15% tổng số tiền mà chủ sở hữu nhận được trong mỗi lần nhận tiền thanh toán do chuyển giao quyền sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí.”

Đây được hiểu là Quyền tài sản của tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là quyền được nhận thù lao từ chủ sở hữu các đối tượng này theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.

Trong trường hợp các bên có thỏa thuận về mức thù lao thì thực hiện theo thỏa thuận đó. Còn nếu các bên không có thỏa thuận thì chủ sở hữu phải trả mức thù lao tối thiểu theo quy định trên. 

Để hiểu như thế nào về “tiền làm lợi”, bạn tham khảo Điều 11 Điều lệ Sáng kiến ban hành kèm theo Nghị định số 13/2012/NĐ-CP. Cụ thể:

Điều 11. Xác định tiền làm lợi do áp dụng sáng kiến

1. Tiền làm lợi do áp dụng sáng kiến là tổng số tiền tiết kiệm từ tất cả các khoản lợi trực tiếp có được từ việc áp dụng sáng kiến, sau khi đã trừ các chi phí phát sinh do việc áp dụng sáng kiến.

2. Tiền làm lợi trực tiếp được xác định trên cơ sở so sánh thực trạng kinh tế, kỹ thuật trước và sau khi áp dụng sáng kiến.

3. Tiền làm lợi gián tiếp từ việc áp dụng sáng kiến không được tính khi xác định tiền làm lợi.”

Áp dụng trường hợp nào để đạt quyền lợi cao nhất cho tác giả?

Về nội dung này còn tùy vào sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí đó là loại gì. Tác giả của sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí nhận định sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí đó sử dụng được trong khoảng thời gian bao lâu (tức là sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí đó hiệu quả về lâu dài hay là chỉ có hiệu quả sử dụng trong một thời gian nhất định) và loại hợp đồng chuyển giao sáng chế, thiết kế bố trí, kiểu dáng công nghiệp đó là loại hợp đồng cho thuê ngắn hạn (theo tháng, quý, năm) hay là hợp đồng bán hẳn.

 

Lưu ý : Việc đưa ra ý kiến tư vấn của Trogiupluat căn cứ vào các quy định của pháp luật tại thời điểm tư vấn và chỉ mang tính chất tham khảo. Khi tham khảo, người dùng cần kiểm tra lại quy định của pháp luật hiện hành để đảm bảo tính chính xác.

Bình luận